INCOTERMS 2020: Tiếng Anh và Tiếng Việt
Incoterms 2020 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020 và sẽ có một số thay đổi chính so với Incoterms 2010. 1. Loại bỏ các điều kiện: EXW, FAS và DDP: Vì các điều kiện EXW và FAS không được áp dụng rộng rãi đối với vận chuyển quốc tế, chủ yếu được sử dụng trong thương mại nội địa bởi các công ty có ít kinh nghiệm. Ngoài ra, 1 vài cách sử dụng các điều kiện trên lại mâu thuẫn với Bộ luật Hải quan mới của EU. Đối với điều kiện FAS (giao dọc mạn tàu) có thể hoàn toàn được thay thế bởi điều kiện FCA vì bến tàu là một phần của bến cảng hàng hải. Mặt khác, điều kiện FAS trước nay luôn tồn tại các hạn chế như trong trường hợp tàu đến trễ, hàng hóa phải nằm chờ trên bến tàu đến vài ngày hoặc trong trường hợp tàu đến sớm mà người bán vẫn chưa chuẩn bị xong hàng hóa lại gây bất cập cho cả 2 phía. 2. Tách DDP thành 2 điều kiện mới: Như đã nói ở phần 1, DDP sẽ bị loại bỏ khỏi Incoterm 2020 và thay thế bằng 2 điều kiện mới là DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan) và DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan) DTP (Delivered at Terminal Paid) yêu cầu người bán chịu trách nhiệm về chi phí bao gồm cả chi phí vận tải và hải quan cho đến khi hàng hóa được giao đến ga (cảng biển, cảng hàng không,…) DPP (Delivered at Place Paid) yêu cầu người bán chịu trách nhiệm về chi phí bao gồm cả chi phí vận tảu và hải quan cho đến khi hàng hóa được giao đến bất kỳ địa điểm đã thỏa thuận không phải là ga vận tải. 3. Mở rộng điều kiện FCA: FCA hiện đang là điều kiện được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch thương mại quốc tế. Với nơi giao hàng linh hoạt và hầu như sử dụng được cho tất cả các hình thức vận tải nên hơn 40% giao dịch thương mại quốc tế áp dụng điều kiện FCA. Vì vậy nên trong Incoterms 2020, ICC dự định sẽ mở rộng điều kiện FCA thành 2 điều kiện nhỏ bao gồm FCA dành cho vận tải đường bộ và FCA dành cho vận tải đường biển. Việc mở rộng FCA giúp nhà xuất khẩu kiểm soát và hiểu rõ các nghĩa vụ và trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Phân chia chuyển giao rủi ro cân bằng hơn giữa người bán và người mua. 4. Sửa đổi điều kiện FOB và CIF: FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance and Freight) là 2 điều kiện thường được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong bản Incoterms 2010 có quy định với 2 điều kiện này là không sử dụng cho hàng hóa được vận chuyển bằng container, nếu như hàng hóa vận chuyển bằng container thì chuyển sang các điều kiện thay thế tương ứng là FCA và CIP. Tuy nhiên hiện các doanh nghiệp thực hiện mua bán quốc tế vẫn chưa nắm rõ quy định và vẫn còn sử dụng FOB và CIF cho hàng hóa được vận chuyển bằng container thay vì sử dụng điều kiện phù hợp là FCA và CIP. Vì lý do trên mà trong Incoterms 2020, ICC dự định sẽ sửa đổi điều kiện FOB và CIF trở thành điều kiện có thể sử dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng container như các phiên bản trước đó. 5. Bổ sung điều khoản CNI: CNI (Cost and Insurance) là điều kiện mới gia nhập trong Incoterms 2020. CNI được tạo ra nhằm mục đích lấp khoảng trống giữa FCA và CFR/CIF. Không giống như FCA bao gồm bảo hiểm hàng hóa do người bán chịu, và trái với CFR/CIF bao gồm cước phí vận chuyển, CNI là điều kiện “arrival incoterms”, tức là các rủi ro và trách nhiệm được chuyển giao từ người bán sang người mua tại cảng đi nhưng người bán chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa còn người mua thì chịu rủi ro vận chuyển. 6. Một số thay đổi khác: Như đã có đề cập ở phần tiêu đề Incoterms 2020 có nhiều thay đổi khác ngoài điều chỉnh các điều kiện Incoterms hiện có, loại bỏ các điều kiện không còn phù hợp và bổ sung các điều kiện Incoterm mới. Uỷ ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định đưa vào 1 vài thay đổi có liên quan đến: + An ninh giao thông + Các quy định về bảo hiểm vận tải + Mối quan hệ giữa Incoterms và Hợp đồng mua bán quốc tế Incoterm 2020 là bản điều chỉnh phù hợp và đơn giản hóa các vấn đề còn tồn đọng của Incoterm 2010 vậy nên mục tiêu của Incoterm 2020 là đơn giản. Các thuật ngữ trong phiên bản 2020 này cũng sẽ được sử dụng dễ hiểu và đa dạng minh họa hơn cho người sử dụng. >>> Xem chi tiết bản tiếng Việt và anh trong file đính kèm (người dịch: Mr HaLe) Thông tin về bản chính thức và thông tin liên mấy bạn có thể theo dõi tại: https://iccwbo.org/resources-for-business/incoterms-rules/incoterms-2020/
Chú ý khi áp dụng điều kiện FOB trong thương mại quốc tế với các thương nhân Bắc Mỹ
Các doanh nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với Hoa Kỳ Canada cần lưu ý rằng điều kiện thương mại áp dụng bởi các thương nhân Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada, thậm chí cả Mexico) đều thích áp dụng các điều kiện thương mại theo tập quán của Bắc Mỹ. Văn bản qui phạm pháp luật thể hiện rõ nét các điều kiện thương mại này là Bộ Luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ. Các điều kiện thương mại của Bắc Mỹ khác nhiều so với các điều kiện thương mại được qui định trong Incoterms 2010. Trong Bộ Luật Thương mại thống nhất có năm điều kiện thương mại cơ bản là FOB, FAS, CIF, C&F, và Ex-Ship. Điều kiện FOB Bắc Mỹ có hai loại là FOB nơi bốc xếp và FOB nơi đến: - Nếu áp dụng FOB nơi bốc xếp (the place of shipment) thì người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển và chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng được giao cho người vận chuyển tại cảng bốc xếp. - Còn theo FOB nơi đến (the place of destination) thì người bán phải chịu rủi ro cho đến khi hàng được giao cho bên bán tại nơi đến. Đây là một điểm khác biệt so với FOB trong Incoterms 2010, theo FOB – Incoterms 2010 thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng vượt qua lan can tàu tại cảng bốc xếp, từ thời điểm đó trở đi tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ được chuyển sang cho bên mua. Do vậy nếu áp dụng FOB Bắc Mỹ cần lưu ý ghi rõ là FOB nơi bốc xếp hay FOB nơi đến.
6 điều cần lưu ý khi áp dụng Incoterms
>>> Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterm Thứ nhất, Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Thứ hai, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên. Thứ ba, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán. Thứ tư, hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán. Thứ năm, Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó. Cuối cùng, tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, v.v), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.
INCOTERMS 2020: Tiếng Anh và Tiếng Việt
Incoterms 2020 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020 và sẽ có một số thay đổi chính so với Incoterms 2010. 1. Loại bỏ các điều kiện: EXW, FAS và DDP: Vì các điều kiện EXW và FAS không được áp dụng rộng rãi đối với vận chuyển quốc tế, chủ yếu được sử dụng trong thương mại nội địa bởi các công ty có ít kinh nghiệm. Ngoài ra, 1 vài cách sử dụng các điều kiện trên lại mâu thuẫn với Bộ luật Hải quan mới của EU. Đối với điều kiện FAS (giao dọc mạn tàu) có thể hoàn toàn được thay thế bởi điều kiện FCA vì bến tàu là một phần của bến cảng hàng hải. Mặt khác, điều kiện FAS trước nay luôn tồn tại các hạn chế như trong trường hợp tàu đến trễ, hàng hóa phải nằm chờ trên bến tàu đến vài ngày hoặc trong trường hợp tàu đến sớm mà người bán vẫn chưa chuẩn bị xong hàng hóa lại gây bất cập cho cả 2 phía. 2. Tách DDP thành 2 điều kiện mới: Như đã nói ở phần 1, DDP sẽ bị loại bỏ khỏi Incoterm 2020 và thay thế bằng 2 điều kiện mới là DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan) và DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan) DTP (Delivered at Terminal Paid) yêu cầu người bán chịu trách nhiệm về chi phí bao gồm cả chi phí vận tải và hải quan cho đến khi hàng hóa được giao đến ga (cảng biển, cảng hàng không,…) DPP (Delivered at Place Paid) yêu cầu người bán chịu trách nhiệm về chi phí bao gồm cả chi phí vận tảu và hải quan cho đến khi hàng hóa được giao đến bất kỳ địa điểm đã thỏa thuận không phải là ga vận tải. 3. Mở rộng điều kiện FCA: FCA hiện đang là điều kiện được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch thương mại quốc tế. Với nơi giao hàng linh hoạt và hầu như sử dụng được cho tất cả các hình thức vận tải nên hơn 40% giao dịch thương mại quốc tế áp dụng điều kiện FCA. Vì vậy nên trong Incoterms 2020, ICC dự định sẽ mở rộng điều kiện FCA thành 2 điều kiện nhỏ bao gồm FCA dành cho vận tải đường bộ và FCA dành cho vận tải đường biển. Việc mở rộng FCA giúp nhà xuất khẩu kiểm soát và hiểu rõ các nghĩa vụ và trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Phân chia chuyển giao rủi ro cân bằng hơn giữa người bán và người mua. 4. Sửa đổi điều kiện FOB và CIF: FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance and Freight) là 2 điều kiện thường được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong bản Incoterms 2010 có quy định với 2 điều kiện này là không sử dụng cho hàng hóa được vận chuyển bằng container, nếu như hàng hóa vận chuyển bằng container thì chuyển sang các điều kiện thay thế tương ứng là FCA và CIP. Tuy nhiên hiện các doanh nghiệp thực hiện mua bán quốc tế vẫn chưa nắm rõ quy định và vẫn còn sử dụng FOB và CIF cho hàng hóa được vận chuyển bằng container thay vì sử dụng điều kiện phù hợp là FCA và CIP. Vì lý do trên mà trong Incoterms 2020, ICC dự định sẽ sửa đổi điều kiện FOB và CIF trở thành điều kiện có thể sử dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng container như các phiên bản trước đó. 5. Bổ sung điều khoản CNI: CNI (Cost and Insurance) là điều kiện mới gia nhập trong Incoterms 2020. CNI được tạo ra nhằm mục đích lấp khoảng trống giữa FCA và CFR/CIF. Không giống như FCA bao gồm bảo hiểm hàng hóa do người bán chịu, và trái với CFR/CIF bao gồm cước phí vận chuyển, CNI là điều kiện “arrival incoterms”, tức là các rủi ro và trách nhiệm được chuyển giao từ người bán sang người mua tại cảng đi nhưng người bán chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa còn người mua thì chịu rủi ro vận chuyển. 6. Một số thay đổi khác: Như đã có đề cập ở phần tiêu đề Incoterms 2020 có nhiều thay đổi khác ngoài điều chỉnh các điều kiện Incoterms hiện có, loại bỏ các điều kiện không còn phù hợp và bổ sung các điều kiện Incoterm mới. Uỷ ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định đưa vào 1 vài thay đổi có liên quan đến: + An ninh giao thông + Các quy định về bảo hiểm vận tải + Mối quan hệ giữa Incoterms và Hợp đồng mua bán quốc tế Incoterm 2020 là bản điều chỉnh phù hợp và đơn giản hóa các vấn đề còn tồn đọng của Incoterm 2010 vậy nên mục tiêu của Incoterm 2020 là đơn giản. Các thuật ngữ trong phiên bản 2020 này cũng sẽ được sử dụng dễ hiểu và đa dạng minh họa hơn cho người sử dụng. >>> Xem chi tiết bản tiếng Việt và anh trong file đính kèm (người dịch: Mr HaLe) Thông tin về bản chính thức và thông tin liên mấy bạn có thể theo dõi tại: https://iccwbo.org/resources-for-business/incoterms-rules/incoterms-2020/
Chú ý khi áp dụng điều kiện FOB trong thương mại quốc tế với các thương nhân Bắc Mỹ
Các doanh nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với Hoa Kỳ Canada cần lưu ý rằng điều kiện thương mại áp dụng bởi các thương nhân Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada, thậm chí cả Mexico) đều thích áp dụng các điều kiện thương mại theo tập quán của Bắc Mỹ. Văn bản qui phạm pháp luật thể hiện rõ nét các điều kiện thương mại này là Bộ Luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ. Các điều kiện thương mại của Bắc Mỹ khác nhiều so với các điều kiện thương mại được qui định trong Incoterms 2010. Trong Bộ Luật Thương mại thống nhất có năm điều kiện thương mại cơ bản là FOB, FAS, CIF, C&F, và Ex-Ship. Điều kiện FOB Bắc Mỹ có hai loại là FOB nơi bốc xếp và FOB nơi đến: - Nếu áp dụng FOB nơi bốc xếp (the place of shipment) thì người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển và chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng được giao cho người vận chuyển tại cảng bốc xếp. - Còn theo FOB nơi đến (the place of destination) thì người bán phải chịu rủi ro cho đến khi hàng được giao cho bên bán tại nơi đến. Đây là một điểm khác biệt so với FOB trong Incoterms 2010, theo FOB – Incoterms 2010 thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng vượt qua lan can tàu tại cảng bốc xếp, từ thời điểm đó trở đi tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ được chuyển sang cho bên mua. Do vậy nếu áp dụng FOB Bắc Mỹ cần lưu ý ghi rõ là FOB nơi bốc xếp hay FOB nơi đến.
6 điều cần lưu ý khi áp dụng Incoterms
>>> Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterm Thứ nhất, Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Thứ hai, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên. Thứ ba, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán. Thứ tư, hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán. Thứ năm, Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó. Cuối cùng, tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, v.v), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.