Làm thủ tục xin hợp thức hóa đất liền kề?
Gởi luật sư Tôi có mua mảnh đất năm 1994 ở phía trước có con mương liền kế với đất nhà tôi. Đến năm 1998 tôi san lấp con mương đó và giờ diện tích con mương khoảng 42m vuông với chiều dài 7m và chiều ngang 6m bao trọn hết chiều ngang nhà tôi. Nay tôi muốn hợp thức hóa mảnh đất đó từ con mương vào diện tích sổ đỏ có được không, hồ sơ thủ tục thế nào. Tôi sử dụng ổn định mảnh đất ấy từ lúc mua đến nay, không có tranh chấp, không vướng quy hoạch. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp.
Hướng dẫn đòi lại phần đất đã nhờ người đại diện mua để hợp thức hóa
Các luật sư cho em hỏi , Gia đình bà ngoại em có mảnh đất khai thác canh tác từ trước 1975. Gia đình mẹ em và các anh em khác mỗi người xây 1 căn nhà trên mảnh đất đó trong gian đoạn 1992 . Sau khi bà ngoại mất, khoảng năm 2000 Mẹ và các anh em trong nhà ký tên đồng ý cho người anh cả đại diện đứng ra hợp thức hóa, mua lại mảnh đất của gia đình với phòng công ích quận. Đến khoảng năm 2006 toàn bộ khu đất đã có sổ đỏ do người anh cả đại diện đứng tên, Mặc dù các anh em khác mỗi người có 1 căn nhà nhỏ trên mảnh đất đó.người anh cả sau khi đứng tên đã tách thửa phân chia vài mảnh cho vợ con roi cầm cố ngân hàng .gần đây gia đình không thuận nữa , xin tách sổ lấy lại phần đất của mình nhưng ông anh làm khó dễ không cho. Theo luật sư thì mẹ em có đòi lại được sổ đỏ căn nhà mà mẹ em đang ở không, có cơ sở pháp lý nào để đồi ví dụ như quyền thừa kế hay gì đó ạ. Cảm ơn và chúc sức khỏe luật sư.
Anh chị em ruột ở cùng nhà từ trước 1975 có được cùng mua nhà hơp thức hóa không?
Kính thưa các Luật Sư Chúng tôi là anh em ruột cùng cha mẹ. ở cùng một căn nhà từ trước ngày giải phóng năm 1975 cho đến nay. nhà không có giấy tờ chứng nhận ( chỉ có giấy xin cấp nhà ở do cha tôi làm đơn xin và được sự đồng ý của đại diện Ủy Hội Quốc Tế ký nhận trước năm 1975 ) khi cha tôi muốn làm giấy tờ ( Mua hợp Thức Hóa ) nhưng vì lớn tuổi không tiện đi lại và có công chứng ủy quyền cho anh tôi đại diện thay mặt cha tôi đứng ra lo thủ tục mua nhà hợp thức hóa. Trong khi giấy tờ chưa xong thì cha tôi mât. và anh của chúng tôi vẫn tiếp tục làm giấy tờ nhà.( chúng tôi nhiều lần có hỏi giấy tờ đến đâu rồi. thì anh bảo chưa xong và nói đóng tiền nhiều lắm chắc làm không nổi ) và chúng tôi không hiểu lý do làm sao anh được cấp giấy chủ sở hửu nhà, mà không cần được sự đồng ý hay ký tên nhà tất cả 5 anh em và con cháu 6 người tổng cộng là 11 người.cho đến khi anh của chúng tôi đem giấy chủ quyền đem thế chấp cho ngân hàng, Thì chúng tôi phát hiện và ngăn chặn và dán giấy nhà tranh chấp trước nhà, phòng ngừa anh kêu người bán nhà. nhưng anh vẫn kêu người bán nhà đầu tiên là những người trong xóm, vì họ ở gần và biết rỏ về nguồn góc căn nhà nên không ai dám mua. Thế là anh bỏ nhà đi và vẫn kêu người bán nhà. có khoản 2 đến 3 người đến xem nhà thấy dán giấy nhà tranh chấp họ quay lui không mua nữa. vậy mà không hiểu sao anh vẩn bán và sang tên cho người khác, và người mua nhà đến đòi chúng tôi giao nhà, khi đến đòi nhà không biết là căn nào phải hỏi những người hàng xóm Theo sự tình nêu trên xin các Luật Sư giải đáp cho chúng tôi biết chúng tôi phải làm sao. 1) Tại sao nhà nhiều người mà anh được quyền đứng tên mà tòa án cho là anh mua nhà là hợp pháp. 2) Trong quá trình làm giấy chủ quyền không kê khai có anh em mà vẫn được cấp giấy chủ quyền. 3) Người Mua nhà không cần tới xem nhà mà vẫn mua. 4) Người mua nhà không kiện người bán nhà ( vì không giao nhà ) mà kiện chúng tôi. Chúng tôi rất cần sự giúp đở của các Luật Sư, vì mất căn nhà là anh em, vợ chồng , con cháu không biết ra sao, ở đâu xin chân thành sự giúp đở của các Luật Sư. Xin nhận nơi đây lòng chân thành cám ơn.
Hợp thức hóa đất dư thừa so với sổ đỏ
Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Các anh chị cho e lầm phiền một chút ạ. Em có một vấn đề như sau ạ: Đất ở nhà em đã mua hơn 20 năm hiện nay mẹ em có làm thủ tục chuyển sang cho em. Tuy nhiên khi chuyển tên sở hữu thì gặp một vấn đề là diện tích sử dụng thực tế nhiều hơn diện tích trên bìa là 4,1m2. Nhưng nhà e từ thời điểm mua đến nay không có xây dựng mới lại chỉ sửa chữa bên trong không thay đổi so với bạn đầu.(đất nhà e là đất ở xây dựng nhà kiên cố không có tranh chấp với các hộ xung quanh) Vậy cho em hỏi khi làm thủ tục Hợp thức hóa đất dư thừa so với sổ đỏ trên thì em có phải nộp tiền mua đất với diện tích thừa ra không ạ? Em cám ơn.
Công ty hợp thức hóa việc kết thúc HĐLĐ bằng cách giải thể phòng/ban làm việc
Kính gửi các anh/chị luật sư, Hiện em đang tranh chấp lao động với công ty và đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án Quận 5 với tình tiết như sau: Em vào Công ty CP sách và thiết bị giáo dục Miền Nam làm việc từ tháng 8 năm 2013 tại phòng kinh doanh và đã được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Sau thay đổi Giám đốc, đến năm 2019 thì do 1 vài yếu tố về lợi ích nhóm nên giám đốc đã cho điều chuyển công tác 1 vài thành viên trong phòng kinh doanh trong đó có em. Tại cuộc họp để tham khảo ý kiến người lao động (tháng 7/2019). Em đã không đồng ý việc điều chuyển và vẫn muốn ở lại công tác tại phòng kinh doanh (vì kết quả công việc của em rất tốt: vượt chỉ tiêu doanh thu công ty đề ra vào năm 2018, 6 tháng đầu năm 2019) tuy nhiên tại cuộc họp em có thể hiện ý nếu như bắt buộc phải điều chuyển thì xin về phòng Quản Lí In để học tập kinh nghiệm thêm. Sau cuộc họp thì văn bản thông báo một vài thành viên bị điều chuyển trong đó không có em. Nhưng sau 2 ngày vì yếu tố cá nhân, giám đốc đã ký quyết định điều chuyển và không có bất kỳ văn bản thông báo trước nào. (Khi được hỏi thì em nhận được trả lời là tại văn bản kết luận cuộc họp có viết là "sẽ điều chuyển vào thời gian thích hợp" mà không cần thông báo). Sau khi nhận được quyết định điều chuyển, em vẫn tuân thủ và thực hiện đầy đủ nội quy của công ty. Song song đó em có làm đơn khiếu nại gửi Tổng giám đốc và Chủ tịch công đoàn về việc trả lương tại bộ phận bị điều chuyển đến, kèm theo yêu cầu trả về vị trí cũ sau khi kết thúc 60 ngày điều chuyển (từ 15/7 đến 7/10/2019). Công ty đã trả lời không thỏa đáng và không chấp nhận chuyển công tác trở lại phòng kinh doanh, đồng thời quy chụp các lỗi vi phạm về nội quy lao động, gây mất đoàn kết nội bộ cho em (khi được yêu cầu phải chứng minh các lỗi đã nêu thì công ty không chứng minh được), thêm vào đó công ty xét lại sự việc diễn ra vào tháng 9/2017 để kỷ luật em, hợp thức hóa việc điều chuyển luôn sang phòng Quản Lí In. Như vậy đã sai nguyên tắc, trình tự và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động của Bộ luật lao động 2012. Theo điều 31 của Luật lao động và điều 8 của nghị định 05/2015 thì nếu không được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản thì công ty phải chuyển trả lại công tác cũ. Tuy nhiên công ty đã không chuyển trả em về vị trí cũ, đồng thời giữ lương cuối kỳ theo hợp đồng lao động của em vào các tháng 9,10,11,12/2019; tháng 1/2020. Cho đến khi công ty ra quyết định giải thể phòng Quản Lí In, họ mới chi trả phần lương đó nhưng không đủ theo cách tính toán của họ. Em có làm đơn nhờ hòa giải tại Phòng lao động Quận 5. Hòa giải không thành và giám đốc đã phát ngôn bất nhất tại cơ quan này (có ghi âm). Giám đốc đã giải thích sự việc ra quyết định phê bình nghiêm khắc không phải là quyết định kỷ luật (để tranh né sai phạm theo điều 124 về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động) tuy nhiên việc thực hiện đánh giá bình xét thi đua tại năm 2019 lại chịu ảnh hưởng từ quyết định phê bình này. Em bị đánh giá đạt yêu cầu trong khi vẫn đang làm tốt công việc tại năm 2019 và không có bất kỳ sai phạm nào. Ngày 31/12/2019, Giám đốc đã tổ chức cuộc họp và thông báo về việc giải thể Phòng, đồng thời chấm dứt hợp đồng lao động với em vào 15/2/2020. Như vậy. công ty đã thực hiện xong việc ép người lao động vào con đường mất việc làm. Đơn khởi kiện của em đã được nhận thụ lý tại Tòa án Quận 5, ngày thụ lý 3/3/2020 và thời hạn giải quyết đến 3/5/2020. Em đã trình bày cụ thể chi tiết sự việc tại Tờ tự khai (cụ thể hơn trên: có các văn bản của công ty và trích dẫn luật) gửi lại Thư ký thẩm phán, xong chỉ sau đó chỉ nhận được thông báo miệng từ thư ký là Thẩm phán đã hết nhiệm kỳ, đang đợi bổ nhiệm thẩm phán mới. Em đến tòa 2 lần và đều nhận được câu trả lời miệng như vậy. Trong khi thông báo tại phần mềm của Tòa án là vụ án đã hết hạn giải quyết - Liên hệ văn phòng để biết thêm thông tin. Em đã làm đơn khiếu nại lần 1 gửi Chánh án Tòa Q.5 và Viện trưởng VKS Q.5 nhưng đã hơn 10 ngày vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi theo Luật tiếp công dân. Giai đoạn hiện tại của em hơi bị khó khăn vì thời gian công ty phá vỡ hợp đồng lao động cũng là lúc em đang có con nhỏ được 1 tháng tuổi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cuộc sống. Mong các anh/chị luật sư có thể tư vấn giúp em để vụ án tranh chấp lao động này được giải quyết sớm ạ. Em xin cảm ơn. Hoàng Đức Long DĐ: 0918868312
Đất dư thừa so với sổ đỏ: làm thế nào để hợp thức hóa?
Câu hỏi: Năm 2013, tôi có mua một mảnh đất 5x21m. Đây là diện tích được công nhận trong sổ. Tuy nhiên, phần cuối mảnh đất còn dư ra 5m2. Hiện tại 3 phía (sau nhà, bên trái, bên phải) nhà tôi đã xây dựng ổn định hết. Không có ai tranh chấp số đất dư phía sau mảnh đất nhà tôi. Tôi có cập nhật số đất đó vào sổ của mình được không? Nếu được tôi phải làm thủ tục gì, chi phí bao nhiêu, thời gian bao lâu? Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau: Đầu tiên, cần xác định thực sự số đất dư phía sau mảnh đất nhà bạn có thuộc quyền sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh không. Ví dụ trong trường hợp những chủ sở hữu đó có quyền sử dụng đất với phần 5m2 dư ra nhưng không sử dụng, bạn lại lầm tưởng rằng phần đất đó không thuộc sở hữu của ai. Khi đó, bạn không thể cập nhật phần đất 5m2 đó vào giấy chứng nhận của mình. Trường hợp phần đất 5m2 đó không thuộc sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh thì cũng cần xác định có thực sự không có tranh chấp hay không mới có thể thực hiện các thủ tục để hợp thức hóa được. Điều này có thể thực hiện bằng cách nhờ các chủ sở hữu xung quanh ký xác nhận vào một văn bản về việc không có bất kỳ tranh chấp hay yêu cầu nào với phần đất 5m2 dư ra. Sau khi hoàn tất các công việc trên thì có thể thực hiện việc hợp thức hóa, cụ thể như sau: 1. Căn cứ để hợp thức hóa phần diện tích đất dư thừa so với sổ đỏ Căn cứ theo khoản 5 Điều 98 Luật Đất Đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì: Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này hoặc giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của luật này”. Như vậy, cần xác định xem ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không. Ở đây có hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, ranh giới sử dụng đất không có sự thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy chứng nhận thì khi đó gia đình bạn sẽ được cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận với diện tích xác định theo số liệu đo đạc thực tế và gia đình bạn không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có). Trường hợp thứ hai, ranh giới sử dụng đất có sự thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy chứng nhận. Trong trường hợp này, áp dụng quy định tại Điều 24a Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 2 Nghị định Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau: 3. Trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này thì thực hiện như sau: a) Trường hợp người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; b) Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này”. Như vậy, trường hợp của bạn có mảnh đất dư ra 5m2 so với giấy chứng nhận đã cấp thì sẽ được xem xét xử lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần tăng thêm như sau: - Nếu bạn không vi phạm pháp luật đất đai thì việc xem xét cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Nếu bạn vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc xem xét cấp giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP (trong đó việc “sử dụng đất ổn định được xác định theo căn cứ tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). 2. Thủ tục: 2.1. Đo đạc lại diện tích đất: - Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường xem xét trường hợp của bạn và tiến hành đo đạc lại vì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm cập nhật chỉnh lý hồ sơ đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê kiểm kê đất đai quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2013/NĐ-CP. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của ủy ban nhân dân xã, thị trấn tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra (đo đạc) thực tế theo lịch quy định đối với trường hợp đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích cho người dân được rõ lý do; - Bước 2: Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một (01) bộ hồ sơ địa chính theo quy định. - Bước 3: Người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất: + Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu do Văn phòng đăng ký đất đai quy định); + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có. 2.2. Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận: Căn cứ: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có: a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. 3. Chi phí: 3.1. Tiền sử dụng đất: Trường hợp thứ nhất (nêu trên), căn cứ vào đoạn khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 bạn sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phân diện tích chênh lệch 5m2 này. Trường hợp thứ hai (nêu trên), sẽ phải đóng tiền sử dụng đất đối với diện tích đất chênh lệch. Căn cứ vào hạn mức giao đất ở cho cá nhân, hộ gia đình quy định trong Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mảnh đất này. Theo đó, nếu phần diện tích đất được công nhận thêm này vượt quá hạn mức giao đất, thì tiền sử dụng đất sẽ tính dựa trên Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo điểm a khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013. Nếu phần diện tích đất được công nhận thêm này nằm trong hạn mức giao đất, thì tiền sử dụng đất sẽ tính dựa trên giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định theo điểm a khoản 4 Điều 114 Luật đất đai 2013. 3.2. Lệ phí trước bạ: Căn cứ vào khoản 1 Điều 2; Điều 3 và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì việc đăng ký thêm quyền sử dụng đất đối với diện tích thêm vào phải nộp lệ phí trước bạ. Đồng thời giá tính lệ phí trước bạ sẽ căn cứ vào bảng giá đất do UBND nhân dân cấp tỉnh ban hành. 3.3. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Trong quá trình sử dụng đất, nếu bạn đã đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với cả phần diện tích không nằm trong giấy chứng nhận, thì bạn sẽ không bị truy thu thuế khi xin công nhận phần diện tích vượt quá so với giấy chứng nhận. Nếu bạn chỉ đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với phần diện tích đất nằm trong giấy chứng nhận, thì bạn sẽ bị truy thu thuế cho phần diện tích đất vượt quá so với giấy chứng nhận ban đầu cho suốt thời gian sử dụng phần đất đó. 3.4. Phí và lệ phí thẩm định hồ sơ, địa chính: Căn cứ vào Thông tư số 250/2016/TT-BTC thì những chi phí này sẽ tùy thuộc vào mức thu của UBND và HĐND quy định. 4. Thời gian thực hiện thủ tục Về cơ bản, hai trường hợp trên đều thực hiện thủ tục hành chính “Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Do đó, thời gian để thực hiện việc cấp đổi trong các trường hợp trên là như nhau và được pháp luật quy định tại điểm p khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày. Tuy nhiên việc cấp đổi sẽ còn phụ thuộc vào thời gian đo đạc lại đất và tính chất hồ sơ trên thực tế nên có thể kéo dài hơn so với thời gian luật định. Nguồn: Luật sư Nguyễn Thành Công – Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật.
Thủ tục hợp thức hóa tài sản trên đất
Kính gửi các Luật sư tư vấn Hiện tại tôi đang thực hiện thủ tục hơp thức hóa tài sản trên đất, nhưng có 1 vướng mắc vì hiện tại công ty chúng tôi đang thế chấp các thửa đất xây dựng công trình tại 2 Ngân hàng khác nhau (Công trình xây dựng trên tổng cộng 7 thửa đất, 6 thửa thế chấp tại Ngân hàng Công thương, 1 thửa thế chấp tại VCB), nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục trên có cần phải làm thủ hợp thửa các thửa đất đó lại hay không hay chỉ cần làm thủ tục hợp thức hóa tài sản trên đất là được. Tôi xin chân thành cám ơn
Mọi người có ai làm qua về chuẩn ISO có thể chia sẻ mình được không, mình ko biết là chuẩn này do cơ quan nào cấp? trong nước hay nước ngoài. Chuẩn ISO do cơ quan nước ngoài cấp có cần phải hợp thức hóa khi sử dụng tại Việt Nam ko ạ? Có văn bản nào quy định về ISO ko ạ? Chân thành cảm ơn!
Làm thủ tục xin hợp thức hóa đất liền kề?
Gởi luật sư Tôi có mua mảnh đất năm 1994 ở phía trước có con mương liền kế với đất nhà tôi. Đến năm 1998 tôi san lấp con mương đó và giờ diện tích con mương khoảng 42m vuông với chiều dài 7m và chiều ngang 6m bao trọn hết chiều ngang nhà tôi. Nay tôi muốn hợp thức hóa mảnh đất đó từ con mương vào diện tích sổ đỏ có được không, hồ sơ thủ tục thế nào. Tôi sử dụng ổn định mảnh đất ấy từ lúc mua đến nay, không có tranh chấp, không vướng quy hoạch. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp.
Hướng dẫn đòi lại phần đất đã nhờ người đại diện mua để hợp thức hóa
Các luật sư cho em hỏi , Gia đình bà ngoại em có mảnh đất khai thác canh tác từ trước 1975. Gia đình mẹ em và các anh em khác mỗi người xây 1 căn nhà trên mảnh đất đó trong gian đoạn 1992 . Sau khi bà ngoại mất, khoảng năm 2000 Mẹ và các anh em trong nhà ký tên đồng ý cho người anh cả đại diện đứng ra hợp thức hóa, mua lại mảnh đất của gia đình với phòng công ích quận. Đến khoảng năm 2006 toàn bộ khu đất đã có sổ đỏ do người anh cả đại diện đứng tên, Mặc dù các anh em khác mỗi người có 1 căn nhà nhỏ trên mảnh đất đó.người anh cả sau khi đứng tên đã tách thửa phân chia vài mảnh cho vợ con roi cầm cố ngân hàng .gần đây gia đình không thuận nữa , xin tách sổ lấy lại phần đất của mình nhưng ông anh làm khó dễ không cho. Theo luật sư thì mẹ em có đòi lại được sổ đỏ căn nhà mà mẹ em đang ở không, có cơ sở pháp lý nào để đồi ví dụ như quyền thừa kế hay gì đó ạ. Cảm ơn và chúc sức khỏe luật sư.
Anh chị em ruột ở cùng nhà từ trước 1975 có được cùng mua nhà hơp thức hóa không?
Kính thưa các Luật Sư Chúng tôi là anh em ruột cùng cha mẹ. ở cùng một căn nhà từ trước ngày giải phóng năm 1975 cho đến nay. nhà không có giấy tờ chứng nhận ( chỉ có giấy xin cấp nhà ở do cha tôi làm đơn xin và được sự đồng ý của đại diện Ủy Hội Quốc Tế ký nhận trước năm 1975 ) khi cha tôi muốn làm giấy tờ ( Mua hợp Thức Hóa ) nhưng vì lớn tuổi không tiện đi lại và có công chứng ủy quyền cho anh tôi đại diện thay mặt cha tôi đứng ra lo thủ tục mua nhà hợp thức hóa. Trong khi giấy tờ chưa xong thì cha tôi mât. và anh của chúng tôi vẫn tiếp tục làm giấy tờ nhà.( chúng tôi nhiều lần có hỏi giấy tờ đến đâu rồi. thì anh bảo chưa xong và nói đóng tiền nhiều lắm chắc làm không nổi ) và chúng tôi không hiểu lý do làm sao anh được cấp giấy chủ sở hửu nhà, mà không cần được sự đồng ý hay ký tên nhà tất cả 5 anh em và con cháu 6 người tổng cộng là 11 người.cho đến khi anh của chúng tôi đem giấy chủ quyền đem thế chấp cho ngân hàng, Thì chúng tôi phát hiện và ngăn chặn và dán giấy nhà tranh chấp trước nhà, phòng ngừa anh kêu người bán nhà. nhưng anh vẫn kêu người bán nhà đầu tiên là những người trong xóm, vì họ ở gần và biết rỏ về nguồn góc căn nhà nên không ai dám mua. Thế là anh bỏ nhà đi và vẫn kêu người bán nhà. có khoản 2 đến 3 người đến xem nhà thấy dán giấy nhà tranh chấp họ quay lui không mua nữa. vậy mà không hiểu sao anh vẩn bán và sang tên cho người khác, và người mua nhà đến đòi chúng tôi giao nhà, khi đến đòi nhà không biết là căn nào phải hỏi những người hàng xóm Theo sự tình nêu trên xin các Luật Sư giải đáp cho chúng tôi biết chúng tôi phải làm sao. 1) Tại sao nhà nhiều người mà anh được quyền đứng tên mà tòa án cho là anh mua nhà là hợp pháp. 2) Trong quá trình làm giấy chủ quyền không kê khai có anh em mà vẫn được cấp giấy chủ quyền. 3) Người Mua nhà không cần tới xem nhà mà vẫn mua. 4) Người mua nhà không kiện người bán nhà ( vì không giao nhà ) mà kiện chúng tôi. Chúng tôi rất cần sự giúp đở của các Luật Sư, vì mất căn nhà là anh em, vợ chồng , con cháu không biết ra sao, ở đâu xin chân thành sự giúp đở của các Luật Sư. Xin nhận nơi đây lòng chân thành cám ơn.
Hợp thức hóa đất dư thừa so với sổ đỏ
Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Các anh chị cho e lầm phiền một chút ạ. Em có một vấn đề như sau ạ: Đất ở nhà em đã mua hơn 20 năm hiện nay mẹ em có làm thủ tục chuyển sang cho em. Tuy nhiên khi chuyển tên sở hữu thì gặp một vấn đề là diện tích sử dụng thực tế nhiều hơn diện tích trên bìa là 4,1m2. Nhưng nhà e từ thời điểm mua đến nay không có xây dựng mới lại chỉ sửa chữa bên trong không thay đổi so với bạn đầu.(đất nhà e là đất ở xây dựng nhà kiên cố không có tranh chấp với các hộ xung quanh) Vậy cho em hỏi khi làm thủ tục Hợp thức hóa đất dư thừa so với sổ đỏ trên thì em có phải nộp tiền mua đất với diện tích thừa ra không ạ? Em cám ơn.
Công ty hợp thức hóa việc kết thúc HĐLĐ bằng cách giải thể phòng/ban làm việc
Kính gửi các anh/chị luật sư, Hiện em đang tranh chấp lao động với công ty và đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án Quận 5 với tình tiết như sau: Em vào Công ty CP sách và thiết bị giáo dục Miền Nam làm việc từ tháng 8 năm 2013 tại phòng kinh doanh và đã được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Sau thay đổi Giám đốc, đến năm 2019 thì do 1 vài yếu tố về lợi ích nhóm nên giám đốc đã cho điều chuyển công tác 1 vài thành viên trong phòng kinh doanh trong đó có em. Tại cuộc họp để tham khảo ý kiến người lao động (tháng 7/2019). Em đã không đồng ý việc điều chuyển và vẫn muốn ở lại công tác tại phòng kinh doanh (vì kết quả công việc của em rất tốt: vượt chỉ tiêu doanh thu công ty đề ra vào năm 2018, 6 tháng đầu năm 2019) tuy nhiên tại cuộc họp em có thể hiện ý nếu như bắt buộc phải điều chuyển thì xin về phòng Quản Lí In để học tập kinh nghiệm thêm. Sau cuộc họp thì văn bản thông báo một vài thành viên bị điều chuyển trong đó không có em. Nhưng sau 2 ngày vì yếu tố cá nhân, giám đốc đã ký quyết định điều chuyển và không có bất kỳ văn bản thông báo trước nào. (Khi được hỏi thì em nhận được trả lời là tại văn bản kết luận cuộc họp có viết là "sẽ điều chuyển vào thời gian thích hợp" mà không cần thông báo). Sau khi nhận được quyết định điều chuyển, em vẫn tuân thủ và thực hiện đầy đủ nội quy của công ty. Song song đó em có làm đơn khiếu nại gửi Tổng giám đốc và Chủ tịch công đoàn về việc trả lương tại bộ phận bị điều chuyển đến, kèm theo yêu cầu trả về vị trí cũ sau khi kết thúc 60 ngày điều chuyển (từ 15/7 đến 7/10/2019). Công ty đã trả lời không thỏa đáng và không chấp nhận chuyển công tác trở lại phòng kinh doanh, đồng thời quy chụp các lỗi vi phạm về nội quy lao động, gây mất đoàn kết nội bộ cho em (khi được yêu cầu phải chứng minh các lỗi đã nêu thì công ty không chứng minh được), thêm vào đó công ty xét lại sự việc diễn ra vào tháng 9/2017 để kỷ luật em, hợp thức hóa việc điều chuyển luôn sang phòng Quản Lí In. Như vậy đã sai nguyên tắc, trình tự và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động của Bộ luật lao động 2012. Theo điều 31 của Luật lao động và điều 8 của nghị định 05/2015 thì nếu không được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản thì công ty phải chuyển trả lại công tác cũ. Tuy nhiên công ty đã không chuyển trả em về vị trí cũ, đồng thời giữ lương cuối kỳ theo hợp đồng lao động của em vào các tháng 9,10,11,12/2019; tháng 1/2020. Cho đến khi công ty ra quyết định giải thể phòng Quản Lí In, họ mới chi trả phần lương đó nhưng không đủ theo cách tính toán của họ. Em có làm đơn nhờ hòa giải tại Phòng lao động Quận 5. Hòa giải không thành và giám đốc đã phát ngôn bất nhất tại cơ quan này (có ghi âm). Giám đốc đã giải thích sự việc ra quyết định phê bình nghiêm khắc không phải là quyết định kỷ luật (để tranh né sai phạm theo điều 124 về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động) tuy nhiên việc thực hiện đánh giá bình xét thi đua tại năm 2019 lại chịu ảnh hưởng từ quyết định phê bình này. Em bị đánh giá đạt yêu cầu trong khi vẫn đang làm tốt công việc tại năm 2019 và không có bất kỳ sai phạm nào. Ngày 31/12/2019, Giám đốc đã tổ chức cuộc họp và thông báo về việc giải thể Phòng, đồng thời chấm dứt hợp đồng lao động với em vào 15/2/2020. Như vậy. công ty đã thực hiện xong việc ép người lao động vào con đường mất việc làm. Đơn khởi kiện của em đã được nhận thụ lý tại Tòa án Quận 5, ngày thụ lý 3/3/2020 và thời hạn giải quyết đến 3/5/2020. Em đã trình bày cụ thể chi tiết sự việc tại Tờ tự khai (cụ thể hơn trên: có các văn bản của công ty và trích dẫn luật) gửi lại Thư ký thẩm phán, xong chỉ sau đó chỉ nhận được thông báo miệng từ thư ký là Thẩm phán đã hết nhiệm kỳ, đang đợi bổ nhiệm thẩm phán mới. Em đến tòa 2 lần và đều nhận được câu trả lời miệng như vậy. Trong khi thông báo tại phần mềm của Tòa án là vụ án đã hết hạn giải quyết - Liên hệ văn phòng để biết thêm thông tin. Em đã làm đơn khiếu nại lần 1 gửi Chánh án Tòa Q.5 và Viện trưởng VKS Q.5 nhưng đã hơn 10 ngày vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi theo Luật tiếp công dân. Giai đoạn hiện tại của em hơi bị khó khăn vì thời gian công ty phá vỡ hợp đồng lao động cũng là lúc em đang có con nhỏ được 1 tháng tuổi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cuộc sống. Mong các anh/chị luật sư có thể tư vấn giúp em để vụ án tranh chấp lao động này được giải quyết sớm ạ. Em xin cảm ơn. Hoàng Đức Long DĐ: 0918868312
Đất dư thừa so với sổ đỏ: làm thế nào để hợp thức hóa?
Câu hỏi: Năm 2013, tôi có mua một mảnh đất 5x21m. Đây là diện tích được công nhận trong sổ. Tuy nhiên, phần cuối mảnh đất còn dư ra 5m2. Hiện tại 3 phía (sau nhà, bên trái, bên phải) nhà tôi đã xây dựng ổn định hết. Không có ai tranh chấp số đất dư phía sau mảnh đất nhà tôi. Tôi có cập nhật số đất đó vào sổ của mình được không? Nếu được tôi phải làm thủ tục gì, chi phí bao nhiêu, thời gian bao lâu? Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau: Đầu tiên, cần xác định thực sự số đất dư phía sau mảnh đất nhà bạn có thuộc quyền sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh không. Ví dụ trong trường hợp những chủ sở hữu đó có quyền sử dụng đất với phần 5m2 dư ra nhưng không sử dụng, bạn lại lầm tưởng rằng phần đất đó không thuộc sở hữu của ai. Khi đó, bạn không thể cập nhật phần đất 5m2 đó vào giấy chứng nhận của mình. Trường hợp phần đất 5m2 đó không thuộc sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh thì cũng cần xác định có thực sự không có tranh chấp hay không mới có thể thực hiện các thủ tục để hợp thức hóa được. Điều này có thể thực hiện bằng cách nhờ các chủ sở hữu xung quanh ký xác nhận vào một văn bản về việc không có bất kỳ tranh chấp hay yêu cầu nào với phần đất 5m2 dư ra. Sau khi hoàn tất các công việc trên thì có thể thực hiện việc hợp thức hóa, cụ thể như sau: 1. Căn cứ để hợp thức hóa phần diện tích đất dư thừa so với sổ đỏ Căn cứ theo khoản 5 Điều 98 Luật Đất Đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì: Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này hoặc giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của luật này”. Như vậy, cần xác định xem ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không. Ở đây có hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, ranh giới sử dụng đất không có sự thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy chứng nhận thì khi đó gia đình bạn sẽ được cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận với diện tích xác định theo số liệu đo đạc thực tế và gia đình bạn không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có). Trường hợp thứ hai, ranh giới sử dụng đất có sự thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy chứng nhận. Trong trường hợp này, áp dụng quy định tại Điều 24a Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 2 Nghị định Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau: 3. Trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này thì thực hiện như sau: a) Trường hợp người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; b) Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này”. Như vậy, trường hợp của bạn có mảnh đất dư ra 5m2 so với giấy chứng nhận đã cấp thì sẽ được xem xét xử lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần tăng thêm như sau: - Nếu bạn không vi phạm pháp luật đất đai thì việc xem xét cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Nếu bạn vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc xem xét cấp giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP (trong đó việc “sử dụng đất ổn định được xác định theo căn cứ tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). 2. Thủ tục: 2.1. Đo đạc lại diện tích đất: - Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường xem xét trường hợp của bạn và tiến hành đo đạc lại vì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm cập nhật chỉnh lý hồ sơ đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê kiểm kê đất đai quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2013/NĐ-CP. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của ủy ban nhân dân xã, thị trấn tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra (đo đạc) thực tế theo lịch quy định đối với trường hợp đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích cho người dân được rõ lý do; - Bước 2: Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một (01) bộ hồ sơ địa chính theo quy định. - Bước 3: Người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất: + Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu do Văn phòng đăng ký đất đai quy định); + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có. 2.2. Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận: Căn cứ: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có: a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. 3. Chi phí: 3.1. Tiền sử dụng đất: Trường hợp thứ nhất (nêu trên), căn cứ vào đoạn khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 bạn sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phân diện tích chênh lệch 5m2 này. Trường hợp thứ hai (nêu trên), sẽ phải đóng tiền sử dụng đất đối với diện tích đất chênh lệch. Căn cứ vào hạn mức giao đất ở cho cá nhân, hộ gia đình quy định trong Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mảnh đất này. Theo đó, nếu phần diện tích đất được công nhận thêm này vượt quá hạn mức giao đất, thì tiền sử dụng đất sẽ tính dựa trên Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo điểm a khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013. Nếu phần diện tích đất được công nhận thêm này nằm trong hạn mức giao đất, thì tiền sử dụng đất sẽ tính dựa trên giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định theo điểm a khoản 4 Điều 114 Luật đất đai 2013. 3.2. Lệ phí trước bạ: Căn cứ vào khoản 1 Điều 2; Điều 3 và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì việc đăng ký thêm quyền sử dụng đất đối với diện tích thêm vào phải nộp lệ phí trước bạ. Đồng thời giá tính lệ phí trước bạ sẽ căn cứ vào bảng giá đất do UBND nhân dân cấp tỉnh ban hành. 3.3. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Trong quá trình sử dụng đất, nếu bạn đã đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với cả phần diện tích không nằm trong giấy chứng nhận, thì bạn sẽ không bị truy thu thuế khi xin công nhận phần diện tích vượt quá so với giấy chứng nhận. Nếu bạn chỉ đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với phần diện tích đất nằm trong giấy chứng nhận, thì bạn sẽ bị truy thu thuế cho phần diện tích đất vượt quá so với giấy chứng nhận ban đầu cho suốt thời gian sử dụng phần đất đó. 3.4. Phí và lệ phí thẩm định hồ sơ, địa chính: Căn cứ vào Thông tư số 250/2016/TT-BTC thì những chi phí này sẽ tùy thuộc vào mức thu của UBND và HĐND quy định. 4. Thời gian thực hiện thủ tục Về cơ bản, hai trường hợp trên đều thực hiện thủ tục hành chính “Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Do đó, thời gian để thực hiện việc cấp đổi trong các trường hợp trên là như nhau và được pháp luật quy định tại điểm p khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày. Tuy nhiên việc cấp đổi sẽ còn phụ thuộc vào thời gian đo đạc lại đất và tính chất hồ sơ trên thực tế nên có thể kéo dài hơn so với thời gian luật định. Nguồn: Luật sư Nguyễn Thành Công – Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật.
Thủ tục hợp thức hóa tài sản trên đất
Kính gửi các Luật sư tư vấn Hiện tại tôi đang thực hiện thủ tục hơp thức hóa tài sản trên đất, nhưng có 1 vướng mắc vì hiện tại công ty chúng tôi đang thế chấp các thửa đất xây dựng công trình tại 2 Ngân hàng khác nhau (Công trình xây dựng trên tổng cộng 7 thửa đất, 6 thửa thế chấp tại Ngân hàng Công thương, 1 thửa thế chấp tại VCB), nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục trên có cần phải làm thủ hợp thửa các thửa đất đó lại hay không hay chỉ cần làm thủ tục hợp thức hóa tài sản trên đất là được. Tôi xin chân thành cám ơn
Mọi người có ai làm qua về chuẩn ISO có thể chia sẻ mình được không, mình ko biết là chuẩn này do cơ quan nào cấp? trong nước hay nước ngoài. Chuẩn ISO do cơ quan nước ngoài cấp có cần phải hợp thức hóa khi sử dụng tại Việt Nam ko ạ? Có văn bản nào quy định về ISO ko ạ? Chân thành cảm ơn!