Trước hết bạn cần xác định thực sự phần diện tích đất phát sinh đó có thuộc quyền sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh không? nếu phần đất đó không thuộc sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh thì bạn có thể xin chữ ký của các chủ sở hữu xung quanh xác nhận vào một văn bản về việc không có bất kỳ tranh chấp hay yêu cầu nào với phần đất dư ra đó. Sau khi hoàn tất các công việc trên thì có thể thực hiện việc hợp thức hóa, cụ thể như sau: Căn cứ theo khoản 5 Điều 98 Luật Đất Đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cần xác định xem ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không. Trường hợp ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Do đó, trong trường hợp này, áp dụng quy định tại Điều 24a Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). Căn cứ theo qui định trên thì để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì bạn cần phải tiến hành các thủ tục sau: 1. Đo đạc lại diện tích đất: - Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường xem xét trường hợp của bạn và tiến hành đo đạc lại vì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm cập nhật chỉnh lý hồ sơ đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê kiểm kê đất đai quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của ủy ban nhân dân xã, thị trấn tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra (đo đạc) thực tế theo lịch quy định đối với trường hợp đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích cho người dân được rõ lý do; Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất gồm: + Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu do Văn phòng đăng ký đất đai quy định); + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có. - Bước 2: Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một (01) bộ hồ sơ địa chính theo quy định. - Bước 3: Người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 2. Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận: Căn cứ: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. “1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có: a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng”.
Cách hợp pháp hóa giấy tờ mua nhà chưa công chứng
Hỏi: Vợ chồng tôi mới mua một mảnh đất của một người quen, đã thanh toán tiền xong, tuy nhiên do chưa nắm rõ quy định của pháp luật nên chúng tôi chỉ làm giấy viết tay mà không đi công chứng, chứng thực ở bất kỳ cơ quan nào cả. Hiện giờ tôi mang sổ đỏ đi sang tên thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trả lời là hồ sơ chưa hợp lệ. Nhưng vợ chồng tôi không thể ký hợp đồng công chứng với người bán đất được do họ đã chuyển đến một nơi xa và tôi cũng không còn liên lạc được với họ. Vậy tôi có cách nào để hợp pháp hóa giấy tờ này không? Trả lời: Quy định tại Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất buộc phải công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo về mặt hình thức, nếu hợp đồng không được công chứng, chứng thực thì hợp đồng này vô hiệu về hình thức. Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, ngoại trừ 2 trường hợp. Thứ nhất, giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Thứ hai, giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Đối với trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. Theo quy định trên, nếu trong trường hợp bạn đã có chứng từ/bằng chứng về việc thanh toán toàn bộ số tiền mua đất, bạn có thể có đơn yêu cầu gửi lên tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất để làm thủ tục yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng này là hợp đồng hợp pháp mà không cần thông qua thủ tục công chứng hay chứng thực. Luật sư Nguyễn Thanh Hà Theo PV (Đầu tư chứng khoán) Xem thêm: 1. 05 lưu ý về công chứng hợp đồng liên quan đến đất đai 2. Tổng hợp những loại hợp đồng/giấy tờ bắt buộc phải công chứng, chứng thực 3. Tổng hợp mức phí công chứng, chứng thực hiện hành 4. Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây
Có nên hợp pháp hóa mại dâm ở Việt Nam?
Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh & Xã hội, ước tính năm 2013 cả nước có gần 33.000 gái mại dâm. Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" có hiệu lực từ 28/12/2013, người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Người mua dâm sẽ bị phạt nặng hơn, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi lôi kéo người khác mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Từ những thông tin nêu trên có thể thấy: Việt Nam là một trong số nhiều nước trên Thế giới xác định “mại dâm” là một tệ nạn xã hội, quy định chế tài để hạn chế mại dâm. Điều này khá dễ hiểu khi chúng ta có thể đưa ra hàng loạt những tác hại, hệ lụy của mại dâm như: nguy cơ về bệnh truyền nhiễm; tác hại về sức khỏe cũng như tổn thương tinh thần cho người mại dâm; sự tác động tiêu cực lên văn hóa – xã hội; sự bạo hành và chà đạp lên phẩm giá con người; một điều kiện thuận lợi dẫn đến những tệ nạn khác như ma túy hay buôn bán người… Tuy nhiên, cũng có một số nước trên Thế giới đã hợp pháp hóa mại dâm như Hà Lan, Đức, Australia, Ấn Độ, Mexico, Argentina, bang Nevada-Mĩ hoặc Chính phủ lặng lẽ thừa nhận như trường hợp của Thái Lan. Lí giải cho điều này, một số ý kiến cho rằng: mại dâm là để giải tỏa nhu cầu bản năng cho nam giới, từ đó dẫn tới giảm thiểu số vụ hiếp dâm; hoặc nhu cầu tình dục là tự nhiên nên mại dâm luôn tồn tại, thay vì cấm thì hãy công nhận để có thể dễ dàng kiểm soát. Lí lẽ dần trở nên thuyết phục hơn theo cách biện luận rằng mại dâm cũng là một thỏa thuận dân sự, cũng mang tính tự nguyện, người mại dâm cũng “lao động” để nhận được thù lao; hợp pháp hóa mại dâm còn mang lại khoản thuế lớn cho nhà nước. Bởi vậy, trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày một hiện đại, cũng ngày một phức tạp thì việc nên hợp pháp hóa hay nên cấm mại dâm cần phải được suy xét triệt để, bao gồm cả trường hợp người mại dâm không phải giới tính nữ. Ý kiến của các bạn về vấn đề này thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Khi đề cập tới câu chuyện hợp pháp hóa “độ xe”, tôi nhận được cả đống lý do phản đối. Nào là gây nguy hiểm rồi hạ tầng giao thông ở Việt Nam chưa đủ điều kiện cho phép…. mà vui nhất là lý do “nhìn mấy cha đi xe độ thấy ghét”. Bạn ấy nói không phải không có lý. Tuy nhiên, tôi ngồi suy nghĩ theo chiều ngược lại và thử đưa ra một vài lý do nên hợp pháp hóa: Thứ nhất, “độ xe” có thể biến 1 đồng thành 10 đồng Một chiếc xe cũ bán không ai mua nhưng nếu được độ lại giá trị của nó có thể tăng gấp nhiều lần. Vậy sao chúng ta phải đợi cho nó đi vào bãi rác khó xử lý mà không hồi sinh nó? Thứ hai, hiện nay cấm nhưng vẫn không quản lý được Nếu hiểu một cách chính xác các quy định, việc độ những chi tiết bên ngoài của xe nếu xin phép vẫn được phép làm. Nhưng thực tế chúng ta vẫn hiểu là việc “độ xe” bị cấm như tự ý thay đổi màu sơn… Tuy nhiên, quy định pháp luật về vấn đề này vẫn khá mơ hồ và lõng lẻo. Đơn cử như Luật Giao thông đường bộ quy định “cấm thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định” nhưng làm sao biết được sau kiểm định họ làm gì? hay tại Nghị định 46 quy định về mức phạt vi phạm giao thông đường bộ quy định mức phạt kiểu “nhẹ tựa lông hồng” cho các vi phạm: + Phạt tiền từ 100 - 200.000 đồng đối với cá nhân và 200 - 400.000 đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô về hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với Giấy đăng ký xe. + Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy. Tâm lý của người Việt là càng cấm càng thích làm, vậy thì tại sao chúng ta không hợp pháp hóa? Ban hành quy định chi tiết, kiểm soát chặt chẽ “giới hạn” của việc độ xe và quản lý như một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo nguồn thu ngân sách. Bởi hiện nay các “lò độ” vẫn hoạt động như thường mà không có cơ chế nào để quản lý. Đó là một vài suy nghĩ của tôi, Rất mong nhận được chia sẻ từ mọi người!
Chính phủ chính thức đề nghị cho phép cá độ bóng đá
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng nay 14.8 vừa trình Ủy ban TVQH dự thảo nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Dẫn nguồn Bộ Công an, từ năm 2000 đến hết 2009, đã có 1254 vụ cá cược bất hợp pháp bị phát hiện. 8558 đối tượng bị bắt giữ. Chỉ riêng số tiền thu giữ đã hơn 200 tỷ và 2,5 triệu USD. “Có trận, có đối tượng cá độ hơn 300 ngàn USD. Có tổ chức đã nhận cược hơn 10 triệu USD”- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết. Ông cũng nhắc đến thực tế do chưa có khuôn khổ pháp lý cho việc kinh doanh đặt cược thể thao, việc cá độ đang tồn tại lén lút, ngoại tệ bị chuyển ra nước ngoài, phát sinh phức tạp… Hiện nay, theo Bộ trưởng Tài chính, 130 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đã cho phép kinh doanh đua ngựa, đua chó và bong đá quốc tế, thỏa mãn một phần nhu cầu của dân chúng, tạo nguồn thu phục vụ phúc lợi xã hội. Trong đó, hoạt động cá cược dựa trên kết quả thi đấu bóng đá quốc tế là phổ biến nhất. Theo tờ trình của Chính phủ trước mắt hoạt động cá cược thể thao sẽ được thí điểm bởi một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước để đảm bảo sự quản lý và tránh phát sinh phức tạp. Do đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh đua ngựa, đua chó cần có đề án và đủ điều kiện. Đối với đua ngựa, cần 1000 tỷ đồng. Đua chó 300 tỷ đồng. Đối với cá độ kết quả thể thao, điều kiện tài chính của DNNN là nguồn vốn cần ít nhất 500 tỷ. Theo dự thảo, nghị định Chính phủ quy định mức tối thiểu cho một lần chơi là 10 ngàn đồng và mức tối đa một người được chơi trong ngày là 1 triệu đồng. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, trong phát biểu sáng nay “đặt vấn đề”: (Dân) Mình chẳng giàu gì, nhưng đã là chơi thì phải để cho người ta chơi. Chứ giới hạn 10 ngàn, bằng tiền 2 mớ rau muống, tôi nghĩ người ta sẽ không chơi, hoặc có chơi, sẽ tiếp tục chơi với (mạng) nước ngoài. Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết Cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành việc quy định mức tối thiểu và tối đa. Tuy nhiên, ông Hiển cũng nói nên giao Chính phủ quy định mức tối đa, tối thiểu trong từng thời kỳ để có sự phù hợp với thực tế. Đào Tuấn
Trước hết bạn cần xác định thực sự phần diện tích đất phát sinh đó có thuộc quyền sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh không? nếu phần đất đó không thuộc sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh thì bạn có thể xin chữ ký của các chủ sở hữu xung quanh xác nhận vào một văn bản về việc không có bất kỳ tranh chấp hay yêu cầu nào với phần đất dư ra đó. Sau khi hoàn tất các công việc trên thì có thể thực hiện việc hợp thức hóa, cụ thể như sau: Căn cứ theo khoản 5 Điều 98 Luật Đất Đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cần xác định xem ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không. Trường hợp ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Do đó, trong trường hợp này, áp dụng quy định tại Điều 24a Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). Căn cứ theo qui định trên thì để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì bạn cần phải tiến hành các thủ tục sau: 1. Đo đạc lại diện tích đất: - Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường xem xét trường hợp của bạn và tiến hành đo đạc lại vì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm cập nhật chỉnh lý hồ sơ đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê kiểm kê đất đai quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của ủy ban nhân dân xã, thị trấn tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra (đo đạc) thực tế theo lịch quy định đối với trường hợp đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích cho người dân được rõ lý do; Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất gồm: + Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu do Văn phòng đăng ký đất đai quy định); + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có. - Bước 2: Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một (01) bộ hồ sơ địa chính theo quy định. - Bước 3: Người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 2. Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận: Căn cứ: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. “1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có: a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng”.
Cách hợp pháp hóa giấy tờ mua nhà chưa công chứng
Hỏi: Vợ chồng tôi mới mua một mảnh đất của một người quen, đã thanh toán tiền xong, tuy nhiên do chưa nắm rõ quy định của pháp luật nên chúng tôi chỉ làm giấy viết tay mà không đi công chứng, chứng thực ở bất kỳ cơ quan nào cả. Hiện giờ tôi mang sổ đỏ đi sang tên thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trả lời là hồ sơ chưa hợp lệ. Nhưng vợ chồng tôi không thể ký hợp đồng công chứng với người bán đất được do họ đã chuyển đến một nơi xa và tôi cũng không còn liên lạc được với họ. Vậy tôi có cách nào để hợp pháp hóa giấy tờ này không? Trả lời: Quy định tại Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất buộc phải công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo về mặt hình thức, nếu hợp đồng không được công chứng, chứng thực thì hợp đồng này vô hiệu về hình thức. Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, ngoại trừ 2 trường hợp. Thứ nhất, giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Thứ hai, giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Đối với trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. Theo quy định trên, nếu trong trường hợp bạn đã có chứng từ/bằng chứng về việc thanh toán toàn bộ số tiền mua đất, bạn có thể có đơn yêu cầu gửi lên tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất để làm thủ tục yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng này là hợp đồng hợp pháp mà không cần thông qua thủ tục công chứng hay chứng thực. Luật sư Nguyễn Thanh Hà Theo PV (Đầu tư chứng khoán) Xem thêm: 1. 05 lưu ý về công chứng hợp đồng liên quan đến đất đai 2. Tổng hợp những loại hợp đồng/giấy tờ bắt buộc phải công chứng, chứng thực 3. Tổng hợp mức phí công chứng, chứng thực hiện hành 4. Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây
Có nên hợp pháp hóa mại dâm ở Việt Nam?
Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh & Xã hội, ước tính năm 2013 cả nước có gần 33.000 gái mại dâm. Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" có hiệu lực từ 28/12/2013, người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Người mua dâm sẽ bị phạt nặng hơn, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi lôi kéo người khác mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Từ những thông tin nêu trên có thể thấy: Việt Nam là một trong số nhiều nước trên Thế giới xác định “mại dâm” là một tệ nạn xã hội, quy định chế tài để hạn chế mại dâm. Điều này khá dễ hiểu khi chúng ta có thể đưa ra hàng loạt những tác hại, hệ lụy của mại dâm như: nguy cơ về bệnh truyền nhiễm; tác hại về sức khỏe cũng như tổn thương tinh thần cho người mại dâm; sự tác động tiêu cực lên văn hóa – xã hội; sự bạo hành và chà đạp lên phẩm giá con người; một điều kiện thuận lợi dẫn đến những tệ nạn khác như ma túy hay buôn bán người… Tuy nhiên, cũng có một số nước trên Thế giới đã hợp pháp hóa mại dâm như Hà Lan, Đức, Australia, Ấn Độ, Mexico, Argentina, bang Nevada-Mĩ hoặc Chính phủ lặng lẽ thừa nhận như trường hợp của Thái Lan. Lí giải cho điều này, một số ý kiến cho rằng: mại dâm là để giải tỏa nhu cầu bản năng cho nam giới, từ đó dẫn tới giảm thiểu số vụ hiếp dâm; hoặc nhu cầu tình dục là tự nhiên nên mại dâm luôn tồn tại, thay vì cấm thì hãy công nhận để có thể dễ dàng kiểm soát. Lí lẽ dần trở nên thuyết phục hơn theo cách biện luận rằng mại dâm cũng là một thỏa thuận dân sự, cũng mang tính tự nguyện, người mại dâm cũng “lao động” để nhận được thù lao; hợp pháp hóa mại dâm còn mang lại khoản thuế lớn cho nhà nước. Bởi vậy, trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày một hiện đại, cũng ngày một phức tạp thì việc nên hợp pháp hóa hay nên cấm mại dâm cần phải được suy xét triệt để, bao gồm cả trường hợp người mại dâm không phải giới tính nữ. Ý kiến của các bạn về vấn đề này thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Khi đề cập tới câu chuyện hợp pháp hóa “độ xe”, tôi nhận được cả đống lý do phản đối. Nào là gây nguy hiểm rồi hạ tầng giao thông ở Việt Nam chưa đủ điều kiện cho phép…. mà vui nhất là lý do “nhìn mấy cha đi xe độ thấy ghét”. Bạn ấy nói không phải không có lý. Tuy nhiên, tôi ngồi suy nghĩ theo chiều ngược lại và thử đưa ra một vài lý do nên hợp pháp hóa: Thứ nhất, “độ xe” có thể biến 1 đồng thành 10 đồng Một chiếc xe cũ bán không ai mua nhưng nếu được độ lại giá trị của nó có thể tăng gấp nhiều lần. Vậy sao chúng ta phải đợi cho nó đi vào bãi rác khó xử lý mà không hồi sinh nó? Thứ hai, hiện nay cấm nhưng vẫn không quản lý được Nếu hiểu một cách chính xác các quy định, việc độ những chi tiết bên ngoài của xe nếu xin phép vẫn được phép làm. Nhưng thực tế chúng ta vẫn hiểu là việc “độ xe” bị cấm như tự ý thay đổi màu sơn… Tuy nhiên, quy định pháp luật về vấn đề này vẫn khá mơ hồ và lõng lẻo. Đơn cử như Luật Giao thông đường bộ quy định “cấm thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định” nhưng làm sao biết được sau kiểm định họ làm gì? hay tại Nghị định 46 quy định về mức phạt vi phạm giao thông đường bộ quy định mức phạt kiểu “nhẹ tựa lông hồng” cho các vi phạm: + Phạt tiền từ 100 - 200.000 đồng đối với cá nhân và 200 - 400.000 đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô về hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với Giấy đăng ký xe. + Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy. Tâm lý của người Việt là càng cấm càng thích làm, vậy thì tại sao chúng ta không hợp pháp hóa? Ban hành quy định chi tiết, kiểm soát chặt chẽ “giới hạn” của việc độ xe và quản lý như một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo nguồn thu ngân sách. Bởi hiện nay các “lò độ” vẫn hoạt động như thường mà không có cơ chế nào để quản lý. Đó là một vài suy nghĩ của tôi, Rất mong nhận được chia sẻ từ mọi người!
Chính phủ chính thức đề nghị cho phép cá độ bóng đá
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng nay 14.8 vừa trình Ủy ban TVQH dự thảo nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Dẫn nguồn Bộ Công an, từ năm 2000 đến hết 2009, đã có 1254 vụ cá cược bất hợp pháp bị phát hiện. 8558 đối tượng bị bắt giữ. Chỉ riêng số tiền thu giữ đã hơn 200 tỷ và 2,5 triệu USD. “Có trận, có đối tượng cá độ hơn 300 ngàn USD. Có tổ chức đã nhận cược hơn 10 triệu USD”- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết. Ông cũng nhắc đến thực tế do chưa có khuôn khổ pháp lý cho việc kinh doanh đặt cược thể thao, việc cá độ đang tồn tại lén lút, ngoại tệ bị chuyển ra nước ngoài, phát sinh phức tạp… Hiện nay, theo Bộ trưởng Tài chính, 130 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đã cho phép kinh doanh đua ngựa, đua chó và bong đá quốc tế, thỏa mãn một phần nhu cầu của dân chúng, tạo nguồn thu phục vụ phúc lợi xã hội. Trong đó, hoạt động cá cược dựa trên kết quả thi đấu bóng đá quốc tế là phổ biến nhất. Theo tờ trình của Chính phủ trước mắt hoạt động cá cược thể thao sẽ được thí điểm bởi một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước để đảm bảo sự quản lý và tránh phát sinh phức tạp. Do đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh đua ngựa, đua chó cần có đề án và đủ điều kiện. Đối với đua ngựa, cần 1000 tỷ đồng. Đua chó 300 tỷ đồng. Đối với cá độ kết quả thể thao, điều kiện tài chính của DNNN là nguồn vốn cần ít nhất 500 tỷ. Theo dự thảo, nghị định Chính phủ quy định mức tối thiểu cho một lần chơi là 10 ngàn đồng và mức tối đa một người được chơi trong ngày là 1 triệu đồng. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, trong phát biểu sáng nay “đặt vấn đề”: (Dân) Mình chẳng giàu gì, nhưng đã là chơi thì phải để cho người ta chơi. Chứ giới hạn 10 ngàn, bằng tiền 2 mớ rau muống, tôi nghĩ người ta sẽ không chơi, hoặc có chơi, sẽ tiếp tục chơi với (mạng) nước ngoài. Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết Cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành việc quy định mức tối thiểu và tối đa. Tuy nhiên, ông Hiển cũng nói nên giao Chính phủ quy định mức tối đa, tối thiểu trong từng thời kỳ để có sự phù hợp với thực tế. Đào Tuấn