Nội dung Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Kiểm toán nhà nước
Hội nghị công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hội nghị) nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật. Theo đó đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan Kiểm toán nhà nước thì việc tổ chức hội nghị công chức, viên chức, người lao động được quy định tại Điều 13 Quyết định 1659/QĐ-KTNN năm 2024 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực từ 26/9/2024 như sau: Thời gian tổ chức Hội nghị - Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị. - Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị. Thành phần tham dự Hội nghị Thành phần dự Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định như sau: - Đối với Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước: Thủ trưởng Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước thống nhất với Công đoàn Kiểm toán nhà nước quyết định thành phần tham dự hội nghị. - Đối với Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước: thành phần hội nghị là toàn thể công chức, viên chức, người lao động của đơn vị. - Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nội dung của Hội nghị Nội dung của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bao gồm: - Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. - Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị. - Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm. - Tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua. - Thảo luận và quyết định các nội dung sau: + Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị. + Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định. + Nội dung Nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. + Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. - Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. - Thực hiện các nội dung về công khai thông tin; lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung sau: + Giải pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. + Kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị. + Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị. + Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị. + Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. + Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. + Việc bố trí, sắp xếp thời gian và nhân sự của các Đoàn, Tổ kiểm toán; các nội dung khác liên quan đến hoạt động kiểm toán được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của Kiểm toán nhà nước. + Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. + Dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị. + Dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có). + Các dự thảo Nội quy, Quy chế khác của cơ quan, đơn vị. + Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và Quy chế này. - Thực hiện các công việc khác theo quyết định của hội nghị. =>> Theo đó hiện nay Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan Kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện bao gồm những nội dung nêu trên.
Chế độ thanh toán cho báo cáo viên và người biên soạn tài liệu cho hội nghị?
Tại Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: "Điều 11. Nội dung chi tổ chức hội nghị ... 3. Chi thù lao và các khoản công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên đối với hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị. ... Điều 12. Mức chi tổ chức hội nghị 1. Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Thực hiện theo mức chi thù lao quy định đối với giảng viên, báo cáo viên tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức." Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: "Điều 5. Mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức: ... 2. Mức chi bồi dưỡng CBCC trong nước: Căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ bồi dưỡng CBCC được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi dự toán được phân bổ; cụ thể như sau: a) Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên: Tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học); ... Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp học do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định." Theo quy định nêu trên thì tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học) anh nhé. Phần thù lao soạn giáo án nếu là báo cáo viên thì sẽ nằm trong thù lao của báo cáo viên luôn anh nhé. Trường hợp thù lao biên soạn tài liệu riêng thì trong Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: "Điều 5. Mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức: ... l) Chi biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng mới; chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Căn cứ quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình quyết định mức chi cho phù hợp với từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng." Thông tư 123/2009/TT-BTC quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Tài chính ban hành hiện đã hết hiệu lực thì thực hiện theo Thông tư 76/2018/TT-BTC hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ở đây không có mức cụ thể mà phải thực hiện xây dựng theo Thông tư trên.
Người hưởng lương ngân cách nhà nước khi tham gia hội nghị có được nhận tiền không?
Luật sư cho em hỏi người hưởng lương ngân cách nhà nước khi tham gia hội nghị có được nhận tiền không?
Re:Tôi muốn tổ chức một hội thảo ?
Căn cứ vào Điều 3 của Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg quy định Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thì tổ chức hội thảo phải được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền như Thủ tướng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương tùy theo tính chất của hội nghị hội thảo quốc tế. "Điều 3. Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế 1. Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế sau: a) Hội nghị, hội thảo quốc tế cấp cao, thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế. b) Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước. 2. Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị trực thuộc, các tổ chức nước ngoài được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan, địa phương theo quy định hiện hành. 3. Các cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng." Trong trường hợp, đối với việc tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo mà không có yếu tố nước ngoài cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phép cho bạn là UBND cấp tỉnh và Sở liên quan tùy theo tính chất của sự kiện hội nghị đó sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể trong các Quyết định của UBND tỉnh. Ngoài ra, đối với các hội nghị, sự kiện được tổ chức tại địa phương: nếu sự kiện được tổ chức trên quy mô nhiều tỉnh, bạn cần xin cấp phép tại một tỉnh, sau đó trình Giấy phép đã xin ở tỉnh đó tại địa phương tổ chức sự kiện. Mỗi địa phương sẽ có những quy định riêng nên tốt nhất, bạn cần làm việc với cơ quan chức năng của đại phương đó để nắm rõ hơn những thủ tục cần làm.
Nội dung Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Kiểm toán nhà nước
Hội nghị công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hội nghị) nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật. Theo đó đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan Kiểm toán nhà nước thì việc tổ chức hội nghị công chức, viên chức, người lao động được quy định tại Điều 13 Quyết định 1659/QĐ-KTNN năm 2024 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực từ 26/9/2024 như sau: Thời gian tổ chức Hội nghị - Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị. - Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị. Thành phần tham dự Hội nghị Thành phần dự Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định như sau: - Đối với Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước: Thủ trưởng Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước thống nhất với Công đoàn Kiểm toán nhà nước quyết định thành phần tham dự hội nghị. - Đối với Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước: thành phần hội nghị là toàn thể công chức, viên chức, người lao động của đơn vị. - Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nội dung của Hội nghị Nội dung của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bao gồm: - Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. - Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị. - Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm. - Tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua. - Thảo luận và quyết định các nội dung sau: + Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị. + Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định. + Nội dung Nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. + Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. - Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. - Thực hiện các nội dung về công khai thông tin; lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung sau: + Giải pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. + Kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị. + Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị. + Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị. + Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. + Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. + Việc bố trí, sắp xếp thời gian và nhân sự của các Đoàn, Tổ kiểm toán; các nội dung khác liên quan đến hoạt động kiểm toán được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của Kiểm toán nhà nước. + Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. + Dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị. + Dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có). + Các dự thảo Nội quy, Quy chế khác của cơ quan, đơn vị. + Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và Quy chế này. - Thực hiện các công việc khác theo quyết định của hội nghị. =>> Theo đó hiện nay Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan Kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện bao gồm những nội dung nêu trên.
Chế độ thanh toán cho báo cáo viên và người biên soạn tài liệu cho hội nghị?
Tại Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: "Điều 11. Nội dung chi tổ chức hội nghị ... 3. Chi thù lao và các khoản công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên đối với hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị. ... Điều 12. Mức chi tổ chức hội nghị 1. Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Thực hiện theo mức chi thù lao quy định đối với giảng viên, báo cáo viên tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức." Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: "Điều 5. Mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức: ... 2. Mức chi bồi dưỡng CBCC trong nước: Căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ bồi dưỡng CBCC được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi dự toán được phân bổ; cụ thể như sau: a) Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên: Tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học); ... Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp học do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định." Theo quy định nêu trên thì tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học) anh nhé. Phần thù lao soạn giáo án nếu là báo cáo viên thì sẽ nằm trong thù lao của báo cáo viên luôn anh nhé. Trường hợp thù lao biên soạn tài liệu riêng thì trong Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: "Điều 5. Mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức: ... l) Chi biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng mới; chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Căn cứ quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình quyết định mức chi cho phù hợp với từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng." Thông tư 123/2009/TT-BTC quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Tài chính ban hành hiện đã hết hiệu lực thì thực hiện theo Thông tư 76/2018/TT-BTC hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ở đây không có mức cụ thể mà phải thực hiện xây dựng theo Thông tư trên.
Người hưởng lương ngân cách nhà nước khi tham gia hội nghị có được nhận tiền không?
Luật sư cho em hỏi người hưởng lương ngân cách nhà nước khi tham gia hội nghị có được nhận tiền không?
Re:Tôi muốn tổ chức một hội thảo ?
Căn cứ vào Điều 3 của Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg quy định Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thì tổ chức hội thảo phải được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền như Thủ tướng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương tùy theo tính chất của hội nghị hội thảo quốc tế. "Điều 3. Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế 1. Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế sau: a) Hội nghị, hội thảo quốc tế cấp cao, thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế. b) Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước. 2. Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị trực thuộc, các tổ chức nước ngoài được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan, địa phương theo quy định hiện hành. 3. Các cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng." Trong trường hợp, đối với việc tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo mà không có yếu tố nước ngoài cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phép cho bạn là UBND cấp tỉnh và Sở liên quan tùy theo tính chất của sự kiện hội nghị đó sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể trong các Quyết định của UBND tỉnh. Ngoài ra, đối với các hội nghị, sự kiện được tổ chức tại địa phương: nếu sự kiện được tổ chức trên quy mô nhiều tỉnh, bạn cần xin cấp phép tại một tỉnh, sau đó trình Giấy phép đã xin ở tỉnh đó tại địa phương tổ chức sự kiện. Mỗi địa phương sẽ có những quy định riêng nên tốt nhất, bạn cần làm việc với cơ quan chức năng của đại phương đó để nắm rõ hơn những thủ tục cần làm.