Tặng hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 có vi phạm pháp luật không?
Tặng hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 có vi phạm pháp luật không? Trường hợp làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền thì bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Tặng hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 có vi phạm pháp luật không? Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam thì hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật được hiểu là hành vi cố ý làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền Việt Nam. Theo đó, trường hợp sử dụng tiền thật để làm hoa tiền không cắt, hủy hoại và vẫn sử dụng tiền sau đó thì sẽ không vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp có hành vi cắt, xé dùng tiền để làm thành bó hoa thì có thể được xem như hành vi hủy hoại tiền và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền Việt Nam. (2) Tặng hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền thì bị xử phạt như thế nào? Hiện nay, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau: “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.” Theo đó, đối với trường hợp làm hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 mà cắt, xé,… dẫn đến việc tiền Việt Nam bị hủy hoại thì có thể có thể bị xử phạt từ 10 đến 15 triệu đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm trong trường hợp này còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm để giao cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có nêu rõ, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (3) Ngày 20/10 là Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đúng không? Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thống nhất các đoàn thể nhân dân, từ ngày 10-12/6/1976, Hội nghị Thống nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam toàn quốc được tổ chức. Theo đó, Hội nghị đã nhất trí quyết nghị thống nhất sự chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong cả nước trong một tổ chức là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội nghị cũng quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đến năm 2010, tại Thông báo 382-TB/TW năm 2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư đồng ý lấy ngày 20/10 hàng năm là ngày Phụ nữ Việt Nam. Theo đó, năm 2024 sẽ là dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 - 20/10/2024). Ngày 20/10/2024 sẽ rơi vào ngày Chủ nhật.
Ý nghĩa ngày 20/10? 2024 là bao nhiêu năm Ngày Phụ nữ Việt Nam?
Ngày 20/10 hằng năm là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Vậy ngày 20/10 có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Năm 2024 là bao nhiêu năm Ngày Phụ nữ Việt Nam? Ý nghĩa ngày 20/10? 2024 là bao nhiêu năm Ngày Phụ nữ Việt Nam? Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập vào ngày 20/10/1930, trong bối cảnh đất nước đang chịu sự áp bức của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giành độc lập và bình đẳng giới ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Phụ nữ Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, xã hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập nhằm tập hợp, đoàn kết phụ nữ trong cả nước, nâng cao vai trò của họ trong xã hội và đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập hội, với mục tiêu không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mà còn cho quyền lợi và sự phát triển của phụ nữ. Sau khi thành lập, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục và vận động phụ nữ tham gia vào các phong trào cách mạng, góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sau này là chống Mỹ. Trải qua các giai đoạn lịch sử, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển, mở rộng và nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không chỉ là tổ chức đại diện cho quyền lợi của phụ nữ mà còn là một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước. Qua nhiều thăng trầm của xã hội, các chị em phụ nữ luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam. Như vậy, ngày 20/10/1930 là ngày Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập và để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hàng năm làm ngày truyền thống của phụ nữ Việt Nam tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”. Đây cũng là dịp kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam. Năm 2024 là kỷ niệm 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), rơi vào Chủ nhật. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có những trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình? Theo Điều 53 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định về trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như sau: - Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 52 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022. - Tư vấn, tham gia hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; tổ chức thực hiện, kết nối, giới thiệu dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. - Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình. - Chủ trì, phối hợp tổ chức cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thuộc phạm vi quản lý; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. - Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em. - Phối hợp tổng hợp, báo cáo thống kê về phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Như vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng có một trách nhiệm khá lớn, đóng vai trò quan trọng trong phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam. Nhà nước có những chính sách gì trong phòng chống bạo lực gia đình? Theo Điều 6 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình như sau: - Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng. - Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình. - Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. - Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy, Nhà nước ta có các chính sách nhằm phòng chống bạo lực gia đình theo quy định trên.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có được đề nghị UBND khen thưởng trong việc hòa giải ở cơ sở không?
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có được đề nghị UBND khen thưởng trong việc hòa giải ở cơ sở không và chính sách của nhà nước về hòa giải cơ sở như thế nào? Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có được đề nghị UBND khen thưởng trong việc hòa giải ở cơ sở không? Theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN thì Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia hòa giải ở cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở, khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp trên khen thưởng khi tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm a và Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp ở địa phương mà nòng cốt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam hướng dẫn, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận làm hòa giải viên hoặc tham gia trực tiếp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở. Như vậy, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp trên khen thưởng khi tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Cơ quan nào sẽ xem xét quyết định khen thưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở khi có đề nghị của UBND cấp huyện? Theo nquy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như sau: - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh) hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương; - Biên soạn, hỗ trợ tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp huyện; hướng dẫn cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; - Tổng hợp, trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định; - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trong đó có hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở có bao gồm việc phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam không? Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 như sau: - Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác. Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác. - Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở. - Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Như vậy, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở bao gồm việc phát huy vai trò vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở, trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tóm lại, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp trên khen thưởng khi tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Tặng hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 có vi phạm pháp luật không?
Tặng hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 có vi phạm pháp luật không? Trường hợp làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền thì bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Tặng hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 có vi phạm pháp luật không? Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam thì hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật được hiểu là hành vi cố ý làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền Việt Nam. Theo đó, trường hợp sử dụng tiền thật để làm hoa tiền không cắt, hủy hoại và vẫn sử dụng tiền sau đó thì sẽ không vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp có hành vi cắt, xé dùng tiền để làm thành bó hoa thì có thể được xem như hành vi hủy hoại tiền và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền Việt Nam. (2) Tặng hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền thì bị xử phạt như thế nào? Hiện nay, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau: “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.” Theo đó, đối với trường hợp làm hoa bằng tiền thật nhân dịp 20/10 mà cắt, xé,… dẫn đến việc tiền Việt Nam bị hủy hoại thì có thể có thể bị xử phạt từ 10 đến 15 triệu đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm trong trường hợp này còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm để giao cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có nêu rõ, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (3) Ngày 20/10 là Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đúng không? Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thống nhất các đoàn thể nhân dân, từ ngày 10-12/6/1976, Hội nghị Thống nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam toàn quốc được tổ chức. Theo đó, Hội nghị đã nhất trí quyết nghị thống nhất sự chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong cả nước trong một tổ chức là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội nghị cũng quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đến năm 2010, tại Thông báo 382-TB/TW năm 2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư đồng ý lấy ngày 20/10 hàng năm là ngày Phụ nữ Việt Nam. Theo đó, năm 2024 sẽ là dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 - 20/10/2024). Ngày 20/10/2024 sẽ rơi vào ngày Chủ nhật.
Ý nghĩa ngày 20/10? 2024 là bao nhiêu năm Ngày Phụ nữ Việt Nam?
Ngày 20/10 hằng năm là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Vậy ngày 20/10 có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Năm 2024 là bao nhiêu năm Ngày Phụ nữ Việt Nam? Ý nghĩa ngày 20/10? 2024 là bao nhiêu năm Ngày Phụ nữ Việt Nam? Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập vào ngày 20/10/1930, trong bối cảnh đất nước đang chịu sự áp bức của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giành độc lập và bình đẳng giới ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Phụ nữ Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, xã hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập nhằm tập hợp, đoàn kết phụ nữ trong cả nước, nâng cao vai trò của họ trong xã hội và đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập hội, với mục tiêu không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mà còn cho quyền lợi và sự phát triển của phụ nữ. Sau khi thành lập, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục và vận động phụ nữ tham gia vào các phong trào cách mạng, góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sau này là chống Mỹ. Trải qua các giai đoạn lịch sử, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển, mở rộng và nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không chỉ là tổ chức đại diện cho quyền lợi của phụ nữ mà còn là một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước. Qua nhiều thăng trầm của xã hội, các chị em phụ nữ luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam. Như vậy, ngày 20/10/1930 là ngày Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập và để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hàng năm làm ngày truyền thống của phụ nữ Việt Nam tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”. Đây cũng là dịp kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam. Năm 2024 là kỷ niệm 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), rơi vào Chủ nhật. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có những trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình? Theo Điều 53 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định về trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như sau: - Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 52 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022. - Tư vấn, tham gia hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; tổ chức thực hiện, kết nối, giới thiệu dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. - Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình. - Chủ trì, phối hợp tổ chức cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thuộc phạm vi quản lý; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. - Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em. - Phối hợp tổng hợp, báo cáo thống kê về phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Như vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng có một trách nhiệm khá lớn, đóng vai trò quan trọng trong phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam. Nhà nước có những chính sách gì trong phòng chống bạo lực gia đình? Theo Điều 6 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình như sau: - Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng. - Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình. - Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. - Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy, Nhà nước ta có các chính sách nhằm phòng chống bạo lực gia đình theo quy định trên.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có được đề nghị UBND khen thưởng trong việc hòa giải ở cơ sở không?
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có được đề nghị UBND khen thưởng trong việc hòa giải ở cơ sở không và chính sách của nhà nước về hòa giải cơ sở như thế nào? Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có được đề nghị UBND khen thưởng trong việc hòa giải ở cơ sở không? Theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN thì Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia hòa giải ở cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở, khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp trên khen thưởng khi tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm a và Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp ở địa phương mà nòng cốt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam hướng dẫn, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận làm hòa giải viên hoặc tham gia trực tiếp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở. Như vậy, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp trên khen thưởng khi tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Cơ quan nào sẽ xem xét quyết định khen thưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở khi có đề nghị của UBND cấp huyện? Theo nquy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như sau: - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh) hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương; - Biên soạn, hỗ trợ tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp huyện; hướng dẫn cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; - Tổng hợp, trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định; - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trong đó có hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở có bao gồm việc phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam không? Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 như sau: - Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác. Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác. - Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở. - Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Như vậy, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở bao gồm việc phát huy vai trò vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở, trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tóm lại, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp trên khen thưởng khi tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.