Tải mẫu đơn xin việc file word đơn giản? Hồ sơ xin việc bao gồm những gì?
Đơn xin việc là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin việc, giúp ứng viên thể hiện nguyện vọng và sự quan tâm đến vị trí đang ứng tuyển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn xin việc file word đơn giản mà vẫn đầy đủ nhất. Tải mẫu đơn xin việc file word đơn giản? Theo quy định pháp luật hiện hành thì không bắt buộc phải có đơn xin việc khi ứng viên ứng tuyển vào một vị trí nào đó tại công ty, cơ quan làm việc. Tuy nhiên thực tế, một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu đơn xin việc như một phần của hồ sơ xin việc, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc các nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ. Đơn xin việc thường là cơ hội để ứng viên nêu rõ về bản thân, lý do tại sao họ phù hợp với vị trí ứng tuyển, giúp gia tăng khả năng được chọn. Tham khảo mẫu đơn xin việc file word đơn giản, đầy đủ: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/8/27/mau-don-xin-viec.doc Hồ sơ xin việc bao gồm những gì? Quy định hiện hành cũng không bắt buộc những thành phần trong hồ sơ xin việc phải có những gì. Tuy nhiên, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu thành phần hồ sơ xin việc như sau: - 01 sơ yếu lý lịch tự thuật (có công chứng) - 01 đơn xin việc (đánh máy hoặc viết tay) - 01 bản CV cá nhân (tự thiết kế hoặc tham khảo mẫu) - 01 bản sao CMND/CCCD, giấy khai sinh (có công chứng) - 01 bản sao sổ hộ khẩu/giấy xác nhận thông tin về cư trú (có công chứng) - 01 các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến công việc ứng tuyển/ - 01 giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng gần nhất. - 03-04 ảnh chân dung kích thước 4x6 hoặc 3x4 (tùy theo yêu cầu của công ty). Sở dĩ, nhà tuyển dụng có các yêu cầu trên bởi lẽ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau: - Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. - Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Như vậy, việc nhà tuyển dụng yêu cầu các giấy tờ trong hồ sơ xin việc nêu trên là hợp lý bởi lẽ người lao động phải cung cấp các thông tin đó khi giao kết hợp đồng, ngoài ra người lao động cũng được quyền yêu cầu nhà tuyển dụng (người sử dụng lao động) cung cấp các thông tin theo quy định trên. Có bắt buộc người lao động phải thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức không? Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và các nội dung sau: + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động + Công việc và địa điểm làm việc + Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật. + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định không thử việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng, đối với hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên không bắt buộc phải có thời gian thử việc mà sẽ tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Có được yêu cầu người lao động nộp giấy khám sức khỏe khi nhận việc?
Khi giao kết hợp đồng lao động người lao động cần cung cấp thông tin chứng minh về tình trạng sức khỏe cho người sử dụng lao động. Có phải nộp giấy khám sức khỏe khi giao kết hợp đồng lao động không? Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì khi giao kết hợp đồng lao động người lao động phải cung cấp các thông tin cho người sử dụng lao động gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Theo đó, khi tới nhận việc người lao động thông thường người sử dụng lao động sẽ yêu cầu phải nộp các giấy tờ: - Đơn xin việc, Căn cước công dân, Sơ yếu lý lịch có chứng thực (theo đó sẽ xác định được các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính); - Xác nhận thông tin về cư trú (xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại của người lao động); - Bản sao bằng cấp có chứng thực (xác nhận về trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề của người lao động) - Giấy khám sức khỏe còn thời hạn (xác nhận tình trạng sức khỏe để biết được người lao động có đủ sức khỏe để làm việc hay không); - Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu thì sẽ tùy theo người sử lao động ví dụ như giấy xác nhận dân sự. Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động thì người lao động phải cung cấp giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp cho người sử dụng lao động. Việc khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Công ty có phải cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng lao động? Tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 thì khi giao kết hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động các thông tin liên quan về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con thì trong nội dung của hợp đồng lao động bắt buộc phải có nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động bắt buộc phải cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng như các thông tin khác theo quy định nêu trên. Lưu ý là khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động không được phép giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động cũng như yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Người lao động cần nắm bắt được các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
Hồ sơ dự tuyển lao động của người lao động gồm những gì?
Hiện nay quy định về hồ sơ dự tuyển lao động hay hồ sơ xin việc của người lao động gồm những gì? Hồ sơ xin việc có bắt buộc có giấy khám sức khỏe? Tại Khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có trách nhiệm phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Như vậy, ở đây tùy theo yêu cầu của người sử dụng lao động nhưng thông thường sẽ yêu cầu những nội dung sau: - Đơn xin việc (trước đây tại Nghị định 03/2014/NĐ-CP có nêu về Phiếu đăng ký dự tuyển lao động trong đó có thể hiện đầy đủ thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, quá trinh đào tạo, quá trình làm việc, kỹ năng). - CV xin việc (hồ sơ năng lực, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên); - Sơ yếu lý lịch có chứng thực: Sơ yếu lý lịch là tóm tắt những thông tin cá nhân của người khai sơ yếu lý lịch: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin gia đình, bằng cấp,… giúp người tuyển dụng nắm rõ hơn các thông tin của ứng viên. - Bản sao bằng cấp (có chứng thực hoặc không tùy theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng) như bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học... tùy theo từng vị trí tuyển dụng yêu cầu cung cấp bằng cấp gì thì cung cấp bảng sao của bằng cấp, chứng chỉ đó; - Bản sao CMND/CCCD có chứng thực, Giấy xác nhận thông tin cư trú; - Giấy khám sức khỏe (thời hạn sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng lao động - thông thường sẽ yêu cầu là 06 tháng) - Ảnh chân dung (3x4 hoặc 4x6) Như vậy, trong trách nhiệm cung cấp thông tin thì người lao động phải cung cấp cho người sử dụng lao động về tình trạng sức khỏe. Có được giữ giấy văn bằng gốc của người lao động? Tại Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 thì Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, còn đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi. Đồng thời, buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động. Giấy tờ trong hồ sơ xin việc có yêu cầu công chứng, chứng thực? Hiện tại trong quy định của pháp luật lao động không quy định cụ thể về vấn đề này. Tùy theo đơn vị có thể nộp hồ sơ là các giấy tờ photo hoặc bắt buộc phải nộp hồ sơ có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc đảm bảo thông tin chính xác rất quan trọng vì nó liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội cùng các thủ tục khác liên quan đến thực hiện hợp đồng. Thông thường, người sử dụng lao động sẽ yêu cầu người lao động cung cấp các giấy tờ có công chứng, chứng thực sau: - Sơ yếu lý lịch. - Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; - Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan.
Người lao động làm giả hồ sơ xin việc bị xử lý thế nào?
Theo Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau: “Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động 1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. 2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu” Theo đó, người lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách trung thực cho người sử dụng lao động trước khi ký hợp đồng lao động. Trường hợp cung cấp thông tin không đúng sự thật, làm giả sơ xin việc, người lao động sẽ có thể phải đối mặt với những vấn đề sau: Bị xử lý kỷ luật lao động nếu thông tin được cung cấp sai sự thật nhưng không quá ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và thuộc một trong các hành vi vi phạm nội quy lao động đã được công ty quy định. Trường hợp này, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các hình thức kỷ luật được quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 như sau: “Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động 1. Khiển trách. 2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng. 3. Cách chức. 4. Sa thải.” Theo điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau: “1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này; đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.” Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng. Tuy nhiên, để chấm dứt hợp đồng lao động theo lý do này, công ty vẫn cần báo trước cho người lao động biết theo thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 như sau: “2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.” Bị phạt vi phạm hành chính Nếu người lao động có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao hồ sơ thì sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Về chế độ bảo hiểm, theo điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.
Xác nhận khống trong hồ sơ xin việc có bị xử lý hình sự
Chào các bác ạ, em có thắc mắc đôi chút Để được đi học lớp chứng chỉ ở Đại học Y Dược về laser yêu cầu phải làm phòng khám đa khoa ít nhất 5 năm. Vì có quen biết với nhau nên giám đốc A của phòng khámn đa khoa tư nhân đã xác nhận khống cho B là đã công tác cho phòng khám là 10 năm trong sơ yếu lý lịch tự thuật B gửi cho Đại học Y Dược. Vậy giám đốc A có vi phạm pháp luật không? Nếu có là tội gì? (Em đang suy nghĩ về việc giám đốc A sẽ phạm tội làm giả tài liệu cơ quan tổ chức hoặc giả mạo trong công tác? ) Rất mong các bác tham gia đóng góp ý kiến cho em ạ
Giấy CMND của em bị lem hình có làm được hồ sơ xin việc không?
Giấy chứng minh nhân dân của em bị lem hình có làm được hồ sơ xin việc làm được không
Lạm dụng hồ sơ xin việc để lừa đảo?
Kính Gửi Luật Sư! Tôi được đọc qua bài viết về việc bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hồ sơ xin việc, và lạm dụng nó để chiếm đoạt tài sản các công ty gây ảnh hưởng đến bản thân. Và cùng một vài thắc mắc nên tôi viết bài thảo luận này mong được giải đáp. Nếu bị đối tượng lừa đảo hồ sơ photo công chứng đầy đủ từ chính quyền địa phương, vậy đối tượng đó có thể dùng để vay tín dụng ngân hàng, tín dụng đen, lừa đảo công ty không? Thứ hai là tôi dùng 2 hồ sơ công chứng nộp do nhà tuyển dụng, nhưng phỏng vấn và trúng tuyển 1, chỗ còn lại tôi không thu lại hồ sơ, vậy có thể có bị đối tượng quản lý tuyển dụng (loại hình kinh doanh quán nhậu, karaoke) lạm dụng hồ sơ không? Do tôi thiếu hiểu biết về vấn đề này, và nghe được rằng hồ sơ xin việc có thể bị lạm dụng vì hồ sơ công chứng có pháp lý như bản gốc. Mong được giải đáp từ luật sư. Xin cảm ơn!
Làm sao xin việc khi bị mất bằng tốt nghiệp cấp 3 ?
Chào mọi người. Cho em hỏi là em bị mất bản gốc bằng tốt nghiệp cấp 3, nhưng khi đi xin việc họ đòi phải có bằng tốt nghiệp photo công chứng, nhưng theo em biết muốn photo công chứng phải có bản gốc mà luật thì không cấp lại bản gốc chỉ cấp lại bản sao. Vậy trong trường hợp này làm cách nào để có photo công chứng bằng tốt nghiệp cấp 3 ạ ? Em xin cảm ơn.
Hồ sơ xin việc khi đang chờ cấp bằng tốt nghiệp cấp 3
Chào luật sư ạ! Luật sư cho em hỏi tạm thời em chưa có bằng tốt nghiệp cấp 3 (tháng 4 trường cấp 3 của em mới cho nhận ạ), nhưng hồ sơ làm công nhân lao động của em cần bằng cấp 3 photo công chứng em phải làm sao ạ!? Em cảm ơn luật sư!!!
Hồ sơ xin việc vẫn còn trong công ty đa cấp
Thưa luật sư! Em xin việc phải 1 công ty đa cấp, khi phát hiện ra thì em đã xin thôi và đòi lại bộ hồ sơ(đã công chứng). Nhưng người ở đó nói là bộ hồ sơ đã gửi về trụ sở chính, em đề nghị họ hủy bộ hồ sơ đi. Liệu nếu như bộ hồ sơ công chứng thì có bị mang đi làm thẻ ghi nợ hay vay tiền hoặc làm việc phạm pháp không ạ? Và nếu như có thì em có phải trả số tiền nợ đó không ạ? Cảm ơn và mong luật sư giải đáp ạ!
Chấm dứt HĐLĐ vậy công ty có phải trả lại hồ sơ xin việc của người lao động?
Mình có một số vấn đề liên quan đến việc trả hồ sơ, giấy tờ khi người lao động nghỉ việc. Cụ thể: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012: "Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động … 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. ..." Hiện nay, có quy định về việc người sử dụng lao động phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Những giấy tờ khác ở đây là gì thì pháp luật không có quy định, có bao gồm hồ sơ tuyển dụng ban đầu hay không? Nếu như giấy tờ khác ở đây có bao gồm hồ sơ tuyển dụng thì bắt buộc phải trả, nếu không trả sẽ bị xử phạt. Tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP có đề cập trong trường hợp nếu như trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu. Do không có quy định cụ thể những giấy tờ này nên mình chưa biết là có bắt buộc phải trả hay không? Không biết là có bạn nào có thông tin về vấn đề này không? Chia sẻ cho mình biết thêm thông tin nhé. Cám ơn các bạn nhiều.
Có được yêu cầu Công ty trả lại hồ sơ xin việc khi nghỉ việc?
nhân viên thử việc sau 02 tháng không đạt thì tự nộp đơn xin nghỉ, bắt công ty phải trả lại hồ sơ xin việc theo điều 47 bộ luật lao động. Công ty không giữ bất kỳ hồ sơ gốc nào của người lao động. Công ty phải giữ hồ sơ vì người lao động có tên trên bảng lương. Cty đã giải thích vậy mà người lao động không chịu?
Tải mẫu đơn xin việc file word đơn giản? Hồ sơ xin việc bao gồm những gì?
Đơn xin việc là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin việc, giúp ứng viên thể hiện nguyện vọng và sự quan tâm đến vị trí đang ứng tuyển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn xin việc file word đơn giản mà vẫn đầy đủ nhất. Tải mẫu đơn xin việc file word đơn giản? Theo quy định pháp luật hiện hành thì không bắt buộc phải có đơn xin việc khi ứng viên ứng tuyển vào một vị trí nào đó tại công ty, cơ quan làm việc. Tuy nhiên thực tế, một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu đơn xin việc như một phần của hồ sơ xin việc, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc các nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ. Đơn xin việc thường là cơ hội để ứng viên nêu rõ về bản thân, lý do tại sao họ phù hợp với vị trí ứng tuyển, giúp gia tăng khả năng được chọn. Tham khảo mẫu đơn xin việc file word đơn giản, đầy đủ: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/8/27/mau-don-xin-viec.doc Hồ sơ xin việc bao gồm những gì? Quy định hiện hành cũng không bắt buộc những thành phần trong hồ sơ xin việc phải có những gì. Tuy nhiên, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu thành phần hồ sơ xin việc như sau: - 01 sơ yếu lý lịch tự thuật (có công chứng) - 01 đơn xin việc (đánh máy hoặc viết tay) - 01 bản CV cá nhân (tự thiết kế hoặc tham khảo mẫu) - 01 bản sao CMND/CCCD, giấy khai sinh (có công chứng) - 01 bản sao sổ hộ khẩu/giấy xác nhận thông tin về cư trú (có công chứng) - 01 các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến công việc ứng tuyển/ - 01 giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng gần nhất. - 03-04 ảnh chân dung kích thước 4x6 hoặc 3x4 (tùy theo yêu cầu của công ty). Sở dĩ, nhà tuyển dụng có các yêu cầu trên bởi lẽ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau: - Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. - Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Như vậy, việc nhà tuyển dụng yêu cầu các giấy tờ trong hồ sơ xin việc nêu trên là hợp lý bởi lẽ người lao động phải cung cấp các thông tin đó khi giao kết hợp đồng, ngoài ra người lao động cũng được quyền yêu cầu nhà tuyển dụng (người sử dụng lao động) cung cấp các thông tin theo quy định trên. Có bắt buộc người lao động phải thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức không? Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và các nội dung sau: + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động + Công việc và địa điểm làm việc + Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật. + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định không thử việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng, đối với hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên không bắt buộc phải có thời gian thử việc mà sẽ tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Có được yêu cầu người lao động nộp giấy khám sức khỏe khi nhận việc?
Khi giao kết hợp đồng lao động người lao động cần cung cấp thông tin chứng minh về tình trạng sức khỏe cho người sử dụng lao động. Có phải nộp giấy khám sức khỏe khi giao kết hợp đồng lao động không? Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì khi giao kết hợp đồng lao động người lao động phải cung cấp các thông tin cho người sử dụng lao động gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Theo đó, khi tới nhận việc người lao động thông thường người sử dụng lao động sẽ yêu cầu phải nộp các giấy tờ: - Đơn xin việc, Căn cước công dân, Sơ yếu lý lịch có chứng thực (theo đó sẽ xác định được các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính); - Xác nhận thông tin về cư trú (xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại của người lao động); - Bản sao bằng cấp có chứng thực (xác nhận về trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề của người lao động) - Giấy khám sức khỏe còn thời hạn (xác nhận tình trạng sức khỏe để biết được người lao động có đủ sức khỏe để làm việc hay không); - Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu thì sẽ tùy theo người sử lao động ví dụ như giấy xác nhận dân sự. Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động thì người lao động phải cung cấp giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp cho người sử dụng lao động. Việc khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Công ty có phải cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng lao động? Tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 thì khi giao kết hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động các thông tin liên quan về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con thì trong nội dung của hợp đồng lao động bắt buộc phải có nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động bắt buộc phải cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng như các thông tin khác theo quy định nêu trên. Lưu ý là khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động không được phép giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động cũng như yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Người lao động cần nắm bắt được các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
Hồ sơ dự tuyển lao động của người lao động gồm những gì?
Hiện nay quy định về hồ sơ dự tuyển lao động hay hồ sơ xin việc của người lao động gồm những gì? Hồ sơ xin việc có bắt buộc có giấy khám sức khỏe? Tại Khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có trách nhiệm phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Như vậy, ở đây tùy theo yêu cầu của người sử dụng lao động nhưng thông thường sẽ yêu cầu những nội dung sau: - Đơn xin việc (trước đây tại Nghị định 03/2014/NĐ-CP có nêu về Phiếu đăng ký dự tuyển lao động trong đó có thể hiện đầy đủ thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, quá trinh đào tạo, quá trình làm việc, kỹ năng). - CV xin việc (hồ sơ năng lực, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên); - Sơ yếu lý lịch có chứng thực: Sơ yếu lý lịch là tóm tắt những thông tin cá nhân của người khai sơ yếu lý lịch: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin gia đình, bằng cấp,… giúp người tuyển dụng nắm rõ hơn các thông tin của ứng viên. - Bản sao bằng cấp (có chứng thực hoặc không tùy theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng) như bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học... tùy theo từng vị trí tuyển dụng yêu cầu cung cấp bằng cấp gì thì cung cấp bảng sao của bằng cấp, chứng chỉ đó; - Bản sao CMND/CCCD có chứng thực, Giấy xác nhận thông tin cư trú; - Giấy khám sức khỏe (thời hạn sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng lao động - thông thường sẽ yêu cầu là 06 tháng) - Ảnh chân dung (3x4 hoặc 4x6) Như vậy, trong trách nhiệm cung cấp thông tin thì người lao động phải cung cấp cho người sử dụng lao động về tình trạng sức khỏe. Có được giữ giấy văn bằng gốc của người lao động? Tại Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 thì Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, còn đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi. Đồng thời, buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động. Giấy tờ trong hồ sơ xin việc có yêu cầu công chứng, chứng thực? Hiện tại trong quy định của pháp luật lao động không quy định cụ thể về vấn đề này. Tùy theo đơn vị có thể nộp hồ sơ là các giấy tờ photo hoặc bắt buộc phải nộp hồ sơ có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc đảm bảo thông tin chính xác rất quan trọng vì nó liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội cùng các thủ tục khác liên quan đến thực hiện hợp đồng. Thông thường, người sử dụng lao động sẽ yêu cầu người lao động cung cấp các giấy tờ có công chứng, chứng thực sau: - Sơ yếu lý lịch. - Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; - Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan.
Người lao động làm giả hồ sơ xin việc bị xử lý thế nào?
Theo Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau: “Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động 1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. 2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu” Theo đó, người lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách trung thực cho người sử dụng lao động trước khi ký hợp đồng lao động. Trường hợp cung cấp thông tin không đúng sự thật, làm giả sơ xin việc, người lao động sẽ có thể phải đối mặt với những vấn đề sau: Bị xử lý kỷ luật lao động nếu thông tin được cung cấp sai sự thật nhưng không quá ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và thuộc một trong các hành vi vi phạm nội quy lao động đã được công ty quy định. Trường hợp này, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các hình thức kỷ luật được quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 như sau: “Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động 1. Khiển trách. 2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng. 3. Cách chức. 4. Sa thải.” Theo điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau: “1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này; đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.” Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng. Tuy nhiên, để chấm dứt hợp đồng lao động theo lý do này, công ty vẫn cần báo trước cho người lao động biết theo thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 như sau: “2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.” Bị phạt vi phạm hành chính Nếu người lao động có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao hồ sơ thì sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Về chế độ bảo hiểm, theo điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.
Xác nhận khống trong hồ sơ xin việc có bị xử lý hình sự
Chào các bác ạ, em có thắc mắc đôi chút Để được đi học lớp chứng chỉ ở Đại học Y Dược về laser yêu cầu phải làm phòng khám đa khoa ít nhất 5 năm. Vì có quen biết với nhau nên giám đốc A của phòng khámn đa khoa tư nhân đã xác nhận khống cho B là đã công tác cho phòng khám là 10 năm trong sơ yếu lý lịch tự thuật B gửi cho Đại học Y Dược. Vậy giám đốc A có vi phạm pháp luật không? Nếu có là tội gì? (Em đang suy nghĩ về việc giám đốc A sẽ phạm tội làm giả tài liệu cơ quan tổ chức hoặc giả mạo trong công tác? ) Rất mong các bác tham gia đóng góp ý kiến cho em ạ
Giấy CMND của em bị lem hình có làm được hồ sơ xin việc không?
Giấy chứng minh nhân dân của em bị lem hình có làm được hồ sơ xin việc làm được không
Lạm dụng hồ sơ xin việc để lừa đảo?
Kính Gửi Luật Sư! Tôi được đọc qua bài viết về việc bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hồ sơ xin việc, và lạm dụng nó để chiếm đoạt tài sản các công ty gây ảnh hưởng đến bản thân. Và cùng một vài thắc mắc nên tôi viết bài thảo luận này mong được giải đáp. Nếu bị đối tượng lừa đảo hồ sơ photo công chứng đầy đủ từ chính quyền địa phương, vậy đối tượng đó có thể dùng để vay tín dụng ngân hàng, tín dụng đen, lừa đảo công ty không? Thứ hai là tôi dùng 2 hồ sơ công chứng nộp do nhà tuyển dụng, nhưng phỏng vấn và trúng tuyển 1, chỗ còn lại tôi không thu lại hồ sơ, vậy có thể có bị đối tượng quản lý tuyển dụng (loại hình kinh doanh quán nhậu, karaoke) lạm dụng hồ sơ không? Do tôi thiếu hiểu biết về vấn đề này, và nghe được rằng hồ sơ xin việc có thể bị lạm dụng vì hồ sơ công chứng có pháp lý như bản gốc. Mong được giải đáp từ luật sư. Xin cảm ơn!
Làm sao xin việc khi bị mất bằng tốt nghiệp cấp 3 ?
Chào mọi người. Cho em hỏi là em bị mất bản gốc bằng tốt nghiệp cấp 3, nhưng khi đi xin việc họ đòi phải có bằng tốt nghiệp photo công chứng, nhưng theo em biết muốn photo công chứng phải có bản gốc mà luật thì không cấp lại bản gốc chỉ cấp lại bản sao. Vậy trong trường hợp này làm cách nào để có photo công chứng bằng tốt nghiệp cấp 3 ạ ? Em xin cảm ơn.
Hồ sơ xin việc khi đang chờ cấp bằng tốt nghiệp cấp 3
Chào luật sư ạ! Luật sư cho em hỏi tạm thời em chưa có bằng tốt nghiệp cấp 3 (tháng 4 trường cấp 3 của em mới cho nhận ạ), nhưng hồ sơ làm công nhân lao động của em cần bằng cấp 3 photo công chứng em phải làm sao ạ!? Em cảm ơn luật sư!!!
Hồ sơ xin việc vẫn còn trong công ty đa cấp
Thưa luật sư! Em xin việc phải 1 công ty đa cấp, khi phát hiện ra thì em đã xin thôi và đòi lại bộ hồ sơ(đã công chứng). Nhưng người ở đó nói là bộ hồ sơ đã gửi về trụ sở chính, em đề nghị họ hủy bộ hồ sơ đi. Liệu nếu như bộ hồ sơ công chứng thì có bị mang đi làm thẻ ghi nợ hay vay tiền hoặc làm việc phạm pháp không ạ? Và nếu như có thì em có phải trả số tiền nợ đó không ạ? Cảm ơn và mong luật sư giải đáp ạ!
Chấm dứt HĐLĐ vậy công ty có phải trả lại hồ sơ xin việc của người lao động?
Mình có một số vấn đề liên quan đến việc trả hồ sơ, giấy tờ khi người lao động nghỉ việc. Cụ thể: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012: "Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động … 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. ..." Hiện nay, có quy định về việc người sử dụng lao động phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Những giấy tờ khác ở đây là gì thì pháp luật không có quy định, có bao gồm hồ sơ tuyển dụng ban đầu hay không? Nếu như giấy tờ khác ở đây có bao gồm hồ sơ tuyển dụng thì bắt buộc phải trả, nếu không trả sẽ bị xử phạt. Tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP có đề cập trong trường hợp nếu như trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu. Do không có quy định cụ thể những giấy tờ này nên mình chưa biết là có bắt buộc phải trả hay không? Không biết là có bạn nào có thông tin về vấn đề này không? Chia sẻ cho mình biết thêm thông tin nhé. Cám ơn các bạn nhiều.
Có được yêu cầu Công ty trả lại hồ sơ xin việc khi nghỉ việc?
nhân viên thử việc sau 02 tháng không đạt thì tự nộp đơn xin nghỉ, bắt công ty phải trả lại hồ sơ xin việc theo điều 47 bộ luật lao động. Công ty không giữ bất kỳ hồ sơ gốc nào của người lao động. Công ty phải giữ hồ sơ vì người lao động có tên trên bảng lương. Cty đã giải thích vậy mà người lao động không chịu?