Xử phạt người đi bộ: khó chỗ nào mà không triển khai sớm?
Hôm nay 01/02/2016, chính thức áp dụng xử phạt vi phạm giao thông đối với người đi bộ. Không rõ quy định này áp dụng từ văn bản nào mà mình kiếm không thấy, chỉ thấy báo đưa tin theo thông tin từ Phòng CSGT đường bộ - đường sắt PC67 – Công an Hà Nội. Cũng tưởng là quy định mới nhưng thử lục lọi trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ - đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2014 thì đã có quy định này: Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. 2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy. 3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Hơn nữa, tại Quy định điều khoản chuyển tiếp tại Nghị định 171 cũng không hề nói đến việc sẽ áp dụng xử phạt vi phạm giao thông đối với người đi bộ sau ngày 01/01/2014. Việc đưa ra quy định này trước đây đã nhận được nhiều sự phản đối của dân tình về việc thực thi, nhưng các cơ quan địa phương lại không có văn bản chính thức hay ngay cả cơ quan trung ương cũng không có văn bản chỉ đạo dừng thực hiện quy định này. Thực tế, việc xử phạt vi phạm giao thông với người đi bộ được đưa ra là hoàn toàn hợp lý và không có lý do gì mà không thực thi ngay mà phải đợi đến hôm nay 01/02/2016. Thừa nhận rằng các nhà làm luật cần phải thực tế, phải lắng nghe ý dân, nhưng lắng nghe cũng phải có chọn lọc chứ cái gì cũng nghe theo thì như đẽo cày giữa đường. Thử dạo quanh một vòng các nước lân cận Việt Nam, thấy ý thức giao thông của các nước hơn hẳn dân mình, từ người đi bộ đến người đi xe máy, ô tô. Chấp hành giao thông thì phải chấp hành ngay cả từ những việc nhỏ chứ đâu chỉ đợi đến khi lái xe máy, xe ô tô mới chấp hành?
Ngày 15/10/2014, Bộ Công an ban hành Thông tư 45/2014/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, thời hạn chung đối với tất cả các trường hợp ra quyết định xử phạt là 07 ngày, kể từ ngày lập biển bản, trừ những trường hợp kéo dài hoặc gia hạn thời gian ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp chưa đến ngày hẹn giải quyết, nếu người vi phạm đến trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt và đề nghị được thi hành quyết định xử phạt, thì người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét hồ sơ vụ vi phạm, nếu đã rõ ràng, không cần xác minh thêm, thì tiến hành ra quyết định xử phạt. Ngoài ra, Thông tư còn quy định những trường hợp chở vượt quá quy định nhưng không bị xử phạt, cụ thể như sau: - Xe đến 9 chỗ ngồi: Chở quá 1 người; - Xe từ 10 – 15 chỗ ngồi: Chở quá 2 người; - Xe từ 16 – 30 chỗ ngồi: Chở quá 3 người; - Xe trên 30 chỗ ngồi: Chở quá 4 người.
Xử phạt người đi bộ: khó chỗ nào mà không triển khai sớm?
Hôm nay 01/02/2016, chính thức áp dụng xử phạt vi phạm giao thông đối với người đi bộ. Không rõ quy định này áp dụng từ văn bản nào mà mình kiếm không thấy, chỉ thấy báo đưa tin theo thông tin từ Phòng CSGT đường bộ - đường sắt PC67 – Công an Hà Nội. Cũng tưởng là quy định mới nhưng thử lục lọi trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ - đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2014 thì đã có quy định này: Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. 2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy. 3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Hơn nữa, tại Quy định điều khoản chuyển tiếp tại Nghị định 171 cũng không hề nói đến việc sẽ áp dụng xử phạt vi phạm giao thông đối với người đi bộ sau ngày 01/01/2014. Việc đưa ra quy định này trước đây đã nhận được nhiều sự phản đối của dân tình về việc thực thi, nhưng các cơ quan địa phương lại không có văn bản chính thức hay ngay cả cơ quan trung ương cũng không có văn bản chỉ đạo dừng thực hiện quy định này. Thực tế, việc xử phạt vi phạm giao thông với người đi bộ được đưa ra là hoàn toàn hợp lý và không có lý do gì mà không thực thi ngay mà phải đợi đến hôm nay 01/02/2016. Thừa nhận rằng các nhà làm luật cần phải thực tế, phải lắng nghe ý dân, nhưng lắng nghe cũng phải có chọn lọc chứ cái gì cũng nghe theo thì như đẽo cày giữa đường. Thử dạo quanh một vòng các nước lân cận Việt Nam, thấy ý thức giao thông của các nước hơn hẳn dân mình, từ người đi bộ đến người đi xe máy, ô tô. Chấp hành giao thông thì phải chấp hành ngay cả từ những việc nhỏ chứ đâu chỉ đợi đến khi lái xe máy, xe ô tô mới chấp hành?
Ngày 15/10/2014, Bộ Công an ban hành Thông tư 45/2014/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, thời hạn chung đối với tất cả các trường hợp ra quyết định xử phạt là 07 ngày, kể từ ngày lập biển bản, trừ những trường hợp kéo dài hoặc gia hạn thời gian ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp chưa đến ngày hẹn giải quyết, nếu người vi phạm đến trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt và đề nghị được thi hành quyết định xử phạt, thì người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét hồ sơ vụ vi phạm, nếu đã rõ ràng, không cần xác minh thêm, thì tiến hành ra quyết định xử phạt. Ngoài ra, Thông tư còn quy định những trường hợp chở vượt quá quy định nhưng không bị xử phạt, cụ thể như sau: - Xe đến 9 chỗ ngồi: Chở quá 1 người; - Xe từ 10 – 15 chỗ ngồi: Chở quá 2 người; - Xe từ 16 – 30 chỗ ngồi: Chở quá 3 người; - Xe trên 30 chỗ ngồi: Chở quá 4 người.