Hướng dẫn thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính mới nhất
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục trên. Quy định về thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính Theo Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý như sau: Đối với các giấy tờ, tài liệu chưa được số hóa, lưu giữ, kết nối, chia sẻ thông tin với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, tùy theo nhu cầu, tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo hai cách: - Yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc; - Yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu. Theo đó, thủ tục yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu được quy định như sau: Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, chế độ lưu trữ thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực bản sao từ bản chính. Thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau: - Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. Trong trường hợp bản chính giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. - Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực. Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính sẽ được thực hiện theo quy định trên. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước của thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính mới nhất. Hướng dẫn thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính mới nhất Hiện nay, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia như sau: Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia qua trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html và đăng nhập (hoặc đăng ký tài khoản nếu chưa có). Bước 2: Tại mục "Thông tin và dịch vụ", chọn "Dịch vụ công nổi bật". Chọn thủ tục "Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận". Bước 3: Tại màn hình hướng dẫn thông tin, chọn UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó chọn "Đồng ý". Bước 4: Tại màn hình đặt lịch hẹn, chọn loại giấy tờ cần chứng thực và ngày hẹn, giờ hẹn. Đối với những ngày, giờ hẹn nào đã đủ lượt đặt lịch hẹn, hệ thống tự động ẩn đi. Bước 5: Chọn "Đặt lịch hẹn", hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn. Bước 6: Đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang theo bản chính giấy tờ cần chứng thực và nộp lệ phí chứng thực. Sau đó, nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử. Như vậy, trên đây là hướng dẫn thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính mới nhất, người đọc có thể tham khảo để có thể thực hiện thủ tục đễ dàng hơn.
Hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội
Tin giả (fake news) là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm duyệt và thường xuất hiện trên mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội. Hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội Khi nhận thấy tin giả trên mạng xã hội và muốn tố giác thì người dùng cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Lưu lại bằng chứng (lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi là giả về máy tính, điện thoại của mình.). Lưu ý: Không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này. Cảnh báo cho người đang đăng tải, chia sẻ những thông tin này về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này. Bước 2: Tố giác tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau: - Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua website, email hoặc số hotline - Đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố (có thể lấy thông tin liên hệ qua website của các cơ quan này). Tải về mẫu đơn tố giác tin giả: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/23/mau-don-to-giac.docx Người tung tin giả lên mạng xã hội bị xử phạt hành chính thế nào? Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, người tung tin giả trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng và bị buộc gỡ bỏ tin giả. Người tung tin giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tuỳ tính chất, mục đích của việc tung tin giả mà người tung tin giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những tội danh sau: - Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 7 năm tù. - Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 7 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, - Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 3 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người tung tin giả trên mạng xã hội nếu vượt quá mức vi phạm hành chính thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội danh quy định trên.
Một số trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên theo hướng dẫn của TAND Tối cao (P2)
Bài viết này là phần tiếp theo của các quy định tại Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP về một số trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên theo hướng dẫn của TAND Tối cao (3) Trường hợp người bị kết án chung thân Theo khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP, trường hợp người bị kết án phạt tù chung thân, người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân có thể được Tòa án xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chung thân xuống hình phạt tù có thời hạn. Theo đó, người bị kết án phạt tù chung thân lần đầu được giảm xuống 30 năm tù. Thời hạn 30 năm tù này được tính kể từ ngày thi hành án phạt tù chung thân và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm tù đối với người bị kết án phạt tù chung thân; 25 năm tù đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân. (4) Các trường hợp đặc biệt trong việc xếp loại chấp hành án phạt tù Theo khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP quy định, người bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt hoặc người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu chưa đủ thời gian chấp hành án tại cơ sở giam giữ nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng được coi là có đủ số kỳ xếp loại: - Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 15 năm trở lên được thiếu 04 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên của thời gian liền kề thời điểm xét giảm - Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm được thiếu 02 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên; - Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 03 năm đến 05 năm được thiếu 01 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên; - Đối với người bị kết án phạt tù từ 03 năm trở xuống chưa được xếp loại chấp hành án phạt tù. Đối với các trường hợp nêu trên, thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc thời gian ở trại giam phải được nhận xét là chấp hành nghiêm chỉnh nội quy cơ sở giam giữ. Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP cũng quy định, người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm nhưng không liên tục được xếp loại khá trở lên, nếu có đủ các điều kiện khác và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vẫn có thể được xét giảm: - Có tổng số quý xếp loại khá trở lên nhiều hơn từ 02 quý trở lên so với các quy định đối với người bị kết án phạt tù từ trên 10 năm và có ít nhất 04 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên - Có tổng số quý xếp loại khá trở lên nhiều hơn 01 quý trở lên so với các quy định đối với người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm đến 10 năm và có ít nhất 02 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên. Đối với trường hợp người bị kết án có tiền án phải có số kỳ xếp loại từ khá trở lên nhiều hơn so với những người bị kết án chưa có tiền án, ứng với mỗi tiền án là 02 quý xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp người bị kết án bị phạt tù từ 03 năm trở xuống thì ứng với mỗi tiền án là 01 quý xếp loại từ khá trở lên. Cuối cùng, người đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải liên tục được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên mới được tiếp tục xem xét, đề nghị giảm thời hạn đúng đợt. Trường hợp không đủ điều kiện để được xét giảm đúng đợt thì có thể được xét giảm thời hạn khi có đủ 04 quý xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên (trong đó phải có ít nhất 02 quý liền kề thời điểm xét giảm). (5) Hướng dẫn xử lý khi người được giảm mức hình phạt tái phạm, vi phạm nội quy Theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP, đối với người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà vi phạm nội quy cơ sở giam giữ bị xử lý kỷ luật, sau khi được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện công nhận đã cải tạo tiến bộ và có đủ 04 quý liền kề (đối với người bị kết án bị kỷ luật khiển trách 02 lần hoặc kỷ luật cảnh cáo) hoặc 05 quý liền kề (đối với người bị kết án bị giam tại buồng kỷ luật) được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên thì mới được tiếp tục xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Đối với người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà lại phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý thì phải chấp hành được ít nhất một phần hai mức hình phạt chung và phải có đủ điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1 và khoản 6 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Trường hợp người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải chấp hành được ít nhất hai phần ba mức hình phạt chung, hoặc 25 năm nếu là tù chung thân và phải có đủ các điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1 và khoản 6 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Cuối cùng, khoản 11 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP quy định, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc người đang được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được bảo lưu kết quả chấp hành án phạt tù và được tính liên tục liền kề với thời gian sau khi trở lại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án. Khi những người này trở lại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án, nếu có đủ điều kiện quy định tại các khoản của Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP và trong thời gian được tạm đình chỉ hoặc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, được chính quyền địa phương nơi người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú hoặc cơ sở y tế điều trị cho người được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh xác nhận thì mới được xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của TAND Tối cao về quy định giảm mức hình phạt đã tuyên tại Điều 63 Bộ Luật Hình sự 2015. Nhìn chung, quy định về việc giảm mức hình phạt đã tuyên trong Bộ Luật Hình sự 2015 là một quy định mang tính nhân đạo, tiến bộ, góp phần đảm bảo tính công bằng trong việc áp dụng hình phạt, đồng thời giáo dục, răn đe người phạm tội, góp phần phòng ngừa tội phạm hiệu quả. >>> Mời bạn đọc xem lại phần 1: Điều kiện được giảm mức hình phạt đã tuyên theo hướng dẫn mới nhất của TAND Tối cao (P1)
Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu VNeID nhanh nhất
Hiện nay đã có nhiều thủ tục, dịch vụ công trực tuyến được thực hiện trên VNeID. Tuy nhiên có nhiều người quên mật khẩu dẫn đến không thể vào app. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu VNeID nhanh nhất. Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu VNeID nhanh nhất Có hai cách để lấy lại mật khẩu VNeID như sau 1) Lấy lại mật khẩu VNeID bằng số định danh cá nhân, SĐT Bước 1: Mở ứng dụng VNeID Người dùng mở ứng dụng VNeID và chọn “Quên mật khẩu” Bước 2: Gửi yêu cầu lấy lại mật khẩu Người dùng nhập số định danh cá nhân (số thẻ CCCD) và số điện thoại đăng ký tài khoản VNeID. Chọn “Nhập thông tin xác thực” và nhấn ‘Gửi yêu cầu” Bước 3: Nhập các thông tin theo yêu cầu Ở giao diện tiếp theo, người dùng nhập các thông tin cá nhân theo yêu cầu gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp thẻ CCCD Và sau đó nhấn “Tiếp tục”, ứng dụng sẽ gửi mã OTP về số điện thoại. Bước 4: Nhập mã OTP và nhập mật khẩu mới Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại để tiếp tục để đến bước thiết lập lại mật khẩu mới theo các yêu cầu trên ứng dụng. Sau khi đã điền mật khẩu mới thì chọn xác nhận. 2) Lấy lại mật khẩu VNeID bằng thẻ CCCD Bước 1: Mở ứng dụng VNeID Người dùng mở ứng dụng VNeID và chọn “Quên mật khẩu” Bước 2: Gửi yêu cầu lấy lại mật khẩu Chọn Xác thực NFC bằng thẻ CCCD gắn chip và nhấn “Gửi yêu cầu” Bước 3: Quét NFC Sau khi giao diện quét NFC hiển thị, người dùng dưa điện thoại lại gần CCCD để đọc thông tin trên con chip. Bước 4: Nhập mật khẩu mới Sau khi đọc thông tin thành công, người dùng nhập mã xác thực và đổi lại mật khẩu mới là xong. Chỉ được thực hiện TTHC, dịch vụ công trên môi trường điện tử qua VNeID Tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu về cải cách thực hiện thủ tục hành chính đối với Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có nội dung: Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP Theo đó, từ 01/7 này mọi thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến sẽ chỉ được thực hiện qua tài khoản VNeID. Lưu ý: Hiện nay Nghị định 59/2022/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định 69/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/7/2024). Việc cập nhật thông tin vào hệ thống định danh và xác thực điện tử thực hiện thế nào? Theo Điều 8 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định: - Thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác liên quan đến danh tính điện tử, thông tin đã tích hợp lên tài khoản định danh điện tử có sự thay đổi thì được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử. -. Thông tin của cơ quan, tổ chức trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác liên quan đến danh tính điện tử được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để tạo lập số định danh và tài khoản định danh điện tử của cơ quan, tổ chức phục vụ hoạt động định danh và xác thực điện tử. Như vậy, khi có sự thay đổi thông tin của người dân thì sẽ được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử.
MỚI: Hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học khi làm thẻ căn cước
Ngày 25/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước 2023. Trong đó, có hướng dẫn về thu thập thông tin sinh trắc học khi làm thẻ căn cước. Hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học khi làm thẻ căn cước Theo Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về thu thập, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thì: - Thông tin về nhân dạng, thông tin sinh trắc học về vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt được thu thập, cập nhật khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân. - Công dân đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia. - Thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói được thu thập vào Cơ sở dữ liệu căn cước phải đáp ứng điều kiện sau: + Cơ quan, tổ chức xét nghiệm, phân tích, tạo lập dữ liệu phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Công an hướng dẫn; + Thông tin tạo lập phải bảo đảm giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; bảo đảm xác định duy nhất công dân đó trong Cơ sở dữ liệu căn cước. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý y tế và các cơ quan có liên quan thực hiện công bố công khai danh sách cơ quan, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định và thực hiện. Như vậy, các thông tin sinh trắc học về vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt sẽ được thu thập khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Còn đối với thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói thì sẽ do công dân đề nghị. Có bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói không? Theo điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023 quy định: Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước. Như vậy, từ ngày 01/7/2024, thì thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân là bắt buộc thu thập khi công dân cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Đối với thông tin ADN, giọng nói là không bắt buộc và sẽ được thực hiện khi công dân có đề nghị theo Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Trình tự thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói Cũng tại Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP đã quy định trình tự thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói như sau: 1) Trình tự, thủ tục thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước Bước 1: Nộp hồ sơ - Công dân nộp hồ sơ đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu căn cước đến cơ quan quản lý căn cước; - Hồ sơ đề nghị gồm: + Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; + Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả xét nghiệm, phân tích, lưu trữ thông tin sinh trắc học về ADN của cơ quan, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định và đã được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý y tế và các cơ quan có liên quan công bố công khai. Bước 2: Xác thực thông tin và thực hiện cập nhật - Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước; - Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định thì cơ quan quản lý căn cước thông báo cho công dân bằng văn bản, nêu rõ lý do và hướng dẫn công dân thực hiện thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức đó. 2) Trình tự, thủ tục thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước Bước 1: Nộp hồ sơ - Công dân nộp hồ sơ đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước đến cơ quan quản lý căn cước - Hồ sơ đề nghị gồm: + Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; + Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả thu nhận, phân tích, lưu trữ giọng nói của cơ quan, tổ chức theo quy định; + Văn bản cam kết bảo đảm sức khỏe bình thường không ảnh hưởng đến giọng nói đối với trường hợp thông tin giọng nói của công dân chưa có trong hệ thống thông tin. Bước 2: Xác thực thông tin và thực hiện cập nhật - Trường hợp thông tin sinh trắc học về giọng nói của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sảnh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước - Trường hợp thông tin giọng nói của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định thì cơ quan quản lý căn cước thực hiện trực tiếp thu thập thông tin sinh trắc học về giọng nói để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước. Như vậy, từ 01/7/2024 nếu công dân có nhu cầu thì làm hồ sơ đề nghị thu thập thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước theo quy định trên. Đồng thời, Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác. Trường hợp công dân phát hiện thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý căn cước thực hiện điều chỉnh cho chính xác. Xem: Luật Căn cước 2023 và Nghị định 70/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024.
Hướng dẫn cách đổi tiền rách, tiền hư hỏng tại ngân hàng
Có phải tất cả tiền rách, tiền hư hỏng đều được mang ra ngân hàng đổi không? Cách đổi tiền rách, tiền hư hỏng tại ngân hàng thế nào? Cụ thể qua bài viết sau. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là như thế nào? Theo Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là những tiền có đặc điểm như sau: - Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan): + Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền; + Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền. - Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan): + Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại; + Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất. - Tiền bị lỗi: Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc Như vậy, tiền rách, tiền hư hỏng là loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Những tiền này sẽ không còn giá trị sử dụng trên thị trường do không còn đủ tiêu chuẩn. Người dân nếu không may có phải những tờ tiền này thì có thể mang đến đổi tại ngân hàng. Hướng dẫn cách đổi tiền rách, tiền hư hỏng tại ngân hàng Theo Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau: - Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nhóm nguyên nhân khách quan và do lỗi kỹ thuật, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ. - Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nhóm nguyên nhân chủ quan, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau: + Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại; + Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; Nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền (mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an; + Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: Yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. => Căn cứ điều kiện xét đổi được quy định đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nhóm nguyên nhân chủ quan, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng. Nếu không đủ điều kiện được đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do. Trường hợp các tờ tiền chưa xác định được điều kiện đổi và cần giám định, khách hàng phải có giấy đề nghị đổi tiền (theo Phụ lục số 01 đính kèm). Xem Mẫu giấy đề nghị đổi tiền: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/giay-de-nghi-doi-tien.docx Như vậy, không phải mọi tiền rách, tiền hư hỏng đều được ngân hàng thu nhận và đổi lại tiền mới, mà nếu tiền bị rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan) thì phải được ngân hàng xét đổi, nếu xét thấy không đủ điều kiện thì sẽ trả lại tiền đó và không được đổi tiền mới. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông sẽ được xử lý thế nào? Xem Điều 9 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định cách đóng gói tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau: - Sau khi thu, đổi, tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đơn vị thu đổi kiểm đếm, đóng gói, niêm phong, bảo quản theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Giấy đề nghị đổi tiền của khách hàng lưu tại đơn vị thu đổi để phục vụ công tác tra soát khi cần thiết. - Khi thu nhận tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của các đơn vị thu đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra điều kiện được đổi trước khi đóng gói, niêm phong theo quy định hiện hành. Trường hợp tiền biến dạng không thể đóng bó, Kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện đóng gói theo quy cách: + 100 tờ (miếng) cùng mệnh giá đóng vào 1 túi nhỏ, 10 túi nhỏ đóng vào 1 túi lớn, 10 túi lớn đóng vào 1 bao. + Bao tiền được niêm phong, kẹp chì theo như quy định hiện hành. - Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi đóng gói, bảo quản riêng để thuận tiện trong kiểm đếm, giao nhận. Như vậy, sau khi thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, NHNN sẽ kiểm tra điều kiện được đổi trước khi đóng gói, niêm phong. Sau đó, đơn vị thu đổi kiểm đếm, đóng gói, niêm phong, bảo quản theo quy định trên.
Các bước mua vàng miếng SJC trực tuyến tại VietinBank
Từ hôm nay Vietinbank sẽ cho phép đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn người dùng các bước mua vàng miếng SJC trực tuyến tại VietinBank. Các bước mua vàng miếng SJC trực tuyến tại VietinBank Theo thông tin được đăng tải trên website chính thức của Vietinbank, từ ngày 19/6/2024 VietinBank triển khai nhận đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến cho khách hàng trên website của VietinBank và ngừng phát số đăng ký trực tiếp tại các điểm bán. Cụ thể các bước mua vàng miếng SJC trực tuyến tại VietinBank như sau: Bước 1: Truy cập vào website VietinBank Người dùng truy cập vào website www.vietinbank.vn bằng các thiết bị điện tử cá nhân (điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân…) Sau đó nhấn vào banner “Đăng ký mua vàng SJC trực tuyến” tại trang chủ Bước 2: Điền thông tin Người dùng điền chính xác thông tin cá nhân, Email và lựa chọn khoảng thời gian thực hiện giao dịch, chọn địa điểm giao dịch là 1 trong 3 địa điểm bán vàng của VietinBank tại phần điền thông tin và bấm Đăng ký mua. Xem các địa điểm bán vàng tại: Tổng hợp các địa điểm bán vàng trực tiếp của 04 ngân hàng TMCP Bước 3: Đến địa điểm mua vàng theo lịch hẹn Sau khi đăng ký thành công người dùng sẽ được nhận kết quả đăng ký dịch vụ là mã QR và lịch hẹn giao dịch mua vàng miếng SJC qua Email cá nhân đã đăng ký. Tiếp theo, người dùng đến địa điểm mua vàng theo lịch hẹn, cầm theo CCCD bản chính và 2 bản photo, mã QR được nhận qua Email để thực hiện các thủ tục mua vàng. Ngoài ra còn một số lưu ý mà VietinBank nhắc nhở cho khách hàng như sau: - Các trường hợp VietinBank sẽ có quyền từ chối giao dịch: + Khách hàng đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến tại các website khác vì VietinBank sẽ chỉ nhận đăng ký tại website chính thức + Khách hàng đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến cung cấp thông tin nào không chính xác, nhầm lẫn so với thông tin đã cung cấp. - Khách hàng đã đăng ký thành công đến địa điểm giao dịch quá giờ hẹn từ trên 30 phút sẽ huỷ lịch hẹn để phục vụ khách hàng tiếp theo. - Khi tới điểm bán để thanh toán và nhận vàng sẽ cần cung cấp mã QR, giấy tờ tùy thân đã khai báo (còn hiệu lực theo quy định, bản gốc để đối chiếu và 2 bản photo). - Giá vàng chính thức là giá được VietinBank niêm yết tại thời điểm thực hiện thanh toán và giao nhận mua vàng miếng tại điểm bán của VietinBank. Điều kiện để được kinh doanh mua bán vàng miếng Theo Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau: - Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. +Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên. + Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên. + Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế). + Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. - Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên. + Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng. + Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Như vậy, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đáp ứng các điều kiện theo quy định trên sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng Theo Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm: - Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. - Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm. - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng. - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. - Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Như vậy, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng sẽ có những trách nhiệm theo quy định trên. Hiện nay, đi cùng với sự phát triển của xã hội và sự biến động của thị trường vàng, Chính phủ đã có yêu cầu sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Cụ thể: Tại Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 05/4/2024 về phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Trong đó: Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng; Khẩn trương rà soát, xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế. Xem thêm: Sẽ xây dựng nghị định mới để bình ổn thị trường vàng?
Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam là gì? Bằng B1 tương đương TOEIC, IELTS bao nhiêu? Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam thế nào? Xem thêm: Công nhận chứng chỉ tiếng Anh PTE Academic và quy đổi tương đương khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Chương trình liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài là gì? Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam là gì? Theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định như sau: Mục đích xây dựng khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam: - Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam được dùng làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Làm căn cứ xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học và trình độ đào tạo. - Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo. - Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh giá năng lực của mình. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR). Mức độ tương thích với CEFR Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (KNLNNVN) được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. NLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: KNLNNVN CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1 Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1 Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1 Bậc 6 C2 Nội dung tổng quát 6 bậc: Các bậc Mô tả tổng quát Sơ cấp Bậc 1 Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. Bậc 2 Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu. Trung cấp Bậc 3 Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình. Bậc 4 Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau. Cao cấp Bậc 5 Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết. Bậc 6 Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp. Theo đó, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam được dùng làm căn cứ áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hướng dẫn quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam Hiện nay tại hệ thống giáo dục Việt Nam thông dụng các chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL iBT, TOEFL ITP, IELTS, Cambridge Assessment English, TOEIC... và chưa có văn bản quy định cụ thể về quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ dùng chung cho cả hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, người đọc có thể tham khảo Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 và bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT như sau: TT Ngôn ngữ Chứng chỉ /Văn bằng Trình độ/Thang điểm Tương đương Bậc 3 Tương đương Bậc 4 1 Tiếng Anh TOEFL iBT 30-45 46-93 TOEFL ITP 450-499 IELTS 4.0 - 5.0 5.5 -6.5 Cambridge Assessment English B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill. Thang điểm: 140-159 B2 First/B2 Business Vantage/ Linguaskill. Thang điểm: 160-179 TOEIC (4 kỹ năng) Nghe: 275-399 Đọc: 275-384 Nói: 120-159 Viết: 120-149 Nghe: 400-489 Đọc: 385-454 Nói: 160-179 Viết: 150-179 2 Tiếng Pháp CIEP/Alliance francaise diplomas TCF: 300-399 Văn bằng DELF B1 Diplôme de Langue TCF: 400-499 Văn bằng DELF B2 Diplôme de Langue 3 Tiếng Đức Goethe - Institut Goethe-Zertifikat B1 Goethe-Zertifikat B2 The German TestDaF language certificate TestDaF Bậc 3 (TDN 3) TestDaF Bậc 4 (TDN 4) 4 Tiếng Trung Quốc Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) HSK Bậc 3 HSK Bậc 4 5 Tiếng Nhật Japanese Language Proficiency Test (JLPT) N4 N3 6 Tiếng Nga Đồng thời, theo biểu đồ các chứng chỉ tiếng Anh mà Cambridge đang sở hữu ta có thể thấy sự tương đương như sau: Từ các quy định trên, người đọc có thể xem bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam sau đây: (Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo) Khung tham chiếu CEFR Điểm IELTS TOEIC (10 - 990) TOEFL iBT Khung năng lực 6 bậc VSTEP C2 8.5 - 9.0 910+ 100 6 C1 7.0 - 8.0 850 80 - 99 5 B2 5.5 - 6.5 600 61 - 79 4 B1 4.0 - 5.0 450 45 - 60 3 A2 3.0 - 3.5 400 40 2 A1 1.0 - 2.5 255 19 1 Theo đó, người đọc có thể tham khảo hướng dẫn quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam như trên. Xem thêm: Công nhận chứng chỉ tiếng Anh PTE Academic và quy đổi tương đương khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Chương trình liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài là gì?
Hướng dẫn tính thuế cho hoạt động tiếp thị liên kết theo Công văn 241/CTCBA-TTHT
Công văn 241/CTCBA-TTHT ngày 12/06/2024 của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng về việc tuyên truyền về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong đó, hướng dẫn tính thuế cho các cá nhân làm tiếp thị liên kết là điểm nổi bật của công văn. Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay Tiếp thị liên kết đã trở thành một “nghề” khá quen thuộc đối với người dân khi mức độ sử dụng sàn thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Tiếp thị liên kết là hình thức môi giới trực tuyến trong đó doanh nghiệp trả tiền cho các đối tác (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) khi họ giới thiệu khách hàng mua hàng thông qua các liên kết trên nền tảng internet, sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki ...). Khi người dùng hoặc khách hàng nhấp vào liên kết sản phẩm, dịch vụ hoặc thực hiện hành động mua hàng hay đăng ký dịch vụ thì cá nhân làm liên kết tiếp thị sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng từ doanh nghiệp, sàn TMĐT, đây được xem như một hình thức nhận tiền hoa hồng môi giới. (1) Cá nhân làm tiếp thị liên kết có cần đóng thuế TNCN? Theo Công văn 241/CTCBA-TTHT, người làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân theo thu nhập từ tiền lương, tiền công. Cụ thể như sau: Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động gồm có tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác. Ngoài ra, khi cá nhân làm tiếp thị liên kết, mỗi lần chi trả tiền hoa hồng môi giới cá nhân mà không ký hợp đồng lao động từ 2 triệu đồng trở lên thì cá nhân phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC Như vậy, việc cá nhân làm tiếp thị liên kết trên các sàn TMĐT phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật. Xem thêm bài viết: Cá nhân làm tiếp thị liên kết trên sàn TMĐT có cần đóng thuế TNCN không? Xem và tải Công văn 241/CTCBA-TTHT tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/cong-van-tinh-thue.pdf (2) Hướng dẫn tính thuế cho hoạt động tiếp thị liên kết Theo Công văn 241/CTCBA-TTHT đề cập đến hướng dẫn tính cho hoạt động tiếp thị liên kết của cá nhân làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh và cá nhân làm tiếp thị liên kết đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp người làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân theo thu nhập từ tiền lương, tiền công. - Đối với cá nhân cư trú: + Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng: Khi tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng môi giới cho cá nhân làm tiếp thị liên kết có mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. + Trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế của cá nhân làm tiếp thị liên kết theo biểu thuế lũy tiến từng phần với thuế suất từ 5% đến 35%, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. Trong trường hợp này, thu nhập chịu thuế được tính các khoản giảm trừ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức giảm trừ gia cảnh thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Đối với người làm tiếp thị liên kết đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thuộc diện nộp thuế đối với thu nhập từ kinh doanh. Nguyên tắc tính thuế: Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng trở lên thì thuộc trường hợp phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm trở lên để xác định cá nhân phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế. Căn cứ tính thuế: Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền hoa hồng phát sinh trong kỳ tính thuế, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể: tỷ lệ % thuế GTGT là 5%, thuế TNCN là 2 %. Tóm lại, Công văn 241/CTCBA-TTHT đã hướng dẫn về cách tính thuế cụ thể cho hai trường hợp: cá nhân làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh và cá nhân làm tiếp thị liên kết đăng ký hộ kinh doanh. Xem và tải Công văn 241/CTCBA-TTHT tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/cong-van-tinh-thue.pdf
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh phổ biến giúp mở rộng thương hiệu và tăng trưởng doanh thu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 . (1) Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại Thành phần hồ sơ: Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, hồ sơ hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm: - Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM) Xem và tải mẫu Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/dang-ky-hoat-dong-thuong-mai.docx - Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM). Xem và tải mẫu Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/ban-gioi-thieu-ve-nhuong-quyen-thuong-mai-khi-dang-ky-nhuong-quyen.docx - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; - Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu, các loại giấy tờ sau: + Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. - Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp. Trong trường hợp giấy tờ tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 và khoản 3 được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước Trường hợp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài tại điểm c khoản 2 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại: Theo Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại như sau: - Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM Bước 2: Gửi hồ sơ + Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. + Các thời hạn nêu tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Bước 3: Thông báo, trả lời về việc đăng ký + Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 20 mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do. + Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. (3) 02 trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền như sau: - Nhượng quyền trong nước. - Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Như vậy, trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không cần đăng ký nhượng quyền. Ngoài 02 trường hợp này, thương nhân cần phải đăng ký hoạt động nhượng quyền với Bộ Công thương theo trình thủ, thủ tục được pháp luật quy định. Tóm lại, thương nhân cần tuân thủ quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền để tránh các rủi ro pháp lý. Ngoài ra, có 2 trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, thương nhân không cần phải làm thủ tục đăng ký nhượng quyền.
Hướng dẫn kỹ thuật trình bày văn bản hành chính mới nhất
Văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Vậy, văn bản hành chính được trình bày theo kỹ thuật như thế nào? Văn bản hành chính là những loại văn bản nào? Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về các loại văn bản hành chính thì văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công. Như vậy, những loại văn bản trên là văn bản hành chính. Văn bản hành chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ mang tính chất quy phạm và cụ thể hóa việc thi hành các văn bản pháp quy, đồng thời giúp giải quyết các vụ việc cụ thể trong quá trình quản lý. Thể thức văn bản hành chính bao gồm những phần nào ? Theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính sau đây: - Quốc hiệu và Tiêu ngữ. - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. - Số, ký hiệu của văn bản. - Địa danh và thời gian ban hành văn bản. - Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. - Nội dung văn bản. - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. - Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức. - Nơi nhận. Như vậy, khi trình bày một văn bản hành chính thì phải đảm bảo đủ các thành phần nêu trên, ngoài ra văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như phụ lục, dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành, ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành, địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax. Hướng dẫn kỹ thuật trình bày văn bản hành chính mới nhất Kỹ thuật trình bày văn bản được quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau: Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Cụ thể: - Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm). - Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng. - Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm. - Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen. - Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức. - Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục Nghị định 30/2020/NĐ-CP. - Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính Trong đó: - Ô số 1: Quốc hiệu và Tiêu ngữ - Ô số 2: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản - Ô số 3: Số, ký hiệu của văn bản - Ô số 4: Địa danh và thời gian ban hành văn bản - Ô số 5a: Tên loại và trích yếu nội dung văn bản - Ô số 5b: Trích yếu nội dung công văn - Ô số 6: Nội dung văn bản - Ô số 7a, 7b, 7c: Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền - Ô số 8: Dấu, Chữ ký số của cơ quan, tổ chức - Ô số 9a, 9b: Nơi nhận - Ô số 10a: Dấu chỉ độ mật - Ô số 10b: Dấu chỉ mức độ khẩn - Ô số 11: Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành - Ô số 12: Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành - Ô số 13: Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax. - Ô số 14: Chữ ký số của cơ quan, tổ chức cho bản sao văn bản sang định dạng điện tử Xem toàn bộ hướng dẫn: - Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/phu-luc-1-nd-30.docx - Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 30/2020/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/phu-luc-2-nd-30.docx - Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 30/2020/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/phu-luc-3-nd-30.docx
Hướng dẫn đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất
Ngày 10/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện liên thông điện tử 02 nhóm thủ tục hành chính. Một trong số đó là việc hướng dẫn đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất Nghị định 63/2024/NĐ-CP đã tăng cường tính minh bạch, tiện lợi và hiệu quả trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt, việc thực hiện liên thông điện tử giúp đơn giản hóa quy trình, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú và giải quyết các quyền lợi liên quan đến mai táng phí, tử tuất. (1) Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính do cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết Căn cứ Điều 10 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí bao gồm các thành phần sau: - Tờ khai điện tử (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP). Xem và tải mẫu tờ khai điện tử tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/11/mau-so-02.docx - Dữ liệu điện tử có ký số của Giấy báo tử được chia sẻ tự động từ cơ sở khám chữa bệnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông. Trường hợp không có Giấy báo tử thì nộp các giấy tờ thay thế theo quy định pháp luật về hộ tịch. Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần bao gồm các thành phần sau: - Tờ khai điện tử (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP). Xem và tải mẫu tờ khai điện tử tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/11/mau-so-02.docx - Dữ liệu điện tử có ký số của Giấy báo tử được chia sẻ tự động từ cơ sở khám chữa bệnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông. Trường hợp không có Giấy báo tử thì nộp các giấy tờ thay thế theo quy định pháp luật về hộ tịch. - Thông tin xác nhận của các thân nhân đồng ý cử người đại diện nhận trợ cấp tuất một lần được thực hiện qua ứng dụng VNeID hoặc đính kèm Tờ khai điện tử về việc cử người đại diện nhận trợ cấp tuất một lần theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thời hạn xác nhận qua ứng dụng VNeID không quá 05 ngày làm việc. Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm các thành phần sau: - Tờ khai điện tử (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP). Xem và tải mẫu tờ khai điện tử tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/11/mau-so-02.docx - Dữ liệu điện tử có ký số của Giấy báo tử được chia sẻ tự động từ cơ sở khám chữa bệnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông. Trường hợp không có Giấy báo tử thì nộp các giấy tờ thay thế theo quy định pháp luật về hộ tịch. - Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi hoặc cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ nếu không có thu nhập hằng tháng hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì đính kèm các thành phần hồ sơ sau: - Bản điện tử Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc biên bản Giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện Giám định y khoa trong trường hợp thanh toán phí Giám định y khoa. Trường hợp các thành phần hồ sơ trên là bản giấy thì phải thực hiện số hóa theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ. (2) Trình tự, thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Người có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ, trong trường hợp do cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết thì thành phần hồ sơ được quy định theo Điều 10 còn do cơ quan lao động, thương binh và xã hội giải quyết thì chuẩn bị theo Điều 11 Nghị định 63/2024/NĐ-CP Bước 2: Nộp hồ sơ Theo Điều 12 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, việc nộp hồ sơ trực tuyến được thực hiện như sau: - Người yêu cầu truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ dichvucong.gov.vn) hoặc trên ứng dụng VNeID, lựa chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử” để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và lệ phí theo quy định. - Trường hợp người yêu cầu chỉ lựa chọn các trường hợp sau: + Chỉ lựa chọn thực hiện liên thông 02 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú) + Chỉ lựa chọn 03 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí) + Chỉ lựa chọn 04 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất) Phần mềm dịch vụ công liên thông sẽ điều chỉnh nội dung tờ khai điện tử và giấy tờ phải đính kèm theo nội dung liên thông mà người yêu cầu đã lựa chọn để người yêu cầu thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định. Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai tử từ Phần mềm dịch vụ công liên thông; thông báo hẹn trả kết quả được Phần mềm dịch vụ công liên thông gửi cho người yêu cầu qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VNeID và tin nhắn SMS. Thời gian giải quyết nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất”: - Giải quyết trợ cấp mai táng, tử tuất đối với nhóm Người có công: không quá 18 ngày làm việc. - Giải quyết hỗ trợ chi phí mai táng đối với nhóm đối tượng Bảo trợ xã hội: không quá 06 ngày làm việc. Không quá 11 ngày làm việc đối với trường hợp đối tượng là người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. - Trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất đối với đối tượng do ngành Bảo hiểm xã hội giải quyết: không quá 09 ngày làm việc. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì thời gian được tính bắt đầu từ ngày làm việc tiếp theo. Bước 4: Giải quyết hồ sơ đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất Tùy vào từng trường hợp như khai tử, xóa đăng ký thường trú hay giải quyết mai táng phí, tử tuất mà quy trình giải quyết hồ sơ sẽ khác nhau. Việc giải quyết hồ sơ sẽ được quy định tại Điều 14 Nghị định 63/2024/NĐ-CP. Bước 5: Trả kết quả Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, có 2 loại: trả kết quả giấy và trả kết quả điện tử. Trả kết quả điện tử Bản điện tử Trích lục khai tử, Thông báo kết quả giải quyết xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng, tử tuất và Quyết định hưởng trợ cấp mai táng, Quyết định hưởng trợ cấp tuất được các hệ thống tự động gửi đến người yêu cầu tại kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VNeID và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Trả kết quả bản giấy - Bản giấy của Trích lục khai tử được trả tại Bộ phận Một cửa cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định pháp luật về hộ tịch. - Bản giấy Thông báo kết quả giải quyết xóa đăng ký thường trú, Quyết định hưởng trợ cấp mai táng, Quyết định hưởng trợ cấp tuất được trả tại Bộ phận Một cửa cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử hoặc tại Bộ phận Một cửa của các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích theo đề nghị của người yêu cầu. Cán bộ Bộ phận Một cửa căn cứ theo đề nghị của người yêu cầu trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản giấy và bản sao, trích lục (nếu có) cho người yêu cầu theo quy định. - Người yêu cầu có nhu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, cơ quan cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm trả kết quả cho người yêu cầu theo quy định pháp luật về trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Người yêu cầu thực hiện thanh toán phí, lệ phí (nếu có) của hồ sơ đăng ký khai tử theo thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc ứng dụng VNeID hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh hoặc thanh toán trực tiếp tại Bộ phận một cửa. Tóm lại, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện liên thông điện tử 02 nhóm thủ tục hành chính. Trên đây là hồ sơ, trình tự, thủ tục hướng dẫn cách đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.
Các bước đơn giản để đăng ký VssID cho con
Bảo hiểm xã hội số (VssID) là công cụ thiết yếu cho con bạn tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và an sinh xã hội,... Đăng ký VssID cho con chỉ với vài bước đơn giản dưới đây (1) Các bước đơn giản để đăng ký VssID cho con VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay (theo Công văn 3717/BHXH-CNTT). Để đăng ký VssId cho con, trước tiên các phụ huynh cần phải tải ứng dụng VssID về điện thoại thông minh của mình. - Link tải Iphone: https://apps.apple.com/vn/app/vssid/id1521647264?l=vi - Link tải Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bhxhapp&hl=vi Thực hiện đăng ký Vssid cho con chỉ với vài bước sau đây Bước 1: Đăng nhập tài khoản Hãy đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản Bước 2: Bấm vào “Quản lý cá nhân” và chọn “Dịch vụ công” Bước 3: Kéo xuống và chọn mục “Đăng ký tài khoản cho con” Bước 4: Nhập mã BHXH, Họ và tên của con sau đó nhấn “Tiếp tục” Phụ huynh có thể nhập trực tiếp thông tin của con hoặc quét mã QR trên BHYT của con Bước 5: Cập nhật ảnh chân dung và ảnh giấy khai sinh cho con sau đó nhấn “Tiếp tục” Phụ huynh có thể chụp trước rồi tải lên hoặc chụp trực tiếp đều được Bước 6: Chọn cơ quan BHXH tiếp nhận tờ khai đăng ký điện tử sau đó chọn “Gửi” Phụ huynh có thể chọn cơ quan BHXH gần nhất để thuận tiện Bước 7: Đọc rõ cam kết và chọn “Đồng ý” Trường hợp muốn kiểm tra lại thông tin đã nhập, chọn “Hủy” Bước 8: Sau khi bấm “Đồng ý” ở mục Cam kết, bạn sẽ nhận được thông báo từ hệ thống, chọn “Xem tờ khai” để xem lại thông tin trong tờ khai cho con Hệ thống sẽ gửi tin nhắn đến số điện thoại và email của phụ huynh sau khi thực hiện đăng ký VssID cho con, trong đó có đường dẫn để tải tờ khai. *** Lưu ý: - Nếu hồ sơ hợp lệ, hệ thống sẽ tiến hành kích hoạt tài khoản và cấp mật khẩu đăng nhập cho bạn về địa chỉ email hoặc tin nhắn SMS điện thoại. - Nếu hồ sơ không hợp lệ, hệ thống sẽ gửi thông báo lý do tại sao hồ sơ chưa hợp lệ và người đăng ký cần phải bổ sung giấy tờ hoặc thông tin liên quan về địa chỉ email hoặc số điện thoại. - Đối với trường hợp đăng ký VssID cho con, phụ huynh không cần phải đến cơ quan BHXH để xác minh thông tin, cơ quan BHXH sẽ tiến hành phê duyệt trực tuyến bằng cách đối chiếu thông tin trên tờ khai, giấy khai sinh của cá nhân, thông tin đã được phê duyệt của người đăng ký. (2) Lợi ích khi sử dụng VssID Các lợi ích khi sử dụng VssID: - Tra cứu các thông tin về các loại bảo hiểm nhanh chóng với các thao tác vô cùng đơn giản (Mã số BHXH; Cơ quan BHXH; Cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH; Cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Đơn vị tham gia BHXH,…) - Tích hơp đầy đủ các thông tin về bảo hiểm (Thẻ BHYT, quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; Thông tin hưởng các chế độ BHXH (một lần, ốm đau, thai sản…); Lịch sử khám, chữa bệnh BHYT,…) - Cập nhật và truyền tải các thông tin về hoạt động ngành BHXH cho người đăng ký VssID (chế độ, chính sách BHXH, hướng dẫn sử dụng ứng dụng; hướng dẫn thực hiện dịch vụ công, dịch vụ thanh toán trực tuyến, …) - Chính sách chăm sóc khách hàng 24/7 (Chatbot - trả lời tự động; Tổng đài hỗ trợ 1900 9068, …) (3) Các tính năng chính của VssID VssID đã tích hợp hàng loạt các tính năng giúp tối ưu hóa nhu cầu sử dụng của người dùng. Dưới đây là 08 tính năng chính khi sử dụng ứng dụng VssID: 1- Tra cứu thông tin quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN 2- Tra cứu thông tin hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, khám chữa bệnh BHYT 3- Tra cứu mã số BHXH; thời hạn sử dụng thẻ BHYT 4- Tra cứu địa chỉ cơ quan BHXH, Đại lý thu BHXH ở gần bạn nhất 5- Tra cứu cơ sở y tế có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT 6- Hỗ trợ trực tuyến 24/7 (Trả lời tự động – Chatbot, tổng đài hỗ trợ 1900 9068, email, câu hỏi thường gặp) 7- Tin tức hoạt động ngành BHXH, các video về chế độ, chính sách 8- Hướng tới thay thế BHYT, sổ BHXH; tích hợp dịch vụ công; thanh toán trực tuyến Trên đây là các bước đơn giản để đăng ký VssID cho con và giới thiệu một số tiện ích, tính năng nổi bật khi sử dụng VssID. Chúc bạn thực hiện thành công!
Hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản, bao gồm cả nam và nữ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024. Hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024 Theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tiết 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau: 1) Lao động nữ sinh con - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/2.%20Mau%2001B-HSB.doc - Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. - Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu tại nội dung a tiết này có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. - Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ. - Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ. - Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH thì có thêm một trong các giấy tờ sau: + Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. + Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. + Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa. - Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. 2) Lao động nam - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/2.%20Mau%2001B-HSB.doc - Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; + Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. - Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. + Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con Như vậy, đối với lao động nữ và lao động nam sẽ có những thành phần hồ sơ khác nhau tùy theo trường hợp hưởng chế độ thai sản. Thủ tục hưởng chế độ thai sản năm 2014 Về thủ tục, theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cả lao động nam và nữ đều thực hiện thủ tục sau đây: Bước 1: Nộp hồ sơ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. - Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, năm 2024 thì lao động nữ và lao động nam sẽ chuẩn bị thành phần hồ sơ, thủ tục hưởng theo quy định trên để hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Mức hưởng chế độ thai sản năm 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau: - Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: + Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; + Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; + Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. -Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Như vậy, người lao động đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên sẽ được hưởng mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
MỚI: Đã có hướng dẫn về truy cứu TNHS người gây ra đám cháy
Trong tháng 6 này, Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy sẽ chính thức có hiệu lực. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo Bộ luật Hình sự 2015 Theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau: Khoản 1: Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm: - Làm chết 02 người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Khoản 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Khoản 4: Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c Khoản 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Khoản 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, theo quy định hiện nay người gây ra đám cháy do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 12 năm. Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định 1 đến 5 năm. Đã có hướng dẫn về truy cứu TNHS người gây ra đám cháy Ngày 24/5/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 18/6/2024. Theo đó, Nghị quyết đã hướng dẫn như sau: 1) Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy là những hành vi nào? Theo Điều 2 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP xác định vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm: - Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy; - Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật khác có liên quan. 2) Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 khi có đủ các điều kiện sau đây: - Thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. - Có thiệt hại xảy ra theo quy định tại một trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015; - Hành vi vi phạm phải có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại. 3) Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Theo Điều 4 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP quy định truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: - “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời” quy định tại khoản 4: Là hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy mà thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chưa xảy ra cháy nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn sẽ cháy và dẫn đến thiệt hại quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3; + Đã xảy ra cháy và tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 nhưng do được ngăn chặn kịp thời nên thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1. - “Ngăn chặn kịp thời”: Là trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay sau khi có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như: dập tắt đám cháy, di chuyển chất nguy hiểm về cháy ra khỏi nơi đông người, mang nguồn lửa, nguồn nhiệt ra khỏi nơi có quy định cấm,... để không xảy ra cháy hoặc đã xảy ra cháy nhưng thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1. Ví dụ: khi vào đổ xăng, A đang hút thuốc lá (lúc này tại cây xăng có 10 người). B yêu cầu A ra ngoài dập tắt thuốc nhưng A không thực hiện mà còn ném điếu thuốc lá đang cháy xuống đất làm lửa bùng cháy, ngay lập tức B đã dùng bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy nên chưa có hậu quả xảy ra. Hành vi của A vi phạm quy định về “mang nguồn lửa vào nơi có quy định cấm lửa” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4. 4) Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Theo Điều 5 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP quy định hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp 1: Trường hợp người phạm tội thực hiện công việc bắt buộc phải tuân theo quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người nhưng trong quá trình thực hiện họ vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người xảy ra cháy và gây thiệt hại: Thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy) mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người). Ví dụ: A được B thuê hàn mái nhà các phòng Karaoke. Trong quá trình hàn, A không trang bị tấm chắn tia kim loại nóng chảy bắn ra, đồng thời không theo dõi quá trình hàn một cách an toàn nên khi các hạt kim loại nóng mang nhiệt độ cao bắn ra xung quanh đã hình thành các đám cháy lớn gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng. Hành vi của A đã vi phạm quy định tại Mục 2.2.12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2011/BLĐTBXH ngày 29/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện. => Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp 2: Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều lần hành vi phạm tội, nếu mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: Thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số thiệt hại của các lần phạm tội, còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội từ 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP đã hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định xử lý tội phạm vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, việc truy cứu TNHS người gây ra đám cháy do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy sẽ được áp dụng rõ ràng và đúng người, đúng tội hơn. Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 18/6/2024.
Chữ ký số có giá trị pháp lý không? Hướng dẫn đăng ký chữ ký số cá nhân mới nhất
Hiện nay, chữ ký số, chữ ký điện tử đang dần trở nên phổ biến. Vậy, giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định ra sao? Đăng ký chữ ký số cá nhân thế nào? Chữ ký số là gì? Chữ ký số và chữ ký điện tử có phải là một? Theo Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định: "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: - Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; - Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Trong đó: "Hệ thống mật mã không đối xứng" là hệ thống mật mã có khả năng tạo được cặp khóa bao gồm khóa bí mật và khóa công khai: - "Khóa bí mật" là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số. - "Khóa công khai" là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Theo khoản 1 Điều 21 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định: Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Đồng thời, Luật giao dịch điện từ 2005 sẽ được thay thế bởi Luật giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, tại Điều 3 Luật giao dịch điện tử 2023 đã quy định cụ thể hai loại chữ ký này như sau: - Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu. - Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu. Như vậy, chữ ký số và chữ ký điện tử là hai dạng chữ ký hoàn toàn khác nhau. Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Chữ ký số có giá trị pháp lý không? Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: - Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. - Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. - Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Như vậy, chữ ký số nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định thì sẽ có giá trị pháp lý. Theo đó, giá trị của chữ ký số so với chữ ký tay trong văn bản giấy là như nhau. Hướng dẫn đăng ký chữ ký số cá nhân mới nhất Cách tạo chữ ký số cá nhân Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản gốc và bản sao) Ảnh chân dung 3x4 (2 ảnh) Bước 2: Chọn cơ quan cung cấp dịch vụ chữ ký số Hiện nay có nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số như ViettelCA, BKAVCA, VNPT-CA, FPT-CA,... Người dùng cần chọn một trong các cơ quan cấp chữ ký số uy tín và được công nhận để đảm bảo rằng chữ ký số được tạo ra có giá trị pháp lý. Bước 3: Đăng ký và xác thực thông tin Sau khi chọn cơ quan cấp chữ ký số, người dùng cần đăng ký tài khoản trên trang web của cơ quan đó và xác thực thông tin của mình bằng các giấy tờ như CMND/CCCD/Hộ chiếu, giấy phép kinh doanh,.. Bước 4: Xác thực danh tính Sau khi xác thực thông tin, người dùng cần đến trực tiếp cơ quan cấp chữ ký số số để cung cấp các giấy tờ liên quan và đăng ký cho việc xác thực bằng chữ ký. Bước 5: Tạo chữ ký số Sau khi hoàn thành các bước đăng ký và xác thực, người dùng có thể tạo chữ ký số bằng cách sử dụng phần mềm cung cấp bởi cơ quan cấp chữ ký số. Người dùng sẽ cài đặt phần mềm trên máy tính của mình và thực hiện tạo chữ ký theo hướng dẫn. Bước 6: Lưu trữ chữ ký số Sau khi tạo thành công chữ ký số, người dùng có thể lưu trữ chữ ký số trên ổ đĩa USB hoặc trên máy tính của mình và đảm bảo bảo mật, ngoài người có thẩm quyền ra không có ai có thể truy cập vào nó. Cách đăng ký chữ ký số cá nhân mới nhất Bước 1: Nộp hồ sơ Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký chữ ký số cá nhân thông qua USB Token. Sau khi đặt mua chữ ký số thành công, cá nhân cần liên hệ và nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị cung cấp. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Sau khi nhận hồ sơ, nhà cung cấp tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký chữ ký số cá nhân Bước 3: Kích hoạt USB Sau khi hồ sơ được thẩm định thành công, USB được gửi về đơn vị để tiến hành cài đặt, kích hoạt để thực hiện ký số bằng USB. Bước 4: Đăng ký tài khoản với Tổng cục Thuế Bước 5: Chứng thực chữ ký Sau khi Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia chứng thực hồ sơ, cá nhân có thể tiến hành sử dụng chữ ký số để ký các văn bản điện tử. Như vậy, chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử và chữ ký số hoàn toàn có giá trị pháp lý như chữ ký tay trên giấy nếu đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật. Đồng thời, chữ ký số là tài liệu pháp lý của cá nhân, tổ chức nên cần phải được bảo mật chặt chẽ, tránh để lộ đến tay các đối tượng xấu. Xem thêm: Luật giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động
Trong cuộc sống công việc, người lao động không khỏi tránh việc ốm đau đột xuất cần phải xin phép nghỉ để đảm bảo sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động và hướng dẫn trình tự xin phép nghỉ ốm. Không ít lần người lao động (NLĐ) phải đối mặt với tình trạng ốm đau, không thể tiếp tục làm việc. Việc xin phép nghỉ ốm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ. Thông thường, mỗi công ty có các quy định riêng về trình tự, thủ tục xin nghỉ ốm khác nhau. Bạn cần nắm rõ quy định của công ty để tránh vi phạm, có thể tham khảo cách xin nghỉ ốm dưới đây: (1) Hướng dẫn cách xin nghỉ ốm đột xuất Về xin nghỉ ốm đột xuất, NLĐ cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Gọi điện hoặc nhắn tin cho người quản lý hoặc bộ phận nhân sự của công ty để báo cáo tình hình sức khỏe và xin nghỉ ốm và xin nghỉ để quản lý sắp xếp nhân sự đảm nhiệm phần công việc bạn đang làm. Bước 2: Soạn thảo đơn xin nghỉ ốm và gửi cho người quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Xem và tải mẫu giấy phép nghỉ ốm tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/mau-giay-xin-phep-nghi-om-moi-nhat.doc Bước 3: Nộp giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (nếu nghỉ ốm có đi khám bệnh, chữa bệnh). Như vậy, trong trường hợp ốm đau đột xuất, bạn có thể tham khảo trình tự xin phép nghỉ ốm ở trên. (2) Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm bao gồm những thông tin sau đây: - Tiêu đề: Đơn xin nghỉ ốm. - Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, vị trí công tác. - Lý do xin nghỉ: Trình bày rõ ràng lý do xin nghỉ ốm. - Thời gian xin nghỉ: Ghi rõ thời gian bắt đầu nghỉ và thời gian dự kiến quay lại làm việc. Bàn giao công việc: nêu rõ các công việc bàn giao và người được bàn giao trong quá trình nghỉ phép. - Cam kết: Cam kết tuân thủ quy định của công ty và gửi kèm giấy chứng nhận của cơ quan y tế (nếu có). - Chữ ký: Ký và ghi rõ họ tên của NLĐ. Xem và tải mẫu giấy phép nghỉ ốm tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/mau-giay-xin-phep-nghi-om-moi-nhat.doc Sau khi hoàn thành soạn giấy xin phép nghỉ ốm, NLĐ nộp mẫu đơn này cho quản lý của công ty hoặc trực tiếp tại phòng nhân sự. Trong trường hợp NLĐ bị bệnh nặng và không thể tự mình đi nộp đơn xin nghỉ phép, người thân của họ có thể đại diện để nộp giấy tờ này cho quản lý công ty. (3) Người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào? Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Trong những ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau, NLĐ được cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền nghỉ chế độ ốm đau theo công thức tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Tiền nghỉ chế độ ốm đau = (Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày) x 75% x số ngày nghỉ chế độ ốm đau. Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. (4) Người lao động được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày? Tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: - Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; - Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: - Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; - Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản 1 mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Tóm lại, trên đây là hướng dẫn cách xin nghỉ ốm và mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho NLĐ. Thông thường, tùy theo tính chất công việc mà thời gian nghỉ ốm sẽ khác nhau.
Hướng dẫn giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên phần mềm TEMIS năm 2024
Lĩnh vực giáo dục đã triển khai sử dụng phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Bài viết sau sẽ hướng dẫn giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên phần mềm TEMIS năm 2024 Phần mềm TEMIS là gì? Theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định như sau: Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên - Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học. - Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. - Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên. Hiện nay việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện trên phần mềm TEMIS. TEMIS là Hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thông qua thu thập thông tin và chiết xuất báo cáo về thực trạng bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn trong cả hệ thống giáo dục (theo từng tỉnh, huyện, trường và cá nhân). Theo đó, mỗi cuối năm học giáo viên sẽ thực hiện tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS. Hướng dẫn giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên phần mềm TEMIS năm 2024 Bước 1: Truy cập TEMIS Giáo viên có thể truy cập vào TEMIS qua 2 đường dẫn sau: - https://temis.csdl.edu.vn - Hoặc bấm vào mục Temis tại taphuan.csdl.edu.vn Bước 2: Đăng nhập tài khoản TEMIS Giáo viên đăng nhập bằng tài khoản của taphuan.csdl.edu.vn nếu chưa đăng nhập. Bước 3: Giáo viên Click vào mục Tự đánh giá Bước 4: Tick vào các mục tương đương với các tiêu chí tự đánh giá Bước 5: Nhập minh chứng Giáo viên nhập minh chứng cho tiêu chí bằng cách click vào dấu + màu đỏ ở cột cuối để mở cửa sổ nhập minh chứng, nhập Tên minh chứng, Mô tả chi tiết; Chọn hoặc kéo thả vào mục Tệp đính kèm tài liệu để chứng minh Bước 6: Lưu lại bằng cách click nút " + Tạo mới" Lưu ý: Giáo viên có thể tạo nhiều minh chứng nếu cần. - Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng thì giáo viên có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và click nút "Chọn ... tài liệu minh chứng" Bước 7: Chọn minh chứng Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng thì giáo viên có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và click nút "Chọn ... tài liệu minh chứng" https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/goi-y-minh-chung.docx Gợi ý minh chứng 15 tiêu chí đánh giá giáo viên trên TEMIS mới nhất Bước 8: Lưu kết quả Sau khi nhập xong giáo viên có thể click - "Lưu và chưa gởi đi": nếu muốn chỉnh sửa tiếp và không gởi lên cấp trên, kết quả này vẫn chưa cập nhật cho tổ trưởng, do đó xem như giáo viên chưa đánh giá. - "Lưu và gởi đi": Hoàn thành tự đánh giá và gởi lên cấp trên, lúc này tổ trưởng sẽ thấy được kết quả tự đánh giá của giáo viên. Bước 9: Xuất file đánh giá Kết quả tự đánh giá sẽ hiện ra sau khi giáo viên lưu lại và có thể bấm "Xuất excel BM1/PL2" để in biên bản tự đánh giá của mình. Quy trình đánh giá và xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm 2024 Theo Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện như sau: Quy trình đánh giá Bước 1: Giáo viên tự đánh giá Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; (Năm 2024 đang thực hiện đánh giá trên phần mềm TEMIS) Bước 2: Lấy ý kiến đồng nghiệp Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Bước 3: Người đứng đầu đánh giá và thông báo kết quả Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp. Xếp loại kết quả đánh giá - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức tốt; - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức khá trở lên; - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên; - Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó). Bài viết trên đây đã hướng dẫn giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên phần mềm TEMIS năm 2024. Giáo viên có thể tham khảo để quá trình thao tác được dễ dàng hơn. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/goi-y-minh-chung.docx Gợi ý minh chứng 15 tiêu chí đánh giá giáo viên trên TEMIS mới nhất
HĐTP TANDTC hướng dẫn chi tiết các trường hợp vợ/chồng được đơn phương ly hôn
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó có hướng dẫn chi tiết các trường hợp vợ/chồng được đơn phương ly hôn. Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 24/4/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/01-2024-NQ-HNGD.pdf Ai được quyền yêu cầu đơn phương ly hôn? Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì các đối tượng sau đây có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. - Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. - Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, pháp luật hiện nay quy định chung các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn. Theo đó, nếu thuộc trường hợp được đơn phương ly hôn thì các đối tượng trên sẽ có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn. Khi nào vợ/chồng được đơn phương ly hôn Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. -Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. - Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì vợ/chồng được quyền đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, trường hợp bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được trước đây chưa có quy định cụ thể là như thế nào. Ngày 24/4/2024 Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (HĐTP TANDTC) đã thông qua Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Tại đây, HĐTP TANDTC đã có hướng dẫn chi tiết trường hợp trên. Hướng dẫn chi tiết các trường hợp vợ/chồng được đơn phương ly hôn Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn về ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - "Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình" là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định những hành vi sau đây là hành vi bạo lực gia đình: + Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; + Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; + Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý; + Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; + Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; + Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; + Giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; + Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; + Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng; + Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực; +Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp; + Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi; + Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình; + Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác; + Cô lập, giam cầm thành viên gia đình; + Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật. - “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia. Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình. - “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng; + Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình; + Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau; + Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Theo đó, HĐTP TANDTC đã có hướng dẫn chi tiết về các trường hợp vợ/chồng được quyền đơn phương ly hôn. Người đọc có thể tham khảo để áp dụng vào trường hợp của mình. Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 24/4/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/01-2024-NQ-HNGD.pdf
Hướng dẫn bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa đúng tiêu chuẩn nhất
TCVN 6690:2007 đưa ra các hướng dẫn về lựa chọn, sử dụng và bảo quản quần áo bảo vệ chống lại nhiệt và lửa. Cụ thể cách bảo quản đúng chuẩn nhất qua bài viết sau. Hướng dẫn bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa đúng chuẩn nhất Theo Mục 5 TCVN 6690:2007 quy định về bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa như sau: 1) Quy định chung Quần áo bảo vệ phải được cung cấp cùng với thông tin của nhà sản xuất, bao gồm hướng dẫn bảo quản (cả dưới dạng nhãn viết được gắn trên sản phẩm và/hoặc tách rời). Dựa vào thông tin này, người quản lý phải quyết định kế hoạch bảo quản và thông báo cho các bên liên quan (bao gồm người sử dụng). Trình tự bảo quản phải bao gồm: - làm sạch: + các biện pháp làm sạch phải được sử dụng là gì? + ai sẽ tiến hành làm sạch? + khi nào phải làm sạch? + có bên thứ ba thu thập và phân phối không? + việc áp dụng lại cách hoàn thiện/xử lý có cần thiết không? - tẩy nhiễm: các quy trình tẩy nhiễm đã được thiết lập là gì? - cất giữ: + những thông số đối với việc cất giữ quần áo bảo vệ là gì (ví dụ, độ ẩm, nhiệt độ, thời gian, ánh sáng, v.v.)? + quần áo bảo vệ phải được cất giữ ở đâu? + các loại quần áo được cất giữ như thế nào: + trước khi sử dụng? + khi sử dụng? + khi không sử dụng? 2) Làm sạch Tiến hành làm sạch tốt sẽ đảm bảo: - hạn chế được hư hỏng đối với các chi tiết bất kỳ của quần áo bảo vệ và bảo quản được tính toàn vẹn của việc bảo vệ; - các chi tiết được làm sạch rõ ràng; - quần áo bảo vệ được làm sạch hợp vệ sinh; - không còn lại mùi khó chịu; - không còn lại chất làm sạch; - hạn chế được khả năng thay đổi kích cỡ của quần áo; - áp dụng lại cách hoàn thiện/xử lý được tiến hành theo hướng dẫn của nhà cung cấp. Tại TCVN 6690:2007 cũng đưa ra cảnh báo những chất dễ cháy còn lại trên quần áo sau khi làm sạch có thể bốc cháy nếu đặt gần nguồn gây cháy. Đồng thời: - Số lần làm sạch có thể là một yếu tố quyết định đến thời gian sử dụng của quần áo bảo vệ. - Hiệu quả của quá trình làm sạch cần phải được khẳng định bằng phép thử (theo lô). 3) Tẩy nhiễm Những loại quần áo yêu cầu tẩy nhiễm khi một chất nguy hiểm (cả chất dễ cháy và nguy hiểm đến sức khỏe của người mặc/người sử dụng) còn tồn tại. Ví dụ của những chất nguy hiểm bao gồm: - amiăng; - nhiên liệu; - dầu mỡ; - sơn; - chất nhiễm bẩn cơ thể, và - hóa chất. Để tránh nguy cơ làm bẩn lẫn nhau hoặc tái bẩn quần áo bảo vệ, cả do con người và môi trường, quy trình tẩy nhiễm phải được thiết lập phù hợp, có hướng dẫn về: - sự di chuyển; - điều khiển; - cách ly; - cất giữ; - vận chuyển - xử lý, và - loại bỏ. của tất cả quần áo bảo vệ. 4) Cất giữ Các trình tự cất giữ phải bao gồm như sau: - Việc cất giữ quần áo bảo vệ phải được tiến hành sao cho hợp vệ sinh và sạch sẽ cho đến khi quần áo được đưa ra sử dụng. - Phương pháp cất giữ phải không gây ảnh hưởng bất lợi đến đặc trưng về tính năng của quần áo bảo vệ. - Quần áo bảo vệ bị dính đất phải được làm sạch và làm khô trước khi cất giữ. - Quần áo bảo vệ phải được cất giữ ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thông gió tốt, ở nhiệt độ không ảnh hưởng bất lợi đến quần áo. - Các nhà sản xuất phải đưa ra những yêu cầu cất giữ cụ thể và người sử dụng phải tuân theo những hướng dẫn này. - Nếu thời gian sử dụng của quần áo bảo vệ bị ảnh hưởng bởi quá trình cất giữ, điều này phải được chỉ ra bởi nhà cung cấp. Như vậy, quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa muốn được bảo quản đúng tiêu chuẩn thì phải thực hiện theo hướng dẫn trên. Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải được huấn luyện sử dụng như thế nào? Theo Tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 6690:2007 quy định tất cả những người lao động/người sử dụng phải được huấn luyện làm thế nào để sử dụng quần áo bảo vệ của họ đúng cách, trước khi trang thiết bị được đưa vào sử dụng. Việc huấn luyện phải bao gồm: - những thông tin liên quan đến những hạn chế và tác dụng của quần áo bảo vệ: + quần áo bảo vệ sẽ chống được gì? + quần áo bảo vệ sẽ không chống được gì? + những tác động của việc (nếu bất kỳ quần áo bảo vệ) sử dụng trong thời gian dài là gì? - làm thế nào để sử dụng/mặc quần áo bảo vệ; - tầm quan trọng của việc tuân theo những hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp; - làm thế nào để bảo quản quần áo bảo vệ khi không sử dụng; - thông tin có liên quan đến việc chuẩn bị để làm sạch và tẩy nhiễm; - làm thế nào để xác định quần áo bảo vệ không còn sử dụng được nữa và phải loại bỏ; - cách tiến hành loại bỏ quần áo không còn sử dụng được nữa mà không làm ô nhiễm môi trường; - làm thế nào để thay thế; - tầm quan trọng của việc sử dụng quần áo chống được những chất lỏng dễ cháy hoặc những chất có thể tự bốc cháy; Đồng thời, những hướng dẫn/huấn luyện cung cấp cho người mặc/người sử dụng tùy thuộc vào mức độ rủi ro và độ phức tạp của quần áo bảo vệ được cung cấp. Việc cung cấp những hướng dẫn hoặc thông tin dưới dạng viết có thể không hiệu quả và người sử dụng/người mặc cần phải có minh họa thực tế, huấn luyện và thực hành. Như vậy, tất cả những người lao động/người sử dụng phải được huấn luyện làm thế nào để sử dụng quần áo bảo vệ của họ đúng cách, trước khi trang thiết bị được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ hướng dẫn dưới dạng viết thôi thì có thể sẽ khó hiểu nên cần phải có minh họa thực tế, huấn luyện và thực hành.
Hướng dẫn thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính mới nhất
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục trên. Quy định về thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính Theo Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý như sau: Đối với các giấy tờ, tài liệu chưa được số hóa, lưu giữ, kết nối, chia sẻ thông tin với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, tùy theo nhu cầu, tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo hai cách: - Yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc; - Yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu. Theo đó, thủ tục yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu được quy định như sau: Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, chế độ lưu trữ thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực bản sao từ bản chính. Thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau: - Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. Trong trường hợp bản chính giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. - Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực. Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính sẽ được thực hiện theo quy định trên. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước của thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính mới nhất. Hướng dẫn thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính mới nhất Hiện nay, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia như sau: Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia qua trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html và đăng nhập (hoặc đăng ký tài khoản nếu chưa có). Bước 2: Tại mục "Thông tin và dịch vụ", chọn "Dịch vụ công nổi bật". Chọn thủ tục "Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận". Bước 3: Tại màn hình hướng dẫn thông tin, chọn UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó chọn "Đồng ý". Bước 4: Tại màn hình đặt lịch hẹn, chọn loại giấy tờ cần chứng thực và ngày hẹn, giờ hẹn. Đối với những ngày, giờ hẹn nào đã đủ lượt đặt lịch hẹn, hệ thống tự động ẩn đi. Bước 5: Chọn "Đặt lịch hẹn", hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn. Bước 6: Đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang theo bản chính giấy tờ cần chứng thực và nộp lệ phí chứng thực. Sau đó, nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử. Như vậy, trên đây là hướng dẫn thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính mới nhất, người đọc có thể tham khảo để có thể thực hiện thủ tục đễ dàng hơn.
Hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội
Tin giả (fake news) là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm duyệt và thường xuất hiện trên mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội. Hướng dẫn tố giác tin giả trên mạng xã hội Khi nhận thấy tin giả trên mạng xã hội và muốn tố giác thì người dùng cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Lưu lại bằng chứng (lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi là giả về máy tính, điện thoại của mình.). Lưu ý: Không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này. Cảnh báo cho người đang đăng tải, chia sẻ những thông tin này về khả năng họ đang lan truyền tin giả và hậu quả của việc này. Bước 2: Tố giác tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau: - Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua website, email hoặc số hotline - Đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố (có thể lấy thông tin liên hệ qua website của các cơ quan này). Tải về mẫu đơn tố giác tin giả: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/23/mau-don-to-giac.docx Người tung tin giả lên mạng xã hội bị xử phạt hành chính thế nào? Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, người tung tin giả trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng và bị buộc gỡ bỏ tin giả. Người tung tin giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tuỳ tính chất, mục đích của việc tung tin giả mà người tung tin giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những tội danh sau: - Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 7 năm tù. - Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 7 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, - Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 3 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người tung tin giả trên mạng xã hội nếu vượt quá mức vi phạm hành chính thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội danh quy định trên.
Một số trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên theo hướng dẫn của TAND Tối cao (P2)
Bài viết này là phần tiếp theo của các quy định tại Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP về một số trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên theo hướng dẫn của TAND Tối cao (3) Trường hợp người bị kết án chung thân Theo khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP, trường hợp người bị kết án phạt tù chung thân, người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân có thể được Tòa án xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chung thân xuống hình phạt tù có thời hạn. Theo đó, người bị kết án phạt tù chung thân lần đầu được giảm xuống 30 năm tù. Thời hạn 30 năm tù này được tính kể từ ngày thi hành án phạt tù chung thân và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm tù đối với người bị kết án phạt tù chung thân; 25 năm tù đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân. (4) Các trường hợp đặc biệt trong việc xếp loại chấp hành án phạt tù Theo khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP quy định, người bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt hoặc người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu chưa đủ thời gian chấp hành án tại cơ sở giam giữ nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng được coi là có đủ số kỳ xếp loại: - Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 15 năm trở lên được thiếu 04 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên của thời gian liền kề thời điểm xét giảm - Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm được thiếu 02 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên; - Đối với người bị kết án phạt tù từ trên 03 năm đến 05 năm được thiếu 01 quý đầu tiên xếp loại từ khá trở lên; - Đối với người bị kết án phạt tù từ 03 năm trở xuống chưa được xếp loại chấp hành án phạt tù. Đối với các trường hợp nêu trên, thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc thời gian ở trại giam phải được nhận xét là chấp hành nghiêm chỉnh nội quy cơ sở giam giữ. Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP cũng quy định, người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm nhưng không liên tục được xếp loại khá trở lên, nếu có đủ các điều kiện khác và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vẫn có thể được xét giảm: - Có tổng số quý xếp loại khá trở lên nhiều hơn từ 02 quý trở lên so với các quy định đối với người bị kết án phạt tù từ trên 10 năm và có ít nhất 04 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên - Có tổng số quý xếp loại khá trở lên nhiều hơn 01 quý trở lên so với các quy định đối với người bị kết án phạt tù từ trên 05 năm đến 10 năm và có ít nhất 02 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên. Đối với trường hợp người bị kết án có tiền án phải có số kỳ xếp loại từ khá trở lên nhiều hơn so với những người bị kết án chưa có tiền án, ứng với mỗi tiền án là 02 quý xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp người bị kết án bị phạt tù từ 03 năm trở xuống thì ứng với mỗi tiền án là 01 quý xếp loại từ khá trở lên. Cuối cùng, người đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải liên tục được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên mới được tiếp tục xem xét, đề nghị giảm thời hạn đúng đợt. Trường hợp không đủ điều kiện để được xét giảm đúng đợt thì có thể được xét giảm thời hạn khi có đủ 04 quý xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên (trong đó phải có ít nhất 02 quý liền kề thời điểm xét giảm). (5) Hướng dẫn xử lý khi người được giảm mức hình phạt tái phạm, vi phạm nội quy Theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP, đối với người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà vi phạm nội quy cơ sở giam giữ bị xử lý kỷ luật, sau khi được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện công nhận đã cải tạo tiến bộ và có đủ 04 quý liền kề (đối với người bị kết án bị kỷ luật khiển trách 02 lần hoặc kỷ luật cảnh cáo) hoặc 05 quý liền kề (đối với người bị kết án bị giam tại buồng kỷ luật) được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên thì mới được tiếp tục xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Đối với người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà lại phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý thì phải chấp hành được ít nhất một phần hai mức hình phạt chung và phải có đủ điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1 và khoản 6 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Trường hợp người bị kết án đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải chấp hành được ít nhất hai phần ba mức hình phạt chung, hoặc 25 năm nếu là tù chung thân và phải có đủ các điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1 và khoản 6 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Cuối cùng, khoản 11 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP quy định, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc người đang được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được bảo lưu kết quả chấp hành án phạt tù và được tính liên tục liền kề với thời gian sau khi trở lại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án. Khi những người này trở lại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án, nếu có đủ điều kiện quy định tại các khoản của Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP và trong thời gian được tạm đình chỉ hoặc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, được chính quyền địa phương nơi người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú hoặc cơ sở y tế điều trị cho người được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh xác nhận thì mới được xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của TAND Tối cao về quy định giảm mức hình phạt đã tuyên tại Điều 63 Bộ Luật Hình sự 2015. Nhìn chung, quy định về việc giảm mức hình phạt đã tuyên trong Bộ Luật Hình sự 2015 là một quy định mang tính nhân đạo, tiến bộ, góp phần đảm bảo tính công bằng trong việc áp dụng hình phạt, đồng thời giáo dục, răn đe người phạm tội, góp phần phòng ngừa tội phạm hiệu quả. >>> Mời bạn đọc xem lại phần 1: Điều kiện được giảm mức hình phạt đã tuyên theo hướng dẫn mới nhất của TAND Tối cao (P1)
Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu VNeID nhanh nhất
Hiện nay đã có nhiều thủ tục, dịch vụ công trực tuyến được thực hiện trên VNeID. Tuy nhiên có nhiều người quên mật khẩu dẫn đến không thể vào app. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu VNeID nhanh nhất. Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu VNeID nhanh nhất Có hai cách để lấy lại mật khẩu VNeID như sau 1) Lấy lại mật khẩu VNeID bằng số định danh cá nhân, SĐT Bước 1: Mở ứng dụng VNeID Người dùng mở ứng dụng VNeID và chọn “Quên mật khẩu” Bước 2: Gửi yêu cầu lấy lại mật khẩu Người dùng nhập số định danh cá nhân (số thẻ CCCD) và số điện thoại đăng ký tài khoản VNeID. Chọn “Nhập thông tin xác thực” và nhấn ‘Gửi yêu cầu” Bước 3: Nhập các thông tin theo yêu cầu Ở giao diện tiếp theo, người dùng nhập các thông tin cá nhân theo yêu cầu gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp thẻ CCCD Và sau đó nhấn “Tiếp tục”, ứng dụng sẽ gửi mã OTP về số điện thoại. Bước 4: Nhập mã OTP và nhập mật khẩu mới Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại để tiếp tục để đến bước thiết lập lại mật khẩu mới theo các yêu cầu trên ứng dụng. Sau khi đã điền mật khẩu mới thì chọn xác nhận. 2) Lấy lại mật khẩu VNeID bằng thẻ CCCD Bước 1: Mở ứng dụng VNeID Người dùng mở ứng dụng VNeID và chọn “Quên mật khẩu” Bước 2: Gửi yêu cầu lấy lại mật khẩu Chọn Xác thực NFC bằng thẻ CCCD gắn chip và nhấn “Gửi yêu cầu” Bước 3: Quét NFC Sau khi giao diện quét NFC hiển thị, người dùng dưa điện thoại lại gần CCCD để đọc thông tin trên con chip. Bước 4: Nhập mật khẩu mới Sau khi đọc thông tin thành công, người dùng nhập mã xác thực và đổi lại mật khẩu mới là xong. Chỉ được thực hiện TTHC, dịch vụ công trên môi trường điện tử qua VNeID Tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu về cải cách thực hiện thủ tục hành chính đối với Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có nội dung: Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP Theo đó, từ 01/7 này mọi thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến sẽ chỉ được thực hiện qua tài khoản VNeID. Lưu ý: Hiện nay Nghị định 59/2022/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định 69/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/7/2024). Việc cập nhật thông tin vào hệ thống định danh và xác thực điện tử thực hiện thế nào? Theo Điều 8 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định: - Thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác liên quan đến danh tính điện tử, thông tin đã tích hợp lên tài khoản định danh điện tử có sự thay đổi thì được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử. -. Thông tin của cơ quan, tổ chức trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác liên quan đến danh tính điện tử được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để tạo lập số định danh và tài khoản định danh điện tử của cơ quan, tổ chức phục vụ hoạt động định danh và xác thực điện tử. Như vậy, khi có sự thay đổi thông tin của người dân thì sẽ được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử.
MỚI: Hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học khi làm thẻ căn cước
Ngày 25/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước 2023. Trong đó, có hướng dẫn về thu thập thông tin sinh trắc học khi làm thẻ căn cước. Hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học khi làm thẻ căn cước Theo Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về thu thập, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thì: - Thông tin về nhân dạng, thông tin sinh trắc học về vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt được thu thập, cập nhật khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân. - Công dân đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia. - Thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói được thu thập vào Cơ sở dữ liệu căn cước phải đáp ứng điều kiện sau: + Cơ quan, tổ chức xét nghiệm, phân tích, tạo lập dữ liệu phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Công an hướng dẫn; + Thông tin tạo lập phải bảo đảm giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; bảo đảm xác định duy nhất công dân đó trong Cơ sở dữ liệu căn cước. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý y tế và các cơ quan có liên quan thực hiện công bố công khai danh sách cơ quan, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định và thực hiện. Như vậy, các thông tin sinh trắc học về vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt sẽ được thu thập khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Còn đối với thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói thì sẽ do công dân đề nghị. Có bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói không? Theo điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023 quy định: Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước. Như vậy, từ ngày 01/7/2024, thì thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân là bắt buộc thu thập khi công dân cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Đối với thông tin ADN, giọng nói là không bắt buộc và sẽ được thực hiện khi công dân có đề nghị theo Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Trình tự thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói Cũng tại Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP đã quy định trình tự thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói như sau: 1) Trình tự, thủ tục thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước Bước 1: Nộp hồ sơ - Công dân nộp hồ sơ đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu căn cước đến cơ quan quản lý căn cước; - Hồ sơ đề nghị gồm: + Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; + Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả xét nghiệm, phân tích, lưu trữ thông tin sinh trắc học về ADN của cơ quan, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định và đã được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý y tế và các cơ quan có liên quan công bố công khai. Bước 2: Xác thực thông tin và thực hiện cập nhật - Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước; - Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định thì cơ quan quản lý căn cước thông báo cho công dân bằng văn bản, nêu rõ lý do và hướng dẫn công dân thực hiện thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức đó. 2) Trình tự, thủ tục thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước Bước 1: Nộp hồ sơ - Công dân nộp hồ sơ đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước đến cơ quan quản lý căn cước - Hồ sơ đề nghị gồm: + Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; + Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả thu nhận, phân tích, lưu trữ giọng nói của cơ quan, tổ chức theo quy định; + Văn bản cam kết bảo đảm sức khỏe bình thường không ảnh hưởng đến giọng nói đối với trường hợp thông tin giọng nói của công dân chưa có trong hệ thống thông tin. Bước 2: Xác thực thông tin và thực hiện cập nhật - Trường hợp thông tin sinh trắc học về giọng nói của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sảnh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước - Trường hợp thông tin giọng nói của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định thì cơ quan quản lý căn cước thực hiện trực tiếp thu thập thông tin sinh trắc học về giọng nói để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước. Như vậy, từ 01/7/2024 nếu công dân có nhu cầu thì làm hồ sơ đề nghị thu thập thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước theo quy định trên. Đồng thời, Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác. Trường hợp công dân phát hiện thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý căn cước thực hiện điều chỉnh cho chính xác. Xem: Luật Căn cước 2023 và Nghị định 70/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024.
Hướng dẫn cách đổi tiền rách, tiền hư hỏng tại ngân hàng
Có phải tất cả tiền rách, tiền hư hỏng đều được mang ra ngân hàng đổi không? Cách đổi tiền rách, tiền hư hỏng tại ngân hàng thế nào? Cụ thể qua bài viết sau. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là như thế nào? Theo Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là những tiền có đặc điểm như sau: - Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan): + Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền; + Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền. - Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan): + Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại; + Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất. - Tiền bị lỗi: Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc Như vậy, tiền rách, tiền hư hỏng là loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Những tiền này sẽ không còn giá trị sử dụng trên thị trường do không còn đủ tiêu chuẩn. Người dân nếu không may có phải những tờ tiền này thì có thể mang đến đổi tại ngân hàng. Hướng dẫn cách đổi tiền rách, tiền hư hỏng tại ngân hàng Theo Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau: - Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nhóm nguyên nhân khách quan và do lỗi kỹ thuật, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ. - Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nhóm nguyên nhân chủ quan, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau: + Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại; + Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; Nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền (mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an; + Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: Yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. => Căn cứ điều kiện xét đổi được quy định đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nhóm nguyên nhân chủ quan, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng. Nếu không đủ điều kiện được đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do. Trường hợp các tờ tiền chưa xác định được điều kiện đổi và cần giám định, khách hàng phải có giấy đề nghị đổi tiền (theo Phụ lục số 01 đính kèm). Xem Mẫu giấy đề nghị đổi tiền: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/giay-de-nghi-doi-tien.docx Như vậy, không phải mọi tiền rách, tiền hư hỏng đều được ngân hàng thu nhận và đổi lại tiền mới, mà nếu tiền bị rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan) thì phải được ngân hàng xét đổi, nếu xét thấy không đủ điều kiện thì sẽ trả lại tiền đó và không được đổi tiền mới. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông sẽ được xử lý thế nào? Xem Điều 9 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định cách đóng gói tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau: - Sau khi thu, đổi, tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đơn vị thu đổi kiểm đếm, đóng gói, niêm phong, bảo quản theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Giấy đề nghị đổi tiền của khách hàng lưu tại đơn vị thu đổi để phục vụ công tác tra soát khi cần thiết. - Khi thu nhận tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của các đơn vị thu đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra điều kiện được đổi trước khi đóng gói, niêm phong theo quy định hiện hành. Trường hợp tiền biến dạng không thể đóng bó, Kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện đóng gói theo quy cách: + 100 tờ (miếng) cùng mệnh giá đóng vào 1 túi nhỏ, 10 túi nhỏ đóng vào 1 túi lớn, 10 túi lớn đóng vào 1 bao. + Bao tiền được niêm phong, kẹp chì theo như quy định hiện hành. - Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi đóng gói, bảo quản riêng để thuận tiện trong kiểm đếm, giao nhận. Như vậy, sau khi thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, NHNN sẽ kiểm tra điều kiện được đổi trước khi đóng gói, niêm phong. Sau đó, đơn vị thu đổi kiểm đếm, đóng gói, niêm phong, bảo quản theo quy định trên.
Các bước mua vàng miếng SJC trực tuyến tại VietinBank
Từ hôm nay Vietinbank sẽ cho phép đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn người dùng các bước mua vàng miếng SJC trực tuyến tại VietinBank. Các bước mua vàng miếng SJC trực tuyến tại VietinBank Theo thông tin được đăng tải trên website chính thức của Vietinbank, từ ngày 19/6/2024 VietinBank triển khai nhận đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến cho khách hàng trên website của VietinBank và ngừng phát số đăng ký trực tiếp tại các điểm bán. Cụ thể các bước mua vàng miếng SJC trực tuyến tại VietinBank như sau: Bước 1: Truy cập vào website VietinBank Người dùng truy cập vào website www.vietinbank.vn bằng các thiết bị điện tử cá nhân (điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân…) Sau đó nhấn vào banner “Đăng ký mua vàng SJC trực tuyến” tại trang chủ Bước 2: Điền thông tin Người dùng điền chính xác thông tin cá nhân, Email và lựa chọn khoảng thời gian thực hiện giao dịch, chọn địa điểm giao dịch là 1 trong 3 địa điểm bán vàng của VietinBank tại phần điền thông tin và bấm Đăng ký mua. Xem các địa điểm bán vàng tại: Tổng hợp các địa điểm bán vàng trực tiếp của 04 ngân hàng TMCP Bước 3: Đến địa điểm mua vàng theo lịch hẹn Sau khi đăng ký thành công người dùng sẽ được nhận kết quả đăng ký dịch vụ là mã QR và lịch hẹn giao dịch mua vàng miếng SJC qua Email cá nhân đã đăng ký. Tiếp theo, người dùng đến địa điểm mua vàng theo lịch hẹn, cầm theo CCCD bản chính và 2 bản photo, mã QR được nhận qua Email để thực hiện các thủ tục mua vàng. Ngoài ra còn một số lưu ý mà VietinBank nhắc nhở cho khách hàng như sau: - Các trường hợp VietinBank sẽ có quyền từ chối giao dịch: + Khách hàng đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến tại các website khác vì VietinBank sẽ chỉ nhận đăng ký tại website chính thức + Khách hàng đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến cung cấp thông tin nào không chính xác, nhầm lẫn so với thông tin đã cung cấp. - Khách hàng đã đăng ký thành công đến địa điểm giao dịch quá giờ hẹn từ trên 30 phút sẽ huỷ lịch hẹn để phục vụ khách hàng tiếp theo. - Khi tới điểm bán để thanh toán và nhận vàng sẽ cần cung cấp mã QR, giấy tờ tùy thân đã khai báo (còn hiệu lực theo quy định, bản gốc để đối chiếu và 2 bản photo). - Giá vàng chính thức là giá được VietinBank niêm yết tại thời điểm thực hiện thanh toán và giao nhận mua vàng miếng tại điểm bán của VietinBank. Điều kiện để được kinh doanh mua bán vàng miếng Theo Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau: - Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. +Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên. + Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên. + Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế). + Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. - Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên. + Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng. + Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Như vậy, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đáp ứng các điều kiện theo quy định trên sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng Theo Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm: - Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. - Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm. - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng. - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. - Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Như vậy, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng sẽ có những trách nhiệm theo quy định trên. Hiện nay, đi cùng với sự phát triển của xã hội và sự biến động của thị trường vàng, Chính phủ đã có yêu cầu sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Cụ thể: Tại Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 05/4/2024 về phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Trong đó: Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng; Khẩn trương rà soát, xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế. Xem thêm: Sẽ xây dựng nghị định mới để bình ổn thị trường vàng?
Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam là gì? Bằng B1 tương đương TOEIC, IELTS bao nhiêu? Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam thế nào? Xem thêm: Công nhận chứng chỉ tiếng Anh PTE Academic và quy đổi tương đương khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Chương trình liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài là gì? Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam là gì? Theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định như sau: Mục đích xây dựng khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam: - Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam được dùng làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Làm căn cứ xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học và trình độ đào tạo. - Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo. - Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh giá năng lực của mình. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR). Mức độ tương thích với CEFR Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (KNLNNVN) được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. NLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: KNLNNVN CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1 Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1 Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1 Bậc 6 C2 Nội dung tổng quát 6 bậc: Các bậc Mô tả tổng quát Sơ cấp Bậc 1 Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. Bậc 2 Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu. Trung cấp Bậc 3 Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình. Bậc 4 Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau. Cao cấp Bậc 5 Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết. Bậc 6 Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp. Theo đó, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam được dùng làm căn cứ áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hướng dẫn quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam Hiện nay tại hệ thống giáo dục Việt Nam thông dụng các chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL iBT, TOEFL ITP, IELTS, Cambridge Assessment English, TOEIC... và chưa có văn bản quy định cụ thể về quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ dùng chung cho cả hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, người đọc có thể tham khảo Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 và bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT như sau: TT Ngôn ngữ Chứng chỉ /Văn bằng Trình độ/Thang điểm Tương đương Bậc 3 Tương đương Bậc 4 1 Tiếng Anh TOEFL iBT 30-45 46-93 TOEFL ITP 450-499 IELTS 4.0 - 5.0 5.5 -6.5 Cambridge Assessment English B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill. Thang điểm: 140-159 B2 First/B2 Business Vantage/ Linguaskill. Thang điểm: 160-179 TOEIC (4 kỹ năng) Nghe: 275-399 Đọc: 275-384 Nói: 120-159 Viết: 120-149 Nghe: 400-489 Đọc: 385-454 Nói: 160-179 Viết: 150-179 2 Tiếng Pháp CIEP/Alliance francaise diplomas TCF: 300-399 Văn bằng DELF B1 Diplôme de Langue TCF: 400-499 Văn bằng DELF B2 Diplôme de Langue 3 Tiếng Đức Goethe - Institut Goethe-Zertifikat B1 Goethe-Zertifikat B2 The German TestDaF language certificate TestDaF Bậc 3 (TDN 3) TestDaF Bậc 4 (TDN 4) 4 Tiếng Trung Quốc Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) HSK Bậc 3 HSK Bậc 4 5 Tiếng Nhật Japanese Language Proficiency Test (JLPT) N4 N3 6 Tiếng Nga Đồng thời, theo biểu đồ các chứng chỉ tiếng Anh mà Cambridge đang sở hữu ta có thể thấy sự tương đương như sau: Từ các quy định trên, người đọc có thể xem bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam sau đây: (Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo) Khung tham chiếu CEFR Điểm IELTS TOEIC (10 - 990) TOEFL iBT Khung năng lực 6 bậc VSTEP C2 8.5 - 9.0 910+ 100 6 C1 7.0 - 8.0 850 80 - 99 5 B2 5.5 - 6.5 600 61 - 79 4 B1 4.0 - 5.0 450 45 - 60 3 A2 3.0 - 3.5 400 40 2 A1 1.0 - 2.5 255 19 1 Theo đó, người đọc có thể tham khảo hướng dẫn quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam như trên. Xem thêm: Công nhận chứng chỉ tiếng Anh PTE Academic và quy đổi tương đương khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Chương trình liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài là gì?
Hướng dẫn tính thuế cho hoạt động tiếp thị liên kết theo Công văn 241/CTCBA-TTHT
Công văn 241/CTCBA-TTHT ngày 12/06/2024 của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng về việc tuyên truyền về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong đó, hướng dẫn tính thuế cho các cá nhân làm tiếp thị liên kết là điểm nổi bật của công văn. Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay Tiếp thị liên kết đã trở thành một “nghề” khá quen thuộc đối với người dân khi mức độ sử dụng sàn thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Tiếp thị liên kết là hình thức môi giới trực tuyến trong đó doanh nghiệp trả tiền cho các đối tác (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) khi họ giới thiệu khách hàng mua hàng thông qua các liên kết trên nền tảng internet, sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki ...). Khi người dùng hoặc khách hàng nhấp vào liên kết sản phẩm, dịch vụ hoặc thực hiện hành động mua hàng hay đăng ký dịch vụ thì cá nhân làm liên kết tiếp thị sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng từ doanh nghiệp, sàn TMĐT, đây được xem như một hình thức nhận tiền hoa hồng môi giới. (1) Cá nhân làm tiếp thị liên kết có cần đóng thuế TNCN? Theo Công văn 241/CTCBA-TTHT, người làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân theo thu nhập từ tiền lương, tiền công. Cụ thể như sau: Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động gồm có tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác. Ngoài ra, khi cá nhân làm tiếp thị liên kết, mỗi lần chi trả tiền hoa hồng môi giới cá nhân mà không ký hợp đồng lao động từ 2 triệu đồng trở lên thì cá nhân phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC Như vậy, việc cá nhân làm tiếp thị liên kết trên các sàn TMĐT phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật. Xem thêm bài viết: Cá nhân làm tiếp thị liên kết trên sàn TMĐT có cần đóng thuế TNCN không? Xem và tải Công văn 241/CTCBA-TTHT tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/cong-van-tinh-thue.pdf (2) Hướng dẫn tính thuế cho hoạt động tiếp thị liên kết Theo Công văn 241/CTCBA-TTHT đề cập đến hướng dẫn tính cho hoạt động tiếp thị liên kết của cá nhân làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh và cá nhân làm tiếp thị liên kết đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp người làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân theo thu nhập từ tiền lương, tiền công. - Đối với cá nhân cư trú: + Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng: Khi tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng môi giới cho cá nhân làm tiếp thị liên kết có mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. + Trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế của cá nhân làm tiếp thị liên kết theo biểu thuế lũy tiến từng phần với thuế suất từ 5% đến 35%, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. Trong trường hợp này, thu nhập chịu thuế được tính các khoản giảm trừ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức giảm trừ gia cảnh thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Đối với người làm tiếp thị liên kết đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thuộc diện nộp thuế đối với thu nhập từ kinh doanh. Nguyên tắc tính thuế: Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng trở lên thì thuộc trường hợp phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm trở lên để xác định cá nhân phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế. Căn cứ tính thuế: Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền hoa hồng phát sinh trong kỳ tính thuế, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể: tỷ lệ % thuế GTGT là 5%, thuế TNCN là 2 %. Tóm lại, Công văn 241/CTCBA-TTHT đã hướng dẫn về cách tính thuế cụ thể cho hai trường hợp: cá nhân làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh và cá nhân làm tiếp thị liên kết đăng ký hộ kinh doanh. Xem và tải Công văn 241/CTCBA-TTHT tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/cong-van-tinh-thue.pdf
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh phổ biến giúp mở rộng thương hiệu và tăng trưởng doanh thu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 . (1) Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại Thành phần hồ sơ: Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, hồ sơ hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm: - Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM) Xem và tải mẫu Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/dang-ky-hoat-dong-thuong-mai.docx - Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM). Xem và tải mẫu Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/ban-gioi-thieu-ve-nhuong-quyen-thuong-mai-khi-dang-ky-nhuong-quyen.docx - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; - Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu, các loại giấy tờ sau: + Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. - Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp. Trong trường hợp giấy tờ tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 và khoản 3 được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước Trường hợp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài tại điểm c khoản 2 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại: Theo Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại như sau: - Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM Bước 2: Gửi hồ sơ + Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. + Các thời hạn nêu tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Bước 3: Thông báo, trả lời về việc đăng ký + Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 20 mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do. + Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. (3) 02 trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền như sau: - Nhượng quyền trong nước. - Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Như vậy, trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không cần đăng ký nhượng quyền. Ngoài 02 trường hợp này, thương nhân cần phải đăng ký hoạt động nhượng quyền với Bộ Công thương theo trình thủ, thủ tục được pháp luật quy định. Tóm lại, thương nhân cần tuân thủ quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền để tránh các rủi ro pháp lý. Ngoài ra, có 2 trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, thương nhân không cần phải làm thủ tục đăng ký nhượng quyền.
Hướng dẫn kỹ thuật trình bày văn bản hành chính mới nhất
Văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Vậy, văn bản hành chính được trình bày theo kỹ thuật như thế nào? Văn bản hành chính là những loại văn bản nào? Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về các loại văn bản hành chính thì văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công. Như vậy, những loại văn bản trên là văn bản hành chính. Văn bản hành chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ mang tính chất quy phạm và cụ thể hóa việc thi hành các văn bản pháp quy, đồng thời giúp giải quyết các vụ việc cụ thể trong quá trình quản lý. Thể thức văn bản hành chính bao gồm những phần nào ? Theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính sau đây: - Quốc hiệu và Tiêu ngữ. - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. - Số, ký hiệu của văn bản. - Địa danh và thời gian ban hành văn bản. - Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. - Nội dung văn bản. - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. - Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức. - Nơi nhận. Như vậy, khi trình bày một văn bản hành chính thì phải đảm bảo đủ các thành phần nêu trên, ngoài ra văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như phụ lục, dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành, ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành, địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax. Hướng dẫn kỹ thuật trình bày văn bản hành chính mới nhất Kỹ thuật trình bày văn bản được quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau: Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Cụ thể: - Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm). - Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng. - Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm. - Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen. - Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức. - Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục Nghị định 30/2020/NĐ-CP. - Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính Trong đó: - Ô số 1: Quốc hiệu và Tiêu ngữ - Ô số 2: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản - Ô số 3: Số, ký hiệu của văn bản - Ô số 4: Địa danh và thời gian ban hành văn bản - Ô số 5a: Tên loại và trích yếu nội dung văn bản - Ô số 5b: Trích yếu nội dung công văn - Ô số 6: Nội dung văn bản - Ô số 7a, 7b, 7c: Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền - Ô số 8: Dấu, Chữ ký số của cơ quan, tổ chức - Ô số 9a, 9b: Nơi nhận - Ô số 10a: Dấu chỉ độ mật - Ô số 10b: Dấu chỉ mức độ khẩn - Ô số 11: Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành - Ô số 12: Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành - Ô số 13: Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax. - Ô số 14: Chữ ký số của cơ quan, tổ chức cho bản sao văn bản sang định dạng điện tử Xem toàn bộ hướng dẫn: - Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/phu-luc-1-nd-30.docx - Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 30/2020/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/phu-luc-2-nd-30.docx - Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 30/2020/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/10/phu-luc-3-nd-30.docx
Hướng dẫn đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất
Ngày 10/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện liên thông điện tử 02 nhóm thủ tục hành chính. Một trong số đó là việc hướng dẫn đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất Nghị định 63/2024/NĐ-CP đã tăng cường tính minh bạch, tiện lợi và hiệu quả trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt, việc thực hiện liên thông điện tử giúp đơn giản hóa quy trình, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú và giải quyết các quyền lợi liên quan đến mai táng phí, tử tuất. (1) Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính do cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết Căn cứ Điều 10 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí bao gồm các thành phần sau: - Tờ khai điện tử (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP). Xem và tải mẫu tờ khai điện tử tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/11/mau-so-02.docx - Dữ liệu điện tử có ký số của Giấy báo tử được chia sẻ tự động từ cơ sở khám chữa bệnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông. Trường hợp không có Giấy báo tử thì nộp các giấy tờ thay thế theo quy định pháp luật về hộ tịch. Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần bao gồm các thành phần sau: - Tờ khai điện tử (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP). Xem và tải mẫu tờ khai điện tử tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/11/mau-so-02.docx - Dữ liệu điện tử có ký số của Giấy báo tử được chia sẻ tự động từ cơ sở khám chữa bệnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông. Trường hợp không có Giấy báo tử thì nộp các giấy tờ thay thế theo quy định pháp luật về hộ tịch. - Thông tin xác nhận của các thân nhân đồng ý cử người đại diện nhận trợ cấp tuất một lần được thực hiện qua ứng dụng VNeID hoặc đính kèm Tờ khai điện tử về việc cử người đại diện nhận trợ cấp tuất một lần theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thời hạn xác nhận qua ứng dụng VNeID không quá 05 ngày làm việc. Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm các thành phần sau: - Tờ khai điện tử (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP). Xem và tải mẫu tờ khai điện tử tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/11/mau-so-02.docx - Dữ liệu điện tử có ký số của Giấy báo tử được chia sẻ tự động từ cơ sở khám chữa bệnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông. Trường hợp không có Giấy báo tử thì nộp các giấy tờ thay thế theo quy định pháp luật về hộ tịch. - Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi hoặc cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ nếu không có thu nhập hằng tháng hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì đính kèm các thành phần hồ sơ sau: - Bản điện tử Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc biên bản Giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện Giám định y khoa trong trường hợp thanh toán phí Giám định y khoa. Trường hợp các thành phần hồ sơ trên là bản giấy thì phải thực hiện số hóa theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ. (2) Trình tự, thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Người có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ, trong trường hợp do cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết thì thành phần hồ sơ được quy định theo Điều 10 còn do cơ quan lao động, thương binh và xã hội giải quyết thì chuẩn bị theo Điều 11 Nghị định 63/2024/NĐ-CP Bước 2: Nộp hồ sơ Theo Điều 12 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, việc nộp hồ sơ trực tuyến được thực hiện như sau: - Người yêu cầu truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ dichvucong.gov.vn) hoặc trên ứng dụng VNeID, lựa chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử” để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và lệ phí theo quy định. - Trường hợp người yêu cầu chỉ lựa chọn các trường hợp sau: + Chỉ lựa chọn thực hiện liên thông 02 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú) + Chỉ lựa chọn 03 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí) + Chỉ lựa chọn 04 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất) Phần mềm dịch vụ công liên thông sẽ điều chỉnh nội dung tờ khai điện tử và giấy tờ phải đính kèm theo nội dung liên thông mà người yêu cầu đã lựa chọn để người yêu cầu thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định. Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai tử từ Phần mềm dịch vụ công liên thông; thông báo hẹn trả kết quả được Phần mềm dịch vụ công liên thông gửi cho người yêu cầu qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VNeID và tin nhắn SMS. Thời gian giải quyết nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất”: - Giải quyết trợ cấp mai táng, tử tuất đối với nhóm Người có công: không quá 18 ngày làm việc. - Giải quyết hỗ trợ chi phí mai táng đối với nhóm đối tượng Bảo trợ xã hội: không quá 06 ngày làm việc. Không quá 11 ngày làm việc đối với trường hợp đối tượng là người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. - Trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất đối với đối tượng do ngành Bảo hiểm xã hội giải quyết: không quá 09 ngày làm việc. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì thời gian được tính bắt đầu từ ngày làm việc tiếp theo. Bước 4: Giải quyết hồ sơ đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất Tùy vào từng trường hợp như khai tử, xóa đăng ký thường trú hay giải quyết mai táng phí, tử tuất mà quy trình giải quyết hồ sơ sẽ khác nhau. Việc giải quyết hồ sơ sẽ được quy định tại Điều 14 Nghị định 63/2024/NĐ-CP. Bước 5: Trả kết quả Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, có 2 loại: trả kết quả giấy và trả kết quả điện tử. Trả kết quả điện tử Bản điện tử Trích lục khai tử, Thông báo kết quả giải quyết xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng, tử tuất và Quyết định hưởng trợ cấp mai táng, Quyết định hưởng trợ cấp tuất được các hệ thống tự động gửi đến người yêu cầu tại kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VNeID và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Trả kết quả bản giấy - Bản giấy của Trích lục khai tử được trả tại Bộ phận Một cửa cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định pháp luật về hộ tịch. - Bản giấy Thông báo kết quả giải quyết xóa đăng ký thường trú, Quyết định hưởng trợ cấp mai táng, Quyết định hưởng trợ cấp tuất được trả tại Bộ phận Một cửa cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử hoặc tại Bộ phận Một cửa của các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích theo đề nghị của người yêu cầu. Cán bộ Bộ phận Một cửa căn cứ theo đề nghị của người yêu cầu trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản giấy và bản sao, trích lục (nếu có) cho người yêu cầu theo quy định. - Người yêu cầu có nhu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, cơ quan cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm trả kết quả cho người yêu cầu theo quy định pháp luật về trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Người yêu cầu thực hiện thanh toán phí, lệ phí (nếu có) của hồ sơ đăng ký khai tử theo thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc ứng dụng VNeID hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh hoặc thanh toán trực tiếp tại Bộ phận một cửa. Tóm lại, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện liên thông điện tử 02 nhóm thủ tục hành chính. Trên đây là hồ sơ, trình tự, thủ tục hướng dẫn cách đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.
Các bước đơn giản để đăng ký VssID cho con
Bảo hiểm xã hội số (VssID) là công cụ thiết yếu cho con bạn tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và an sinh xã hội,... Đăng ký VssID cho con chỉ với vài bước đơn giản dưới đây (1) Các bước đơn giản để đăng ký VssID cho con VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay (theo Công văn 3717/BHXH-CNTT). Để đăng ký VssId cho con, trước tiên các phụ huynh cần phải tải ứng dụng VssID về điện thoại thông minh của mình. - Link tải Iphone: https://apps.apple.com/vn/app/vssid/id1521647264?l=vi - Link tải Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bhxhapp&hl=vi Thực hiện đăng ký Vssid cho con chỉ với vài bước sau đây Bước 1: Đăng nhập tài khoản Hãy đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản Bước 2: Bấm vào “Quản lý cá nhân” và chọn “Dịch vụ công” Bước 3: Kéo xuống và chọn mục “Đăng ký tài khoản cho con” Bước 4: Nhập mã BHXH, Họ và tên của con sau đó nhấn “Tiếp tục” Phụ huynh có thể nhập trực tiếp thông tin của con hoặc quét mã QR trên BHYT của con Bước 5: Cập nhật ảnh chân dung và ảnh giấy khai sinh cho con sau đó nhấn “Tiếp tục” Phụ huynh có thể chụp trước rồi tải lên hoặc chụp trực tiếp đều được Bước 6: Chọn cơ quan BHXH tiếp nhận tờ khai đăng ký điện tử sau đó chọn “Gửi” Phụ huynh có thể chọn cơ quan BHXH gần nhất để thuận tiện Bước 7: Đọc rõ cam kết và chọn “Đồng ý” Trường hợp muốn kiểm tra lại thông tin đã nhập, chọn “Hủy” Bước 8: Sau khi bấm “Đồng ý” ở mục Cam kết, bạn sẽ nhận được thông báo từ hệ thống, chọn “Xem tờ khai” để xem lại thông tin trong tờ khai cho con Hệ thống sẽ gửi tin nhắn đến số điện thoại và email của phụ huynh sau khi thực hiện đăng ký VssID cho con, trong đó có đường dẫn để tải tờ khai. *** Lưu ý: - Nếu hồ sơ hợp lệ, hệ thống sẽ tiến hành kích hoạt tài khoản và cấp mật khẩu đăng nhập cho bạn về địa chỉ email hoặc tin nhắn SMS điện thoại. - Nếu hồ sơ không hợp lệ, hệ thống sẽ gửi thông báo lý do tại sao hồ sơ chưa hợp lệ và người đăng ký cần phải bổ sung giấy tờ hoặc thông tin liên quan về địa chỉ email hoặc số điện thoại. - Đối với trường hợp đăng ký VssID cho con, phụ huynh không cần phải đến cơ quan BHXH để xác minh thông tin, cơ quan BHXH sẽ tiến hành phê duyệt trực tuyến bằng cách đối chiếu thông tin trên tờ khai, giấy khai sinh của cá nhân, thông tin đã được phê duyệt của người đăng ký. (2) Lợi ích khi sử dụng VssID Các lợi ích khi sử dụng VssID: - Tra cứu các thông tin về các loại bảo hiểm nhanh chóng với các thao tác vô cùng đơn giản (Mã số BHXH; Cơ quan BHXH; Cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH; Cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Đơn vị tham gia BHXH,…) - Tích hơp đầy đủ các thông tin về bảo hiểm (Thẻ BHYT, quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; Thông tin hưởng các chế độ BHXH (một lần, ốm đau, thai sản…); Lịch sử khám, chữa bệnh BHYT,…) - Cập nhật và truyền tải các thông tin về hoạt động ngành BHXH cho người đăng ký VssID (chế độ, chính sách BHXH, hướng dẫn sử dụng ứng dụng; hướng dẫn thực hiện dịch vụ công, dịch vụ thanh toán trực tuyến, …) - Chính sách chăm sóc khách hàng 24/7 (Chatbot - trả lời tự động; Tổng đài hỗ trợ 1900 9068, …) (3) Các tính năng chính của VssID VssID đã tích hợp hàng loạt các tính năng giúp tối ưu hóa nhu cầu sử dụng của người dùng. Dưới đây là 08 tính năng chính khi sử dụng ứng dụng VssID: 1- Tra cứu thông tin quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN 2- Tra cứu thông tin hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, khám chữa bệnh BHYT 3- Tra cứu mã số BHXH; thời hạn sử dụng thẻ BHYT 4- Tra cứu địa chỉ cơ quan BHXH, Đại lý thu BHXH ở gần bạn nhất 5- Tra cứu cơ sở y tế có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT 6- Hỗ trợ trực tuyến 24/7 (Trả lời tự động – Chatbot, tổng đài hỗ trợ 1900 9068, email, câu hỏi thường gặp) 7- Tin tức hoạt động ngành BHXH, các video về chế độ, chính sách 8- Hướng tới thay thế BHYT, sổ BHXH; tích hợp dịch vụ công; thanh toán trực tuyến Trên đây là các bước đơn giản để đăng ký VssID cho con và giới thiệu một số tiện ích, tính năng nổi bật khi sử dụng VssID. Chúc bạn thực hiện thành công!
Hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản, bao gồm cả nam và nữ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024. Hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2024 Theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tiết 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau: 1) Lao động nữ sinh con - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/2.%20Mau%2001B-HSB.doc - Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. - Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu tại nội dung a tiết này có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. - Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ. - Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ. - Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH thì có thêm một trong các giấy tờ sau: + Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. + Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. + Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa. - Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. 2) Lao động nam - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/2.%20Mau%2001B-HSB.doc - Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; + Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. - Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. + Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con Như vậy, đối với lao động nữ và lao động nam sẽ có những thành phần hồ sơ khác nhau tùy theo trường hợp hưởng chế độ thai sản. Thủ tục hưởng chế độ thai sản năm 2014 Về thủ tục, theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cả lao động nam và nữ đều thực hiện thủ tục sau đây: Bước 1: Nộp hồ sơ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. - Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, năm 2024 thì lao động nữ và lao động nam sẽ chuẩn bị thành phần hồ sơ, thủ tục hưởng theo quy định trên để hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Mức hưởng chế độ thai sản năm 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau: - Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: + Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; + Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; + Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. -Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Như vậy, người lao động đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên sẽ được hưởng mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
MỚI: Đã có hướng dẫn về truy cứu TNHS người gây ra đám cháy
Trong tháng 6 này, Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy sẽ chính thức có hiệu lực. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo Bộ luật Hình sự 2015 Theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau: Khoản 1: Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm: - Làm chết 02 người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Khoản 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Khoản 4: Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c Khoản 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Khoản 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, theo quy định hiện nay người gây ra đám cháy do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 12 năm. Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định 1 đến 5 năm. Đã có hướng dẫn về truy cứu TNHS người gây ra đám cháy Ngày 24/5/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 18/6/2024. Theo đó, Nghị quyết đã hướng dẫn như sau: 1) Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy là những hành vi nào? Theo Điều 2 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP xác định vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm: - Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy; - Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật khác có liên quan. 2) Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 khi có đủ các điều kiện sau đây: - Thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. - Có thiệt hại xảy ra theo quy định tại một trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015; - Hành vi vi phạm phải có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại. 3) Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Theo Điều 4 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP quy định truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: - “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời” quy định tại khoản 4: Là hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy mà thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chưa xảy ra cháy nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn sẽ cháy và dẫn đến thiệt hại quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3; + Đã xảy ra cháy và tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 nhưng do được ngăn chặn kịp thời nên thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1. - “Ngăn chặn kịp thời”: Là trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay sau khi có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như: dập tắt đám cháy, di chuyển chất nguy hiểm về cháy ra khỏi nơi đông người, mang nguồn lửa, nguồn nhiệt ra khỏi nơi có quy định cấm,... để không xảy ra cháy hoặc đã xảy ra cháy nhưng thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1. Ví dụ: khi vào đổ xăng, A đang hút thuốc lá (lúc này tại cây xăng có 10 người). B yêu cầu A ra ngoài dập tắt thuốc nhưng A không thực hiện mà còn ném điếu thuốc lá đang cháy xuống đất làm lửa bùng cháy, ngay lập tức B đã dùng bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy nên chưa có hậu quả xảy ra. Hành vi của A vi phạm quy định về “mang nguồn lửa vào nơi có quy định cấm lửa” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4. 4) Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Theo Điều 5 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP quy định hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp 1: Trường hợp người phạm tội thực hiện công việc bắt buộc phải tuân theo quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người nhưng trong quá trình thực hiện họ vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người xảy ra cháy và gây thiệt hại: Thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy) mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người). Ví dụ: A được B thuê hàn mái nhà các phòng Karaoke. Trong quá trình hàn, A không trang bị tấm chắn tia kim loại nóng chảy bắn ra, đồng thời không theo dõi quá trình hàn một cách an toàn nên khi các hạt kim loại nóng mang nhiệt độ cao bắn ra xung quanh đã hình thành các đám cháy lớn gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng. Hành vi của A đã vi phạm quy định tại Mục 2.2.12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2011/BLĐTBXH ngày 29/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện. => Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp 2: Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều lần hành vi phạm tội, nếu mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: Thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số thiệt hại của các lần phạm tội, còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội từ 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP đã hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định xử lý tội phạm vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, việc truy cứu TNHS người gây ra đám cháy do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy sẽ được áp dụng rõ ràng và đúng người, đúng tội hơn. Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 18/6/2024.
Chữ ký số có giá trị pháp lý không? Hướng dẫn đăng ký chữ ký số cá nhân mới nhất
Hiện nay, chữ ký số, chữ ký điện tử đang dần trở nên phổ biến. Vậy, giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định ra sao? Đăng ký chữ ký số cá nhân thế nào? Chữ ký số là gì? Chữ ký số và chữ ký điện tử có phải là một? Theo Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định: "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: - Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; - Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Trong đó: "Hệ thống mật mã không đối xứng" là hệ thống mật mã có khả năng tạo được cặp khóa bao gồm khóa bí mật và khóa công khai: - "Khóa bí mật" là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số. - "Khóa công khai" là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Theo khoản 1 Điều 21 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định: Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Đồng thời, Luật giao dịch điện từ 2005 sẽ được thay thế bởi Luật giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, tại Điều 3 Luật giao dịch điện tử 2023 đã quy định cụ thể hai loại chữ ký này như sau: - Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu. - Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu. Như vậy, chữ ký số và chữ ký điện tử là hai dạng chữ ký hoàn toàn khác nhau. Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Chữ ký số có giá trị pháp lý không? Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: - Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. - Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. - Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Như vậy, chữ ký số nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định thì sẽ có giá trị pháp lý. Theo đó, giá trị của chữ ký số so với chữ ký tay trong văn bản giấy là như nhau. Hướng dẫn đăng ký chữ ký số cá nhân mới nhất Cách tạo chữ ký số cá nhân Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản gốc và bản sao) Ảnh chân dung 3x4 (2 ảnh) Bước 2: Chọn cơ quan cung cấp dịch vụ chữ ký số Hiện nay có nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số như ViettelCA, BKAVCA, VNPT-CA, FPT-CA,... Người dùng cần chọn một trong các cơ quan cấp chữ ký số uy tín và được công nhận để đảm bảo rằng chữ ký số được tạo ra có giá trị pháp lý. Bước 3: Đăng ký và xác thực thông tin Sau khi chọn cơ quan cấp chữ ký số, người dùng cần đăng ký tài khoản trên trang web của cơ quan đó và xác thực thông tin của mình bằng các giấy tờ như CMND/CCCD/Hộ chiếu, giấy phép kinh doanh,.. Bước 4: Xác thực danh tính Sau khi xác thực thông tin, người dùng cần đến trực tiếp cơ quan cấp chữ ký số số để cung cấp các giấy tờ liên quan và đăng ký cho việc xác thực bằng chữ ký. Bước 5: Tạo chữ ký số Sau khi hoàn thành các bước đăng ký và xác thực, người dùng có thể tạo chữ ký số bằng cách sử dụng phần mềm cung cấp bởi cơ quan cấp chữ ký số. Người dùng sẽ cài đặt phần mềm trên máy tính của mình và thực hiện tạo chữ ký theo hướng dẫn. Bước 6: Lưu trữ chữ ký số Sau khi tạo thành công chữ ký số, người dùng có thể lưu trữ chữ ký số trên ổ đĩa USB hoặc trên máy tính của mình và đảm bảo bảo mật, ngoài người có thẩm quyền ra không có ai có thể truy cập vào nó. Cách đăng ký chữ ký số cá nhân mới nhất Bước 1: Nộp hồ sơ Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký chữ ký số cá nhân thông qua USB Token. Sau khi đặt mua chữ ký số thành công, cá nhân cần liên hệ và nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị cung cấp. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Sau khi nhận hồ sơ, nhà cung cấp tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký chữ ký số cá nhân Bước 3: Kích hoạt USB Sau khi hồ sơ được thẩm định thành công, USB được gửi về đơn vị để tiến hành cài đặt, kích hoạt để thực hiện ký số bằng USB. Bước 4: Đăng ký tài khoản với Tổng cục Thuế Bước 5: Chứng thực chữ ký Sau khi Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia chứng thực hồ sơ, cá nhân có thể tiến hành sử dụng chữ ký số để ký các văn bản điện tử. Như vậy, chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử và chữ ký số hoàn toàn có giá trị pháp lý như chữ ký tay trên giấy nếu đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật. Đồng thời, chữ ký số là tài liệu pháp lý của cá nhân, tổ chức nên cần phải được bảo mật chặt chẽ, tránh để lộ đến tay các đối tượng xấu. Xem thêm: Luật giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động
Trong cuộc sống công việc, người lao động không khỏi tránh việc ốm đau đột xuất cần phải xin phép nghỉ để đảm bảo sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động và hướng dẫn trình tự xin phép nghỉ ốm. Không ít lần người lao động (NLĐ) phải đối mặt với tình trạng ốm đau, không thể tiếp tục làm việc. Việc xin phép nghỉ ốm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ. Thông thường, mỗi công ty có các quy định riêng về trình tự, thủ tục xin nghỉ ốm khác nhau. Bạn cần nắm rõ quy định của công ty để tránh vi phạm, có thể tham khảo cách xin nghỉ ốm dưới đây: (1) Hướng dẫn cách xin nghỉ ốm đột xuất Về xin nghỉ ốm đột xuất, NLĐ cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Gọi điện hoặc nhắn tin cho người quản lý hoặc bộ phận nhân sự của công ty để báo cáo tình hình sức khỏe và xin nghỉ ốm và xin nghỉ để quản lý sắp xếp nhân sự đảm nhiệm phần công việc bạn đang làm. Bước 2: Soạn thảo đơn xin nghỉ ốm và gửi cho người quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Xem và tải mẫu giấy phép nghỉ ốm tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/mau-giay-xin-phep-nghi-om-moi-nhat.doc Bước 3: Nộp giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (nếu nghỉ ốm có đi khám bệnh, chữa bệnh). Như vậy, trong trường hợp ốm đau đột xuất, bạn có thể tham khảo trình tự xin phép nghỉ ốm ở trên. (2) Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm bao gồm những thông tin sau đây: - Tiêu đề: Đơn xin nghỉ ốm. - Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, vị trí công tác. - Lý do xin nghỉ: Trình bày rõ ràng lý do xin nghỉ ốm. - Thời gian xin nghỉ: Ghi rõ thời gian bắt đầu nghỉ và thời gian dự kiến quay lại làm việc. Bàn giao công việc: nêu rõ các công việc bàn giao và người được bàn giao trong quá trình nghỉ phép. - Cam kết: Cam kết tuân thủ quy định của công ty và gửi kèm giấy chứng nhận của cơ quan y tế (nếu có). - Chữ ký: Ký và ghi rõ họ tên của NLĐ. Xem và tải mẫu giấy phép nghỉ ốm tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/mau-giay-xin-phep-nghi-om-moi-nhat.doc Sau khi hoàn thành soạn giấy xin phép nghỉ ốm, NLĐ nộp mẫu đơn này cho quản lý của công ty hoặc trực tiếp tại phòng nhân sự. Trong trường hợp NLĐ bị bệnh nặng và không thể tự mình đi nộp đơn xin nghỉ phép, người thân của họ có thể đại diện để nộp giấy tờ này cho quản lý công ty. (3) Người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào? Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Trong những ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau, NLĐ được cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền nghỉ chế độ ốm đau theo công thức tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Tiền nghỉ chế độ ốm đau = (Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày) x 75% x số ngày nghỉ chế độ ốm đau. Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. (4) Người lao động được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày? Tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: - Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; - Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: - Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; - Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản 1 mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Tóm lại, trên đây là hướng dẫn cách xin nghỉ ốm và mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho NLĐ. Thông thường, tùy theo tính chất công việc mà thời gian nghỉ ốm sẽ khác nhau.
Hướng dẫn giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên phần mềm TEMIS năm 2024
Lĩnh vực giáo dục đã triển khai sử dụng phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Bài viết sau sẽ hướng dẫn giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên phần mềm TEMIS năm 2024 Phần mềm TEMIS là gì? Theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định như sau: Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên - Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học. - Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. - Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên. Hiện nay việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện trên phần mềm TEMIS. TEMIS là Hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thông qua thu thập thông tin và chiết xuất báo cáo về thực trạng bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn trong cả hệ thống giáo dục (theo từng tỉnh, huyện, trường và cá nhân). Theo đó, mỗi cuối năm học giáo viên sẽ thực hiện tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS. Hướng dẫn giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên phần mềm TEMIS năm 2024 Bước 1: Truy cập TEMIS Giáo viên có thể truy cập vào TEMIS qua 2 đường dẫn sau: - https://temis.csdl.edu.vn - Hoặc bấm vào mục Temis tại taphuan.csdl.edu.vn Bước 2: Đăng nhập tài khoản TEMIS Giáo viên đăng nhập bằng tài khoản của taphuan.csdl.edu.vn nếu chưa đăng nhập. Bước 3: Giáo viên Click vào mục Tự đánh giá Bước 4: Tick vào các mục tương đương với các tiêu chí tự đánh giá Bước 5: Nhập minh chứng Giáo viên nhập minh chứng cho tiêu chí bằng cách click vào dấu + màu đỏ ở cột cuối để mở cửa sổ nhập minh chứng, nhập Tên minh chứng, Mô tả chi tiết; Chọn hoặc kéo thả vào mục Tệp đính kèm tài liệu để chứng minh Bước 6: Lưu lại bằng cách click nút " + Tạo mới" Lưu ý: Giáo viên có thể tạo nhiều minh chứng nếu cần. - Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng thì giáo viên có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và click nút "Chọn ... tài liệu minh chứng" Bước 7: Chọn minh chứng Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng thì giáo viên có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và click nút "Chọn ... tài liệu minh chứng" https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/goi-y-minh-chung.docx Gợi ý minh chứng 15 tiêu chí đánh giá giáo viên trên TEMIS mới nhất Bước 8: Lưu kết quả Sau khi nhập xong giáo viên có thể click - "Lưu và chưa gởi đi": nếu muốn chỉnh sửa tiếp và không gởi lên cấp trên, kết quả này vẫn chưa cập nhật cho tổ trưởng, do đó xem như giáo viên chưa đánh giá. - "Lưu và gởi đi": Hoàn thành tự đánh giá và gởi lên cấp trên, lúc này tổ trưởng sẽ thấy được kết quả tự đánh giá của giáo viên. Bước 9: Xuất file đánh giá Kết quả tự đánh giá sẽ hiện ra sau khi giáo viên lưu lại và có thể bấm "Xuất excel BM1/PL2" để in biên bản tự đánh giá của mình. Quy trình đánh giá và xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm 2024 Theo Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện như sau: Quy trình đánh giá Bước 1: Giáo viên tự đánh giá Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; (Năm 2024 đang thực hiện đánh giá trên phần mềm TEMIS) Bước 2: Lấy ý kiến đồng nghiệp Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Bước 3: Người đứng đầu đánh giá và thông báo kết quả Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp. Xếp loại kết quả đánh giá - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức tốt; - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức khá trở lên; - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên; - Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó). Bài viết trên đây đã hướng dẫn giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên phần mềm TEMIS năm 2024. Giáo viên có thể tham khảo để quá trình thao tác được dễ dàng hơn. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/goi-y-minh-chung.docx Gợi ý minh chứng 15 tiêu chí đánh giá giáo viên trên TEMIS mới nhất
HĐTP TANDTC hướng dẫn chi tiết các trường hợp vợ/chồng được đơn phương ly hôn
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó có hướng dẫn chi tiết các trường hợp vợ/chồng được đơn phương ly hôn. Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 24/4/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/01-2024-NQ-HNGD.pdf Ai được quyền yêu cầu đơn phương ly hôn? Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì các đối tượng sau đây có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. - Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. - Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, pháp luật hiện nay quy định chung các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn. Theo đó, nếu thuộc trường hợp được đơn phương ly hôn thì các đối tượng trên sẽ có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn. Khi nào vợ/chồng được đơn phương ly hôn Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. -Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. - Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì vợ/chồng được quyền đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, trường hợp bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được trước đây chưa có quy định cụ thể là như thế nào. Ngày 24/4/2024 Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (HĐTP TANDTC) đã thông qua Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Tại đây, HĐTP TANDTC đã có hướng dẫn chi tiết trường hợp trên. Hướng dẫn chi tiết các trường hợp vợ/chồng được đơn phương ly hôn Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn về ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - "Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình" là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định những hành vi sau đây là hành vi bạo lực gia đình: + Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; + Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; + Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý; + Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; + Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; + Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; + Giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; + Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; + Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng; + Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực; +Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp; + Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi; + Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình; + Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác; + Cô lập, giam cầm thành viên gia đình; + Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật. - “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia. Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình. - “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng; + Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình; + Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau; + Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Theo đó, HĐTP TANDTC đã có hướng dẫn chi tiết về các trường hợp vợ/chồng được quyền đơn phương ly hôn. Người đọc có thể tham khảo để áp dụng vào trường hợp của mình. Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 24/4/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/01-2024-NQ-HNGD.pdf
Hướng dẫn bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa đúng tiêu chuẩn nhất
TCVN 6690:2007 đưa ra các hướng dẫn về lựa chọn, sử dụng và bảo quản quần áo bảo vệ chống lại nhiệt và lửa. Cụ thể cách bảo quản đúng chuẩn nhất qua bài viết sau. Hướng dẫn bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa đúng chuẩn nhất Theo Mục 5 TCVN 6690:2007 quy định về bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa như sau: 1) Quy định chung Quần áo bảo vệ phải được cung cấp cùng với thông tin của nhà sản xuất, bao gồm hướng dẫn bảo quản (cả dưới dạng nhãn viết được gắn trên sản phẩm và/hoặc tách rời). Dựa vào thông tin này, người quản lý phải quyết định kế hoạch bảo quản và thông báo cho các bên liên quan (bao gồm người sử dụng). Trình tự bảo quản phải bao gồm: - làm sạch: + các biện pháp làm sạch phải được sử dụng là gì? + ai sẽ tiến hành làm sạch? + khi nào phải làm sạch? + có bên thứ ba thu thập và phân phối không? + việc áp dụng lại cách hoàn thiện/xử lý có cần thiết không? - tẩy nhiễm: các quy trình tẩy nhiễm đã được thiết lập là gì? - cất giữ: + những thông số đối với việc cất giữ quần áo bảo vệ là gì (ví dụ, độ ẩm, nhiệt độ, thời gian, ánh sáng, v.v.)? + quần áo bảo vệ phải được cất giữ ở đâu? + các loại quần áo được cất giữ như thế nào: + trước khi sử dụng? + khi sử dụng? + khi không sử dụng? 2) Làm sạch Tiến hành làm sạch tốt sẽ đảm bảo: - hạn chế được hư hỏng đối với các chi tiết bất kỳ của quần áo bảo vệ và bảo quản được tính toàn vẹn của việc bảo vệ; - các chi tiết được làm sạch rõ ràng; - quần áo bảo vệ được làm sạch hợp vệ sinh; - không còn lại mùi khó chịu; - không còn lại chất làm sạch; - hạn chế được khả năng thay đổi kích cỡ của quần áo; - áp dụng lại cách hoàn thiện/xử lý được tiến hành theo hướng dẫn của nhà cung cấp. Tại TCVN 6690:2007 cũng đưa ra cảnh báo những chất dễ cháy còn lại trên quần áo sau khi làm sạch có thể bốc cháy nếu đặt gần nguồn gây cháy. Đồng thời: - Số lần làm sạch có thể là một yếu tố quyết định đến thời gian sử dụng của quần áo bảo vệ. - Hiệu quả của quá trình làm sạch cần phải được khẳng định bằng phép thử (theo lô). 3) Tẩy nhiễm Những loại quần áo yêu cầu tẩy nhiễm khi một chất nguy hiểm (cả chất dễ cháy và nguy hiểm đến sức khỏe của người mặc/người sử dụng) còn tồn tại. Ví dụ của những chất nguy hiểm bao gồm: - amiăng; - nhiên liệu; - dầu mỡ; - sơn; - chất nhiễm bẩn cơ thể, và - hóa chất. Để tránh nguy cơ làm bẩn lẫn nhau hoặc tái bẩn quần áo bảo vệ, cả do con người và môi trường, quy trình tẩy nhiễm phải được thiết lập phù hợp, có hướng dẫn về: - sự di chuyển; - điều khiển; - cách ly; - cất giữ; - vận chuyển - xử lý, và - loại bỏ. của tất cả quần áo bảo vệ. 4) Cất giữ Các trình tự cất giữ phải bao gồm như sau: - Việc cất giữ quần áo bảo vệ phải được tiến hành sao cho hợp vệ sinh và sạch sẽ cho đến khi quần áo được đưa ra sử dụng. - Phương pháp cất giữ phải không gây ảnh hưởng bất lợi đến đặc trưng về tính năng của quần áo bảo vệ. - Quần áo bảo vệ bị dính đất phải được làm sạch và làm khô trước khi cất giữ. - Quần áo bảo vệ phải được cất giữ ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thông gió tốt, ở nhiệt độ không ảnh hưởng bất lợi đến quần áo. - Các nhà sản xuất phải đưa ra những yêu cầu cất giữ cụ thể và người sử dụng phải tuân theo những hướng dẫn này. - Nếu thời gian sử dụng của quần áo bảo vệ bị ảnh hưởng bởi quá trình cất giữ, điều này phải được chỉ ra bởi nhà cung cấp. Như vậy, quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa muốn được bảo quản đúng tiêu chuẩn thì phải thực hiện theo hướng dẫn trên. Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải được huấn luyện sử dụng như thế nào? Theo Tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 6690:2007 quy định tất cả những người lao động/người sử dụng phải được huấn luyện làm thế nào để sử dụng quần áo bảo vệ của họ đúng cách, trước khi trang thiết bị được đưa vào sử dụng. Việc huấn luyện phải bao gồm: - những thông tin liên quan đến những hạn chế và tác dụng của quần áo bảo vệ: + quần áo bảo vệ sẽ chống được gì? + quần áo bảo vệ sẽ không chống được gì? + những tác động của việc (nếu bất kỳ quần áo bảo vệ) sử dụng trong thời gian dài là gì? - làm thế nào để sử dụng/mặc quần áo bảo vệ; - tầm quan trọng của việc tuân theo những hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp; - làm thế nào để bảo quản quần áo bảo vệ khi không sử dụng; - thông tin có liên quan đến việc chuẩn bị để làm sạch và tẩy nhiễm; - làm thế nào để xác định quần áo bảo vệ không còn sử dụng được nữa và phải loại bỏ; - cách tiến hành loại bỏ quần áo không còn sử dụng được nữa mà không làm ô nhiễm môi trường; - làm thế nào để thay thế; - tầm quan trọng của việc sử dụng quần áo chống được những chất lỏng dễ cháy hoặc những chất có thể tự bốc cháy; Đồng thời, những hướng dẫn/huấn luyện cung cấp cho người mặc/người sử dụng tùy thuộc vào mức độ rủi ro và độ phức tạp của quần áo bảo vệ được cung cấp. Việc cung cấp những hướng dẫn hoặc thông tin dưới dạng viết có thể không hiệu quả và người sử dụng/người mặc cần phải có minh họa thực tế, huấn luyện và thực hành. Như vậy, tất cả những người lao động/người sử dụng phải được huấn luyện làm thế nào để sử dụng quần áo bảo vệ của họ đúng cách, trước khi trang thiết bị được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ hướng dẫn dưới dạng viết thôi thì có thể sẽ khó hiểu nên cần phải có minh họa thực tế, huấn luyện và thực hành.