Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền?
Tôi có thắc mắc: Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền? (Câu hỏi chị Thanh Mai - TP.HCM) Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Của rẻ là của ôi là một câu tục ngữ Việt Nam đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông ta, thể hiện quan niệm về giá trị của những thứ được mua với giá rẻ. Câu tục ngữ này có thể được hiểu theo hai nghĩa chính: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ này nghĩa đen là những thứ được mua với giá rẻ thường có chất lượng không tốt, không bền, dễ hư hỏng hoặc là hàng giả, hàng nhái. - Nghĩa bóng: Câu tục ngữ này cũng có thể được hiểu theo nghĩa bóng, khuyên nhủ con người nên cẩn trọng, sáng suốt khi mua sắm, không nên ham rẻ mà mua những thứ không tốt, không phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền? Theo Mục 4 Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT có quy định hàng kém chất lượng là các loại hàng hóa như sau: Hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng kém chất lượng: - Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. - Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. - Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật. - Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng , bán theo đơn giá của hàng mới. - Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. Ngoài ra, theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa cụ thể như: Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; ..... Thông qua các quy định trên, trường hợp bán hàng hóa kém chất lượng thông qua hình thức giả mạo bao bì, tân trang, sửa chữa lại hàng hóa cũ sẽ bị xử phạt theo các mức dưới đây: - Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị dưới 03 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng. - Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 03 - dưới 05 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 05 - dưới 10 triệu đồng. - Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10 - dưới 20 triệu đồng. - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20 - dưới 30 triệu đồng. - Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30 -dưới 50 triệu đồng. - Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên *Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức có cùng vi phạm thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. Trường hợp nào không phải bồi thường cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa? Theo khoản 2 Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 có quy định, người bán không phải bồi thường cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nếu thuộc các trường hợp dưới đây: - Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; - Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện; - Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó; - Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại; - Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng. Như vậy, câu tục ngữ "Của rẻ là của ôi" mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta, khuyên nhủ mọi người nên cẩn trọng khi mua sắm, đặc biệt là khi thấy những món đồ có giá rẻ bất ngờ. Trên thực tế, việc bán hàng rẻ nhưng kém chất lượng để thu hút khách hàng sẽ bị xử phạt tiền tùy theo mức độ quy phạm tương ứng.
NGƯỜI TIÊU DÙNG, TỪ NẠN NHÂN TRỞ THÀNH BỊ CÁO: VÌ THIẾU HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT
Luật sự Đoàn Khắc Độ Không ít trường hợp, người tiêu dùng từ chỗ là nạn nhân đã trở thành bị cáo trong một vụ án hình sự, hoặc bị bắt tạm giữ hình sự, chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật, đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Đơn cử là “vụ án con ruồi”, anh Võ Văn Minh từ chỗ nạn nhân của chai nước ngọt có con ruồi lại trở thành bị án; mới đây là vụ anh Nguyễn Cảnh Cường, ở TP.Vinh, do nóng ruột vì con uống sữa bị đau bụng đã xông vào siêu thị đập hư hỏng 07 lon sữa và bị công an bắt tạm giữ hình sự.... và còn nhiều vụ khác nữa... Anh Minh và anh Cường từ chỗ là nạn nhân của thực phẩm kém chất lượng đã trở thành bị can, bị cáo, bị tạm giữ hình sự. Qua những sự việc nêu trên, tôi muốn nói đến việc thực hiện cái quyền của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi phải sử dụng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng. Trong quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hóa giữa người bán và người tiêu dùng thì thường người tiêu dùng nằm ở bên yếu thế. Nhà nước cũng đã có các quy định để bảo vệ bên yếu thế này, thể hiện trong Luật Bảo Vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) và Luật An toàn thực phẩm (Luật ATTP) và các văn bản pháp luật có liên quan. Nhưng cần lưu ý là pháp luật chỉ bảo vệ cho hành vi đúng pháp luật. KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN, NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN HÀNH XỬ ĐÚNG PHÁP LUẬT Quyền của người tiêu dùng thực phẩm được quy định khá rõ tại Điều 9 Luật ATTP. Trong đó có quyền “Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.”. Người tiêu dùng thực hiện quyền này thông qua một trong các cơ chế: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án (Điều 30 Luật BVQLNTD). Như vậy, khi dùng một đồ ăn, thức uống không an toàn gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu nơi kinh doanh thực phẩm đó bồi thường thiệt hại. Nếu hai bên không thương lượng được thì có thể nhờ một tổ chức có thẩm quyền để hòa giải, hoặc khởi kiện ra Tòa hay Trọng tài. Tóm lại: Khi người tiêu dùng bị thiệt hại do sử dụng các thực phẩm hoặc hàng hóa khác gây ra thì cần có cách thức phù hợp trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, có thể tham khảo ý kiến của luật sư, các chuyên gia pháp luật, nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc vì hành động bộc phát, mà từ tư cách là bị hại lại trở thành người vi phạm pháp luật, thậm chí là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền?
Tôi có thắc mắc: Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền? (Câu hỏi chị Thanh Mai - TP.HCM) Của rẻ là của ôi nghĩa là gì? Của rẻ là của ôi là một câu tục ngữ Việt Nam đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông ta, thể hiện quan niệm về giá trị của những thứ được mua với giá rẻ. Câu tục ngữ này có thể được hiểu theo hai nghĩa chính: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ này nghĩa đen là những thứ được mua với giá rẻ thường có chất lượng không tốt, không bền, dễ hư hỏng hoặc là hàng giả, hàng nhái. - Nghĩa bóng: Câu tục ngữ này cũng có thể được hiểu theo nghĩa bóng, khuyên nhủ con người nên cẩn trọng, sáng suốt khi mua sắm, không nên ham rẻ mà mua những thứ không tốt, không phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bán hàng hóa kém chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền? Theo Mục 4 Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT có quy định hàng kém chất lượng là các loại hàng hóa như sau: Hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng kém chất lượng: - Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. - Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. - Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật. - Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng , bán theo đơn giá của hàng mới. - Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường. Ngoài ra, theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa cụ thể như: Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; ..... Thông qua các quy định trên, trường hợp bán hàng hóa kém chất lượng thông qua hình thức giả mạo bao bì, tân trang, sửa chữa lại hàng hóa cũ sẽ bị xử phạt theo các mức dưới đây: - Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị dưới 03 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng. - Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 03 - dưới 05 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 05 - dưới 10 triệu đồng. - Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10 - dưới 20 triệu đồng. - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20 - dưới 30 triệu đồng. - Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30 -dưới 50 triệu đồng. - Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với: Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên *Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức có cùng vi phạm thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. Trường hợp nào không phải bồi thường cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa? Theo khoản 2 Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 có quy định, người bán không phải bồi thường cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nếu thuộc các trường hợp dưới đây: - Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; - Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện; - Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó; - Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại; - Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng. Như vậy, câu tục ngữ "Của rẻ là của ôi" mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta, khuyên nhủ mọi người nên cẩn trọng khi mua sắm, đặc biệt là khi thấy những món đồ có giá rẻ bất ngờ. Trên thực tế, việc bán hàng rẻ nhưng kém chất lượng để thu hút khách hàng sẽ bị xử phạt tiền tùy theo mức độ quy phạm tương ứng.
NGƯỜI TIÊU DÙNG, TỪ NẠN NHÂN TRỞ THÀNH BỊ CÁO: VÌ THIẾU HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT
Luật sự Đoàn Khắc Độ Không ít trường hợp, người tiêu dùng từ chỗ là nạn nhân đã trở thành bị cáo trong một vụ án hình sự, hoặc bị bắt tạm giữ hình sự, chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật, đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Đơn cử là “vụ án con ruồi”, anh Võ Văn Minh từ chỗ nạn nhân của chai nước ngọt có con ruồi lại trở thành bị án; mới đây là vụ anh Nguyễn Cảnh Cường, ở TP.Vinh, do nóng ruột vì con uống sữa bị đau bụng đã xông vào siêu thị đập hư hỏng 07 lon sữa và bị công an bắt tạm giữ hình sự.... và còn nhiều vụ khác nữa... Anh Minh và anh Cường từ chỗ là nạn nhân của thực phẩm kém chất lượng đã trở thành bị can, bị cáo, bị tạm giữ hình sự. Qua những sự việc nêu trên, tôi muốn nói đến việc thực hiện cái quyền của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi phải sử dụng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng. Trong quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hóa giữa người bán và người tiêu dùng thì thường người tiêu dùng nằm ở bên yếu thế. Nhà nước cũng đã có các quy định để bảo vệ bên yếu thế này, thể hiện trong Luật Bảo Vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) và Luật An toàn thực phẩm (Luật ATTP) và các văn bản pháp luật có liên quan. Nhưng cần lưu ý là pháp luật chỉ bảo vệ cho hành vi đúng pháp luật. KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN, NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN HÀNH XỬ ĐÚNG PHÁP LUẬT Quyền của người tiêu dùng thực phẩm được quy định khá rõ tại Điều 9 Luật ATTP. Trong đó có quyền “Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.”. Người tiêu dùng thực hiện quyền này thông qua một trong các cơ chế: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án (Điều 30 Luật BVQLNTD). Như vậy, khi dùng một đồ ăn, thức uống không an toàn gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu nơi kinh doanh thực phẩm đó bồi thường thiệt hại. Nếu hai bên không thương lượng được thì có thể nhờ một tổ chức có thẩm quyền để hòa giải, hoặc khởi kiện ra Tòa hay Trọng tài. Tóm lại: Khi người tiêu dùng bị thiệt hại do sử dụng các thực phẩm hoặc hàng hóa khác gây ra thì cần có cách thức phù hợp trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, có thể tham khảo ý kiến của luật sư, các chuyên gia pháp luật, nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc vì hành động bộc phát, mà từ tư cách là bị hại lại trở thành người vi phạm pháp luật, thậm chí là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.