Hàng hóa, dịch vụ nào được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%?
Mức thuế suất GTGT 5% áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ nào? Thuế GTGT là thuế gián thu hay thuế trực thu? (1) Mức thuế suất GTGT 5% áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ nào? Thông thường, mức thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng cho các loại hàng hóa và dịch vụ là 10%. Tuy nhiên, có một số loại hàng hóa và dịch vụ chỉ áp dụng mức thuế suất GTGT là 5%. Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; - Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016; - Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016; - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; - Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; - Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; - Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016; - Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. Như vậy, những loại hàng hóa, dịch vụ nêu trên được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%. (2) Ai là người nộp thuế GTGT? Theo quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, người nộp thuế GTGT bao gồm: - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu GTGT. Như vậy, các đối tượng theo quy định trên phải nộp thuế giá trị gia tăng, việc quy định rõ ràng người nộp thuế GTGT tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý thuế. (3) Thuế GTGT là thuế gián thu hay thuế trực thu? Hiện nay, pháp luật không quy định về khái niệm thuế gián thu hay thuế trực thu, tuy nhiên có thể hiểu: - Thuế gián thu: Là loại thuế mà người chịu thuế không phải là người nộp thuế. Loại thuế này được các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước bằng cách cộng số thuế vào giá bán, người tiêu dùng là người chịu khoản thuế này. - Thuế trực thu: Là loại thuế mà người chịu thuế đồng thời cũng là người nộp thuế. Thuế này được thu trực tiếp từ khoản thu nhập hoặc lợi ích mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nhận được. Theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, thuế GTGT được quy định như sau: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo đó, thuế GTGT là loại thuế lưu thông đến tiêu dùng, tức là người tiêu dùng là người chịu khoản thuế GTGT. Như đã đề cập ở trên, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Do đó, có thể hiểu, thuế GTGT là loại thuế gián thu, khi người nộp thuế là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, còn người chịu thuế là người tiêu dùng.
Bộ Tài chính đề xuất 02 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Theo dự thảo, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Thông tư này bao gồm 02 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật giá. Căn cứ đặc tính và giá trị của hàng hoá, dịch vụ, điều kiện về sản xuất kinh doanh, cung ứng, thị trường, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ cần định giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan được giao thẩm định phương án giá lựa chọn áp dụng 01 phương pháp định giá là phương pháp so sánh hoặc phương pháp chi phí để lập, thẩm định phương án giá. (1) Phương pháp chi phí Dự thảo đề xuất giá hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau: Giá hàng hóa, dịch vụ = Giá thành toàn bộ + Lợi nhuận hoặc tích luỹ dự kiến (nếu có) + Thuế, phí, lệ phí khác (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng (nếu có) Giá thành toàn bộ được xác định như sau: Giá thành toàn bộ = Giá vốn + Chi phí bán hàng (nếu có) + Chi phí quản lý (nếu có) + Chi phí tài chính (nếu có) + Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có) (2) Phương pháp so sánh Dự thảo đề xuất việc thu thập thông tin về giá như sau: Đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của thông tin thu thập được về giá hàng hóa, dịch vụ. Việc thu thập thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ tương tự gần nhất trong phạm vi 02 năm tính đến thời điểm định giá theo nguyên tắc ưu tiên thu thập trên địa bàn có tính tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội quy mô sản xuất kinh doanh hoặc từ gần đến xa so với địa bàn của hàng hoá, dịch vụ cần định giá căn cứ ít nhất một trong các nguồn thông tin sau: Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc công bố hoặc cung cấp; Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định hoặc giá ghi trên hợp đồng mua bán; Giá trúng đấu thầu hoặc đấu giá; Giá kê khai hoặc giá thông báo hoặc giá niêm yết theo quy định... Về đề xuất mức giá, dự thảo nêu rõ, trường hợp hàng hoá, dịch vụ so sánh là hàng hoá, dịch vụ giống hệt đồng thời giống hệt về điều kiện mua bán như số lượng, địa điểm, hình thức thanh toán, điều kiện thị trường và các điều kiện khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá căn cứ vào tài liệu thực tế thu thập được tại thời điểm định giá để xác định mức giá, trong đó: Đối với mức giá tối đa được xác định không cao hơn mức giá cao nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá, dự toán được giao (nếu có) (đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước) để xác định giá cụ thể không cao hơn giá tối đa. Theo đó, mức giá tối thiểu được xác định không thấp hơn mức giá thấp nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá để xác định giá cụ thể không thấp hơn giá tối thiểu. Xem thêm chi tiết tại Dự thảo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/27/1__du_thao_thong_tu_sau_hop_bst_15_1_2024_20240125163745.doc
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/1/2024
Mới đây Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển Tại Thông báo Kết luận của UBTVQH về kiến nghị tiếp tục thực hiện thuế suất thuế GTGT như Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội cho 06 tháng đầu năm 2024 có nêu: "Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Tờ trình theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật 2015 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định". Để đảm bảo tiến độ trình Chính phủ trình Quốc hội, Bộ Tài chính đã triển khai nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT theo quy trình, thủ tục rút gọn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Việc xây dựng Nghị quyết nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho NSNN cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Nhóm đối tượng được áp dụng giảm 2% thuế suất thuế GTGT Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 hiện hành quy định 02 mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% (không kể mức 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; đối tượng không chịu thuế GTGT). Số thuế phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế GTGT đầu vào. Hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở kinh doanh có loại áp dụng thuế suất 10%, 5% hoặc không chịu thuế GTGT. Do vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% thì cơ bản số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào nên cơ sở kinh doanh thường không phát sinh số thuế GTGT phải nộp. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% thì sẽ phát sinh số thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào). Thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 25 nghìn tỷ đồng Đánh giá tác động của chính sách, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 4,175 nghìn tỷ đồng/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế. Đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế. Trong điều hành yêu cầu cả ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương phải tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết (kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) để đảm bảo cân đối chi ngân sách, không làm phát sinh tăng bội chi so với mức Quốc hội đã quyết định. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Hàng hóa dịch vụ mua vào của doanh nghiệp không cần hóa đơn đầu vào?
Em chào anh chị ! Em có một thắc mắc cần được giải đáp ạ. Công ty em hiện đang nhập mặt hàng chổi đót để xuất cho khách hàng .... mà mặt hàng này bên em không có hóa đơn đầu vào để xuất đầu ra. Qua tìm hiểu e thấy mặt hàng này thuộc diện không cần hóa đơn đầu vào đúng không ạ? Nếu không cần hóa đơn đầu vào thì a chị có thể tư vấn giúp e bên e cần những chứng từ hợp đồng gì để hợp thức hóa vẫn tuân thủ theo quy định của cơ quan thuế ạ?
Thanh toán ủy quyền hàng hóa, dịch vụ mua vào qua bên thứ ba
Hôm đầu tháng 3 bên công ty mình đại hội cổ đông, có tổ chức tiệc ăn uống và ký hợp đồng với 1 cty chuyên tổ chức tiệc ăn uống, xuất hóa đơn thì công ty. Nhưng đến khi chuyển tiền thì bên công ty đó họ cho mình số tài khoản cá nhân và bảo chuyển vào TK đó. vậy giờ mình làm những thủ tục gì để cho chứng từ hợp lệ? Về trường hợp anh nêu - số tài khoản thanh toán không phải thông tin tài khoản của công ty - thì công ty anh nên yêu cầu làm phụ lục hợp đồng để ghi nhận thông tin về việc thanh toán vào tài khoản của bên thứ 3, từ đó làm căn cứ xác định việc thanh toán này là hợp lý. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC: "Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau: ... 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau: ... c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 15 như sau: “c) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng”."
Hàng hóa, dịch vụ nào được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%?
Mức thuế suất GTGT 5% áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ nào? Thuế GTGT là thuế gián thu hay thuế trực thu? (1) Mức thuế suất GTGT 5% áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ nào? Thông thường, mức thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng cho các loại hàng hóa và dịch vụ là 10%. Tuy nhiên, có một số loại hàng hóa và dịch vụ chỉ áp dụng mức thuế suất GTGT là 5%. Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; - Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016; - Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016; - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; - Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; - Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; - Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016; - Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. Như vậy, những loại hàng hóa, dịch vụ nêu trên được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%. (2) Ai là người nộp thuế GTGT? Theo quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, người nộp thuế GTGT bao gồm: - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu GTGT. Như vậy, các đối tượng theo quy định trên phải nộp thuế giá trị gia tăng, việc quy định rõ ràng người nộp thuế GTGT tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý thuế. (3) Thuế GTGT là thuế gián thu hay thuế trực thu? Hiện nay, pháp luật không quy định về khái niệm thuế gián thu hay thuế trực thu, tuy nhiên có thể hiểu: - Thuế gián thu: Là loại thuế mà người chịu thuế không phải là người nộp thuế. Loại thuế này được các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước bằng cách cộng số thuế vào giá bán, người tiêu dùng là người chịu khoản thuế này. - Thuế trực thu: Là loại thuế mà người chịu thuế đồng thời cũng là người nộp thuế. Thuế này được thu trực tiếp từ khoản thu nhập hoặc lợi ích mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nhận được. Theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, thuế GTGT được quy định như sau: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo đó, thuế GTGT là loại thuế lưu thông đến tiêu dùng, tức là người tiêu dùng là người chịu khoản thuế GTGT. Như đã đề cập ở trên, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Do đó, có thể hiểu, thuế GTGT là loại thuế gián thu, khi người nộp thuế là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, còn người chịu thuế là người tiêu dùng.
Bộ Tài chính đề xuất 02 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Theo dự thảo, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Thông tư này bao gồm 02 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật giá. Căn cứ đặc tính và giá trị của hàng hoá, dịch vụ, điều kiện về sản xuất kinh doanh, cung ứng, thị trường, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ cần định giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan được giao thẩm định phương án giá lựa chọn áp dụng 01 phương pháp định giá là phương pháp so sánh hoặc phương pháp chi phí để lập, thẩm định phương án giá. (1) Phương pháp chi phí Dự thảo đề xuất giá hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau: Giá hàng hóa, dịch vụ = Giá thành toàn bộ + Lợi nhuận hoặc tích luỹ dự kiến (nếu có) + Thuế, phí, lệ phí khác (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng (nếu có) Giá thành toàn bộ được xác định như sau: Giá thành toàn bộ = Giá vốn + Chi phí bán hàng (nếu có) + Chi phí quản lý (nếu có) + Chi phí tài chính (nếu có) + Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có) (2) Phương pháp so sánh Dự thảo đề xuất việc thu thập thông tin về giá như sau: Đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của thông tin thu thập được về giá hàng hóa, dịch vụ. Việc thu thập thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ tương tự gần nhất trong phạm vi 02 năm tính đến thời điểm định giá theo nguyên tắc ưu tiên thu thập trên địa bàn có tính tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội quy mô sản xuất kinh doanh hoặc từ gần đến xa so với địa bàn của hàng hoá, dịch vụ cần định giá căn cứ ít nhất một trong các nguồn thông tin sau: Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc công bố hoặc cung cấp; Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định hoặc giá ghi trên hợp đồng mua bán; Giá trúng đấu thầu hoặc đấu giá; Giá kê khai hoặc giá thông báo hoặc giá niêm yết theo quy định... Về đề xuất mức giá, dự thảo nêu rõ, trường hợp hàng hoá, dịch vụ so sánh là hàng hoá, dịch vụ giống hệt đồng thời giống hệt về điều kiện mua bán như số lượng, địa điểm, hình thức thanh toán, điều kiện thị trường và các điều kiện khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá căn cứ vào tài liệu thực tế thu thập được tại thời điểm định giá để xác định mức giá, trong đó: Đối với mức giá tối đa được xác định không cao hơn mức giá cao nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá, dự toán được giao (nếu có) (đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước) để xác định giá cụ thể không cao hơn giá tối đa. Theo đó, mức giá tối thiểu được xác định không thấp hơn mức giá thấp nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá để xác định giá cụ thể không thấp hơn giá tối thiểu. Xem thêm chi tiết tại Dự thảo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/27/1__du_thao_thong_tu_sau_hop_bst_15_1_2024_20240125163745.doc
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/1/2024
Mới đây Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển Tại Thông báo Kết luận của UBTVQH về kiến nghị tiếp tục thực hiện thuế suất thuế GTGT như Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội cho 06 tháng đầu năm 2024 có nêu: "Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Tờ trình theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật 2015 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định". Để đảm bảo tiến độ trình Chính phủ trình Quốc hội, Bộ Tài chính đã triển khai nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT theo quy trình, thủ tục rút gọn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Việc xây dựng Nghị quyết nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho NSNN cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Nhóm đối tượng được áp dụng giảm 2% thuế suất thuế GTGT Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 hiện hành quy định 02 mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% (không kể mức 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; đối tượng không chịu thuế GTGT). Số thuế phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế GTGT đầu vào. Hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở kinh doanh có loại áp dụng thuế suất 10%, 5% hoặc không chịu thuế GTGT. Do vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% thì cơ bản số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào nên cơ sở kinh doanh thường không phát sinh số thuế GTGT phải nộp. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% thì sẽ phát sinh số thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào). Thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 25 nghìn tỷ đồng Đánh giá tác động của chính sách, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 4,175 nghìn tỷ đồng/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế. Đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế. Trong điều hành yêu cầu cả ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương phải tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết (kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) để đảm bảo cân đối chi ngân sách, không làm phát sinh tăng bội chi so với mức Quốc hội đã quyết định. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Hàng hóa dịch vụ mua vào của doanh nghiệp không cần hóa đơn đầu vào?
Em chào anh chị ! Em có một thắc mắc cần được giải đáp ạ. Công ty em hiện đang nhập mặt hàng chổi đót để xuất cho khách hàng .... mà mặt hàng này bên em không có hóa đơn đầu vào để xuất đầu ra. Qua tìm hiểu e thấy mặt hàng này thuộc diện không cần hóa đơn đầu vào đúng không ạ? Nếu không cần hóa đơn đầu vào thì a chị có thể tư vấn giúp e bên e cần những chứng từ hợp đồng gì để hợp thức hóa vẫn tuân thủ theo quy định của cơ quan thuế ạ?
Thanh toán ủy quyền hàng hóa, dịch vụ mua vào qua bên thứ ba
Hôm đầu tháng 3 bên công ty mình đại hội cổ đông, có tổ chức tiệc ăn uống và ký hợp đồng với 1 cty chuyên tổ chức tiệc ăn uống, xuất hóa đơn thì công ty. Nhưng đến khi chuyển tiền thì bên công ty đó họ cho mình số tài khoản cá nhân và bảo chuyển vào TK đó. vậy giờ mình làm những thủ tục gì để cho chứng từ hợp lệ? Về trường hợp anh nêu - số tài khoản thanh toán không phải thông tin tài khoản của công ty - thì công ty anh nên yêu cầu làm phụ lục hợp đồng để ghi nhận thông tin về việc thanh toán vào tài khoản của bên thứ 3, từ đó làm căn cứ xác định việc thanh toán này là hợp lý. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC: "Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau: ... 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau: ... c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 15 như sau: “c) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng”."