Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật
Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật được thực hiện ra sao? 1. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật Tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định về hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật như sau: - Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định 34/2024/NĐ-CP; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép (đối với lái xe); số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với thuyền viên)) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn theo quy định; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V Nghị định 34/2024/NĐ-CP (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển); - Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa. 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật Tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật như sau: - Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. + Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. + Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. Lưu ý: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật. Như vậy, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định nêu trên.
Một sản phẩm giảm giá khác nhau ở hai chương trình khuyến mãi theo quy định của pháp luật
Hình thức khuyến mại giảm giá là Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã được đăng ký hoặc thông báo. Một sản phẩm có thể giảm giá khác nhau ở hai chương trình khuyến mãi. Hình thức khuyến mãi giảm giá hàng bán Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP đề cập về hình thức khuyến mãi giảm giá hàng bán có yêu cầu: - Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định về mức giảm giá tối đa. - Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể. - Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu. - Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ. - Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa dùng để khuyến mãi Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có đề cập: - Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại; - Và Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. Về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa được khuyến mại Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có đề cập: - Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. - Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho: + Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước; + Hàng thực phẩm tươi sống; + Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Theo quy định pháp luật không có quy định hạn chế việc "1 sản phẩm được giảm giá 2 mức khác nhau ở 2 chương trình khuyến mại khác nhau". Tuy nhiên, vấn đề này phải tuân thủ về thời gian áp dụng, mức giảm giá và Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa dùng để khuyến mãi.
Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Trường hợp nào hàng hóa cấm nhập khẩu sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam? Các loại hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam? Căn cứ tại tại Mục II Phụ lục I Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định các loại hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm: - Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. - Pháo các loại (trừ pháp theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu may đo tốc độ phương tiện giao thông. - Hóa chất độc - Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; Hàng điện tử; Hàng điện lạnh; Hàng điện gia dụng; Thiết bị y tế; Hàng trang trí nội thất; Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; Xe đạp; Mô tô, xe gắn máy. - Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. - Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. - Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. - Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính. - Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định. - Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên. - Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. - Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung. - Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. - Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. - Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. - Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại. - Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana). - Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. - Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào? Căn cứ Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau: - Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP. - Căn cứ Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS. - Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh. => Theo đó hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá của Nhà nước
Hàng hóa là sản phẩm có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không thể tách rời nhau. Định giá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện xác định giá của hàng hóa, dịch vụ. 1. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá Căn cứ Điều 21 Luật Giá 2023: - Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây: + Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan; + Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên; + Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; + Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây: + Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó; + Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó; + Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó; + Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó. - Thẩm quyền, trách nhiệm định giá được quy định như sau: + Thủ tướng Chính phủ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô, đời sống người dân; + Bộ Tài chính định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý; hàng hóa, dịch vụ thuộc nhiều ngành, lĩnh vực quản lý và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước; + Bộ, cơ quan ngang Bộ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý theo quy định của pháp luật; + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn. - Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hình thức định giá và thẩm quyền, trách nhiệm định giá được quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Luật này. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp chưa có quy định thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền. - Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. - Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại khoản 5 Điều này. 2. Nguyên tắc và căn cứ định giá hàng hóa, dịch vụ của Nhà nước Căn cứ Điều 22 Luật Giá 2023: - Nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau: + Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ; + Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng; + Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án. - Căn cứ định giá của Nhà nước được quy định như sau: + Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ; + Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; + Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ. 3. Phương pháp định giá hang hóa, dịch vụ của Nhà nước Căn cứ Điều 23 Luật Giá 2023: - Phương pháp định giá là cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này. - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: + Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này; + Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng. Như vậy, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Điều 21 Luật Giá 2023. Nguyên tắc, căn cứ và phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ của Nhà nước được quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Giá 2023.
Đã có Nghị định quy định mức phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 87/2024/NĐ-CP để quy định về việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá Nghị định 87/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/7/2024 và thay thế cho các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được quy định tại Chương II Nghị định 109/2013/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định chi tiết mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá, trong đó có mức phạt của một số vi phạm nổi bật như: (1) Mức phạt hành vi vi phạm không chấp hành các biện pháp bình ổn giá Theo đó, tại Điều 6 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi trong chấp hành các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chấp hành không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc chấp hành đúng biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định đổi với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 87/2024/NĐ-CP trong thời gian thực hiện biện pháp bình ổn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định + Buộc chấp hành các biện pháp bình ổn giá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 87/2024/NĐ-CP trong thời gian thực hiện biện pháp bình ổn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Như vậy, người nào có hành vi không chấp hành, chấp hành không đúng với biện pháp bình ổn giá của cơ quan có thẩm quyền đã quy định thì sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 30 triệu đồng và bị buộc chấp hành đúng biện pháp bình ổn giá. (2) Mức phạt hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, mức phạt dành cho hành vi vi phạm quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể + Hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành + Hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành + Hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành + Hành vi bán thấp hơn giá tối thiểu do Nhà nước ban hành - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 87/2024/NĐ-CP Theo đó, khi bị phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện việc thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước. (3) Mức phạt hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ Theo đó, mức phạt hành vi vi phạm quy định về việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật + Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng + Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc khoản 3 Điều này - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá,hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP + Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP Tương tự với quy định ở mục (2), tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nếu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước. Trên đây là một số mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực giá được quy định tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP.
Danh mục 42 loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Tại Luật Giá 2023, Nhà nước đã quy định 42 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ do nhà nước định giá, cùng với đó là bổ sung một số mặt hàng vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá (1) Danh mục 42 loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá Luật Giá 2023 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 với nhiều quy định mới được ban hành, kèm theo đó là việc củng cố, kiện toàn nhiều quy định cũ để phù hợp với thực tế hiện nay như công tác bình ổn giá, thẩm định giá, các điều kiện về thi, cấp thẻ thẩm định viên về giá, hành nghề thẩm định giá,....Trong đó, có danh mục 42 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ do Nhà nước định giá. Cụ thể, tại Điều 21 Luật Giá 2023 quy định, các loại hàng hóa, dịch vụ có một trong những tiêu chí sau đây sẽ do Nhà nước định giá: - Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan - Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên - Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước - Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh Theo đó, việc định giá của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện theo các hình thức như sau: - Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó - Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó - Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó - Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Luật Giá 2023, theo đó, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp cần điều chỉnh lại Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. >>> Xem danh mục 42 loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/05/phu-luc-so-02.docx (2) Bổ sung một số mặt hàng vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá Liên quan đến nội dung bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Giá 2023, bao gồm: - Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu - Có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân Theo đó, các loại hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Giá 2023 bao gồm: 1- Xăng, dầu thành phẩm. 2- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). 3- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi. 4- Thóc tẻ, gạo tẻ. 5- Phân đạm; phân DAP; phân NPK. 6- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. 7- Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. 8- Thuốc bảo vệ thực vật. 9- Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, Luật Giá 2023 đã bổ sung thêm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; ngoài ra, điện, muối ăn, đường ăn bao gồm đường trắng và đường tinh luyện được đưa ra khỏi danh mục. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Hướng dẫn xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, khi phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu thì phải áp dụng các biện pháp xử lý như thế nào? 1. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường 1.1. Biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn, dấu và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, khi phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với hàng hóa và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất thì xử lý theo các bước sau: (i) Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền. (ii) Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa. (iii) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì theo đề nghị của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và mức độ không phù hợp của hàng hóa. (iv) Sau khi thông báo công khai, người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet) 1.2. Biện pháp xử lý trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng áp dụng các biện pháp xử lý như sau: (i) Niêm phong hàng hóa, không cho người bán hàng được phép tiếp tục bán hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền. (ii) Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa. (iii) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, tên hàng hóa không phù hợp và mức độ không phù hợp của hàng hóa. (iv) Sau khi thông báo công khai mà người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì trong trường hợp phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường để phù hợp quy định pháp luật. 2. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường Căn cứ Điều 39 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được quy định như sau: (i) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục như sau: - Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi kiểm tra. - Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. - Lập biên bản kiểm tra. - Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng và báo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Xử lý vi phạm theo quy định tại mục 1 và 2. (ii) Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập theo trình tự, thủ tục như sau: - Xuất trình thẻ kiểm soát viên trước khi kiểm tra. - Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. - Lập biên bản kiểm tra - Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng và báo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Xử lý vi phạm theo quy định tại mục 1 và 2. Như vậy, đoàn kiểm tra, Kiểm soát viên khi kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phải tiến hành theo trình tự, thủ tục nêu trên để đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tóm lại, trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, khi phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu thì phải áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại mục 1 và mục 2 nêu trên. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra, Kiểm soát viên khi kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích gì theo quy định pháp luật?
Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích gì? Đơn vị nào có thẩm quyền công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu? Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích gì? Căn cứ theo Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau: - Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được thực hiện như thế nào? Theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau: - Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; + Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ; + Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. - Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Như vậy, biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ; - Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đơn vị nào có thẩm quyền công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu? Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được quy định tại Điều 19 Luật Quản lý ngoại thương 2017: - Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. - Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Theo quy định nêu trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Đơn vị có thẩm quyền công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu là Bộ Công thương. Tóm lại, hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tại cửa hàng miễn thuế có được bán hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài hay không?
Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài có được bán tại cửa hàng miễn thuế không? Khi nào phải nộp báo cáo quyết toán của cửa hàng miễn thuế? Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài có được bán tại cửa hàng miễn thuế hay không? Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế như sau: - Hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế bao gồm: Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương. Như vậy, theo quy định trên, hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có thể được bán tại cửa hàng miễn thuế. Theo đó, hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế. Thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế là không quá 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan. Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế gia hạn một lần không quá 12 tháng. (Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Hải quan số 54/2014/QH13). Thời hạn nộp báo cáo quyết toán của cửa hàng miễn thuế là khi nào? Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế như sau: - Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp báo cáo quyết toán tình hình bán hàng miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan; - Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế sau khi nộp báo cáo quyết toán được phép sửa đổi, bổ sung nội dung báo cáo trong thời gian trước khi hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán và trước thời điểm cơ quan hải quan có thông báo về việc thực hiện kiểm tra hay không kiểm tra đối với báo cáo quyết toán. Như vậy, theo quy định nêu trên, định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp báo cáo quyết toán tình hình bán hàng miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan. Việc kiểm tra báo cáo quyết toán của cửa hàng miễn thuế được thực hiện trong trường hợp nào? Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP thì việc kiểm tra báo cáo quyết toán của cửa hàng miễn thuế được thực hiện trong những trường hợp sau: - Báo cáo quyết toán của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp lần đầu. - Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đã được doanh nghiệp giải trình nhưng không được cơ quan hải quan chấp nhận. Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế. Tóm lại, hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có thể được bán tại cửa hàng miễn thuế.
Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Đối với trường hợp muốn bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì cần phải thực hiện trình tự thủ tục như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì cũng như cần phải đáp ứng điều kiện gì mới có thể thực hiện bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại? Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là hồ sơ miễn trừ bổ sung). - Trong trường hợp hồ sơ miễn trừ bổ sung chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung. - Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ bổ sung đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét ra quyết định bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là quyết định miễn trừ bổ sung). Trong trường hợp không bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị miễn trừ bổ sung. - Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi quyết định miễn trừ bổ sung bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ bổ sung, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công khai quyết định miễn trừ bổ sung trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra. Thành phần hồ sơ bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Đơn đề nghị miễn trừ (bổ sung) áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; - Bản sao phiếu trừ lùi lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ của cơ quan hải quan; - Báo cáo xuất nhập khẩu tồn kho đối với sản phẩm được miễn trừ; - Báo cáo tình hình sản xuất hàng hóa có sử dụng hàng được miễn trừ làm nguyên liệu đầu vào; - Kế hoạch sản xuất trong thời gian tiếp theo, các hợp đồng đã ký kết và sẽ được thực hiện hoặc các thông tin, tài liệu cần thiết khác Điều kiện bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau: - Hàng hóa trong nước không sản xuất được; - Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được; - Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; - Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường; - Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước; - Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 Thông tư 37/TT-BCT phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Nguồn: Cổng dịch vụ công quốc gia
Tranh giành hoặc ép khách du lịch mua hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?
Trong những ngày lễ, nhiều người kinh doanh có hành vi tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa. Vậy hành vi đó có bị xử phạt không? Mức xử phạt hành vi tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa như thế nào? (1) Tranh giành khách du lịch có vi phạm pháp luật không? Theo Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch như sau: - Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. - Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật. - Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. - Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. - Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh. - Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề. - Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan. Như vậy, hành vi phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Những người kinh doanh thực hiện hành vi kể trên là vi phạm pháp luật. (2) Tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa bị phạt thế nào? Theo Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch như sau: - Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý. - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; + Phân biệt đối xử với khách du lịch; + Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch; + Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý; + Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; + Không thông báo, chỉ dẫn cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch. Như vậy, theo quy định nêu trên, người nào có hành vi tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa có thể bị xử phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Khách du lịch khi gặp các trường hợp bị phân biệt đối xử, nài ép mua hàng hóa, dịch vụ báo ngay cho các cơ quan chức năng, UBND xã để được giải quyết và xử lý.
Công ty tặng quà cho nhà phân phối có phải là hoạt động khuyến mại không?
Công ty tặng quà cho nhà phân phối có phải là hoạt động khuyến mại không? Nếu là hoạt động khuyến mại thì có phải làm thủ tục gì không? Công ty tặng quà cho nhà phân phối có phải là hoạt động khuyến mại không? Theo Điều 88 Luật thương mại 2005 quy định khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Theo Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. => Theo các quy định trên thì hoạt động tặng cho nhà phân phối sẽ có 2 dạng: - Một là tặng quà trong chương trình khuyến mại theo hình thức tại Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0). - Hai là, tặng cho không thuộc chương trình khuyến mại ví dụ như lâu lâu phát sinh tặng quà dịp lễ, tặng quà khách hàng thân thiết,...Khi đó sẽ xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế như hóa đơn bán hàng. Thủ tục cần làm khi thực hiện chương trình khuyến mại tặng quà cho khách hàng? Theo Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, thương nhân thực hiện khuyến mại tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền theo cách thức sau: 1. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; 2. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Khi thực hiện tặng quà khuyến mại cho khách hàng thì doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) theo quy định tại Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Thời hạn gửi thông báo khuyến mại: Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Sở Công Thương tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại (căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến). Các thức gửi hồ sơ thông báo: - Nộp 01 hồ sơ thông báo qua đường bưu điện đến các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại; - Nộp 01 hồ sơ thông báo trực tiếp tại trụ sở các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại; - Nộp 01 hồ sơ thông báo qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Thông báo thực hiện khuyến mại có chữ ký và đóng dấu của thương nhân đến địa chỉ thư điện tử đã được các Sở Công Thương công bố; d) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp. Hồ sơ thông báo: 01 Thông báo thực hiện khuyến mại theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Lưu ý: Doanh nghiệp không cần gửi hồ sơ thông báo nếu thuộc trong các trường hợp sau: -Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng; - Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Nhãn gốc, nhãn phụ của hàng hóa là gì? Hàng hóa cần có nhãn phụ khi nào?
Nhãn gốc hay nhãn phụ cũng đều là nhãn của một hàng hóa, là bản in, bản vẽ, bản chụp, … của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in,… trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. 1. Nhãn gốc, nhãn phụ của hàng hóa là gì? Hàng hóa cần có nhãn phụ khi nào? Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định về nhãn gốc, nhãn phụ như sau: Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu; Theo như định nghĩa về nhãn phụ thì ta có thể hiểu hàng hóa cần có nhãn phụ khi nhãn gốc của hàng hóa là tiếng nước ngoài, cần nhãn phụ để thể hiện nội dung nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt (dịch ra tiếng Việt) hoặc bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Cũng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này, cụ thể: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.” Như vậy, theo quy định thì các hàng hóa nhập khẩu mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ: - Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường; - Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. 2. Buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt thì bị phạt bao nhiêu? Theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 48, khoản 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng (trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan), trong đó có hành vi nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Mức phạt tiền sẽ từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng trở lên tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi (từ 2.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng) so những hàng hóa khác. (Xem chi tiết tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 119, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 126). Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Còn đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 (khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP). Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 8 Điều 31 Nghị định 119, được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 126.
Từ 1/6 phải có tối thiểu 10 thông tin trên hàng hoá dán mã
Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có hiệu lực vào 1/6 quy định dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu 10 thông tin cơ bản… (1) 10 thông tin phải có trên hàng hóa có dán mã Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau: 1. Tên sản phẩm, hàng hóa; 2. Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; 3. Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; 4. Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh; 5. Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn); 6. Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra); 7. Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; 8. Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có); 9. Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có); 10. Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng. Bên cạnh đó, để phục vụ người tiêu dùng, dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, bao gồm tối thiểu các thông tin sau: 1. Tên sản phẩm, hàng hóa; 2. Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; 3. Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; 4. Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh; 5. Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra); 6. Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có); 7. Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có). Người dùng có thể tra cứu các thông tin này trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia trong thời gian sắp tới. (2) Nguyên tắc của hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Theo hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm 4 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa; - Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng; - Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất; - Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức (3) Sản phẩm, hàng hóa nào phải tuân thủ các quy định trên? Thông tư 02/2024/TT-BKHCN nêu rõ: - Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 13/2022/NĐ-CP thì thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Thông tư này. - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng quy định nêu trên thì được lựa chọn thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư này nếu có nhu cầu. Như vậy, các danh mục hàng hóa, sản phẩm được quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 13/2022/NĐ-CP sẽ phải bắt đầu áp dụng quy định này vào ngày 01/6/2024. Xem Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/6/2024
Trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh trong quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa
Ngày 28/03/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01/06/2024. Theo đó Thông tư quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu;… trong đó có trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh trong quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là gì? Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh. Như vậy có thể hiểu truy xuất nguồn gốc hàng hóa là hành động theo dõi, nhận diện và ghi lại thông tin về nguồn gốc, lịch sử, quá trình vận chuyển của một sản phẩm, đảm bảo tính an toàn, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một khía cạnh quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng và an ninh thực phẩm. Trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa như sau: - Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 19đ Nghị định 13/2022/NĐ-CP. - Giao cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo quy định tại Khoản 13 Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP + Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai và quản lý truy xuất nguồn gốc tại địa phương; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để khai thác, cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương. + Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan liên quan trong quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương. + Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện, dự trù nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hằng năm, trung hạn và dài hạn tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt. + Có phương án phù hợp để khuyến khích, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ nguồn lực của doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khác, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. - Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, phương thức gửi, nhận báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BKHCN. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm là cách thức tạo lòng tin đối với người tiêu dùng, đồng thời thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp trong chất lượng sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh. Vì vậy, cơ chế quản lý nhà nước đối với truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thúc đẩy thương mại phát triển.
Giá của hàng hóa như thế nào thì bị xử phạt bán phá giá?
Bán phá giá là hành vi hạ thấp giá thành của sản phẩm, nhằm độc quyền một loại hàng hóa, giành thị phần và loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Vậy giảm giá của sản phẩm như thế nào thì bị xử phạt tội bán phá giá? (1) Khi nào hàng hóa bị coi là bán phá giá? Căn cứ vào khoản 5.8 Điều 5 Hiệp định 261/WTO/VB về Chống bán phá giá -Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994 quy định như sau: “Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu” Ngoài ra, theo quy định của Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017, các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định như sau: - Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 - Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; - Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 Không áp dụng biện pháp chống phá giá khi: -Nếu biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu không vượt quá 2% giá xuất khẩu của hàng hóa đó vào Việt Nam, thì không áp dụng biện pháp chống bán phá giá. - Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ giá bán phá giá không vượt quá 2% so với giá xuất khẩu hàng hóa từ nước xuất khẩu vào Việt Nam, thì biện pháp chống bán phá giá không được kích hoạt. Quy định này nhằm xác định một ngưỡng giới hạn cụ thể về biên độ bán phá giá, giúp quản lý ngoại thương có cơ sở để đánh giá xem mức độ bán phá giá có đáng kể hay không và liệu cần thiết phải áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không, nhằm bảo vệ lợi ích của sản phẩm và doanh nghiệp trong nước. (2) Biên độ phá giá được tính như thế nào? Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu (tính trên giá xuất khẩu. Công thức Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu Trong đó: Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này) Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên). (3) Xử lí hàng hóa bán phá giá như thế nào? Việc xử lí hàng hóa bán phá giá thông thường sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giá. Nhưng trước khi áp thuế,có một biện pháp nữa là làm áp dụng biện pháp cam kết, trường hợp đã cam kết nhưng cam kết bị phá bỏ thì sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa đó. Cụ thể, theo Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá như sau: - Áp dụng thuế chống bán phá giá: + Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ. + Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày. - Áp dụng biện pháp cam kết: + Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam; + Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. - Trường hợp không đạt được cam kết, áp dụng thuế chống bán phá giá: + Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương 2017. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra; + Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá; + Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng: + Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương 2017 (3) Kết luận Như vậy, giá hàng hóa được xem là bán phá giá khi: - Biên độ phá giá lớn hơn 2% - Khối lượng hoặc số lượng hàng hóa vượt 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước vượt 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam - Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước - Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 Khi ấy, cách xử lí đối với hàng hóa bán phá giá là: - Yêu cầu thực hiện cam kết về giá bán hoặc khối lượng, số lượng hàng hóa - Áp dụng mức thuế chống bán phá giá Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không được cao hơn so với biên độ phá giá và thời hạn tối đa áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa tối đa là 05 năm.
Trình tự thủ tục đăng ký giá đối với hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá nếu muốn đăng ký giá phải thực hiện trình tự thủ tục như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì và phải đáp ứng điều kiện nào để đăng ký giá? Trình tự thực hiện đăng ký giá - Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại Sở Tài chính theo một trong các phương thức sau: + Nộp trực tiếp; + Gửi qua đường bưu điện; + Gửi qua thư điện tử hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo cho Sở Tài chính. Đồng thời, gửi 02 bản qua đường bưu điện cho Sở Tài chính. - Bước 2: Sở Tài chính kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ: * Đối với hồ sơ gửi trực tiếp: + Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ đóng dấu công văn đến có ghi ngày tháng năm vào hồ sơ và trả ngay 01 bản cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp; + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi rõ lý do trả lại, các nội dung cần bổ sung và trả lại ngay hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp. * Đối với Hồ sơ gửi qua đường công văn, fax, thư điện tử: + Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ đóng dấu công văn đến có ghi ngày tháng năm vào hồ sơ và chuyển ngay theo đường bưu điện 01 bản cho tổ chức, cá nhân; + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ: tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài chính thông báo qua đường công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp bổ sung thành phần, số lượng hồ sơ. - Bước 3: + Sở Tài chính rà soát nội dung của hồ sơ về: ngày thực hiện mức giá đăng ký, bảng đăng ký mức giá cụ thể, các khoản mục chi phí cấu thành giá, phần giải trình lý do điều chỉnh giá, kiểm tra tính hợp lý của các yếu tố hình thành giá; + Trường hợp tại phần giải trình lý do điều chỉnh giá, tổ chức, cá nhân đưa ra các lý do không phù hợp, không liên quan đến việc tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thì tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Sở Tài chính thông báo bằng văn bản qua đường công văn hoặc fax hoặc thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân không được áp dụng mức giá đăng ký. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này hoặc phải thực hiện lại nghĩa vụ đăng ký giá theo đúng quy định; + Trường hợp hồ sơ đăng ký giá có nội dung chưa rõ hoặc cần phải giải trình về các yếu tố hình thành giá tăng hoặc giảm làm cho mức giá đăng ký tăng hoặc giảm (trừ trường hợp tại phần giải trình lý do điều chỉnh giá, tổ chức, cá nhân đưa ra các lý do không phù hợp, không liên quan đến việc tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ) thì tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá Sở Tài chính thông báo bằng văn bản qua đường công văn hoặc fax hoặc thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình về các nội dung của hồ sơ đăng ký giá chưa đáp ứng yêu cầu, lý do điều chỉnh giá chưa rõ ràng, nội dung phải thực hiện lại và thông báo thời hạn gửi bản giải trình cho Sở Tài chính. Bản giải trình được nộp theo quy trình tiếp nhận tại Bước 1. - Thời hạn để tổ chức, cá nhân giải trình và gửi văn bản giải trình đến Sở Tài chính tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình cho đến ngày Sở Tài chính nhận văn bản giải trình của tổ chức, cá nhân tính theo dấu công văn đến của Sở Tài chính hoặc ngày gửi ghi trong thư điện tử của tổ chức, cá nhân; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tài chính tiếp nhận văn bản giải trình, nếu Sở Tài chính không có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình lại thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh giá theo mức giá và thời gian điều chỉnh đã đề xuất trong văn bản giải trình (nếu có); - Trường hợp tổ chức, cá nhân giải trình chưa đúng với yêu cầu của Sở Tài chính, tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận văn bản giải trình, Sở Tài chính có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình lại. Việc giải trình lại thực hiện theo quy trình của giải trình lần đầu; - Sau 03 (ba) lần giải trình nhưng tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu, Sở Tài chính có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo mức giá trước khi thực hiện đăng ký giá. Thành phần hồ sơ đăng ký giá + Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 56/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 233/2016/TT-BTC, gồm: Công văn gửi Biểu mẫu đăng ký giá; Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể; Thuyết minh cơ cấu tính giá hàng hóa, dịch vụ đăng ký giá đối với mặt hàng xuất khẩu; Thuyết minh cơ cấu tính giá hàng hóa, dịch vụ đăng ký giá đối với mặt hàng sản xuất trong nước. + 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị. Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đăng ký giá - Khi hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục quy định tại Luật Giá có biến động bất thường; - Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để đăng ký giá đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá. Mọi người có thể tham khảo để thực hiện.
Lập hóa đơn và kê khai hàng tiêu dùng nội bộ quy đinh như thế nào?
Hiện nay, quy định về việc lập hóa đơn tiêu dùng nội bộ được quy định như thế nào? Khi nào cần lập, khi nào không? Và cách kê khai thuế GTGT hàng tiêu dùng nội bộ được quy định như thế nào? Cách lập hóa đơn hàng tiêu dùng nội bộ Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau: - Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Như vây: đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất không phải lập hóa đơn, các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác đều phải lập hóa đơn. Cách kê khai thuế GTGT hàng tiêu dùng nội bộ Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau: Giá tính thuế … - Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định. Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT. Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này. Ví dụ 25: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may. Ví dụ 26: Công ty cổ phần P tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần P không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca, Công ty cổ phần P không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định. Ví dụ 27: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế GTGT. Ví dụ 28: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai với mục đích không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng. Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định. … Như vậy, hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT. Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường cần điều kiện gì?
Việc hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần trải qua rất nhiều công đoạn kiểm tra về chất lượng và thông tin và nguồn gốc. Vậy, sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường cần điều kiện gì về chất lượng? 1. Điều kiện về chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường Căn cứ Điều 28 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường được quy định như sau: - Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau: + Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. + Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. + Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1. + Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2. - Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trước khi đưa ra thị trường được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. 2. Trường hợp sản phẩm sản xuất trước khi ra thị trường mà không đảm bảo chất lượng bị xử lý ra sao? Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất mà hàng sản phẩm không đảm bảo được chất lượng như đã công bố và quy định thì sẽ bị xử lý theo Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. - Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, khi phát hiện người sản xuất không thực hiện đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm và điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định sau đây: + Đoàn kiểm tra yêu cầu người sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa để bảo đảm chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường; + Sau khi có yêu cầu của đoàn kiểm tra mà người sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của người sản xuất, tên sản phẩm không phù hợp và mức độ không phù hợp của sản phẩm; + Sau khi bị thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng mà người sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, mà kết quả thử nghiệm khẳng định sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa đến sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tạm đình chỉ sản xuất sản phẩm không phù hợp và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Người sản xuất có quyền gì đối với sản phẩm của mình? Cụ thể tại Điều 9 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định rất rõ quyền của người sản xuất được thể hiện như sau: - Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp. - Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm. - Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. - Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật. - Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng. - Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Nghĩa vụ của người sản xuất đối với sản phẩm của mình Theo Điều 10 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định nghĩa vụ của người sản xuất phải thực hiện như sau: - Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất. - Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. - Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng. - Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa. - Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng. - Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại. - Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. - Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật. - Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này. - Chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này. Như vậy, trước khi đưa ra thị trường sản phẩm trong quá trình sản xuất phải được áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đồng thời, công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1. Cuối cùng là tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.
Xác định thời gian bồi thường hàng hóa Cty như thế nào?
Tôi vô ý làm mất hàng hoá của Công ty trị giá 170tr. Nhưng hơ 6 tháng nay công ty không tiến hành XLKL tôi. Nhưng bây giờ bắt tôi bồi thường toàn bộ hàng hoá theo giá bán chứ không cho bồi thường theo giá đầu vào. Như vậy là có phù hợp với các quy định hiện hành hay không?
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật
Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật được thực hiện ra sao? 1. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật Tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định về hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật như sau: - Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định 34/2024/NĐ-CP; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép (đối với lái xe); số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với thuyền viên)) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn theo quy định; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; - Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V Nghị định 34/2024/NĐ-CP (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển); - Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa. 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật Tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật như sau: - Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. + Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. + Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. Lưu ý: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật. Như vậy, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định nêu trên.
Một sản phẩm giảm giá khác nhau ở hai chương trình khuyến mãi theo quy định của pháp luật
Hình thức khuyến mại giảm giá là Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã được đăng ký hoặc thông báo. Một sản phẩm có thể giảm giá khác nhau ở hai chương trình khuyến mãi. Hình thức khuyến mãi giảm giá hàng bán Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP đề cập về hình thức khuyến mãi giảm giá hàng bán có yêu cầu: - Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định về mức giảm giá tối đa. - Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể. - Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu. - Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ. - Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa dùng để khuyến mãi Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có đề cập: - Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại; - Và Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. Về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa được khuyến mại Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có đề cập: - Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. - Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho: + Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước; + Hàng thực phẩm tươi sống; + Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Theo quy định pháp luật không có quy định hạn chế việc "1 sản phẩm được giảm giá 2 mức khác nhau ở 2 chương trình khuyến mại khác nhau". Tuy nhiên, vấn đề này phải tuân thủ về thời gian áp dụng, mức giảm giá và Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa dùng để khuyến mãi.
Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Trường hợp nào hàng hóa cấm nhập khẩu sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam? Các loại hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam? Căn cứ tại tại Mục II Phụ lục I Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định các loại hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm: - Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. - Pháo các loại (trừ pháp theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu may đo tốc độ phương tiện giao thông. - Hóa chất độc - Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; Hàng điện tử; Hàng điện lạnh; Hàng điện gia dụng; Thiết bị y tế; Hàng trang trí nội thất; Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; Xe đạp; Mô tô, xe gắn máy. - Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. - Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. - Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. - Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính. - Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định. - Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên. - Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. - Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung. - Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. - Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. - Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. - Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại. - Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana). - Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. - Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào? Căn cứ Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau: - Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP. - Căn cứ Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS. - Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh. => Theo đó hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá của Nhà nước
Hàng hóa là sản phẩm có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không thể tách rời nhau. Định giá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện xác định giá của hàng hóa, dịch vụ. 1. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá Căn cứ Điều 21 Luật Giá 2023: - Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây: + Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan; + Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên; + Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; + Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây: + Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó; + Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó; + Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó; + Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó. - Thẩm quyền, trách nhiệm định giá được quy định như sau: + Thủ tướng Chính phủ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô, đời sống người dân; + Bộ Tài chính định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý; hàng hóa, dịch vụ thuộc nhiều ngành, lĩnh vực quản lý và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước; + Bộ, cơ quan ngang Bộ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý theo quy định của pháp luật; + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn. - Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hình thức định giá và thẩm quyền, trách nhiệm định giá được quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Luật này. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp chưa có quy định thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền. - Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. - Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại khoản 5 Điều này. 2. Nguyên tắc và căn cứ định giá hàng hóa, dịch vụ của Nhà nước Căn cứ Điều 22 Luật Giá 2023: - Nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau: + Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ; + Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng; + Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án. - Căn cứ định giá của Nhà nước được quy định như sau: + Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ; + Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; + Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ. 3. Phương pháp định giá hang hóa, dịch vụ của Nhà nước Căn cứ Điều 23 Luật Giá 2023: - Phương pháp định giá là cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này. - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: + Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này; + Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng. Như vậy, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Điều 21 Luật Giá 2023. Nguyên tắc, căn cứ và phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ của Nhà nước được quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Giá 2023.
Đã có Nghị định quy định mức phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 87/2024/NĐ-CP để quy định về việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá Nghị định 87/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/7/2024 và thay thế cho các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được quy định tại Chương II Nghị định 109/2013/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định chi tiết mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá, trong đó có mức phạt của một số vi phạm nổi bật như: (1) Mức phạt hành vi vi phạm không chấp hành các biện pháp bình ổn giá Theo đó, tại Điều 6 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi trong chấp hành các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chấp hành không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc chấp hành đúng biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định đổi với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 87/2024/NĐ-CP trong thời gian thực hiện biện pháp bình ổn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định + Buộc chấp hành các biện pháp bình ổn giá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 87/2024/NĐ-CP trong thời gian thực hiện biện pháp bình ổn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Như vậy, người nào có hành vi không chấp hành, chấp hành không đúng với biện pháp bình ổn giá của cơ quan có thẩm quyền đã quy định thì sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 30 triệu đồng và bị buộc chấp hành đúng biện pháp bình ổn giá. (2) Mức phạt hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, mức phạt dành cho hành vi vi phạm quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể + Hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành + Hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành + Hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành + Hành vi bán thấp hơn giá tối thiểu do Nhà nước ban hành - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 87/2024/NĐ-CP Theo đó, khi bị phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện việc thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước. (3) Mức phạt hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ Theo đó, mức phạt hành vi vi phạm quy định về việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật + Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng + Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc khoản 3 Điều này - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá,hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP + Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP Tương tự với quy định ở mục (2), tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nếu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước. Trên đây là một số mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực giá được quy định tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP.
Danh mục 42 loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Tại Luật Giá 2023, Nhà nước đã quy định 42 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ do nhà nước định giá, cùng với đó là bổ sung một số mặt hàng vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá (1) Danh mục 42 loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá Luật Giá 2023 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 với nhiều quy định mới được ban hành, kèm theo đó là việc củng cố, kiện toàn nhiều quy định cũ để phù hợp với thực tế hiện nay như công tác bình ổn giá, thẩm định giá, các điều kiện về thi, cấp thẻ thẩm định viên về giá, hành nghề thẩm định giá,....Trong đó, có danh mục 42 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ do Nhà nước định giá. Cụ thể, tại Điều 21 Luật Giá 2023 quy định, các loại hàng hóa, dịch vụ có một trong những tiêu chí sau đây sẽ do Nhà nước định giá: - Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan - Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên - Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước - Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh Theo đó, việc định giá của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện theo các hình thức như sau: - Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó - Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó - Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó - Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Luật Giá 2023, theo đó, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp cần điều chỉnh lại Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. >>> Xem danh mục 42 loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/05/phu-luc-so-02.docx (2) Bổ sung một số mặt hàng vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá Liên quan đến nội dung bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Giá 2023, bao gồm: - Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu - Có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân Theo đó, các loại hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Giá 2023 bao gồm: 1- Xăng, dầu thành phẩm. 2- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). 3- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi. 4- Thóc tẻ, gạo tẻ. 5- Phân đạm; phân DAP; phân NPK. 6- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. 7- Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. 8- Thuốc bảo vệ thực vật. 9- Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, Luật Giá 2023 đã bổ sung thêm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; ngoài ra, điện, muối ăn, đường ăn bao gồm đường trắng và đường tinh luyện được đưa ra khỏi danh mục. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Hướng dẫn xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, khi phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu thì phải áp dụng các biện pháp xử lý như thế nào? 1. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường 1.1. Biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn, dấu và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, khi phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với hàng hóa và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất thì xử lý theo các bước sau: (i) Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền. (ii) Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa. (iii) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì theo đề nghị của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và mức độ không phù hợp của hàng hóa. (iv) Sau khi thông báo công khai, người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet) 1.2. Biện pháp xử lý trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng áp dụng các biện pháp xử lý như sau: (i) Niêm phong hàng hóa, không cho người bán hàng được phép tiếp tục bán hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền. (ii) Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa. (iii) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, tên hàng hóa không phù hợp và mức độ không phù hợp của hàng hóa. (iv) Sau khi thông báo công khai mà người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì trong trường hợp phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường để phù hợp quy định pháp luật. 2. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường Căn cứ Điều 39 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được quy định như sau: (i) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục như sau: - Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi kiểm tra. - Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. - Lập biên bản kiểm tra. - Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng và báo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Xử lý vi phạm theo quy định tại mục 1 và 2. (ii) Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập theo trình tự, thủ tục như sau: - Xuất trình thẻ kiểm soát viên trước khi kiểm tra. - Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. - Lập biên bản kiểm tra - Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng và báo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Xử lý vi phạm theo quy định tại mục 1 và 2. Như vậy, đoàn kiểm tra, Kiểm soát viên khi kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phải tiến hành theo trình tự, thủ tục nêu trên để đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tóm lại, trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, khi phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu thì phải áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại mục 1 và mục 2 nêu trên. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra, Kiểm soát viên khi kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích gì theo quy định pháp luật?
Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích gì? Đơn vị nào có thẩm quyền công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu? Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích gì? Căn cứ theo Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau: - Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được thực hiện như thế nào? Theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau: - Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; + Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ; + Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. - Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Như vậy, biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ; - Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đơn vị nào có thẩm quyền công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu? Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được quy định tại Điều 19 Luật Quản lý ngoại thương 2017: - Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. - Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Theo quy định nêu trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Đơn vị có thẩm quyền công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu là Bộ Công thương. Tóm lại, hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng nhằm mục đích hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tại cửa hàng miễn thuế có được bán hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài hay không?
Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài có được bán tại cửa hàng miễn thuế không? Khi nào phải nộp báo cáo quyết toán của cửa hàng miễn thuế? Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài có được bán tại cửa hàng miễn thuế hay không? Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế như sau: - Hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế bao gồm: Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương. Như vậy, theo quy định trên, hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có thể được bán tại cửa hàng miễn thuế. Theo đó, hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế. Thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế là không quá 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan. Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế gia hạn một lần không quá 12 tháng. (Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Hải quan số 54/2014/QH13). Thời hạn nộp báo cáo quyết toán của cửa hàng miễn thuế là khi nào? Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế như sau: - Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp báo cáo quyết toán tình hình bán hàng miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan; - Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế sau khi nộp báo cáo quyết toán được phép sửa đổi, bổ sung nội dung báo cáo trong thời gian trước khi hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán và trước thời điểm cơ quan hải quan có thông báo về việc thực hiện kiểm tra hay không kiểm tra đối với báo cáo quyết toán. Như vậy, theo quy định nêu trên, định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp báo cáo quyết toán tình hình bán hàng miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan. Việc kiểm tra báo cáo quyết toán của cửa hàng miễn thuế được thực hiện trong trường hợp nào? Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP thì việc kiểm tra báo cáo quyết toán của cửa hàng miễn thuế được thực hiện trong những trường hợp sau: - Báo cáo quyết toán của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp lần đầu. - Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đã được doanh nghiệp giải trình nhưng không được cơ quan hải quan chấp nhận. Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế. Tóm lại, hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có thể được bán tại cửa hàng miễn thuế.
Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Đối với trường hợp muốn bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì cần phải thực hiện trình tự thủ tục như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì cũng như cần phải đáp ứng điều kiện gì mới có thể thực hiện bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại? Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là hồ sơ miễn trừ bổ sung). - Trong trường hợp hồ sơ miễn trừ bổ sung chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung. - Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ bổ sung đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét ra quyết định bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là quyết định miễn trừ bổ sung). Trong trường hợp không bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị miễn trừ bổ sung. - Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi quyết định miễn trừ bổ sung bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ bổ sung, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công khai quyết định miễn trừ bổ sung trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra. Thành phần hồ sơ bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Đơn đề nghị miễn trừ (bổ sung) áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; - Bản sao phiếu trừ lùi lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ của cơ quan hải quan; - Báo cáo xuất nhập khẩu tồn kho đối với sản phẩm được miễn trừ; - Báo cáo tình hình sản xuất hàng hóa có sử dụng hàng được miễn trừ làm nguyên liệu đầu vào; - Kế hoạch sản xuất trong thời gian tiếp theo, các hợp đồng đã ký kết và sẽ được thực hiện hoặc các thông tin, tài liệu cần thiết khác Điều kiện bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau: - Hàng hóa trong nước không sản xuất được; - Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được; - Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; - Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường; - Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước; - Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 Thông tư 37/TT-BCT phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Nguồn: Cổng dịch vụ công quốc gia
Tranh giành hoặc ép khách du lịch mua hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?
Trong những ngày lễ, nhiều người kinh doanh có hành vi tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa. Vậy hành vi đó có bị xử phạt không? Mức xử phạt hành vi tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa như thế nào? (1) Tranh giành khách du lịch có vi phạm pháp luật không? Theo Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch như sau: - Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. - Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật. - Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. - Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. - Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh. - Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề. - Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan. Như vậy, hành vi phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Những người kinh doanh thực hiện hành vi kể trên là vi phạm pháp luật. (2) Tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa bị phạt thế nào? Theo Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch như sau: - Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý. - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; + Phân biệt đối xử với khách du lịch; + Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch; + Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý; + Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; + Không thông báo, chỉ dẫn cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch. Như vậy, theo quy định nêu trên, người nào có hành vi tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa có thể bị xử phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Khách du lịch khi gặp các trường hợp bị phân biệt đối xử, nài ép mua hàng hóa, dịch vụ báo ngay cho các cơ quan chức năng, UBND xã để được giải quyết và xử lý.
Công ty tặng quà cho nhà phân phối có phải là hoạt động khuyến mại không?
Công ty tặng quà cho nhà phân phối có phải là hoạt động khuyến mại không? Nếu là hoạt động khuyến mại thì có phải làm thủ tục gì không? Công ty tặng quà cho nhà phân phối có phải là hoạt động khuyến mại không? Theo Điều 88 Luật thương mại 2005 quy định khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Theo Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. => Theo các quy định trên thì hoạt động tặng cho nhà phân phối sẽ có 2 dạng: - Một là tặng quà trong chương trình khuyến mại theo hình thức tại Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0). - Hai là, tặng cho không thuộc chương trình khuyến mại ví dụ như lâu lâu phát sinh tặng quà dịp lễ, tặng quà khách hàng thân thiết,...Khi đó sẽ xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế như hóa đơn bán hàng. Thủ tục cần làm khi thực hiện chương trình khuyến mại tặng quà cho khách hàng? Theo Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, thương nhân thực hiện khuyến mại tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền theo cách thức sau: 1. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; 2. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Khi thực hiện tặng quà khuyến mại cho khách hàng thì doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) theo quy định tại Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Thời hạn gửi thông báo khuyến mại: Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Sở Công Thương tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại (căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến). Các thức gửi hồ sơ thông báo: - Nộp 01 hồ sơ thông báo qua đường bưu điện đến các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại; - Nộp 01 hồ sơ thông báo trực tiếp tại trụ sở các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại; - Nộp 01 hồ sơ thông báo qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Thông báo thực hiện khuyến mại có chữ ký và đóng dấu của thương nhân đến địa chỉ thư điện tử đã được các Sở Công Thương công bố; d) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp. Hồ sơ thông báo: 01 Thông báo thực hiện khuyến mại theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Lưu ý: Doanh nghiệp không cần gửi hồ sơ thông báo nếu thuộc trong các trường hợp sau: -Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng; - Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Nhãn gốc, nhãn phụ của hàng hóa là gì? Hàng hóa cần có nhãn phụ khi nào?
Nhãn gốc hay nhãn phụ cũng đều là nhãn của một hàng hóa, là bản in, bản vẽ, bản chụp, … của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in,… trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. 1. Nhãn gốc, nhãn phụ của hàng hóa là gì? Hàng hóa cần có nhãn phụ khi nào? Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định về nhãn gốc, nhãn phụ như sau: Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu; Theo như định nghĩa về nhãn phụ thì ta có thể hiểu hàng hóa cần có nhãn phụ khi nhãn gốc của hàng hóa là tiếng nước ngoài, cần nhãn phụ để thể hiện nội dung nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt (dịch ra tiếng Việt) hoặc bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Cũng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này, cụ thể: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.” Như vậy, theo quy định thì các hàng hóa nhập khẩu mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ: - Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường; - Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. 2. Buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt thì bị phạt bao nhiêu? Theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 48, khoản 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng (trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan), trong đó có hành vi nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Mức phạt tiền sẽ từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng trở lên tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi (từ 2.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng) so những hàng hóa khác. (Xem chi tiết tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 119, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 126). Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Còn đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 (khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP). Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 8 Điều 31 Nghị định 119, được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 126.
Từ 1/6 phải có tối thiểu 10 thông tin trên hàng hoá dán mã
Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có hiệu lực vào 1/6 quy định dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu 10 thông tin cơ bản… (1) 10 thông tin phải có trên hàng hóa có dán mã Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau: 1. Tên sản phẩm, hàng hóa; 2. Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; 3. Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; 4. Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh; 5. Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn); 6. Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra); 7. Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; 8. Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có); 9. Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có); 10. Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng. Bên cạnh đó, để phục vụ người tiêu dùng, dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, bao gồm tối thiểu các thông tin sau: 1. Tên sản phẩm, hàng hóa; 2. Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; 3. Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; 4. Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh; 5. Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra); 6. Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có); 7. Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có). Người dùng có thể tra cứu các thông tin này trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia trong thời gian sắp tới. (2) Nguyên tắc của hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Theo hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm 4 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa; - Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng; - Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất; - Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức (3) Sản phẩm, hàng hóa nào phải tuân thủ các quy định trên? Thông tư 02/2024/TT-BKHCN nêu rõ: - Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 13/2022/NĐ-CP thì thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Thông tư này. - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng quy định nêu trên thì được lựa chọn thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư này nếu có nhu cầu. Như vậy, các danh mục hàng hóa, sản phẩm được quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 13/2022/NĐ-CP sẽ phải bắt đầu áp dụng quy định này vào ngày 01/6/2024. Xem Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/6/2024
Trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh trong quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa
Ngày 28/03/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01/06/2024. Theo đó Thông tư quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu;… trong đó có trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh trong quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là gì? Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh. Như vậy có thể hiểu truy xuất nguồn gốc hàng hóa là hành động theo dõi, nhận diện và ghi lại thông tin về nguồn gốc, lịch sử, quá trình vận chuyển của một sản phẩm, đảm bảo tính an toàn, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một khía cạnh quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng và an ninh thực phẩm. Trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa như sau: - Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 19đ Nghị định 13/2022/NĐ-CP. - Giao cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo quy định tại Khoản 13 Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP + Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai và quản lý truy xuất nguồn gốc tại địa phương; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để khai thác, cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương. + Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan liên quan trong quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương. + Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện, dự trù nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hằng năm, trung hạn và dài hạn tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt. + Có phương án phù hợp để khuyến khích, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ nguồn lực của doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khác, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. - Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, phương thức gửi, nhận báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BKHCN. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm là cách thức tạo lòng tin đối với người tiêu dùng, đồng thời thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp trong chất lượng sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh. Vì vậy, cơ chế quản lý nhà nước đối với truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thúc đẩy thương mại phát triển.
Giá của hàng hóa như thế nào thì bị xử phạt bán phá giá?
Bán phá giá là hành vi hạ thấp giá thành của sản phẩm, nhằm độc quyền một loại hàng hóa, giành thị phần và loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Vậy giảm giá của sản phẩm như thế nào thì bị xử phạt tội bán phá giá? (1) Khi nào hàng hóa bị coi là bán phá giá? Căn cứ vào khoản 5.8 Điều 5 Hiệp định 261/WTO/VB về Chống bán phá giá -Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994 quy định như sau: “Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu” Ngoài ra, theo quy định của Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017, các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định như sau: - Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 - Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; - Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 Không áp dụng biện pháp chống phá giá khi: -Nếu biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu không vượt quá 2% giá xuất khẩu của hàng hóa đó vào Việt Nam, thì không áp dụng biện pháp chống bán phá giá. - Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ giá bán phá giá không vượt quá 2% so với giá xuất khẩu hàng hóa từ nước xuất khẩu vào Việt Nam, thì biện pháp chống bán phá giá không được kích hoạt. Quy định này nhằm xác định một ngưỡng giới hạn cụ thể về biên độ bán phá giá, giúp quản lý ngoại thương có cơ sở để đánh giá xem mức độ bán phá giá có đáng kể hay không và liệu cần thiết phải áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không, nhằm bảo vệ lợi ích của sản phẩm và doanh nghiệp trong nước. (2) Biên độ phá giá được tính như thế nào? Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu (tính trên giá xuất khẩu. Công thức Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu Trong đó: Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này) Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên). (3) Xử lí hàng hóa bán phá giá như thế nào? Việc xử lí hàng hóa bán phá giá thông thường sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giá. Nhưng trước khi áp thuế,có một biện pháp nữa là làm áp dụng biện pháp cam kết, trường hợp đã cam kết nhưng cam kết bị phá bỏ thì sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa đó. Cụ thể, theo Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá như sau: - Áp dụng thuế chống bán phá giá: + Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ. + Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày. - Áp dụng biện pháp cam kết: + Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam; + Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. - Trường hợp không đạt được cam kết, áp dụng thuế chống bán phá giá: + Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương 2017. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra; + Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá; + Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng: + Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương 2017 (3) Kết luận Như vậy, giá hàng hóa được xem là bán phá giá khi: - Biên độ phá giá lớn hơn 2% - Khối lượng hoặc số lượng hàng hóa vượt 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước vượt 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam - Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước - Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 Khi ấy, cách xử lí đối với hàng hóa bán phá giá là: - Yêu cầu thực hiện cam kết về giá bán hoặc khối lượng, số lượng hàng hóa - Áp dụng mức thuế chống bán phá giá Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không được cao hơn so với biên độ phá giá và thời hạn tối đa áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa tối đa là 05 năm.
Trình tự thủ tục đăng ký giá đối với hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá nếu muốn đăng ký giá phải thực hiện trình tự thủ tục như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì và phải đáp ứng điều kiện nào để đăng ký giá? Trình tự thực hiện đăng ký giá - Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại Sở Tài chính theo một trong các phương thức sau: + Nộp trực tiếp; + Gửi qua đường bưu điện; + Gửi qua thư điện tử hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo cho Sở Tài chính. Đồng thời, gửi 02 bản qua đường bưu điện cho Sở Tài chính. - Bước 2: Sở Tài chính kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ: * Đối với hồ sơ gửi trực tiếp: + Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ đóng dấu công văn đến có ghi ngày tháng năm vào hồ sơ và trả ngay 01 bản cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp; + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi rõ lý do trả lại, các nội dung cần bổ sung và trả lại ngay hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp. * Đối với Hồ sơ gửi qua đường công văn, fax, thư điện tử: + Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ đóng dấu công văn đến có ghi ngày tháng năm vào hồ sơ và chuyển ngay theo đường bưu điện 01 bản cho tổ chức, cá nhân; + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ: tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài chính thông báo qua đường công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp bổ sung thành phần, số lượng hồ sơ. - Bước 3: + Sở Tài chính rà soát nội dung của hồ sơ về: ngày thực hiện mức giá đăng ký, bảng đăng ký mức giá cụ thể, các khoản mục chi phí cấu thành giá, phần giải trình lý do điều chỉnh giá, kiểm tra tính hợp lý của các yếu tố hình thành giá; + Trường hợp tại phần giải trình lý do điều chỉnh giá, tổ chức, cá nhân đưa ra các lý do không phù hợp, không liên quan đến việc tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thì tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Sở Tài chính thông báo bằng văn bản qua đường công văn hoặc fax hoặc thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân không được áp dụng mức giá đăng ký. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này hoặc phải thực hiện lại nghĩa vụ đăng ký giá theo đúng quy định; + Trường hợp hồ sơ đăng ký giá có nội dung chưa rõ hoặc cần phải giải trình về các yếu tố hình thành giá tăng hoặc giảm làm cho mức giá đăng ký tăng hoặc giảm (trừ trường hợp tại phần giải trình lý do điều chỉnh giá, tổ chức, cá nhân đưa ra các lý do không phù hợp, không liên quan đến việc tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ) thì tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá Sở Tài chính thông báo bằng văn bản qua đường công văn hoặc fax hoặc thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình về các nội dung của hồ sơ đăng ký giá chưa đáp ứng yêu cầu, lý do điều chỉnh giá chưa rõ ràng, nội dung phải thực hiện lại và thông báo thời hạn gửi bản giải trình cho Sở Tài chính. Bản giải trình được nộp theo quy trình tiếp nhận tại Bước 1. - Thời hạn để tổ chức, cá nhân giải trình và gửi văn bản giải trình đến Sở Tài chính tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình cho đến ngày Sở Tài chính nhận văn bản giải trình của tổ chức, cá nhân tính theo dấu công văn đến của Sở Tài chính hoặc ngày gửi ghi trong thư điện tử của tổ chức, cá nhân; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tài chính tiếp nhận văn bản giải trình, nếu Sở Tài chính không có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình lại thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh giá theo mức giá và thời gian điều chỉnh đã đề xuất trong văn bản giải trình (nếu có); - Trường hợp tổ chức, cá nhân giải trình chưa đúng với yêu cầu của Sở Tài chính, tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận văn bản giải trình, Sở Tài chính có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình lại. Việc giải trình lại thực hiện theo quy trình của giải trình lần đầu; - Sau 03 (ba) lần giải trình nhưng tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu, Sở Tài chính có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo mức giá trước khi thực hiện đăng ký giá. Thành phần hồ sơ đăng ký giá + Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 56/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 233/2016/TT-BTC, gồm: Công văn gửi Biểu mẫu đăng ký giá; Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể; Thuyết minh cơ cấu tính giá hàng hóa, dịch vụ đăng ký giá đối với mặt hàng xuất khẩu; Thuyết minh cơ cấu tính giá hàng hóa, dịch vụ đăng ký giá đối với mặt hàng sản xuất trong nước. + 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị. Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đăng ký giá - Khi hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục quy định tại Luật Giá có biến động bất thường; - Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để đăng ký giá đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá. Mọi người có thể tham khảo để thực hiện.
Lập hóa đơn và kê khai hàng tiêu dùng nội bộ quy đinh như thế nào?
Hiện nay, quy định về việc lập hóa đơn tiêu dùng nội bộ được quy định như thế nào? Khi nào cần lập, khi nào không? Và cách kê khai thuế GTGT hàng tiêu dùng nội bộ được quy định như thế nào? Cách lập hóa đơn hàng tiêu dùng nội bộ Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau: - Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Như vây: đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất không phải lập hóa đơn, các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác đều phải lập hóa đơn. Cách kê khai thuế GTGT hàng tiêu dùng nội bộ Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau: Giá tính thuế … - Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định. Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT. Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này. Ví dụ 25: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may. Ví dụ 26: Công ty cổ phần P tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần P không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca, Công ty cổ phần P không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định. Ví dụ 27: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế GTGT. Ví dụ 28: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai với mục đích không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng. Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định. … Như vậy, hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT. Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường cần điều kiện gì?
Việc hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần trải qua rất nhiều công đoạn kiểm tra về chất lượng và thông tin và nguồn gốc. Vậy, sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường cần điều kiện gì về chất lượng? 1. Điều kiện về chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường Căn cứ Điều 28 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường được quy định như sau: - Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau: + Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. + Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. + Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1. + Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2. - Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trước khi đưa ra thị trường được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. 2. Trường hợp sản phẩm sản xuất trước khi ra thị trường mà không đảm bảo chất lượng bị xử lý ra sao? Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất mà hàng sản phẩm không đảm bảo được chất lượng như đã công bố và quy định thì sẽ bị xử lý theo Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. - Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, khi phát hiện người sản xuất không thực hiện đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm và điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định sau đây: + Đoàn kiểm tra yêu cầu người sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa để bảo đảm chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường; + Sau khi có yêu cầu của đoàn kiểm tra mà người sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của người sản xuất, tên sản phẩm không phù hợp và mức độ không phù hợp của sản phẩm; + Sau khi bị thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng mà người sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, mà kết quả thử nghiệm khẳng định sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa đến sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tạm đình chỉ sản xuất sản phẩm không phù hợp và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Người sản xuất có quyền gì đối với sản phẩm của mình? Cụ thể tại Điều 9 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định rất rõ quyền của người sản xuất được thể hiện như sau: - Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp. - Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm. - Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. - Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật. - Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng. - Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Nghĩa vụ của người sản xuất đối với sản phẩm của mình Theo Điều 10 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định nghĩa vụ của người sản xuất phải thực hiện như sau: - Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất. - Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. - Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng. - Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa. - Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng. - Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại. - Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. - Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật. - Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này. - Chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này. Như vậy, trước khi đưa ra thị trường sản phẩm trong quá trình sản xuất phải được áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đồng thời, công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1. Cuối cùng là tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.
Xác định thời gian bồi thường hàng hóa Cty như thế nào?
Tôi vô ý làm mất hàng hoá của Công ty trị giá 170tr. Nhưng hơ 6 tháng nay công ty không tiến hành XLKL tôi. Nhưng bây giờ bắt tôi bồi thường toàn bộ hàng hoá theo giá bán chứ không cho bồi thường theo giá đầu vào. Như vậy là có phù hợp với các quy định hiện hành hay không?