Thủ tục đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã năm 2024
Thủ tục đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là một thủ tục hành chính (TTHC) mới được ban hành tại Quyết định 2373/QĐ-BKHĐT ngày 11/10/2024. (1) Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Căn cứ theo Phụ lục II được ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BKHĐT, hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm các thành phần sau: 1- Đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ trong đó có nội dung cam kết không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023, không trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP. >>> Mẫu số 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/19/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2001.doc 2- Bản sao các tài liệu, hồ sơ liên quan thể hiện sự phù hợp các tiêu chí thụ hưởng theo quy định, bao gồm: - Tài liệu, hồ sơ chứng minh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đáp ứng một (bắt buộc) hoặc nhiều (nếu có) tiêu chí sau: + Số lượng thành viên tăng trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ tăng trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Tỷ lệ trích lập quỹ chung không chia cao hơn so với mức tối thiểu quy định tại Điều 84 Luật Hợp tác xã 2023 trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Tăng giá trị tài sản chung không chia trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Có ít nhất 5% tổng số thành viên, người lao động được tham gia các lớp giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự tổ chức hoặc do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác tổ chức và đã được cấp chứng nhận tham gia khóa học hoặc có danh sách thành viên, người lao động tham gia khóa học có đóng dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (đối với các khóa học do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự tổ chức, thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải có kế hoạch tổ chức khóa học, nội dung khóa học và danh sách khóa học có chữ ký của người tham gia khóa học) tính đến thời điểm năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Đã thành lập không quá 36 tháng tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư tính đến thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; - Báo cáo tài chính năm trước liền kề đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký thụ hưởng khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước có giá trị từ 03 tỷ đồng trở lên. Theo đó, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những thành phần giấy tờ nêu trên để đăng ký nhu cầu hỗ trợ. (2) Trình tự, thủ tục thực hiện Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BKHĐT, trình tự thực hiện thủ tục đăng ký bao gồm các bước sau: Bước 1: Nộp hồ sơ - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi 01 bộ Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ - Cơ quan tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác có địa chỉ giao dịch, nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính. - Phương thức gửi: + Nộp trực tiếp; + Qua dịch vụ bưu chính công ích; + Trực tuyến qua Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã (khi được xây dựng xong) /Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ - Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc tiếp nhận hồ sơ. -Thời hạn thực hiện: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ Theo đó, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đáp ứng đủ các điều kiện như: có Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác, không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và có hồ sơ hợp lệ (đầy đủ thành phần) thì sẽ được xem xét thụ hưởng chính sách hỗ trợ.
Diêm nghiệp là gì? 6 tiêu chí đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp
Diêm nghiệp là gì? Hợp tác xã diêm nghiệp làm những việc gì? 6 tiêu chí đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Diêm nghiệp là gì? Chúng ta thường hay nghe đến nông nghiệp (các hoạt động liên quan đến trồng trọt), ngư nghiệp (các hoạt động liên quan đến nuôi trồng, khai thác thủy hải sản) hay lâm nghiệp (các hoạt động liên quan đến sản xuất, trồng rừng), vậy diêm nghiệp là gì? Diêm nghiệp thật ra là một ngành nghề truyền thống rất quen thuộc với chúng ta, có vai trò quan trọng không kém nông - lâm - ngư nghiệp, và đó chính là nghề làm muối, tức là các công việc liên quan đến hoạt động khai thác và sản xuất muối. Diêm nghiệp chủ yếu được thực hiện ở những vùng ven biển, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất muối. Quá trình sản xuất muối thường bắt đầu bằng việc thu hoạch nước biển hoặc khai thác muối từ các mỏ muối tự nhiên. Nước biển sau khi được dẫn vào các ruộng muối sẽ được phơi nắng để bay hơi, từ đó thu được muối tinh khiết. Ngành diêm nghiệp không chỉ cung cấp muối cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mà còn đóng góp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm, và trong ngành công nghiệp. Muối cũng là một nguyên liệu quan trọng trong các quy trình sản xuất hóa chất và dược phẩm. Ngoài ra, diêm nghiệp còn có giá trị văn hóa và lịch sử, phản ánh phong tục tập quán của nhiều cộng đồng ven biển. Nhiều vùng sản xuất muối đã hình thành những lễ hội, tập tục gắn liền với nghề làm muối, tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng. Tuy nhiên, diêm nghiệp hiện nay cũng gặp phải nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự cạnh tranh từ các nguồn muối công nghiệp. Do đó, việc phát triển bền vững ngành diêm nghiệp là rất cần thiết, không chỉ để bảo tồn nghề truyền thống mà còn để đảm bảo nguồn cung muối an toàn và chất lượng cho cộng đồng. (2) Hợp tác xã diêm nghiệp Để bảo tồn và phát triển nghề làm muối, hợp tác xã (HTX) diêm nghiệp đã trở thành một mô hình quan trọng đối với người dân sản xuất, kinh doanh muối. Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, HTX diêm nghiệp được định nghĩa là HTX có hoạt động khai thác muối (khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thác muối. Theo đó, HTX diêm nghiệp không chỉ giúp các thành viên trong cộng đồng kết nối và hỗ trợ lẫn nhau, mà còn tạo ra một hệ thống sản xuất và tiêu thụ muối hiệu quả. Các thành viên trong HTX có thể trao đổi kiến thức, kỹ thuật sản xuất muối, từ đó nâng cao chất lượng và năng suất. Việc này giúp các hộ sản xuất nhỏ lẻ có thể học hỏi và áp dụng những phương pháp tiên tiến hơn. (3) 6 tiêu chí đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có trách nhiệm hàng năm thực hiện tự phân loại, đánh giá, xếp loại và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện). Kết quả đánh giá xếp loại HTX là cơ sở để xem xét, lựa chọn khen thưởng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với HTX mới thành lập và sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng trong năm thì không tự chấm điểm và xếp loại. Theo đó, 06 tiêu chí đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp bao gồm: - Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của HTX; - Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên HTX; - Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của HTX; - Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng; - Tiêu chí 5: HTX được khen thưởng trong năm; - Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với HTX. (căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT) Các HTX dựa trên 06 tiêu chí này để tự đánh giá và xếp loại cho HTX của mình. Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, HTX nông nghiệp được xếp loại theo 04 mức sau: - Hợp tác xã hoạt động tốt: Tổng số điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm; - Hợp tác xã hoạt động khá: Tổng số điểm đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm; - Hợp tác xã hoạt động trung bình: Tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm; - Hợp tác xã hoạt động yếu: Tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã. Theo đó, các tiêu chí và điểm chấm chi tiết được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT. >>> Xem Phụ lục 1 tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/12/phu-luc-1.docx Như vậy, đánh giá, xếp loại HTX nông nghiệp nói chung và diêm nghiệp nói riêng là một hoạt động quan trọng, kết quả từ việc đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp được sử dụng để xây dựng chính sách hỗ trợ HTX, và xét khen thưởng cho các HTX có hoạt động tích cực, từ đó tạo nên động lực giúp các HTX cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hợp tác xã hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Hợp tác xã là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vậy, hợp tác xã hoạt động trong những lĩnh vực nào và tiêu chí để phân loại các hợp tác xã được quy định ra sao? (1) Hợp tác xã là gì? Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023, hợp tác xã được định nghĩa là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững. Theo đó, hợp tác xã hoạt động theo phương thức quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ. (2) Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định theo ngành nghề kinh doanh chính mà hợp tác xã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, căn cứ vào các ngành kinh tế được xác định theo quy định của pháp luật về thống kê, lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được phân loại theo 04 nhóm lĩnh vực, bao gồm: 1- Lĩnh vực nông nghiệp: - Ngành cấp 1 nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; - Ngành khai thác muối. 2- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: - Khai khoáng (trừ khai thác muối); - Công nghiệp chế biến, chế tạo; - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; - Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; - Xây dựng. 3- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: - Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm - Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và lĩnh vực khác: - Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; - Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; - Thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản; - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; - Giáo dục và đào tạo; - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; - Nghệ thuật vui chơi và giải trí; - Hoạt động dịch vụ khác. Việc xác định rõ ràng các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã theo ngành nghề kinh doanh chính là cần thiết để đảm bảo rằng các hợp tác xã hoạt động hiệu quả và đúng mục đích. Điều này cũng giúp tạo ra một khung pháp lý vững chắc, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của hợp tác xã trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện đại. Ngoài ra, việc phân loại này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ từ nhà nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các hợp tác xã trong từng lĩnh vực cụ thể. (3) Các tiêu chí để phân loại hợp tác xã Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, tiêu chí phân loại quy mô hợp tác xã dựa trên 03 yếu tố chính: số lượng thành viên, tổng nguồn vốn và doanh thu; cụ thể: - Về số lượng thành viên: Số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã được xác định tại thời điểm ngày 14 tháng 12 (14/12) của năm trước liền kề. Thông tin về số lượng thành viên chính thức được cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã theo quy định của pháp luật về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. - Về tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của hợp tác xã được xác định trong báo cáo tài chính năm của hợp tác xã mà hợp tác xã nộp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp hợp tác xã hoạt động dưới 01 năm mà chưa có báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan quản lý thuế, tổng nguồn vốn được xác định căn cứ theo vốn điều lệ ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; - Về doanh thu: Doanh thu của năm của hợp tác xã là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thu nhập khác của hợp tác xã được xác định trên báo cáo tài chính năm của hợp tác xã mà hợp tác xã nộp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp hợp tác xã hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng không có doanh thu thì hợp tác xã căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản này để xác định quy mô. Việc phân loại quy mô hợp tác xã theo các tiêu chí cụ thể là cần thiết để đảm bảo sự quản lý hiệu quả và phù hợp với từng loại hình hợp tác xã. Các tiêu chí này không chỉ giúp nhà nước theo dõi và đánh giá hoạt động của hợp tác xã mà còn tạo điều kiện cho các hợp tác xã tự đánh giá và cải thiện hoạt động của mình. Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã đảm bảo tính minh bạch và dễ dàng trong việc tra cứu thông tin, từ đó tăng cường sự tin tưởng của các thành viên và cộng đồng đối với hoạt động của hợp tác xã. Tổng kết lại, quy định về tiêu chí phân loại quy mô hợp tác xã trong Nghị định 113/2024/NĐ-CP là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển mô hình hợp tác xã, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả.
Hồ sơ và trình tự đăng ký thành lập Hợp tác xã được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ và trình tự đăng ký thành lập hợp tác xã được thực hiện như thế nào? Có đăng ký thành lập thông qua hình thức online được không? 1. Hồ sơ thành lập hợp tác xã Tại Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc đăng ký thành lập hợp tác xã như sau: Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã; - Điều lệ của hợp tác xã; - Phương án sản xuất kinh doanh; - Danh sách thành viên; - Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung như: + Phương án sản xuất, kinh doanh; + Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc); + Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; + Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người có thẩm quyền đăng ký. Trường hợp được ủy quyền, phải có thêm: (1) bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền; (2) bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. 2. Thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã * Trường hợp đăng ký trực tiếp: Bước 1: Nộp hồ sơ - Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính. - Người có thẩm quyền đăng ký cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài). - Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau: + Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài); + Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi: + Có đủ giấy tờ theo quy định; + Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định; + Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã; + Đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Bước 3: Xử lý hồ sơ - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Tài chính - Kế hoạch ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã - Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. *Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng Bước 1: Nộp hồ sơ - Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã. - Trường hợp người được cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký hợp tác xã theo quy định ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký hợp tác xã, thì người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: - Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: + Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy; + Các thông tin đăng ký hợp tác xã được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử; + Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng - Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: + bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài); + Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. - Thời hạn để hợp tác xã sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử là 60 ngày kể từ ngày Phòng Tài chính - Kế hoạch ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ hủy hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã. - Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, cá nhân có thẩm quyền đăng ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử. Bước 3: Xử lý hồ sơ - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi thông báo qua mạng điện tử cho cá nhân có thẩm quyền ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. - Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hợp tác xã phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.
06 nhiệm vụ nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Đây là nội dung tại Quyết định 39/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX năm 2023 ngày 02/6/2023 ban hành kế hoạch hoạt động năm 2023 của ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Theo đó, nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 đặt ra 06 nhiệm vụ như sau: (1) Đẩy mạnh triển khai các văn bản chỉ đạo - Đẩy mạnh triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết 20-NQ/TW; Nghị quyết 09/NQ-CP. - Chương trình, kế hoạch thực hiện ở các bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương và đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đảm bảo thống nhất, xuyên suốt trong toàn hệ thống chính trị. (2) Xây dựng ban hành Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển KTTT, HTX. - Trọng tâm là xây dựng và ban hành Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), các văn bản hướng dẫn thi hành và các cơ chế đặc thù hỗ trợ lĩnh vực KTTT, HTX, tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo. (3) Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về KTTT Kiện toàn và nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo quốc gia về KTTT, kiện toàn nhân sự, bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp để tạo sự đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 20-NQ/TW và các chủ trương, chính sách phát triển KTTT, HTX. (4) Tuyên truyền và nhân rộng các mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTTT, HTX, các hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để nâng cao nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển KTTT, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là việc tuyên truyền và nhân rộng các mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả. (5) Kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức KTTT, HTX - Xây dựng, phát hiện các mô hình KTTT, HTX hoạt động có hiệu quả từ thực tiễn theo lĩnh vực phụ trách để tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng và tăng cường truyền thông, quảng bá các mô hình mới, hoạt động hiệu quả, có sức lan tỏa rộng. - Xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ tôn vinh, khen thưởng các tổ chức KTTT, HTX có thành tích xuất sắc. Tăng cường theo dõi, nắm bắt và kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức KTTT, HTX. (6) Ưu tiên bố trí cán bộ theo dõi các nội dung về đổi mới KTTT, HTX Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT, ưu tiên bố trí kinh phí, cán bộ theo dõi các nội dung về đổi mới KTTT, HTX ở cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương. Chi tiết Quyết định 39/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX năm 2023 có hiệu lực từ ngày ký.
Thay đổi vốn điều lệ của hợp tác xã có thông báo không?
Tôi có câu hỏi về vốn điều lệ của Hợp Tác Xã về nông nghiệp mong được giúp đỡ. Do trước đây chưa làm kế toán HTX nên không biết nó có giống như loại hình doanh nghiệp không Do tôi mới tiếp nhận HTX nhưng không có kế toán cũ, tôi thấy vốn điều lệ của HTX là 62.000.000 nhưng trong báo cáo tình hình tài chính năm 2020 thì ghi 5.000.000 là do thành viên rút vốn, nhưng giấy phép kinh doanh vẫn không có sửa đổi vốn điều lệ Vậy xin cho tôi hỏi như vậy có đúng không, nếu không đúng thì làm sao sửa lại Báo cáo tài chính năm 2020 đã nộp. Câu hỏi thứ 2: cá nhân gốp vốn mua máy cho HTX nhưng không đồi quyền lợi gì, chỉ giúp cho HTX thì khi họ chuyển khoản thì định khoản vào TK nào có phải là 4118 Câu hỏi thứ 3: Nhà nước hỗ trợ không hoàn lại có phải hạch toán vào 4118 không Trong thời gian chờ đợi, tôi xin chân thành cảm ơn
Nhờ hỗ trợ, tư vấn về việc mua tài sản thanh lý của HTX?
Xin kính chào Luật sư! Gia đình tôi rất mong được sự hỗ trợ, tư vấn về việc mua tài sản thanh lý của hợp tác xã. Cụ thể như sau: Năm 1993, gia đình tôi có mua 1 cái nhà kho thanh lý của HTX nông nghiệp ( biên bản thanh lý chỉ thể hiện mua nhà thanh lý) và gia đình tôi sống trong nhà đó từ năm 1993 đến nay, quá trình ở có cải tạo sửa chữa trên nền nhà cũ và không có tranh chấp gì. Vậy hiện nay gia đình tôi làm đơn đề nghị UBND xã làm thủ tục cấp sổ đỏ cho mảnh đất có nhà trên đất đó Tuy nhiên UBND xã trả lời đất đã vẽ vào sổ đỏ của chùa ( chùa nằm ngay sát nhà) nên không cấp được sổ đỏ và yêu cầu gia đình bàn giao cho chính quyền địa phương. Vậy xin hỏi : 1. Gia đình tôi có đủ điều kiện để để được cấp sổ đỏ cho mảnh đất có nhà trên đẩt đang ở không? Nếu có thì cần những thủ tục gì? 2. UBND xã thu hồi nhà + đất như vậy có đúng quy định và thẩm quyền không?
Về thủ tục sáp nhập hợp tác xã thực hiện theo Khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012, cụ thể: Đầu tiên, các đơn vị sáp nhập (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) cần thực hiện: Bước 1: Xây dựng phương án sắp nhập Hội đồng quản trị của các hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về quyết định sáp nhập. Bước 2: Hiệp thương về phương án sắp nhập Hội đồng quản trị của các hợp tác xã bị sáp nhập hiệp thương về phương án sáp nhập, gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn động của các hợp tác xã bị sáp nhập. Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin tại cơ quan có thẩm quyền Hợp tác xã sau khi sáp nhập nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT), cụ thể: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi hợp tác xã phải đăng ký với cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính. Hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ gồm: 1. Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã; 2. Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã. Về Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã bạn tham khảo Phụ lục I-5 ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT.
Tổng hợp văn bản về hợp tác xã
Hợp tác xã được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoạt động theo các văn bản sau đây: - Luật hợp tác xã 2012; - Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã - Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã; - Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; - Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; - Thông tư 06/2019/TT-BNNPTNT quy định về hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp và trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; - Thông tư 31/2018/TT-BTC về hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngoài ra, tùy vào mỗi địa phương mà có văn bản chính sách phát triển hợp tác xã.
Thủ tục đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã năm 2024
Thủ tục đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là một thủ tục hành chính (TTHC) mới được ban hành tại Quyết định 2373/QĐ-BKHĐT ngày 11/10/2024. (1) Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Căn cứ theo Phụ lục II được ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BKHĐT, hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm các thành phần sau: 1- Đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ trong đó có nội dung cam kết không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023, không trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP. >>> Mẫu số 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/19/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2001.doc 2- Bản sao các tài liệu, hồ sơ liên quan thể hiện sự phù hợp các tiêu chí thụ hưởng theo quy định, bao gồm: - Tài liệu, hồ sơ chứng minh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đáp ứng một (bắt buộc) hoặc nhiều (nếu có) tiêu chí sau: + Số lượng thành viên tăng trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ tăng trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Tỷ lệ trích lập quỹ chung không chia cao hơn so với mức tối thiểu quy định tại Điều 84 Luật Hợp tác xã 2023 trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Tăng giá trị tài sản chung không chia trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Có ít nhất 5% tổng số thành viên, người lao động được tham gia các lớp giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự tổ chức hoặc do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác tổ chức và đã được cấp chứng nhận tham gia khóa học hoặc có danh sách thành viên, người lao động tham gia khóa học có đóng dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (đối với các khóa học do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự tổ chức, thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải có kế hoạch tổ chức khóa học, nội dung khóa học và danh sách khóa học có chữ ký của người tham gia khóa học) tính đến thời điểm năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; + Đã thành lập không quá 36 tháng tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư tính đến thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; - Báo cáo tài chính năm trước liền kề đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký thụ hưởng khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước có giá trị từ 03 tỷ đồng trở lên. Theo đó, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những thành phần giấy tờ nêu trên để đăng ký nhu cầu hỗ trợ. (2) Trình tự, thủ tục thực hiện Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BKHĐT, trình tự thực hiện thủ tục đăng ký bao gồm các bước sau: Bước 1: Nộp hồ sơ - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi 01 bộ Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ - Cơ quan tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác có địa chỉ giao dịch, nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính. - Phương thức gửi: + Nộp trực tiếp; + Qua dịch vụ bưu chính công ích; + Trực tuyến qua Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã (khi được xây dựng xong) /Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ - Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc tiếp nhận hồ sơ. -Thời hạn thực hiện: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ Theo đó, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đáp ứng đủ các điều kiện như: có Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác, không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và có hồ sơ hợp lệ (đầy đủ thành phần) thì sẽ được xem xét thụ hưởng chính sách hỗ trợ.
Diêm nghiệp là gì? 6 tiêu chí đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp
Diêm nghiệp là gì? Hợp tác xã diêm nghiệp làm những việc gì? 6 tiêu chí đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Diêm nghiệp là gì? Chúng ta thường hay nghe đến nông nghiệp (các hoạt động liên quan đến trồng trọt), ngư nghiệp (các hoạt động liên quan đến nuôi trồng, khai thác thủy hải sản) hay lâm nghiệp (các hoạt động liên quan đến sản xuất, trồng rừng), vậy diêm nghiệp là gì? Diêm nghiệp thật ra là một ngành nghề truyền thống rất quen thuộc với chúng ta, có vai trò quan trọng không kém nông - lâm - ngư nghiệp, và đó chính là nghề làm muối, tức là các công việc liên quan đến hoạt động khai thác và sản xuất muối. Diêm nghiệp chủ yếu được thực hiện ở những vùng ven biển, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất muối. Quá trình sản xuất muối thường bắt đầu bằng việc thu hoạch nước biển hoặc khai thác muối từ các mỏ muối tự nhiên. Nước biển sau khi được dẫn vào các ruộng muối sẽ được phơi nắng để bay hơi, từ đó thu được muối tinh khiết. Ngành diêm nghiệp không chỉ cung cấp muối cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mà còn đóng góp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm, và trong ngành công nghiệp. Muối cũng là một nguyên liệu quan trọng trong các quy trình sản xuất hóa chất và dược phẩm. Ngoài ra, diêm nghiệp còn có giá trị văn hóa và lịch sử, phản ánh phong tục tập quán của nhiều cộng đồng ven biển. Nhiều vùng sản xuất muối đã hình thành những lễ hội, tập tục gắn liền với nghề làm muối, tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng. Tuy nhiên, diêm nghiệp hiện nay cũng gặp phải nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự cạnh tranh từ các nguồn muối công nghiệp. Do đó, việc phát triển bền vững ngành diêm nghiệp là rất cần thiết, không chỉ để bảo tồn nghề truyền thống mà còn để đảm bảo nguồn cung muối an toàn và chất lượng cho cộng đồng. (2) Hợp tác xã diêm nghiệp Để bảo tồn và phát triển nghề làm muối, hợp tác xã (HTX) diêm nghiệp đã trở thành một mô hình quan trọng đối với người dân sản xuất, kinh doanh muối. Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, HTX diêm nghiệp được định nghĩa là HTX có hoạt động khai thác muối (khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thác muối. Theo đó, HTX diêm nghiệp không chỉ giúp các thành viên trong cộng đồng kết nối và hỗ trợ lẫn nhau, mà còn tạo ra một hệ thống sản xuất và tiêu thụ muối hiệu quả. Các thành viên trong HTX có thể trao đổi kiến thức, kỹ thuật sản xuất muối, từ đó nâng cao chất lượng và năng suất. Việc này giúp các hộ sản xuất nhỏ lẻ có thể học hỏi và áp dụng những phương pháp tiên tiến hơn. (3) 6 tiêu chí đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có trách nhiệm hàng năm thực hiện tự phân loại, đánh giá, xếp loại và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện). Kết quả đánh giá xếp loại HTX là cơ sở để xem xét, lựa chọn khen thưởng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với HTX mới thành lập và sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng trong năm thì không tự chấm điểm và xếp loại. Theo đó, 06 tiêu chí đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp bao gồm: - Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của HTX; - Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên HTX; - Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của HTX; - Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng; - Tiêu chí 5: HTX được khen thưởng trong năm; - Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với HTX. (căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT) Các HTX dựa trên 06 tiêu chí này để tự đánh giá và xếp loại cho HTX của mình. Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, HTX nông nghiệp được xếp loại theo 04 mức sau: - Hợp tác xã hoạt động tốt: Tổng số điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm; - Hợp tác xã hoạt động khá: Tổng số điểm đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm; - Hợp tác xã hoạt động trung bình: Tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm; - Hợp tác xã hoạt động yếu: Tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã. Theo đó, các tiêu chí và điểm chấm chi tiết được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT. >>> Xem Phụ lục 1 tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/12/phu-luc-1.docx Như vậy, đánh giá, xếp loại HTX nông nghiệp nói chung và diêm nghiệp nói riêng là một hoạt động quan trọng, kết quả từ việc đánh giá, xếp loại HTX diêm nghiệp được sử dụng để xây dựng chính sách hỗ trợ HTX, và xét khen thưởng cho các HTX có hoạt động tích cực, từ đó tạo nên động lực giúp các HTX cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hợp tác xã hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Hợp tác xã là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vậy, hợp tác xã hoạt động trong những lĩnh vực nào và tiêu chí để phân loại các hợp tác xã được quy định ra sao? (1) Hợp tác xã là gì? Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023, hợp tác xã được định nghĩa là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững. Theo đó, hợp tác xã hoạt động theo phương thức quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ. (2) Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định theo ngành nghề kinh doanh chính mà hợp tác xã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, căn cứ vào các ngành kinh tế được xác định theo quy định của pháp luật về thống kê, lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được phân loại theo 04 nhóm lĩnh vực, bao gồm: 1- Lĩnh vực nông nghiệp: - Ngành cấp 1 nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; - Ngành khai thác muối. 2- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: - Khai khoáng (trừ khai thác muối); - Công nghiệp chế biến, chế tạo; - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; - Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; - Xây dựng. 3- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: - Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm - Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và lĩnh vực khác: - Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; - Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; - Thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản; - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; - Giáo dục và đào tạo; - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; - Nghệ thuật vui chơi và giải trí; - Hoạt động dịch vụ khác. Việc xác định rõ ràng các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã theo ngành nghề kinh doanh chính là cần thiết để đảm bảo rằng các hợp tác xã hoạt động hiệu quả và đúng mục đích. Điều này cũng giúp tạo ra một khung pháp lý vững chắc, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của hợp tác xã trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện đại. Ngoài ra, việc phân loại này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ từ nhà nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các hợp tác xã trong từng lĩnh vực cụ thể. (3) Các tiêu chí để phân loại hợp tác xã Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, tiêu chí phân loại quy mô hợp tác xã dựa trên 03 yếu tố chính: số lượng thành viên, tổng nguồn vốn và doanh thu; cụ thể: - Về số lượng thành viên: Số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã được xác định tại thời điểm ngày 14 tháng 12 (14/12) của năm trước liền kề. Thông tin về số lượng thành viên chính thức được cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã theo quy định của pháp luật về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. - Về tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của hợp tác xã được xác định trong báo cáo tài chính năm của hợp tác xã mà hợp tác xã nộp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp hợp tác xã hoạt động dưới 01 năm mà chưa có báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan quản lý thuế, tổng nguồn vốn được xác định căn cứ theo vốn điều lệ ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; - Về doanh thu: Doanh thu của năm của hợp tác xã là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thu nhập khác của hợp tác xã được xác định trên báo cáo tài chính năm của hợp tác xã mà hợp tác xã nộp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp hợp tác xã hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng không có doanh thu thì hợp tác xã căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản này để xác định quy mô. Việc phân loại quy mô hợp tác xã theo các tiêu chí cụ thể là cần thiết để đảm bảo sự quản lý hiệu quả và phù hợp với từng loại hình hợp tác xã. Các tiêu chí này không chỉ giúp nhà nước theo dõi và đánh giá hoạt động của hợp tác xã mà còn tạo điều kiện cho các hợp tác xã tự đánh giá và cải thiện hoạt động của mình. Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã đảm bảo tính minh bạch và dễ dàng trong việc tra cứu thông tin, từ đó tăng cường sự tin tưởng của các thành viên và cộng đồng đối với hoạt động của hợp tác xã. Tổng kết lại, quy định về tiêu chí phân loại quy mô hợp tác xã trong Nghị định 113/2024/NĐ-CP là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển mô hình hợp tác xã, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả.
Hồ sơ và trình tự đăng ký thành lập Hợp tác xã được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ và trình tự đăng ký thành lập hợp tác xã được thực hiện như thế nào? Có đăng ký thành lập thông qua hình thức online được không? 1. Hồ sơ thành lập hợp tác xã Tại Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc đăng ký thành lập hợp tác xã như sau: Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã; - Điều lệ của hợp tác xã; - Phương án sản xuất kinh doanh; - Danh sách thành viên; - Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung như: + Phương án sản xuất, kinh doanh; + Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc); + Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; + Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người có thẩm quyền đăng ký. Trường hợp được ủy quyền, phải có thêm: (1) bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền; (2) bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. 2. Thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã * Trường hợp đăng ký trực tiếp: Bước 1: Nộp hồ sơ - Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính. - Người có thẩm quyền đăng ký cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài). - Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau: + Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài); + Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi: + Có đủ giấy tờ theo quy định; + Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định; + Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã; + Đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Bước 3: Xử lý hồ sơ - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Tài chính - Kế hoạch ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã - Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. *Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng Bước 1: Nộp hồ sơ - Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã. - Trường hợp người được cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký hợp tác xã theo quy định ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký hợp tác xã, thì người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: - Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: + Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy; + Các thông tin đăng ký hợp tác xã được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử; + Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng - Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: + bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài); + Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. - Thời hạn để hợp tác xã sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử là 60 ngày kể từ ngày Phòng Tài chính - Kế hoạch ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ hủy hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã. - Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, cá nhân có thẩm quyền đăng ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử. Bước 3: Xử lý hồ sơ - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi thông báo qua mạng điện tử cho cá nhân có thẩm quyền ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. - Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hợp tác xã phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.
06 nhiệm vụ nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Đây là nội dung tại Quyết định 39/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX năm 2023 ngày 02/6/2023 ban hành kế hoạch hoạt động năm 2023 của ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Theo đó, nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 đặt ra 06 nhiệm vụ như sau: (1) Đẩy mạnh triển khai các văn bản chỉ đạo - Đẩy mạnh triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết 20-NQ/TW; Nghị quyết 09/NQ-CP. - Chương trình, kế hoạch thực hiện ở các bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương và đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đảm bảo thống nhất, xuyên suốt trong toàn hệ thống chính trị. (2) Xây dựng ban hành Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển KTTT, HTX. - Trọng tâm là xây dựng và ban hành Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), các văn bản hướng dẫn thi hành và các cơ chế đặc thù hỗ trợ lĩnh vực KTTT, HTX, tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo. (3) Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về KTTT Kiện toàn và nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo quốc gia về KTTT, kiện toàn nhân sự, bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp để tạo sự đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 20-NQ/TW và các chủ trương, chính sách phát triển KTTT, HTX. (4) Tuyên truyền và nhân rộng các mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTTT, HTX, các hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để nâng cao nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển KTTT, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là việc tuyên truyền và nhân rộng các mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả. (5) Kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức KTTT, HTX - Xây dựng, phát hiện các mô hình KTTT, HTX hoạt động có hiệu quả từ thực tiễn theo lĩnh vực phụ trách để tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng và tăng cường truyền thông, quảng bá các mô hình mới, hoạt động hiệu quả, có sức lan tỏa rộng. - Xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ tôn vinh, khen thưởng các tổ chức KTTT, HTX có thành tích xuất sắc. Tăng cường theo dõi, nắm bắt và kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức KTTT, HTX. (6) Ưu tiên bố trí cán bộ theo dõi các nội dung về đổi mới KTTT, HTX Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT, ưu tiên bố trí kinh phí, cán bộ theo dõi các nội dung về đổi mới KTTT, HTX ở cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương. Chi tiết Quyết định 39/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX năm 2023 có hiệu lực từ ngày ký.
Thay đổi vốn điều lệ của hợp tác xã có thông báo không?
Tôi có câu hỏi về vốn điều lệ của Hợp Tác Xã về nông nghiệp mong được giúp đỡ. Do trước đây chưa làm kế toán HTX nên không biết nó có giống như loại hình doanh nghiệp không Do tôi mới tiếp nhận HTX nhưng không có kế toán cũ, tôi thấy vốn điều lệ của HTX là 62.000.000 nhưng trong báo cáo tình hình tài chính năm 2020 thì ghi 5.000.000 là do thành viên rút vốn, nhưng giấy phép kinh doanh vẫn không có sửa đổi vốn điều lệ Vậy xin cho tôi hỏi như vậy có đúng không, nếu không đúng thì làm sao sửa lại Báo cáo tài chính năm 2020 đã nộp. Câu hỏi thứ 2: cá nhân gốp vốn mua máy cho HTX nhưng không đồi quyền lợi gì, chỉ giúp cho HTX thì khi họ chuyển khoản thì định khoản vào TK nào có phải là 4118 Câu hỏi thứ 3: Nhà nước hỗ trợ không hoàn lại có phải hạch toán vào 4118 không Trong thời gian chờ đợi, tôi xin chân thành cảm ơn
Nhờ hỗ trợ, tư vấn về việc mua tài sản thanh lý của HTX?
Xin kính chào Luật sư! Gia đình tôi rất mong được sự hỗ trợ, tư vấn về việc mua tài sản thanh lý của hợp tác xã. Cụ thể như sau: Năm 1993, gia đình tôi có mua 1 cái nhà kho thanh lý của HTX nông nghiệp ( biên bản thanh lý chỉ thể hiện mua nhà thanh lý) và gia đình tôi sống trong nhà đó từ năm 1993 đến nay, quá trình ở có cải tạo sửa chữa trên nền nhà cũ và không có tranh chấp gì. Vậy hiện nay gia đình tôi làm đơn đề nghị UBND xã làm thủ tục cấp sổ đỏ cho mảnh đất có nhà trên đất đó Tuy nhiên UBND xã trả lời đất đã vẽ vào sổ đỏ của chùa ( chùa nằm ngay sát nhà) nên không cấp được sổ đỏ và yêu cầu gia đình bàn giao cho chính quyền địa phương. Vậy xin hỏi : 1. Gia đình tôi có đủ điều kiện để để được cấp sổ đỏ cho mảnh đất có nhà trên đẩt đang ở không? Nếu có thì cần những thủ tục gì? 2. UBND xã thu hồi nhà + đất như vậy có đúng quy định và thẩm quyền không?
Về thủ tục sáp nhập hợp tác xã thực hiện theo Khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012, cụ thể: Đầu tiên, các đơn vị sáp nhập (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) cần thực hiện: Bước 1: Xây dựng phương án sắp nhập Hội đồng quản trị của các hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về quyết định sáp nhập. Bước 2: Hiệp thương về phương án sắp nhập Hội đồng quản trị của các hợp tác xã bị sáp nhập hiệp thương về phương án sáp nhập, gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn động của các hợp tác xã bị sáp nhập. Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin tại cơ quan có thẩm quyền Hợp tác xã sau khi sáp nhập nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT), cụ thể: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi hợp tác xã phải đăng ký với cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính. Hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ gồm: 1. Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã; 2. Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã. Về Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã bạn tham khảo Phụ lục I-5 ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT.
Tổng hợp văn bản về hợp tác xã
Hợp tác xã được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoạt động theo các văn bản sau đây: - Luật hợp tác xã 2012; - Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã - Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã; - Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; - Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; - Thông tư 06/2019/TT-BNNPTNT quy định về hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp và trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; - Thông tư 31/2018/TT-BTC về hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngoài ra, tùy vào mỗi địa phương mà có văn bản chính sách phát triển hợp tác xã.