Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 7/2024 là ngân hàng nào? Mức lãi suất huy động tối đa hiện nay?
Có được nhận tiền gửi tiết kiệm qua tài khoản ngân hàng? Mức lãi suất tối đa hiện nay là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Có được nhận tiền gửi tiết kiệm qua tài khoản ngân hàng? Căn cứ Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có quy định về thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử như sau: - Tổ chức tín dụng (TCTD) hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền phù hợp với quy định tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN và các quy định khác có liên quan để đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho TCTD. - TCTD phải đảm bảo lưu giữ đầy đủ các thông tin liên quan đến việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử để đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền trong việc tra soát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp. Đồng thời, tại Khoản 3 và 4 Điều 10 Thông tư 48/2018/TT-NHNN cũng có quy định như sau: - Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người cư trú, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc chi trả gốc, lãi vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền. - Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người không cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và TCTD được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, người gửi tiền tiết kiệm có thể nhận tiền tiết kiệm và tiền lãi thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng. (2) Mức lãi suất huy động tối đa hiện nay Căn cứ Điều 1 Quyết định 1124/QĐ-NHNN năm 2023 có quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-NHNN như sau: - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm. - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm. Theo đó, hiện nay, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định như đã nêu trên. Tham khảo thêm lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy của các ngân hàng: Ngân hàng Tháng 01 03 06 12 18 24 36 ABBank 3,2 4 5,6 6 5,7 5,7 5,5 ACB 2,8 3,1 3,9 4,7 4,5 Agribank 1,6 1,9 3 4,7 4,7 4,7 - Bảo Việt 3,1 3,9 5,1 5,6 5,9 5,9 5,7 Bắc Á 3,5 3,7 4,9 5,5 5,6 5,6 5,6 BIDV 2 2,3 3,3 4,7 4,7 4,7 4,7 BVBank 3,4 3,5 4,9 5,5 5,8 5,8 5,8 CBBank 3,4 3,6 5 5,3 5,55 5,55 5,4 Đông Á 2,8 3 4 4,5 4,7 4,7 4,7 Eximbank 3,5 4,3 5,2 5 5,1 5,1 5,1 GPBank 3 3,52 4,85 5,2 5,75 5,85 5,2 HDBank 3,25 4,3 4,9 5,5 6,1 5,5 5,4 Kiên Long 3 3 4,7 5 5,2 5,5 5,3 LPBank 3,4 3,5 4,7 5,1 5,6 5,6 5,3 MB Bank 3,1 3,4 4,2 4,9 5 5,6 5,6 MSB 3,7 3,4 4,3 5,1 5,4 5,4 5,1 Nam Á Bank 3,1 3,8 4,6 5,4 5,7 5,7 5,24 NCB 3,7 4 5,35 5,55 6,1 6,1 6 OCB 3,7 3,9 4,9 5,1 5,4 5,8 6 OceanBank 3,7 3,9 4,9 5,5 6,1 6,1 6,1 PGBank 3,2 3,5 4,5 5,3 5,8 5,9 5,9 PVcomBank 3,15 3,15 4,3 4,5 4,8 5,5 5 Sacombank 2,7 3,2 4 4,7 4,9 5 5,2 Saigonbank 2,3 2,5 3,8 5 5,6 5,7 5,8 SCB 1,6 1,9 2,9 3,7 3,9 3,9 3,9 SeABank 2,7 2,9 3,4 4,25 5 5 5 SHB 3,3 3,4 4,7 5 5,2 5,5 5,8 Techcombank 2,85 3,25 4,25 4,95 4,95 4,95 4,85 TPBank 3,3 3,6 4,3 - 5,4 - 5,7 VIB 3,1 3,3 4,3 4,7 4,7 4,9 4,9 VietABank 3,2 3,5 4,6 5,2 5,5 5,6 5,6 Vietbank 3,1 3,3 4,6 5,2 5,8 5,8 5,8 Vietcombank 1,6 1,9 2,9 4,6 - 4,7 4,7 VietinBank 2 2,3 3,3 4,7 4,7 4,8 4,8 VPBank 3,1 3,5 4,7 5,2 5,2 5,5 5,5 (3) Những điểm cần lưu ý khi gửi tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng Hiện nay, khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng có kỳ hạn thì có những mà người dân cần lưu ý như sau: Thỏa thuận: Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 49/2018/TT-NHNN thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải được lập thành văn bản, trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung như sau: - Thông tin của khách hàng: + Cá nhân: Họ và tên, quốc tịch, thuộc đối tượng người cư trú hoặc người không cư trú, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân và thông tin của người đại diện hợp pháp trong trường hợp gửi tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện hợp pháp. + Tổ chức: Tên tổ chức, thuộc đối tượng người cư trú hoặc người không cư trú, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin tổ chức; Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức bao gồm: họ và tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân. Trường hợp là tiền gửi chung có kỳ hạn thì phải có thông tin của tất cả khách hàng sở hữu chung khoản tiền gửi có kỳ hạn. - Thông tin tổ chức tín dụng: Tên tổ chức tín dụng; Họ và tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng. - Số tiền, đồng tiền, thời hạn gửi tiền, ngày gửi tiền, ngày đến hạn. - Lãi suất, phương thức trả lãi. - Thỏa thuận về chi trả trước hạn, kéo dài thời hạn gửi tiền. - Thông tin tài khoản thanh toán của khách hàng được dùng để gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: Tên chủ tài khoản thanh toán, số tài khoản thanh toán, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản thanh toán. - Hướng xử lý với trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng bị phong tỏa, đóng, tạm khóa và các trường hợp thay đổi tình trạng tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định tại Điều 14 Thông tư 49/2018/TT-NHNN. - Biện pháp để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn. - Xử lý đối với các trường hợp nhàu nát, rách, mất thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn. - Quyền và nghĩa vụ của khách hàng, tổ chức tín dụng. - Hiệu lực của thỏa thuận. Bên cạnh đó, các bên cũng có thể thỏa thuận nội dung khác nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Về lãi suất tiền gửi, theo Điều 7 Thông tư 49/2018/TT-NHNN, lãi suất do tổ chức tín dụng quy định phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Đồng thời phương pháp tính lãi phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, phương thức trả lãi thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Kéo dài thời hạn gửi tiền: Tại Điều 9 Thông tư 49/2018/TT-NHNN có nêu rõ việc kéo dài thời hạn gửi tiền vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Trong đó, thời hạn gửi tiền theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài không được dài hơn thời hạn hiệu lực của thị thực hoặc các giấy tờ khác xác định thời hạn được phép cư trú của cá nhân tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Người nước ngoài có được gửi tiền tiết kiệm tại Việt Nam?
Liên quan đến các trường hợp cá nhân nước ngoài tới Việt Nam có thể là lao động và có thu nhập từ tiền lương, tiền công, những khoản thu nhập đó muốn gửi tiết kiệm thì liệu pháp luật Việt Nam có cho phép hay quy định về vấn đề này thế nào. Căn cứ Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về người gửi tiền như sau: - Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. - Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm hiện nay? Căn cứ Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về các hình thức gửi tiền tiết kiệm bao gồm: - Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo: + Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định; + Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định. - Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng? Căn cứ Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng - Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền. - Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu trong trường hợp thay đổi chữ ký mẫu hoặc chưa có chữ ký mẫu được lưu tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. - Tổ chức tín dụng đối chiếu, cập nhật các thông tin người gửi tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. - Người gửi tiền thực hiện thủ tục khác theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. - Sau khi hoàn thành các thủ tục tổ chức tín dụng thực hiện việc nhận tiền gửi tiết kiệm và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền. - Đối với việc gửi tiền gửi tiết kiệm vào Thẻ tiết kiệm đã cấp: + Trường hợp gửi bằng tiền mặt: xuất trình Thẻ tiết kiệm đã cấp. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm, ghi nhận tiền gửi tiết kiệm vào Thẻ tiết kiệm đã cấp và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền; + Trường hợp gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền: người gửi tiền thực hiện các thủ tục do tổ chức tín dụng hướng dẫn. Do đó, đối với công dân Việt Nam thì có thể gửi tiết kiệm được .Tuy nhiên, nếu là người nước ngoài không được gửi tiết kiệm tại Việt Nam, thay vào đó họ có thể tiền gửi có kỳ hạn theo Thông tư 49/2018/TT-NHNN.
Bảo hiểm tiền gửi: Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiết kiệm
Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng vẫn luôn là một nguồn dự trữ tiền tệ chính. Việc thu hút tiền gửi không kỳ hạn hay có kỳ hạn ở mức cao đóng một vai trò quan trọng vì nếu duy trì được lượng tiền gửi không kỳ hạn so với mức tổng huy động thì có khả năng bù đắp cho việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể duy trì được hoạt động gửi tiền trong một khoản thời gian dài. Nhất là trong hoàn cảnh ngân hàng không còn khả năng trả tiền cho khách hàng thì bắt buộc các tổ chức tín dụng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm. Bảo hiểm tiền gửi là gì? Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 giải thích bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Trong đó, các đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm: - Người được bảo hiểm tiền gửi: Là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. - Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân. - Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng Hiện nay, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Qua đó, bảo vệ tiền gửi cũng như tạo dựng niềm tin của khách hàng thông qua việc tham gia bảo hiểm tiền, giảm thiểu được hậu quả của các rủi ro không đáng có. Lưu ý: Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi vì đây là ngân hàng thuộc sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cũng giống như một số vụ việc tương tự xảy ra trước đây, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước rất mạnh mẽ và rõ ràng là sẽ dùng mọi biện pháp, Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Nhà nước có chính sách quản lý, sử dụng nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Do đó, người dân nên hết sức bình tĩnh vì nếu rút tiền gửi trước hạn sẽ rất thiệt thòi, không những thế còn gây thêm phần khó khăn, nguy hiểm cho cả hệ thống ngân hàng, Điều này được quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012. Ngân hàng phá sản tiền gửi khách hàng có được trả? Cụ thể, tại khoản 2 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Theo đó, khi ngân hàng có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và các ngân hàng thương mại khác sẽ cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản. Khoản vay đặc biệt này được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của các ngân hàng. Như vậy, các ngân hàng thương mại có cơ sở yên tâm cho vay để hỗ trợ. Ngoài ra, cũng khác với các doanh nghiệp thông thường, điều 99 Luật Phá sản 2014 cũng quy định mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì sẽ ưu tiên chi trả theo thủ tục phá sản. Trong trường hợp nếu ngân hàng có bị phá sản, thì khoản tiền gửi cũng được ưu tiên trả nợ trước theo thứ tự ưu tiên phá sản được quy định tại Điều 101 Luật Phá sản 2014. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm tiền gửi Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào bảo hiểm tiền gửi cũng có thể đảm bảo toàn bộ các khoản tiền được gửi đều có thể chi trả bồi hoàn cho khách hàng. Theo quy định hiện hành thì tại Điều 18 và Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định 02 trường hợp tiền gửi được bảo hiểm và không được bảo hiểm bao gồm: (1) Tiền gửi được bảo hiểm: Là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. (2) Tiền gửi không được bảo hiểm: - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó. - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. - Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. Như vậy, chỉ tiền gửi đối với các cá nhân khi là thành viên, cổ đông của ngân hàng mới không được bảo hiểm chi trả, còn đối với tiền gửi của khách hàng thông thường vẫn được chi trả. Vì vậy, người dân có thể hoàn toàn yên tâm với số tiền gửi tiết kiệm của mình, vì không những có bên bảo hiểm mà còn có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm số tiền đó dù trong bất kỳ trường hợp nào.
Sức mạnh của lãi suất kép và cơ hội làm giàu
Ắt hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến cụm từ “lãi suất kép” với những mỹ từ như lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới, nắm được lãi suất kép bạn sẽ tự chủ tài chính,... Mục đích của những câu nói này nói này nhằm mục đích cho thấy sức mạnh của việc vận dụng lãi suất vào kinh doanh và sinh lời trong tương lai. Mặc dù lãi suất kép đã được nói đến rất nhiều nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể vận dụng tốt nguyên tắc của lãi suất kép. Vậy, lãi suất kép là gì? Và vận dụng lãi suất kép như thế nào trong thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tăng lãi suất tiền gửi vừa qua. Lãi suất kép là gì? Có thể hiểu đơn giản lãi suất kép là việc tái đầu tư số tiền lãi nhận được và sinh ra lãi tiếp theo. Số tiền lãi này sẽ được dồn vào vốn gốc ban đầu để tiếp tục chu kỳ đầu tư. Hoặc nói cách khác đây là việc sử dụng tiền lãi gốc đầu tư để đẻ thêm lãi. Công thức tính lãi suất kép Việc vận dụng lãi suất kép không những vận dụng nó dựa trên nguyên tắc vận hành mà còn phụ thuộc phần lớn vào công thức tính toán của lãi suất kép. Theo đó, công thức thường được sử dụng để tính lãi suất kép như sau: *Công thức tính lãi suất kép A = P x (1 + i) ^ n Trong đó: A: Giá trị nhận được trong tương lai. P: Số tiền gốc (đầu tư ban đầu). i: Lãi suất danh nghĩa (%) (là lãi suất trên giấy tờ và chưa được tính lạm phát) n: số kỳ tính lãi (kỳ tính lãi là thời hạn sẽ nhận lãi, thông thường là tính theo số năm) Ví dụ: ban đầu bạn có 100 triệu đồng tiền nhàn rỗi và gửi ngân hàng với lãi suất 7%/năm sau 5 năm gửi tiết kiệm bạn sẽ 140 triệu đồng/05 năm = 100 x (1 + 7%) ^ 5 Sau 05 năm gửi tiết kiệm bạn sẽ kiếm được thêm 40 triệu đồng từ việc gửi tiết kiệm với 100 triệu. Có thể thấy số tiền gửi tiết kiệm càng lớn thì số tiền lãi cũng tăng theo, lãi kép sẽ giúp bạn tăng thu nhập một cách thụ động, qua đó thực hiện được được những dự điện cần số vốn lớn hơn trong khi bạn có thể làm những việc khác để kiếm thêm thu nhập. Công thức tính lãi suất kép là một trong những nội dung cơ bản mà một người muốn đầu tư kinh doanh cần phải nắm được qua đó có thể khởi nghiệp trong tương lai mà không cần phải vay. Đầu tư thông minh sinh lợi nhuận cao (1) Thời gian là vàng Việc sử dụng số vốn ban đầu có được để gửi tiết kiệm càng nhanh càng tốt và có thể gửi cộng dồn thêm theo các kỳ. Để dễ hiểu hơn thì bạn nên tích lũy tài sản, tiền khi đi làm hoặc kêu gọi đầu tư từ sớm để thực hiện những dự định của mình. Ví dụ: Năm 25 tuổi bạn có được 50 triệu đồng từ việc đi làm, và bạn gửi tiết kiệm với lãi suất 7%/năm cho đến năm 35 tuổi thì rút ra bạn sẽ có được tổng số tiền là 98 triệu đồng. Năm 20 tuổi bạn có cùng số tiền gửi như trên và gửi tiết kiệm lãi suất 7%/năm cho đến năm 35 tuổi, tổng số tiền có được là 138 triệu đồng. Như vậy, việc bạn gửi tiền tiết kiệm càng sớm sẽ sinh lời càng cao cộng thêm việc mỗi năm bạn vẫn có thể gửi thêm tiền tiết kiệm vào với tiền gốc. (2) Kiên trì là điều kiện tiên quyết Thông thường trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi và việc giữ được số tiền tiết kiệm lâu như vậy là điều rất khó thực hiện, ví dụ như bạn cần tiền gấp để trả nợ hoặc ốm đau, bệnh tật,... Mà cần gấp một khoản tiền nhưng không có sẵn trong tay thì việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm là điều chính đáng. Vì thế, gửi tiết kiệm dài lâu rất khó khăn đối với những người có ít số vốn nhàn rỗi để gửi ngân hàng. Việc kiên trì là nằm ở chúng ta và người thực hiện lãi suất cần phải có kế hoạch rõ ràng, dài lâu. Không những vậy bạn cần phải học được cách quản lý dòng tiền sao cho cân đối, phù hợp với cuộc sống. Tăng lãi suất tiền gửi theo quy định mới Vừa qua, Quyết định 1607/QĐ-NHNN, ngày 22/9/2022 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm, so với quy định tại Thông tư 1729/QĐ-NHNN đã tăng thêm 0,3%/năm. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm, tại quy định mới mức đã tăng lãi suất đã thêm 1%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm. Tương tự mức lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng thì cũng tăng thêm 1%/năm so với quy định cũ. Điều này giúp khách hàng được tăng lãi suất sau nhiều năm quy định mức lãi suất tiền gửi cũ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho những người mới bắt đầu thực hiện mục tiêu lãi suất kép.
Tiền thu được từ thi hành án dân sự được gửi tiết kiệm dưới hình thức gì?
1. Những khoản tiền thu được từ thi hành án đủ điều kiện gửi ngân hàng Theo Khoản 5 Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm b Khoản 13 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP thì những khoản tiền thu được từ thi hành án mà đương sự chưa đến nhận đủ điều kiện gửi ngân hàng bao gồm: - Khoản tiền, tài sản chưa xác định được địa chỉ của người được nhận hoặc khoản tiền hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo trừ trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án thực hiện bằng chuyển khoản - Khoản tiền, tài sản đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Hình thức gửi tiền vào ngân hàng Hết thời hạn theo quy định kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự. 3 Xử lý tiền lãi ngân hàng sau khi gửi tiết kiệm. Sau khi gửi tiền nếu người được nhận tiền, tài sản đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự chi trả tiền, tài sản cho người được nhận. Phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho người được nhận. *Lưu ý: Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc 01 năm, kể từ ngày thông báo đối với trường hợp thu được tiền sau thời điểm 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không đến nhận thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định sung công quỹ nhà nước và chuyển nộp số tiền, tài sản đó vào ngân sách nhà nước. Căn cứ pháp lý: Luật thi hành án dân sự
Gửi tiết kiệm như thế nào cho an toàn?
Gần đây nghe khá nhiều vụ khách hàng bị mất tiền gửi tại Ngân hàng đã và đang làm cộng đồng vô cùng hoang man về cái gọi là an toàn Khoan hãy bàn đến trách nhiệm thuộc về ai, chúng ta cần biết: * Không thể rút tiền nếu như không có mặt chủ thẻ tiết kiệm Kể cả các trường hợp có tất cả các loại giấy tờ đầy đủ của chủ thẻ cũng như ký chữ ký giống với chữ ký ban đầu. Trừ khi có giấy ủy quyền hợp pháp. Trong đó: giấy ủy quyền hợp pháp thuộc các trường hợp sau: TH1: có văn bản ủy quyền công chứng hoặc chứng thực hợp pháp TH2: Có văn bản xác nhận chữ ký hợp lệ của người ủy quyền và người nhận ủy quyền trước sự chứng kiến của nhân viên ngân hàng TH3: Người ủy quyền đưa thẻ ngân hàng, mật khẩu cho người khác thực hiện giao dịch điện tử mà không cần có sự can thiệp của bên thứ 3 * Tránh trường hợp không biết người rút là ai: Trong trường hợp ủy quyền, nghĩa vụ của ngân hàng phải thực hiện việc xác minh qua chữ ký và một số giấy tờ chứng minh của người nhận ủy quyền. Điều 10, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) quy định ngân hàng có trách nhiệm “bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi”. Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN quy định về “quy chế về tiền gửi tiết kiệm”, người gửi tiền ngân hàng để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản thì phải thông báo đến ngân hàng về hiện trạng thẻ (đã mất,..) Vì vậy trong trường hợp khách hàng mất thẻ tiết kiệm khách hàng cũng đừng quá hoang man mà hãy bình tĩnh thực hiện việc thông báo đến Ngân hàng để thực hiện các thủ tục cần thiết Không có chuyện mất thẻ là mất tiền nếu như Ngân hàng không thực hiện các quy trình cần thiết về quy trình đảm bảo chính chủ. Dù như thế nào thì quy trình có thực hiện đúng hay không là nguyên nhân dẫn đến các sai phạm. Vì vậy: Về phía khách hàng: Cần cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân và việc bảo quản những nội dung mang tính bảo mật Về phía Ngân hàng: đảm bảo việc thực thi các quy trình liên quan đến các giao dịch một cách có hiệu quả và phổ biến những quy định cần thiết đến khách hàng khi có những trường hợp xảy ra khách hàng có thể xử lý phù hợp.
Gửi tiền tiết kiệm: những việc không được làm
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi tiết kiệm dự kiến sẽ thay thế 2 Quyết định về quy chế gửi tiền tiết kiệm là Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN. Về cơ bản, các nội dung tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi tiết kiệm này kế thừa các quy định tại 2 Quyết định nêu trên. Tuy nhiên, có 3 nội dung được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn tại Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn là đối tượng nhận tiền gửi tiết kiệm, đối tượng gửi tiền tiết kiệm và địa điểm giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Cũng tại Dự thảo Nghị định này có quy định những việc không được làm trong giao dịch gửi tiền tiết kiệm đối với cá nhân, đó là: 1. Không được sử dụng tiền gửi tiết kiệm để phát hành séc hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán. 2. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, khách hàng không được chuyển tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ sang tài khoản thanh toán hoặc sang các tài khoản khác theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối. 3. Các giao dịch tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của khách hàng là người cư trú là cá nhân nước ngoài đã ký kết trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng được duy trì cho đến kết kỳ hạn đã thỏa thuận, ký kết với khách hàng và không được tiếp tục kéo dài kỳ hạn gửi tiền. Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi tiết kiệm và Bản thuyết minh Dự thảo Thông tư.
Từ 18/03/2014, mức lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, cho vay qua đêm, tiền gửi, cho vay ngắn hạn… được áp dụng như sau: Văn bản quy định Mức lãi suất Quyết định 496/QĐ-NHNN Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau: - Lãi suất tái cấp vốn: 6,5%/năm. - Lãi suất tái chiết khấu: 4,5%/năm. - Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 7,5%/năm. Quyết định 497/QĐ-NHNN Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức cá nhân theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0,25%/năm. - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 1%/năm. Quyết định 498/QĐ-NHNN Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm. - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5%/năm. Quyết định 499/QĐ-NHNN Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 8%/năm. - Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.
Gửi tiết kiệm sẽ lỗ từ 1 – 3%/năm
Ngay trong những ngày đầu của tháng 5/2013, hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động. Cụ thể: Ngày 6/5, Vietcombank giảm lãi suất huy động còn 6%/năm. Agribank tại kỳ hạng 1 tháng lãi suất huy động chỉ còn 5%/năm. Sáng 8/5, BIDV cũng giảm lãi suất huy động về mức 6%/năm. Đến chiều 8/5, Vietinbank công bố mức lãi suất huy động mới là 7%/năm. Với việc "tứ đại gia" ngân hàng đưa lãi suất xuống 5%, 6% và 7%, người ta tin rằng các ngân hàng khác cũng sớm vào cuộc, giảm mạnh lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế thì có lẽ “lợi bất cập hại”. Theo dự đoán của IMF thì lạm phát của Việt Nam trong năm 2013 sẽ là 8%. Nếu người dân gửi tiết kiệm đồng nghĩa với việc họ lỗ từ 1 – 3% khối tài sản của mình. Như thế, họ sẽ lựa chọn một kênh đầu từ khác có lợi hơn (ví dụ như mua vàng vì giá vàng đang rẻ). Ngân hàng sẽ rơi vào cảnh thiếu nguồn tiền, và rồi Doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn để sản xuất, kinh doanh.
Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 7/2024 là ngân hàng nào? Mức lãi suất huy động tối đa hiện nay?
Có được nhận tiền gửi tiết kiệm qua tài khoản ngân hàng? Mức lãi suất tối đa hiện nay là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Có được nhận tiền gửi tiết kiệm qua tài khoản ngân hàng? Căn cứ Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có quy định về thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử như sau: - Tổ chức tín dụng (TCTD) hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền phù hợp với quy định tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN và các quy định khác có liên quan để đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho TCTD. - TCTD phải đảm bảo lưu giữ đầy đủ các thông tin liên quan đến việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử để đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền trong việc tra soát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp. Đồng thời, tại Khoản 3 và 4 Điều 10 Thông tư 48/2018/TT-NHNN cũng có quy định như sau: - Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người cư trú, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc chi trả gốc, lãi vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền. - Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người không cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và TCTD được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, người gửi tiền tiết kiệm có thể nhận tiền tiết kiệm và tiền lãi thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng. (2) Mức lãi suất huy động tối đa hiện nay Căn cứ Điều 1 Quyết định 1124/QĐ-NHNN năm 2023 có quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-NHNN như sau: - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm. - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm. Theo đó, hiện nay, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định như đã nêu trên. Tham khảo thêm lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy của các ngân hàng: Ngân hàng Tháng 01 03 06 12 18 24 36 ABBank 3,2 4 5,6 6 5,7 5,7 5,5 ACB 2,8 3,1 3,9 4,7 4,5 Agribank 1,6 1,9 3 4,7 4,7 4,7 - Bảo Việt 3,1 3,9 5,1 5,6 5,9 5,9 5,7 Bắc Á 3,5 3,7 4,9 5,5 5,6 5,6 5,6 BIDV 2 2,3 3,3 4,7 4,7 4,7 4,7 BVBank 3,4 3,5 4,9 5,5 5,8 5,8 5,8 CBBank 3,4 3,6 5 5,3 5,55 5,55 5,4 Đông Á 2,8 3 4 4,5 4,7 4,7 4,7 Eximbank 3,5 4,3 5,2 5 5,1 5,1 5,1 GPBank 3 3,52 4,85 5,2 5,75 5,85 5,2 HDBank 3,25 4,3 4,9 5,5 6,1 5,5 5,4 Kiên Long 3 3 4,7 5 5,2 5,5 5,3 LPBank 3,4 3,5 4,7 5,1 5,6 5,6 5,3 MB Bank 3,1 3,4 4,2 4,9 5 5,6 5,6 MSB 3,7 3,4 4,3 5,1 5,4 5,4 5,1 Nam Á Bank 3,1 3,8 4,6 5,4 5,7 5,7 5,24 NCB 3,7 4 5,35 5,55 6,1 6,1 6 OCB 3,7 3,9 4,9 5,1 5,4 5,8 6 OceanBank 3,7 3,9 4,9 5,5 6,1 6,1 6,1 PGBank 3,2 3,5 4,5 5,3 5,8 5,9 5,9 PVcomBank 3,15 3,15 4,3 4,5 4,8 5,5 5 Sacombank 2,7 3,2 4 4,7 4,9 5 5,2 Saigonbank 2,3 2,5 3,8 5 5,6 5,7 5,8 SCB 1,6 1,9 2,9 3,7 3,9 3,9 3,9 SeABank 2,7 2,9 3,4 4,25 5 5 5 SHB 3,3 3,4 4,7 5 5,2 5,5 5,8 Techcombank 2,85 3,25 4,25 4,95 4,95 4,95 4,85 TPBank 3,3 3,6 4,3 - 5,4 - 5,7 VIB 3,1 3,3 4,3 4,7 4,7 4,9 4,9 VietABank 3,2 3,5 4,6 5,2 5,5 5,6 5,6 Vietbank 3,1 3,3 4,6 5,2 5,8 5,8 5,8 Vietcombank 1,6 1,9 2,9 4,6 - 4,7 4,7 VietinBank 2 2,3 3,3 4,7 4,7 4,8 4,8 VPBank 3,1 3,5 4,7 5,2 5,2 5,5 5,5 (3) Những điểm cần lưu ý khi gửi tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng Hiện nay, khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng có kỳ hạn thì có những mà người dân cần lưu ý như sau: Thỏa thuận: Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 49/2018/TT-NHNN thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải được lập thành văn bản, trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung như sau: - Thông tin của khách hàng: + Cá nhân: Họ và tên, quốc tịch, thuộc đối tượng người cư trú hoặc người không cư trú, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân và thông tin của người đại diện hợp pháp trong trường hợp gửi tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện hợp pháp. + Tổ chức: Tên tổ chức, thuộc đối tượng người cư trú hoặc người không cư trú, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin tổ chức; Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức bao gồm: họ và tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân. Trường hợp là tiền gửi chung có kỳ hạn thì phải có thông tin của tất cả khách hàng sở hữu chung khoản tiền gửi có kỳ hạn. - Thông tin tổ chức tín dụng: Tên tổ chức tín dụng; Họ và tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng. - Số tiền, đồng tiền, thời hạn gửi tiền, ngày gửi tiền, ngày đến hạn. - Lãi suất, phương thức trả lãi. - Thỏa thuận về chi trả trước hạn, kéo dài thời hạn gửi tiền. - Thông tin tài khoản thanh toán của khách hàng được dùng để gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: Tên chủ tài khoản thanh toán, số tài khoản thanh toán, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản thanh toán. - Hướng xử lý với trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng bị phong tỏa, đóng, tạm khóa và các trường hợp thay đổi tình trạng tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định tại Điều 14 Thông tư 49/2018/TT-NHNN. - Biện pháp để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn. - Xử lý đối với các trường hợp nhàu nát, rách, mất thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn. - Quyền và nghĩa vụ của khách hàng, tổ chức tín dụng. - Hiệu lực của thỏa thuận. Bên cạnh đó, các bên cũng có thể thỏa thuận nội dung khác nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Về lãi suất tiền gửi, theo Điều 7 Thông tư 49/2018/TT-NHNN, lãi suất do tổ chức tín dụng quy định phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Đồng thời phương pháp tính lãi phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, phương thức trả lãi thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Kéo dài thời hạn gửi tiền: Tại Điều 9 Thông tư 49/2018/TT-NHNN có nêu rõ việc kéo dài thời hạn gửi tiền vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Trong đó, thời hạn gửi tiền theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài không được dài hơn thời hạn hiệu lực của thị thực hoặc các giấy tờ khác xác định thời hạn được phép cư trú của cá nhân tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Người nước ngoài có được gửi tiền tiết kiệm tại Việt Nam?
Liên quan đến các trường hợp cá nhân nước ngoài tới Việt Nam có thể là lao động và có thu nhập từ tiền lương, tiền công, những khoản thu nhập đó muốn gửi tiết kiệm thì liệu pháp luật Việt Nam có cho phép hay quy định về vấn đề này thế nào. Căn cứ Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về người gửi tiền như sau: - Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. - Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm hiện nay? Căn cứ Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về các hình thức gửi tiền tiết kiệm bao gồm: - Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo: + Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định; + Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định. - Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng? Căn cứ Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng - Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền. - Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu trong trường hợp thay đổi chữ ký mẫu hoặc chưa có chữ ký mẫu được lưu tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. - Tổ chức tín dụng đối chiếu, cập nhật các thông tin người gửi tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. - Người gửi tiền thực hiện thủ tục khác theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. - Sau khi hoàn thành các thủ tục tổ chức tín dụng thực hiện việc nhận tiền gửi tiết kiệm và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền. - Đối với việc gửi tiền gửi tiết kiệm vào Thẻ tiết kiệm đã cấp: + Trường hợp gửi bằng tiền mặt: xuất trình Thẻ tiết kiệm đã cấp. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm, ghi nhận tiền gửi tiết kiệm vào Thẻ tiết kiệm đã cấp và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền; + Trường hợp gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền: người gửi tiền thực hiện các thủ tục do tổ chức tín dụng hướng dẫn. Do đó, đối với công dân Việt Nam thì có thể gửi tiết kiệm được .Tuy nhiên, nếu là người nước ngoài không được gửi tiết kiệm tại Việt Nam, thay vào đó họ có thể tiền gửi có kỳ hạn theo Thông tư 49/2018/TT-NHNN.
Bảo hiểm tiền gửi: Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiết kiệm
Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng vẫn luôn là một nguồn dự trữ tiền tệ chính. Việc thu hút tiền gửi không kỳ hạn hay có kỳ hạn ở mức cao đóng một vai trò quan trọng vì nếu duy trì được lượng tiền gửi không kỳ hạn so với mức tổng huy động thì có khả năng bù đắp cho việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể duy trì được hoạt động gửi tiền trong một khoản thời gian dài. Nhất là trong hoàn cảnh ngân hàng không còn khả năng trả tiền cho khách hàng thì bắt buộc các tổ chức tín dụng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm. Bảo hiểm tiền gửi là gì? Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 giải thích bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Trong đó, các đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm: - Người được bảo hiểm tiền gửi: Là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. - Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân. - Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng Hiện nay, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Qua đó, bảo vệ tiền gửi cũng như tạo dựng niềm tin của khách hàng thông qua việc tham gia bảo hiểm tiền, giảm thiểu được hậu quả của các rủi ro không đáng có. Lưu ý: Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi vì đây là ngân hàng thuộc sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cũng giống như một số vụ việc tương tự xảy ra trước đây, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước rất mạnh mẽ và rõ ràng là sẽ dùng mọi biện pháp, Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Nhà nước có chính sách quản lý, sử dụng nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Do đó, người dân nên hết sức bình tĩnh vì nếu rút tiền gửi trước hạn sẽ rất thiệt thòi, không những thế còn gây thêm phần khó khăn, nguy hiểm cho cả hệ thống ngân hàng, Điều này được quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012. Ngân hàng phá sản tiền gửi khách hàng có được trả? Cụ thể, tại khoản 2 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Theo đó, khi ngân hàng có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và các ngân hàng thương mại khác sẽ cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản. Khoản vay đặc biệt này được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của các ngân hàng. Như vậy, các ngân hàng thương mại có cơ sở yên tâm cho vay để hỗ trợ. Ngoài ra, cũng khác với các doanh nghiệp thông thường, điều 99 Luật Phá sản 2014 cũng quy định mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì sẽ ưu tiên chi trả theo thủ tục phá sản. Trong trường hợp nếu ngân hàng có bị phá sản, thì khoản tiền gửi cũng được ưu tiên trả nợ trước theo thứ tự ưu tiên phá sản được quy định tại Điều 101 Luật Phá sản 2014. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm tiền gửi Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào bảo hiểm tiền gửi cũng có thể đảm bảo toàn bộ các khoản tiền được gửi đều có thể chi trả bồi hoàn cho khách hàng. Theo quy định hiện hành thì tại Điều 18 và Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định 02 trường hợp tiền gửi được bảo hiểm và không được bảo hiểm bao gồm: (1) Tiền gửi được bảo hiểm: Là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. (2) Tiền gửi không được bảo hiểm: - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó. - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. - Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. Như vậy, chỉ tiền gửi đối với các cá nhân khi là thành viên, cổ đông của ngân hàng mới không được bảo hiểm chi trả, còn đối với tiền gửi của khách hàng thông thường vẫn được chi trả. Vì vậy, người dân có thể hoàn toàn yên tâm với số tiền gửi tiết kiệm của mình, vì không những có bên bảo hiểm mà còn có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm số tiền đó dù trong bất kỳ trường hợp nào.
Sức mạnh của lãi suất kép và cơ hội làm giàu
Ắt hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến cụm từ “lãi suất kép” với những mỹ từ như lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới, nắm được lãi suất kép bạn sẽ tự chủ tài chính,... Mục đích của những câu nói này nói này nhằm mục đích cho thấy sức mạnh của việc vận dụng lãi suất vào kinh doanh và sinh lời trong tương lai. Mặc dù lãi suất kép đã được nói đến rất nhiều nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể vận dụng tốt nguyên tắc của lãi suất kép. Vậy, lãi suất kép là gì? Và vận dụng lãi suất kép như thế nào trong thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tăng lãi suất tiền gửi vừa qua. Lãi suất kép là gì? Có thể hiểu đơn giản lãi suất kép là việc tái đầu tư số tiền lãi nhận được và sinh ra lãi tiếp theo. Số tiền lãi này sẽ được dồn vào vốn gốc ban đầu để tiếp tục chu kỳ đầu tư. Hoặc nói cách khác đây là việc sử dụng tiền lãi gốc đầu tư để đẻ thêm lãi. Công thức tính lãi suất kép Việc vận dụng lãi suất kép không những vận dụng nó dựa trên nguyên tắc vận hành mà còn phụ thuộc phần lớn vào công thức tính toán của lãi suất kép. Theo đó, công thức thường được sử dụng để tính lãi suất kép như sau: *Công thức tính lãi suất kép A = P x (1 + i) ^ n Trong đó: A: Giá trị nhận được trong tương lai. P: Số tiền gốc (đầu tư ban đầu). i: Lãi suất danh nghĩa (%) (là lãi suất trên giấy tờ và chưa được tính lạm phát) n: số kỳ tính lãi (kỳ tính lãi là thời hạn sẽ nhận lãi, thông thường là tính theo số năm) Ví dụ: ban đầu bạn có 100 triệu đồng tiền nhàn rỗi và gửi ngân hàng với lãi suất 7%/năm sau 5 năm gửi tiết kiệm bạn sẽ 140 triệu đồng/05 năm = 100 x (1 + 7%) ^ 5 Sau 05 năm gửi tiết kiệm bạn sẽ kiếm được thêm 40 triệu đồng từ việc gửi tiết kiệm với 100 triệu. Có thể thấy số tiền gửi tiết kiệm càng lớn thì số tiền lãi cũng tăng theo, lãi kép sẽ giúp bạn tăng thu nhập một cách thụ động, qua đó thực hiện được được những dự điện cần số vốn lớn hơn trong khi bạn có thể làm những việc khác để kiếm thêm thu nhập. Công thức tính lãi suất kép là một trong những nội dung cơ bản mà một người muốn đầu tư kinh doanh cần phải nắm được qua đó có thể khởi nghiệp trong tương lai mà không cần phải vay. Đầu tư thông minh sinh lợi nhuận cao (1) Thời gian là vàng Việc sử dụng số vốn ban đầu có được để gửi tiết kiệm càng nhanh càng tốt và có thể gửi cộng dồn thêm theo các kỳ. Để dễ hiểu hơn thì bạn nên tích lũy tài sản, tiền khi đi làm hoặc kêu gọi đầu tư từ sớm để thực hiện những dự định của mình. Ví dụ: Năm 25 tuổi bạn có được 50 triệu đồng từ việc đi làm, và bạn gửi tiết kiệm với lãi suất 7%/năm cho đến năm 35 tuổi thì rút ra bạn sẽ có được tổng số tiền là 98 triệu đồng. Năm 20 tuổi bạn có cùng số tiền gửi như trên và gửi tiết kiệm lãi suất 7%/năm cho đến năm 35 tuổi, tổng số tiền có được là 138 triệu đồng. Như vậy, việc bạn gửi tiền tiết kiệm càng sớm sẽ sinh lời càng cao cộng thêm việc mỗi năm bạn vẫn có thể gửi thêm tiền tiết kiệm vào với tiền gốc. (2) Kiên trì là điều kiện tiên quyết Thông thường trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi và việc giữ được số tiền tiết kiệm lâu như vậy là điều rất khó thực hiện, ví dụ như bạn cần tiền gấp để trả nợ hoặc ốm đau, bệnh tật,... Mà cần gấp một khoản tiền nhưng không có sẵn trong tay thì việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm là điều chính đáng. Vì thế, gửi tiết kiệm dài lâu rất khó khăn đối với những người có ít số vốn nhàn rỗi để gửi ngân hàng. Việc kiên trì là nằm ở chúng ta và người thực hiện lãi suất cần phải có kế hoạch rõ ràng, dài lâu. Không những vậy bạn cần phải học được cách quản lý dòng tiền sao cho cân đối, phù hợp với cuộc sống. Tăng lãi suất tiền gửi theo quy định mới Vừa qua, Quyết định 1607/QĐ-NHNN, ngày 22/9/2022 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm, so với quy định tại Thông tư 1729/QĐ-NHNN đã tăng thêm 0,3%/năm. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm, tại quy định mới mức đã tăng lãi suất đã thêm 1%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm. Tương tự mức lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng thì cũng tăng thêm 1%/năm so với quy định cũ. Điều này giúp khách hàng được tăng lãi suất sau nhiều năm quy định mức lãi suất tiền gửi cũ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho những người mới bắt đầu thực hiện mục tiêu lãi suất kép.
Tiền thu được từ thi hành án dân sự được gửi tiết kiệm dưới hình thức gì?
1. Những khoản tiền thu được từ thi hành án đủ điều kiện gửi ngân hàng Theo Khoản 5 Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm b Khoản 13 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP thì những khoản tiền thu được từ thi hành án mà đương sự chưa đến nhận đủ điều kiện gửi ngân hàng bao gồm: - Khoản tiền, tài sản chưa xác định được địa chỉ của người được nhận hoặc khoản tiền hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo trừ trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án thực hiện bằng chuyển khoản - Khoản tiền, tài sản đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Hình thức gửi tiền vào ngân hàng Hết thời hạn theo quy định kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự. 3 Xử lý tiền lãi ngân hàng sau khi gửi tiết kiệm. Sau khi gửi tiền nếu người được nhận tiền, tài sản đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự chi trả tiền, tài sản cho người được nhận. Phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho người được nhận. *Lưu ý: Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc 01 năm, kể từ ngày thông báo đối với trường hợp thu được tiền sau thời điểm 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không đến nhận thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định sung công quỹ nhà nước và chuyển nộp số tiền, tài sản đó vào ngân sách nhà nước. Căn cứ pháp lý: Luật thi hành án dân sự
Gửi tiết kiệm như thế nào cho an toàn?
Gần đây nghe khá nhiều vụ khách hàng bị mất tiền gửi tại Ngân hàng đã và đang làm cộng đồng vô cùng hoang man về cái gọi là an toàn Khoan hãy bàn đến trách nhiệm thuộc về ai, chúng ta cần biết: * Không thể rút tiền nếu như không có mặt chủ thẻ tiết kiệm Kể cả các trường hợp có tất cả các loại giấy tờ đầy đủ của chủ thẻ cũng như ký chữ ký giống với chữ ký ban đầu. Trừ khi có giấy ủy quyền hợp pháp. Trong đó: giấy ủy quyền hợp pháp thuộc các trường hợp sau: TH1: có văn bản ủy quyền công chứng hoặc chứng thực hợp pháp TH2: Có văn bản xác nhận chữ ký hợp lệ của người ủy quyền và người nhận ủy quyền trước sự chứng kiến của nhân viên ngân hàng TH3: Người ủy quyền đưa thẻ ngân hàng, mật khẩu cho người khác thực hiện giao dịch điện tử mà không cần có sự can thiệp của bên thứ 3 * Tránh trường hợp không biết người rút là ai: Trong trường hợp ủy quyền, nghĩa vụ của ngân hàng phải thực hiện việc xác minh qua chữ ký và một số giấy tờ chứng minh của người nhận ủy quyền. Điều 10, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) quy định ngân hàng có trách nhiệm “bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi”. Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN quy định về “quy chế về tiền gửi tiết kiệm”, người gửi tiền ngân hàng để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản thì phải thông báo đến ngân hàng về hiện trạng thẻ (đã mất,..) Vì vậy trong trường hợp khách hàng mất thẻ tiết kiệm khách hàng cũng đừng quá hoang man mà hãy bình tĩnh thực hiện việc thông báo đến Ngân hàng để thực hiện các thủ tục cần thiết Không có chuyện mất thẻ là mất tiền nếu như Ngân hàng không thực hiện các quy trình cần thiết về quy trình đảm bảo chính chủ. Dù như thế nào thì quy trình có thực hiện đúng hay không là nguyên nhân dẫn đến các sai phạm. Vì vậy: Về phía khách hàng: Cần cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân và việc bảo quản những nội dung mang tính bảo mật Về phía Ngân hàng: đảm bảo việc thực thi các quy trình liên quan đến các giao dịch một cách có hiệu quả và phổ biến những quy định cần thiết đến khách hàng khi có những trường hợp xảy ra khách hàng có thể xử lý phù hợp.
Gửi tiền tiết kiệm: những việc không được làm
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi tiết kiệm dự kiến sẽ thay thế 2 Quyết định về quy chế gửi tiền tiết kiệm là Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN. Về cơ bản, các nội dung tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi tiết kiệm này kế thừa các quy định tại 2 Quyết định nêu trên. Tuy nhiên, có 3 nội dung được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn tại Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn là đối tượng nhận tiền gửi tiết kiệm, đối tượng gửi tiền tiết kiệm và địa điểm giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Cũng tại Dự thảo Nghị định này có quy định những việc không được làm trong giao dịch gửi tiền tiết kiệm đối với cá nhân, đó là: 1. Không được sử dụng tiền gửi tiết kiệm để phát hành séc hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán. 2. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, khách hàng không được chuyển tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ sang tài khoản thanh toán hoặc sang các tài khoản khác theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối. 3. Các giao dịch tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của khách hàng là người cư trú là cá nhân nước ngoài đã ký kết trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng được duy trì cho đến kết kỳ hạn đã thỏa thuận, ký kết với khách hàng và không được tiếp tục kéo dài kỳ hạn gửi tiền. Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi tiết kiệm và Bản thuyết minh Dự thảo Thông tư.
Từ 18/03/2014, mức lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, cho vay qua đêm, tiền gửi, cho vay ngắn hạn… được áp dụng như sau: Văn bản quy định Mức lãi suất Quyết định 496/QĐ-NHNN Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau: - Lãi suất tái cấp vốn: 6,5%/năm. - Lãi suất tái chiết khấu: 4,5%/năm. - Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 7,5%/năm. Quyết định 497/QĐ-NHNN Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức cá nhân theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0,25%/năm. - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 1%/năm. Quyết định 498/QĐ-NHNN Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm. - Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5%/năm. Quyết định 499/QĐ-NHNN Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 8%/năm. - Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.
Gửi tiết kiệm sẽ lỗ từ 1 – 3%/năm
Ngay trong những ngày đầu của tháng 5/2013, hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động. Cụ thể: Ngày 6/5, Vietcombank giảm lãi suất huy động còn 6%/năm. Agribank tại kỳ hạng 1 tháng lãi suất huy động chỉ còn 5%/năm. Sáng 8/5, BIDV cũng giảm lãi suất huy động về mức 6%/năm. Đến chiều 8/5, Vietinbank công bố mức lãi suất huy động mới là 7%/năm. Với việc "tứ đại gia" ngân hàng đưa lãi suất xuống 5%, 6% và 7%, người ta tin rằng các ngân hàng khác cũng sớm vào cuộc, giảm mạnh lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế thì có lẽ “lợi bất cập hại”. Theo dự đoán của IMF thì lạm phát của Việt Nam trong năm 2013 sẽ là 8%. Nếu người dân gửi tiết kiệm đồng nghĩa với việc họ lỗ từ 1 – 3% khối tài sản của mình. Như thế, họ sẽ lựa chọn một kênh đầu từ khác có lợi hơn (ví dụ như mua vàng vì giá vàng đang rẻ). Ngân hàng sẽ rơi vào cảnh thiếu nguồn tiền, và rồi Doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn để sản xuất, kinh doanh.