NH Vietcombank có làm việc T7 không? Giờ làm việc mới nhất của NH VCB
Việc nắm rõ giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank sẽ giúp cho bạn đỡ mất thời gian hơn, tránh việc đến ngân hàng khi đã hết giờ làm việc. (1) Giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank Giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank tại 03 khu vực như sau: Khu vực các tỉnh miền Bắc - Sáng: từ 7h30 – 11h30 - Chiều: từ 13h00 – 16h30 Khu vực các tỉnh miền Trung - Sáng: từ 7h30 – 11h30 - Chiều: từ 13h00 – 17h00 Khu vực các tỉnh miền Nam - Sáng: từ 7h30 – 11h30 - Chiều: từ 13h00 – 16h30 Như vậy, giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank khá linh hoạt, tùy thuộc vào từng khu vực và chi nhánh. Khách hàng nên kiểm tra thông tin cụ thể của chi nhánh mình dự định đến giao dịch trước khi đến để tiết kiệm thời gian. (2) Ngân hàng Vietcombank có làm việc ngày thứ 7 không? Giống như hầu hết các ngân hàng khác, Ngân hàng Vietcombank chỉ hoạt động từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuy nhiên, ba chi nhánh của Vietcombank tại Lào Cai, Đà Nẵng và Ninh Thuận sẽ mở cửa vào ngày thứ Bảy. - Chi nhánh Lào Cai: Từ 7h30 đến 11h30 - Chi nhánh Đà Nẵng: Từ 8h đến 11h - Chi nhánh Ninh Thuận: Từ 7h30 đến 10h30 Mặc dù giờ làm việc chung của Vietcombank tương đối giống nhau, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt giữa các chi nhánh, đặc biệt là vào ngày thứ Bảy. Do đó, khách hàng cần lưu ý thông tin về giờ làm việc của từng chi nhánh trước khi đến. (3) Đôi nét về ngân hàng Vietcombank Ngân hàng Vietcombank, tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, được thành lập vào năm 1963. Đây là một trong những ngân hàng lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm: - Dịch vụ ngân hàng cá nhân: Tài khoản tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, và các sản phẩm bảo hiểm. - Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: Cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, và các giải pháp tài chính khác cho doanh nghiệp. - Dịch vụ đầu tư: Quản lý tài sản, đầu tư chứng khoán, và các dịch vụ tư vấn tài chính. Vietcombank nổi bật với mạng lưới chi nhánh rộng khắp và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp. Ngân hàng cũng chú trọng vào công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với cam kết mang lại giá trị và sự hài lòng cho khách hàng, Vietcombank đã khẳng định vị thế vững chắc trong ngành ngân hàng Việt Nam. Căn cứ tại Công văn 3924/NHNN-TTGSNH năm 2023 chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), cụ thể như sau: Chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng, theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Như vậy, vốn điều lệ hiện tại của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang là 55.891 tỷ đồng. Theo đó, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, VCB thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. >>> Xem văn bản chấp thuận cho phép tăng vốn điều lệ của Vietcombank tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/24/von-dieu-le-vcb.pdf
Đề xuất tăng lương, giảm giờ làm việc doanh nghiệp xuống 44 giờ/tuần
Vừa qua, đại biểu Quốc hội đã có đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 01/7/2024, cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương và giảm giờ làm việc trong doanh nghiệp xuống 44 giờ/tuần. Xem xét giảm giờ làm việc bình thường xuống 44 giờ tiến tới 40 giờ/tuần Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét giảm giờ làm việc bình thường cho lao động khu vực tư từ 48 giờ xuống 44 giờ, tiến tới còn 40 giờ mỗi tuần. Sau gần 80 năm độc lập và qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội, thế và lực Việt Nam được nâng lên tầm cao mới, nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực tư không giảm, giờ làm thêm tăng lên gấp ba. Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ năm 1999). Đại biểu này nhấn mạnh “đây cũng là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới". Cũng theo đại biểu, năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu Quốc hội giao chưa đạt. Trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước đạt 3,77-4,76 (chỉ tiêu Quốc hội giao là 5,0 - 6,0%). Đây là năm thứ 3 liên tiếp không đạt chỉ tiêu này. Ông đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung 3 nguyên nhân, xác định trách nhiệm và có giải pháp quyết liệt đối với chỉ tiêu này. Cụ thể là cần tăng năng suất lao động, phát huy lợi thế nguồn nhân lực trong thời kỳ dân số vàng. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm đến một số nhóm giải pháp như tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa, tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp. Ông bày tỏ nhất trí kéo dài thời gian giảm thuế VAT đến hết 30/6/2024. Để giảm giờ làm không ảnh hưởng đến tiền lương NLĐ thì đại biểu cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho NLĐ, bảo đảm thực hiện từ 01/7/2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công. Giờ làm việc bình thường hiện nay của người lao động Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể thời giờ làm việc bình thường của NLĐ như sau: - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. - Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Do đó, NLĐ sẽ làm việc không quá 08 giờ mỗi ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần, như vậy trung bình sẽ làm từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần chưa kể giờ làm thêm. Bên cạnh thời gian làm việc bình thường không quá 48 giờ/tuần thì NLĐ còn có thể phải làm thêm theo Điều 60 Nghị định 45/2020/NĐ-CP với giới hạn số giờ làm thêm như sau: - Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường. - Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. - Thời giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc bình thường được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, việc đề xuất giảm giờ làm việc bình thường cho NLĐ xuống 44 giờ/tuần là hợp lý để đảm bảo chất lượng, năng suất làm việc của NLĐ phù hợp với thế giới.
Cách thức thay đổi thời gian làm việc của lao động tại công ty
Trước đây, công ty quy định thời gian làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7. Nhưng sắp tới theo tình hình, lãnh đạo muốn thay đổi tgian làm việc ngày thứ 7 sẽ làm cả ngày. Vậy công ty cần thực hiện công việc gì? Thay đổi thời gian làm việc tại công ty Liên quan đến vấn đề này, tại Khoản 1 Điều 21 Bộ Luật lao động 2019 có nêu về các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động, trong đó có đề cập đến thông tin "Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi". Bên cạnh đó, khi xây dựng nội quy lao động thì nội dung chủ yếu của nội quy vẫn phải tuân thủ theo Khoản 2 Điều 118 Bộ Luật lao động 2019, tức là cũng phải bao gồm cả thông tin "Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi". Do đó, liên quan đến thời gian làm việc sẽ có ở 2 tài liệu chính là Hợp đồng lao động và Nội quy lao động của công ty. Lúc này, khi công ty muốn thay đổi thời gian làm việc thì cần phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh 2 loại tài liệu nêu trên. Nếu không điều chỉnh thì vô hình chung sẽ phát sinh rủi ro trong quan hệ với người lao động cũng như bị xử phạt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký lại nội quy lao động Đối với nội quy lao động, khi công ty thay đổi thời gian làm việc khác với nội dung trong nội quy đã đăng ký thì sẽ phải tiến hành đăng ký lại nội quy lao động. Lý do là tại Điều 121 Bộ Luật lao động 2019 có nêu rằng "Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động." Nội dung trên thể hiện rằng nội quy chỉ có hiệu lực khi đã đăng ký. Nên khi thay đổi nội dung, công ty cần đăng ký lại để cơ quan nhà nước ghi nhận nội dung sau sửa đổi của đơn vị. Thủ tục đăng ký thực hiện theo Điều 119 gồm các bước theo thứ tự sau: - Công ty xây dựng, ban hành nội quy lao động sửa đổi; - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại. - Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này. Điều chỉnh nội dung hợp đồng lao động Đối với hợp đồng lao động, do hai bên ràng buộc với nhau bằng hợp đồng nên công ty không thể chủ động tự ý thay đổi được. Tại Điều 22 Bộ Luật lao động 2019 có nêu: - Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. - Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. - Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Theo đó, khi muốn sửa đổi thông tin trong hợp đồng lao động thì công ty và người lao động cần ký phụ lục hợp đồng, kể từ thời điểm phụ lục có hiệu lực thì công ty có thể thay đổi thời gian làm việc. Còn nếu việc điều chỉnh thời gian làm việc không làm thay đổi nội dung hợp đồng lao động hay trong hợp đồng lao động chỉ nêu chung là thời gian làm việc thực hiện theo nội quy thì công ty không cần ký phụ lục. Lúc này, công ty chỉ cần điều chỉnh lại nội quy lao động thì những người lao động này đã phải thực hiện theo.
NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ thay đổi giờ làm việc được không?
NSDLĐ có thể ghi nội dung sau vào hợp đồng lao động không: người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động thay đổi thời giờ làm việc (ngày làm việc, thời gian làm việc, ngày nghỉ hàng tuần) hoặc làm thêm giờ phù hợp với Nội qui lao độngCông ty và quy định của pháp luật và phải thông báo trước cho người lao động. Tại Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau: "Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: ... 7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật." Tại Điều 118 Bộ luật lao động 2019 quy định: "Điều 118. Nội quy lao động 1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. 2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;" Đồng thời, tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động 2019: "Điều 107. Làm thêm giờ ... 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: a) Phải được sự đồng ý của người lao động;" Thời giờ làm việc (trong đó có làm thêm giờ), nghỉ ngơi đã được quy định rõ trong nội quy lao động và về nguyên tắc là các bên cùng thỏa thuận, nếu NSDLĐ dùng từ "có quyền yêu cầu NLĐ" thì không được. Nếu quy định như thế thì vô hình chung có những trường hợp NLĐ sẽ bị bất lợi. Và kể cả trường hợp huy động NLĐ làm thêm giờ thì cũng phải đạt được sự đồng ý của NLĐ chứ cũng không phải mang tính chất yêu cầu buộc họ phải đồng ý. Vì vậy tốt nhất trong trường hợp này NSDLĐ cần điều chỉnh lại theo hướng thỏa thuận phù hợp với nội quy lao động và pháp luật lao động. Còn vấn đề thực tế thì tùy từng trường hợp, thời điểm có thể ban hành những văn bản nội bộ riêng để thực hiện cho phù hợp.
Cơ quan tôi tổ chức và quy định giờ làm việc buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 12h30 đến 16h30 . Nghỉ trưa 1 tiếng không tính lương, không có nghĩ giải lao giữa buổi. Tôi làm như vậy có đúng quy định không? Có vi phạm gì không? Xin Cảm ơn.
Từ 01/01/2021: Tăng số giờ làm việc tiêu chuẩn và làm thêm trong tuần đối với NLĐ
Dự thảo Thông tư mới của Bộ LĐTB&XH quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc mang tính thời vụ và công việc gia công theo đơn đặt hàng; trong đó nâng tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và làm thêm trong tuần so với quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH. Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH: a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ. b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 32 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 24 giờ. Tại dự thảo Thông tư mới đã có sự điều chỉnh, cụ thể: a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 54 giờ. b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 30 giờ. Như vậy, có thể thấy, dự thảo Thông tư mới đã nâng Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần từ không quá 64 giờ lên không quá 72 giờ; đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tăng từ không quá 48 giờ thành không quá 54 giờ Tổng số giờ làm thêm trong một tháng cũng được nâng từ không quá 32 giờ lên không quá 40 giờ; đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tăng từ không quá 24 giờ thành không quá 30 giờ. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH./. Xem toàn văn dự thảo tại file đính kèm:
Giờ làm việc bắt đầu từ 8h30, kết thúc 17h30, nghỉ trưa 60 phút liệu có hợp lý?
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất về thời gian làm việc của công chức, viên chức là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến cho rằng, cần có sự thống nhất trong giờ làm việc giữa các địa phương để phát huy được hiệu quả làm việc giữa các cơ quan. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều cơ quan tổ chức nước ngoài ở Việt Nam bắt đầu làm việc từ 9h, nên việc quy định giờ làm việc của cơ quan hành chính bắt đầu từ 8h30 cũng là điều hợp lý. Về thời gian nghỉ trưa, bộ phận ý kiến này cho rằng 60 phút là khoảng thời gian đủ cho công chức, viên chức ăn uống và nghỉ ngơi. Trái với quan điểm trên, nhiều ý kiến lại không đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về khung giờ làm việc như thế. Cụ thể, ý kiến này cho rằng việc thống nhất khung giờ làm việc là không phù hợp, bởi vì mặc dù chung múi giờ nhưng thời tiết và khí hậu ở các vùng hoàn toàn khác nhau. Ví dụ điển hình nhất đó chính là sự khác biệt về khí hậu giữa Hà Nội và TP.HCM, khoảng từ những tháng cuối năm, ở Hà Nội là mùa đông nhưng ở TP.HCM lại nắng và nóng. Theo đó, việc quy định giờ bắt đầu làm việc là 8h30 cũng không hợp lý vì như thế là quá muộn. Mặt khác, giờ làm việc muộn cũng sẽ kéo theo giờ ăn trưa muộn và 60 phút là không đủ cho người lao động ăn uống, nghỉ ngơi. Dựa trên thực tiễn và đặc điểm khí hậu vùng miền, ta có thể nhận thấy: Thứ nhất, vì tình hình khí hậu của các vùng miền là khác nhau nên việc quy định khung giờ nên để cho các địa phương tự quy định dựa trên cơ sở lấy ý kiến của công chức, viên chức hoặc HĐND các cấp có thể nghiên cứu đưa ra khung giờ làm việc phù hợp. Thứ hai, việc đổi giờ làm muộn 8h30 sẽ gây ra nhiều khó khăn cho một số địa phương, đặc biệt là ở TP.HCM. Thông thường, vào tầm 6-7h, thì tình trạng giao thông trên các tuyến đường ở TP.HCM khá thông thoáng. Khung giờ kẹt xe là vào khoảng 7h30-8h30, nên nếu đổi sang khung giờ làm việc muộn sẽ gây ra tình trạng kẹt xe trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, khung giờ làm việc đề xuất khá “so le” so với khung giờ học của học sinh. Cụ thể, giờ bắt đầu vào học thường là 6h45 đến 7h15, như vậy, phụ huynh sau khi đưa con đến trường sẽ phải đợi thêm khoảng 1 tiếng nữa mới có thể vào làm việc. Buổi chiều, học sinh tan trường từ 4h45 đến 5h, trong khi cha mẹ lại 5h30 mới tan ca sẽ dẫn đến không kịp giờ đón con, để con “bơ vơ” đứng chờ ở trường. Ngoài ra, giờ làm việc muộn sẽ kéo theo giờ ăn và nghỉ trưa vào tầm 12h30. Đây là thời gian quá muộn để người lao động ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Thứ ba, thời gian nghỉ trưa 60 phút là không đủ cho người lao động ăn uống và nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động cho buổi chiều. Người dân Việt Nam quen ăn uống chậm rãi chứ ít ăn nhanh, chưa kể nhiều người còn tranh thủ thời gian nghỉ trưa về nhà ăn cơm với gia đình, nên thời gian 1 tiếng là không đủ cho vừa ăn, vừa nghỉ ngơi. Như vậy, thời gian nghỉ trưa từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng là hợp lý hơn cả. Dù người đề xuất ý kiến này có những nghiên cứu và suy nghĩ cho lợi ích cộng đồng, nhưng thông qua nhiều ý kiến trái chiều, có thể thấy, đề xuất này chưa phù hợp với bộ phận số đông của người dân. Thiết nghĩ, lắng nghe ý kiến người dân và nghĩ tới chất lượng làm việc chung là 2 điều hết sức cần thiết để có thể ban hành những quy định hợp lý nhất, đáp ứng nguyện vọng của phần đông xã hội.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội điều chỉnh đề xuất giờ làm việc
>>> Công chức, viên chức, NLĐ sẽ làm việc từ 8 giờ 30, nghỉ trưa 1 tiếng? Sau gần 20 ngày công bố tờ trình dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động năm 2012, ngày 16/5, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã điều chỉnh lại nội dung đề xuất về giờ làm việc. Ông Nguyễn Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội), cho hay vừa qua Bộ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người dân và các địa phương nên đã tiếp thu, điều chỉnh lại đề xuất giờ làm việc tại các địa phương để linh hoạt, phù hợp với điều kiện khí hậu mỗi vùng miền. Cụ thể, phương án một của tờ trình được sửa lại như sau: "Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước". Đối với cơ quan nhà nước cấp trung ương và các đô thị lớn là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Đối với cơ quan nhà nước ở địa phương thì thống nhất giờ làm việc mùa hè và mùa đông theo điều kiện địa lý. Phương án 2 của tờ trình được giữ như hiện hành. Theo đó, thời gian làm việc không quy định trong Bộ luật Lao động mà nêu tại các văn bản hành chính; đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định; đối với UBND và các cơ quan chuyên môn do Chủ tịch tỉnh quyết. Trước đó, phương án một trong phiên bản cũ của dự thảo tờ trình được công bố hôm 28/4 nêu, "giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước". Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút. Nhiều bộ ngành, địa phương và người dân đã chia sẻ sự không đồng tình với đề xuất trên. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đề xuất giờ làm việc thống nhất trong cả nước là không hợp lý, vì tuy cùng múi giờ song khí hậu các vùng miền khác nhau và tỷ lệ dân cư nông thôn lớn. Người dân nông thôn thường dậy sớm từ 5-6h, để tránh nắng nóng họ đến cơ quan hành chính từ 7h sáng nên việc các đơn vị làm từ 8h30 là "vấn đề cần cân nhắc". Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp khai mạc ngày 20/5. Nguồn: VnExpress
Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân mua hàng online trong giờ làm việc sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách
Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Thông tư quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Theo đó: Cán bộ, chiến sĩ có hành vi: Đăng tải, chia sẻ hình ảnh, video clip, bài viết, lời nói, bình luận trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các trang mạng xã hội; chia sẻ (share), thích (like) các trang mạng, bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước (trừ trường hợp phục vụ yêu cầu công tác hoặc để phản bác các thông tin thù địch, phản động đó); trao đổi, mua bán hàng hóa qua mạng Internet trong giờ làm việc đã được lãnh đạo đơn vị nhắc nhở quá 03 lần nhưng vẫn thực hiện; kinh doanh “tiền ảo” qua mạng Internet Gây hậu quả ít nghiêm trọng, đã được lãnh đạo đơn vị nhắc nhở quá 03 lần nhưng vẫn thực hiện thì sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách. Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định về trường hợp chưa xem xét kỷ luật và được miễn kỷ luật, những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng hình thức kỷ luật, thời hạn xử lý kỷ luật, áp dụng hình thức kỷ luật, quy trình xử lý kỷ luật, quyết định kỷ luật, khiếu nại và giải quyết khiếu nại kỷ luật, hành vi vi phạm kỷ luật và hình thức kỷ luật.
Quy định về giờ làm việc của đơn vị sự nghiệp
Chế độ làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công Luật viên chức không quy định cụ thể, do đó, áp dụng theo quy định chung tại Bộ Luật lao động 2012: "Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. 3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành." Viên chức thì sẽ được áp dụng quy định làm việc 40 giờ/ tuần theo Quyết định 188/1999/QĐ-TTg về chế độ tuần làm việc 40 giờ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quy định về giờ làm việc của tài xế lái xe ô tô
Hiện nay, do nhu cầu công việc mà đã có nhiều trường hợp tài xế ô tô lái xe liên tục, thậm chí còn có trường hợp tài xế dùng ma túy đá để tỉnh táo lái xe đường dài suốt nhiều giờ. Vậy điều này có vi phạm không, và pháp luật có quy định về giờ làm việc của tài xê lái xe ô tô không? Theo Khoản 1, Điều 65 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô: Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Do đó, thời gian làm việc của lái xe ô tô là không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Nếu vi phạm quy định này thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm d, Khoản 6, Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
NH Vietcombank có làm việc T7 không? Giờ làm việc mới nhất của NH VCB
Việc nắm rõ giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank sẽ giúp cho bạn đỡ mất thời gian hơn, tránh việc đến ngân hàng khi đã hết giờ làm việc. (1) Giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank Giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank tại 03 khu vực như sau: Khu vực các tỉnh miền Bắc - Sáng: từ 7h30 – 11h30 - Chiều: từ 13h00 – 16h30 Khu vực các tỉnh miền Trung - Sáng: từ 7h30 – 11h30 - Chiều: từ 13h00 – 17h00 Khu vực các tỉnh miền Nam - Sáng: từ 7h30 – 11h30 - Chiều: từ 13h00 – 16h30 Như vậy, giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank khá linh hoạt, tùy thuộc vào từng khu vực và chi nhánh. Khách hàng nên kiểm tra thông tin cụ thể của chi nhánh mình dự định đến giao dịch trước khi đến để tiết kiệm thời gian. (2) Ngân hàng Vietcombank có làm việc ngày thứ 7 không? Giống như hầu hết các ngân hàng khác, Ngân hàng Vietcombank chỉ hoạt động từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuy nhiên, ba chi nhánh của Vietcombank tại Lào Cai, Đà Nẵng và Ninh Thuận sẽ mở cửa vào ngày thứ Bảy. - Chi nhánh Lào Cai: Từ 7h30 đến 11h30 - Chi nhánh Đà Nẵng: Từ 8h đến 11h - Chi nhánh Ninh Thuận: Từ 7h30 đến 10h30 Mặc dù giờ làm việc chung của Vietcombank tương đối giống nhau, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt giữa các chi nhánh, đặc biệt là vào ngày thứ Bảy. Do đó, khách hàng cần lưu ý thông tin về giờ làm việc của từng chi nhánh trước khi đến. (3) Đôi nét về ngân hàng Vietcombank Ngân hàng Vietcombank, tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, được thành lập vào năm 1963. Đây là một trong những ngân hàng lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm: - Dịch vụ ngân hàng cá nhân: Tài khoản tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, và các sản phẩm bảo hiểm. - Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: Cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, và các giải pháp tài chính khác cho doanh nghiệp. - Dịch vụ đầu tư: Quản lý tài sản, đầu tư chứng khoán, và các dịch vụ tư vấn tài chính. Vietcombank nổi bật với mạng lưới chi nhánh rộng khắp và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp. Ngân hàng cũng chú trọng vào công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với cam kết mang lại giá trị và sự hài lòng cho khách hàng, Vietcombank đã khẳng định vị thế vững chắc trong ngành ngân hàng Việt Nam. Căn cứ tại Công văn 3924/NHNN-TTGSNH năm 2023 chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), cụ thể như sau: Chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng, theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Như vậy, vốn điều lệ hiện tại của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang là 55.891 tỷ đồng. Theo đó, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, VCB thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. >>> Xem văn bản chấp thuận cho phép tăng vốn điều lệ của Vietcombank tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/24/von-dieu-le-vcb.pdf
Đề xuất tăng lương, giảm giờ làm việc doanh nghiệp xuống 44 giờ/tuần
Vừa qua, đại biểu Quốc hội đã có đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 01/7/2024, cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương và giảm giờ làm việc trong doanh nghiệp xuống 44 giờ/tuần. Xem xét giảm giờ làm việc bình thường xuống 44 giờ tiến tới 40 giờ/tuần Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét giảm giờ làm việc bình thường cho lao động khu vực tư từ 48 giờ xuống 44 giờ, tiến tới còn 40 giờ mỗi tuần. Sau gần 80 năm độc lập và qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội, thế và lực Việt Nam được nâng lên tầm cao mới, nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực tư không giảm, giờ làm thêm tăng lên gấp ba. Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ năm 1999). Đại biểu này nhấn mạnh “đây cũng là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới". Cũng theo đại biểu, năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu Quốc hội giao chưa đạt. Trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước đạt 3,77-4,76 (chỉ tiêu Quốc hội giao là 5,0 - 6,0%). Đây là năm thứ 3 liên tiếp không đạt chỉ tiêu này. Ông đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung 3 nguyên nhân, xác định trách nhiệm và có giải pháp quyết liệt đối với chỉ tiêu này. Cụ thể là cần tăng năng suất lao động, phát huy lợi thế nguồn nhân lực trong thời kỳ dân số vàng. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm đến một số nhóm giải pháp như tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa, tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp. Ông bày tỏ nhất trí kéo dài thời gian giảm thuế VAT đến hết 30/6/2024. Để giảm giờ làm không ảnh hưởng đến tiền lương NLĐ thì đại biểu cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho NLĐ, bảo đảm thực hiện từ 01/7/2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công. Giờ làm việc bình thường hiện nay của người lao động Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể thời giờ làm việc bình thường của NLĐ như sau: - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. - Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Do đó, NLĐ sẽ làm việc không quá 08 giờ mỗi ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần, như vậy trung bình sẽ làm từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần chưa kể giờ làm thêm. Bên cạnh thời gian làm việc bình thường không quá 48 giờ/tuần thì NLĐ còn có thể phải làm thêm theo Điều 60 Nghị định 45/2020/NĐ-CP với giới hạn số giờ làm thêm như sau: - Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường. - Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. - Thời giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc bình thường được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, việc đề xuất giảm giờ làm việc bình thường cho NLĐ xuống 44 giờ/tuần là hợp lý để đảm bảo chất lượng, năng suất làm việc của NLĐ phù hợp với thế giới.
Cách thức thay đổi thời gian làm việc của lao động tại công ty
Trước đây, công ty quy định thời gian làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7. Nhưng sắp tới theo tình hình, lãnh đạo muốn thay đổi tgian làm việc ngày thứ 7 sẽ làm cả ngày. Vậy công ty cần thực hiện công việc gì? Thay đổi thời gian làm việc tại công ty Liên quan đến vấn đề này, tại Khoản 1 Điều 21 Bộ Luật lao động 2019 có nêu về các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động, trong đó có đề cập đến thông tin "Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi". Bên cạnh đó, khi xây dựng nội quy lao động thì nội dung chủ yếu của nội quy vẫn phải tuân thủ theo Khoản 2 Điều 118 Bộ Luật lao động 2019, tức là cũng phải bao gồm cả thông tin "Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi". Do đó, liên quan đến thời gian làm việc sẽ có ở 2 tài liệu chính là Hợp đồng lao động và Nội quy lao động của công ty. Lúc này, khi công ty muốn thay đổi thời gian làm việc thì cần phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh 2 loại tài liệu nêu trên. Nếu không điều chỉnh thì vô hình chung sẽ phát sinh rủi ro trong quan hệ với người lao động cũng như bị xử phạt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký lại nội quy lao động Đối với nội quy lao động, khi công ty thay đổi thời gian làm việc khác với nội dung trong nội quy đã đăng ký thì sẽ phải tiến hành đăng ký lại nội quy lao động. Lý do là tại Điều 121 Bộ Luật lao động 2019 có nêu rằng "Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động." Nội dung trên thể hiện rằng nội quy chỉ có hiệu lực khi đã đăng ký. Nên khi thay đổi nội dung, công ty cần đăng ký lại để cơ quan nhà nước ghi nhận nội dung sau sửa đổi của đơn vị. Thủ tục đăng ký thực hiện theo Điều 119 gồm các bước theo thứ tự sau: - Công ty xây dựng, ban hành nội quy lao động sửa đổi; - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại. - Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này. Điều chỉnh nội dung hợp đồng lao động Đối với hợp đồng lao động, do hai bên ràng buộc với nhau bằng hợp đồng nên công ty không thể chủ động tự ý thay đổi được. Tại Điều 22 Bộ Luật lao động 2019 có nêu: - Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. - Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. - Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Theo đó, khi muốn sửa đổi thông tin trong hợp đồng lao động thì công ty và người lao động cần ký phụ lục hợp đồng, kể từ thời điểm phụ lục có hiệu lực thì công ty có thể thay đổi thời gian làm việc. Còn nếu việc điều chỉnh thời gian làm việc không làm thay đổi nội dung hợp đồng lao động hay trong hợp đồng lao động chỉ nêu chung là thời gian làm việc thực hiện theo nội quy thì công ty không cần ký phụ lục. Lúc này, công ty chỉ cần điều chỉnh lại nội quy lao động thì những người lao động này đã phải thực hiện theo.
NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ thay đổi giờ làm việc được không?
NSDLĐ có thể ghi nội dung sau vào hợp đồng lao động không: người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động thay đổi thời giờ làm việc (ngày làm việc, thời gian làm việc, ngày nghỉ hàng tuần) hoặc làm thêm giờ phù hợp với Nội qui lao độngCông ty và quy định của pháp luật và phải thông báo trước cho người lao động. Tại Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau: "Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: ... 7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật." Tại Điều 118 Bộ luật lao động 2019 quy định: "Điều 118. Nội quy lao động 1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. 2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;" Đồng thời, tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động 2019: "Điều 107. Làm thêm giờ ... 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: a) Phải được sự đồng ý của người lao động;" Thời giờ làm việc (trong đó có làm thêm giờ), nghỉ ngơi đã được quy định rõ trong nội quy lao động và về nguyên tắc là các bên cùng thỏa thuận, nếu NSDLĐ dùng từ "có quyền yêu cầu NLĐ" thì không được. Nếu quy định như thế thì vô hình chung có những trường hợp NLĐ sẽ bị bất lợi. Và kể cả trường hợp huy động NLĐ làm thêm giờ thì cũng phải đạt được sự đồng ý của NLĐ chứ cũng không phải mang tính chất yêu cầu buộc họ phải đồng ý. Vì vậy tốt nhất trong trường hợp này NSDLĐ cần điều chỉnh lại theo hướng thỏa thuận phù hợp với nội quy lao động và pháp luật lao động. Còn vấn đề thực tế thì tùy từng trường hợp, thời điểm có thể ban hành những văn bản nội bộ riêng để thực hiện cho phù hợp.
Cơ quan tôi tổ chức và quy định giờ làm việc buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 12h30 đến 16h30 . Nghỉ trưa 1 tiếng không tính lương, không có nghĩ giải lao giữa buổi. Tôi làm như vậy có đúng quy định không? Có vi phạm gì không? Xin Cảm ơn.
Từ 01/01/2021: Tăng số giờ làm việc tiêu chuẩn và làm thêm trong tuần đối với NLĐ
Dự thảo Thông tư mới của Bộ LĐTB&XH quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc mang tính thời vụ và công việc gia công theo đơn đặt hàng; trong đó nâng tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và làm thêm trong tuần so với quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH. Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH: a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ. b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 32 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 24 giờ. Tại dự thảo Thông tư mới đã có sự điều chỉnh, cụ thể: a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 54 giờ. b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 30 giờ. Như vậy, có thể thấy, dự thảo Thông tư mới đã nâng Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần từ không quá 64 giờ lên không quá 72 giờ; đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tăng từ không quá 48 giờ thành không quá 54 giờ Tổng số giờ làm thêm trong một tháng cũng được nâng từ không quá 32 giờ lên không quá 40 giờ; đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tăng từ không quá 24 giờ thành không quá 30 giờ. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH./. Xem toàn văn dự thảo tại file đính kèm:
Giờ làm việc bắt đầu từ 8h30, kết thúc 17h30, nghỉ trưa 60 phút liệu có hợp lý?
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất về thời gian làm việc của công chức, viên chức là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến cho rằng, cần có sự thống nhất trong giờ làm việc giữa các địa phương để phát huy được hiệu quả làm việc giữa các cơ quan. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều cơ quan tổ chức nước ngoài ở Việt Nam bắt đầu làm việc từ 9h, nên việc quy định giờ làm việc của cơ quan hành chính bắt đầu từ 8h30 cũng là điều hợp lý. Về thời gian nghỉ trưa, bộ phận ý kiến này cho rằng 60 phút là khoảng thời gian đủ cho công chức, viên chức ăn uống và nghỉ ngơi. Trái với quan điểm trên, nhiều ý kiến lại không đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về khung giờ làm việc như thế. Cụ thể, ý kiến này cho rằng việc thống nhất khung giờ làm việc là không phù hợp, bởi vì mặc dù chung múi giờ nhưng thời tiết và khí hậu ở các vùng hoàn toàn khác nhau. Ví dụ điển hình nhất đó chính là sự khác biệt về khí hậu giữa Hà Nội và TP.HCM, khoảng từ những tháng cuối năm, ở Hà Nội là mùa đông nhưng ở TP.HCM lại nắng và nóng. Theo đó, việc quy định giờ bắt đầu làm việc là 8h30 cũng không hợp lý vì như thế là quá muộn. Mặt khác, giờ làm việc muộn cũng sẽ kéo theo giờ ăn trưa muộn và 60 phút là không đủ cho người lao động ăn uống, nghỉ ngơi. Dựa trên thực tiễn và đặc điểm khí hậu vùng miền, ta có thể nhận thấy: Thứ nhất, vì tình hình khí hậu của các vùng miền là khác nhau nên việc quy định khung giờ nên để cho các địa phương tự quy định dựa trên cơ sở lấy ý kiến của công chức, viên chức hoặc HĐND các cấp có thể nghiên cứu đưa ra khung giờ làm việc phù hợp. Thứ hai, việc đổi giờ làm muộn 8h30 sẽ gây ra nhiều khó khăn cho một số địa phương, đặc biệt là ở TP.HCM. Thông thường, vào tầm 6-7h, thì tình trạng giao thông trên các tuyến đường ở TP.HCM khá thông thoáng. Khung giờ kẹt xe là vào khoảng 7h30-8h30, nên nếu đổi sang khung giờ làm việc muộn sẽ gây ra tình trạng kẹt xe trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, khung giờ làm việc đề xuất khá “so le” so với khung giờ học của học sinh. Cụ thể, giờ bắt đầu vào học thường là 6h45 đến 7h15, như vậy, phụ huynh sau khi đưa con đến trường sẽ phải đợi thêm khoảng 1 tiếng nữa mới có thể vào làm việc. Buổi chiều, học sinh tan trường từ 4h45 đến 5h, trong khi cha mẹ lại 5h30 mới tan ca sẽ dẫn đến không kịp giờ đón con, để con “bơ vơ” đứng chờ ở trường. Ngoài ra, giờ làm việc muộn sẽ kéo theo giờ ăn và nghỉ trưa vào tầm 12h30. Đây là thời gian quá muộn để người lao động ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Thứ ba, thời gian nghỉ trưa 60 phút là không đủ cho người lao động ăn uống và nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động cho buổi chiều. Người dân Việt Nam quen ăn uống chậm rãi chứ ít ăn nhanh, chưa kể nhiều người còn tranh thủ thời gian nghỉ trưa về nhà ăn cơm với gia đình, nên thời gian 1 tiếng là không đủ cho vừa ăn, vừa nghỉ ngơi. Như vậy, thời gian nghỉ trưa từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng là hợp lý hơn cả. Dù người đề xuất ý kiến này có những nghiên cứu và suy nghĩ cho lợi ích cộng đồng, nhưng thông qua nhiều ý kiến trái chiều, có thể thấy, đề xuất này chưa phù hợp với bộ phận số đông của người dân. Thiết nghĩ, lắng nghe ý kiến người dân và nghĩ tới chất lượng làm việc chung là 2 điều hết sức cần thiết để có thể ban hành những quy định hợp lý nhất, đáp ứng nguyện vọng của phần đông xã hội.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội điều chỉnh đề xuất giờ làm việc
>>> Công chức, viên chức, NLĐ sẽ làm việc từ 8 giờ 30, nghỉ trưa 1 tiếng? Sau gần 20 ngày công bố tờ trình dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động năm 2012, ngày 16/5, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã điều chỉnh lại nội dung đề xuất về giờ làm việc. Ông Nguyễn Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội), cho hay vừa qua Bộ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người dân và các địa phương nên đã tiếp thu, điều chỉnh lại đề xuất giờ làm việc tại các địa phương để linh hoạt, phù hợp với điều kiện khí hậu mỗi vùng miền. Cụ thể, phương án một của tờ trình được sửa lại như sau: "Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước". Đối với cơ quan nhà nước cấp trung ương và các đô thị lớn là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Đối với cơ quan nhà nước ở địa phương thì thống nhất giờ làm việc mùa hè và mùa đông theo điều kiện địa lý. Phương án 2 của tờ trình được giữ như hiện hành. Theo đó, thời gian làm việc không quy định trong Bộ luật Lao động mà nêu tại các văn bản hành chính; đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định; đối với UBND và các cơ quan chuyên môn do Chủ tịch tỉnh quyết. Trước đó, phương án một trong phiên bản cũ của dự thảo tờ trình được công bố hôm 28/4 nêu, "giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước". Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút. Nhiều bộ ngành, địa phương và người dân đã chia sẻ sự không đồng tình với đề xuất trên. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đề xuất giờ làm việc thống nhất trong cả nước là không hợp lý, vì tuy cùng múi giờ song khí hậu các vùng miền khác nhau và tỷ lệ dân cư nông thôn lớn. Người dân nông thôn thường dậy sớm từ 5-6h, để tránh nắng nóng họ đến cơ quan hành chính từ 7h sáng nên việc các đơn vị làm từ 8h30 là "vấn đề cần cân nhắc". Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp khai mạc ngày 20/5. Nguồn: VnExpress
Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân mua hàng online trong giờ làm việc sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách
Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Thông tư quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Theo đó: Cán bộ, chiến sĩ có hành vi: Đăng tải, chia sẻ hình ảnh, video clip, bài viết, lời nói, bình luận trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các trang mạng xã hội; chia sẻ (share), thích (like) các trang mạng, bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước (trừ trường hợp phục vụ yêu cầu công tác hoặc để phản bác các thông tin thù địch, phản động đó); trao đổi, mua bán hàng hóa qua mạng Internet trong giờ làm việc đã được lãnh đạo đơn vị nhắc nhở quá 03 lần nhưng vẫn thực hiện; kinh doanh “tiền ảo” qua mạng Internet Gây hậu quả ít nghiêm trọng, đã được lãnh đạo đơn vị nhắc nhở quá 03 lần nhưng vẫn thực hiện thì sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách. Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định về trường hợp chưa xem xét kỷ luật và được miễn kỷ luật, những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng hình thức kỷ luật, thời hạn xử lý kỷ luật, áp dụng hình thức kỷ luật, quy trình xử lý kỷ luật, quyết định kỷ luật, khiếu nại và giải quyết khiếu nại kỷ luật, hành vi vi phạm kỷ luật và hình thức kỷ luật.
Quy định về giờ làm việc của đơn vị sự nghiệp
Chế độ làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công Luật viên chức không quy định cụ thể, do đó, áp dụng theo quy định chung tại Bộ Luật lao động 2012: "Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. 3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành." Viên chức thì sẽ được áp dụng quy định làm việc 40 giờ/ tuần theo Quyết định 188/1999/QĐ-TTg về chế độ tuần làm việc 40 giờ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quy định về giờ làm việc của tài xế lái xe ô tô
Hiện nay, do nhu cầu công việc mà đã có nhiều trường hợp tài xế ô tô lái xe liên tục, thậm chí còn có trường hợp tài xế dùng ma túy đá để tỉnh táo lái xe đường dài suốt nhiều giờ. Vậy điều này có vi phạm không, và pháp luật có quy định về giờ làm việc của tài xê lái xe ô tô không? Theo Khoản 1, Điều 65 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô: Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Do đó, thời gian làm việc của lái xe ô tô là không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Nếu vi phạm quy định này thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm d, Khoản 6, Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.