Giấy phép viễn thông bao gồm các loại giấy phép nào?
Giấy phép viễn thông bao gồm các loại giấy phép nào? Giấy phép viễn thông cấp theo mấy hình thức? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Giấy phép viễn thông bao gồm các loại giấy phép nào? Căn cứ theo Điều 33 Luật Viễn thông 2023 thì Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Theo đó: (1) Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm: - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. (2) Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm: - Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam; - Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; - Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; - Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Lưu ý: Việc cấp giấy phép giấy phép viễn thông phải đáp ứng các nguyên tắc tại Điều 34 Luật Viễn thông 2023, cụ thể như sau: - Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông. - Ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch tần số vô tuyến điện, quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông. Giấy phép viễn thông cấp theo mấy hình thức? Căn cứ theo Điều 35 Luật Viễn thông 2023 thì Giấy phép viễn thông cấp theo 2 hình thức như sau: (1) Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần; - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp tại các khu vực có yêu cầu đặc biệt theo quy định của Chính phủ. (2) Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Viễn thông 2023; - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Viễn thông 2023; - Giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Tóm lại:Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Đồng thời, Giấy phép viễn thông cấp theo 2 hình thức là cấp phép riêng và cấp phép nhóm.
Các loại giấy phép viễn thông và hình thức cấp giấy phép theo Luật Viễn thông 2023
Các loại giấy phép viễn thông, hình thức cấp giấy phép viễn thông và các trường hợp miễn giấy phép viễn thông theo Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024. 1. Quy định về giấy phép viễn thông Tại Điều 33 Luật Viễn thông 2023 quy định giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. - Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại khoản 2 Điều 33 bao gồm: + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. - Đối với giấy phép nghiệp vụ viễn thông, tại khoản 3 Điều 33 quy định gồm: + Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam; + Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; + Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; + Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép viễn thông, yêu cầu chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. Như vậy, tùy thuộc vào loại hình cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng hoặc giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng; còn đối với giấy phép nghiệp vụ viễn thông thì sẽ có 04 loại giấy phép như nêu trên. Chính phủ sẽ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. 2. Hình thức cấp giấy phép viễn thông Tại Điều 35 Luật Viễn thông 2023 quy định hình thức cấp giấy phép viễn thông bao gồm cấp phép riêng và cấp phép nhóm, cụ thể: - Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau: + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần; + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp tại các khu vực có yêu cầu đặc biệt theo quy định của Chính phủ. - Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các trường hợp sau: + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần; + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này; + Giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Như vậy, có thể thấy tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà hình thức cấp giấy phép viễn thông có thể là cấp phép riêng hoặc cấp phép nhóm. Đồng thời, đây cũng là quy định mới so với quy định hiện hành tại Luật viễn thông năm 2009 chưa quy định cụ thể hình thức này. 3. Miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông và phí quyền hoạt động viễn thông Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông trong các trường hợp được quy định tại Điều 42 Luật Viễn thông 2023 bao gồm: - Kinh doanh hàng hóa viễn thông; - Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông; - Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông; - Mạng viễn thông dùng riêng mà các thành viên mạng trực thuộc cùng một tổ chức và không tự thiết lập đường truyền dẫn viễn thông. Đồng thời, tại Điều 43 của Luật này cũng quy định về phí quyền hoạt động viễn thông như sau: - Phí quyền hoạt động viễn thông là khoản tiền mà tổ chức, doanh nghiệp hoạt động viễn thông trả cho Nhà nước để được quyền thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông. Phí này được xác định trên cơ sở phạm vi, quy mô mạng viễn thông, doanh thu dịch vụ viễn thông; số lượng và giá trị tài nguyên viễn thông được phân bổ; mức sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để thiết lập mạng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông. - Tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo một trong các hình thức là: nộp hằng năm theo mức cố định hoặc nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép viễn thông. Từ những quy định trên, có thể thấy rằng không phải mọi trường hợp hoạt động viễn thông đều phải có giấy phép viễn thông, nếu thuộc vào một trong bốn trường hợp nêu trên thì sẽ được miễn giấy phép, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông. Bên cạnh đó, khi hoạt động viễn thông thì tổ chức, doanh nghiệp phải trả phí quyền hoạt động, có thể nộp thông qua hình thức là hằng năm hoặc là nộp một lần theo quy định.
Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ viễn thông có cần giấy phép hay không?
Theo quy định hiện nay thì khi doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa, dịch vụ viễn thông có cần giấy phép viễn thông hay không? Điều kiện cũng như nguyên tắc cấp giấy phép là gì? 1. Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ viễn thông có cần giấy phép hay không? Theo khoản 1 Điều 34 Luật Viễn thông 2009 có quy định về giấy phép viễn thông trong đó giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Và giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm: - Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. Theo quy định thì khi kinh doanh dịch vụ viễn thông thì cần có giấy phép viễn thông. Tuy nhiên, Điều 40 Luật này cũng có quy định về một số trường hợp được miễn giấy phép viễn thông như sau: Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong các trường hợp sau đây: - Kinh doanh hàng hóa viễn thông; - Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông; - Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông; - Mạng viễn thông dùng riêng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 24 của Luật này. Như vậy, từ các quy định thì có thể thấy nêu kinh doanh hàng hóa viễn thông thì sẽ không cần giấy phép viễn thông. Còn đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ viễn thông, nếu như không thuộc các trường hợp được miễn giấy phép như đã đề cập ở trên thì phải có giấy phép viễn thông theo quy định. 2. Những nguyên tắc khi cấp giấy phép viễn thông là gì? Theo quy định của Luật Viễn thông 2009 tại Điều 35 có nêu ra 05 nguyên tắc khi cấp giấy phép viễn thông như sau: Thứ nhất, việc cấp giấy phép phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia. Thứ hai, ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh trên thực tế, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thứ ba, trong trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được xét cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông. Thứ tư, tổ chức được cấp giấy phép viễn thông chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép viễn thông, về việc triển khai thực hiện các quy định tại giấy phép và cam kết với cơ quan cấp phép. Và thứ năm, tổ chức được cấp giấy phép viễn thông phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 3. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hiện nay là gì? (1) Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây: + Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông; + Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án; + Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông; + Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây: + Các điều kiện quy định như đối với doanh nghiệp được Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông (1); + Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ. (Căn cứ pháp lý: Điều 36 Luật này)
Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông từ 01/07/2024
Luật Viễn Thông 2023 mới được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2024. Theo đó, một số nội dung về điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông đã có sự thay đổi so với quy định trước đây. 1. Giấy phép viễn thông gồm những loại nào? Theo quy định tại Điều 33 Luật Viễn thông 2023 thì giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. - Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm những loại sau: + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. - Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm: + Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam; + Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; + Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; + Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi. 2. Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông Tùy thuộc vào mỗi loại giấy phép nghiệp vụ viễn thông mà có những điều kiện để cấp phép khác nhau. Điều 38 Luật Viễn thông 2023 quy định điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông đối với từng loại như sau: Thứ nhất, đối với giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được cấp cho tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau: + Cam kết tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam; + Cam kết không gây ô nhiễm môi trường biển; + Cam kết không thực hiện hoạt động khác ngoài việc khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thu hồi tuyến cáp viễn thông; + Có đề án lắp đặt cáp viễn thông trên biển phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan; + Cam kết chịu sự kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thu hồi tuyến cáp trong vùng biển Việt Nam và chịu mọi chi phí cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn. Thứ hai, đối với giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng được cấp cho tổ chức khi có đủ các điều kiện sau: + Cam kết thiết lập mạng viễn thông dùng riêng chỉ để cung cấp dịch vụ cho các thành viên của mạng, không vì mục đích sinh lợi; + Có phương án kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông; + Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh mạng. Thứ ba, đối với giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông được cấp cho doanh nghiệp viễn thông khi có đủ các điều kiện sau: + Dịch vụ được đề nghị thử nghiệm là dịch vụ viễn thông chưa được quy định trong giấy phép viễn thông đã được cấp hoặc dịch vụ viễn thông có sử dụng tài nguyên viễn thông ngoài phạm vi tài nguyên viễn thông đã được phân bổ; + Phạm vi và quy mô thử nghiệm được giới hạn để đánh giá công nghệ, thị trường trước khi kinh doanh chính thức; + Phương án thử nghiệm phù hợp với quy định của pháp luật về kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông. Thứ tư, đối với giấy phép thiết lập mạng viễn thông được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ được cấp cho tổ chức khi có đủ các điều kiện sau đây: + Cam kết thiết lập mạng viễn thông chỉ để cung cấp dịch vụ không vì mục đích sinh lợi; + Có phương án kỹ thuật phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Giấy phép viễn thông bao gồm các loại giấy phép nào?
Giấy phép viễn thông bao gồm các loại giấy phép nào? Giấy phép viễn thông cấp theo mấy hình thức? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Giấy phép viễn thông bao gồm các loại giấy phép nào? Căn cứ theo Điều 33 Luật Viễn thông 2023 thì Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Theo đó: (1) Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm: - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. (2) Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm: - Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam; - Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; - Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; - Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Lưu ý: Việc cấp giấy phép giấy phép viễn thông phải đáp ứng các nguyên tắc tại Điều 34 Luật Viễn thông 2023, cụ thể như sau: - Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông. - Ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch tần số vô tuyến điện, quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông. Giấy phép viễn thông cấp theo mấy hình thức? Căn cứ theo Điều 35 Luật Viễn thông 2023 thì Giấy phép viễn thông cấp theo 2 hình thức như sau: (1) Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần; - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp tại các khu vực có yêu cầu đặc biệt theo quy định của Chính phủ. (2) Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Viễn thông 2023; - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Viễn thông 2023; - Giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Tóm lại:Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Đồng thời, Giấy phép viễn thông cấp theo 2 hình thức là cấp phép riêng và cấp phép nhóm.
Các loại giấy phép viễn thông và hình thức cấp giấy phép theo Luật Viễn thông 2023
Các loại giấy phép viễn thông, hình thức cấp giấy phép viễn thông và các trường hợp miễn giấy phép viễn thông theo Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024. 1. Quy định về giấy phép viễn thông Tại Điều 33 Luật Viễn thông 2023 quy định giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. - Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại khoản 2 Điều 33 bao gồm: + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. - Đối với giấy phép nghiệp vụ viễn thông, tại khoản 3 Điều 33 quy định gồm: + Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam; + Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; + Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; + Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép viễn thông, yêu cầu chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. Như vậy, tùy thuộc vào loại hình cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng hoặc giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng; còn đối với giấy phép nghiệp vụ viễn thông thì sẽ có 04 loại giấy phép như nêu trên. Chính phủ sẽ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. 2. Hình thức cấp giấy phép viễn thông Tại Điều 35 Luật Viễn thông 2023 quy định hình thức cấp giấy phép viễn thông bao gồm cấp phép riêng và cấp phép nhóm, cụ thể: - Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau: + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần; + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp tại các khu vực có yêu cầu đặc biệt theo quy định của Chính phủ. - Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các trường hợp sau: + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần; + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này; + Giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Như vậy, có thể thấy tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà hình thức cấp giấy phép viễn thông có thể là cấp phép riêng hoặc cấp phép nhóm. Đồng thời, đây cũng là quy định mới so với quy định hiện hành tại Luật viễn thông năm 2009 chưa quy định cụ thể hình thức này. 3. Miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông và phí quyền hoạt động viễn thông Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông trong các trường hợp được quy định tại Điều 42 Luật Viễn thông 2023 bao gồm: - Kinh doanh hàng hóa viễn thông; - Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông; - Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông; - Mạng viễn thông dùng riêng mà các thành viên mạng trực thuộc cùng một tổ chức và không tự thiết lập đường truyền dẫn viễn thông. Đồng thời, tại Điều 43 của Luật này cũng quy định về phí quyền hoạt động viễn thông như sau: - Phí quyền hoạt động viễn thông là khoản tiền mà tổ chức, doanh nghiệp hoạt động viễn thông trả cho Nhà nước để được quyền thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông. Phí này được xác định trên cơ sở phạm vi, quy mô mạng viễn thông, doanh thu dịch vụ viễn thông; số lượng và giá trị tài nguyên viễn thông được phân bổ; mức sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để thiết lập mạng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông. - Tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo một trong các hình thức là: nộp hằng năm theo mức cố định hoặc nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép viễn thông. Từ những quy định trên, có thể thấy rằng không phải mọi trường hợp hoạt động viễn thông đều phải có giấy phép viễn thông, nếu thuộc vào một trong bốn trường hợp nêu trên thì sẽ được miễn giấy phép, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông. Bên cạnh đó, khi hoạt động viễn thông thì tổ chức, doanh nghiệp phải trả phí quyền hoạt động, có thể nộp thông qua hình thức là hằng năm hoặc là nộp một lần theo quy định.
Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ viễn thông có cần giấy phép hay không?
Theo quy định hiện nay thì khi doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa, dịch vụ viễn thông có cần giấy phép viễn thông hay không? Điều kiện cũng như nguyên tắc cấp giấy phép là gì? 1. Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ viễn thông có cần giấy phép hay không? Theo khoản 1 Điều 34 Luật Viễn thông 2009 có quy định về giấy phép viễn thông trong đó giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Và giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm: - Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; - Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. Theo quy định thì khi kinh doanh dịch vụ viễn thông thì cần có giấy phép viễn thông. Tuy nhiên, Điều 40 Luật này cũng có quy định về một số trường hợp được miễn giấy phép viễn thông như sau: Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong các trường hợp sau đây: - Kinh doanh hàng hóa viễn thông; - Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông; - Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông; - Mạng viễn thông dùng riêng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 24 của Luật này. Như vậy, từ các quy định thì có thể thấy nêu kinh doanh hàng hóa viễn thông thì sẽ không cần giấy phép viễn thông. Còn đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ viễn thông, nếu như không thuộc các trường hợp được miễn giấy phép như đã đề cập ở trên thì phải có giấy phép viễn thông theo quy định. 2. Những nguyên tắc khi cấp giấy phép viễn thông là gì? Theo quy định của Luật Viễn thông 2009 tại Điều 35 có nêu ra 05 nguyên tắc khi cấp giấy phép viễn thông như sau: Thứ nhất, việc cấp giấy phép phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia. Thứ hai, ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh trên thực tế, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thứ ba, trong trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được xét cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông. Thứ tư, tổ chức được cấp giấy phép viễn thông chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép viễn thông, về việc triển khai thực hiện các quy định tại giấy phép và cam kết với cơ quan cấp phép. Và thứ năm, tổ chức được cấp giấy phép viễn thông phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 3. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hiện nay là gì? (1) Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây: + Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông; + Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án; + Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông; + Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây: + Các điều kiện quy định như đối với doanh nghiệp được Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông (1); + Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ. (Căn cứ pháp lý: Điều 36 Luật này)
Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông từ 01/07/2024
Luật Viễn Thông 2023 mới được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2024. Theo đó, một số nội dung về điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông đã có sự thay đổi so với quy định trước đây. 1. Giấy phép viễn thông gồm những loại nào? Theo quy định tại Điều 33 Luật Viễn thông 2023 thì giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. - Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm những loại sau: + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng; + Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. - Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm: + Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam; + Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; + Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; + Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi. 2. Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông Tùy thuộc vào mỗi loại giấy phép nghiệp vụ viễn thông mà có những điều kiện để cấp phép khác nhau. Điều 38 Luật Viễn thông 2023 quy định điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông đối với từng loại như sau: Thứ nhất, đối với giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được cấp cho tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau: + Cam kết tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam; + Cam kết không gây ô nhiễm môi trường biển; + Cam kết không thực hiện hoạt động khác ngoài việc khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thu hồi tuyến cáp viễn thông; + Có đề án lắp đặt cáp viễn thông trên biển phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan; + Cam kết chịu sự kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thu hồi tuyến cáp trong vùng biển Việt Nam và chịu mọi chi phí cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn. Thứ hai, đối với giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng được cấp cho tổ chức khi có đủ các điều kiện sau: + Cam kết thiết lập mạng viễn thông dùng riêng chỉ để cung cấp dịch vụ cho các thành viên của mạng, không vì mục đích sinh lợi; + Có phương án kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông; + Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh mạng. Thứ ba, đối với giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông được cấp cho doanh nghiệp viễn thông khi có đủ các điều kiện sau: + Dịch vụ được đề nghị thử nghiệm là dịch vụ viễn thông chưa được quy định trong giấy phép viễn thông đã được cấp hoặc dịch vụ viễn thông có sử dụng tài nguyên viễn thông ngoài phạm vi tài nguyên viễn thông đã được phân bổ; + Phạm vi và quy mô thử nghiệm được giới hạn để đánh giá công nghệ, thị trường trước khi kinh doanh chính thức; + Phương án thử nghiệm phù hợp với quy định của pháp luật về kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông. Thứ tư, đối với giấy phép thiết lập mạng viễn thông được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ được cấp cho tổ chức khi có đủ các điều kiện sau đây: + Cam kết thiết lập mạng viễn thông chỉ để cung cấp dịch vụ không vì mục đích sinh lợi; + Có phương án kỹ thuật phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.