Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP. 1. Quy định Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm những nội dung sau: - Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; - Người đại diện theo pháp luật; - Các hình thức kinh doanh; - Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, để được phép kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hóa thì phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô - Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau: + Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; + Văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải (bản sao); + Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử). - Đối với hộ kinh doanh vận tải, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau: + Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao). Tùy vào loại hình kinh doanh vận tải mà hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản đều cần phải có Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định. Ngoài ra, tại Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong các trường hợp do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh, do bị mất, bị hư hỏng hoặc do bị thu hồi. 3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau: - Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền). Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. - Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh doanh. - Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải. Như vậy, khi hoàn tất thủ tục trên thì doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Điều 19 cũng quy định thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong các trường hợp quy định.
Có cần giấy phép kinh doanh vận tải khi sử dụng xe vận chuyển hàng nội bộ?
Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phân phối nên doanh nghiệp thông thường sẽ đầu tư thêm xe để vận chuyển hàng hóa nhưng chỉ phục vụ nội bộ không cho thuê. Thì trường hợp này có phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải? 1. Khi nào xe doanh nghiệp được xác định dùng để kinh doanh vận tải? Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng. Các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Từ các quy định trên, với việc doanh nghiệp sử dụng các phương tiện ô tô vận chuyển hàng nội bộ, không thu tiền trực tiếp, kiếm lời từ vận tải thì không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu kinh doanh vận tải cho xe ô tô. 2. Vận tải nội bộ có phải thực hiện thủ tục đăng ký nào không? Về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô, hiện nay chưa ban hành quy định quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô; do đó, đơn vị và phương tiện hoạt động vận tải nội bộ chưa được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu. Trường hợp công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP, nhưng không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, không có nhu cầu kinh doanh vận tải, phải thực hiện chuyển đổi biển số phương tiện từ nền màu vàng sang biển số nền màu trắng. Trình tự thực hiện như sau: Công ty báo cáo, nộp lại giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu phương tiện về Sở Giao thông vận tải, để làm cơ sở ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải công ty và phù hiệu của phương tiện. Sau đó, công ty thực hiện thủ tục chuyển đổi biển số phương tiện từ nền màu vàng sang biển số nền màu trắng tại Cơ quan Công an. 3. Quy định về cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Trường hợp sử dụng ô tô phục vụ vận tải nội bộ không vì mục đích sinh lời từ việc vận tải thì thực hiện theo Điều 20 Nghị định 86/2014/NĐ-CP cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau: - Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh). - Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ trình sau đây: + Trước ngày 01/7/2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ); + Trước ngày 01/01/2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên; + Trước ngày 01/7/2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn; + Trước ngày 01/01/2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn; + Trước ngày 01/7/2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. - Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm: + Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; + Người đại diện hợp pháp; + Các hình thức kinh doanh; + Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh; + Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. - Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó. - Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. - Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, doanh nghiệp sử dụng các phương tiện ô tô vận chuyển hàng nội bộ, không thu tiền trực tiếp, kiếm lời từ vận tải thì không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP. 1. Quy định Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm những nội dung sau: - Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; - Người đại diện theo pháp luật; - Các hình thức kinh doanh; - Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, để được phép kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hóa thì phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô - Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau: + Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; + Văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải (bản sao); + Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử). - Đối với hộ kinh doanh vận tải, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau: + Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao). Tùy vào loại hình kinh doanh vận tải mà hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản đều cần phải có Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định. Ngoài ra, tại Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong các trường hợp do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh, do bị mất, bị hư hỏng hoặc do bị thu hồi. 3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau: - Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền). Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. - Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh doanh. - Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải. Như vậy, khi hoàn tất thủ tục trên thì doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Điều 19 cũng quy định thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong các trường hợp quy định.
Có cần giấy phép kinh doanh vận tải khi sử dụng xe vận chuyển hàng nội bộ?
Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phân phối nên doanh nghiệp thông thường sẽ đầu tư thêm xe để vận chuyển hàng hóa nhưng chỉ phục vụ nội bộ không cho thuê. Thì trường hợp này có phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải? 1. Khi nào xe doanh nghiệp được xác định dùng để kinh doanh vận tải? Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng. Các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Từ các quy định trên, với việc doanh nghiệp sử dụng các phương tiện ô tô vận chuyển hàng nội bộ, không thu tiền trực tiếp, kiếm lời từ vận tải thì không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu kinh doanh vận tải cho xe ô tô. 2. Vận tải nội bộ có phải thực hiện thủ tục đăng ký nào không? Về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô, hiện nay chưa ban hành quy định quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô; do đó, đơn vị và phương tiện hoạt động vận tải nội bộ chưa được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu. Trường hợp công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP, nhưng không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, không có nhu cầu kinh doanh vận tải, phải thực hiện chuyển đổi biển số phương tiện từ nền màu vàng sang biển số nền màu trắng. Trình tự thực hiện như sau: Công ty báo cáo, nộp lại giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu phương tiện về Sở Giao thông vận tải, để làm cơ sở ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải công ty và phù hiệu của phương tiện. Sau đó, công ty thực hiện thủ tục chuyển đổi biển số phương tiện từ nền màu vàng sang biển số nền màu trắng tại Cơ quan Công an. 3. Quy định về cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Trường hợp sử dụng ô tô phục vụ vận tải nội bộ không vì mục đích sinh lời từ việc vận tải thì thực hiện theo Điều 20 Nghị định 86/2014/NĐ-CP cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau: - Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh). - Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ trình sau đây: + Trước ngày 01/7/2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ); + Trước ngày 01/01/2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên; + Trước ngày 01/7/2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn; + Trước ngày 01/01/2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn; + Trước ngày 01/7/2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. - Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm: + Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; + Người đại diện hợp pháp; + Các hình thức kinh doanh; + Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh; + Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. - Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó. - Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. - Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, doanh nghiệp sử dụng các phương tiện ô tô vận chuyển hàng nội bộ, không thu tiền trực tiếp, kiếm lời từ vận tải thì không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải.