Doanh nghiệp dừng hoạt động bao lâu thì phải làm thủ tục giải thể, phá sản?
Khi nào doanh nghiệp sẽ bị giải thể, phá sản? Một doanh nghiệp dừng hoạt động thì trong bao lâu sẽ phải làm thủ tục giải thể, phá sản? Giải thể, phá sản là gì? Hiện nay, pháp luật chưa quy định định nghĩa của giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên từ các quy định hiện hành tại Luật doanh nghiệp 2020 ta có thể hiểu giải thể là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu (ý chí chủ quan) đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Còn theo khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, giải thể, phá sản là 2 tình trạng khác nhau của doanh nghiệp. Việc giải thể doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2020, việc phá sản doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Luật phá sản 2014. Khi nào doanh nghiệp sẽ bị giải thể, phá sản? Theo Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau: - Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: + Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; + Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; + Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; + Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. - Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ giải thể khi thuộc một trong các trường hợp trên và chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết nợ, nghĩa vụ khác. Còn đối với phá sản, như đã phân tích ở phần trên, doanh nghiệp sẽ phá sản khi mất khả năng thanh toán và bị Tòa tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp dừng hoạt động bao lâu thì phải làm thủ tục giải thể, phá sản? - Theo khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; Mà khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác. - Theo khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2024, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Luật phá sản 2024 quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Như vậy, doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không thông báo với cơ quan chức năng thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp và bị giải thể. Còn đối với phá sản, hiện nay không có quy định doanh nghiệp dừng hoạt động bao lâu sẽ phải làm thủ tục phá sản, tuy nhiên trong 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán nợ mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì là mất khả năng thanh toán, và khi phát hiện mất khả năng thanh toán thì phải thông báo đến người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để họ nộp đơn.
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có thể bị phạt hành chính không?
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì lý do gì? Bên cạnh đó có thể bị phạt hành chính không? Bài viết này cung cấp quy định pháp luật về vấn đề trên. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp nào? Theo Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020 về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây: + Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; + Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập; + Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; + Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; + Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật. ==>> Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp trên. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có thể bị phạt hành chính không? + Trường hợp bị thu hồi do kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nội dung giả mạo thì có quy định xử phạt cho hành vi vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: - Vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. + Trường hợp bị thu hồi vì doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020 thành lập thì doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định sau tại Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: - Vi phạm về thành lập doanh nghiệp Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau: Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện. + Nếu do doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định sau tại Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: - Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh. + Nếu do doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật doanh nghiệp 2020 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản thì doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định sau tại Điều 48 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Vi phạm về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau: Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh. ==>> Tùy trường hợp cụ thể mà có mức phạt khác nhau.
Doanh nghiệp chưa thực hiện thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký bao lâu thì bị phạt?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là toàn bộ thông tin cơ bản của doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp. Qua đó, có thể dễ dàng quản lý doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp có thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhưng không thông báo thì bao lâu sẽ bị phạt? 1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm những nội dung gì? Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. - Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. 2. Thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Căn cứ Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như sau: - Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này. - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. - Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: + Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo hồ sơ đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do. 3. Mức phạt doanh nghiệp quá hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì theo Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP xử phạt như sau: - Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, việc xử phạt còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: - Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định; - Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp quá hạn đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 01 đến 91 ngày trở lên có thể bị xử phạt từ cảnh cáo đến 20 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
Trình tự, thủ tục thay đổi thông tin Căn cước công dân của người đại diện theo quy định pháp luật
Thời gian vừa qua, phần lớn người dân đang thực hiện thủ tục thay đổi từ Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) sang Căn cước công dân gắn chíp. Việc thay đổi này có thể làm thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, khi có thay đổi, Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như thế nào và cần hồ sơ gì? Trường hợp không thực hiện có bị xử phạt hay không? 1. Thủ tục cập nhật thông tin CCCD đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau: Căn cứ tại các Điều 30, Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 63 Nghị định 01/2021/NĐ-CP (hướng dẫn Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020), Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin CCCD của người đại diện theo pháp luật. Hồ sơ bao gồm: - Mẫu thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT - Bản sao có công chứng CCCD đã thay đổi của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó. - Giấy uỷ quyền trong trường hợp người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. - Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp - Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Thời hạn thông báo công khai thông tin thay đổi liên liên quan đến doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai. 2. Nếu Doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ bị phạt như thế nào? Căn cứ tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau: - Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định; + Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.” Theo đó, trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thay đổi sáng Căn cước công dân gắn chip thì bắt buộc phải đăng ký thay đổi, nếu không thực hiện thì bị xử phạt theo quy định. Lưu ý: Chỉ bắt buộc thay đổi khi người đại diện theo pháp luật có thay đổi về số CCCD. Nếu người đại diện theo pháp luật không thực hiện đổi CMND, CCCD 9 số sang CCCD gắn chíp thì không cần thực hiện thủ tục thay đổi này.
Thời gian giải quyết hồ sơ giảm vốn điều lệ mất bao lâu?
Thông thường khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Vậy khi thực hiện thủ tục này thì thời gian giải quyết hồ sơ được pháp luật quy định như thế nào? Quy định về đăng ký thay đổi vốn điều lệ Căn cứ khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp như sau: - Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; + Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ; + Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư. Tại khoản 5 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Theo đó, khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ thì doanh nghiệp sẽ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết hồ sơ được quy định tại Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. - Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. - Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Theo đó, nếu hồ sơ hợp lệ thì căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện ra sao?
Nội dung đăng ký doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hình thành lên một doanh nghiệp, các thông tin được doanh nghiệp đăng ký sẽ là cơ sở để sử dụng trong các thủ tục hành chính và trong quá trình hoạt động. Trường hợp mà doanh nghiệp có sai sót, thiếu hay chuyển đối làm thay đổi đến nội dung đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện thủ tục thông báo thay đổi ra sao? 1. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm những gì? Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. - Đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân. - Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; - Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. 2. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: (1) 03 nội dung doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi - Ngành, nghề kinh doanh. - Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết. - Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. (2) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. (3) Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây: - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính; - Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng; - Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trong công ty; - Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. (4) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. (5) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo thông báo phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do. Trên đây là nội dung thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần phải lưu ý trong trường hợp buộc phải thay đổi nội dung doanh nghiệp.
Trường hợp phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 về nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có quy định như sau: Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; 2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; 4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. Căn cứ Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có quy định như sau: Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này. 2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. ... Theo đó, khi người đại diện theo pháp luật cập nhật CCCD gắn chip thì công ty cần đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.
Chia sẻ công cụ soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Chào mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ và giới thiệu với mọi người một công cụ soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thông thường để soạn xong một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chúng ta mất tới 2h đến 3h và có thể tốn thời gian hơn khi mà phải sửa đi sửa lại hồ sơ. Ngoài ra, cũng không thể tránh khỏi những sai sót khi soạn hồ sơ được. Trong quá trình soạn hồ sơ thủ tục mình nhận thấy rằng việc phải điền đi điền lại, lặp đi lặp lại các thông tin trùng lặp là rất nhiều. Điều này dẫn tới 2 vấn đề: - Thứ nhất là rất mất thời gian điền thông tin và copy -> paste từ văn bản này sang văn bản khác; - Thứ hai là không tránh mắc sai sót trong lúc điền thông tin Và để giải quyết được những vấn đề đó, công cụ này ra đời. Công cụ giải quyết được các vấn đề như: - Giải quyết được thời gian soạn hồ sơ: Bình thường để soạn xong một bộ hồ sơ sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, nhưng với công cụ này chỉ cần vài phút là có thể soạn xong hồ sơ rồi; - Hạn chế sai sót khi soạn hồ sơ, khi chỉ cần điền một lần thông tin là có thể soạn được hồ sơ, không cần phải copy -> paste hay điền lại nhiều lần một thông tin, dễ dàng thống nhất thông tin tại toàn bộ hồ sơ; - Tiết kiệm được thời gian và sức lao động của người soạn; - Không cần phải là người có kinh nghiệm vẫn có thể soạn được hồ sơ. Công cụ có một số ưu điểm như: - Dễ dàng sử dụng bởi vì công cụ được xây dựng dựa trên nền tảng excel, nền tảng phổ biến đối với dân văn phòng hiện nay. Ngoài ra chỉ cần với 2 thao tác là điền thông tin và click là có thể soạn được hồ sơ; - Các mẫu văn bản được xuất ra đã được căn chỉnh hình thức, nên cũng tiết kiệm được thêm thời gian căn chỉnh hình thức hồ sơ; - Sửa thông tin nhanh mỗi khi có sự thay đổi thông tin. Khi khách hàng muốn sửa thông tin chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại thông tin tại công cụ và bấm soạn lại hồ sơ là xong. Đặc biệt công cụ sử dụng miễn phí, mọi người có thể tham khảo công cụ này tại đây: Cannot connect to Ginger Check your internet connection or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger×
Quy trình, thủ tục và hồ sơ thành lập doanh nghiệp năm 2023
https://taocongty.com/quy-trinh-thu-tuc-va-ho-so-thanh-lap-doanh-nghiep-nam-2023/ Để bắt đầu một hành trình khởi nghiệp việc thành lập công ty hay nói cách khác là thành lập doanh nghiệp là một điều tất yếu. Vậy khi muốn thành lập công ty chúng ta cần chuẩn bị những gì và quy trình cũng như trình tự thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào?, bài viết này sẽ là câu trả lời tốt nhất cho bạn đọc quan tâm đến làm thế nào để thành lập công ty từ năm 2023 trở đi. Theo quy định của của Luật Doanh nghiệp 2020, để thực hiện thành lập công ty, chúng ta cần thực hiện trình tự các bước như sau: 1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Muốn thành lập một công ty chúng ta cần phải chọn một loại hình công ty phù hợp với nhu cầu mà mình mong muốn, mỗi loại hình công ty sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm riêng. Để kể đến những loại hình doanh nghiệp phổ biến ta ta có thể nói tới những loại hình sau đây: – Công ty TNHH 1 thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) – Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) – Công ty cổ phần Tuy không phổ biến như những loại hình nêu trên, nhưng cũng không thể kể đến những loại hình công ty sau: – Công ty hợp danh – Doanh nghiệp tư nhân Trong bài viết này, chúng ta chỉ phân tích làm thế nào để thành lập các loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay, đối với loại hình khác bạn đọc có thể tham khảo thêm tại những bài viết khác. 2. Chuẩn bị thông tin và soạn hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Sau khi đã lựa chọn được một loại hình phù hợp để thành lập công ty, bước kế tiếp chúng ta bắt đầu tiến hành chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập công ty. Để soạn được một bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoàn chỉnh chúng ta cần chuẩn bị những thông tin cần thiết 2.1. Chuẩn bị thông tin để thành lập công ty Để đăng ký thành lập công ty cần chuẩn bị những thông tin cần thiết như: a, Tên doanh nghiệp: Đây sẽ là tên dành cho công ty của bạn, việc đặt tên công ty không được trùng hoặc gây ra sự nhầm lẫn với tên của một công ty khác. Việc khác loại hình công ty nhưng tên vẫn trùng hoặc gây ra sự nhầm lẫn thì tên công ty đó vẫn không hợp lệ. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem qua hai ví dụ về tên công ty trùng nhau và tên công ty gây nhầm lẫn: – Ví dụ về trùng tên công ty: Tên công ty bạn muốn đặt là “Công ty TNHH ABC” nhưng trước đó đã có một công ty khác thành lập và lấy tên công ty là “Công ty TNHH ABC” hoặc “Công ty cổ phần ABC” – Ví dụ về tên công ty gây nhầm lẫn: Tên công ty bạn muốn đặt là “Công ty TNHH Hạnh Phúc” nhưng trước đó đã có một công ty khác thành lập và lấy tên công ty là “Công ty TNHH Hạnh Phúc 1” hoặc “Công ty cổ phần Hạnh Phúc 1” – Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo quy định về tên doanh nghiệp trùng và tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 hoặc tham khảo thêm bài viết về thế nào là tên doanh nghiệp trùng và tên doanh nghiệp dễ gây nhầm lẫn. b, Thông tin về địa chỉ trụ sở chính: Địa chỉ phải phù hợp với quy định của pháp luật để được sử dụng làm trụ sở công ty. Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể. Trường hợp đặt trụ sở chính của công ty tại tòa nhà chung cư có một số tầng có chức năng làm văn phòng thì cần cung cấp thêm quyết định xây dựng hoặc giấy phép xây dựng để chứng minh rằng nơi đặt địa chỉ trụ sở chính có chức năng làm văn phòng kinh doanh. c, Số điện thoại của công ty: Hiện nay mọi thông tin đều được cơ quan quản lý quản lý trên hệ thống kỹ thuật số do đó số điện thoại liên lạc là một điều bắt buộc. Vậy nên chúng ta cần chuẩn bị một số điện thoại cho công ty. d, Vốn điều lệ doanh nghiệp: Vốn điều lệ của công ty phải được thực hiện góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, quý vị cân nhắc mức góp vốn để đăng ký số vốn điều lệ phù hợp (vốn điều lệ của doanh nghiệp có thể được góp bằng tiền hoặc những tài sản khác phù hợp với quy định của pháp luật). e, Thông tin người sáng lập doanh nghiệp: Tùy theo mỗi một loại hình khác nhau, thông tin người sáng lập công ty cũng được gọi theo cách khác nhau, nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì sáng lập được gọi là chủ sở hữu doanh nghiệp, hai thành viên trở lên thì được gọi là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty cổ phần được gọi là cổ đông công ty. Thông tin của những người sáng lập gồm những thông tin được ghi trên giấy tờ pháp lý cá nhân đối với sáng lập là cá nhân (CMND – chứng minh nhân dân / CCCD – thẻ căn cước công dân / Hộ chiếu) / Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy CN ĐKDN) đối với sáng lập là tổ chức. f, Thông tin về vốn điều lệ và vốn góp: Chúng ta cần xác định được vốn điều lệ của công ty và vốn góp của chủ sở hữu (đối với loại hình công ty TNHH một thành viên) hoặc vốn góp của các thành viên sáng lập công ty (đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên) hoặc vốn góp của các cổ đông công ty (đối với loại hình công ty cổ phần). g, Thông tin người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp (đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông sáng lập công ty là tổ chức): Thông tin của người đại diện theo ủy quyền bao gồm những thông tin được ghi trên thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu h, Thông tin người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp: Thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty bao gồm những thông tin được ghi trên thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu Trên đây là những thông tin thiết yếu để thành lập công ty. Sau khi đã chuẩn bị xong những thông tin nêu trên, chúng ta tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty năm 2022 trở đi 2.2. Soạn hồ sơ Dựa vào những thông tin đã chuẩn bị tại Mục 2.1, chúng ta tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty. Hiện nay taocongty.com đang áp dụng hệ thống soạn hồ sơ vFill hoàn toàn miễn phí dành cho tất cả mọi người, hãy thử trải nghiệm và góp ý cho chúng tôi. Hồ sơ thành lập công ty bao gồm: a, Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau: – Giấy đề nghị – Điều lệ công ty – Bản sao chứng thực một trong các tài liệu: + Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức. – Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền) > Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên. b, Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Để đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau: – Giấy đề nghị – Điều lệ công ty – Danh sách thành viên công ty – Bản sao chứng thực một trong các tài liệu: + Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức. – Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền) > Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên. c, Thành phần hồ sơ thành lâp công ty cổ phần: Để đăng ký thành lập công ty cổ phần chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau: – Giấy đề nghị – Điều lệ công ty – Danh sách cổ đông sáng lập – Bản sao chứng thực một trong các tài liệu: + Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông công ty + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức. – Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền) > Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần 3. Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Sau khi đã hoàn thành bước soạn hồ sơ thành lập công ty, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay việc thực hiện thành lập công ty phải được thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến (nộp hồ sơ thành lập công ty online qua mạng) tại địa chỉ: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ (Bạn đọc có thể tham khảo bài viết hướng dẫn nộp hồ sơ online của chúng tôi) 4. Thời hạn trả kết quả thành lập công ty Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 5. Khắc dấu pháp nhân của công ty Hiện nay sau khi khắc dấu cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Trừ trường hợp các loại hình kinh doanh đặc thù con dấu do cơ quan công an cấp. Hiện nay công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp. Tham khảo thêm tại taocongty.com
Vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng ký cao hơn vốn thực góp thì giải quyết như thế nào?
Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ lớn để thực hiện các mục đích kêu gọi đầu tư hoặc thể hiện năng lực tài chính với đối tác, nhưng vốn thực góp lại thấp hơn rất nhiều vốn điều lệ đã đăng ký. Khi số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký cao hơn vốn thực góp thì tùy vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn một trong các biện pháp khắc phục sau đây: 1. Góp đủ số vốn mà doanh nghiệp đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ thể góp vốn phải góp vốn cho doanh nghiệp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn với từng loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau: - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (khoản 2 điều 47 và khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020). - Đối với công ty cổ phần: các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn (khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020). - Đối với công ty hợp danh: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp vốn đúng thời hạn đã cam kết (khoản 1 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020). Như vậy, trong thời hạn kể trên, doanh nghiệp có thể yêu cầu các chủ thể góp vốn góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết để tránh trường hợp vốn điều lệ đã đăng ký cao hơn số vốn thực góp. 2. Thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Sau khi hết thời hạn nêu tại mục (1) mà doanh nghiệp chưa huy động đủ số vốn điều lệ hoặc thành viên không có khả năng góp đủ số vốn đã cam kết thì đối với từng loại hình doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ. Thời hạn đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với từng doanh nghiệp tương ứng là: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ (khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020); - Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên: 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ (khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020); - Công ty cổ phần: 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua (điểm d khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020) Vốn điều lệ là một nội dung được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, do vậy, khi thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020). Vậy, trong thời hạn kể trên doanh nghiệp có thể đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để điều chỉnh vốn điều lệ. Lưu ý: Hết thời hạn kể trên mà doanh nghiệp mới thực hiện việc đăng ký để điều chỉnh vốn điều lệ thì có thể sẽ bị xử phạt về vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mức phạt được quy định tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau: - Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày. - Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quá thời hạn từ 11 ngày đến 30 ngày. - Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quá thời hạn từ 31 ngày đến 90 ngày. - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quá thời hạn từ 91 ngày trở lên.
Tăng vốn điều lệ có thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Theo Khoản 4 Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: “Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; 2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; 4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.” Theo đó, khi thay đổi một trong các nội dung trong Giấy chứng nhận, Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020 như sau: “Điều 30. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này. 2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. [...]” => Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, căn cứ Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định như sau: “Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định; b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.” => Theo đó, nếu Doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt nêu trên
Doanh nghiệp dừng hoạt động bao lâu thì phải làm thủ tục giải thể, phá sản?
Khi nào doanh nghiệp sẽ bị giải thể, phá sản? Một doanh nghiệp dừng hoạt động thì trong bao lâu sẽ phải làm thủ tục giải thể, phá sản? Giải thể, phá sản là gì? Hiện nay, pháp luật chưa quy định định nghĩa của giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên từ các quy định hiện hành tại Luật doanh nghiệp 2020 ta có thể hiểu giải thể là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu (ý chí chủ quan) đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Còn theo khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, giải thể, phá sản là 2 tình trạng khác nhau của doanh nghiệp. Việc giải thể doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2020, việc phá sản doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Luật phá sản 2014. Khi nào doanh nghiệp sẽ bị giải thể, phá sản? Theo Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau: - Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: + Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; + Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; + Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; + Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. - Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ giải thể khi thuộc một trong các trường hợp trên và chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết nợ, nghĩa vụ khác. Còn đối với phá sản, như đã phân tích ở phần trên, doanh nghiệp sẽ phá sản khi mất khả năng thanh toán và bị Tòa tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp dừng hoạt động bao lâu thì phải làm thủ tục giải thể, phá sản? - Theo khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; Mà khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác. - Theo khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2024, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Luật phá sản 2024 quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Như vậy, doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không thông báo với cơ quan chức năng thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp và bị giải thể. Còn đối với phá sản, hiện nay không có quy định doanh nghiệp dừng hoạt động bao lâu sẽ phải làm thủ tục phá sản, tuy nhiên trong 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán nợ mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì là mất khả năng thanh toán, và khi phát hiện mất khả năng thanh toán thì phải thông báo đến người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để họ nộp đơn.
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có thể bị phạt hành chính không?
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì lý do gì? Bên cạnh đó có thể bị phạt hành chính không? Bài viết này cung cấp quy định pháp luật về vấn đề trên. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp nào? Theo Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020 về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây: + Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; + Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập; + Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; + Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; + Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật. ==>> Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp trên. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có thể bị phạt hành chính không? + Trường hợp bị thu hồi do kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nội dung giả mạo thì có quy định xử phạt cho hành vi vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: - Vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. + Trường hợp bị thu hồi vì doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020 thành lập thì doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định sau tại Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: - Vi phạm về thành lập doanh nghiệp Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau: Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện. + Nếu do doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định sau tại Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: - Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh. + Nếu do doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật doanh nghiệp 2020 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản thì doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định sau tại Điều 48 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Vi phạm về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau: Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh. ==>> Tùy trường hợp cụ thể mà có mức phạt khác nhau.
Doanh nghiệp chưa thực hiện thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký bao lâu thì bị phạt?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là toàn bộ thông tin cơ bản của doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp. Qua đó, có thể dễ dàng quản lý doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp có thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhưng không thông báo thì bao lâu sẽ bị phạt? 1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm những nội dung gì? Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. - Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. 2. Thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Căn cứ Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như sau: - Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này. - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. - Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: + Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo hồ sơ đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do. 3. Mức phạt doanh nghiệp quá hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì theo Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP xử phạt như sau: - Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, việc xử phạt còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: - Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định; - Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp quá hạn đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 01 đến 91 ngày trở lên có thể bị xử phạt từ cảnh cáo đến 20 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
Trình tự, thủ tục thay đổi thông tin Căn cước công dân của người đại diện theo quy định pháp luật
Thời gian vừa qua, phần lớn người dân đang thực hiện thủ tục thay đổi từ Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) sang Căn cước công dân gắn chíp. Việc thay đổi này có thể làm thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, khi có thay đổi, Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như thế nào và cần hồ sơ gì? Trường hợp không thực hiện có bị xử phạt hay không? 1. Thủ tục cập nhật thông tin CCCD đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau: Căn cứ tại các Điều 30, Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 63 Nghị định 01/2021/NĐ-CP (hướng dẫn Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020), Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin CCCD của người đại diện theo pháp luật. Hồ sơ bao gồm: - Mẫu thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT - Bản sao có công chứng CCCD đã thay đổi của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó. - Giấy uỷ quyền trong trường hợp người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. - Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp - Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Thời hạn thông báo công khai thông tin thay đổi liên liên quan đến doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai. 2. Nếu Doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ bị phạt như thế nào? Căn cứ tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau: - Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định; + Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.” Theo đó, trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thay đổi sáng Căn cước công dân gắn chip thì bắt buộc phải đăng ký thay đổi, nếu không thực hiện thì bị xử phạt theo quy định. Lưu ý: Chỉ bắt buộc thay đổi khi người đại diện theo pháp luật có thay đổi về số CCCD. Nếu người đại diện theo pháp luật không thực hiện đổi CMND, CCCD 9 số sang CCCD gắn chíp thì không cần thực hiện thủ tục thay đổi này.
Thời gian giải quyết hồ sơ giảm vốn điều lệ mất bao lâu?
Thông thường khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Vậy khi thực hiện thủ tục này thì thời gian giải quyết hồ sơ được pháp luật quy định như thế nào? Quy định về đăng ký thay đổi vốn điều lệ Căn cứ khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp như sau: - Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; + Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ; + Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư. Tại khoản 5 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Theo đó, khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ thì doanh nghiệp sẽ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết hồ sơ được quy định tại Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. - Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. - Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Theo đó, nếu hồ sơ hợp lệ thì căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện ra sao?
Nội dung đăng ký doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hình thành lên một doanh nghiệp, các thông tin được doanh nghiệp đăng ký sẽ là cơ sở để sử dụng trong các thủ tục hành chính và trong quá trình hoạt động. Trường hợp mà doanh nghiệp có sai sót, thiếu hay chuyển đối làm thay đổi đến nội dung đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện thủ tục thông báo thay đổi ra sao? 1. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm những gì? Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. - Đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân. - Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; - Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. 2. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: (1) 03 nội dung doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi - Ngành, nghề kinh doanh. - Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết. - Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. (2) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. (3) Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây: - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính; - Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng; - Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trong công ty; - Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. (4) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. (5) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo thông báo phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do. Trên đây là nội dung thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần phải lưu ý trong trường hợp buộc phải thay đổi nội dung doanh nghiệp.
Trường hợp phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 về nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có quy định như sau: Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; 2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; 4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. Căn cứ Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có quy định như sau: Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này. 2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. ... Theo đó, khi người đại diện theo pháp luật cập nhật CCCD gắn chip thì công ty cần đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.
Chia sẻ công cụ soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Chào mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ và giới thiệu với mọi người một công cụ soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thông thường để soạn xong một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chúng ta mất tới 2h đến 3h và có thể tốn thời gian hơn khi mà phải sửa đi sửa lại hồ sơ. Ngoài ra, cũng không thể tránh khỏi những sai sót khi soạn hồ sơ được. Trong quá trình soạn hồ sơ thủ tục mình nhận thấy rằng việc phải điền đi điền lại, lặp đi lặp lại các thông tin trùng lặp là rất nhiều. Điều này dẫn tới 2 vấn đề: - Thứ nhất là rất mất thời gian điền thông tin và copy -> paste từ văn bản này sang văn bản khác; - Thứ hai là không tránh mắc sai sót trong lúc điền thông tin Và để giải quyết được những vấn đề đó, công cụ này ra đời. Công cụ giải quyết được các vấn đề như: - Giải quyết được thời gian soạn hồ sơ: Bình thường để soạn xong một bộ hồ sơ sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, nhưng với công cụ này chỉ cần vài phút là có thể soạn xong hồ sơ rồi; - Hạn chế sai sót khi soạn hồ sơ, khi chỉ cần điền một lần thông tin là có thể soạn được hồ sơ, không cần phải copy -> paste hay điền lại nhiều lần một thông tin, dễ dàng thống nhất thông tin tại toàn bộ hồ sơ; - Tiết kiệm được thời gian và sức lao động của người soạn; - Không cần phải là người có kinh nghiệm vẫn có thể soạn được hồ sơ. Công cụ có một số ưu điểm như: - Dễ dàng sử dụng bởi vì công cụ được xây dựng dựa trên nền tảng excel, nền tảng phổ biến đối với dân văn phòng hiện nay. Ngoài ra chỉ cần với 2 thao tác là điền thông tin và click là có thể soạn được hồ sơ; - Các mẫu văn bản được xuất ra đã được căn chỉnh hình thức, nên cũng tiết kiệm được thêm thời gian căn chỉnh hình thức hồ sơ; - Sửa thông tin nhanh mỗi khi có sự thay đổi thông tin. Khi khách hàng muốn sửa thông tin chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại thông tin tại công cụ và bấm soạn lại hồ sơ là xong. Đặc biệt công cụ sử dụng miễn phí, mọi người có thể tham khảo công cụ này tại đây: Cannot connect to Ginger Check your internet connection or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger×
Quy trình, thủ tục và hồ sơ thành lập doanh nghiệp năm 2023
https://taocongty.com/quy-trinh-thu-tuc-va-ho-so-thanh-lap-doanh-nghiep-nam-2023/ Để bắt đầu một hành trình khởi nghiệp việc thành lập công ty hay nói cách khác là thành lập doanh nghiệp là một điều tất yếu. Vậy khi muốn thành lập công ty chúng ta cần chuẩn bị những gì và quy trình cũng như trình tự thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào?, bài viết này sẽ là câu trả lời tốt nhất cho bạn đọc quan tâm đến làm thế nào để thành lập công ty từ năm 2023 trở đi. Theo quy định của của Luật Doanh nghiệp 2020, để thực hiện thành lập công ty, chúng ta cần thực hiện trình tự các bước như sau: 1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Muốn thành lập một công ty chúng ta cần phải chọn một loại hình công ty phù hợp với nhu cầu mà mình mong muốn, mỗi loại hình công ty sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm riêng. Để kể đến những loại hình doanh nghiệp phổ biến ta ta có thể nói tới những loại hình sau đây: – Công ty TNHH 1 thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) – Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) – Công ty cổ phần Tuy không phổ biến như những loại hình nêu trên, nhưng cũng không thể kể đến những loại hình công ty sau: – Công ty hợp danh – Doanh nghiệp tư nhân Trong bài viết này, chúng ta chỉ phân tích làm thế nào để thành lập các loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay, đối với loại hình khác bạn đọc có thể tham khảo thêm tại những bài viết khác. 2. Chuẩn bị thông tin và soạn hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Sau khi đã lựa chọn được một loại hình phù hợp để thành lập công ty, bước kế tiếp chúng ta bắt đầu tiến hành chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập công ty. Để soạn được một bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoàn chỉnh chúng ta cần chuẩn bị những thông tin cần thiết 2.1. Chuẩn bị thông tin để thành lập công ty Để đăng ký thành lập công ty cần chuẩn bị những thông tin cần thiết như: a, Tên doanh nghiệp: Đây sẽ là tên dành cho công ty của bạn, việc đặt tên công ty không được trùng hoặc gây ra sự nhầm lẫn với tên của một công ty khác. Việc khác loại hình công ty nhưng tên vẫn trùng hoặc gây ra sự nhầm lẫn thì tên công ty đó vẫn không hợp lệ. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem qua hai ví dụ về tên công ty trùng nhau và tên công ty gây nhầm lẫn: – Ví dụ về trùng tên công ty: Tên công ty bạn muốn đặt là “Công ty TNHH ABC” nhưng trước đó đã có một công ty khác thành lập và lấy tên công ty là “Công ty TNHH ABC” hoặc “Công ty cổ phần ABC” – Ví dụ về tên công ty gây nhầm lẫn: Tên công ty bạn muốn đặt là “Công ty TNHH Hạnh Phúc” nhưng trước đó đã có một công ty khác thành lập và lấy tên công ty là “Công ty TNHH Hạnh Phúc 1” hoặc “Công ty cổ phần Hạnh Phúc 1” – Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo quy định về tên doanh nghiệp trùng và tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 hoặc tham khảo thêm bài viết về thế nào là tên doanh nghiệp trùng và tên doanh nghiệp dễ gây nhầm lẫn. b, Thông tin về địa chỉ trụ sở chính: Địa chỉ phải phù hợp với quy định của pháp luật để được sử dụng làm trụ sở công ty. Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể. Trường hợp đặt trụ sở chính của công ty tại tòa nhà chung cư có một số tầng có chức năng làm văn phòng thì cần cung cấp thêm quyết định xây dựng hoặc giấy phép xây dựng để chứng minh rằng nơi đặt địa chỉ trụ sở chính có chức năng làm văn phòng kinh doanh. c, Số điện thoại của công ty: Hiện nay mọi thông tin đều được cơ quan quản lý quản lý trên hệ thống kỹ thuật số do đó số điện thoại liên lạc là một điều bắt buộc. Vậy nên chúng ta cần chuẩn bị một số điện thoại cho công ty. d, Vốn điều lệ doanh nghiệp: Vốn điều lệ của công ty phải được thực hiện góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, quý vị cân nhắc mức góp vốn để đăng ký số vốn điều lệ phù hợp (vốn điều lệ của doanh nghiệp có thể được góp bằng tiền hoặc những tài sản khác phù hợp với quy định của pháp luật). e, Thông tin người sáng lập doanh nghiệp: Tùy theo mỗi một loại hình khác nhau, thông tin người sáng lập công ty cũng được gọi theo cách khác nhau, nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì sáng lập được gọi là chủ sở hữu doanh nghiệp, hai thành viên trở lên thì được gọi là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty cổ phần được gọi là cổ đông công ty. Thông tin của những người sáng lập gồm những thông tin được ghi trên giấy tờ pháp lý cá nhân đối với sáng lập là cá nhân (CMND – chứng minh nhân dân / CCCD – thẻ căn cước công dân / Hộ chiếu) / Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy CN ĐKDN) đối với sáng lập là tổ chức. f, Thông tin về vốn điều lệ và vốn góp: Chúng ta cần xác định được vốn điều lệ của công ty và vốn góp của chủ sở hữu (đối với loại hình công ty TNHH một thành viên) hoặc vốn góp của các thành viên sáng lập công ty (đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên) hoặc vốn góp của các cổ đông công ty (đối với loại hình công ty cổ phần). g, Thông tin người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp (đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông sáng lập công ty là tổ chức): Thông tin của người đại diện theo ủy quyền bao gồm những thông tin được ghi trên thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu h, Thông tin người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp: Thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty bao gồm những thông tin được ghi trên thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu Trên đây là những thông tin thiết yếu để thành lập công ty. Sau khi đã chuẩn bị xong những thông tin nêu trên, chúng ta tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty năm 2022 trở đi 2.2. Soạn hồ sơ Dựa vào những thông tin đã chuẩn bị tại Mục 2.1, chúng ta tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty. Hiện nay taocongty.com đang áp dụng hệ thống soạn hồ sơ vFill hoàn toàn miễn phí dành cho tất cả mọi người, hãy thử trải nghiệm và góp ý cho chúng tôi. Hồ sơ thành lập công ty bao gồm: a, Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau: – Giấy đề nghị – Điều lệ công ty – Bản sao chứng thực một trong các tài liệu: + Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức. – Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền) > Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên. b, Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Để đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau: – Giấy đề nghị – Điều lệ công ty – Danh sách thành viên công ty – Bản sao chứng thực một trong các tài liệu: + Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức. – Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền) > Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên. c, Thành phần hồ sơ thành lâp công ty cổ phần: Để đăng ký thành lập công ty cổ phần chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau: – Giấy đề nghị – Điều lệ công ty – Danh sách cổ đông sáng lập – Bản sao chứng thực một trong các tài liệu: + Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông công ty + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức. – Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền) > Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần 3. Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Sau khi đã hoàn thành bước soạn hồ sơ thành lập công ty, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay việc thực hiện thành lập công ty phải được thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến (nộp hồ sơ thành lập công ty online qua mạng) tại địa chỉ: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ (Bạn đọc có thể tham khảo bài viết hướng dẫn nộp hồ sơ online của chúng tôi) 4. Thời hạn trả kết quả thành lập công ty Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 5. Khắc dấu pháp nhân của công ty Hiện nay sau khi khắc dấu cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Trừ trường hợp các loại hình kinh doanh đặc thù con dấu do cơ quan công an cấp. Hiện nay công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp. Tham khảo thêm tại taocongty.com
Vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng ký cao hơn vốn thực góp thì giải quyết như thế nào?
Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ lớn để thực hiện các mục đích kêu gọi đầu tư hoặc thể hiện năng lực tài chính với đối tác, nhưng vốn thực góp lại thấp hơn rất nhiều vốn điều lệ đã đăng ký. Khi số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký cao hơn vốn thực góp thì tùy vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn một trong các biện pháp khắc phục sau đây: 1. Góp đủ số vốn mà doanh nghiệp đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ thể góp vốn phải góp vốn cho doanh nghiệp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn với từng loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau: - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (khoản 2 điều 47 và khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020). - Đối với công ty cổ phần: các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn (khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020). - Đối với công ty hợp danh: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp vốn đúng thời hạn đã cam kết (khoản 1 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020). Như vậy, trong thời hạn kể trên, doanh nghiệp có thể yêu cầu các chủ thể góp vốn góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết để tránh trường hợp vốn điều lệ đã đăng ký cao hơn số vốn thực góp. 2. Thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Sau khi hết thời hạn nêu tại mục (1) mà doanh nghiệp chưa huy động đủ số vốn điều lệ hoặc thành viên không có khả năng góp đủ số vốn đã cam kết thì đối với từng loại hình doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ. Thời hạn đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với từng doanh nghiệp tương ứng là: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ (khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020); - Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên: 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ (khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020); - Công ty cổ phần: 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua (điểm d khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020) Vốn điều lệ là một nội dung được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, do vậy, khi thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020). Vậy, trong thời hạn kể trên doanh nghiệp có thể đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để điều chỉnh vốn điều lệ. Lưu ý: Hết thời hạn kể trên mà doanh nghiệp mới thực hiện việc đăng ký để điều chỉnh vốn điều lệ thì có thể sẽ bị xử phạt về vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mức phạt được quy định tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau: - Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày. - Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quá thời hạn từ 11 ngày đến 30 ngày. - Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quá thời hạn từ 31 ngày đến 90 ngày. - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quá thời hạn từ 91 ngày trở lên.
Tăng vốn điều lệ có thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Theo Khoản 4 Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: “Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; 2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; 4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.” Theo đó, khi thay đổi một trong các nội dung trong Giấy chứng nhận, Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020 như sau: “Điều 30. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này. 2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. [...]” => Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, căn cứ Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định như sau: “Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định; b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.” => Theo đó, nếu Doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt nêu trên