Giám định viên tư pháp nghiện ma túy có bị miễn nhiệm không?
Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn, được bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp. Những giám định viên này phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp để thực hiện việc giám định. Trường hợp khi họ bị nghiên ma túy thì có bị miễn nhiệm không? 1. Giám định viên tư pháp nghiện ma túy có bị miễn nhiệm không? Theo Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp: - Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; - Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này; … Dẫn theo khoản 2 Điều 7 Luật này thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp: - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; - Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.” Như vậy theo như các quy định trên thì trường hợp giám định viên tư pháp nghiện ma túy nếu Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì sẽ bị miễn nhiệm giám định viên tư pháp do bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trường hợp khác nếu như giám định viên tư pháp này được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cũng sẽ bị miễn nhiệm. Ngoài ra, nếu thuộc các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp được nêu ở trên thì giám định viên này cũng sẽ bị miễn nhiệm theo quy định. 2. Ai có thẩm quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp nghiện ma túy? Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định về thẩm quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp như sau: - Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp. Như vậy, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy từng trường hợp cụ thể như quy định trên mà có thẩm quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
Cơ quan nào quyết định việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ?
Hồ sơ đề nghị và tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ? Theo tiết 1.6 tiểu mục 1 Mục B Phần II Thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023 quy định như sau: - Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. - Vụ Pháp chế thuộc Bộ là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì để được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ? Tiêu chuẩn để được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN như sau: - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ: + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 (năm) năm trở lên. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ: + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. - Ngoài các quy định trên, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử, sở hữu công nghiệp (đối với các đối tượng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc các ngành sau: + Ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc; + Một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; + Một trong các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với giám định tư pháp đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ gồm những thành phần nào? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục B Phần II Thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023 như sau: - Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của Thủ trưởng đơn vị; - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc. - Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định. Tóm lại, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ và Vụ Pháp chế thuộc Bộ là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục bổ nhiệm này.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp lĩnh vực KH&CN cấp trung ương
Ngày 28/9/2023 Bộ trưởng Bộ KH&CN vừa ban hành Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN. Theo đó, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp lĩnh vực KH&CN cấp trung ương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ KH&CN được quy định như sau: (1) Trình tự thực hiện bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN - Thủ trưởng đơn vị liên quan trực thuộc Bộ KH&CN lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN gửi hồ sơ đến Vụ Pháp chế để tổng hợp. - Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. (2) Thành phần, số lượng hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN * Thành phần hồ sơ: - Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của Thủ trưởng đơn vị; - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc. - Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định. * Số lượng hồ sơ: 01 bộ. (3) Thời hạn giải quyết hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. (4) Cơ quan giải quyết bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ KH&CN; - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Pháp chế. (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN: + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 (năm) năm trở lên. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN: + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. - Ngoài quy định tại Mục 1.10.1 và Mục 1.10.2 của yêu cầu điều kiện thực hiện T™TC này, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử, sở hữu công nghiệp (đối với các đối tượng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc các ngành sau: + Ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc; + Một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; + Một trong các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với giám định tư pháp đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Xem thêm Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023 có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương
Đây là nội dung được quy định tại Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 ban hành ngày 03/7/2023 bởi Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng. Theo đó, thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được thực hiện như sau: (1) Trình tự bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng - Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp theo quy định; - Trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng. Trường hợp từ chối phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do; - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp thẻ giám định viên tư pháp. (2) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính. (3) Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ đề nghị bổ nhiệm và cấp thẻ * Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp (theo mẫu số 02 kèm theo Quyết định này); - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc; - Bản sao Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hoặc bản kê khai điều kiện năng lực phù hợp với tiêu chuẩn giám định viên tư pháp xây dựng quy định (nếu có). - 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong vòng 06 tháng gần nhất). * Số lượng hồ sơ: 01 bộ (4) Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm 20 ngày quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp và 10 ngày cấp thẻ giám định viên tư pháp) (5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân ở địa phương. (6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Cơ quan đầu mối giải quyết: Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tư pháp. (7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng và thẻ giám định viên tư pháp xây dựng. (8) Lệ phí, phí: Không (9) Tên Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng (theo mẫu số 02 kèm theo Quyết định này) (10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính Giám định viên tư pháp xây dựng phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012; trong đó, tiêu chuẩn hoạt động chuyên môn phù hợp được quy định như sau: - Trường hợp giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật + Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng: phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về quy hoạch xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định; + Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng: phải đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng để thực hiện một trong các công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về hoạt động xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định; + Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản: phải có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về nhà ở và thị trường bất động sản, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định. - Trường hợp giám định tư pháp về chất lượng xây dựng công trình + Đối với giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng: phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định; + Đối với giám định chất lượng công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng; giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân hư hỏng công trình xây dựng: phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định. - Trường hợp giám định chi phí xây dựng công trình, giá trị nhà ở và bất động sản: phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định. Xem thêm Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 có hiệu lực từ ngày 20/6/2023.
Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương
Ngày 3/7/2023, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ban hành Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng. Cụ thể, quy định chi tiết thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như sau: 1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14, giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm khi: - Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; - Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp; - Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; - Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; - Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; - Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động. 2. Trình tự, thủ tục thực hiện miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương Trình tự thực hiện: - Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp lập hồ sơ miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; - Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng; Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính. Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp (theo mẫu số 01); - Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14, cụ thể như sau: + Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; + Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; + Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; + Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp; + Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; + Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; + Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; + Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. (Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Điều 1 Quyết định 694/QĐ-BXD). Ngoài ra, Quyết định ban hành mới thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng tại các cơ quan ở trung ương thuộc quản lý của Bộ Xây dựng. Và sửa đổi, hủy bỏ một số thủ tục trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Giám định viên tư pháp là ai? thực hiện những công việc gì?
Trong nhiều vụ án có tính chất chuyên môn phức tạp đòi hỏi quá trình tố tụng phải đảm bảo chuyên môn cao mới có thể đưa ra được kết luận. Thì Giám định viên tư pháp chính là người thực hiện các công việc được phân công trong các vụ án pháp lý đặc biệt này. Vậy Giám định viên tư pháp là ai và thực hiện những công việc gì? 1. Giám định viên tư pháp là ai? Giám định viên tư pháp được hiểu là người giám định thực hiện hoạt động chuyên môn được thực hiện bởi chuyên gia giám định các trường hợp cụ thể nào đó, để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Theo khoản 6 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp. 2. Tiêu chuẩn trở thành Giám định viên tư pháp Để được cấp chứng nhận trở thành một Giám định viên tư pháp, công dân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp được quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau: - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp: + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên; + Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp: + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 3. Quyền và nghĩa vụ của Giám định viên tư pháp Căn cứ Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bởi Luật Giám định tư pháp 2020) quy định quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp như sau: - Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu. Các giám định viên tư pháp đang công tác tại các cơ quan, tổ chức chuyên môn (Bệnh viện; trung tâm y tế; viện nghiên cứu; cơ quan nhà nước; cơ sở đào tạo, nghiên cứu…) có trách nhiệm thực hiện giám định khi được trưng cầu đích danh hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật giám định tư pháp 2012. Văn bản kết luận giám định của những người này có giá trị pháp lý như đối với văn bản kết luận giám định của giám định viên tư pháp chuyên trách đang công tác tại các tổ chức giám định tư pháp chuyên trách. - Được từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định, đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ. Hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật. - Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 Luật giám định tư pháp 2012. - Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội. - Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 Luật giám định tư pháp 2012. Như vậy, Giám định viên tư pháp là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn trở thành chuyên gia trong việc giám định một lĩnh vực nào đó và có trách nhiệm thực hiện giám định khi được trưng cầu đích danh hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Nội dung, hình dáng và kích thước trên thẻ giám định viên tư pháp
Nội dung thẻ giám định viên tư pháp sẽ bao gồm những nội dung gì? Hình dáng và kích thước ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Hình dáng, kích thước thẻ giám định viên tư pháp như thế nào? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTP, Hình dáng, kích thước quy định như sau: Thẻ giám định viên tư pháp hình chữ nhật, chiều dài 90 mm, chiều rộng 65 mm, độ dày 0,76 mm, được dán ép bằng màng dán Plastic, gồm hai mặt: Nền mặt trước là hình ảnh trống đồng và các hoa văn, các họa tiết trang trí, màu vàng; nền mặt sau màu đỏ cờ. Thẻ giám định viên tư pháp bao gồm những nội dung gì? Tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTP, thẻ giám định viên tư pháp bao gồm những nội dung sau: Nội dung mặt trước, tiếp giáp với lề trái, từ trên xuống gồm các thông tin sau: - Góc trên cùng là tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm. Dưới tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp có đường kẻ liền có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài dòng chữ và được canh giữa; - Ảnh của người được cấp thẻ giám định viên tư pháp (2cm x 3cm), được canh giữa dưới tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp. Nội dung mặt trước, tiếp giáp với lề phải, từ trên xuống gồm các thông tin sau: - Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng; - Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ. Dưới Tiêu ngữ có đường kẻ liền có độ dài bằng độ dài dòng chữ và được canh giữa Tiêu ngữ; - Dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”: Được trình bày bằng chữ in hoa, màu đỏ, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm; được canh giữa dưới Tiêu ngữ; - Số thẻ: Gồm mã bộ, cơ quan ngang bộ, mã tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này và 04 chữ số tiếp theo là số thứ tự của thẻ, được đánh liên tiếp từ số 0001 ghi bằng chữ số Ả Rập; - Ký hiệu thẻ bao gồm: Chữ viết tắt tên thẻ (GĐVTP) và chữ viết tắt tên cơ quan cấp thẻ, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng. Số thẻ và ký hiệu thẻ được canh giữa dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”; - Họ và tên của người được cấp thẻ: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm; - Ngày, tháng, năm sinh của người được cấp thẻ: Ghi bằng chữ số Ả Rập; - Lĩnh vực giám định: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng; - Nơi công tác: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng (ghi rõ đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); - Nơi cấp, ngày, tháng, năm cấp: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 8, kiểu chữ nghiêng, số, ngày, tháng, năm ghi bằng chữ số Ả Rập; - Chức vụ người có thẩm quyền cấp thẻ (Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh): Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm; - Họ tên người ký: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm. Nội dung mặt sau gồm các thông tin sau: - Mặt sau thẻ giám định viên tư pháp có hình Quốc huy in nổi ở giữa, đường kính 2,5cm. Phía trên Quốc huy là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, in bằng chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm. Phía dưới Quốc huy là dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”, in bằng chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 10, kiểu chữ đứng, đậm. - Phông chữ ghi trên thẻ là phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Con dấu trên thẻ giám định viên tư pháp - Con dấu trên thẻ giám định viên tư pháp là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ giám định viên tư pháp, mực dấu màu đỏ, ảnh của giám định viên tư pháp dán trên thẻ được đóng giáp lai bằng dấu nổi (ở ¼ dưới góc phải ảnh). Trên đây là những nội dung thông tin trên thẻ và hình dáng và kích thước của thẻ giám định viên tư pháp.
Giám định viên tư pháp nghiện ma túy có bị miễn nhiệm không?
Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn, được bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp. Những giám định viên này phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp để thực hiện việc giám định. Trường hợp khi họ bị nghiên ma túy thì có bị miễn nhiệm không? 1. Giám định viên tư pháp nghiện ma túy có bị miễn nhiệm không? Theo Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp: - Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; - Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này; … Dẫn theo khoản 2 Điều 7 Luật này thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp: - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; - Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.” Như vậy theo như các quy định trên thì trường hợp giám định viên tư pháp nghiện ma túy nếu Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì sẽ bị miễn nhiệm giám định viên tư pháp do bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trường hợp khác nếu như giám định viên tư pháp này được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cũng sẽ bị miễn nhiệm. Ngoài ra, nếu thuộc các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp được nêu ở trên thì giám định viên này cũng sẽ bị miễn nhiệm theo quy định. 2. Ai có thẩm quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp nghiện ma túy? Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định về thẩm quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp như sau: - Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp. Như vậy, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy từng trường hợp cụ thể như quy định trên mà có thẩm quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
Cơ quan nào quyết định việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ?
Hồ sơ đề nghị và tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ? Theo tiết 1.6 tiểu mục 1 Mục B Phần II Thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023 quy định như sau: - Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. - Vụ Pháp chế thuộc Bộ là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì để được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ? Tiêu chuẩn để được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN như sau: - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ: + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 (năm) năm trở lên. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ: + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. - Ngoài các quy định trên, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử, sở hữu công nghiệp (đối với các đối tượng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc các ngành sau: + Ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc; + Một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; + Một trong các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với giám định tư pháp đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ gồm những thành phần nào? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục B Phần II Thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023 như sau: - Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của Thủ trưởng đơn vị; - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc. - Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định. Tóm lại, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ và Vụ Pháp chế thuộc Bộ là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục bổ nhiệm này.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp lĩnh vực KH&CN cấp trung ương
Ngày 28/9/2023 Bộ trưởng Bộ KH&CN vừa ban hành Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN. Theo đó, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp lĩnh vực KH&CN cấp trung ương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ KH&CN được quy định như sau: (1) Trình tự thực hiện bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN - Thủ trưởng đơn vị liên quan trực thuộc Bộ KH&CN lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN gửi hồ sơ đến Vụ Pháp chế để tổng hợp. - Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. (2) Thành phần, số lượng hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN * Thành phần hồ sơ: - Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của Thủ trưởng đơn vị; - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc. - Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định. * Số lượng hồ sơ: 01 bộ. (3) Thời hạn giải quyết hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. (4) Cơ quan giải quyết bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ KH&CN; - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Pháp chế. (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện bổ nhiệm giám định viên tư pháp KH&CN - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN: + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 (năm) năm trở lên. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN: + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. - Ngoài quy định tại Mục 1.10.1 và Mục 1.10.2 của yêu cầu điều kiện thực hiện T™TC này, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử, sở hữu công nghiệp (đối với các đối tượng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc các ngành sau: + Ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc; + Một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; + Một trong các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với giám định tư pháp đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Xem thêm Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023 có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương
Đây là nội dung được quy định tại Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 ban hành ngày 03/7/2023 bởi Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng. Theo đó, thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được thực hiện như sau: (1) Trình tự bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng - Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp theo quy định; - Trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng. Trường hợp từ chối phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do; - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp thẻ giám định viên tư pháp. (2) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính. (3) Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ đề nghị bổ nhiệm và cấp thẻ * Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp (theo mẫu số 02 kèm theo Quyết định này); - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc; - Bản sao Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hoặc bản kê khai điều kiện năng lực phù hợp với tiêu chuẩn giám định viên tư pháp xây dựng quy định (nếu có). - 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong vòng 06 tháng gần nhất). * Số lượng hồ sơ: 01 bộ (4) Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm 20 ngày quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp và 10 ngày cấp thẻ giám định viên tư pháp) (5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân ở địa phương. (6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Cơ quan đầu mối giải quyết: Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tư pháp. (7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng và thẻ giám định viên tư pháp xây dựng. (8) Lệ phí, phí: Không (9) Tên Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng (theo mẫu số 02 kèm theo Quyết định này) (10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính Giám định viên tư pháp xây dựng phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012; trong đó, tiêu chuẩn hoạt động chuyên môn phù hợp được quy định như sau: - Trường hợp giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật + Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng: phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về quy hoạch xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định; + Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng: phải đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng để thực hiện một trong các công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về hoạt động xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định; + Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản: phải có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về nhà ở và thị trường bất động sản, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định. - Trường hợp giám định tư pháp về chất lượng xây dựng công trình + Đối với giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng: phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định; + Đối với giám định chất lượng công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng; giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân hư hỏng công trình xây dựng: phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định. - Trường hợp giám định chi phí xây dựng công trình, giá trị nhà ở và bất động sản: phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định. Xem thêm Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 có hiệu lực từ ngày 20/6/2023.
Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương
Ngày 3/7/2023, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ban hành Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng. Cụ thể, quy định chi tiết thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như sau: 1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14, giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm khi: - Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; - Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp; - Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; - Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; - Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; - Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động. 2. Trình tự, thủ tục thực hiện miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương Trình tự thực hiện: - Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp lập hồ sơ miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; - Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng; Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính. Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp (theo mẫu số 01); - Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14, cụ thể như sau: + Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; + Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp; + Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; + Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp; + Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; + Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; + Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; + Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. (Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Điều 1 Quyết định 694/QĐ-BXD). Ngoài ra, Quyết định ban hành mới thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng tại các cơ quan ở trung ương thuộc quản lý của Bộ Xây dựng. Và sửa đổi, hủy bỏ một số thủ tục trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Giám định viên tư pháp là ai? thực hiện những công việc gì?
Trong nhiều vụ án có tính chất chuyên môn phức tạp đòi hỏi quá trình tố tụng phải đảm bảo chuyên môn cao mới có thể đưa ra được kết luận. Thì Giám định viên tư pháp chính là người thực hiện các công việc được phân công trong các vụ án pháp lý đặc biệt này. Vậy Giám định viên tư pháp là ai và thực hiện những công việc gì? 1. Giám định viên tư pháp là ai? Giám định viên tư pháp được hiểu là người giám định thực hiện hoạt động chuyên môn được thực hiện bởi chuyên gia giám định các trường hợp cụ thể nào đó, để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Theo khoản 6 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp. 2. Tiêu chuẩn trở thành Giám định viên tư pháp Để được cấp chứng nhận trở thành một Giám định viên tư pháp, công dân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp được quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau: - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp: + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên; + Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp: + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 3. Quyền và nghĩa vụ của Giám định viên tư pháp Căn cứ Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bởi Luật Giám định tư pháp 2020) quy định quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp như sau: - Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu. Các giám định viên tư pháp đang công tác tại các cơ quan, tổ chức chuyên môn (Bệnh viện; trung tâm y tế; viện nghiên cứu; cơ quan nhà nước; cơ sở đào tạo, nghiên cứu…) có trách nhiệm thực hiện giám định khi được trưng cầu đích danh hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật giám định tư pháp 2012. Văn bản kết luận giám định của những người này có giá trị pháp lý như đối với văn bản kết luận giám định của giám định viên tư pháp chuyên trách đang công tác tại các tổ chức giám định tư pháp chuyên trách. - Được từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định, đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ. Hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật. - Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 Luật giám định tư pháp 2012. - Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội. - Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 Luật giám định tư pháp 2012. Như vậy, Giám định viên tư pháp là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn trở thành chuyên gia trong việc giám định một lĩnh vực nào đó và có trách nhiệm thực hiện giám định khi được trưng cầu đích danh hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Nội dung, hình dáng và kích thước trên thẻ giám định viên tư pháp
Nội dung thẻ giám định viên tư pháp sẽ bao gồm những nội dung gì? Hình dáng và kích thước ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Hình dáng, kích thước thẻ giám định viên tư pháp như thế nào? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTP, Hình dáng, kích thước quy định như sau: Thẻ giám định viên tư pháp hình chữ nhật, chiều dài 90 mm, chiều rộng 65 mm, độ dày 0,76 mm, được dán ép bằng màng dán Plastic, gồm hai mặt: Nền mặt trước là hình ảnh trống đồng và các hoa văn, các họa tiết trang trí, màu vàng; nền mặt sau màu đỏ cờ. Thẻ giám định viên tư pháp bao gồm những nội dung gì? Tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTP, thẻ giám định viên tư pháp bao gồm những nội dung sau: Nội dung mặt trước, tiếp giáp với lề trái, từ trên xuống gồm các thông tin sau: - Góc trên cùng là tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm. Dưới tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp có đường kẻ liền có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài dòng chữ và được canh giữa; - Ảnh của người được cấp thẻ giám định viên tư pháp (2cm x 3cm), được canh giữa dưới tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp. Nội dung mặt trước, tiếp giáp với lề phải, từ trên xuống gồm các thông tin sau: - Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng; - Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ. Dưới Tiêu ngữ có đường kẻ liền có độ dài bằng độ dài dòng chữ và được canh giữa Tiêu ngữ; - Dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”: Được trình bày bằng chữ in hoa, màu đỏ, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm; được canh giữa dưới Tiêu ngữ; - Số thẻ: Gồm mã bộ, cơ quan ngang bộ, mã tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này và 04 chữ số tiếp theo là số thứ tự của thẻ, được đánh liên tiếp từ số 0001 ghi bằng chữ số Ả Rập; - Ký hiệu thẻ bao gồm: Chữ viết tắt tên thẻ (GĐVTP) và chữ viết tắt tên cơ quan cấp thẻ, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng. Số thẻ và ký hiệu thẻ được canh giữa dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”; - Họ và tên của người được cấp thẻ: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm; - Ngày, tháng, năm sinh của người được cấp thẻ: Ghi bằng chữ số Ả Rập; - Lĩnh vực giám định: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng; - Nơi công tác: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng (ghi rõ đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); - Nơi cấp, ngày, tháng, năm cấp: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 8, kiểu chữ nghiêng, số, ngày, tháng, năm ghi bằng chữ số Ả Rập; - Chức vụ người có thẩm quyền cấp thẻ (Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh): Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm; - Họ tên người ký: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm. Nội dung mặt sau gồm các thông tin sau: - Mặt sau thẻ giám định viên tư pháp có hình Quốc huy in nổi ở giữa, đường kính 2,5cm. Phía trên Quốc huy là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, in bằng chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm. Phía dưới Quốc huy là dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”, in bằng chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 10, kiểu chữ đứng, đậm. - Phông chữ ghi trên thẻ là phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Con dấu trên thẻ giám định viên tư pháp - Con dấu trên thẻ giám định viên tư pháp là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ giám định viên tư pháp, mực dấu màu đỏ, ảnh của giám định viên tư pháp dán trên thẻ được đóng giáp lai bằng dấu nổi (ở ¼ dưới góc phải ảnh). Trên đây là những nội dung thông tin trên thẻ và hình dáng và kích thước của thẻ giám định viên tư pháp.