Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách?
Khi đi khách sạn, nhà nghỉ thì có một số nơi yêu cầu giữ CCCD của khách thì có được không? Khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách có bị phạt không? Bao nhiêu tuổi thì được đi khách sạn? Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách? Theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau: - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Đồng thời, Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau: Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù phải xuất trình và giao nộp thẻ căn cước cho cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để quản lý; trừ trường hợp người đó không có thẻ căn cước. Như vậy, chỉ có cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là được phép giữ thẻ căn cước, CCCD của công dân. Theo đó, khách sạn, nhà nghỉ sẽ không được giữ CCCD của khách. Khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân. Như vậy, khách sạn giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê là đang chiếm đoạt thẻ căn cước, CCCD của người thuê, sẽ bị phạt từ 2 - 4 triệu đồng và bị buộc nộp lại thẻ căn cước, CCCD đã chiếm đoạt. Bao nhiêu tuổi thì được đi khách sạn, nhà nghỉ? Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự như sau: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy: - Người chưa đủ sáu tuổi cần có người đại diện theo pháp luật thuê nhà nghỉ, khách sạn cho. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi phải được người đại diện theo pháp luật thuê nhà nghỉ, khách sạn cho; - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình thuê nhà nghỉ, khách sạn, trừ những trường hợp việc thuê nhà nghỉ, khách sạn của đối tượng này mà pháp luật quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. - Người từ đủ 18 tuổi trở lên được tự mình thuê khách sạn, nhà nghỉ.
"Đất có lề, quê có thói" là gì? Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được không?
Đất có lề, quê có thói được hiểu là gì? Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. "Đất có lề, quê có thói" được hiểu là gì? - "Đất có lề" tức là lề luật là những thói quen, quy định quy tắc, thông lệ… của địa phương hay của cộng đồng dân cư của người nào đó. Ta thường nghe nói tới lề lối, lề luật, lề phép… - Còn "Quê có thói" nghĩa là thói quen, thói tục, thói cách, cách thức, tục lệ, tập quán, phong tục… - Nghĩa của câu "Đất có lề, quê có thói" gần giống với câu "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá" hoặc "Nhập gia tùy tục". Theo đó, "Đất có lề, quê có thói" có nghĩa là ở địa phương nào thì cũng có những luật lệ, phong tục, thói quen. Khi đến địa phương đó chúng ta phải hiểu biết, tôn trọng lề luật, tập tục của họ để ứng xử cho phù hợp. Có những thói quen, lề luật ở đất khách không giống quê mình nhưng bản thân ta vẫn phải tôn trọng, tránh bị cho là kém duyên, hoặc nặng nề hơn là vi phạm quy tắc, quy định, luật lệ ở địa phương đó. Ngoài ra, câu tục ngữ còn chỉ một số đặc điểm tập quán riêng ở một số khu vực như ở một số có những tập quán đặt tên họ khác so với nhiều vùng như: - Đối với đồng bào dân tộc thiểu số Châu Mạ, tỉnh Lâm Đồng thì phần “họ” được dùng để phân biệt giữa người nam và người nữ (nam giới mang họ K’ như K’Nhất, K’Quyn..., nữ giới mang họ Ka như Ka Rêm, Ka Hệp...), ngoài ra không sử dụng bất kỳ họ nào khác. Trường hợp con trai do người mẹ đơn thân sinh ra, mẹ mang họ Ka nhưng con trai phải mang họ K’ để tránh nhầm lẫn là giới tính nữ. - Hoặc một số tập quán khác không đặt họ như: Tập quán của người Ba Na ở Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên; người Brâu, người Xơ-đăng ở Kon Tum; người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)... thì người con trai dân tộc Ba Na thường gọi là Yang Danh, con gái thường gọi là: Thưr, Thớp, Yung, Blui, Aying, Klrot, Blinh, Chơ, Y owu, Nhiêng, Đim, Đech, Njưk… Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được pháp luật công nhận không? Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc áp dụng tập quán như sau: Áp dụng tập quán - Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. - Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Do đó, những tập quán được áp dụng trong giao dịch dân sự phải là các tập quán đã được hình thành trong đời sống dân sự cụ thể, đã được thực hiện và sử dụng thường xuyên được cộng đồng thừa nhận. Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với việc đặt tên cho con như sau: Quyền có họ, tên - Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. [...] - Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.” Theo đó, họ của cá nhân có thể xác định theo tập quán nếu cha mẹ không có thỏa thuận họ của con theo cha đẻ hoặc mẹ đẻ. Tuy nhiên, họ của con vẫn phải đảm bảo theo họ cha hoặc họ mẹ. Ngoài ra, tên của Công dân Việt Nam có thể bằng tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Như vậy, câu tục ngữ "Đất có lề, quê có thói" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong các phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? GDDS vô hiệu và hậu quả pháp ký khi GDDS vô hiệu?
Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 thì Giao dịch dân sự (“GDDS”) là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong đó, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: +) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. +) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. Sư tự nguyện ở đây được hiểu là sự tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí. +) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của giao dịch dân sự được xác định là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó (Điều 118 Bộ luật Dân sự 2015). Trong đó, điều cấm của luật được hiểu là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; Đạo đức xã hội được hiểu là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Về nguyên tắc, giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó (theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015). Bên cạnh đó, Điều 120 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau: - Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. - Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu? Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 thì Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015 (như đã phân tích cụ thể bên trên) thì sẽ được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có đưa ra quy định khác. Lưu ý, Giao dịch dân sự cũng có thể vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch (Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015). Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được hướng dẫn giải quyết tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung như sau: - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định.
Mẫu giấy mượn tiền cá nhân mới nhất 2024
Hiện nay mẫu giấy mượn tiền cá nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào? Nếu cho mượn tính lãi thì lãi suất tối đa hợp pháp là bao nhiêu? Có được đòi lại tiền đã cho mượn trước thời hạn không? Mẫu giấy mượn tiền cá nhân mới nhất 2024 Vay, mượn tiền là các giao dịch dân sự. Mà theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, giấy mượn tiền có thể xem là một hợp đồng vay tài sản. Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng vay tài sản, người đọc có thể tham khảo Mẫu giấy mượn tiền cá nhân mới nhất 2024 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/25/giay-muon-tien.docx Như vậy, giấy mượn tiền cá nhân là một trong những căn cứ để thiết lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu các bên không thực hiện đúng theo thỏa thuận trong giấy mượn tiền thì có thể dùng giấy mượn tiền làm căn cứ để khởi kiện. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là giấy mượn tiền phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Cá nhân được cho mượn có lãi suất bao nhiêu? Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. + Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. + Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. + Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. - Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn. Như vậy, hiện nay cá nhân được cho vay/mượn có lãi với mức lãi suất tối đa là từ 0 - 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu cho vay vượt quá mức này thì khi có tranh chấp phần lãi suất vượt quá sẽ vô hiệu. Có được đòi lại tiền đã cho mượn trước thời hạn không? Theo Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn - Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý. - Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy, đối với cho mượn tiền có thời hạn mà không có lãi thì có thể đòi lại tiền cho mượn trước thời hạn nhưng phải được bên mượn đồng ý còn bên mượn có thể trả lại tiền bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước với bên cho mượn. Người mượn tiền dùng tiền khác với mục đích mượn đã báo thì được đòi lại không? Theo Điều 467 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sử dụng tài sản vay như sau: Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. Như vậy, nếu người mượn tiền dùng tiền khác với mục đích ban đầu để hỏi mượn thì người cho mượn có quyền kiểm tra và đòi lại tiền trước thời hạn nếu như đã nhắc nhở mà bên mượn tiền vẫn làm trái.
Mẫu biên bản họp gia đình chia đất mới nhất? Biên bản họp gia đình chia đất viết tay được không?
Biên bản họp gia đình chia đất dùng để làm gì, có giá trị thế nào? Pháp luật có quy định mẫu biên bản họp gia đình chia đất không? Biên bản họp gia đình viết tay thì có giá trị không? Biên bản họp gia đình chia chất có giá trị gì? Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, việc họp gia đình chia đất cũng được xem là một giao dịch dân sự và thể hiện bằng biên bản họp gia đình. Nếu việc họp gia đình diễn ra đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì sẽ có hiệu lực pháp luật và các bên có quyền, nghĩa vụ sẽ phải thực hiện theo biên bản họp gia đình chia đất đã được ghi nhận. Mẫu biên bản họp gia đình chia đất mới nhất? Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mẫu biên bản họp gia đình cụ thể, tuy nhiên, người dùng có thể tham khảo Mẫu biên bản họp gia đình chia đất mới nhất tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/25/mau-bien-ban-hop-gia-dinh-chia-dat.docx Biên bản họp gia đình chia đất viết tay được không? Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau: - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Đồng thời, Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau: - Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, biên bản họp gia đình chia đất là giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản và nếu việc họp gia đình đáp ứng đủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như phần trên đã phân tích thì hoàn toàn có giá trị pháp lý.
Có thể dùng cuộc ghi âm để làm bằng chứng đối với việc vay tiền không có giấy tờ không?
Trên thực tế, có nhiều vụ việc cho vay tiền nhưng không đòi lại tiền vì xuất phát từ mối quan hệ, lòng tin, sự thương cảm…nên các bên khi cho vay tiền lại không có làm hợp đồng bằng văn bản. Chính điều này đã gây khó khăn khi bên cho vay muốn đòi lại tiền nhưng không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh. Vậy việc cho vay không làm hợp đồng vay có thể đòi lại được tiền không. Cho vay tiền có bắt buộc cần có hợp đồng vay hay không? Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên và không quy định bắt buộc cho vay tiền phải viết giấy tờ hoặc lập hợp đồng cho vay. Như vậy, cho vay tiền không bắt buộc phải lập thành hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng vay có thể không phụ thuộc vào hình thức nhưng cần phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch dân sự. Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Bên cạnh đó, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Vì thế, trong trường hợp cho vay không có hợp đồng nhưng vẫn đáp ứng đáp ứng các điều kiện trên thì ngay trong trường hợp không có hợp đồng thì giao dịch vay này vẫn đúng theo quy định pháp luật và được pháp luật công nhận và bảo vệ. Nên bên cho vay có quyền yêu cầu đòi lại khoản tiền đã cho vay, nếu bên vay không trả thì có thể giải quyết thông qua con đường tố tụng là Tòa án để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Có thể dùng cuộc ghi âm để làm bằng chứng đối với việc vay tiền không có giấy tờ không? Việc bên cho vay không có hợp đồng hoặc các văn bản thể hiện việc cho vay tiền, thì pháp luật vẫn công nhận giao dịch thực tế giữa các bên. Giả sử, bên vay cho rằng việc mượn tiền không có giấy tờ và cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên cho vay có thể khởi kiện ra tòa án theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để thực hiện quyền khởi kiện vụ án của mình. Tuy nhiên, việc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên cho vay phải có nghĩa vụ chứng minh đối với số tiền đã cho bên vay mượn. Trên thực tế, điều này cũng rất khó để thực hiện, vì đa phần những người trốn tránh nghĩa vụ trả nợ sẽ khó để lộ ra sơ hở. Mặc dù như vậy, bên vay cần phải có chứng cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đối với các nguồn thu thập chứng cứ, bao gồm: -Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; - Vật chứng; - Lời khai của đương sự; - Lời khai của người làm chứng; - Kết luận giám định; - Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; - Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; - Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; - Văn bản công chứng, chứng thực; - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Như vậy, trong trường hợp cho vay tiền không có hợp đồng và bên vay từ chối trả thì bên vay có quyền khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh như tin nhắn, video, ghi âm (có thể lập vi bằng xác nhận) hay sao kê ngân hàng, chuyển khoản... Có thể thấy, việc chứng minh bằng những chứng cứ nêu trên sẽ gặp một chút khó khăn trong việc chứng minh dữ liệu cung cấp hoặc không đủ nội dung để chứng minh việc bên vay có mượn tiền. Nên để chắc chắn hơn, bên vay khi cho vay tiền cần phải làm hợp đồng vay tiền bằng văn bản, vì đây là chứng cứ an toàn và đủ đảm bảo nhất cho giao dịch dân sự.
Cha mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con đã thành niên?
Câu hỏi "Cha mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con?" luôn thu hút sự quan tâm bởi nó liên quan đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm và pháp luật (1) Cha mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con đã thành niên? Việc cha mẹ hỗ trợ con cái về mặt tài chính là điều dễ hiểu, nhưng liệu họ có bị bắt buộc gánh vác khoản nợ do con gây ra? Theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay, do đó, đây có thể được coi là một giao dịch dân sự. Bên cạnh đó, Điều 20 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Và năng lực hành vi dân sự của cá nhân chính là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Dựa trên các quy định trên có thể hiểu, con từ đủ 18 tuổi trở lên thì phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với các hành vi do mình xác lập, có trách nhiệm phải trả nợ khoản vay của mình, cha mẹ không có nghĩa vụ và không bị buộc phải trả nợ thay cho con đã thành niên. Tuy nhiên, tục ngữ có câu “con dại cái mang”, theo quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 Theo đó, căn cứ Điều 586 Bộ Luật Dân sự 2015, nghĩa vụ bồi thường được quy định như sau: Đối với người chưa đủ 15 tuổi: - Cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. - Nếu cha mẹ không đủ khả năng bồi thường, con có tài sản riêng thì sẽ dùng tài sản riêng để bồi thường phần còn thiếu. Đối với người từ 15 đến dưới 18 tuổi: - Bồi thường bằng tài sản của mình. - Nếu tài sản không đủ để bồi thường, cha mẹ sẽ phải bồi thường phần còn thiếu. Đối với người chưa thành niên, mất năng lực hành vi, nhận thức khó khăn: - Người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện việc bồi thường, nếu không đủ, người giám hộ bồi thường bằng tài sản của mình. - Người giám hộ chứng minh không có lỗi sẽ không phải bồi thường. Như vậy, đúng theo câu tục ngữ “con dại cái mang”, cha mẹ sẽ ít nhiều có trách nhiệm và bị buộc bồi thường nếu như con mình xâm phạm đến tài sản của người khác (vay tiền không trả) khi con chưa đủ tuổi thành niên, hoặc đã đủ tuổi thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức. Trường hợp con đã từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì phải tự chịu trách nhiệm với mọi giao dịch dân sự mà bản thân là một chủ thể trong đó, cha mẹ không có trách nhiệm phải trả nợ thay cho con trong trường hợp này. (2) Kết luận Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha mẹ không có nghĩa vụ pháp lý phải trả nợ thay cho con đã thành niên. Việc cha mẹ có hỗ trợ con thanh toán khoản nợ hay không phụ thuộc vào thỏa thuận và trách nhiệm tự nguyện của họ. Tuy nhiên, cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định trả nợ thay con, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống của bản thân mình. Hơn nữa, cha mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái về ý thức sử dụng tiền bạc, trách nhiệm tài chính và hậu quả của việc vay nợ. Qua đó, giúp con hình thành thói quen quản lý tài chính hợp lý, tránh mắc phải những khoản nợ không đáng có trong tương lai. Kết lại, việc cha mẹ có trả nợ thay con hay không là một quyết định phức tạp, cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Cha mẹ nên có trách nhiệm giáo dục con cái về tài chính để con có ý thức tự lập và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.
Gửi xe không lấy thẻ, khi mất xe ai chịu trách nhiệm?
Theo quy định pháp luật, bên giữ xe có trách nhiệm bảo quản tài sản được gửi giữ, bao gồm cả xe cộ. Việc người gửi xe không lấy thẻ khi xảy ra mất xe thì ai chịu trách nhiệm? (1) Quy định của pháp luật về việc gửi giữ tài sản Việc gửi xe tại các bãi giữ xe ngày càng phổ biến, song đi kèm với đó là những tranh cãi khi xảy ra sự cố mất xe. Đặc biệt, trường hợp gửi xe không lấy thẻ và mất xe thường khiến nhiều người băn khoăn về việc ai sẽ chịu trách nhiệm. Theo Điều 554 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” Quyền và nghĩa vụ của người gửi xe theo quy định tại Điều 555 và Điều 556 Bộ Luật Dân sự 2015 là: - Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. -Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận. -Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Quyền và nghĩa vụ của người giữ xe theo quy định tại Điều 557 và Điều 558 Bộ Luật Dân sự 2015 là: - Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ. - Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi. - Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí. - Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. - Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận. - Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công. - Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn. - Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản. Như vậy, việc gửi giữ tài sản được xem là một giao dịch dân sự khi đó là sự thỏa thuận giữa người gửi xe và nhân viên giữ xe, hai bên sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với chiếc xe được gửi trong một khoảng thời gian. (2) Gửi xe không lấy thẻ, khi mất xe ai chịu trách nhiệm? Như đã phân tích ở trên, việc gửi xe và nhận giữ xe cũng là một hình thức giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó có thể hiểu, để xác định người gửi xe có một giao dịch dân sự gửi giữ tài sản đối với nhân viên giữ xe thì không bắt buộc phải bằng hình thức là văn bản (thẻ giữ xe) mà hoàn toàn có thể bằng lời nói hoặc một hành vi cụ thể. Ví dụ, bạn có thể nói với nhân viên giữ xe là “Tôi có thể gửi xe ở đây không?” hoặc bằng ánh mắt, hành vi cụ thể thể hiện việc muốn gửi xe và nhận được sự đồng ý của nhân viên giữ xe (bằng lời nói, hoặc hành động hướng dẫn chỗ đậu xe, gật đầu) thì giữa bạn và nhân viên giữ xe đã hình thành một giao dịch dân sự đó là giao dịch về việc gửi giữ tài sản, cụ thể là gửi giữ xe. Lúc này, dù không có thẻ giữ xe nhưng giữa bạn và nhân viên giữ xe đã hình thành một giao dịch dân sự, bạn sẽ phát sinh một số quyền và nghĩa vụ đối nhân viên giữ xe như: bạn có quyền yêu cầu lấy lại tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng, trả tiền công giữ xe,... Do đó, dù gửi xe không lấy thẻ xe thì bạn vẫn được quyền yêu cầu nhân viên giữ xe bồi thường thiệt hại do làm mất xe trong trường hợp đã có một sự xác nhận của hai bên về việc phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản (bằng lời nói, hành vi cụ thể). Tuy nhiên, bạn nên nhớ quy tắc 4 chữ khi gửi xe đó là “Gửi xe - Lấy thẻ”, vì thẻ xe là chứng cứ rõ ràng và chắc chắn nhất để thể hiện giữa bạn và nhân viên giữ xe có phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản và để tránh phiền phức, phức tạp trong việc yêu cầu bồi thường nếu không may có tình huống mất xe xảy ra.
Triệt phá ổ "tín dụng đen" cho vay gần 4.000 tỷ đồng tại TPHCM, người vay có được nhận lại tiền?
Theo Báo công an Thành Phố Hồ Chí Minh đưa tin, vừa qua ngày 24/4 Công an TPHCM vừa triệt phá đường dây cho vay nặng lãi quy mô rất lớn thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Vậy, người vay có thể được nhận lại số tiền lãi đã đóng không? Thông tin chi tiết về vụ việc Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn, thủ đoạt hoạt động tinh vi xảy ra tại Công ty TM24H và Công ty ATM Online (địa chỉ 261 - 263 Phan Xích Long, Phường 2, quận Phú Nhuận) thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Cả 2 công ty trên đều hoạt động dưới sự điều hành của Đỗ Minh Hải (thường trú tại quận Bình Thạnh) Để che giấu tội phạm và thực hiện hành vi vi phạm: - Các đối tượng hoạt động “núp bóng” doanh nghiệp tư vấn tài chính, dịch vụ cầm đồ; sử dụng công nghệ cao để thực hiện hoạt động cho vay trực tuyến, lưu trữ hồ sơ khách hàng trên mạng internet; - Không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; - Lập các hợp đồng cho vay cầm cố, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cầm cố tài sản (với nội dung thuê lại tài sản cầm cố) không có thật nhằm chia nhỏ lãi suất thành lãi suất cơ bản nhỏ hơn 20%/năm, phí dịch vụ tư vấn, phí dịch vụ, phí nền tảng, phí cầm cố tài sản hơn 80%/năm. Qua đó thủ đoạn tinh vi đó, trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan pháp luật trong thời gian dài. Theo thống kê bước đầu, tổng số tiền giải ngân của đường dây này là gần 4.000 tỷ đồng, tổng số tiền thu về hơn 4.600 tỷ đồng trên tổng 738.933 lượt vay. Đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn. Tín dụng đen, cho vay nặng lãi là gì? Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi). Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay nặng lãi gọi là “cho vay lãi nặng”. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau: “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, theo quy định hiện hành người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất thì có thể được kết vào tội cho vay nặng lãi hay còn gọi là cho vay lãi nặng. Xem thêm: Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS? Người vay nặng lãi có được lấy lại số tiền lãi bất hợp pháp đã trả không? Theo Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: - Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với: + Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay; + Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay. + Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác. - Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Trong đó, mức lãi suất cao nhất được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. + Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. + Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Như vậy, theo quy định như trên, người vay nặng lãi có thể được trả lại số tiền thu lợi bất chính mà người cho vay đã nhận. Trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp.
Đồng nghiệp "bùng nợ" qua tin nhắn, có kiện đòi được không?
Đồng nghiệp cần tiền gấp để sửa nhà và hỏi vay tiền, hứa hẹn sẽ trả sớm vào ngày lãnh lương. Do tin tưởng đồng nghiệp và cũng chủ quan vì nghĩ rằng đồng nghiệp sẽ trả cho mình vì biết mức thu nhập của đồng nghiệp cũng khá cao và ổn định. Tuy nhiên, người này đã “bùng nợ” và nghỉ việc, không trả lời tin nhắn, điện thoại, người đồng nghiệp cho rằng việc vay tiền chỉ thể hiện qua tin nhắn điện thoại với nhau không đủ chứng cứ nói bạn có vay tiền. Vậy liệu có thể khởi kiện đòi tiền với bằng chứng là tin nhắn được không? (1) Có khởi kiện đòi tiền cho vay được không? Cho vay tiền là một giao dịch dân sự thông thường ở xã hội, theo Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định." Theo đó, người vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay, nếu không thực hiện nghĩa vụ thì người vay được xem là vi phạm hợp đồng Căn cứ khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó có tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Theo nguyên tắc tố tụng, khi có tranh chấp hợp đồng vay tài sản, giải quyết trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề. Nếu không giải quyết được bạn được quyền khởi kiện nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, các bên vẫn có quyền tự thỏa thuận về Tòa án nơi nguyên đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết. Do đó, hoàn toàn có thể khởi kiện người đồng nghiệp đó với lí do vi phạm hợp đồng cho vay. (2) Tin nhắn điện thoại có thể làm bằng chứng khởi kiện được không? Theo khoản 1 Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện qua các hình thức sau: - Lời nói - Văn bản - Hành vi - Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật. Hoặc tại khoản 1 Điều 94 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định “Tài liệu nghe được, đọc được, nhìn được, dữ liệu điện tử” cũng là một nguồn chứng cứ. Bên cạnh đó, nếu cho vay dưới hình thức chuyển khoản thì biên lai điện tử về số tiền đã chuyển cũng có giá trị về bằng chứng, chứng cứ. Bạn nên ghi nội dung chuyển khoản là : “Cho … vay số tiền … đồng vào ngày…” để chứng cứ được mạnh mẽ hơn. Như vậy, việc mượn tiền qua tin nhắn được xem là một chứng cứ chứng minh là có giao dịch vay tiền giữa hai người, có thể dựa vào bằng chứng này để khởi kiện hoặc tố giác. (3) “Bùng nợ” có dấu hiệu của tội phạm hình sự Theo điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015, các dấu hiệu phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” bị xử lí như sau: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả". Hình phạt tù của tội danh “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” có thể lên đến 20 năm khi tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đến dưới 500 triệu. Nếu việc “bùng nợ” có dấu hiệu của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì có thể nộp đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố để tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người vay tiền. (4) Kết luận Việc cho vay tiền khá nhạy cảm, không cho vay thì bạn giận, cho vay thì có nguy cơ vừa mất tiền vừa mất bạn. Do đó, trước khi có một người nào vay tiền, hãy thực hiện các việc để lại bằng chứng đã diễn ra sự kiện vay tiền giữa bạn và người đó để có căn cứ cho sự việc vay mượn này. Ngoài ra, chỉ nên cho những người bạn thật sự tin tưởng, người thân thiết và bạn nghĩ họ có khả năng trả cho mình để tránh vừa mất tiền, vừa mất luôn cả tình bạn bạn nhé!
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
Hiện nay thì việc giao dịch dân sự trong hoạt động mua bán rất phổ biến vậy để bảo vệ được những quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng thì việc giao kết hợp đồng với người tiêu dùng sẽ được pháp luật quy định như thế nào? Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau: - Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. - Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết. - Chính phủ quy định chi tiết các hình thức giao kết hợp đồng khác với người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy rằng hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ phải đảm bảo các nội dung nêu trên. Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ được giải thích ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau: Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Như vậy, trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Những điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ không có hiệu lực trong trường hợp nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau: - Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây: + Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; + Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau; + Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba; + Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý. Như vậy, trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có những điều khoản nêu trên thì hợp đồng có thể sẽ không có hiệu lực nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Từ những quy định nêu trên, hiện nay Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định cũng như chế tài nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để đảm bảo hoạt động mua bán trên thị trường ngày càng phát triển.
Từ phim Lật Mặt: Hứa chia tiền khi trúng số có phải là giao dịch dân sự?
“Lật mặt” chính là cụm từ được nhắc nhiều trong thời gian gần đây, đáng chú ý nội dung phim xoay quanh một nội dung mà tưởng chừng như chỉ có trong phim thì ngoài đời thực không ít tình huống hứa chia tiền trúng số lại xảy ra. Nhất là trong các “bàn nhậu” nhiều người có thói quen mua vé số và hứa khi trúng sẽ chia đều cho những người khác, vậy đây có phải là giao dịch dân sự? Và hứa chia tiền trúng số có khác với hứa thưởng? 1. Giao dịch dân sự là gì? Giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015. Để một giao dịch dân sự được công nhận có hiệu lực thực hiện thì phải đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện: + Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. + Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Qua đó, trong trường hợp mà các bên có mua vé số mà đã giao kết trước nhiều người sẽ chia thưởng tiền trúng số thì đây được xem là một giao dịch dân sự thông qua hình thức bằng lời nói. 2. Có bắt buộc phải chia tiền trúng xổ số khi đã hứa? * Trường hợp bắt buộc phải chia tiền trúng số như đã giao kết Số tiền được bỏ ra để mua vé số ban đầu là số tiền chung của các bên góp lại thì được xem như là tài sản chung. Khi đó, việc định đoạt số tiền thưởng nếu trúng số được thực hiện theo Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. - Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. - Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại. - Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, trường hợp các bên đã góp chung tiền mua vé số thì đây được xem là tài sản chung, còn tiền thưởng trúng số là hoa lợi, lợi tức phát sinh. Đối với tiền trúng số phải được chia đôi như đã hứa trước đó. * Trường hợp không phải chia tiền trúng số như đã giao kết Trường hợp ngược lại, mặc dù có giao kết hứa chia đều các khoản tiền thưởng nhưng số tiền bỏ ra mua là tiền của người hứa thì không phải thực hiện việc chia tiền. Ngoài ra, nếu trong lúc giao kèo việc hứa chia tiền trúng số mà không đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như đang say do đã uống nhiều rượu thì giao dịch cũng vô hiệu. 3. Hứa chia tiền trúng số khác gì với hứa thưởng? Hứa thưởng cũng được xem là giao dịch dân sự, theo đó một bên chủ thể đưa ra những điều kiện nhất định, điều kiện này phải cụ thể, rõ ràng, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của việc hứa thưởng là một công việc cụ thể quy định tại Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, chủ thể thứ hai đã thực hiện được công việc mà người hứa thưởng nêu ra, họ có quyền yêu cầu người hứa thưởng phải trả thưởng như đã tuyên bố. Việc trả thưởng phải được tuyên bố cụ thể như một số tiền, tài sản khác. So với hứa chia tiền trúng xổ số thì không cần phải có điều kiện nào bắt buộc từ người được chia tiền thưởng phải thực hiện mà tất cả các chủ thể đều được chia tiền. Còn đối với hứa thưởng thì chỉ bên chủ thể thứ hai phải thực hiện điều kiện mà bên hứa thưởng giao ra mới nhận được khoản thưởng. Thông thường hứa thưởng được áp dụng trong thi đấu thể thao, thi học thuật,... Như vậy, từ các dữ liệu trên cho thấy hứa chia tiền khi trúng số chính là giao dịch dân sự giữa các bên đã có giao kèo từ lúc tuyên bố, nhưng việc chia tiền thưởng không chỉ xác định dựa trên giao dịch bằng lời nói mà còn được quyết định dựa trên tỷ lệ góp vốn.
Người chưa thành niên có được ký hợp đồng vay tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21, Điều 117 Bộ luật dân sự 2015: 1. Căn cứ vào độ tuổi và năng lực hành vi, pháp luật. Người chưa đủ 18 tuổi khi xác lập hợp đồng dân sự sẽ được căn cứ vào độ tuổi của người đó: - Chưa đủ 06 tuổi: Người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: Phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi; - Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ những giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc những giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Mà, giao kết hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 2. Về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Đầu tiên, để hợp đồng vay dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự: + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. + Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. - Năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập: + Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Thứ hai, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, người dưới 18 tuổi được tự mình ký hợp đồng vay tiền nếu nằm trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có đủ các điều kiện tại mục 1 không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự và giao dịch không vi phạm các điều cấm của luật.
Cháu có đăng kí 1 gói tập gym giá 12tr cho 3 năm nhưng gặp vấn đề cá nhân (đi học xa nhà) nên muốn chuyển nhượng lại cho mẹ cháu. Nhưng họ bảo gói của cháu k được chuyển nhượng do gói khuyến mãi và họ có ghi chú điều khoản (điều khoản do bạn sale tự ghi, ghi ở mục ngoài ra). Liên hồng của cháu giữ có mục điều khoản được chính công ty IN ở phần mặt sau: hội viên có lý do chính đáng được phép chuyển nhượng 1 lần. Khi kí hợp đồng em vẫn chưa đủ 18t nên số tiền đó rất lớn với em, em chỉ muốn nhượng lại chứ không cần hoàn tiền. Mong quý luật sư giúp đỡ cháu.
Giao dịch dân sự có được thực hiện qua lời nói hay không?
Theo khoản 1 Điều 119 của Bộ Luật Dân sự thì việc giao dịch dân sự sẽ được thực hiện bằng lời nói. Một giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 117 của Bộ Luật Dân sự năm 2015: Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, trong trường hợp bạn đã đồng ý với các thỏa thuận trên bằng lời nói thì hợp đồng đó được xác lập ngay tại thời điểm đó và bạn phải làm theo các nội dung đã được giao dịch trước đó chứ không nhất thiết hợp đồng phải là một văn bản cụ thể. Tuy nhiên, nếu giao dịch dân sự không có một trong những điều kiện tại Điều 117 thì nó được xem là giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu được chia ra nhiều trường hợp khác nhau như bị đe dọa, nhầm lẫn, giả tạo,…(theo Điều 123 đến Điều 130 của Bộ Luật Dân sự) Và hậu quả pháp lý của một giao dịch dân sự vô hiệu đã được quy định tại Điều 131 của Bộ Luật này: Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Khởi kiện có được xem là một dạng của giao dịch dân sự không?
Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể giao dịch dân sự bao gồm: “hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” được quy định cụ thể tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, giao dịch mà người đại diện xác lập, thực hiện có thể là một hợp đồng như hợp đông mua bán tài sản, hợp đồng cầm cố,… Và giao dịch còn có thể là hành vi pháp lý đơn phương . trong thực tế, đó có thể là thanh toán một khoản tiền, nhận một món nợ, từ chối nhận di sản, từ bỏ quyền sở hữu. Vì không tồn tại một thỏa thuận, nên khởi kiện không thể coi là hợp đồng nhưng có thể coi là một giao dịch dân sư. Khởi kiện là một hành vi pháp lý đơn phương vì nó có thể hiện ý chí đơn phương của người có quyền khởi kiện nhằm phất sinh nhưng hệ quả pháp lý của họ. Các hành vi tố tụng của đương sự được coi là một dạng hành vi pháp lý đơn phương. Hướng suy luận này đã được ghi nhận trong xét xử thực tiễn. Ông A là đại diện cho hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ gia đình. Cấp sơ thẩm đưa ông A là đại diện hộ gia đình, tham gia tố tụng, không đưa vợ và con ông A vào tham gia tố tụng.Tòa đã khẳng định chủ hộ gia đình đại diện hộ gia đình trong các giao dịch dân sự và việc chủ hộ đại diện hộ gia đình tham gia tố tụng là đúng quy định của pháp luật. Nên có thể cho rằng, đối với Tòa án, việc tham gia tố tụng cũng là tham gia vào giao dịch dân sự. Tức, đối với Tòa án, các hành vi tố tụng (bao gồm cả khởi kiện) là một dạng giao dịch dân sự.
Lừa đảo trong giao dịch dân sự?
Chào luật sư, em muốn hỏi nội dung: 1 người lừa đảo để chiếm đoạt số tiền và dùng một phần số tiền để ký kết hợp đồng bảo hiểm. Vậy hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu không? Và có thể yêu cầu bên bảo hiểm hoàn trả lại số tiền mà người đó đã lừa đảo không? Căn cứ pháp luật. Em cảm ơn ạ
Tình huống về giao dịch dân sự?
Mong mọi người giúp đỡ em giải quyết tình huống này với ạ! A và B đi uống bia cùng nhau nhưng quên mang tiền. Sau khi uống say, cả A và B đều không có tiền để trả quán. A mới lấy trong túi mình ra 10 tờ vé số đưa cho chủ quán. Sáng hôm sau, A dò số thì biết là mình trúng độc đắc nhưng không tìm thấy vé số ở đâu cả. Hỏi B thì được biết là hôm qua đã trả nợ cho bà chủ quán rồi. A đến gặp bà chủ quán để xin lại 10 vé số nhưng bà không trả với lý do là A đã dùng nó để trả tiền nhậu hôm qua, nên chỗ vé số đó tất nhiên thuộc về bà. Theo anh (chị) trong tình huống này, A có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch trên giữa A và bà chủ quán là vô hiệu không? Vì sao?
Cá nhân cho vay bằng vàng: Tính lãi suất như thế nào?
Lãi suất cho vay vàng - Ảnh minh họa Cho vay bằng vàng là một hình thức giao dịch phổ biến, tuy nhiên vẫn còn nhiều khúc mắc về tính hợp pháp của giao dịch cũng như cách tính lãi suất trong trường hợp có tranh chấp. Bài viết phân tích một số vấn đề về giao dịch cho vay vàng của cá nhân. Xác định tính hợp pháp của giao dịch cho vay vàng theo pháp luật hiện hành Thứ nhất, giao dịch cho vay là giao dịch dân sự hoàn toàn hợp pháp theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Thứ hai, giao dịch cho vay đối với tài sản là vàng hoàn toàn không trái với quy định của pháp luật. Quy định hiện hành về các hành vi bị cấm đối với giao dịch liên quan đến vàng tại Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau: “Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: 1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. 2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. 3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. 4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. 5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này. 6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. 7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.” Từ đó có thể thấy việc cho vay vàng giữa các cá nhân là hoàn toàn hợp pháp. Giải quyết vấn đề lãi suất cho vay vàng Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 1 mức lãi suất duy nhất liên quan đến giao dịch cho vay vàng, đó là 7%/năm, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra quyết định công bố năm 1992. Mức lãi suất này được áp dụng cho đến năm 2000 khi Thống đốc NHNN hủy bỏ quyết định năm 1992 và cũng không quy định về mức lãi suất cho vay vàng. Do vậy, từ giai đoạn này cho đến nay không còn cơ sở để áp dụng mức lãi suất vay vàng 7%/năm để xử lý tranh chấp. Mặt khác theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015: “Điều 468. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.” Từ căn cứ tính lãi suất trên, nếu tài sản cho vay là tiền, người cho vay có thể áp dụng mức 20%/năm làm căn cứ tính lãi suất. Tuy nhiên vàng lại không phải là tiền và thuộc trường hợp “luật khác có liên quan quy định khác” theo đó phải có quy định của pháp luật thì mới có thể lấy làm căn cứ xác định lãi vay vàng, mà như phân tích trong bài thì hiện tại không có quy định nào điều chỉnh nội dung này. Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều trường hợp Tòa án đã quy giá trị vàng ra thành tiền và áp dụng mức lãi suất trên, tuy nhiên nếu áp dụng theo cách quy đổi trên thì phải căn cứ vào giá vàng tại thời điểm vay hay thời điểm giải quyết tranh chấp? Hơn nữa việc áp dụng pháp luật như vậy là tùy tiện và có phần không hợp lý. Trái lại, nếu không giải quyết phần lãi suất trên khoản vay bằng vàng, lợi ích của bên vay sẽ bị xâm phạm, hơn nữa nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là “Toàn án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.”, như vậy chắc chắn sẽ xảy ra việc không thống nhất trong cách xét xử của các Tòa án. Để bảo vệ lợi ích của mình, cách duy nhất mà người cho vay có thể làm là thỏa thuận về phương thức tính lãi suất trong hợp đồng vay ban đầu, ghi rõ mức lãi suất được tính dựa trên giá quy đổi của vàng tại thời điểm nào, như vậy khi phát sinh tranh chấp, cả đương sự lẫn Tòa án đều có căn cứ để giải quyết.
Không tuân thủ hình thức giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực?
Không tuân thủ hình thức giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực? - Ảnh minh họa Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự phải tuân theo quy định về hình thức nếu có theo quy định của pháp luật nếu không sẽ bị vô hiệu. Bài viết sau phân tích về những trường hợp ngoại lệ mà giao dịch dân sự vẫn được công nhận hiệu lực khi không tuân thủ quy định về hình thức. 1. Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự Căn cứ Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Ví dụ: Pháp luật quy định Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì giao dịch phải tuân theo các quy định đó (hợp đồng về chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà phải được công chứng). 2. Phân tích các trường hợp vi phạm về hình thức nhưng giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: 1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. 2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. ==== >> Dựa vào những quy định trên thì có hai trường hợp giao dịch được coi là không tuân thủ về hình thức, đó là: Văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật và văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực (Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này). - Văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là giao dịch bằng văn bản nhưng văn bản đó không đúng quy định của luật. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự ta có thể hiểu như sau: + Hợp đồng có thể có các nội dung nội sau đây: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp (Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015). + Ngoài ra, Hợp đồng theo quy định của luật chuyên ngành cũng có những nội dung bắt buộc: Ví dụ: Theo Điều 18, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 thì nội dung hợp đồng mua bán phải có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của các bên; các thông tin về bất động sản; giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;phương thức và thời hạn thanh toán; thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo; bảo hành; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý; giải quyết tranh chấp; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. - Văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực Theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Ví dụ: Những giao dịch pháp luật bắt buộc phải có công chứng, chứng thực như: Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014). - Điều kiện để các văn bản trên có hiệu lực: là một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Theo Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). - Quy định đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch có thể hiểu là: - Một bên hoặc các bên đã chuyển giao ít nhất hai phần ba vật (nếu là vật cùng loại thì phải giao ít nhất 2/3 số lượng với chất lượng như đã thỏa thuận là hợp lý - Đã chuyển giao ít nhất hai phần ba quyền - Một bên hoặc các bên đã trả ít nhất hai phần ba tiền hoặc giấy tờ có giá. - Một bên hoặc các bên đã thực hiện hoặc không thực hiện ít nhất hai phần ba công việc đã thỏa thuận. ... * Lưu ý: Việc công nhận hiệu lực của lọa giao dịch này phải thông qua Tòa án. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ, Tòa án xem xét và ra quyết định.
Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách?
Khi đi khách sạn, nhà nghỉ thì có một số nơi yêu cầu giữ CCCD của khách thì có được không? Khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách có bị phạt không? Bao nhiêu tuổi thì được đi khách sạn? Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách? Theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau: - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Đồng thời, Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau: Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù phải xuất trình và giao nộp thẻ căn cước cho cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để quản lý; trừ trường hợp người đó không có thẻ căn cước. Như vậy, chỉ có cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là được phép giữ thẻ căn cước, CCCD của công dân. Theo đó, khách sạn, nhà nghỉ sẽ không được giữ CCCD của khách. Khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân. Như vậy, khách sạn giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê là đang chiếm đoạt thẻ căn cước, CCCD của người thuê, sẽ bị phạt từ 2 - 4 triệu đồng và bị buộc nộp lại thẻ căn cước, CCCD đã chiếm đoạt. Bao nhiêu tuổi thì được đi khách sạn, nhà nghỉ? Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự như sau: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy: - Người chưa đủ sáu tuổi cần có người đại diện theo pháp luật thuê nhà nghỉ, khách sạn cho. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi phải được người đại diện theo pháp luật thuê nhà nghỉ, khách sạn cho; - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình thuê nhà nghỉ, khách sạn, trừ những trường hợp việc thuê nhà nghỉ, khách sạn của đối tượng này mà pháp luật quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. - Người từ đủ 18 tuổi trở lên được tự mình thuê khách sạn, nhà nghỉ.
"Đất có lề, quê có thói" là gì? Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được không?
Đất có lề, quê có thói được hiểu là gì? Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. "Đất có lề, quê có thói" được hiểu là gì? - "Đất có lề" tức là lề luật là những thói quen, quy định quy tắc, thông lệ… của địa phương hay của cộng đồng dân cư của người nào đó. Ta thường nghe nói tới lề lối, lề luật, lề phép… - Còn "Quê có thói" nghĩa là thói quen, thói tục, thói cách, cách thức, tục lệ, tập quán, phong tục… - Nghĩa của câu "Đất có lề, quê có thói" gần giống với câu "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá" hoặc "Nhập gia tùy tục". Theo đó, "Đất có lề, quê có thói" có nghĩa là ở địa phương nào thì cũng có những luật lệ, phong tục, thói quen. Khi đến địa phương đó chúng ta phải hiểu biết, tôn trọng lề luật, tập tục của họ để ứng xử cho phù hợp. Có những thói quen, lề luật ở đất khách không giống quê mình nhưng bản thân ta vẫn phải tôn trọng, tránh bị cho là kém duyên, hoặc nặng nề hơn là vi phạm quy tắc, quy định, luật lệ ở địa phương đó. Ngoài ra, câu tục ngữ còn chỉ một số đặc điểm tập quán riêng ở một số khu vực như ở một số có những tập quán đặt tên họ khác so với nhiều vùng như: - Đối với đồng bào dân tộc thiểu số Châu Mạ, tỉnh Lâm Đồng thì phần “họ” được dùng để phân biệt giữa người nam và người nữ (nam giới mang họ K’ như K’Nhất, K’Quyn..., nữ giới mang họ Ka như Ka Rêm, Ka Hệp...), ngoài ra không sử dụng bất kỳ họ nào khác. Trường hợp con trai do người mẹ đơn thân sinh ra, mẹ mang họ Ka nhưng con trai phải mang họ K’ để tránh nhầm lẫn là giới tính nữ. - Hoặc một số tập quán khác không đặt họ như: Tập quán của người Ba Na ở Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên; người Brâu, người Xơ-đăng ở Kon Tum; người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)... thì người con trai dân tộc Ba Na thường gọi là Yang Danh, con gái thường gọi là: Thưr, Thớp, Yung, Blui, Aying, Klrot, Blinh, Chơ, Y owu, Nhiêng, Đim, Đech, Njưk… Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được pháp luật công nhận không? Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc áp dụng tập quán như sau: Áp dụng tập quán - Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. - Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Do đó, những tập quán được áp dụng trong giao dịch dân sự phải là các tập quán đã được hình thành trong đời sống dân sự cụ thể, đã được thực hiện và sử dụng thường xuyên được cộng đồng thừa nhận. Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với việc đặt tên cho con như sau: Quyền có họ, tên - Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. [...] - Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.” Theo đó, họ của cá nhân có thể xác định theo tập quán nếu cha mẹ không có thỏa thuận họ của con theo cha đẻ hoặc mẹ đẻ. Tuy nhiên, họ của con vẫn phải đảm bảo theo họ cha hoặc họ mẹ. Ngoài ra, tên của Công dân Việt Nam có thể bằng tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Như vậy, câu tục ngữ "Đất có lề, quê có thói" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong các phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? GDDS vô hiệu và hậu quả pháp ký khi GDDS vô hiệu?
Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 thì Giao dịch dân sự (“GDDS”) là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong đó, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: +) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. +) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. Sư tự nguyện ở đây được hiểu là sự tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí. +) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của giao dịch dân sự được xác định là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó (Điều 118 Bộ luật Dân sự 2015). Trong đó, điều cấm của luật được hiểu là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; Đạo đức xã hội được hiểu là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Về nguyên tắc, giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó (theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015). Bên cạnh đó, Điều 120 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau: - Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. - Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu? Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 thì Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015 (như đã phân tích cụ thể bên trên) thì sẽ được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có đưa ra quy định khác. Lưu ý, Giao dịch dân sự cũng có thể vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch (Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015). Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được hướng dẫn giải quyết tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung như sau: - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định.
Mẫu giấy mượn tiền cá nhân mới nhất 2024
Hiện nay mẫu giấy mượn tiền cá nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào? Nếu cho mượn tính lãi thì lãi suất tối đa hợp pháp là bao nhiêu? Có được đòi lại tiền đã cho mượn trước thời hạn không? Mẫu giấy mượn tiền cá nhân mới nhất 2024 Vay, mượn tiền là các giao dịch dân sự. Mà theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, giấy mượn tiền có thể xem là một hợp đồng vay tài sản. Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng vay tài sản, người đọc có thể tham khảo Mẫu giấy mượn tiền cá nhân mới nhất 2024 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/25/giay-muon-tien.docx Như vậy, giấy mượn tiền cá nhân là một trong những căn cứ để thiết lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu các bên không thực hiện đúng theo thỏa thuận trong giấy mượn tiền thì có thể dùng giấy mượn tiền làm căn cứ để khởi kiện. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là giấy mượn tiền phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Cá nhân được cho mượn có lãi suất bao nhiêu? Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. + Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. + Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. + Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. - Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn. Như vậy, hiện nay cá nhân được cho vay/mượn có lãi với mức lãi suất tối đa là từ 0 - 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu cho vay vượt quá mức này thì khi có tranh chấp phần lãi suất vượt quá sẽ vô hiệu. Có được đòi lại tiền đã cho mượn trước thời hạn không? Theo Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn - Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý. - Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy, đối với cho mượn tiền có thời hạn mà không có lãi thì có thể đòi lại tiền cho mượn trước thời hạn nhưng phải được bên mượn đồng ý còn bên mượn có thể trả lại tiền bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước với bên cho mượn. Người mượn tiền dùng tiền khác với mục đích mượn đã báo thì được đòi lại không? Theo Điều 467 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sử dụng tài sản vay như sau: Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. Như vậy, nếu người mượn tiền dùng tiền khác với mục đích ban đầu để hỏi mượn thì người cho mượn có quyền kiểm tra và đòi lại tiền trước thời hạn nếu như đã nhắc nhở mà bên mượn tiền vẫn làm trái.
Mẫu biên bản họp gia đình chia đất mới nhất? Biên bản họp gia đình chia đất viết tay được không?
Biên bản họp gia đình chia đất dùng để làm gì, có giá trị thế nào? Pháp luật có quy định mẫu biên bản họp gia đình chia đất không? Biên bản họp gia đình viết tay thì có giá trị không? Biên bản họp gia đình chia chất có giá trị gì? Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, việc họp gia đình chia đất cũng được xem là một giao dịch dân sự và thể hiện bằng biên bản họp gia đình. Nếu việc họp gia đình diễn ra đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì sẽ có hiệu lực pháp luật và các bên có quyền, nghĩa vụ sẽ phải thực hiện theo biên bản họp gia đình chia đất đã được ghi nhận. Mẫu biên bản họp gia đình chia đất mới nhất? Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mẫu biên bản họp gia đình cụ thể, tuy nhiên, người dùng có thể tham khảo Mẫu biên bản họp gia đình chia đất mới nhất tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/25/mau-bien-ban-hop-gia-dinh-chia-dat.docx Biên bản họp gia đình chia đất viết tay được không? Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau: - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Đồng thời, Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau: - Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, biên bản họp gia đình chia đất là giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản và nếu việc họp gia đình đáp ứng đủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như phần trên đã phân tích thì hoàn toàn có giá trị pháp lý.
Có thể dùng cuộc ghi âm để làm bằng chứng đối với việc vay tiền không có giấy tờ không?
Trên thực tế, có nhiều vụ việc cho vay tiền nhưng không đòi lại tiền vì xuất phát từ mối quan hệ, lòng tin, sự thương cảm…nên các bên khi cho vay tiền lại không có làm hợp đồng bằng văn bản. Chính điều này đã gây khó khăn khi bên cho vay muốn đòi lại tiền nhưng không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh. Vậy việc cho vay không làm hợp đồng vay có thể đòi lại được tiền không. Cho vay tiền có bắt buộc cần có hợp đồng vay hay không? Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên và không quy định bắt buộc cho vay tiền phải viết giấy tờ hoặc lập hợp đồng cho vay. Như vậy, cho vay tiền không bắt buộc phải lập thành hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng vay có thể không phụ thuộc vào hình thức nhưng cần phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch dân sự. Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Bên cạnh đó, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Vì thế, trong trường hợp cho vay không có hợp đồng nhưng vẫn đáp ứng đáp ứng các điều kiện trên thì ngay trong trường hợp không có hợp đồng thì giao dịch vay này vẫn đúng theo quy định pháp luật và được pháp luật công nhận và bảo vệ. Nên bên cho vay có quyền yêu cầu đòi lại khoản tiền đã cho vay, nếu bên vay không trả thì có thể giải quyết thông qua con đường tố tụng là Tòa án để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Có thể dùng cuộc ghi âm để làm bằng chứng đối với việc vay tiền không có giấy tờ không? Việc bên cho vay không có hợp đồng hoặc các văn bản thể hiện việc cho vay tiền, thì pháp luật vẫn công nhận giao dịch thực tế giữa các bên. Giả sử, bên vay cho rằng việc mượn tiền không có giấy tờ và cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên cho vay có thể khởi kiện ra tòa án theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để thực hiện quyền khởi kiện vụ án của mình. Tuy nhiên, việc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên cho vay phải có nghĩa vụ chứng minh đối với số tiền đã cho bên vay mượn. Trên thực tế, điều này cũng rất khó để thực hiện, vì đa phần những người trốn tránh nghĩa vụ trả nợ sẽ khó để lộ ra sơ hở. Mặc dù như vậy, bên vay cần phải có chứng cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đối với các nguồn thu thập chứng cứ, bao gồm: -Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; - Vật chứng; - Lời khai của đương sự; - Lời khai của người làm chứng; - Kết luận giám định; - Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; - Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; - Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; - Văn bản công chứng, chứng thực; - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Như vậy, trong trường hợp cho vay tiền không có hợp đồng và bên vay từ chối trả thì bên vay có quyền khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh như tin nhắn, video, ghi âm (có thể lập vi bằng xác nhận) hay sao kê ngân hàng, chuyển khoản... Có thể thấy, việc chứng minh bằng những chứng cứ nêu trên sẽ gặp một chút khó khăn trong việc chứng minh dữ liệu cung cấp hoặc không đủ nội dung để chứng minh việc bên vay có mượn tiền. Nên để chắc chắn hơn, bên vay khi cho vay tiền cần phải làm hợp đồng vay tiền bằng văn bản, vì đây là chứng cứ an toàn và đủ đảm bảo nhất cho giao dịch dân sự.
Cha mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con đã thành niên?
Câu hỏi "Cha mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con?" luôn thu hút sự quan tâm bởi nó liên quan đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm và pháp luật (1) Cha mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con đã thành niên? Việc cha mẹ hỗ trợ con cái về mặt tài chính là điều dễ hiểu, nhưng liệu họ có bị bắt buộc gánh vác khoản nợ do con gây ra? Theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay, do đó, đây có thể được coi là một giao dịch dân sự. Bên cạnh đó, Điều 20 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Và năng lực hành vi dân sự của cá nhân chính là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Dựa trên các quy định trên có thể hiểu, con từ đủ 18 tuổi trở lên thì phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với các hành vi do mình xác lập, có trách nhiệm phải trả nợ khoản vay của mình, cha mẹ không có nghĩa vụ và không bị buộc phải trả nợ thay cho con đã thành niên. Tuy nhiên, tục ngữ có câu “con dại cái mang”, theo quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 Theo đó, căn cứ Điều 586 Bộ Luật Dân sự 2015, nghĩa vụ bồi thường được quy định như sau: Đối với người chưa đủ 15 tuổi: - Cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. - Nếu cha mẹ không đủ khả năng bồi thường, con có tài sản riêng thì sẽ dùng tài sản riêng để bồi thường phần còn thiếu. Đối với người từ 15 đến dưới 18 tuổi: - Bồi thường bằng tài sản của mình. - Nếu tài sản không đủ để bồi thường, cha mẹ sẽ phải bồi thường phần còn thiếu. Đối với người chưa thành niên, mất năng lực hành vi, nhận thức khó khăn: - Người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện việc bồi thường, nếu không đủ, người giám hộ bồi thường bằng tài sản của mình. - Người giám hộ chứng minh không có lỗi sẽ không phải bồi thường. Như vậy, đúng theo câu tục ngữ “con dại cái mang”, cha mẹ sẽ ít nhiều có trách nhiệm và bị buộc bồi thường nếu như con mình xâm phạm đến tài sản của người khác (vay tiền không trả) khi con chưa đủ tuổi thành niên, hoặc đã đủ tuổi thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức. Trường hợp con đã từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì phải tự chịu trách nhiệm với mọi giao dịch dân sự mà bản thân là một chủ thể trong đó, cha mẹ không có trách nhiệm phải trả nợ thay cho con trong trường hợp này. (2) Kết luận Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha mẹ không có nghĩa vụ pháp lý phải trả nợ thay cho con đã thành niên. Việc cha mẹ có hỗ trợ con thanh toán khoản nợ hay không phụ thuộc vào thỏa thuận và trách nhiệm tự nguyện của họ. Tuy nhiên, cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định trả nợ thay con, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống của bản thân mình. Hơn nữa, cha mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái về ý thức sử dụng tiền bạc, trách nhiệm tài chính và hậu quả của việc vay nợ. Qua đó, giúp con hình thành thói quen quản lý tài chính hợp lý, tránh mắc phải những khoản nợ không đáng có trong tương lai. Kết lại, việc cha mẹ có trả nợ thay con hay không là một quyết định phức tạp, cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Cha mẹ nên có trách nhiệm giáo dục con cái về tài chính để con có ý thức tự lập và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.
Gửi xe không lấy thẻ, khi mất xe ai chịu trách nhiệm?
Theo quy định pháp luật, bên giữ xe có trách nhiệm bảo quản tài sản được gửi giữ, bao gồm cả xe cộ. Việc người gửi xe không lấy thẻ khi xảy ra mất xe thì ai chịu trách nhiệm? (1) Quy định của pháp luật về việc gửi giữ tài sản Việc gửi xe tại các bãi giữ xe ngày càng phổ biến, song đi kèm với đó là những tranh cãi khi xảy ra sự cố mất xe. Đặc biệt, trường hợp gửi xe không lấy thẻ và mất xe thường khiến nhiều người băn khoăn về việc ai sẽ chịu trách nhiệm. Theo Điều 554 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” Quyền và nghĩa vụ của người gửi xe theo quy định tại Điều 555 và Điều 556 Bộ Luật Dân sự 2015 là: - Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. -Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận. -Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Quyền và nghĩa vụ của người giữ xe theo quy định tại Điều 557 và Điều 558 Bộ Luật Dân sự 2015 là: - Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ. - Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi. - Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí. - Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. - Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận. - Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công. - Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn. - Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản. Như vậy, việc gửi giữ tài sản được xem là một giao dịch dân sự khi đó là sự thỏa thuận giữa người gửi xe và nhân viên giữ xe, hai bên sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với chiếc xe được gửi trong một khoảng thời gian. (2) Gửi xe không lấy thẻ, khi mất xe ai chịu trách nhiệm? Như đã phân tích ở trên, việc gửi xe và nhận giữ xe cũng là một hình thức giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó có thể hiểu, để xác định người gửi xe có một giao dịch dân sự gửi giữ tài sản đối với nhân viên giữ xe thì không bắt buộc phải bằng hình thức là văn bản (thẻ giữ xe) mà hoàn toàn có thể bằng lời nói hoặc một hành vi cụ thể. Ví dụ, bạn có thể nói với nhân viên giữ xe là “Tôi có thể gửi xe ở đây không?” hoặc bằng ánh mắt, hành vi cụ thể thể hiện việc muốn gửi xe và nhận được sự đồng ý của nhân viên giữ xe (bằng lời nói, hoặc hành động hướng dẫn chỗ đậu xe, gật đầu) thì giữa bạn và nhân viên giữ xe đã hình thành một giao dịch dân sự đó là giao dịch về việc gửi giữ tài sản, cụ thể là gửi giữ xe. Lúc này, dù không có thẻ giữ xe nhưng giữa bạn và nhân viên giữ xe đã hình thành một giao dịch dân sự, bạn sẽ phát sinh một số quyền và nghĩa vụ đối nhân viên giữ xe như: bạn có quyền yêu cầu lấy lại tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng, trả tiền công giữ xe,... Do đó, dù gửi xe không lấy thẻ xe thì bạn vẫn được quyền yêu cầu nhân viên giữ xe bồi thường thiệt hại do làm mất xe trong trường hợp đã có một sự xác nhận của hai bên về việc phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản (bằng lời nói, hành vi cụ thể). Tuy nhiên, bạn nên nhớ quy tắc 4 chữ khi gửi xe đó là “Gửi xe - Lấy thẻ”, vì thẻ xe là chứng cứ rõ ràng và chắc chắn nhất để thể hiện giữa bạn và nhân viên giữ xe có phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản và để tránh phiền phức, phức tạp trong việc yêu cầu bồi thường nếu không may có tình huống mất xe xảy ra.
Triệt phá ổ "tín dụng đen" cho vay gần 4.000 tỷ đồng tại TPHCM, người vay có được nhận lại tiền?
Theo Báo công an Thành Phố Hồ Chí Minh đưa tin, vừa qua ngày 24/4 Công an TPHCM vừa triệt phá đường dây cho vay nặng lãi quy mô rất lớn thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Vậy, người vay có thể được nhận lại số tiền lãi đã đóng không? Thông tin chi tiết về vụ việc Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn, thủ đoạt hoạt động tinh vi xảy ra tại Công ty TM24H và Công ty ATM Online (địa chỉ 261 - 263 Phan Xích Long, Phường 2, quận Phú Nhuận) thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Cả 2 công ty trên đều hoạt động dưới sự điều hành của Đỗ Minh Hải (thường trú tại quận Bình Thạnh) Để che giấu tội phạm và thực hiện hành vi vi phạm: - Các đối tượng hoạt động “núp bóng” doanh nghiệp tư vấn tài chính, dịch vụ cầm đồ; sử dụng công nghệ cao để thực hiện hoạt động cho vay trực tuyến, lưu trữ hồ sơ khách hàng trên mạng internet; - Không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; - Lập các hợp đồng cho vay cầm cố, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cầm cố tài sản (với nội dung thuê lại tài sản cầm cố) không có thật nhằm chia nhỏ lãi suất thành lãi suất cơ bản nhỏ hơn 20%/năm, phí dịch vụ tư vấn, phí dịch vụ, phí nền tảng, phí cầm cố tài sản hơn 80%/năm. Qua đó thủ đoạn tinh vi đó, trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan pháp luật trong thời gian dài. Theo thống kê bước đầu, tổng số tiền giải ngân của đường dây này là gần 4.000 tỷ đồng, tổng số tiền thu về hơn 4.600 tỷ đồng trên tổng 738.933 lượt vay. Đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn. Tín dụng đen, cho vay nặng lãi là gì? Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi). Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay nặng lãi gọi là “cho vay lãi nặng”. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau: “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, theo quy định hiện hành người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất thì có thể được kết vào tội cho vay nặng lãi hay còn gọi là cho vay lãi nặng. Xem thêm: Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS? Người vay nặng lãi có được lấy lại số tiền lãi bất hợp pháp đã trả không? Theo Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: - Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với: + Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay; + Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay. + Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác. - Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Trong đó, mức lãi suất cao nhất được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. + Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. + Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Như vậy, theo quy định như trên, người vay nặng lãi có thể được trả lại số tiền thu lợi bất chính mà người cho vay đã nhận. Trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp.
Đồng nghiệp "bùng nợ" qua tin nhắn, có kiện đòi được không?
Đồng nghiệp cần tiền gấp để sửa nhà và hỏi vay tiền, hứa hẹn sẽ trả sớm vào ngày lãnh lương. Do tin tưởng đồng nghiệp và cũng chủ quan vì nghĩ rằng đồng nghiệp sẽ trả cho mình vì biết mức thu nhập của đồng nghiệp cũng khá cao và ổn định. Tuy nhiên, người này đã “bùng nợ” và nghỉ việc, không trả lời tin nhắn, điện thoại, người đồng nghiệp cho rằng việc vay tiền chỉ thể hiện qua tin nhắn điện thoại với nhau không đủ chứng cứ nói bạn có vay tiền. Vậy liệu có thể khởi kiện đòi tiền với bằng chứng là tin nhắn được không? (1) Có khởi kiện đòi tiền cho vay được không? Cho vay tiền là một giao dịch dân sự thông thường ở xã hội, theo Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định." Theo đó, người vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay, nếu không thực hiện nghĩa vụ thì người vay được xem là vi phạm hợp đồng Căn cứ khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó có tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Theo nguyên tắc tố tụng, khi có tranh chấp hợp đồng vay tài sản, giải quyết trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề. Nếu không giải quyết được bạn được quyền khởi kiện nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, các bên vẫn có quyền tự thỏa thuận về Tòa án nơi nguyên đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết. Do đó, hoàn toàn có thể khởi kiện người đồng nghiệp đó với lí do vi phạm hợp đồng cho vay. (2) Tin nhắn điện thoại có thể làm bằng chứng khởi kiện được không? Theo khoản 1 Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện qua các hình thức sau: - Lời nói - Văn bản - Hành vi - Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật. Hoặc tại khoản 1 Điều 94 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định “Tài liệu nghe được, đọc được, nhìn được, dữ liệu điện tử” cũng là một nguồn chứng cứ. Bên cạnh đó, nếu cho vay dưới hình thức chuyển khoản thì biên lai điện tử về số tiền đã chuyển cũng có giá trị về bằng chứng, chứng cứ. Bạn nên ghi nội dung chuyển khoản là : “Cho … vay số tiền … đồng vào ngày…” để chứng cứ được mạnh mẽ hơn. Như vậy, việc mượn tiền qua tin nhắn được xem là một chứng cứ chứng minh là có giao dịch vay tiền giữa hai người, có thể dựa vào bằng chứng này để khởi kiện hoặc tố giác. (3) “Bùng nợ” có dấu hiệu của tội phạm hình sự Theo điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015, các dấu hiệu phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” bị xử lí như sau: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả". Hình phạt tù của tội danh “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” có thể lên đến 20 năm khi tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đến dưới 500 triệu. Nếu việc “bùng nợ” có dấu hiệu của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì có thể nộp đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố để tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người vay tiền. (4) Kết luận Việc cho vay tiền khá nhạy cảm, không cho vay thì bạn giận, cho vay thì có nguy cơ vừa mất tiền vừa mất bạn. Do đó, trước khi có một người nào vay tiền, hãy thực hiện các việc để lại bằng chứng đã diễn ra sự kiện vay tiền giữa bạn và người đó để có căn cứ cho sự việc vay mượn này. Ngoài ra, chỉ nên cho những người bạn thật sự tin tưởng, người thân thiết và bạn nghĩ họ có khả năng trả cho mình để tránh vừa mất tiền, vừa mất luôn cả tình bạn bạn nhé!
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
Hiện nay thì việc giao dịch dân sự trong hoạt động mua bán rất phổ biến vậy để bảo vệ được những quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng thì việc giao kết hợp đồng với người tiêu dùng sẽ được pháp luật quy định như thế nào? Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau: - Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. - Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết. - Chính phủ quy định chi tiết các hình thức giao kết hợp đồng khác với người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy rằng hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ phải đảm bảo các nội dung nêu trên. Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ được giải thích ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau: Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Như vậy, trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Những điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng sẽ không có hiệu lực trong trường hợp nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau: - Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây: + Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; + Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau; + Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba; + Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình; + Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý. Như vậy, trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có những điều khoản nêu trên thì hợp đồng có thể sẽ không có hiệu lực nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Từ những quy định nêu trên, hiện nay Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định cũng như chế tài nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để đảm bảo hoạt động mua bán trên thị trường ngày càng phát triển.
Từ phim Lật Mặt: Hứa chia tiền khi trúng số có phải là giao dịch dân sự?
“Lật mặt” chính là cụm từ được nhắc nhiều trong thời gian gần đây, đáng chú ý nội dung phim xoay quanh một nội dung mà tưởng chừng như chỉ có trong phim thì ngoài đời thực không ít tình huống hứa chia tiền trúng số lại xảy ra. Nhất là trong các “bàn nhậu” nhiều người có thói quen mua vé số và hứa khi trúng sẽ chia đều cho những người khác, vậy đây có phải là giao dịch dân sự? Và hứa chia tiền trúng số có khác với hứa thưởng? 1. Giao dịch dân sự là gì? Giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015. Để một giao dịch dân sự được công nhận có hiệu lực thực hiện thì phải đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện: + Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. + Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Qua đó, trong trường hợp mà các bên có mua vé số mà đã giao kết trước nhiều người sẽ chia thưởng tiền trúng số thì đây được xem là một giao dịch dân sự thông qua hình thức bằng lời nói. 2. Có bắt buộc phải chia tiền trúng xổ số khi đã hứa? * Trường hợp bắt buộc phải chia tiền trúng số như đã giao kết Số tiền được bỏ ra để mua vé số ban đầu là số tiền chung của các bên góp lại thì được xem như là tài sản chung. Khi đó, việc định đoạt số tiền thưởng nếu trúng số được thực hiện theo Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. - Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. - Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại. - Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, trường hợp các bên đã góp chung tiền mua vé số thì đây được xem là tài sản chung, còn tiền thưởng trúng số là hoa lợi, lợi tức phát sinh. Đối với tiền trúng số phải được chia đôi như đã hứa trước đó. * Trường hợp không phải chia tiền trúng số như đã giao kết Trường hợp ngược lại, mặc dù có giao kết hứa chia đều các khoản tiền thưởng nhưng số tiền bỏ ra mua là tiền của người hứa thì không phải thực hiện việc chia tiền. Ngoài ra, nếu trong lúc giao kèo việc hứa chia tiền trúng số mà không đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như đang say do đã uống nhiều rượu thì giao dịch cũng vô hiệu. 3. Hứa chia tiền trúng số khác gì với hứa thưởng? Hứa thưởng cũng được xem là giao dịch dân sự, theo đó một bên chủ thể đưa ra những điều kiện nhất định, điều kiện này phải cụ thể, rõ ràng, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của việc hứa thưởng là một công việc cụ thể quy định tại Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, chủ thể thứ hai đã thực hiện được công việc mà người hứa thưởng nêu ra, họ có quyền yêu cầu người hứa thưởng phải trả thưởng như đã tuyên bố. Việc trả thưởng phải được tuyên bố cụ thể như một số tiền, tài sản khác. So với hứa chia tiền trúng xổ số thì không cần phải có điều kiện nào bắt buộc từ người được chia tiền thưởng phải thực hiện mà tất cả các chủ thể đều được chia tiền. Còn đối với hứa thưởng thì chỉ bên chủ thể thứ hai phải thực hiện điều kiện mà bên hứa thưởng giao ra mới nhận được khoản thưởng. Thông thường hứa thưởng được áp dụng trong thi đấu thể thao, thi học thuật,... Như vậy, từ các dữ liệu trên cho thấy hứa chia tiền khi trúng số chính là giao dịch dân sự giữa các bên đã có giao kèo từ lúc tuyên bố, nhưng việc chia tiền thưởng không chỉ xác định dựa trên giao dịch bằng lời nói mà còn được quyết định dựa trên tỷ lệ góp vốn.
Người chưa thành niên có được ký hợp đồng vay tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21, Điều 117 Bộ luật dân sự 2015: 1. Căn cứ vào độ tuổi và năng lực hành vi, pháp luật. Người chưa đủ 18 tuổi khi xác lập hợp đồng dân sự sẽ được căn cứ vào độ tuổi của người đó: - Chưa đủ 06 tuổi: Người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: Phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi; - Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ những giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc những giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Mà, giao kết hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 2. Về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Đầu tiên, để hợp đồng vay dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự: + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. + Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. - Năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập: + Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Thứ hai, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, người dưới 18 tuổi được tự mình ký hợp đồng vay tiền nếu nằm trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có đủ các điều kiện tại mục 1 không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự và giao dịch không vi phạm các điều cấm của luật.
Cháu có đăng kí 1 gói tập gym giá 12tr cho 3 năm nhưng gặp vấn đề cá nhân (đi học xa nhà) nên muốn chuyển nhượng lại cho mẹ cháu. Nhưng họ bảo gói của cháu k được chuyển nhượng do gói khuyến mãi và họ có ghi chú điều khoản (điều khoản do bạn sale tự ghi, ghi ở mục ngoài ra). Liên hồng của cháu giữ có mục điều khoản được chính công ty IN ở phần mặt sau: hội viên có lý do chính đáng được phép chuyển nhượng 1 lần. Khi kí hợp đồng em vẫn chưa đủ 18t nên số tiền đó rất lớn với em, em chỉ muốn nhượng lại chứ không cần hoàn tiền. Mong quý luật sư giúp đỡ cháu.
Giao dịch dân sự có được thực hiện qua lời nói hay không?
Theo khoản 1 Điều 119 của Bộ Luật Dân sự thì việc giao dịch dân sự sẽ được thực hiện bằng lời nói. Một giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 117 của Bộ Luật Dân sự năm 2015: Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, trong trường hợp bạn đã đồng ý với các thỏa thuận trên bằng lời nói thì hợp đồng đó được xác lập ngay tại thời điểm đó và bạn phải làm theo các nội dung đã được giao dịch trước đó chứ không nhất thiết hợp đồng phải là một văn bản cụ thể. Tuy nhiên, nếu giao dịch dân sự không có một trong những điều kiện tại Điều 117 thì nó được xem là giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu được chia ra nhiều trường hợp khác nhau như bị đe dọa, nhầm lẫn, giả tạo,…(theo Điều 123 đến Điều 130 của Bộ Luật Dân sự) Và hậu quả pháp lý của một giao dịch dân sự vô hiệu đã được quy định tại Điều 131 của Bộ Luật này: Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Khởi kiện có được xem là một dạng của giao dịch dân sự không?
Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể giao dịch dân sự bao gồm: “hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” được quy định cụ thể tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, giao dịch mà người đại diện xác lập, thực hiện có thể là một hợp đồng như hợp đông mua bán tài sản, hợp đồng cầm cố,… Và giao dịch còn có thể là hành vi pháp lý đơn phương . trong thực tế, đó có thể là thanh toán một khoản tiền, nhận một món nợ, từ chối nhận di sản, từ bỏ quyền sở hữu. Vì không tồn tại một thỏa thuận, nên khởi kiện không thể coi là hợp đồng nhưng có thể coi là một giao dịch dân sư. Khởi kiện là một hành vi pháp lý đơn phương vì nó có thể hiện ý chí đơn phương của người có quyền khởi kiện nhằm phất sinh nhưng hệ quả pháp lý của họ. Các hành vi tố tụng của đương sự được coi là một dạng hành vi pháp lý đơn phương. Hướng suy luận này đã được ghi nhận trong xét xử thực tiễn. Ông A là đại diện cho hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ gia đình. Cấp sơ thẩm đưa ông A là đại diện hộ gia đình, tham gia tố tụng, không đưa vợ và con ông A vào tham gia tố tụng.Tòa đã khẳng định chủ hộ gia đình đại diện hộ gia đình trong các giao dịch dân sự và việc chủ hộ đại diện hộ gia đình tham gia tố tụng là đúng quy định của pháp luật. Nên có thể cho rằng, đối với Tòa án, việc tham gia tố tụng cũng là tham gia vào giao dịch dân sự. Tức, đối với Tòa án, các hành vi tố tụng (bao gồm cả khởi kiện) là một dạng giao dịch dân sự.
Lừa đảo trong giao dịch dân sự?
Chào luật sư, em muốn hỏi nội dung: 1 người lừa đảo để chiếm đoạt số tiền và dùng một phần số tiền để ký kết hợp đồng bảo hiểm. Vậy hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu không? Và có thể yêu cầu bên bảo hiểm hoàn trả lại số tiền mà người đó đã lừa đảo không? Căn cứ pháp luật. Em cảm ơn ạ
Tình huống về giao dịch dân sự?
Mong mọi người giúp đỡ em giải quyết tình huống này với ạ! A và B đi uống bia cùng nhau nhưng quên mang tiền. Sau khi uống say, cả A và B đều không có tiền để trả quán. A mới lấy trong túi mình ra 10 tờ vé số đưa cho chủ quán. Sáng hôm sau, A dò số thì biết là mình trúng độc đắc nhưng không tìm thấy vé số ở đâu cả. Hỏi B thì được biết là hôm qua đã trả nợ cho bà chủ quán rồi. A đến gặp bà chủ quán để xin lại 10 vé số nhưng bà không trả với lý do là A đã dùng nó để trả tiền nhậu hôm qua, nên chỗ vé số đó tất nhiên thuộc về bà. Theo anh (chị) trong tình huống này, A có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch trên giữa A và bà chủ quán là vô hiệu không? Vì sao?
Cá nhân cho vay bằng vàng: Tính lãi suất như thế nào?
Lãi suất cho vay vàng - Ảnh minh họa Cho vay bằng vàng là một hình thức giao dịch phổ biến, tuy nhiên vẫn còn nhiều khúc mắc về tính hợp pháp của giao dịch cũng như cách tính lãi suất trong trường hợp có tranh chấp. Bài viết phân tích một số vấn đề về giao dịch cho vay vàng của cá nhân. Xác định tính hợp pháp của giao dịch cho vay vàng theo pháp luật hiện hành Thứ nhất, giao dịch cho vay là giao dịch dân sự hoàn toàn hợp pháp theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Thứ hai, giao dịch cho vay đối với tài sản là vàng hoàn toàn không trái với quy định của pháp luật. Quy định hiện hành về các hành vi bị cấm đối với giao dịch liên quan đến vàng tại Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau: “Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: 1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. 2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. 3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. 4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. 5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này. 6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. 7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.” Từ đó có thể thấy việc cho vay vàng giữa các cá nhân là hoàn toàn hợp pháp. Giải quyết vấn đề lãi suất cho vay vàng Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 1 mức lãi suất duy nhất liên quan đến giao dịch cho vay vàng, đó là 7%/năm, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra quyết định công bố năm 1992. Mức lãi suất này được áp dụng cho đến năm 2000 khi Thống đốc NHNN hủy bỏ quyết định năm 1992 và cũng không quy định về mức lãi suất cho vay vàng. Do vậy, từ giai đoạn này cho đến nay không còn cơ sở để áp dụng mức lãi suất vay vàng 7%/năm để xử lý tranh chấp. Mặt khác theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015: “Điều 468. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.” Từ căn cứ tính lãi suất trên, nếu tài sản cho vay là tiền, người cho vay có thể áp dụng mức 20%/năm làm căn cứ tính lãi suất. Tuy nhiên vàng lại không phải là tiền và thuộc trường hợp “luật khác có liên quan quy định khác” theo đó phải có quy định của pháp luật thì mới có thể lấy làm căn cứ xác định lãi vay vàng, mà như phân tích trong bài thì hiện tại không có quy định nào điều chỉnh nội dung này. Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều trường hợp Tòa án đã quy giá trị vàng ra thành tiền và áp dụng mức lãi suất trên, tuy nhiên nếu áp dụng theo cách quy đổi trên thì phải căn cứ vào giá vàng tại thời điểm vay hay thời điểm giải quyết tranh chấp? Hơn nữa việc áp dụng pháp luật như vậy là tùy tiện và có phần không hợp lý. Trái lại, nếu không giải quyết phần lãi suất trên khoản vay bằng vàng, lợi ích của bên vay sẽ bị xâm phạm, hơn nữa nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là “Toàn án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.”, như vậy chắc chắn sẽ xảy ra việc không thống nhất trong cách xét xử của các Tòa án. Để bảo vệ lợi ích của mình, cách duy nhất mà người cho vay có thể làm là thỏa thuận về phương thức tính lãi suất trong hợp đồng vay ban đầu, ghi rõ mức lãi suất được tính dựa trên giá quy đổi của vàng tại thời điểm nào, như vậy khi phát sinh tranh chấp, cả đương sự lẫn Tòa án đều có căn cứ để giải quyết.
Không tuân thủ hình thức giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực?
Không tuân thủ hình thức giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực? - Ảnh minh họa Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự phải tuân theo quy định về hình thức nếu có theo quy định của pháp luật nếu không sẽ bị vô hiệu. Bài viết sau phân tích về những trường hợp ngoại lệ mà giao dịch dân sự vẫn được công nhận hiệu lực khi không tuân thủ quy định về hình thức. 1. Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự Căn cứ Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Ví dụ: Pháp luật quy định Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì giao dịch phải tuân theo các quy định đó (hợp đồng về chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà phải được công chứng). 2. Phân tích các trường hợp vi phạm về hình thức nhưng giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: 1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. 2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. ==== >> Dựa vào những quy định trên thì có hai trường hợp giao dịch được coi là không tuân thủ về hình thức, đó là: Văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật và văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực (Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này). - Văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là giao dịch bằng văn bản nhưng văn bản đó không đúng quy định của luật. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự ta có thể hiểu như sau: + Hợp đồng có thể có các nội dung nội sau đây: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp (Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015). + Ngoài ra, Hợp đồng theo quy định của luật chuyên ngành cũng có những nội dung bắt buộc: Ví dụ: Theo Điều 18, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 thì nội dung hợp đồng mua bán phải có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của các bên; các thông tin về bất động sản; giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;phương thức và thời hạn thanh toán; thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo; bảo hành; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý; giải quyết tranh chấp; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. - Văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực Theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Ví dụ: Những giao dịch pháp luật bắt buộc phải có công chứng, chứng thực như: Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014). - Điều kiện để các văn bản trên có hiệu lực: là một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Theo Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). - Quy định đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch có thể hiểu là: - Một bên hoặc các bên đã chuyển giao ít nhất hai phần ba vật (nếu là vật cùng loại thì phải giao ít nhất 2/3 số lượng với chất lượng như đã thỏa thuận là hợp lý - Đã chuyển giao ít nhất hai phần ba quyền - Một bên hoặc các bên đã trả ít nhất hai phần ba tiền hoặc giấy tờ có giá. - Một bên hoặc các bên đã thực hiện hoặc không thực hiện ít nhất hai phần ba công việc đã thỏa thuận. ... * Lưu ý: Việc công nhận hiệu lực của lọa giao dịch này phải thông qua Tòa án. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ, Tòa án xem xét và ra quyết định.