Sẽ không còn bị thu hồi hồ sơ gốc nếu dùng GPLX giả
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/6/2024 đã sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Trong đó, có quy định về thu hồi hồ sơ khi dùng GPLX giả. Sẽ không còn bị thu hồi hồ sơ gốc nếu dùng GPLX giả Theo khoản 17 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định: Người lái xe có các hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; ngoài ra, người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. So với quy định trước đây tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT (nay khoản này đã được tiếp tục sửa đổi) thì cá nhân sử dụng giấy phép lái xe giả thì sẽ bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. Như vậy, kể từ ngày 01/6/2024, cá nhân dùng bằng lái xe giả sẽ chỉ bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Tức là khi đó, sẽ không bị còn thu hồi hồ sơ gốc như quy định trước đó. Cũng cần lưu ý là mặc dù không còn thu hồi hồ sơ gốc như quy định trước đó nhưng thông tin giấy phép lái xe giả đã được cập nhật trên hệ thống nên bạn không thể nào dùng hồ sơ gốc đó để xin đi cấp lại giấy phép lái xe, điều đó cũng đồng nghĩa rằng mặc dù không thu hồi hồ sơ gốc nhưng hồ sơ gốc đó cũng không thể dùng vào việc gì nữa. Dùng GPLX máy giả bị phạt bao nhiêu tiền? Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt do sử dụng GPLX máy giả như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy, dùng GPLX máy giả thì có thể bị phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng và bị tịch thu GPLX giả đó. Dùng GPLX máy giả có bị truy cứu TNHS không? Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội sử dụng, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau: - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: + Có tổ chức. + Phạm tội 02 lần trở lên. + Sử dụng giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. + Thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. + Tái phạm nguy hiểm - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Sử dụng giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. + Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Như vậy, khi dùng GPLX giả là người vi phạm đã sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức. Theo đó sẽ bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù đến 7 năm tuỳ mức độ vi phạm.
Người mua bằng lái xe máy giả có bị phạt? Bằng lái xe do cơ quan nào cấp?
Bằng lái xe máy là chứng chỉ được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy, xe mô tô tham gia giao thông. Số lượng người dân sử dụng xe máy ở nước ta rất lớn do đó không tránh khỏi những trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả. Vậy sử dụng bằng lái giả có bị phạt? 1. Bằng lái xe máy được cấp cho ai? Cụ thể tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã phân hạng giấy phép lái xe máy (GPLX) hạng A1, A2 và A3 cho các đối tượng sau đây: - Hạng A1 cấp cho: + Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. - Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Để được cấp GPLX theo nhu cầu của người điều khiển phương tiện thì người này phải làm thủ tục đăng ký dự thi kỳ sát hạch GPLX định kỳ, theo đó phải trải qua kỳ sát hạch GPLX với 2 vòng bao gồm: - Thi lý thuyết được thực hiện trên máy tính. - Thi thực hành trên loại xe máy mà cơ sở đào tạo tổ chức. Nếu người dự thi sát hạch vượt qua cả 2 hình thức thi trên thì sẽ được cấp GPLX theo hạng mà mình dự thi. 2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GPLX máy? GPLX là một chứng nhận được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy do cơ quan có thẩm quyền quản lý và cấp phép khi đã vượt qua kỳ sát hạch lái xe. Theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2023/TT-BGTVT) quy định cơ quan quản lý sát hạch, cấp GPLX bao gồm: - Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi cả nước. - Phòng Quản lý Vận tải, phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX. - Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX (gọi là cơ quan quản lý sát hạch). Do đó, Cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cấp GPLX máy trên cả nước còn tại các tỉnh/thành sẽ do Sở GTVT quản lý việc cấp. Trường hợp người mua bằng lái xe giả mà bằng lái không được cấp từ các cơ quan này sẽ bị phát hiện và xử phạt. 3. Mua bằng lái xe máy giả bị xử phạt ra sao? Căn cứ điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt hành chính đối với trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả, mức phạt cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 01 triệu đồng - 02 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có GPLX hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia; + Sử dụng GPLX không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX). - Phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; + Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia; + Sử dụng GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX). Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bằng lái xe giả còn tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ. Ngoài ra, Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: Người làm làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Hướng dẫn cách kiểm tra giấy phép lái xe giả dễ dàng
Nếu không phải là người làm việc có liên quan nhiều đến kiểm tra, cấp GPLX thì sẽ khó có thể nhận biết đâu là đặc điểm của GPLX giả. Do hiện nay có nhiều trường hợp sử dụng GPLX giả để xin việc. Vậy làm thế nào để các chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra GPLX giả? 1. 02 cách kiểm tra GPLX giả Hiện có hai cách kiểm tra giấy phép lái xe là thật hay giả dễ dàng và thông dụng nhất, cụ thể: Cách 1: Kiểm tra trên website của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Bước 1: Truy cập Trang thông tin giấy phép lái xe của Tổng cục đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://gplx.gov.vn/. Bước 2: Nhập các thông tin bao gồm: Loại giấy phép lái xe; số giấy phép lái xe; ngày, tháng, năm sinh; mã bảo vệ. Cuối cùng chọn "Tra cứu giấy phép lái xe". Bước 3: Xem kết quả Nếu hệ thống không hiện đầy đủ thông tin (bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số giấy phép lái xe, số phôi thẻ giấy phép lái xe, nơi cấp giấy phép lái xe, ngày cấp giấy phép lái xe, ngày hết hạn giấy phép lái xe, hạng giấy phép lái xe, ngày trúng tuyển) hoặc thông tin không trùng khớp với thông tin trên giấy phép lái xe thì là giả. Cách 2: Kiểm tra bằng mã QR trên Giấy phép lái xe. Theo Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về giấy phép lái xe, giấy phép lái xe được cấp sau ngày 1/06/2020 mà không có mã QR ở mặt sau thì có thể là giả. Theo đó, với giấy phép lái xe có mã QR, bạn có thể tiến hành quét mã QR đó bằng các ứng dụng quét mã. Sau khi quét mã sẽ hiện ra các thông tin: Số giấy phép lái xe; họ tên, ngày, tháng, năm, sinh; hạng giấy phép lái xe; nơi cấp giấy phép lái xe. Nếu quét mã QR mà không ra các thông tin nói trên hoặc các thông tin trên không trùng với thông tin trên giấy phép lái xe thì có thể đó là giả. Tuy nhiên, ngoài trường hợp giấy phép lái xe là giả, việc tra cứu cũng có thể không ra kết quả bởi một số lý do như người dùng nhập sai thông tin, thông tin về giấy phép lái xe chưa kịp cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Vì vậy, khi tra cứu thông tin giấy phép lái xe, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin nhập 2. Sử dụng GPLX giả sẽ bị xử lý thế nào? Căn cứ điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe sử dụng bằng lái không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bằng lái xe giả) có thể bị xử phạt đến 12 triệu đồng. Cụ thể: - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Đối với người điều khiển xe mô tô sử dụng bằng lái xe giả, mức phạt như sau: + Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô. + Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh. Ngoài ra, căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự 2017) người có hành vi làm bằng lái xe giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tùy mức độ vi phạm mà hình phạt có thể lên tới 7 năm tù, phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Sẽ không còn bị thu hồi hồ sơ gốc nếu dùng GPLX giả
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/6/2024 đã sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Trong đó, có quy định về thu hồi hồ sơ khi dùng GPLX giả. Sẽ không còn bị thu hồi hồ sơ gốc nếu dùng GPLX giả Theo khoản 17 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định: Người lái xe có các hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; ngoài ra, người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. So với quy định trước đây tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT (nay khoản này đã được tiếp tục sửa đổi) thì cá nhân sử dụng giấy phép lái xe giả thì sẽ bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. Như vậy, kể từ ngày 01/6/2024, cá nhân dùng bằng lái xe giả sẽ chỉ bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Tức là khi đó, sẽ không bị còn thu hồi hồ sơ gốc như quy định trước đó. Cũng cần lưu ý là mặc dù không còn thu hồi hồ sơ gốc như quy định trước đó nhưng thông tin giấy phép lái xe giả đã được cập nhật trên hệ thống nên bạn không thể nào dùng hồ sơ gốc đó để xin đi cấp lại giấy phép lái xe, điều đó cũng đồng nghĩa rằng mặc dù không thu hồi hồ sơ gốc nhưng hồ sơ gốc đó cũng không thể dùng vào việc gì nữa. Dùng GPLX máy giả bị phạt bao nhiêu tiền? Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt do sử dụng GPLX máy giả như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy, dùng GPLX máy giả thì có thể bị phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng và bị tịch thu GPLX giả đó. Dùng GPLX máy giả có bị truy cứu TNHS không? Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội sử dụng, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau: - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: + Có tổ chức. + Phạm tội 02 lần trở lên. + Sử dụng giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. + Thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. + Tái phạm nguy hiểm - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Sử dụng giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. + Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Như vậy, khi dùng GPLX giả là người vi phạm đã sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức. Theo đó sẽ bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù đến 7 năm tuỳ mức độ vi phạm.
Người mua bằng lái xe máy giả có bị phạt? Bằng lái xe do cơ quan nào cấp?
Bằng lái xe máy là chứng chỉ được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy, xe mô tô tham gia giao thông. Số lượng người dân sử dụng xe máy ở nước ta rất lớn do đó không tránh khỏi những trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả. Vậy sử dụng bằng lái giả có bị phạt? 1. Bằng lái xe máy được cấp cho ai? Cụ thể tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã phân hạng giấy phép lái xe máy (GPLX) hạng A1, A2 và A3 cho các đối tượng sau đây: - Hạng A1 cấp cho: + Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. - Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Để được cấp GPLX theo nhu cầu của người điều khiển phương tiện thì người này phải làm thủ tục đăng ký dự thi kỳ sát hạch GPLX định kỳ, theo đó phải trải qua kỳ sát hạch GPLX với 2 vòng bao gồm: - Thi lý thuyết được thực hiện trên máy tính. - Thi thực hành trên loại xe máy mà cơ sở đào tạo tổ chức. Nếu người dự thi sát hạch vượt qua cả 2 hình thức thi trên thì sẽ được cấp GPLX theo hạng mà mình dự thi. 2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GPLX máy? GPLX là một chứng nhận được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy do cơ quan có thẩm quyền quản lý và cấp phép khi đã vượt qua kỳ sát hạch lái xe. Theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2023/TT-BGTVT) quy định cơ quan quản lý sát hạch, cấp GPLX bao gồm: - Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi cả nước. - Phòng Quản lý Vận tải, phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX. - Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX (gọi là cơ quan quản lý sát hạch). Do đó, Cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cấp GPLX máy trên cả nước còn tại các tỉnh/thành sẽ do Sở GTVT quản lý việc cấp. Trường hợp người mua bằng lái xe giả mà bằng lái không được cấp từ các cơ quan này sẽ bị phát hiện và xử phạt. 3. Mua bằng lái xe máy giả bị xử phạt ra sao? Căn cứ điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt hành chính đối với trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả, mức phạt cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 01 triệu đồng - 02 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có GPLX hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia; + Sử dụng GPLX không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX). - Phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; + Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia; + Sử dụng GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX). Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bằng lái xe giả còn tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ. Ngoài ra, Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: Người làm làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Hướng dẫn cách kiểm tra giấy phép lái xe giả dễ dàng
Nếu không phải là người làm việc có liên quan nhiều đến kiểm tra, cấp GPLX thì sẽ khó có thể nhận biết đâu là đặc điểm của GPLX giả. Do hiện nay có nhiều trường hợp sử dụng GPLX giả để xin việc. Vậy làm thế nào để các chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra GPLX giả? 1. 02 cách kiểm tra GPLX giả Hiện có hai cách kiểm tra giấy phép lái xe là thật hay giả dễ dàng và thông dụng nhất, cụ thể: Cách 1: Kiểm tra trên website của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Bước 1: Truy cập Trang thông tin giấy phép lái xe của Tổng cục đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://gplx.gov.vn/. Bước 2: Nhập các thông tin bao gồm: Loại giấy phép lái xe; số giấy phép lái xe; ngày, tháng, năm sinh; mã bảo vệ. Cuối cùng chọn "Tra cứu giấy phép lái xe". Bước 3: Xem kết quả Nếu hệ thống không hiện đầy đủ thông tin (bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số giấy phép lái xe, số phôi thẻ giấy phép lái xe, nơi cấp giấy phép lái xe, ngày cấp giấy phép lái xe, ngày hết hạn giấy phép lái xe, hạng giấy phép lái xe, ngày trúng tuyển) hoặc thông tin không trùng khớp với thông tin trên giấy phép lái xe thì là giả. Cách 2: Kiểm tra bằng mã QR trên Giấy phép lái xe. Theo Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về giấy phép lái xe, giấy phép lái xe được cấp sau ngày 1/06/2020 mà không có mã QR ở mặt sau thì có thể là giả. Theo đó, với giấy phép lái xe có mã QR, bạn có thể tiến hành quét mã QR đó bằng các ứng dụng quét mã. Sau khi quét mã sẽ hiện ra các thông tin: Số giấy phép lái xe; họ tên, ngày, tháng, năm, sinh; hạng giấy phép lái xe; nơi cấp giấy phép lái xe. Nếu quét mã QR mà không ra các thông tin nói trên hoặc các thông tin trên không trùng với thông tin trên giấy phép lái xe thì có thể đó là giả. Tuy nhiên, ngoài trường hợp giấy phép lái xe là giả, việc tra cứu cũng có thể không ra kết quả bởi một số lý do như người dùng nhập sai thông tin, thông tin về giấy phép lái xe chưa kịp cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Vì vậy, khi tra cứu thông tin giấy phép lái xe, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin nhập 2. Sử dụng GPLX giả sẽ bị xử lý thế nào? Căn cứ điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe sử dụng bằng lái không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bằng lái xe giả) có thể bị xử phạt đến 12 triệu đồng. Cụ thể: - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Đối với người điều khiển xe mô tô sử dụng bằng lái xe giả, mức phạt như sau: + Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô. + Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh. Ngoài ra, căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự 2017) người có hành vi làm bằng lái xe giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tùy mức độ vi phạm mà hình phạt có thể lên tới 7 năm tù, phạt tiền đến 100 triệu đồng.