GCN quyền sử dụng đất cấp cho thửa đất độc lập có cần thể hiện hình thể tại trang 03?
GCN quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Khi cấp GCN cho thửa đất nông nghiệp độc lập có cần thể hiện hình thể tại trang 03? Bài viết sau sẽ giải cho những thắc mắc nêu trên. (1) GCN quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung như sau: Trang 01: Bao gồm: - Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” màu đỏ. - Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, màu đen. - Dấu nổi của Bộ TN&MT. Trang 02: Bao gồm: - Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. - Các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú. - Ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận. - Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận. Trang 3: Bao gồm: - Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. - Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”. Trang 4: Bao gồm: - Nội dung tiếp theo của mục IV. - Nội dung lưu ý. - Mã vạch. - Trang bổ sung in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”. - Số hiệu thửa đất. - Số phát hành Giấy chứng nhận. - Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục IV như trang 4. Toàn bộ những nội dung của Giấy chứng nhận nêu trên sẽ do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp. (2) GCN quyền sử dụng đất khi cấp cho thửa đất nông nghiệp độc lập có cần thể hiện hình thể tại trang 03? Tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định sơ đồ thửa đất sẽ thể hiện những thông tin như sau: - Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa. - Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc - Nam. - Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại. - Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó. Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó. Căn cứ theo mục (1) cùng dẫn chiếu quy định nêu trên, trường hợp GCN quyền sử dụng đất khi cấp cho thửa đất nông nghiệp độc lập (không có thửa đất khác) sẽ phải thể hiện hình thể tại trang 03. Bởi Giấy chứng nhận sẽ bao gồm sơ đồ thửa đất, mà tại sơ đồ thửa đất sẽ có hình thể của thửa đất. Tại đây, chỉ loại trừ trường hợp cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp thì mới không thể hiện sơ đồ thửa đất. (3) Tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất của nhiều người sử dụng thì thể hiện trên GCN thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, tại đây sẽ có có 02 trường hợp như sau: Trường hợp 01: Tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người mà những người này đồng thời là chủ sở hữu chung đối với tài sản thì GCN được cấp cho từng người sử dụng đất và được ghi như sau: - Thông tin về người được cấp GCN được ghi theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. - Thông tin về thửa đất của người được cấp GCN được ghi theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. - Thông tin về toàn bộ tài sản nằm chung trên các thửa đất liền kề mà người được cấp GCN có quyền sở hữu chung với người khác được ghi theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Trong đó, diện tích tài sản gắn liền với đất ghi theo hình thức sở hữu chung. Đối với phần Ghi chú tại trang 2 của GCN được ghi “Cùng sở hữu chung... (ghi tên loại tài sản thuộc sở hữu chung) với... (ghi lần lượt tên của những người khác cùng sở hữu chung tài sản)”. Trường hợp 02: Tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người nhưng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác thì được ghi như sau: - GCN cấp cho người sử dụng đất ghi thông tin về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất của người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. - Thông tin về tài sản gắn liền với đất được ghi bằng dấu "-/-". - GCN cấp cho chủ sở hữu tài sản ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Thông tin về các thửa đất đã thuê (hoặc mượn,...) tại đây được ghi như sau: Đối với địa chỉ sử dụng đất: Thể hiện thông tin địa chỉ chung của các thửa đất, gồm: Tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Đối với thông tin về thửa đất số, tờ bản đồ số, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng đất được thể hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT vào bảng dưới đây: Tờ bản đồ số Thửa đất số Diện tích (m2) Mục đích sử dụng Thời hạn sử dụng Nguồn gốc sử dụng Đối với thông tin về toàn bộ tài sản nằm chung trên các thửa đất liền kề thuộc quyền sở hữu của người được cấp GCN thì được ghi theo quy định.
Đất quy hoạch có được cấp GCN QSDĐ không?
Hiện nay, quyền của người sử dụng đất đối với phần đất thuộc diện quy hoạch được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất Đai 2013, cụ thể như sau: “Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”. Mặt khác, theo khoản 6 Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp KHÔNG được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có đưa ra trường hợp: “Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Như vậy, để xem xét đất trong quy hoạch có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn gọi là “sổ đỏ) hay không phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện với khu đất đó đã có hay chưa, cụ thể chia 02 trường hợp sau: >>> TH1: Đã có kế hoạch sử dụng đất với khu đất và quyết định thu hồi đất thì sẽ không được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất thì khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất (khoản 2 Điều 49 Luật Đất Đai 2013). Xong, pháp luật hiện nay không có quy định về thời hạn tối đa để điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. >>> TH2: Kế hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt và chưa có quyết định thu hồi đất thì người sử dụng đất có thể làm thủ tục cấp sổ đỏ bình thường theo thủ tục pháp luật quy định.
Tư vấn làm giấy CN quyền sử dụng đất
xin luật sư cho tôi hỏi. tôi có một thửa đất đang ở lâu năm nhưng không có giáy quyền sử dụng đất. giờ tôi muốn làm giấy quyền sử dụng đất thì bắt đầu làm từ đâu xin luật sư cho tôi ý kiến.
Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chào mọi người, mình có một vấn đề xin được tư vấn như sau: Theo Bản đồ và sổ mục kê được lập năm 1985 theo Nghị định 299/CP năm 1980 của Chính phủ thể hiện thửa đất A do hợp tác xã quản lý sử dụng ( chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất). Sau đó, năm 1990 HTX tự giải tán mà không có thoả thuận phân chia tài sản. Sau đó người dân sử dụng và sang nhượng lại qua nhiều người (hiện còn giấy tờ mua bán viết tay và giấy được lập sớm nhất là năm 1992). Đến năm 2016 cá nhân B (là người nhận chuyển nhượng cuối cùng) đăng ký đề nghị cấp chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất A nói trên và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, liền sau đó đã làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở (phù hợp quy hoạch là đất ở và đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính). Đến năm 2017 UBND huyện tiến hành thanh tra và căn cứ bản đồ 299 và sổ mục kê lập năm 1985 để kết luận nguồn gốc sử dụng đất của cá nhân B là do lấn chiếm, việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất là sai quy định pháp luật (cấp sai nguồn gốc) vì vậy tiến hành thu hồi sổ đã cấp. (chỉ căn cứ điểm d, khoản 2 điều 106 Luật đất đai 2013 mà bỏ qua Khoản 5 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai theo đó thì trường hợp đã thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng và đã được giải quyết theo quy định thì không thu hồi. Vậy việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện có đúng với quy định của pháp luật hay không ạ? Mong nhận được sự góp ý của mọi người, mình cảm ơn ạ.
GCN quyền sử dụng đất cấp cho thửa đất độc lập có cần thể hiện hình thể tại trang 03?
GCN quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Khi cấp GCN cho thửa đất nông nghiệp độc lập có cần thể hiện hình thể tại trang 03? Bài viết sau sẽ giải cho những thắc mắc nêu trên. (1) GCN quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung như sau: Trang 01: Bao gồm: - Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” màu đỏ. - Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, màu đen. - Dấu nổi của Bộ TN&MT. Trang 02: Bao gồm: - Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. - Các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú. - Ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận. - Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận. Trang 3: Bao gồm: - Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. - Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”. Trang 4: Bao gồm: - Nội dung tiếp theo của mục IV. - Nội dung lưu ý. - Mã vạch. - Trang bổ sung in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”. - Số hiệu thửa đất. - Số phát hành Giấy chứng nhận. - Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục IV như trang 4. Toàn bộ những nội dung của Giấy chứng nhận nêu trên sẽ do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp. (2) GCN quyền sử dụng đất khi cấp cho thửa đất nông nghiệp độc lập có cần thể hiện hình thể tại trang 03? Tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định sơ đồ thửa đất sẽ thể hiện những thông tin như sau: - Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa. - Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc - Nam. - Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại. - Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó. Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó. Căn cứ theo mục (1) cùng dẫn chiếu quy định nêu trên, trường hợp GCN quyền sử dụng đất khi cấp cho thửa đất nông nghiệp độc lập (không có thửa đất khác) sẽ phải thể hiện hình thể tại trang 03. Bởi Giấy chứng nhận sẽ bao gồm sơ đồ thửa đất, mà tại sơ đồ thửa đất sẽ có hình thể của thửa đất. Tại đây, chỉ loại trừ trường hợp cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp thì mới không thể hiện sơ đồ thửa đất. (3) Tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất của nhiều người sử dụng thì thể hiện trên GCN thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, tại đây sẽ có có 02 trường hợp như sau: Trường hợp 01: Tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người mà những người này đồng thời là chủ sở hữu chung đối với tài sản thì GCN được cấp cho từng người sử dụng đất và được ghi như sau: - Thông tin về người được cấp GCN được ghi theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. - Thông tin về thửa đất của người được cấp GCN được ghi theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. - Thông tin về toàn bộ tài sản nằm chung trên các thửa đất liền kề mà người được cấp GCN có quyền sở hữu chung với người khác được ghi theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Trong đó, diện tích tài sản gắn liền với đất ghi theo hình thức sở hữu chung. Đối với phần Ghi chú tại trang 2 của GCN được ghi “Cùng sở hữu chung... (ghi tên loại tài sản thuộc sở hữu chung) với... (ghi lần lượt tên của những người khác cùng sở hữu chung tài sản)”. Trường hợp 02: Tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người nhưng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác thì được ghi như sau: - GCN cấp cho người sử dụng đất ghi thông tin về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất của người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. - Thông tin về tài sản gắn liền với đất được ghi bằng dấu "-/-". - GCN cấp cho chủ sở hữu tài sản ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Thông tin về các thửa đất đã thuê (hoặc mượn,...) tại đây được ghi như sau: Đối với địa chỉ sử dụng đất: Thể hiện thông tin địa chỉ chung của các thửa đất, gồm: Tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Đối với thông tin về thửa đất số, tờ bản đồ số, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng đất được thể hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT vào bảng dưới đây: Tờ bản đồ số Thửa đất số Diện tích (m2) Mục đích sử dụng Thời hạn sử dụng Nguồn gốc sử dụng Đối với thông tin về toàn bộ tài sản nằm chung trên các thửa đất liền kề thuộc quyền sở hữu của người được cấp GCN thì được ghi theo quy định.
Đất quy hoạch có được cấp GCN QSDĐ không?
Hiện nay, quyền của người sử dụng đất đối với phần đất thuộc diện quy hoạch được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất Đai 2013, cụ thể như sau: “Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”. Mặt khác, theo khoản 6 Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp KHÔNG được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có đưa ra trường hợp: “Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Như vậy, để xem xét đất trong quy hoạch có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn gọi là “sổ đỏ) hay không phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện với khu đất đó đã có hay chưa, cụ thể chia 02 trường hợp sau: >>> TH1: Đã có kế hoạch sử dụng đất với khu đất và quyết định thu hồi đất thì sẽ không được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất thì khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất (khoản 2 Điều 49 Luật Đất Đai 2013). Xong, pháp luật hiện nay không có quy định về thời hạn tối đa để điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. >>> TH2: Kế hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt và chưa có quyết định thu hồi đất thì người sử dụng đất có thể làm thủ tục cấp sổ đỏ bình thường theo thủ tục pháp luật quy định.
Tư vấn làm giấy CN quyền sử dụng đất
xin luật sư cho tôi hỏi. tôi có một thửa đất đang ở lâu năm nhưng không có giáy quyền sử dụng đất. giờ tôi muốn làm giấy quyền sử dụng đất thì bắt đầu làm từ đâu xin luật sư cho tôi ý kiến.
Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chào mọi người, mình có một vấn đề xin được tư vấn như sau: Theo Bản đồ và sổ mục kê được lập năm 1985 theo Nghị định 299/CP năm 1980 của Chính phủ thể hiện thửa đất A do hợp tác xã quản lý sử dụng ( chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất). Sau đó, năm 1990 HTX tự giải tán mà không có thoả thuận phân chia tài sản. Sau đó người dân sử dụng và sang nhượng lại qua nhiều người (hiện còn giấy tờ mua bán viết tay và giấy được lập sớm nhất là năm 1992). Đến năm 2016 cá nhân B (là người nhận chuyển nhượng cuối cùng) đăng ký đề nghị cấp chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất A nói trên và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, liền sau đó đã làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở (phù hợp quy hoạch là đất ở và đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính). Đến năm 2017 UBND huyện tiến hành thanh tra và căn cứ bản đồ 299 và sổ mục kê lập năm 1985 để kết luận nguồn gốc sử dụng đất của cá nhân B là do lấn chiếm, việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất là sai quy định pháp luật (cấp sai nguồn gốc) vì vậy tiến hành thu hồi sổ đã cấp. (chỉ căn cứ điểm d, khoản 2 điều 106 Luật đất đai 2013 mà bỏ qua Khoản 5 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai theo đó thì trường hợp đã thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng và đã được giải quyết theo quy định thì không thu hồi. Vậy việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện có đúng với quy định của pháp luật hay không ạ? Mong nhận được sự góp ý của mọi người, mình cảm ơn ạ.