Formosa – những gì từ phát ngôn gây sốc
“Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Ngày 25 tháng 4 vừa qua, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khuấy đảo dư luận bằng một phát ngôn gây sốc như trên. Rõ ràng đây là một phát ngôn rất khiếm nhã, đầy thách thức và có phần xúc phạm đến toàn bộ người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau phát ngôn gây sốc này là gì? Trong bối cảnh nguyên nhân và thủ phạm của vụ cá chết hàng loạt vừa qua vẫn chưa được làm sáng tỏ, phát ngôn của “ngài” giám đốc đối ngoại đã vô tình nói lên tất cả. Thứ nhất, phát ngôn trên thể hiện ông Chu Xuân Phàm, người đại diện cho công ty Formosa để tiếp báo chí, không hề có một sự tôn trọng đến con người và đất nước Việt Nam. Nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất bắt nguồn từ việc nhà nước ta đã quá ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo cho họ tâm lý lộng hành, coi thường đất nước và con người Việt Nam. Thứ hai, một điều hết sức quan trọng, đó là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nguyên nhân và thủ phạm vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ, một người bình thường ở một trạng thái không hề có sự thiên vị về bất cứ bên nào, sẽ hiểu phát ngôn của Formosa như sau: “Hoặc là xây nhà máy, hoặc là bắt tôm bắt cá, như vậy chẳng khác nào xây nhà máy sẽ làm chết tôm cá, như vậy chẳng khác nào Formosa đang “lạy ông tôi ở bụi này”, tức là họ thừa nhận rằng nếu có sự tồn tại của họ thì sẽ không còn tôm cá. Và ngắn gọn hơn, họ thừa nhận rằng chính họ là thủ phạm của vụ cá chết hàng loạt vừa qua.” Thứ ba, công ty Formosa cũng đã không hề xa lạ gì với việc phá hoại môi trường. Năm 1999, Formosa đã hối lộ quan chức để xả ra môi trường khoảng 3000 tấn chất thải thủy ngân ở Sihanoukvile, Cambodia. Một thời gian sau, Formosa cũng đã bị cho rằng là đã cố gắng vận chuyển chất thải sang Nevada, Mỹ. Formosa cũng bị cho là có liên quan hết hàng loạt vụ nổ hóa chất ở Illiopolis. Đáng chú ý nhất là sự kiện công ty Formosa được “vinh dự” nhận giải thưởng Hành tinh đen năm 2009. Tuy, mặc dù với một thành tích phá hoại môi trường và phát ngôn gây sốc như trên của công ty Formosa, chúng ta vẫn sẽ phải chờ vào kết quả điều tra chính thức của Cơ quan có thẩm quyền về kết quả vụ việc.
Vì đâu cá ở Hà Tĩnh chết hàng loạt
Về việc cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung – Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, hiện đã có báo cáo về số lượng thiệt hại như sau : "Quảng Bình chưa có thống kê thiệt hại cụ thể. Hà Tĩnh thiệt hại 37.200 con cá giống, 90 vạn con tôm giống, 20 vạn ngao giống, ước tính khoảng 4,7 tỷ đồng. Quảng Trị số lượng cá chết khoảng 30 tấn, Thừa Thiên Huế cá chết khoảng 5.900 con" - Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Vụ phó Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) thông tin. Hiện nguyên nhân vẫn đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên theo điều tra gần đây, cơ quan chức năng đã lấy 42 mẫu cá, 7 mẫu trầm tích, hàng chục mẫu nước đưa đi xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả kiểm tra tại hiện trường cho thấy cá không bị nhiễm ký sinh trùng. Phân tích 18 mẫu vi khuẩn, 18 mẫu virut cũng thể hiện đây không phải tác nhân gây hiện tượng cá chết. Cục Thú y, Bộ NN&PTNT khẳng định, không có mầm bệnh truyền nhiễm khiến cá chết, mà do một yếu tố độc tố rất mạnh từ môi trường. Sau vụ việc ngư dân phát hiện và lên tiếng về đường ống xả thải dưới mực nước biển 17m của công ty Formosa, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT khẳng định đường ống này đã được Bộ cấp phép từ năm 2014. "Đây là đường ống hợp pháp, chứ không phải phía công ty làm lén lút, được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh theo dõi hàng ngày", ông nói. Bên cạnh đó, ông nói thêm về quy trình vận hành của đường ống thải này "Có thể hình dung, hệ thống kênh xả thải này có một trạm quan trắc và một cái bể. Nước thải từ trong các nhà máy sẽ đi qua đường ống này, khi tới trạm quan trắc tự động sẽ được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam rồi được đưa tới bể và thải ra ngoài. Mỗi lần xử lý trạm sẽ tự động ghi lại thông số để không xảy ra tình trạng ăn gian. Không đạt tiêu chuẩn, hệ thống sẽ trả trở lại, không cho đi" Còn có thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Vũng Áng trong thời gian qua Formosa có nhập một số 300 tấn hóa chất để phuc vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện, được dùng để tẩy rửa một số đường ống, cấu kiện hoen rỉ của nhà máy. Và lượng hóa chất này theo lãnh đạo Formosa cho hay cũng đã được Hải quan Hà Tĩnh cho phép nhập. "Hóa chất đó không hề ảnh hưởng tới cá vì nó được xử lý cẩn thận theo quy trình mới đổ ra ngoài", lãnh đạo Formosa khẳng định. Câu hỏi đặt ra, nếu có một quy trình xử lý chất thải như vậy, vì sao cá vẫn chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề như vậy? Hiện chưa có kết luận chính thức nào khẳng định nguyên nhân cá chết trắng biển là vì nước xả thải của Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, đây là nguyên nhân khả thi nhất mà các cơ quan chức năng nên tập trung vào điều tra làm rõ. Khi đã rõ nguyên nhân, nên thẳng tay xử lý đích đáng.
Formosa – những gì từ phát ngôn gây sốc
“Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Ngày 25 tháng 4 vừa qua, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khuấy đảo dư luận bằng một phát ngôn gây sốc như trên. Rõ ràng đây là một phát ngôn rất khiếm nhã, đầy thách thức và có phần xúc phạm đến toàn bộ người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau phát ngôn gây sốc này là gì? Trong bối cảnh nguyên nhân và thủ phạm của vụ cá chết hàng loạt vừa qua vẫn chưa được làm sáng tỏ, phát ngôn của “ngài” giám đốc đối ngoại đã vô tình nói lên tất cả. Thứ nhất, phát ngôn trên thể hiện ông Chu Xuân Phàm, người đại diện cho công ty Formosa để tiếp báo chí, không hề có một sự tôn trọng đến con người và đất nước Việt Nam. Nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất bắt nguồn từ việc nhà nước ta đã quá ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo cho họ tâm lý lộng hành, coi thường đất nước và con người Việt Nam. Thứ hai, một điều hết sức quan trọng, đó là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nguyên nhân và thủ phạm vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ, một người bình thường ở một trạng thái không hề có sự thiên vị về bất cứ bên nào, sẽ hiểu phát ngôn của Formosa như sau: “Hoặc là xây nhà máy, hoặc là bắt tôm bắt cá, như vậy chẳng khác nào xây nhà máy sẽ làm chết tôm cá, như vậy chẳng khác nào Formosa đang “lạy ông tôi ở bụi này”, tức là họ thừa nhận rằng nếu có sự tồn tại của họ thì sẽ không còn tôm cá. Và ngắn gọn hơn, họ thừa nhận rằng chính họ là thủ phạm của vụ cá chết hàng loạt vừa qua.” Thứ ba, công ty Formosa cũng đã không hề xa lạ gì với việc phá hoại môi trường. Năm 1999, Formosa đã hối lộ quan chức để xả ra môi trường khoảng 3000 tấn chất thải thủy ngân ở Sihanoukvile, Cambodia. Một thời gian sau, Formosa cũng đã bị cho rằng là đã cố gắng vận chuyển chất thải sang Nevada, Mỹ. Formosa cũng bị cho là có liên quan hết hàng loạt vụ nổ hóa chất ở Illiopolis. Đáng chú ý nhất là sự kiện công ty Formosa được “vinh dự” nhận giải thưởng Hành tinh đen năm 2009. Tuy, mặc dù với một thành tích phá hoại môi trường và phát ngôn gây sốc như trên của công ty Formosa, chúng ta vẫn sẽ phải chờ vào kết quả điều tra chính thức của Cơ quan có thẩm quyền về kết quả vụ việc.
Vì đâu cá ở Hà Tĩnh chết hàng loạt
Về việc cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung – Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, hiện đã có báo cáo về số lượng thiệt hại như sau : "Quảng Bình chưa có thống kê thiệt hại cụ thể. Hà Tĩnh thiệt hại 37.200 con cá giống, 90 vạn con tôm giống, 20 vạn ngao giống, ước tính khoảng 4,7 tỷ đồng. Quảng Trị số lượng cá chết khoảng 30 tấn, Thừa Thiên Huế cá chết khoảng 5.900 con" - Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Vụ phó Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) thông tin. Hiện nguyên nhân vẫn đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên theo điều tra gần đây, cơ quan chức năng đã lấy 42 mẫu cá, 7 mẫu trầm tích, hàng chục mẫu nước đưa đi xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả kiểm tra tại hiện trường cho thấy cá không bị nhiễm ký sinh trùng. Phân tích 18 mẫu vi khuẩn, 18 mẫu virut cũng thể hiện đây không phải tác nhân gây hiện tượng cá chết. Cục Thú y, Bộ NN&PTNT khẳng định, không có mầm bệnh truyền nhiễm khiến cá chết, mà do một yếu tố độc tố rất mạnh từ môi trường. Sau vụ việc ngư dân phát hiện và lên tiếng về đường ống xả thải dưới mực nước biển 17m của công ty Formosa, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT khẳng định đường ống này đã được Bộ cấp phép từ năm 2014. "Đây là đường ống hợp pháp, chứ không phải phía công ty làm lén lút, được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh theo dõi hàng ngày", ông nói. Bên cạnh đó, ông nói thêm về quy trình vận hành của đường ống thải này "Có thể hình dung, hệ thống kênh xả thải này có một trạm quan trắc và một cái bể. Nước thải từ trong các nhà máy sẽ đi qua đường ống này, khi tới trạm quan trắc tự động sẽ được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam rồi được đưa tới bể và thải ra ngoài. Mỗi lần xử lý trạm sẽ tự động ghi lại thông số để không xảy ra tình trạng ăn gian. Không đạt tiêu chuẩn, hệ thống sẽ trả trở lại, không cho đi" Còn có thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Vũng Áng trong thời gian qua Formosa có nhập một số 300 tấn hóa chất để phuc vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện, được dùng để tẩy rửa một số đường ống, cấu kiện hoen rỉ của nhà máy. Và lượng hóa chất này theo lãnh đạo Formosa cho hay cũng đã được Hải quan Hà Tĩnh cho phép nhập. "Hóa chất đó không hề ảnh hưởng tới cá vì nó được xử lý cẩn thận theo quy trình mới đổ ra ngoài", lãnh đạo Formosa khẳng định. Câu hỏi đặt ra, nếu có một quy trình xử lý chất thải như vậy, vì sao cá vẫn chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề như vậy? Hiện chưa có kết luận chính thức nào khẳng định nguyên nhân cá chết trắng biển là vì nước xả thải của Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, đây là nguyên nhân khả thi nhất mà các cơ quan chức năng nên tập trung vào điều tra làm rõ. Khi đã rõ nguyên nhân, nên thẳng tay xử lý đích đáng.