08 hình thức xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước
Vừa qua, Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động quản lý hành chính trong Công an nhân dân. Bên cạnh những hướng dẫn chi tiết về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong các lĩnh vực, dự thảo Thông tư còn hướng dẫn thêm 03 vấn đề nổi bật, trong đó có việc xác định 08 hình thức xác minh thiệt hại. *Quy định các hình thức xác minh thiệt hại Dự thảo Thông tư đã liệt kê 08 hình thức xác minh thiệt hại trong lĩnh vực bồi thường trách nhiệm Nhà nước tại khoản 3 Điều 7, cụ thể: a) Trực tiếp tiến hành xác định các thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường; b) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường; c) Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan; d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường cung cấp trong hồ sơ yêu cầu bồi thường trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác; đ) Trực tiếp xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại; e) Lấy ý kiến bằng văn bản của chuyên gia, tổ chức có liên quan đến thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đưa ra theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP; g) Định giá tài sản, giám định thiệt hại tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP; h) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. *Xác định chủ thể chịu trách nhiệm phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại Cụ thể tại Điều 13 dự thảo đã xác định cơ quan được giao giải quyết bồi thường phải chịu trách nhiệm phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. Việc phục hồi danh dự phải kịp thời, công khai, đúng pháp luật, tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người bị thiệt hại. *Quy định thêm trường hợp về chủ động phục hồi danh dự Ngoài việc chủ động phục hồi danh dự theo quy định tại Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước 2017; thì chỉ thực hiện phục hồi danh dự khi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường có yêu cầu bằng văn bản trong trường hợp không nhận được trả lời của người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về thông báo phục hồi danh dự. Hiện vẫn chưa rõ hiệu lực thi hành của Thông tư này./. Xem chi tiết dự thảo tại đây:
Điều kiện để CB, CC, VC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngành Kiểm sát nhân dân
Ngày 30/09/2019 Viện Kiểm Sát nhân dân ban hành Dự thảo “Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, ngành Kiểm sát nhân dân” ban hành kèm theo Quyết định về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, ngành Kiểm sát nhân dân. Dự nào Quy chế này nhằm thay thế Quy chế Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 525/VKSTC-QĐ-V9 của Viện trưởng VKSND tối cao ban hành ngày 10/11/2011. Theo đó, trong quy chế quy định về Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngành Kiểm sát nhân dân tại Điều 22 như sau: Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát: - Đã tốt nghiệp đại học luật, được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự). - Thuộc biên chế của VKSND các cấp. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ điều tra: - Đã tốt nghiệp đại học luật, đã được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự). - Thuộc biên chế của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: - Đang thực hiện hoặc dự kiến điều động thực hiện nhiệm vụ ở khâu công tác đó; phù hợp với vị trí việc làm. - Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học: + Đối với cán bộ, công chức: -> Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; -> Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; -> Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; -> Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. + Đối với viên chức: -> Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); -> Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; -> Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Lưu ý: Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác. Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và bồi dưỡng theo ngạch công chức, viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước. Mời các bạn xem chi tiết văn bản dự thảo tại file đính kèm.
08 hình thức xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước
Vừa qua, Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động quản lý hành chính trong Công an nhân dân. Bên cạnh những hướng dẫn chi tiết về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong các lĩnh vực, dự thảo Thông tư còn hướng dẫn thêm 03 vấn đề nổi bật, trong đó có việc xác định 08 hình thức xác minh thiệt hại. *Quy định các hình thức xác minh thiệt hại Dự thảo Thông tư đã liệt kê 08 hình thức xác minh thiệt hại trong lĩnh vực bồi thường trách nhiệm Nhà nước tại khoản 3 Điều 7, cụ thể: a) Trực tiếp tiến hành xác định các thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường; b) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường; c) Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan; d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường cung cấp trong hồ sơ yêu cầu bồi thường trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác; đ) Trực tiếp xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại; e) Lấy ý kiến bằng văn bản của chuyên gia, tổ chức có liên quan đến thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đưa ra theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP; g) Định giá tài sản, giám định thiệt hại tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP; h) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. *Xác định chủ thể chịu trách nhiệm phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại Cụ thể tại Điều 13 dự thảo đã xác định cơ quan được giao giải quyết bồi thường phải chịu trách nhiệm phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. Việc phục hồi danh dự phải kịp thời, công khai, đúng pháp luật, tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người bị thiệt hại. *Quy định thêm trường hợp về chủ động phục hồi danh dự Ngoài việc chủ động phục hồi danh dự theo quy định tại Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước 2017; thì chỉ thực hiện phục hồi danh dự khi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường có yêu cầu bằng văn bản trong trường hợp không nhận được trả lời của người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về thông báo phục hồi danh dự. Hiện vẫn chưa rõ hiệu lực thi hành của Thông tư này./. Xem chi tiết dự thảo tại đây:
Điều kiện để CB, CC, VC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngành Kiểm sát nhân dân
Ngày 30/09/2019 Viện Kiểm Sát nhân dân ban hành Dự thảo “Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, ngành Kiểm sát nhân dân” ban hành kèm theo Quyết định về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, ngành Kiểm sát nhân dân. Dự nào Quy chế này nhằm thay thế Quy chế Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 525/VKSTC-QĐ-V9 của Viện trưởng VKSND tối cao ban hành ngày 10/11/2011. Theo đó, trong quy chế quy định về Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngành Kiểm sát nhân dân tại Điều 22 như sau: Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát: - Đã tốt nghiệp đại học luật, được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự). - Thuộc biên chế của VKSND các cấp. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ điều tra: - Đã tốt nghiệp đại học luật, đã được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự). - Thuộc biên chế của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: - Đang thực hiện hoặc dự kiến điều động thực hiện nhiệm vụ ở khâu công tác đó; phù hợp với vị trí việc làm. - Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học: + Đối với cán bộ, công chức: -> Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; -> Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; -> Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; -> Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. + Đối với viên chức: -> Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); -> Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; -> Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Lưu ý: Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác. Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và bồi dưỡng theo ngạch công chức, viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước. Mời các bạn xem chi tiết văn bản dự thảo tại file đính kèm.