Từ ngày 01/01/2020: Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh có thời hạn tối đa là 5 năm
Ngày 12/10/2019, Quốc hội ban hành Dự thảo lần 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) thay thế Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, luật này hết hiệu lực kể từ ngày luật dự thảo sửa đổi có hiệu lực. Nội dung dự thảo quy định về quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, Dự thảo luật sửa đổi quy định về đều kiện cấp chứng chỉ hành nghề và nội dung của chứng chỉ như sau: Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Điều 18): - Điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp: Đã thực hiện việc đăng ký hành nghề theo quy định tại Luật này. - Điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người có quốc tịch Việt Nam và đang định cư tại Việt Nam có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 21 Luật này: + Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Luật này; + Đã thực hiện việc đăng ký hành nghề theo quy định tại Luật này. - Điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người có quốc tịch Việt Nam và đang định cư tại nước ngoài có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 21 Luật này: ngoài việc đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều này phải đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật này. Về nội dung chứng chỉ hành nghề, gồm (Điều 25): + Họ và tên + Ngày tháng năm sinh; + Số chứng minh nhân dân/số hộ chiếu/số căn cước/mã số định danh công dân; ngày cấp; nơi cấp; + Văn bằng chuyên môn; + Chức danh chuyên môn; + Phạm vi hoạt động chuyên môn; + Ngày cấp; + Ngày hết hạn; + Mã số người hành nghề. Lưu ý: - Chứng chỉ hành nghề có thời hạn tối đa là 05 năm, kể từ ngày cấp hoặc gia hạn và có giá trị trong toàn quốc. - Mỗi người hành nghề chỉ có 01 chứng chỉ hành nghề. Mời các bạn xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm Dự thảo luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022
05 điểm mới về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
Quốc hội vừa ban hành Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi). Theo đó, tại Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung lần này đã sửa đổi 36 điều, bổ sung 04 điều, bãi bỏ 2 điều của Luật Đầu tư năm 2014. Dưới đây là một trong những điểm thay đổi nổi bật như sau: Quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung lần này đã hoàn thiện hơn quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo đó: 1. Tại khoản 1 Điều 7 Bổ sung quy định chỉ ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh trong trường hợp “cần thiết” vào khoản 1 Điều 7. Quy định như sau: “Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết để bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. ….” Quy định tại Luật Đầu tư 2014: “Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng ….” 2. Sửa đổi khoản 3 để bổ sung thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ, cơ quan ngang bộ nếu được giao trong Luật nhằm thống nhất với quy định tại Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL Quy định như sau: “3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh”. Quy định tại Luật Đầu tư 2014: “3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, trừ thủ tục hành chính được giao trong luật.” 3. Bổ sung khoản 5 và 6 về một số quy định về hình thức áp dụng, nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm quyền tự do đầu tư kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện. Quy định như sau: “Điều 5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau: a) Đối tượng và phạm vi áp dụng; b) Hình thức áp dụng của điều kiện đầu tư kinh doanh; c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh; d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có); đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính và quản lý nhà nước đối với điều kiện đầu tư kinh doanh; e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc các giấy tờ xác nhận, chấp thuận khác (nếu có). Điều 6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau: a) Giấy phép; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện; c) Chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; d) Văn bản xác nhận; đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản” 4. Bổ sung ngành “h. kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2014. 5. Tiếp tục cấm đầu tư kinh doanh các chất ma túy và tiền chất; các hóa chất, khoáng vật và động, thực vật hoang dã bị cấm theo các công ước quốc tế, nhưng bãi bỏ các Phụ lục 1, 2 và 3 của Luật Đầu tư và giao Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với thực tiễn thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm này cũng như yêu cầu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (khoản 1 Điều 6 dự thảo Luật Đầu tư). Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) tại file đính kèm:
Bãi bỏ quy định mua lại bắt buộc các tổ chức tín dụng
Tiếp tục nói đến câu chuyện xử lý nợ xấu, không chỉ tồn tại trong Nghị quyết 42/2017/QH14 được ban hành trong thời gian qua, hay Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu mà còn trong cả Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng. Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng có các nội dung đáng chú ý như sau: 1. Bỏ trường hợp Nhà nước mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng 2. Các phương án để xử lý nợ xấu Đơn cử như căn cứ xác định tổ chức tín dụng để đặt vào kiểm soát đặc biệt: - Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. - Ngân hàng Nhà nước xác định tổ chức tín dụng để đặt vào kiểm soát đặc biệt thông qua các nguồn sau: + Báo cáo của tổ chức tín dụng quy định; + Hoạt động giám sát, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước; + Báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập; + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan nhà nước khác hoặc cơ quan giám sát nước ngoài có liên quan. Hay trường hợp Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt: - Khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau: + Mất khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán; + Có nguy cơ mất khả năng chi trả; + Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; + 02 năm liên tục bị xếp hạng yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; + Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục. - Có kiến nghị của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc theo đề nghị của tổ chức tín dụng. … Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng và Tờ trình Dự thảo (file đính kèm)
Từ ngày 01/01/2020: Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh có thời hạn tối đa là 5 năm
Ngày 12/10/2019, Quốc hội ban hành Dự thảo lần 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) thay thế Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, luật này hết hiệu lực kể từ ngày luật dự thảo sửa đổi có hiệu lực. Nội dung dự thảo quy định về quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, Dự thảo luật sửa đổi quy định về đều kiện cấp chứng chỉ hành nghề và nội dung của chứng chỉ như sau: Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Điều 18): - Điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp: Đã thực hiện việc đăng ký hành nghề theo quy định tại Luật này. - Điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người có quốc tịch Việt Nam và đang định cư tại Việt Nam có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 21 Luật này: + Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Luật này; + Đã thực hiện việc đăng ký hành nghề theo quy định tại Luật này. - Điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người có quốc tịch Việt Nam và đang định cư tại nước ngoài có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 21 Luật này: ngoài việc đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều này phải đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật này. Về nội dung chứng chỉ hành nghề, gồm (Điều 25): + Họ và tên + Ngày tháng năm sinh; + Số chứng minh nhân dân/số hộ chiếu/số căn cước/mã số định danh công dân; ngày cấp; nơi cấp; + Văn bằng chuyên môn; + Chức danh chuyên môn; + Phạm vi hoạt động chuyên môn; + Ngày cấp; + Ngày hết hạn; + Mã số người hành nghề. Lưu ý: - Chứng chỉ hành nghề có thời hạn tối đa là 05 năm, kể từ ngày cấp hoặc gia hạn và có giá trị trong toàn quốc. - Mỗi người hành nghề chỉ có 01 chứng chỉ hành nghề. Mời các bạn xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm Dự thảo luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022
05 điểm mới về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
Quốc hội vừa ban hành Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi). Theo đó, tại Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung lần này đã sửa đổi 36 điều, bổ sung 04 điều, bãi bỏ 2 điều của Luật Đầu tư năm 2014. Dưới đây là một trong những điểm thay đổi nổi bật như sau: Quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung lần này đã hoàn thiện hơn quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo đó: 1. Tại khoản 1 Điều 7 Bổ sung quy định chỉ ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh trong trường hợp “cần thiết” vào khoản 1 Điều 7. Quy định như sau: “Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết để bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. ….” Quy định tại Luật Đầu tư 2014: “Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng ….” 2. Sửa đổi khoản 3 để bổ sung thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ, cơ quan ngang bộ nếu được giao trong Luật nhằm thống nhất với quy định tại Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL Quy định như sau: “3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh”. Quy định tại Luật Đầu tư 2014: “3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, trừ thủ tục hành chính được giao trong luật.” 3. Bổ sung khoản 5 và 6 về một số quy định về hình thức áp dụng, nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm quyền tự do đầu tư kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện. Quy định như sau: “Điều 5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau: a) Đối tượng và phạm vi áp dụng; b) Hình thức áp dụng của điều kiện đầu tư kinh doanh; c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh; d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có); đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính và quản lý nhà nước đối với điều kiện đầu tư kinh doanh; e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc các giấy tờ xác nhận, chấp thuận khác (nếu có). Điều 6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau: a) Giấy phép; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện; c) Chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; d) Văn bản xác nhận; đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản” 4. Bổ sung ngành “h. kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2014. 5. Tiếp tục cấm đầu tư kinh doanh các chất ma túy và tiền chất; các hóa chất, khoáng vật và động, thực vật hoang dã bị cấm theo các công ước quốc tế, nhưng bãi bỏ các Phụ lục 1, 2 và 3 của Luật Đầu tư và giao Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với thực tiễn thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm này cũng như yêu cầu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (khoản 1 Điều 6 dự thảo Luật Đầu tư). Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) tại file đính kèm:
Bãi bỏ quy định mua lại bắt buộc các tổ chức tín dụng
Tiếp tục nói đến câu chuyện xử lý nợ xấu, không chỉ tồn tại trong Nghị quyết 42/2017/QH14 được ban hành trong thời gian qua, hay Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu mà còn trong cả Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng. Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng có các nội dung đáng chú ý như sau: 1. Bỏ trường hợp Nhà nước mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng 2. Các phương án để xử lý nợ xấu Đơn cử như căn cứ xác định tổ chức tín dụng để đặt vào kiểm soát đặc biệt: - Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. - Ngân hàng Nhà nước xác định tổ chức tín dụng để đặt vào kiểm soát đặc biệt thông qua các nguồn sau: + Báo cáo của tổ chức tín dụng quy định; + Hoạt động giám sát, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước; + Báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập; + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan nhà nước khác hoặc cơ quan giám sát nước ngoài có liên quan. Hay trường hợp Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt: - Khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau: + Mất khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán; + Có nguy cơ mất khả năng chi trả; + Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; + 02 năm liên tục bị xếp hạng yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; + Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục. - Có kiến nghị của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc theo đề nghị của tổ chức tín dụng. … Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng và Tờ trình Dự thảo (file đính kèm)