Bộ Công an bỏ đề xuất phân hạng GPLX trong dự thảo lần 2
Tại dự thảo lần đầu tiên Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tải đã có một số nội dung tranh luận sôi nổi đặc biệt là đề xuất phân chia chi tiết các hạng giấy phép lái xe (GPLX). Mới đây Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu thẩm định về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Dự thảo luật này được Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ sáu (cuối năm 2023). Dự thảo lần 2 đã loại bỏ việc phân hạng GPLX Cụ thể, theo dự thảo trước đó, Bộ Công an đề xuất thay đổi phân hạng GPLX, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 (hiện hành) mà thay vào đó sẽ là các hạng GPLX như A, A3, C1, C, B… Bộ Công an cho hay sự thay đổi trên nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong trường hợp có sự thay đổi của các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên. Thay đổi độ tuổi được cấp GPLX phù hợp hơn Tại Điều 51 dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ lần này, Bộ Công an đề xuất về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB. Theo đó: - Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe máy. - Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô, xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, phương tiện giao thông thông minh, xe máy chuyên dùng. - Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe. Trong khi đó, ở dự thảo hồi tháng 7, Bộ Công an đề xuất - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy. - Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng A2, A, A3, B. - Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng C1, C, BE. - Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng D2, C1E, CE. - Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng D, D2E, DE. - Tuổi tối đa của người hành nghề lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. GPLX cấp trước 01/7/2012 phải đổi sang GPLX mới Còn tại Điều 81 của dự thảo lần 2 quy định về điều kiện chuyển tiếp. Theo đó, GPLX được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX. GPLX không thời hạn được cấp trước ngày 01/7/2012 phải được đổi sang GPLX mới theo lộ trình do Chính phủ quy định. Giấy chứng nhận đăng ký biển số xe máy chuyên dùng cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng.
Nội dung cơ bản dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Việc xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định Hiến pháp 2013; giảm ùn tắc giao thông gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng văn hóa giao thông văn minh tiệm cận dần đến văn minh giao thông của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Dưới đây là nội dung cơ bản của dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Về những quy định chung Gồm 06 điều, từ Điều 1 đến Điều 6 với các nội dung cơ bản như sau: - Giải thích từ ngữ: Dự thảo Luật kế thừa, sửa đổi một số khái niệm, định nghĩa trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và các nghị định, thông tư có liên quan, đồng thời bổ sung một số khái niệm, định nghĩa mới như ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đường bộ… - Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gồm các nội dung cơ bản như: Bảo đảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội;… - Các hành vi bị nghiêm cấm: Gồm các hành vi qua thực tiễn thi hành pháp luật được xác định là những hành vi nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc gây mất an ninh, trật tự, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà nước và Nhân dân. Về hệ thống báo hiệu đường bộ Gồm 06 điều, từ Điều 7 đến Điều 12 quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, tường bảo vệ và các thiết bị phục vụ an toàn giao thông khác. Hệ thống này là thông tin tín hiệu an toàn giao thông để thông báo, hướng dẫn hoặc bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành để bảo đảm an toàn cho mình và người tham gia giao thông khác; các thông tin an toàn của hệ thống báo hiệu đường bộ có tính chất quốc tế (không quy định việc sản xuất, tổ chức lắp đặt, cắm các biển báo hiệu đường bộ), trên cơ sở Luật hóa các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ đang được quy định tại thông tư của bộ quản lý chuyên ngành, bổ sung quy định phù hợp với Công ước Viên 1968 về Biển báo - Tín hiệu, thuyết minh, giải thích rõ hơn ý nghĩa của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch sơn trên mặt đường để người dân dễ nhận thức từ đó chấp hành luật tốt hơn, phòng ngừa tai nạn giao thông. Về quy tắc giao thông đường bộ Gồm 32 điều, từ Điều 13 đến Điều 44 với các nội dung cơ bản như: quy tắc về phía đi, phần đường, nhường đường, tránh, vượt, chuyển hướng, lùi xe, vượt xe, dừng xe, đỗ xe, tốc độ, khoảng cách… để bảo đảm an toàn cho mình và cho người tham gia giao thông khác, đây là những quy tắc an toàn bắt buộc mọi người phải chấp hành, nếu vi phạm có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho mình và cho người tham gia giao thông khác, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật, trên cơ sở nội luật hóa quy định trong Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam, kế thừa những quy định còn hợp lý của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, luật hóa một số quy định đang tồn tại ở các văn bản dưới luật, bổ sung một số quy định mới phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ và rõ ràng hơn một số quy tắc giao thông, như: sử dụng làn đường, chuyển hướng, tránh, vượt, dừng, đỗ xe, nhường đường tại nơi đường giao nhau, sử dụng còi, đèn tín hiệu, mở cửa xe…; bổ sung quy định tốc độ tối đa của một số loại phương tiện có trọng tải lớn trên đường cao tốc; khoảng cách an toàn giữa các xe tương ứng với tốc độ và điều kiện mặt đường thời tiết, địa hình để đảm bảo an toàn giao thông... Về phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông Phương tiện tham gia giao thông Gồm 05 điều, từ Điều 45 đến Điều 49 với các nội dung cơ bản như: Điều kiện tham gia giao thông đường bộ; cấp đăng ký và biển số xe cơ giới; thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe; trách nhiệm của chủ xe cơ giới, trên cơ sở luật hóa nhiều quy định tồn tại ở các thông tư về đăng ký phương tiện và bổ sung nhiều quy định mới phù hợp với Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ và phù hợp thực tiễn Việt Nam. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông Gồm 08 điều, từ Điều 50 đến Điều 57 với các nội dung cơ bản như: Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe; sát hạch lái xe; cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép lái xe; điểm của giấy phép lái xe, bảo đảm phù hợp với Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ, hệ thống pháp luật về lao động, pháp luật của nhiều quốc gia và phù hợp thực tiễn. Về tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ Gồm 05 điều, từ Điều 58 đến Điều 62 quy định cụ thể các nội dung trong tổ chức giao thông; giải quyết những vấn đề bất cập về tổ chức giao thông; chỉ huy, điều khiển giao thông; về nguyên tắc và các biện pháp phân luồng giao thông, nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông, biện pháp giải quyết ùn tắc giao thông trong các trường hợp cụ thể. Đây là các nội dung mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để lực lượng chức năng có cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ khi tổ chức thực hiện. Về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ Gồm 07 điều, từ Điều 63 đến Điều 69 quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; trách nhiệm của ngành Y tế, trách nhiệm của Bộ Công an, trách nhiệm của cơ quan bảo trì, khai thác đường bộ, trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm, Ủy ban nhân dân các cấp trong giải quyết tai nạn giao thông. Đây là những nội dung mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008 để bảo đảm việc giải quyết tai nạn giao thông được kịp thời, khách quan, chính xác, đúng pháp luật; có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức; khắc phục kịp thời hậu quả các vụ tai nạn giao thông; bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong vụ tai nạn giao thông. Về thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm và trách nhiệm pháp lý Gồm 06 điều, từ Điều 70 đến Điều 75 quy định về tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên tuyến giao thông đường bộ; kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông do tổ chức, cá nhân cung cấp; tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cung cấp; giám sát việc thực thi pháp luật; trách nhiệm pháp lý của người tham gia giao thông, của chủ phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác gây cản trở, mất an toàn giao thông đường bộ. Đây là những nội dung mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008 để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm; cải cách căn bản phương thức tuần tra, kiểm tra theo hướng hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao hiệu lực và tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức và trách nhiệm của các chủ thể trong việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tiến tới xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Gồm 10 điều, từ Điều 76 đến Điều 85 quy định nội dung quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gồm: (1) Xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (4) An toàn phương tiện tham gia giao thông đường bộ; (5) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; (6) Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (7) Tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; (8) Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; (9) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quản lý, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trung tâm giám sát, điều khiển giao thông đường bộ; (10) Thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, đăng ký xe, xử lý vi phạm và quản lý người lái xe; (11) Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (12) Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điều khoản thi hành Gồm 02 điều, từ Điều 86 đến Điều 87, quy định về ngày có hiệu lực thi hành của Luật và cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành, theo đó Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Xem chi tiết tại Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Dự kiến: Bổ sung hành vi bị cấm đối với người lái xe máy, xe mô tô
Đây là nội dung nằm trong dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi. Theo đó, tại khoản 3, Điều 39 dự thảo quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi sau đây: Ảnh minh họa: Dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) - Đi xe dàn hàng ngang; - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; - Sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên; - Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; - Không sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Dự thảo bổ sung hành vi không sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy so với quy định hiện hành tại Luật giao thông đường bộ 2008.
5 điểm mới nổi bật tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi
Ngày 9/7/2018 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi được ban hành với 153 Điều, 8 chương, tăng thêm 64 điều. Và đây là 5 điểm mới nổi bật trong dự thảo Luật giao thông đường bộ. Ảnh minh họa: Điểm mới nổi bật tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi 1. Quy định đối với trẻ em dưới 12 tuổi khi ngồi xe ô tô Nếu dự thảo Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực thì trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 30Kg được chở trên xe ô tô bằng ghế chuyên dụng. Đây là một trong những quy định mới đang được xem xét nhằm đảm bảo an toàn của trẻ nhỏ khi ngồi trên ô tô. (theo khoản 2 Điều 10 dự thảo Luật giao thông đường bộ) 2. Xe máy và xe đạp phải bật đèn trong suốt cả ngày. Theo khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi quy định xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện, phải bật sáng cả ngày với các đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau. (Đây là một trong những điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008) Quy định bật đèn xe máy cả ngày nhằm tăng nhận diện, giúp người điều khiển ô tô dễ dàng nhận diện các phương tiện đang lưu thông. Đặc biệt xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong ô tô không phát hiện được, từ đó giảm tai nạn giao thông. 3. Được sử dụng bằng lái xe nước ngoài. Tại khoản 3 Điều 96 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì một số giấy phép lái xe nước ngoài được công nhận khi người tham gia giao thông lái xe ở Việt Nam. - Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo nguyên tắc có đi có lại cấp, còn giá trị sử dụng; - Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà Việt Nam cùng là thành viên cấp, còn giá trị sử dụng; - Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là thành viên của Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp đối với người nước ngoài. Như vậy, người lái xe được sử dụng một trong các loại GPLX trên khi tham gia giao thông tại Việt Nam. 4. Có sự thay đổi về giấy phép lái xe. - Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 thì có các hạng giấy phép lái xe sau: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FE, FD (theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008) - Nhưng theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì thay đổi các hạng giấy phép lái xe như sau: A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE. (Điều 97 dự thảo Luật giao thông đường bộ) Như vậy, theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì sẽ bổ sung thêm các giấy phép lái xe sau: A0, A, B, C1, D1, D2, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE. Và bỏ các giấy phép lái xe A2 ,A3, A4, E, FB2, FE, FD. 5. Đèn xanh vẫn phải dừng. Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì trong một số trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 13 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì đèn xanh vẩn phải dừng lại.
Đề xuất: Không được vượt ĐÈN XANH nếu thuộc trường hợp sau
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi Đây là một trong những điểm mới tại Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi quy định về tín hiệu đèn giao thông. Theo đó, tín hiệu xanh là báo hiệu được đi, trừ trường hợp hướng định đi tới đang bị ùn tắc nếu tiến vào nút giao thì sẽ không thoát ra khỏi nút giao trước khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang báo hiệu cho các hướng khác tiến vào nút giao. Như vậy, có thể hiểu nếu người điều khiển phương tiện nhìn thấy đèn xanh tại nút giao cắt giữa các tuyến đường vẫn phải dừng lại nếu phía trước đang ùn tắc. Ngoài ra, dự thảo bổ sung một số trường hợp được vượt đèn vàng như sau: - Tín hiệu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia của nút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ (nếu có). - Trường hợp đã đi quá vạch dừng, đèn tín hiệu hoặc đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm thì được đi tiếp. - Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Chỉ được chuyển 1 làn trên cao tốc: Điểm c, Khoản 1, Điều 35 của dự thảo quy định mỗi lần chuyển làn chỉ được phép chuyển qua 1 làn liền kề. Như vậy, nếu người lái xe trên cao tốc muốn chuyển từ làn ngoài cùng đến làn trong cùng thì sẽ phải di chuyển vào làn giữa, chạy ổn định rồi mới tiếp tục được chuyển sang làn trong cùng. Xem: Đề xuất phạt tiền và tước giấy phép lái xe nếu vi phạm 11 lỗi sau
Bộ Công an bỏ đề xuất phân hạng GPLX trong dự thảo lần 2
Tại dự thảo lần đầu tiên Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tải đã có một số nội dung tranh luận sôi nổi đặc biệt là đề xuất phân chia chi tiết các hạng giấy phép lái xe (GPLX). Mới đây Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu thẩm định về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Dự thảo luật này được Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ sáu (cuối năm 2023). Dự thảo lần 2 đã loại bỏ việc phân hạng GPLX Cụ thể, theo dự thảo trước đó, Bộ Công an đề xuất thay đổi phân hạng GPLX, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 (hiện hành) mà thay vào đó sẽ là các hạng GPLX như A, A3, C1, C, B… Bộ Công an cho hay sự thay đổi trên nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong trường hợp có sự thay đổi của các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên. Thay đổi độ tuổi được cấp GPLX phù hợp hơn Tại Điều 51 dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ lần này, Bộ Công an đề xuất về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB. Theo đó: - Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe máy. - Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô, xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, phương tiện giao thông thông minh, xe máy chuyên dùng. - Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe. Trong khi đó, ở dự thảo hồi tháng 7, Bộ Công an đề xuất - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy. - Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng A2, A, A3, B. - Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng C1, C, BE. - Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng D2, C1E, CE. - Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng D, D2E, DE. - Tuổi tối đa của người hành nghề lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. GPLX cấp trước 01/7/2012 phải đổi sang GPLX mới Còn tại Điều 81 của dự thảo lần 2 quy định về điều kiện chuyển tiếp. Theo đó, GPLX được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX. GPLX không thời hạn được cấp trước ngày 01/7/2012 phải được đổi sang GPLX mới theo lộ trình do Chính phủ quy định. Giấy chứng nhận đăng ký biển số xe máy chuyên dùng cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng.
Nội dung cơ bản dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Việc xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định Hiến pháp 2013; giảm ùn tắc giao thông gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng văn hóa giao thông văn minh tiệm cận dần đến văn minh giao thông của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Dưới đây là nội dung cơ bản của dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Về những quy định chung Gồm 06 điều, từ Điều 1 đến Điều 6 với các nội dung cơ bản như sau: - Giải thích từ ngữ: Dự thảo Luật kế thừa, sửa đổi một số khái niệm, định nghĩa trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và các nghị định, thông tư có liên quan, đồng thời bổ sung một số khái niệm, định nghĩa mới như ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đường bộ… - Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gồm các nội dung cơ bản như: Bảo đảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội;… - Các hành vi bị nghiêm cấm: Gồm các hành vi qua thực tiễn thi hành pháp luật được xác định là những hành vi nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc gây mất an ninh, trật tự, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà nước và Nhân dân. Về hệ thống báo hiệu đường bộ Gồm 06 điều, từ Điều 7 đến Điều 12 quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, tường bảo vệ và các thiết bị phục vụ an toàn giao thông khác. Hệ thống này là thông tin tín hiệu an toàn giao thông để thông báo, hướng dẫn hoặc bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành để bảo đảm an toàn cho mình và người tham gia giao thông khác; các thông tin an toàn của hệ thống báo hiệu đường bộ có tính chất quốc tế (không quy định việc sản xuất, tổ chức lắp đặt, cắm các biển báo hiệu đường bộ), trên cơ sở Luật hóa các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ đang được quy định tại thông tư của bộ quản lý chuyên ngành, bổ sung quy định phù hợp với Công ước Viên 1968 về Biển báo - Tín hiệu, thuyết minh, giải thích rõ hơn ý nghĩa của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch sơn trên mặt đường để người dân dễ nhận thức từ đó chấp hành luật tốt hơn, phòng ngừa tai nạn giao thông. Về quy tắc giao thông đường bộ Gồm 32 điều, từ Điều 13 đến Điều 44 với các nội dung cơ bản như: quy tắc về phía đi, phần đường, nhường đường, tránh, vượt, chuyển hướng, lùi xe, vượt xe, dừng xe, đỗ xe, tốc độ, khoảng cách… để bảo đảm an toàn cho mình và cho người tham gia giao thông khác, đây là những quy tắc an toàn bắt buộc mọi người phải chấp hành, nếu vi phạm có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho mình và cho người tham gia giao thông khác, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật, trên cơ sở nội luật hóa quy định trong Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam, kế thừa những quy định còn hợp lý của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, luật hóa một số quy định đang tồn tại ở các văn bản dưới luật, bổ sung một số quy định mới phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ và rõ ràng hơn một số quy tắc giao thông, như: sử dụng làn đường, chuyển hướng, tránh, vượt, dừng, đỗ xe, nhường đường tại nơi đường giao nhau, sử dụng còi, đèn tín hiệu, mở cửa xe…; bổ sung quy định tốc độ tối đa của một số loại phương tiện có trọng tải lớn trên đường cao tốc; khoảng cách an toàn giữa các xe tương ứng với tốc độ và điều kiện mặt đường thời tiết, địa hình để đảm bảo an toàn giao thông... Về phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông Phương tiện tham gia giao thông Gồm 05 điều, từ Điều 45 đến Điều 49 với các nội dung cơ bản như: Điều kiện tham gia giao thông đường bộ; cấp đăng ký và biển số xe cơ giới; thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe; trách nhiệm của chủ xe cơ giới, trên cơ sở luật hóa nhiều quy định tồn tại ở các thông tư về đăng ký phương tiện và bổ sung nhiều quy định mới phù hợp với Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ và phù hợp thực tiễn Việt Nam. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông Gồm 08 điều, từ Điều 50 đến Điều 57 với các nội dung cơ bản như: Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe; sát hạch lái xe; cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép lái xe; điểm của giấy phép lái xe, bảo đảm phù hợp với Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ, hệ thống pháp luật về lao động, pháp luật của nhiều quốc gia và phù hợp thực tiễn. Về tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ Gồm 05 điều, từ Điều 58 đến Điều 62 quy định cụ thể các nội dung trong tổ chức giao thông; giải quyết những vấn đề bất cập về tổ chức giao thông; chỉ huy, điều khiển giao thông; về nguyên tắc và các biện pháp phân luồng giao thông, nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông, biện pháp giải quyết ùn tắc giao thông trong các trường hợp cụ thể. Đây là các nội dung mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để lực lượng chức năng có cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ khi tổ chức thực hiện. Về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ Gồm 07 điều, từ Điều 63 đến Điều 69 quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; trách nhiệm của ngành Y tế, trách nhiệm của Bộ Công an, trách nhiệm của cơ quan bảo trì, khai thác đường bộ, trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm, Ủy ban nhân dân các cấp trong giải quyết tai nạn giao thông. Đây là những nội dung mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008 để bảo đảm việc giải quyết tai nạn giao thông được kịp thời, khách quan, chính xác, đúng pháp luật; có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức; khắc phục kịp thời hậu quả các vụ tai nạn giao thông; bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong vụ tai nạn giao thông. Về thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm và trách nhiệm pháp lý Gồm 06 điều, từ Điều 70 đến Điều 75 quy định về tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên tuyến giao thông đường bộ; kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông do tổ chức, cá nhân cung cấp; tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cung cấp; giám sát việc thực thi pháp luật; trách nhiệm pháp lý của người tham gia giao thông, của chủ phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác gây cản trở, mất an toàn giao thông đường bộ. Đây là những nội dung mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008 để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm; cải cách căn bản phương thức tuần tra, kiểm tra theo hướng hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao hiệu lực và tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức và trách nhiệm của các chủ thể trong việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tiến tới xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Gồm 10 điều, từ Điều 76 đến Điều 85 quy định nội dung quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gồm: (1) Xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (4) An toàn phương tiện tham gia giao thông đường bộ; (5) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; (6) Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (7) Tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; (8) Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; (9) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quản lý, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trung tâm giám sát, điều khiển giao thông đường bộ; (10) Thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, đăng ký xe, xử lý vi phạm và quản lý người lái xe; (11) Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (12) Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điều khoản thi hành Gồm 02 điều, từ Điều 86 đến Điều 87, quy định về ngày có hiệu lực thi hành của Luật và cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành, theo đó Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Xem chi tiết tại Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Dự kiến: Bổ sung hành vi bị cấm đối với người lái xe máy, xe mô tô
Đây là nội dung nằm trong dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi. Theo đó, tại khoản 3, Điều 39 dự thảo quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi sau đây: Ảnh minh họa: Dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) - Đi xe dàn hàng ngang; - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; - Sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên; - Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; - Không sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Dự thảo bổ sung hành vi không sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy so với quy định hiện hành tại Luật giao thông đường bộ 2008.
5 điểm mới nổi bật tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi
Ngày 9/7/2018 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi được ban hành với 153 Điều, 8 chương, tăng thêm 64 điều. Và đây là 5 điểm mới nổi bật trong dự thảo Luật giao thông đường bộ. Ảnh minh họa: Điểm mới nổi bật tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi 1. Quy định đối với trẻ em dưới 12 tuổi khi ngồi xe ô tô Nếu dự thảo Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực thì trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 30Kg được chở trên xe ô tô bằng ghế chuyên dụng. Đây là một trong những quy định mới đang được xem xét nhằm đảm bảo an toàn của trẻ nhỏ khi ngồi trên ô tô. (theo khoản 2 Điều 10 dự thảo Luật giao thông đường bộ) 2. Xe máy và xe đạp phải bật đèn trong suốt cả ngày. Theo khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi quy định xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện, phải bật sáng cả ngày với các đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau. (Đây là một trong những điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008) Quy định bật đèn xe máy cả ngày nhằm tăng nhận diện, giúp người điều khiển ô tô dễ dàng nhận diện các phương tiện đang lưu thông. Đặc biệt xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong ô tô không phát hiện được, từ đó giảm tai nạn giao thông. 3. Được sử dụng bằng lái xe nước ngoài. Tại khoản 3 Điều 96 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì một số giấy phép lái xe nước ngoài được công nhận khi người tham gia giao thông lái xe ở Việt Nam. - Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo nguyên tắc có đi có lại cấp, còn giá trị sử dụng; - Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà Việt Nam cùng là thành viên cấp, còn giá trị sử dụng; - Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là thành viên của Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp đối với người nước ngoài. Như vậy, người lái xe được sử dụng một trong các loại GPLX trên khi tham gia giao thông tại Việt Nam. 4. Có sự thay đổi về giấy phép lái xe. - Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 thì có các hạng giấy phép lái xe sau: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FE, FD (theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008) - Nhưng theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì thay đổi các hạng giấy phép lái xe như sau: A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE. (Điều 97 dự thảo Luật giao thông đường bộ) Như vậy, theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì sẽ bổ sung thêm các giấy phép lái xe sau: A0, A, B, C1, D1, D2, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE. Và bỏ các giấy phép lái xe A2 ,A3, A4, E, FB2, FE, FD. 5. Đèn xanh vẫn phải dừng. Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì trong một số trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 13 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì đèn xanh vẩn phải dừng lại.
Đề xuất: Không được vượt ĐÈN XANH nếu thuộc trường hợp sau
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi Đây là một trong những điểm mới tại Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi quy định về tín hiệu đèn giao thông. Theo đó, tín hiệu xanh là báo hiệu được đi, trừ trường hợp hướng định đi tới đang bị ùn tắc nếu tiến vào nút giao thì sẽ không thoát ra khỏi nút giao trước khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang báo hiệu cho các hướng khác tiến vào nút giao. Như vậy, có thể hiểu nếu người điều khiển phương tiện nhìn thấy đèn xanh tại nút giao cắt giữa các tuyến đường vẫn phải dừng lại nếu phía trước đang ùn tắc. Ngoài ra, dự thảo bổ sung một số trường hợp được vượt đèn vàng như sau: - Tín hiệu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia của nút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ (nếu có). - Trường hợp đã đi quá vạch dừng, đèn tín hiệu hoặc đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm thì được đi tiếp. - Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Chỉ được chuyển 1 làn trên cao tốc: Điểm c, Khoản 1, Điều 35 của dự thảo quy định mỗi lần chuyển làn chỉ được phép chuyển qua 1 làn liền kề. Như vậy, nếu người lái xe trên cao tốc muốn chuyển từ làn ngoài cùng đến làn trong cùng thì sẽ phải di chuyển vào làn giữa, chạy ổn định rồi mới tiếp tục được chuyển sang làn trong cùng. Xem: Đề xuất phạt tiền và tước giấy phép lái xe nếu vi phạm 11 lỗi sau