Đề xuất mới nhất về thời gian nghỉ chế độ thai sản cho lao động nam
Trong Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các đại biểu Quốc hội đã có đề xuất về việc tăng thêm ngày được nghỉ chế độ thai sản cho lao động nam… (1) Chế độ thai sản cho lao động nam Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện để người lao động được hưởng chế độ thai sản như sau: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; - Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Như vậy, lao động nam cũng là đối tượng được nghỉ chế độ thai sản để chăm sóc cho vợ mới sinh con Theo đó, tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian lao động nam được hưởng chế độ khi vợ sinh con như sau: - 05 ngày làm việc - 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; - Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định này chỉ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu vợ sinh con. Lưu ý: thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Như vậy, lao động nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh thường là 05 ngày. (2) Đề xuất của Đại biểu Quốc Hội về thời gian nghỉ chế độ thai sản cho lao động nam Thông qua Hội nghị Đại biểu hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Đại biểu Quốc hội Tô Ái Vang kiến nghị nghiên cứu tăng số ngày nghỉ lên 10 ngày đối với trường hợp sinh thường và cao hơn có thể gấp đôi đối với những trường hợp sinh đôi trở lên hoặc sinh con phải phẫu thuật để đảm bảo tính trách nhiệm và tạo điều kiện cho người cha hỗ trợ người mẹ trong quá trình chăm con nhỏ. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người cha đề nghị tăng lên trong vòng 6 tháng kể từ ngày vợ sinh con thay vì 30 ngày đầu như trước để có thể hỗ trợ cho người mẹ chăm con sau khi hết thời gian nghỉ thai sản của người mẹ. Theo Đại biểu Tô Ái Vang, thực tế hiện nay tại khắp các khu công nghiệp, khu chế xuất, đa số các cặp vợ chồng trẻ sống xa gia đình, không có sự hỗ trợ của người thân khi sinh con nên rất cần có sự hỗ trợ của người chồng. Việc dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tăng thêm thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam là thiết thực và cần thiết. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam sẽ được tạo thêm điều kiện để có thể chăm sóc vợ sau khi sinh và con nhỏ. Đứa trẻ nhận được sự chăm sóc đầy đủ từ cha mẹ sẽ được phát triển tốt hơn, đồng thời hạn chế trường hợp chứng trầm cảm sau sinh của người vợ đang phổ biến thời gian qua.
Công đoàn ngành GD đề xuất cho lao động nữ được bảo hiểm chi trả 07 lần khám thai
Góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam đề xuất cho lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 7 lần trong thời gian mang thai. (1) Lao động nữ được bảo hiểm chi trả 07 khám thai Theo Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ của lao động nữ như sau: “Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.” Theo đó, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam cho biết, quy định nêu trên là không hợp lý. Bởi theo các khuyến nghị dưới góc độ y khoa đều cho biết thông thường người phụ nữ mang thai phải trải qua ít nhất khoảng 07 lần đi khám thai định kỳ. Bên cạnh đó, tùy theo chỉ định đặc biệt của bác sĩ để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và an toàn cho sức khỏe của người sản phụ mà còn có những lần khám thai khác. Vì lẽ đó, để thuận tiện, công đoàn cho rằng người lao động nữ có quyền được nghỉ việc đi khám thai và được chi trả trợ cấp cho 07 lần khám thai. (2) Tăng mức hưởng trợ cấp thai sản Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mức hưởng trợ cấp sẽ là 2.000.000 đồng cho một con khi sinh, bao gồm cả trường hợp con chết hoặc chết lưu. Theo Công đoàn, mức trợ cấp như đề xuất nêu trên là quá thấp, không đáp ứng được các chi phí trong thời gian mang thai, sinh con. Đặc biệt khi căn cứ theo mức sống của từng vùng, số tiền trợ cấp nói trên chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho người mẹ sinh con. Theo đó, Công đoàn cho rằng cần tăng để đảm bảo thực hiện được chủ trương khuyến khích, thu hút nhiều người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể, theo đề xuất của Công đoàn, mức trợ cấp hằng tháng tối thiểu phải bằng mức chuẩn hộ nghèo nông thôn và thời gian hưởng trợ cấp là 04 tháng. Bởi 04 tháng là khoảng thời gian hồi phục cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ sau sinh con trước khi trở lại làm việc. Chi phí hưởng chế độ trợ cấp thai sản do ngân sách nhà nước đảm bảo và có sự chia sẻ quỹ bảo hiểm xã hội, nhằm đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân cho tất cả các bà mẹ sinh con tại Việt Nam. Đồng thời, Công đoàn cũng cho rằng, trong suốt thời gian có hiệu lực thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về thời gian nghỉ và mức trợ cấp cho lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền hay cũng chưa có quy định về thời gian nghỉ dưỡng thai có được tính vào thời gian đóng BHXH và BHYT hay không. Chính vì thế, về vấn đề này, Công đoàn đề xuất bổ sung quy định về thời gian nghỉ, mức hưởng trợ cấp cho lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Cùng với đó, nếu lao động nữ có thời gian nghỉ dưỡng thai trên 14 ngày làm việc trong tháng thì được tính là thời gian đóng BHXH và được quỹ BHXH đóng BHYT. Cuối cùng, Đại diện phía Công đoàn cũng đánh giá cao Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội lần này bởi đã có nhiều sửa đổi so với trước đây, trong đó có các quy định liên quan đến quyền lợi của lao động nữ như: chế độ chăm sóc con ốm đau; chế độ hưởng khi khám thai, sinh con; chế độ đối với người mang thai hộ; chế độ với người nhận nuôi con nuôi; chế độ hưởng bảo hiểm xã hội một lần… Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo về chính sách đối với lao động nữ cần được tiếp thu chỉnh sửa nhằm cải thiện tốt hơn quyền của lao động nữ.
Dự kiến từ năm 2025 sẽ có nhiều trường hợp không được rút BHXH một lần
Vừa qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội tải trình Chính phủ hôm 11/7/2023, dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025. Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có nhiều nội dung quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của người đóng bảo hiểm. Đặc biệt là hạn chế quyền rút BHXH một lần từ năm 2025. Các trường hợp hạn chế rút BHXH một lần Khi người lao động tham gia BHXH bắt buộc từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/1/2025) sẽ không được rút một lần, theo đề xuất của Bộ LĐTBXH. Sau chỉ đạo hôm 24/7 của Thường trực Chính phủ về việc đưa ra nhiều phương án hạn chế rút BHXH một lần, Bộ LĐTBXH đã xây dựng hai phương án để trình các cơ quan. (1) Phương án thứ nhất Việc rút BHXH một lần sẽ giải quyết với hai nhóm lao động khác nhau bao gồm: Nhóm đóng BHXH trước khi Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (trước 1/1/2025) sau 12 tháng nghỉ việc mà không tiếp tục tham gia thì được rút một lần. Theo đó, người lao động được chọn bảo lưu thời gian đóng hoặc rút nếu có nhu cầu, nếu chọn bảo lưu, lao động sẽ hưởng thêm các quyền lợi. Nhóm tham gia sau ngày Luật sửa đổi có hiệu lực không được rút BHXH một lần, trừ người đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài định cư hoặc mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá phương án này mang tính bền vững cho lưới an sinh, không ảnh hưởng tới 17,5 triệu người đang tham gia BHXH nên sẽ ít gặp phản ứng. Những năm đầu có thể không giảm được lượng người rút BHXH một lần, nhưng từ năm 2030 trở đi có thể giảm một nửa. (2) Phương án thứ hai Lao động tham gia BHXH dưới 20 năm mà sau 12 tháng không tiếp tục đóng BHXH bắt buộc, không đóng BHXH tự nguyện nếu có yêu cầu thì được rút một lần nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất. Thời gian còn lại được bảo lưu để tiếp tục tham gia hệ thống an sinh và hưởng chế độ. Bộ LĐTBXH tính toán phương án này hài hòa quyền lợi người tham gia với chính sách an sinh lâu dài, tránh gây phản ứng không tốt. Lượt người hưởng có thể không giảm nhiều nhưng vẫn giữ chân được lao động ở lại lưới an sinh. Nếu sau này họ tiếp tục đóng BHXH thì được cộng nối thời gian đóng để hưởng quyền lợi. Gần 91% lao động rút BHXH một lần làm việc trong doanh nghiệp; 8% làm ở khu vực nhà nước và hơn 1% tham gia BHXH tự nguyện. Theo cơ quan quản lý, lao động khối tư nhân và FDI chịu áp lực công việc lớn nên thường có tâm lý "nhảy việc". Họ thường chọn nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc hưởng BHXH một lần trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. Bổ sung đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã mở rộng đối tượng tham gia với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2022, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã tiếp tục mở rộng đối tượng chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương và người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt (người lao động làm việc không trọn thời gian) tham gia và thụ hưởng 5 chế độ của BHXH bắt buộc. Việc bổ sung các đối tượng trên sẽ đảm bảo phù hợp với những quy định mới của Bộ luật Lao động, đồng thời đảm bảo gia tăng quyền lợi khi các nhóm đối tượng tham gia và gia tăng diện bao phủ của BHXH. Bên cạnh đó, Dự thảo luật cũng bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Theo luật hiện hành, nhóm đối tượng này mới chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất. Nếu như Luật được thông qua sẽ có khoảng 100.000 người được hưởng lợi trực tiếp từ quy định này. Giảm năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hàng tháng. Những trường hợp này trước đây không được hưởng lương hưu, nay sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng, định kỳ mức lương hưu sẽ được Nhà nước điều chỉnh và đồng thời trong thời gian hưởng lương hưu sẽ được quỹ BHXH mua BHYT. Việc sửa góp phần hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH của Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2022, để ngày càng có thêm nhiều người hơn được hưởng lương hưu, đồng thời cũng khuyến khích người lao động bảo lưu, tiếp tục tham gia đóng góp BHXH để hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận BHXH một lần. Chi tiết dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội tải sửa đổi tại đây.
Đề xuất mới nhất về thời gian nghỉ chế độ thai sản cho lao động nam
Trong Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các đại biểu Quốc hội đã có đề xuất về việc tăng thêm ngày được nghỉ chế độ thai sản cho lao động nam… (1) Chế độ thai sản cho lao động nam Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện để người lao động được hưởng chế độ thai sản như sau: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; - Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Như vậy, lao động nam cũng là đối tượng được nghỉ chế độ thai sản để chăm sóc cho vợ mới sinh con Theo đó, tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian lao động nam được hưởng chế độ khi vợ sinh con như sau: - 05 ngày làm việc - 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; - Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định này chỉ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu vợ sinh con. Lưu ý: thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Như vậy, lao động nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh thường là 05 ngày. (2) Đề xuất của Đại biểu Quốc Hội về thời gian nghỉ chế độ thai sản cho lao động nam Thông qua Hội nghị Đại biểu hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Đại biểu Quốc hội Tô Ái Vang kiến nghị nghiên cứu tăng số ngày nghỉ lên 10 ngày đối với trường hợp sinh thường và cao hơn có thể gấp đôi đối với những trường hợp sinh đôi trở lên hoặc sinh con phải phẫu thuật để đảm bảo tính trách nhiệm và tạo điều kiện cho người cha hỗ trợ người mẹ trong quá trình chăm con nhỏ. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người cha đề nghị tăng lên trong vòng 6 tháng kể từ ngày vợ sinh con thay vì 30 ngày đầu như trước để có thể hỗ trợ cho người mẹ chăm con sau khi hết thời gian nghỉ thai sản của người mẹ. Theo Đại biểu Tô Ái Vang, thực tế hiện nay tại khắp các khu công nghiệp, khu chế xuất, đa số các cặp vợ chồng trẻ sống xa gia đình, không có sự hỗ trợ của người thân khi sinh con nên rất cần có sự hỗ trợ của người chồng. Việc dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tăng thêm thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam là thiết thực và cần thiết. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam sẽ được tạo thêm điều kiện để có thể chăm sóc vợ sau khi sinh và con nhỏ. Đứa trẻ nhận được sự chăm sóc đầy đủ từ cha mẹ sẽ được phát triển tốt hơn, đồng thời hạn chế trường hợp chứng trầm cảm sau sinh của người vợ đang phổ biến thời gian qua.
Công đoàn ngành GD đề xuất cho lao động nữ được bảo hiểm chi trả 07 lần khám thai
Góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam đề xuất cho lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 7 lần trong thời gian mang thai. (1) Lao động nữ được bảo hiểm chi trả 07 khám thai Theo Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ của lao động nữ như sau: “Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.” Theo đó, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam cho biết, quy định nêu trên là không hợp lý. Bởi theo các khuyến nghị dưới góc độ y khoa đều cho biết thông thường người phụ nữ mang thai phải trải qua ít nhất khoảng 07 lần đi khám thai định kỳ. Bên cạnh đó, tùy theo chỉ định đặc biệt của bác sĩ để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và an toàn cho sức khỏe của người sản phụ mà còn có những lần khám thai khác. Vì lẽ đó, để thuận tiện, công đoàn cho rằng người lao động nữ có quyền được nghỉ việc đi khám thai và được chi trả trợ cấp cho 07 lần khám thai. (2) Tăng mức hưởng trợ cấp thai sản Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mức hưởng trợ cấp sẽ là 2.000.000 đồng cho một con khi sinh, bao gồm cả trường hợp con chết hoặc chết lưu. Theo Công đoàn, mức trợ cấp như đề xuất nêu trên là quá thấp, không đáp ứng được các chi phí trong thời gian mang thai, sinh con. Đặc biệt khi căn cứ theo mức sống của từng vùng, số tiền trợ cấp nói trên chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho người mẹ sinh con. Theo đó, Công đoàn cho rằng cần tăng để đảm bảo thực hiện được chủ trương khuyến khích, thu hút nhiều người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể, theo đề xuất của Công đoàn, mức trợ cấp hằng tháng tối thiểu phải bằng mức chuẩn hộ nghèo nông thôn và thời gian hưởng trợ cấp là 04 tháng. Bởi 04 tháng là khoảng thời gian hồi phục cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ sau sinh con trước khi trở lại làm việc. Chi phí hưởng chế độ trợ cấp thai sản do ngân sách nhà nước đảm bảo và có sự chia sẻ quỹ bảo hiểm xã hội, nhằm đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân cho tất cả các bà mẹ sinh con tại Việt Nam. Đồng thời, Công đoàn cũng cho rằng, trong suốt thời gian có hiệu lực thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về thời gian nghỉ và mức trợ cấp cho lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền hay cũng chưa có quy định về thời gian nghỉ dưỡng thai có được tính vào thời gian đóng BHXH và BHYT hay không. Chính vì thế, về vấn đề này, Công đoàn đề xuất bổ sung quy định về thời gian nghỉ, mức hưởng trợ cấp cho lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Cùng với đó, nếu lao động nữ có thời gian nghỉ dưỡng thai trên 14 ngày làm việc trong tháng thì được tính là thời gian đóng BHXH và được quỹ BHXH đóng BHYT. Cuối cùng, Đại diện phía Công đoàn cũng đánh giá cao Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội lần này bởi đã có nhiều sửa đổi so với trước đây, trong đó có các quy định liên quan đến quyền lợi của lao động nữ như: chế độ chăm sóc con ốm đau; chế độ hưởng khi khám thai, sinh con; chế độ đối với người mang thai hộ; chế độ với người nhận nuôi con nuôi; chế độ hưởng bảo hiểm xã hội một lần… Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo về chính sách đối với lao động nữ cần được tiếp thu chỉnh sửa nhằm cải thiện tốt hơn quyền của lao động nữ.
Dự kiến từ năm 2025 sẽ có nhiều trường hợp không được rút BHXH một lần
Vừa qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội tải trình Chính phủ hôm 11/7/2023, dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025. Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có nhiều nội dung quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của người đóng bảo hiểm. Đặc biệt là hạn chế quyền rút BHXH một lần từ năm 2025. Các trường hợp hạn chế rút BHXH một lần Khi người lao động tham gia BHXH bắt buộc từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/1/2025) sẽ không được rút một lần, theo đề xuất của Bộ LĐTBXH. Sau chỉ đạo hôm 24/7 của Thường trực Chính phủ về việc đưa ra nhiều phương án hạn chế rút BHXH một lần, Bộ LĐTBXH đã xây dựng hai phương án để trình các cơ quan. (1) Phương án thứ nhất Việc rút BHXH một lần sẽ giải quyết với hai nhóm lao động khác nhau bao gồm: Nhóm đóng BHXH trước khi Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (trước 1/1/2025) sau 12 tháng nghỉ việc mà không tiếp tục tham gia thì được rút một lần. Theo đó, người lao động được chọn bảo lưu thời gian đóng hoặc rút nếu có nhu cầu, nếu chọn bảo lưu, lao động sẽ hưởng thêm các quyền lợi. Nhóm tham gia sau ngày Luật sửa đổi có hiệu lực không được rút BHXH một lần, trừ người đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài định cư hoặc mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá phương án này mang tính bền vững cho lưới an sinh, không ảnh hưởng tới 17,5 triệu người đang tham gia BHXH nên sẽ ít gặp phản ứng. Những năm đầu có thể không giảm được lượng người rút BHXH một lần, nhưng từ năm 2030 trở đi có thể giảm một nửa. (2) Phương án thứ hai Lao động tham gia BHXH dưới 20 năm mà sau 12 tháng không tiếp tục đóng BHXH bắt buộc, không đóng BHXH tự nguyện nếu có yêu cầu thì được rút một lần nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất. Thời gian còn lại được bảo lưu để tiếp tục tham gia hệ thống an sinh và hưởng chế độ. Bộ LĐTBXH tính toán phương án này hài hòa quyền lợi người tham gia với chính sách an sinh lâu dài, tránh gây phản ứng không tốt. Lượt người hưởng có thể không giảm nhiều nhưng vẫn giữ chân được lao động ở lại lưới an sinh. Nếu sau này họ tiếp tục đóng BHXH thì được cộng nối thời gian đóng để hưởng quyền lợi. Gần 91% lao động rút BHXH một lần làm việc trong doanh nghiệp; 8% làm ở khu vực nhà nước và hơn 1% tham gia BHXH tự nguyện. Theo cơ quan quản lý, lao động khối tư nhân và FDI chịu áp lực công việc lớn nên thường có tâm lý "nhảy việc". Họ thường chọn nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc hưởng BHXH một lần trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. Bổ sung đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã mở rộng đối tượng tham gia với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2022, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã tiếp tục mở rộng đối tượng chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương và người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt (người lao động làm việc không trọn thời gian) tham gia và thụ hưởng 5 chế độ của BHXH bắt buộc. Việc bổ sung các đối tượng trên sẽ đảm bảo phù hợp với những quy định mới của Bộ luật Lao động, đồng thời đảm bảo gia tăng quyền lợi khi các nhóm đối tượng tham gia và gia tăng diện bao phủ của BHXH. Bên cạnh đó, Dự thảo luật cũng bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Theo luật hiện hành, nhóm đối tượng này mới chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất. Nếu như Luật được thông qua sẽ có khoảng 100.000 người được hưởng lợi trực tiếp từ quy định này. Giảm năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hàng tháng. Những trường hợp này trước đây không được hưởng lương hưu, nay sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng, định kỳ mức lương hưu sẽ được Nhà nước điều chỉnh và đồng thời trong thời gian hưởng lương hưu sẽ được quỹ BHXH mua BHYT. Việc sửa góp phần hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH của Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2022, để ngày càng có thêm nhiều người hơn được hưởng lương hưu, đồng thời cũng khuyến khích người lao động bảo lưu, tiếp tục tham gia đóng góp BHXH để hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận BHXH một lần. Chi tiết dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội tải sửa đổi tại đây.