Luật biểu tình: hoãn ban hành vô thời hạn?!
Mới nghe được 1 tin không biết nên vui hay buồn nữa mấy bạn à, đó là Luật biểu tình sẽ tiếp tục lùi thời hạn trình Quốc hội ban hành đến hết năm 2017. Nghĩa là trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2017 không có Luật biểu tình. Luật Biểu tình được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất ban hành từ Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII theo Nghị quyết 20/2011/QH13 Được biết, chúng ta đã nợ Luật biểu tình từ khi Hiến pháp 1959 đến nay vẫn chưa có, và đây là lần hoãn thứ 3 phải không nhỉ? Mà nói thật, đến giờ mình chưa thấy mặt mũi của Dự thảo Luật biểu tình đâu? Bạn nào có, có thể share giúp mình đựơc không?
Luật trưng cầu ý dân 2015 đã được thông qua, vẫn còn một đạo luật đang được ấp ủ là Luật Biểu tình vẫn đang trong tình trạng có nhiều ý kiến trái chiều. Nên hay không nên ban hành một đạo luật về biểu tình? Ở nhiều nước trên thế giới, biểu tình được coi một trong số các quyền cơ bản của công dân. Ở Việt Nam, quyền biểu tình được ghi nhận trong Hiến pháp. Biểu tình là đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Hiểu rộng ra, biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đấy. Trong lịch sử Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình. Đòi tự do, dân chủ, chống lại chính quyền,… tất cả các cuộc biểu tình đều mang tính chất chống đối. Đối với thời điểm hiện tại, với chế độ xã hội chủ nghĩa như hiện nay có cần đến biểu tình. Việt Nam được thế giới biết đến là một quốc gia có nền chính trị tương đối hòa bình, ổn định. Việc biểu tình sẽ gây nên một sự rối loạn trật tự. Giống như vụ biểu tình đòi Trung Quốc rút dàn khoan HD981, hoạt động biểu tình ban đầu là mục đích hòa bình, nhưng sau đó là các hành động đập phá, bạo loạn, gây rối trật tự. Có rất nhiều đạo luật được ban hành nhưng chết yểu không lâu sau đó. Vì nó không gắn liền với thực tiễn. Hoặc nhều hơn là nước ta chưa có đủ điều kiện thực thi đạo luật đó một cách có hiệu quả. Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề biểu tình, cụ thể như: Đại biểu Dương Trung Quốc trong một lần nói về Luật Biểu tình: “Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Nếu có Luật biểu tình, tôi nghĩ sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội”. Có nhiều ý kiến theo quan điểm ngược lại, nhiều nước xây dựng hành lang pháp lý cho vấn đề biểu tình nhưng có sự biến tướng ngược lại. Biểu tình trở thành bạo loạn. Biểu tình sẽ gây ra mất trật tự, không quản lý được tạo nên sự rối ren, bất ổn và sẽ không nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Hãy chia sẽ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về vấn đề này?
Luật biểu tình: hoãn ban hành vô thời hạn?!
Mới nghe được 1 tin không biết nên vui hay buồn nữa mấy bạn à, đó là Luật biểu tình sẽ tiếp tục lùi thời hạn trình Quốc hội ban hành đến hết năm 2017. Nghĩa là trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2017 không có Luật biểu tình. Luật Biểu tình được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất ban hành từ Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII theo Nghị quyết 20/2011/QH13 Được biết, chúng ta đã nợ Luật biểu tình từ khi Hiến pháp 1959 đến nay vẫn chưa có, và đây là lần hoãn thứ 3 phải không nhỉ? Mà nói thật, đến giờ mình chưa thấy mặt mũi của Dự thảo Luật biểu tình đâu? Bạn nào có, có thể share giúp mình đựơc không?
Luật trưng cầu ý dân 2015 đã được thông qua, vẫn còn một đạo luật đang được ấp ủ là Luật Biểu tình vẫn đang trong tình trạng có nhiều ý kiến trái chiều. Nên hay không nên ban hành một đạo luật về biểu tình? Ở nhiều nước trên thế giới, biểu tình được coi một trong số các quyền cơ bản của công dân. Ở Việt Nam, quyền biểu tình được ghi nhận trong Hiến pháp. Biểu tình là đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Hiểu rộng ra, biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đấy. Trong lịch sử Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình. Đòi tự do, dân chủ, chống lại chính quyền,… tất cả các cuộc biểu tình đều mang tính chất chống đối. Đối với thời điểm hiện tại, với chế độ xã hội chủ nghĩa như hiện nay có cần đến biểu tình. Việt Nam được thế giới biết đến là một quốc gia có nền chính trị tương đối hòa bình, ổn định. Việc biểu tình sẽ gây nên một sự rối loạn trật tự. Giống như vụ biểu tình đòi Trung Quốc rút dàn khoan HD981, hoạt động biểu tình ban đầu là mục đích hòa bình, nhưng sau đó là các hành động đập phá, bạo loạn, gây rối trật tự. Có rất nhiều đạo luật được ban hành nhưng chết yểu không lâu sau đó. Vì nó không gắn liền với thực tiễn. Hoặc nhều hơn là nước ta chưa có đủ điều kiện thực thi đạo luật đó một cách có hiệu quả. Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề biểu tình, cụ thể như: Đại biểu Dương Trung Quốc trong một lần nói về Luật Biểu tình: “Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Nếu có Luật biểu tình, tôi nghĩ sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội”. Có nhiều ý kiến theo quan điểm ngược lại, nhiều nước xây dựng hành lang pháp lý cho vấn đề biểu tình nhưng có sự biến tướng ngược lại. Biểu tình trở thành bạo loạn. Biểu tình sẽ gây ra mất trật tự, không quản lý được tạo nên sự rối ren, bất ổn và sẽ không nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Hãy chia sẽ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về vấn đề này?