Mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư (dự kiến)
Bộ Giao thông vận tải đang xin ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc. Trong dự thảo, Bộ đã dự kiến mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư. Xem toàn văn dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc (Dự thảo tháng 7/2024) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/BAN%20TRINH%20du%20thao%20nghi%20dinh%20xin%20y%20kien.docx Mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư (dự kiến) Theo Phụ lục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc (Dự thảo tháng 7/2024) thì Biểu mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư dự kiến như sau: Đơn vị: đồng/xe.km Nhóm Phương tiện chịu phí Mức 1 Mức 2 1 Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng; 1.300 900 2 Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; 1.950 1.350 3 Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; 2.600 1.800 4 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet; 3.250 2.250 5 Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet. 5.200 3.600 Như vậy, có thể thấy Dự thảo tháng 7/2024 chia ra 5 nhóm phương tiện chịu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư với 2 mức thu. Trong đó, mức cao nhất là 5.200 đồng/xe.km đối với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet. Cách áp dụng Biểu mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư Cũng tại Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo tháng 7/2024 có hướng dẫn áp dụng Biểu phí như sau: 1) Khi nào áp dụng Mức 1 và khi nào áp dụng Mức 2? - Mức 1 là mức phí áp dụng đối với phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc đáp ứng các điều kiện sau đây: + Được thiết kế, đầu tư xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan; + Hoàn thành bàn giao, đưa vào khai thác theo quy định của Luật Đường bộ, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Mức 2 là mức phí áp dụng đối với phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác mà chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 45, khoản 2 Điều 47 Luật Đường bộ thì việc thu phí sẽ được triển khai khi: + Hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hạ tầng trạm thu phí, hệ thống phần mềm, thiết bị phục vụ việc thu phí; + Các công trình dịch vụ công tại trạm dừng nghỉ theo vị trí trên tuyến đường cao tốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ để quản lý, điều hành giao thông. 2) Cách xác định tải trọng phương tiện - “Tải trọng” của từng phương tiện theo từng nhóm nêu trên là khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông ghi tại Giấy chứng nhận đăng kiểm. Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm không có giá trị khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông thì sử dụng giá trị khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế. Số ghế ngồi tương ứng với số lượng người cho phép chuyên chở; - Đối với ô tô chuyên dùng, “tải trọng” được hiểu là khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của phương tiện ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm và áp dụng mức thu của nhóm xe có “tải trọng” tương ứng theo từng nhóm. Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm không có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông thì sử dụng giá trị khối lượng toàn bộ theo thiết kế; - Đối với xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ, “tải trọng” được hiểu là khối lượng bản thân của phương tiện ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm và áp dụng mức thu của nhóm xe có “tải trọng” tương ứng; 3) Mức thu đối với các loại xe khác - Mức thu đối với ô tô đầu kéo không kéo theo sơmi rơ mooc, rơ mooc áp dụng mức thu tương ứng Nhóm 3; - Mức thu đối với xe chở hàng sử dụng một đầu kéo kéo theo một sơ mi rơ mooc hoặc một rơ mooc áp dụng mức thu theo “tải trọng” của phương tiện được kéo theo; - Mức thu tổ hợp xe được cấp giấy phép lưu hành đặc biệt áp dụng mức thu riêng biệt đối với từng phương tiện thành phần; - Không thực hiện thu phí sử dụng đường cao tốc đối với xe được cứu hộ. Như vậy, tùy thuộc vào tuyến đường cao tốc mà phương tiện đang di chuyển thì sẽ áp dụng mức thu là Mức 1 hay Mức 2. Đồng thời nếu là xe được cứu hộ thì sẽ không bị thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Xem toàn văn dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc (Dự thảo tháng 7/2024) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/BAN%20TRINH%20du%20thao%20nghi%20dinh%20xin%20y%20kien.docx Xem thêm: Khi nào thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư?
Trình tự, thủ tục chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã?
Ngày 28 tháng 6 năm 2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 28/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Theo đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã được quy định như sau: Thẩm quyền chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã Theo Điều 44 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm các chức danh này. Những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định hồ sơ, thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm các chức danh nói trên Trình tự, thủ tục chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 28/2024/TT-NHNN hồ sơ đề nghị gồm - Văn bản đề nghị chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến theo mẫu tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN; - Nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua danh sách nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, trong đó cam kết nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; - Sơ yếu lý lịch cá nhân của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm theo mẫu tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN; - Phiếu lý lịch tư pháp của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm, trong đó phải đầy đủ thông tin về án tích nếu có (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa); phiếu lý lịch tư pháp phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm tổ chức tín dụng là hợp tác xã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự tối đa 06 tháng. Nhân sự dự kiến có thể xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử đã được cấp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID hoặc nộp Phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử; - Bản kê khai người có liên quan của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm theo mẫu tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN; - Các văn bằng, chứng chỉ của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm chứng minh về việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận theo quy định của pháp luật có liên quan; - Văn bản đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi nhân sự dự kiến đã, đang công tác theo mẫu tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN. Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 28/2024/TT-NHNN trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận - Tối thiểu 40 ngày trước ngày dự kiến họp Đại hội thành viên hoặc ngày Hội đồng quản trị dự kiến bổ nhiệm (bao gồm cả trường hợp thuê) Tổng Giám đốc (Giám đốc), tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 28/2024/TT-NHNN và gửi Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước khai thác các thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi xem xét, thẩm định thông tin về cư trú. Trong trường hợp không khai thác được các thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã cung cấp văn bản xác nhận thông tin về cư trú đối với nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan; - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ; - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận danh sách dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trên đây là quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị,... của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Các hình phạt dự kiến áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Dự thảo Luật Tư Pháp người chưa thành niên xây dựng nhằm hoàn thiện pháp luật đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong dự thảo, các hình phạt dự kiến áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việc xử lý các hành vi phạm tội của người chưa thành niên luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Người chưa thành niên phạm tội thường có những đặc điểm tâm lý, sinh lý khác biệt so với người trưởng thành. Các biện pháp xử phạt cần được cân nhắc kỹ lưỡng để vừa đảm bảo tính răn đe, vừa tạo điều kiện cho người chưa thành niên có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng. Gần đây, nhiều đề xuất về các hình phạt mới đã được đưa ra nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống tư pháp đối với đối tượng này. (1) Các hình phạt dự kiến áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên thường xuất phát từ nhiều yếu tố như môi trường gia đình, xã hội, sự thiếu hiểu biết pháp luật và thiếu sự quan tâm, giáo dục từ người lớn. Việc xử lý không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, khiến họ trở thành tội phạm chuyên nghiệp. Theo Điều 90 dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên quy định các hình phạt bao gồm: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đối với mỗi tội phạm: - Cảnh cáo. - Phạt tiền. - Cải tạo không giam giữ. - Tù có thời hạn. - Trong đó, theo Điều 91 dự thảo quy định về cảnh cáo như sau: Cảnh cáo được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa mức miễn hình phạt. - Hình phạt phạt tiền được quy định theo Điều 92 dự thảo: + Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. + Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu người đó có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định. - Theo Điều 93 dự thảo đề cập đến cải tạo không giam giữ như sau: + Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. + Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. - Đối với hình phạt tù có thời hạn, mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 94 dự thảo: + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 15 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì khung hình phạt áp dụng không quá ba phần tư mức hình phạt mà điều luật quy định. + Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 09 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì khung hình phạt áp dụng không quá một phần hai mức hình phạt mà điều luật quy định. Bài được viết theo dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/du-thao-luat-chua-thanh-nien.pdf (2) Giảm mức hình phạt đã tuyên Theo Điều 98 dự thảo Tư pháp người chưa thành niên quy định về việc giảm mức hình phạt đã tuyên như sau: - Người chưa thành niên phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên. - Người chưa thành niên phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. - Người chưa thành niên phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại. Tóm lại, đối với đối tượng là người chưa thành niên, dự thảo đề xuất các biện pháp bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Bên cạnh đó, nếu người chưa thành niên có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn; lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ được xem xét giảm mức hình phạt đã tuyên. Bài được viết theo dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/du-thao-luat-chua-thanh-nien.pdf
Dự kiến có 22 Luật và 01 Nghị quyết được Quốc hội thông qua trong năm 2025
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 129/2024/QH15 để quyết nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (1) 22 Luật và 1 Nghị quyết được Quốc hội dự kiến thông qua trong năm 2025 Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 129/2024/QH15, chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025 dự kiến diễn ra như sau: Tại kỳ họp thứ 9 (Tháng 5/2025) Trình Quốc hội thông qua 12 Luật, 01 Nghị quyết sau: 1- Luật Chuyển đổi giới tính 2- Luật Công nghiệp công nghệ số 3- Luật Điện lực (sửa đổi) 4- Luật Hóa chất (sửa đổi) 5- Luật Nhà giáo 6- Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp 7- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) 8- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) 9- Luật Việc làm (sửa đổi) 10- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 11- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 12- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 13- Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 Tại kỳ họp thứ 10 (Tháng 10/2025) Trình Quốc hội thông qua 10 Luật sau: 1- Luật Cấp, thoát nước 2- Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù 3- Luật Dẫn độ 4- Luật Đường sắt (sửa đổi); 5- Luật Quản lý phát triển đô thị; 6- Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc 7- Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) 8- Luật Tương trợ tư pháp về dân sự 9- Luật Tương trợ tư pháp về hình sự 10- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa Về cơ bản, Quốc hội tán thành với nội dung đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện chương trình xây dựng pháp luật như được nêu trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài việc dự kiến thông qua 22 Luật và 01 Nghị quyết, Quốc hội còn giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ và các cơ quan có liên quan xem xét, quyết định bổ sung theo thẩm quyền các dự án trình Quốc hội cho ý kiến. (2) Điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024 Theo Điều 2 Nghị quyết 129/2024/QH15, Quốc hội sẽ bổ sung vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (Tháng 6/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn các dự án, dự thảo sau đây: - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024 - Luật Nhà ở 2023 - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 - Luật Các tổ chức tín dụng 2024 - Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng (báo cáo Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV). Bên cạnh đó, Quốc hội dự kiến sẽ cho ý kiến các dự án sau đây tại kỳ họp thứ 8 (Tháng 10/2024): - Luật Công nghiệp công nghệ số - Luật Điện lực (sửa đổi) - Luật Nhà giáo - Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nếu dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp. Bên cạnh đó, Quốc hội đề nghị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua 02 Pháp lệnh sau đây: - Pháp lệnh Chi phí tố tụng (điều chỉnh về chi phí tố tụng hình sự, chi phí tố tụng dân sự, chi phí tố tụng hành chính và chi phí tố tụng cho Hội thẩm); - Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (điều chỉnh về công tác quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tính chất là công trình đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, đồng thời là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng trong cụm di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình). Trên đây là chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2024 và năm 2025 được Quốc hội quy định tại Nghị quyết 129/2024/QH15. Nghị quyết 129/2024/QH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 23/7/2024.
Dự kiến người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đang đóng bảo hiểm thất nghiệp và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp hiện nay Theo khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay Theo Điều 49 của Luật việc làm 2013 người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013; Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm 2013; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây + Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; + Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; + Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; + Chết. Dự kiến người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp Sắp tới, theo đề xuất tại Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây Sửa đổi, bổ sung thêm một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên; - Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. - Người làm việc theo hợp đồng làm việc; - Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương. Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bổ sung thêm trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trừ các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động; + Người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức; + Người lao động hưởng lương hưu; + Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu. Theo đó, trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc do bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức có thể không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chi 1,5 tỷ đồng triển khai đề án doanh nghiệp vì người tiêu dùng
Ngày 13/02/2023 Bộ Công thương vừa có Quyết định 225/QĐ-BCT năm 2023 về phê duyệt danh mục nhiệm vụ chi tiết triển khai các hoạt động năm 2023 của đề án doanh nghiệp vì người tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bộ Công thương dự toán kinh phí thực hiện triển khai dự án doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong năm 2023 như sau: (1) Dự kiến chi 340.000.000 triệu đồng Hoàn thiện Bộ tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”, xây dựng bộ tiêu chí riêng đánh giá “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” trong một số ngành, lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ đặc thù (năm 2023, dự kiến lĩnh vực thương mại điện tử): - Nghiên cứu các chuyên đề phục vụ xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử - Xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử - Lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử - Nghiên cứu, hoàn thiện Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử (2) Dự kiến chi 90.000.000 triệu đồng Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động của Đề án: - Cập nhật, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động của Đề án - Thuê máy chủ, thuê dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật nhằm đáp ứng các nhu cầu kết nối, lưu trữ thông tin, dữ liệu; đảm bảo tính ổn định của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động của Đề án (3) Dự kiến chi 420.000.000 triệu đồng Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội về Chương trình, tổ chức hoạt động truyền thông nhằm thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia Chương trình: - Xây dựng, đăng tải tin, bài, ảnh trên chuyên mục Doanh nghiệp vì người tiêu dùng của Báo điện tử. - Xây dựng, đăng tải tin, bài, ảnh trên trang tin điện tử của Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng. - Xây dựng và phổ biến phóng sự tuyên truyền về Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử. - Xây dựng và phổ biến video clips tuyên truyền, giới thiệu Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử. (4) Dự kiến chi 250.000.000 triệu đồng Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng, xây dựng và thực hiện các chính sách, quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm tuân thủ pháp luật, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, đáp ứng các tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng: - Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các doanh nghiệp có liên quan tham gia, thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng năm 2023 - Tổ chức và phát sóng tọa đàm hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử nâng cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng (5) Dự kiến chi 400.000.000 triệu đồng Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng đáp ứng Bộ tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”, hoàn thiện chính sách, quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm tuân thủ pháp luật và đạt mức đánh giá cao hơn theo Bộ tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” - Tổ chức họp xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng của các doanh nghiệp - Tổ chức đi công tác để khảo sát, đánh giá hiện trạng đáp ứng Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử của doanh nghiệp (dự kiến khoảng 06-08 doanh nghiệp) - Tổ chức họp thẩm định, đánh giá hiện trạng đáp ứng Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử của doanh nghiệp. Xem thêm Quyết định 225/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày 13/02/2023.
Mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư (dự kiến)
Bộ Giao thông vận tải đang xin ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc. Trong dự thảo, Bộ đã dự kiến mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư. Xem toàn văn dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc (Dự thảo tháng 7/2024) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/BAN%20TRINH%20du%20thao%20nghi%20dinh%20xin%20y%20kien.docx Mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư (dự kiến) Theo Phụ lục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc (Dự thảo tháng 7/2024) thì Biểu mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư dự kiến như sau: Đơn vị: đồng/xe.km Nhóm Phương tiện chịu phí Mức 1 Mức 2 1 Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng; 1.300 900 2 Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; 1.950 1.350 3 Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; 2.600 1.800 4 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet; 3.250 2.250 5 Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet. 5.200 3.600 Như vậy, có thể thấy Dự thảo tháng 7/2024 chia ra 5 nhóm phương tiện chịu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư với 2 mức thu. Trong đó, mức cao nhất là 5.200 đồng/xe.km đối với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet. Cách áp dụng Biểu mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư Cũng tại Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo tháng 7/2024 có hướng dẫn áp dụng Biểu phí như sau: 1) Khi nào áp dụng Mức 1 và khi nào áp dụng Mức 2? - Mức 1 là mức phí áp dụng đối với phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc đáp ứng các điều kiện sau đây: + Được thiết kế, đầu tư xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan; + Hoàn thành bàn giao, đưa vào khai thác theo quy định của Luật Đường bộ, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Mức 2 là mức phí áp dụng đối với phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác mà chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 45, khoản 2 Điều 47 Luật Đường bộ thì việc thu phí sẽ được triển khai khi: + Hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hạ tầng trạm thu phí, hệ thống phần mềm, thiết bị phục vụ việc thu phí; + Các công trình dịch vụ công tại trạm dừng nghỉ theo vị trí trên tuyến đường cao tốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ để quản lý, điều hành giao thông. 2) Cách xác định tải trọng phương tiện - “Tải trọng” của từng phương tiện theo từng nhóm nêu trên là khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông ghi tại Giấy chứng nhận đăng kiểm. Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm không có giá trị khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông thì sử dụng giá trị khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế. Số ghế ngồi tương ứng với số lượng người cho phép chuyên chở; - Đối với ô tô chuyên dùng, “tải trọng” được hiểu là khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của phương tiện ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm và áp dụng mức thu của nhóm xe có “tải trọng” tương ứng theo từng nhóm. Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm không có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông thì sử dụng giá trị khối lượng toàn bộ theo thiết kế; - Đối với xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ, “tải trọng” được hiểu là khối lượng bản thân của phương tiện ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm và áp dụng mức thu của nhóm xe có “tải trọng” tương ứng; 3) Mức thu đối với các loại xe khác - Mức thu đối với ô tô đầu kéo không kéo theo sơmi rơ mooc, rơ mooc áp dụng mức thu tương ứng Nhóm 3; - Mức thu đối với xe chở hàng sử dụng một đầu kéo kéo theo một sơ mi rơ mooc hoặc một rơ mooc áp dụng mức thu theo “tải trọng” của phương tiện được kéo theo; - Mức thu tổ hợp xe được cấp giấy phép lưu hành đặc biệt áp dụng mức thu riêng biệt đối với từng phương tiện thành phần; - Không thực hiện thu phí sử dụng đường cao tốc đối với xe được cứu hộ. Như vậy, tùy thuộc vào tuyến đường cao tốc mà phương tiện đang di chuyển thì sẽ áp dụng mức thu là Mức 1 hay Mức 2. Đồng thời nếu là xe được cứu hộ thì sẽ không bị thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Xem toàn văn dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc (Dự thảo tháng 7/2024) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/BAN%20TRINH%20du%20thao%20nghi%20dinh%20xin%20y%20kien.docx Xem thêm: Khi nào thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư?
Trình tự, thủ tục chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã?
Ngày 28 tháng 6 năm 2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 28/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Theo đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã được quy định như sau: Thẩm quyền chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã Theo Điều 44 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm các chức danh này. Những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định hồ sơ, thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm các chức danh nói trên Trình tự, thủ tục chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 28/2024/TT-NHNN hồ sơ đề nghị gồm - Văn bản đề nghị chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến theo mẫu tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN; - Nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua danh sách nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, trong đó cam kết nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; - Sơ yếu lý lịch cá nhân của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm theo mẫu tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN; - Phiếu lý lịch tư pháp của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm, trong đó phải đầy đủ thông tin về án tích nếu có (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa); phiếu lý lịch tư pháp phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm tổ chức tín dụng là hợp tác xã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự tối đa 06 tháng. Nhân sự dự kiến có thể xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử đã được cấp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID hoặc nộp Phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử; - Bản kê khai người có liên quan của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm theo mẫu tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN; - Các văn bằng, chứng chỉ của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm chứng minh về việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận theo quy định của pháp luật có liên quan; - Văn bản đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi nhân sự dự kiến đã, đang công tác theo mẫu tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN. Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 28/2024/TT-NHNN trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận - Tối thiểu 40 ngày trước ngày dự kiến họp Đại hội thành viên hoặc ngày Hội đồng quản trị dự kiến bổ nhiệm (bao gồm cả trường hợp thuê) Tổng Giám đốc (Giám đốc), tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 28/2024/TT-NHNN và gửi Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước khai thác các thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi xem xét, thẩm định thông tin về cư trú. Trong trường hợp không khai thác được các thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã cung cấp văn bản xác nhận thông tin về cư trú đối với nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan; - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ; - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận danh sách dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trên đây là quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị,... của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Các hình phạt dự kiến áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Dự thảo Luật Tư Pháp người chưa thành niên xây dựng nhằm hoàn thiện pháp luật đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong dự thảo, các hình phạt dự kiến áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việc xử lý các hành vi phạm tội của người chưa thành niên luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Người chưa thành niên phạm tội thường có những đặc điểm tâm lý, sinh lý khác biệt so với người trưởng thành. Các biện pháp xử phạt cần được cân nhắc kỹ lưỡng để vừa đảm bảo tính răn đe, vừa tạo điều kiện cho người chưa thành niên có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng. Gần đây, nhiều đề xuất về các hình phạt mới đã được đưa ra nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống tư pháp đối với đối tượng này. (1) Các hình phạt dự kiến áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên thường xuất phát từ nhiều yếu tố như môi trường gia đình, xã hội, sự thiếu hiểu biết pháp luật và thiếu sự quan tâm, giáo dục từ người lớn. Việc xử lý không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, khiến họ trở thành tội phạm chuyên nghiệp. Theo Điều 90 dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên quy định các hình phạt bao gồm: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đối với mỗi tội phạm: - Cảnh cáo. - Phạt tiền. - Cải tạo không giam giữ. - Tù có thời hạn. - Trong đó, theo Điều 91 dự thảo quy định về cảnh cáo như sau: Cảnh cáo được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa mức miễn hình phạt. - Hình phạt phạt tiền được quy định theo Điều 92 dự thảo: + Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. + Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu người đó có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định. - Theo Điều 93 dự thảo đề cập đến cải tạo không giam giữ như sau: + Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. + Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. - Đối với hình phạt tù có thời hạn, mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 94 dự thảo: + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 15 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì khung hình phạt áp dụng không quá ba phần tư mức hình phạt mà điều luật quy định. + Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 09 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì khung hình phạt áp dụng không quá một phần hai mức hình phạt mà điều luật quy định. Bài được viết theo dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/du-thao-luat-chua-thanh-nien.pdf (2) Giảm mức hình phạt đã tuyên Theo Điều 98 dự thảo Tư pháp người chưa thành niên quy định về việc giảm mức hình phạt đã tuyên như sau: - Người chưa thành niên phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên. - Người chưa thành niên phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. - Người chưa thành niên phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại. Tóm lại, đối với đối tượng là người chưa thành niên, dự thảo đề xuất các biện pháp bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Bên cạnh đó, nếu người chưa thành niên có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn; lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ được xem xét giảm mức hình phạt đã tuyên. Bài được viết theo dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/du-thao-luat-chua-thanh-nien.pdf
Dự kiến có 22 Luật và 01 Nghị quyết được Quốc hội thông qua trong năm 2025
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 129/2024/QH15 để quyết nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (1) 22 Luật và 1 Nghị quyết được Quốc hội dự kiến thông qua trong năm 2025 Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 129/2024/QH15, chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025 dự kiến diễn ra như sau: Tại kỳ họp thứ 9 (Tháng 5/2025) Trình Quốc hội thông qua 12 Luật, 01 Nghị quyết sau: 1- Luật Chuyển đổi giới tính 2- Luật Công nghiệp công nghệ số 3- Luật Điện lực (sửa đổi) 4- Luật Hóa chất (sửa đổi) 5- Luật Nhà giáo 6- Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp 7- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) 8- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) 9- Luật Việc làm (sửa đổi) 10- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 11- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 12- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 13- Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 Tại kỳ họp thứ 10 (Tháng 10/2025) Trình Quốc hội thông qua 10 Luật sau: 1- Luật Cấp, thoát nước 2- Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù 3- Luật Dẫn độ 4- Luật Đường sắt (sửa đổi); 5- Luật Quản lý phát triển đô thị; 6- Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc 7- Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) 8- Luật Tương trợ tư pháp về dân sự 9- Luật Tương trợ tư pháp về hình sự 10- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa Về cơ bản, Quốc hội tán thành với nội dung đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện chương trình xây dựng pháp luật như được nêu trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài việc dự kiến thông qua 22 Luật và 01 Nghị quyết, Quốc hội còn giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ và các cơ quan có liên quan xem xét, quyết định bổ sung theo thẩm quyền các dự án trình Quốc hội cho ý kiến. (2) Điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024 Theo Điều 2 Nghị quyết 129/2024/QH15, Quốc hội sẽ bổ sung vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (Tháng 6/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn các dự án, dự thảo sau đây: - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024 - Luật Nhà ở 2023 - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 - Luật Các tổ chức tín dụng 2024 - Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng (báo cáo Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV). Bên cạnh đó, Quốc hội dự kiến sẽ cho ý kiến các dự án sau đây tại kỳ họp thứ 8 (Tháng 10/2024): - Luật Công nghiệp công nghệ số - Luật Điện lực (sửa đổi) - Luật Nhà giáo - Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nếu dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp. Bên cạnh đó, Quốc hội đề nghị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua 02 Pháp lệnh sau đây: - Pháp lệnh Chi phí tố tụng (điều chỉnh về chi phí tố tụng hình sự, chi phí tố tụng dân sự, chi phí tố tụng hành chính và chi phí tố tụng cho Hội thẩm); - Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (điều chỉnh về công tác quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tính chất là công trình đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, đồng thời là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng trong cụm di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình). Trên đây là chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2024 và năm 2025 được Quốc hội quy định tại Nghị quyết 129/2024/QH15. Nghị quyết 129/2024/QH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 23/7/2024.
Dự kiến người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đang đóng bảo hiểm thất nghiệp và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp hiện nay Theo khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay Theo Điều 49 của Luật việc làm 2013 người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013; Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm 2013; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây + Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; + Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; + Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; + Chết. Dự kiến người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp Sắp tới, theo đề xuất tại Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây Sửa đổi, bổ sung thêm một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên; - Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. - Người làm việc theo hợp đồng làm việc; - Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương. Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bổ sung thêm trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trừ các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động; + Người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức; + Người lao động hưởng lương hưu; + Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu. Theo đó, trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc do bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức có thể không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chi 1,5 tỷ đồng triển khai đề án doanh nghiệp vì người tiêu dùng
Ngày 13/02/2023 Bộ Công thương vừa có Quyết định 225/QĐ-BCT năm 2023 về phê duyệt danh mục nhiệm vụ chi tiết triển khai các hoạt động năm 2023 của đề án doanh nghiệp vì người tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bộ Công thương dự toán kinh phí thực hiện triển khai dự án doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong năm 2023 như sau: (1) Dự kiến chi 340.000.000 triệu đồng Hoàn thiện Bộ tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”, xây dựng bộ tiêu chí riêng đánh giá “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” trong một số ngành, lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ đặc thù (năm 2023, dự kiến lĩnh vực thương mại điện tử): - Nghiên cứu các chuyên đề phục vụ xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử - Xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử - Lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử - Nghiên cứu, hoàn thiện Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử (2) Dự kiến chi 90.000.000 triệu đồng Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động của Đề án: - Cập nhật, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động của Đề án - Thuê máy chủ, thuê dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật nhằm đáp ứng các nhu cầu kết nối, lưu trữ thông tin, dữ liệu; đảm bảo tính ổn định của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động của Đề án (3) Dự kiến chi 420.000.000 triệu đồng Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội về Chương trình, tổ chức hoạt động truyền thông nhằm thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia Chương trình: - Xây dựng, đăng tải tin, bài, ảnh trên chuyên mục Doanh nghiệp vì người tiêu dùng của Báo điện tử. - Xây dựng, đăng tải tin, bài, ảnh trên trang tin điện tử của Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng. - Xây dựng và phổ biến phóng sự tuyên truyền về Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử. - Xây dựng và phổ biến video clips tuyên truyền, giới thiệu Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử. (4) Dự kiến chi 250.000.000 triệu đồng Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng, xây dựng và thực hiện các chính sách, quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm tuân thủ pháp luật, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, đáp ứng các tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng: - Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các doanh nghiệp có liên quan tham gia, thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng năm 2023 - Tổ chức và phát sóng tọa đàm hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử nâng cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng (5) Dự kiến chi 400.000.000 triệu đồng Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng đáp ứng Bộ tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”, hoàn thiện chính sách, quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm tuân thủ pháp luật và đạt mức đánh giá cao hơn theo Bộ tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” - Tổ chức họp xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng của các doanh nghiệp - Tổ chức đi công tác để khảo sát, đánh giá hiện trạng đáp ứng Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử của doanh nghiệp (dự kiến khoảng 06-08 doanh nghiệp) - Tổ chức họp thẩm định, đánh giá hiện trạng đáp ứng Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử của doanh nghiệp. Xem thêm Quyết định 225/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày 13/02/2023.