Điều kiện công nhận và việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Điều kiện công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và việc cấp, hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được quy định tại Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT. 1. Điều kiện được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thú y 2015 là cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống động vật được xác định không xảy ra bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh. Để được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể: - Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y: + Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn; + Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; + Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành; + Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; + Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; + Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh; + Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. - Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này. - Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. - Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật: + Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y 2015, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ NN&PTNT và các quy định tại Thông tư này; + Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Như vậy, để được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thì cơ sở phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên, trong đó phải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y. 2. Quy định việc cấp và hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Về mẫu Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT như sau: - Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 1 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; - Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. - Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải thực hiện các kế hoạch an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Thông tư này; thực hiện đăng ký công nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 và Điều 14 Thông tư này. Cơ quan thú y thực hiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các Điều 15, 16, 17 và Điều 18 Thông tư này. - Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp và Giấy chứng nhận sẽ hết hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này: + Sau 05 năm kể từ ngày cấp; + Cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với loại động vật đã được công nhận an toàn dịch bệnh; + Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại cơ sở; + Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 21 Thông tư này hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y; + Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Thông tư này. Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà Cục Thú y hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Đồng thời, nếu thuộc vào một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT thì Giấy chứng nhận sẽ hết hiệu lực và cơ quan thú y đưa tên cơ sở ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với các cơ sở thuộc trường hợp này.
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT: Quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật. Trong đó, quy định về quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. - Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 55 Luật Thú y. - Được miễn lấy mẫu xét nghiệm đối với bệnh được công nhận an toàn trong quá trình thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tinh; được sử dụng kết quả xét nghiệm tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT để làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật theo các quy định hiện hành. - Được hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xuất bán sản phẩm, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật. - Được hỗ trợ tham gia các chương trình giám sát dịch bệnh động vật của Nhà nước đối với các bệnh chưa được công nhận an toàn; được hỗ trợ tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. - Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Kế hoạch ứng phó dịch bệnh (1) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch ứng phó dịch bệnh - Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở, hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT; - Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT. (2) Nội dung kế hoạch ứng phó dịch bệnh - Dự phòng các nguồn lực, bảo đảm phân công rõ trách nhiệm những người tham gia, đáp ứng yêu cầu để xử lý dịch bệnh; tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng hoặc tại khu vực xung quanh; dự phòng đủ kinh phí, hóa chất, bảo hộ cá nhân, phương tiện, dụng cụ chuyên dùng để xử lý dịch bệnh; có phương án xử lý động vật chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh và động vật tại cơ sở hoặc vùng theo quy định; - Báo cáo cho chính quyền địa phương và Cơ quan thú y về tình hình và các biện pháp xử lý dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng để xác định nguyên nhân và hạn chế lây lan dịch bệnh; - Phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện điều tra, chẩn đoán, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh; - Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường theo quy định; - Chi nuôi, thả lại tại nơi đã xảy ra dịch bệnh sau khi đã xử lý xong dịch bệnh động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y. Xem chi tiết tại Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nuôi lợn bị dịch
Thời gian gần đây thì vấn đề dịch tả lợn châu Phi đang gây nhức nhối với xã hôi. Mọi người hầu như đều không dám ăn thịt lợn. Điều này sẽ khiến cho những người nuôi lợn bị thiệt hại rất lớn bởi ngoài thiệt hại do lợn bị dịch thì còn thiệt hại do thịt lợn "sạch" không thể tiêu thu vì người dân không dám ăn. Và bài viết dưới đây mình sẽ nêu ra một số quy định về việc hỗ trợ của Nhà nước đối với người nuôi lợn như sau: Tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì vấn đề này được quy định như sau: Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau: - Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn; - Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; - Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng). => Như vậy, theo quy định này thì người nuôi lợn bị thiệt hại do dịch bệnh sẽ được Nhà nước hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi bạn nhé. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải cứ có dịch thì người nuôi lợn hay động vật khác sẽ được hỗ trợ bởi theo quy định của pháp luật thì người nuôi gia súc, gia cầm cần phải đáp ứng được một số điều kiện khác nữa để được hỗ trợ. Và dưới đây sẽ là một số thông tin về các điều kiện này: - Để được hỗ trợ thì người nuôi lợn cần phải đáp ứng được 04 điều kiện sau đây: + Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương. + Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng. + Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. +Thời điểm xảy ra thiệt hại đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch. - Về cách hiểu dịch bệnh và bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cần phải công bố dịch thì pháp luật nước ta quy định như sau: + Dịch bệnh động vật được hiểu là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Trong đó, Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người. Cùng với đó, tại Phụ lục 1 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT cũng có quy định về Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch bao gồm: Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch bao gồm: + Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người) + Bệnh Lở mồm long móng + Bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn) + Bệnh Nhiệt thán + Bệnh Dịch tả lợn + Bệnh Xoắn khuẩn + Bệnh Dại động vật + Bệnh Niu-cát-xơn Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm: + Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người) + Bệnh Dại động vật + Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2) + Bệnh Nhiệt thán + Bệnh Xoắn khuẩn + Bệnh Giun xoắn + Bệnh Lao bò + Bệnh Sảy thai truyền nhiễm Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh bao gồm: + Bệnh Nhiệt thán + Bệnh Dại động vật + Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người) Trên đây là một số thông tin mình tìm hiểu được về vấn đề này. Có gì thì mọi người góp ý thêm nhé.
Điều kiện công nhận và việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Điều kiện công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và việc cấp, hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được quy định tại Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT. 1. Điều kiện được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thú y 2015 là cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống động vật được xác định không xảy ra bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh. Để được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể: - Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y: + Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn; + Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; + Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành; + Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; + Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; + Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh; + Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. - Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này. - Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. - Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật: + Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y 2015, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ NN&PTNT và các quy định tại Thông tư này; + Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Như vậy, để được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thì cơ sở phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên, trong đó phải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y. 2. Quy định việc cấp và hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Về mẫu Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT như sau: - Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 1 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; - Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. - Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải thực hiện các kế hoạch an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Thông tư này; thực hiện đăng ký công nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 và Điều 14 Thông tư này. Cơ quan thú y thực hiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các Điều 15, 16, 17 và Điều 18 Thông tư này. - Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp và Giấy chứng nhận sẽ hết hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này: + Sau 05 năm kể từ ngày cấp; + Cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với loại động vật đã được công nhận an toàn dịch bệnh; + Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại cơ sở; + Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 21 Thông tư này hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y; + Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Thông tư này. Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà Cục Thú y hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Đồng thời, nếu thuộc vào một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT thì Giấy chứng nhận sẽ hết hiệu lực và cơ quan thú y đưa tên cơ sở ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với các cơ sở thuộc trường hợp này.
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT: Quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật. Trong đó, quy định về quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. - Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 55 Luật Thú y. - Được miễn lấy mẫu xét nghiệm đối với bệnh được công nhận an toàn trong quá trình thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tinh; được sử dụng kết quả xét nghiệm tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT để làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật theo các quy định hiện hành. - Được hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xuất bán sản phẩm, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật. - Được hỗ trợ tham gia các chương trình giám sát dịch bệnh động vật của Nhà nước đối với các bệnh chưa được công nhận an toàn; được hỗ trợ tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. - Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Kế hoạch ứng phó dịch bệnh (1) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch ứng phó dịch bệnh - Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở, hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT; - Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT. (2) Nội dung kế hoạch ứng phó dịch bệnh - Dự phòng các nguồn lực, bảo đảm phân công rõ trách nhiệm những người tham gia, đáp ứng yêu cầu để xử lý dịch bệnh; tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng hoặc tại khu vực xung quanh; dự phòng đủ kinh phí, hóa chất, bảo hộ cá nhân, phương tiện, dụng cụ chuyên dùng để xử lý dịch bệnh; có phương án xử lý động vật chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh và động vật tại cơ sở hoặc vùng theo quy định; - Báo cáo cho chính quyền địa phương và Cơ quan thú y về tình hình và các biện pháp xử lý dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng để xác định nguyên nhân và hạn chế lây lan dịch bệnh; - Phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện điều tra, chẩn đoán, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh; - Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường theo quy định; - Chi nuôi, thả lại tại nơi đã xảy ra dịch bệnh sau khi đã xử lý xong dịch bệnh động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y. Xem chi tiết tại Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nuôi lợn bị dịch
Thời gian gần đây thì vấn đề dịch tả lợn châu Phi đang gây nhức nhối với xã hôi. Mọi người hầu như đều không dám ăn thịt lợn. Điều này sẽ khiến cho những người nuôi lợn bị thiệt hại rất lớn bởi ngoài thiệt hại do lợn bị dịch thì còn thiệt hại do thịt lợn "sạch" không thể tiêu thu vì người dân không dám ăn. Và bài viết dưới đây mình sẽ nêu ra một số quy định về việc hỗ trợ của Nhà nước đối với người nuôi lợn như sau: Tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì vấn đề này được quy định như sau: Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau: - Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn; - Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; - Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng). => Như vậy, theo quy định này thì người nuôi lợn bị thiệt hại do dịch bệnh sẽ được Nhà nước hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi bạn nhé. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải cứ có dịch thì người nuôi lợn hay động vật khác sẽ được hỗ trợ bởi theo quy định của pháp luật thì người nuôi gia súc, gia cầm cần phải đáp ứng được một số điều kiện khác nữa để được hỗ trợ. Và dưới đây sẽ là một số thông tin về các điều kiện này: - Để được hỗ trợ thì người nuôi lợn cần phải đáp ứng được 04 điều kiện sau đây: + Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương. + Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng. + Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. +Thời điểm xảy ra thiệt hại đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch. - Về cách hiểu dịch bệnh và bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cần phải công bố dịch thì pháp luật nước ta quy định như sau: + Dịch bệnh động vật được hiểu là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Trong đó, Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người. Cùng với đó, tại Phụ lục 1 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT cũng có quy định về Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch bao gồm: Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch bao gồm: + Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người) + Bệnh Lở mồm long móng + Bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn) + Bệnh Nhiệt thán + Bệnh Dịch tả lợn + Bệnh Xoắn khuẩn + Bệnh Dại động vật + Bệnh Niu-cát-xơn Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm: + Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người) + Bệnh Dại động vật + Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2) + Bệnh Nhiệt thán + Bệnh Xoắn khuẩn + Bệnh Giun xoắn + Bệnh Lao bò + Bệnh Sảy thai truyền nhiễm Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh bao gồm: + Bệnh Nhiệt thán + Bệnh Dại động vật + Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người) Trên đây là một số thông tin mình tìm hiểu được về vấn đề này. Có gì thì mọi người góp ý thêm nhé.