DN bị phá sản được xem xét xóa nợ gốc từ Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa từ 25/02/2021
Xóa nợ gốc từ quỹ phát triển DNNVV Ngày 31/12/2020, Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Theo đó, xóa nợ gốc là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của DNNVV theo hợp đồng đã ký. 1. Đối tượng xem xét: DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp hiện hành. 2. Điều kiện xem xét: DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng các điều kiện sau: - Thuộc đối tượng được xem xét xóa nợ gốc. - Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định. - Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro theo quy định để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lịa chưa được thu hồi. 3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư này. 4. Hồ sơ xóa nợ gốc - Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. - Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dụng kiến nghị mức xóa nợ gốc. 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc - Trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị 39/2019/NĐ-CP. - Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định Nghị 39/2019/NĐ-CP. 6. Nguyên tắc xóa nợ gốc - Mức xóa nợ gốc do người có thẩm quyền quyết định. - Một khoản nợ gốc chỉ được xóa một (01) lần. 7. Thực hiện xóa nợ gốc Quỹ thẩm đinh, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 25/02/2021. Xem chi tiết tại:
Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật và thủ tục hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật như sau: - Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ thông qua danh sách tư vấn viên pháp luật được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ đó. - Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên pháp luật phù hợp thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc. Hồ sơ đề nghị bao gồm: + Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu được quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này; + Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; + Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nêu rõ nội dung tư vấn, phí dịch vụ tư vấn. Bộ, cơ quan ngang bộ phải công khai địa chỉ đơn vị đầu mối, phương thức điện tử tiếp nhận hồ sơ đề nghị trên cổng thông tin điện tử của mình. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ xem xét thông báo bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và các quy định tại Nghị định này. Trường hợp không đồng ý hỗ trợ chi phí thì phải nêu rõ lý do. Trường hợp đồng ý hỗ trợ chi phí thì mức chi phí hỗ trợ cụ thể như sau: + Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm; + Doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ tối đa 30% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm; + Doanh nghiệp vừa được hỗ trợ tối đa 10% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm; + Hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật theo quy định tại Chương IV của Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này. - Trường hợp được bộ, cơ quan ngang bộ đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật và sau khi có văn bản tư vấn pháp luật của tư vấn viên pháp luật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí tư vấn pháp luật vụ việc, vướng mắc được hỗ trợ. Hồ sơ thanh toán bao gồm: + Văn bản tư vấn pháp luật, bao gồm 01 bản đầy đủ và 01 bản đã loại bỏ các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp; + Văn bản đề nghị thanh toán chi phí tư vấn pháp luật có xác nhận của tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn, trong đó có viện dẫn số và ngày của văn bản đồng ý theo quy định tại khoản 3 Điều này, tên người thụ hưởng và số tài khoản, ngân hàng của người thụ hưởng; + Hóa đơn tài chính theo quy định của pháp luật. - Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ thanh toán chi phí hỗ trợ tư vấn vụ việc, vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đề nghị thanh toán; trường hợp nội dung văn bản tư vấn pháp luật không thuộc phạm vi tư vấn theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì bộ, cơ quan ngang bộ từ chối thanh toán chi phí và có văn bản thông báo với doanh nghiệp và tư vấn viên pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán chi phí hỗ trợ tư vấn vụ việc, bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản tư vấn pháp luật đã loại bỏ các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này cho Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải lên Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định 55/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2019
Cấp bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảo lãnh tín dụng là cam kết của Quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh được quy định tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng và quy định của pháp luật. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay. Đối tượng được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo quy định. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau sẽ được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng: - Các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ; - Các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ. Điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng Các đối tượng được bảo lãnh tín dụng quy định chỉ được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay. 2. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này. 3. Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh. 4. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp. 5. Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định. Căn cứ pháp lý: Nghị định 34/2018/NĐ-CP
Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ sẽ được ưu tiên hỗ trợ
Sắp tới đây khi luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có hiệu lực, theo đó quy định Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ sẽ được ưu tiên hỗ trợ hơn so với các doanh nghiệp khác. "Điều 5. Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ..... Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn" Theo mình quy định ưu tiên cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không hợp lý. Bởi lẽ xã hỗi hiện nay đã thực hiện bình đẳng giới tính, quyền lợi của phụ nữ ngày được tăng cao, do chịu thiệt thòi về mặt thể chất, cũng như gánh nặng chăm sóc gia đình, con cái hơn đàn ông. Tuy nhiên, trên góc độ kinh doanh, phụ nữ và đàn ông đều có cơ hội ngang nhau trong kinh doanh, sản xuất, không có bất lợi hay thiệt thòi về mặt thể chất thành công dựa trên sự sáng tạo, nhanh nhạy, quyết đoán, đón đầu xu thế. Cho nên nếu ưu tiên phụ nữ hơn một bước thì cơ hội cạnh tranh của các doanh nghiệp do đàn ông làm chủ sẽ giảm đi đáng kể. Mong mọi người bình luận cho ý kiến, mình chỉ đứng trên phương diện cánh đàn ông để xem xét thôi.
Gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị xử lý hình sự
Một trong những nội dung mới quan trọng tại Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ dự kiến sẽ được ban hành trong kỳ họp Quốc hội khóa XIV tới. Có thể nói Dự Luật này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chính sách hoạt động và phát triển của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể như sau: Có thể xử lý hình sự cán bộ sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh, có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, không thực thi công vụ theo quy định pháp luật thì tùy tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức tuần lễ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Đó là tuần thứ 2 của tháng 10 hàng năm, Bộ Kế họach Đầu tư có trách nhiệm phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức hoạt động vào tuần lễ này. Xác định lại tiêu chí được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ Khác với tiêu chí xác định trước đây, Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xác định lại tiêu chí này, nếu theo tiêu chí này thì có lẽ số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gia tăng trong thời gian tới. Để được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải đáp ứng 2 điều kiện sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề không quá 100 tỷ đồng. 2. Lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người. 9 ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Tạo điều kiện kinh doanh bằng việc cải cách hành chính Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức ban hành quy định phân biệt đối xử về điều kiện kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính…dựa trên quy mô kinh doanh, trừ khi Luật có quy định. Đồng thời, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian, chi phí tuân thủ, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại ngân hàng thương mại Việc hỗ trợ này được thực hiện thông qua việc các ngân hàng thương mại thiết kế quy trình cho vay phù hợp, thủ tục đơn giản, giải ngân vốn nhanh, đảm bảo an toàn tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan thuế, tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay, đảm bảo thông tin minh bạch và tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp. 3. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại quỹ và các định chế tài chính khác Doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án sản xuất kinh doanh khả thi đựơc quyền vay vốn tại Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự nguyện góp vốn thành lập quỹ tương hỗ theo quy định pháp luật hoặc thành lập các quỹ đầu tư khởi nghiệp. 4. Hỗ trợ thuế thu nhập thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên được áp dụng mức thuế suất thấp hơn 5% so với mức thuế suất phổ thông theo quy định pháp luật về thuế trong vòng 05 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đựơc hỗ trợ chi phí dịch vụ như ươm mầm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, tư vấn, đào tạo đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ, sở hữu trí tuệ… Đồng thời, được ưu tiên lựa chọn, hỗ trợ kinh phí chuyển giao, hoàn thiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… 6. Hỗ trợ đào tạo, tư vấn và thông tin Cụ thể, hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp, lập kế họach, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tư vấn pháp lý, tài chính, thuế, kế toán… 7. Hỗ trợ 70% chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động Đơn cử như hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, một phần chi phí vận hành tối đa 03 năm kể từ khi đi vào hoạt động, tối đa 70% chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động, hưởng ưu đãi cao nhất về đất đai và thuế theo quy định pháp luật. 8. Hỗ trợ tham gia mua sắm công Dành tối thiểu 20% ngân sách hoặc 20% số lượng hợp đồng hàng năm để mua sắm sản phẩm, dịch vụ doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ cung ứng. 9. Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành chuỗi phân phối sản phẩm quốc gia, đồng thời Nhà nước có chính sách và cơ chế hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thị trường. Các bạn có thể xem Toàn văn Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại file đính kèm.
Áp dụng chế độ kế toán mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 01/01/2017
Cụ thể, từ ngày 01/01/2017, Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và Thông tư 138/2011/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 48/2006/QĐ-BTC hết hiệu lực. Thay vào đó, chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Một số lưu ý về chế độ kế toán mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thông tư mới chỉ hướng dẫn về nguyên tắc, ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ tự vận dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC để phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh tại đơn vị. Đối với hệ thống tài khoản kế toán - Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng. - Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. - Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại Phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận. Đối với Báo cáo tài chính - Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại Phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị. - Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. Đối với chứng từ và sổ kế toán - Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. - Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. Lưu ý về việc hồi tố - Doanh nghiệp không tiếp tục trích khấu hao đối với Bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá và không phải hồi tố toàn bộ chi phí khấu hao lũy kế đã trích từ các kỳ trước. - Doanh nghiệp báo cáo lại thông tin so sánh trên Báo cáo tài chính đối với các chỉ tiêu có sự thay đổi giữa Thông tư này và Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và thuyết minh lí do là có sự thay đổi trong Chế độ kế toán doanh nghiệp.
DN bị phá sản được xem xét xóa nợ gốc từ Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa từ 25/02/2021
Xóa nợ gốc từ quỹ phát triển DNNVV Ngày 31/12/2020, Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Theo đó, xóa nợ gốc là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của DNNVV theo hợp đồng đã ký. 1. Đối tượng xem xét: DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp hiện hành. 2. Điều kiện xem xét: DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng các điều kiện sau: - Thuộc đối tượng được xem xét xóa nợ gốc. - Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định. - Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro theo quy định để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lịa chưa được thu hồi. 3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư này. 4. Hồ sơ xóa nợ gốc - Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. - Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dụng kiến nghị mức xóa nợ gốc. 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc - Trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị 39/2019/NĐ-CP. - Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định Nghị 39/2019/NĐ-CP. 6. Nguyên tắc xóa nợ gốc - Mức xóa nợ gốc do người có thẩm quyền quyết định. - Một khoản nợ gốc chỉ được xóa một (01) lần. 7. Thực hiện xóa nợ gốc Quỹ thẩm đinh, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 25/02/2021. Xem chi tiết tại:
Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật và thủ tục hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật như sau: - Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ thông qua danh sách tư vấn viên pháp luật được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ đó. - Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên pháp luật phù hợp thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc. Hồ sơ đề nghị bao gồm: + Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu được quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này; + Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; + Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nêu rõ nội dung tư vấn, phí dịch vụ tư vấn. Bộ, cơ quan ngang bộ phải công khai địa chỉ đơn vị đầu mối, phương thức điện tử tiếp nhận hồ sơ đề nghị trên cổng thông tin điện tử của mình. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ xem xét thông báo bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và các quy định tại Nghị định này. Trường hợp không đồng ý hỗ trợ chi phí thì phải nêu rõ lý do. Trường hợp đồng ý hỗ trợ chi phí thì mức chi phí hỗ trợ cụ thể như sau: + Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm; + Doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ tối đa 30% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm; + Doanh nghiệp vừa được hỗ trợ tối đa 10% chi phí tư vấn pháp luật theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm; + Hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật theo quy định tại Chương IV của Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này. - Trường hợp được bộ, cơ quan ngang bộ đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật và sau khi có văn bản tư vấn pháp luật của tư vấn viên pháp luật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí tư vấn pháp luật vụ việc, vướng mắc được hỗ trợ. Hồ sơ thanh toán bao gồm: + Văn bản tư vấn pháp luật, bao gồm 01 bản đầy đủ và 01 bản đã loại bỏ các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp; + Văn bản đề nghị thanh toán chi phí tư vấn pháp luật có xác nhận của tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn, trong đó có viện dẫn số và ngày của văn bản đồng ý theo quy định tại khoản 3 Điều này, tên người thụ hưởng và số tài khoản, ngân hàng của người thụ hưởng; + Hóa đơn tài chính theo quy định của pháp luật. - Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ thanh toán chi phí hỗ trợ tư vấn vụ việc, vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đề nghị thanh toán; trường hợp nội dung văn bản tư vấn pháp luật không thuộc phạm vi tư vấn theo văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì bộ, cơ quan ngang bộ từ chối thanh toán chi phí và có văn bản thông báo với doanh nghiệp và tư vấn viên pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán chi phí hỗ trợ tư vấn vụ việc, bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản tư vấn pháp luật đã loại bỏ các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này cho Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải lên Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định 55/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2019
Cấp bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảo lãnh tín dụng là cam kết của Quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh được quy định tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng và quy định của pháp luật. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay. Đối tượng được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo quy định. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau sẽ được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng: - Các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ; - Các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ. Điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng Các đối tượng được bảo lãnh tín dụng quy định chỉ được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay. 2. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này. 3. Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh. 4. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp. 5. Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định. Căn cứ pháp lý: Nghị định 34/2018/NĐ-CP
Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ sẽ được ưu tiên hỗ trợ
Sắp tới đây khi luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có hiệu lực, theo đó quy định Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ sẽ được ưu tiên hỗ trợ hơn so với các doanh nghiệp khác. "Điều 5. Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ..... Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn" Theo mình quy định ưu tiên cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không hợp lý. Bởi lẽ xã hỗi hiện nay đã thực hiện bình đẳng giới tính, quyền lợi của phụ nữ ngày được tăng cao, do chịu thiệt thòi về mặt thể chất, cũng như gánh nặng chăm sóc gia đình, con cái hơn đàn ông. Tuy nhiên, trên góc độ kinh doanh, phụ nữ và đàn ông đều có cơ hội ngang nhau trong kinh doanh, sản xuất, không có bất lợi hay thiệt thòi về mặt thể chất thành công dựa trên sự sáng tạo, nhanh nhạy, quyết đoán, đón đầu xu thế. Cho nên nếu ưu tiên phụ nữ hơn một bước thì cơ hội cạnh tranh của các doanh nghiệp do đàn ông làm chủ sẽ giảm đi đáng kể. Mong mọi người bình luận cho ý kiến, mình chỉ đứng trên phương diện cánh đàn ông để xem xét thôi.
Gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị xử lý hình sự
Một trong những nội dung mới quan trọng tại Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ dự kiến sẽ được ban hành trong kỳ họp Quốc hội khóa XIV tới. Có thể nói Dự Luật này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chính sách hoạt động và phát triển của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể như sau: Có thể xử lý hình sự cán bộ sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh, có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, không thực thi công vụ theo quy định pháp luật thì tùy tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức tuần lễ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Đó là tuần thứ 2 của tháng 10 hàng năm, Bộ Kế họach Đầu tư có trách nhiệm phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức hoạt động vào tuần lễ này. Xác định lại tiêu chí được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ Khác với tiêu chí xác định trước đây, Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xác định lại tiêu chí này, nếu theo tiêu chí này thì có lẽ số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gia tăng trong thời gian tới. Để được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải đáp ứng 2 điều kiện sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề không quá 100 tỷ đồng. 2. Lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người. 9 ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Tạo điều kiện kinh doanh bằng việc cải cách hành chính Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức ban hành quy định phân biệt đối xử về điều kiện kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính…dựa trên quy mô kinh doanh, trừ khi Luật có quy định. Đồng thời, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian, chi phí tuân thủ, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại ngân hàng thương mại Việc hỗ trợ này được thực hiện thông qua việc các ngân hàng thương mại thiết kế quy trình cho vay phù hợp, thủ tục đơn giản, giải ngân vốn nhanh, đảm bảo an toàn tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan thuế, tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay, đảm bảo thông tin minh bạch và tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp. 3. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại quỹ và các định chế tài chính khác Doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án sản xuất kinh doanh khả thi đựơc quyền vay vốn tại Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự nguyện góp vốn thành lập quỹ tương hỗ theo quy định pháp luật hoặc thành lập các quỹ đầu tư khởi nghiệp. 4. Hỗ trợ thuế thu nhập thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên được áp dụng mức thuế suất thấp hơn 5% so với mức thuế suất phổ thông theo quy định pháp luật về thuế trong vòng 05 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đựơc hỗ trợ chi phí dịch vụ như ươm mầm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, tư vấn, đào tạo đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ, sở hữu trí tuệ… Đồng thời, được ưu tiên lựa chọn, hỗ trợ kinh phí chuyển giao, hoàn thiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… 6. Hỗ trợ đào tạo, tư vấn và thông tin Cụ thể, hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp, lập kế họach, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tư vấn pháp lý, tài chính, thuế, kế toán… 7. Hỗ trợ 70% chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động Đơn cử như hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, một phần chi phí vận hành tối đa 03 năm kể từ khi đi vào hoạt động, tối đa 70% chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động, hưởng ưu đãi cao nhất về đất đai và thuế theo quy định pháp luật. 8. Hỗ trợ tham gia mua sắm công Dành tối thiểu 20% ngân sách hoặc 20% số lượng hợp đồng hàng năm để mua sắm sản phẩm, dịch vụ doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ cung ứng. 9. Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành chuỗi phân phối sản phẩm quốc gia, đồng thời Nhà nước có chính sách và cơ chế hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thị trường. Các bạn có thể xem Toàn văn Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại file đính kèm.
Áp dụng chế độ kế toán mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 01/01/2017
Cụ thể, từ ngày 01/01/2017, Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và Thông tư 138/2011/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 48/2006/QĐ-BTC hết hiệu lực. Thay vào đó, chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Một số lưu ý về chế độ kế toán mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thông tư mới chỉ hướng dẫn về nguyên tắc, ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ tự vận dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC để phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh tại đơn vị. Đối với hệ thống tài khoản kế toán - Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng. - Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. - Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại Phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận. Đối với Báo cáo tài chính - Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại Phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị. - Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. Đối với chứng từ và sổ kế toán - Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. - Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. Lưu ý về việc hồi tố - Doanh nghiệp không tiếp tục trích khấu hao đối với Bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá và không phải hồi tố toàn bộ chi phí khấu hao lũy kế đã trích từ các kỳ trước. - Doanh nghiệp báo cáo lại thông tin so sánh trên Báo cáo tài chính đối với các chỉ tiêu có sự thay đổi giữa Thông tư này và Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và thuyết minh lí do là có sự thay đổi trong Chế độ kế toán doanh nghiệp.