Doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhượng cổ phần có được miễn thuế TNDN?
Doanh nghiệp nước ngoài là đối tượng được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), vậy trường hợp doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhượng cổ phần có được miễn thuế TNDN? 1. Doanh nghiệp nước ngoài có phải nộp thuế doanh nghiệp? Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC có giải thích doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: - Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; - Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; - Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác; - Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; - Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. 2. Phạm vi áp dụng tính thuế TNDN đối với doanh nghiệp nước ngoài trong chuyển nhượng vốn Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế TNDN theo phạm vi sau: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn. 3. Căn cứ tính thuế TNDN của doanh nghiệp nước ngoài trong chuyển nhượng vốn Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì căn cứ tính thuế TNDN theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) như sau: (1) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định: Trong đó: Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng - Chi phí chuyển nhượng - Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định. Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng. - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau: + Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chế độ kế toán có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm chuyển nhượng. - Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền). Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh. Ví dụ 16: Doanh nghiệp A góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ đồng tiền mặt để thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất giấy vệ sinh sau đó doanh nghiệp A chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho doanh nghiệp B với giá là 550 tỷ đồng, vốn góp của doanh nghiệp A tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ đồng, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng vốn là 70 tỷ đồng. Thu nhập để tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong trường hợp này là 80 tỷ đồng (550 - 400 - 70). (2) Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. (3) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài. Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì nếu chuyển nhượng cổ phần thì không được miễn thuế TNDN mà phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật Việt Nam.
NLĐ làm cho doanh nghiệp nước ngoài có được nghỉ lễ 30/4, 1/5?
Năm nay ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương, lễ chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 liền kề nha, qua đó người lao động (NLĐ) sẽ có rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với NLĐ mang quốc tịch Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài hay công ty đa quốc gia thì các kỳ nghỉ lễ tại Việt Nam có được phép nghỉ hay không? 1. NLĐ được nghỉ những kỳ nghỉ lễ nào? Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định kỳ nghỉ lễ, tết tại Việt Nam danh cho NLĐ và doanh nghiệp hiện nay bao gồm các ngày sau đây: * Đối tượng là NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương khi nghỉ vào: - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); - Tết m lịch: 05 ngày; - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). * Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định như trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Qua đó, NLĐ có thể nghỉ đến 11 lễ trong năm dương lịch, tùy tình hình thực tế thì Thủ tướng Chính phủ có thể điều chỉnh ngày nghỉ lễ. 2. Những đối tượng nào sẽ được nghỉ lễ theo quy định tại Việt Nam? Căn cứ Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định các đối tượng áp dụng quy định về nghỉ lễ, chế độ nghỉ hằng năm và các quy định nghỉ khác bao gồm: - NLĐ, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động. - Người sử dụng lao động. - Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Bộ luật Lao động 2019 hiện chỉ quy định chung về đối tượng thực hiện quy định về nghỉ lễ tại Việt Nam mà chưa nói rõ doanh nghiệp nước ngoài tuân thủ quy định tại Việt Nam ra sao. 3. Trường hợp NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài được nghỉ lễ - Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam thì doanh nghiệp này đã xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam thì sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Do đó, NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng vẫn còn thuộc lãnh thổ của Việt Nam thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải cho phép NLĐ nghỉ các kỳ nghỉ được quy định trong Bộ luật Lao động 2019. - Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp trong có trụ sở và chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ không cần phải tuân theo quy định về ngày nghỉ lễ của Việt Nam. Qua đó, trường hợp trên mà NLĐ ký hợp đồng lao động làm việc từ xa cho doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ không được nghỉ lễ của Việt Nam nếu pháp luật nước của doanh nghiệp không có quy định cho phép NLĐ nghỉ lễ truyền thống. - Thứ ba, trường hợp pháp luật quốc gia của doanh nghiệp nước ngoài cho phép NLĐ Việt Nam được nghỉ lễ truyền thống thì NLĐ sẽ được nghỉ. 4. Mức phạt doanh nghiệp nước ngoài không cho NLĐ nghỉ lễ Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp là cá nhân vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì mức phạt như sau: Phạt 02 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây: - Không bảo đảm cho NLĐ nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật; - Không thông báo bằng văn bản cho Sở LĐTBXH nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Phạt 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết. Phạt 20 triệu đồng - 25 triệu đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây: - Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; -Huy động NLĐ làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 Phạt tiền đối với doanh nghiệp khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: - Từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ - Từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ - Từ 20 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ - Từ 40 triệu đồng - 60 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ. - Từ 60 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên. Lưu ý: Doanh nghiệp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, nếu NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài có trụ hoặc chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ được nghỉ lễ Giỗ tổ, 30/4, 1/5 theo quy định của Việt Nam, trường hợp vi phạm có thể bị phạt đến 40 triệu đồng.
Doanh nghiệp FDI có được quyền mua bán thương mại?
Kính thưa: Luật sư của trang Thư viện pháp luật Tôi đang công tác tại DN FDI và tôi có một vài thắc mắc cần được luật sư giải đáp. 1. DN tôi có nhập khẩu 1 lô hàng và dự kiến sẽ xuất khẩu bán cho khách hàng. Khi tôi kiểm tra lại giấy chứng nhận đầu tư thì tôi có thấy thể hiện nội dung như sau : Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu và phân phối bán buôn ( không được thành lập cơ sở bán buôn). Luật sư cho tôi hỏi vậy công ty tôi có thể thực hiện nhập khẩu, mua hàng trong nước sau đó xuất khẩu ( thương mại ) không ? 2. Công ty tôi có thực hiện gia công hàng hóa cho DN EPE, công ty chúng tôi cần phải thực hiện thủ tục gì? Rất mong nhận được phản hồi từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn !
Từ vụ kiện công ty Amazon áp dụng luật như thế nào?
Vừa qua một doanh nghiệp dệt may tại Tp. HCM Việt Nam thông báo đệ đơn kiện công ty Amazon Robotics công ty con của Amazon vì dừng đơn hàng đột ngột và đòi bồi thường đến 280 triệu USD. Từ năm 2014 đến nay Amazon là đối tác lớn đối với doanh nghiệp dệt may này với doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm triệu USD. Kể cả trong đọt dịch khi Amazon đạt doanh thu kỷ lục cũng nhờ một phần công sức của doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã không ngại khó khăn ngày đêm trong đợt dịch bệnh đã đáp ứng các đơn hàng. Công ty này cho biết có một thỏa thuận lâu dài với Amazon để có thể mua nguyên liệu, điều chỉnh công suất nhà máy và sắp xếp nhân viên nhằm đáp ứng sự tăng trưởng ngày càng mạnh của Amazon trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, vào tháng 4-5 vừa qua, Amazon đã "bất ngờ thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến" trong thời gian còn lại của năm 2022-2023. Với tình hình kinh tế thế giới đang đi xuống hầu hết các công ty trên thế giới. Đặc biệt là tại Hoa Kỳ đang bị suy thoái thì việc giảm đơn hàng đột ngột là vấn đề tất yếu xảy ra. Được biết doanh nghiệp Việt Nam thay vì lựa chọn Tòa án tại Việt nam hay trọng tài thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp thương mại thì lại gửi đơn kiện đến Tòa án thành phố New York của Mỹ. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khởi kiện công ty Amazon tại Hoa Kỳ có được áp dụng quy định Việt Nam và những bất lợi nào khi lựa chọn khởi kiện tại nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam? Xác định pháp luật áp dụng tranh chấp có yếu tố nước ngoài Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khởi kiện tại Mỹ được xem như là một thiệt thòi so với khởi kiện tại Việt Nam hay trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, tùy theo hợp đồng đã giao kết từ trước việc lựa chọn nơi khởi kiện là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Theo đó tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cách xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau: Theo đó, pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. Việc khởi kiện tại Hoa Kỳ được xem là hợp pháp bởi vì Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký với nhau về bản hiệp định thương mại. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo các quy định trên thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó. Xác định luật áp dụng giải quyết nội dung tranh chấp Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về nội dung là vấn đề pháp lý phức tạp mà Tòa án lẫn trọng tài các nước trên thế giới đều gặp những thách thức và khó khăn trong thực tiễn do nguồn luật áp dụng, tranh chấp liên quan đến nhiều bên, đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay, theo các quy tắc của tư pháp quốc tế, việc xác định luật nội dung để giải quyết các tranh chấp thương mại có tính chất quốc tế cũng dựa trên 02 nguyên tắc chính là: (i) Luật do các bên thỏa thuận; (ii) Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì luật áp dụng sẽ do cơ quan tài phán lựa chọn. (1) Trường hợp các bên có thỏa thuận áp dụng luật Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật đó là dựa trên sự đồng thuận về các thỏa thuận của bên trước đó trong hợp đồng đã từng thể hiện rõ khi xảy ra tranh chấp thì bên nào sẽ được ưu tiên áp dụng luật. Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về vấn đề quyền tự do lựa chọn luật đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trọng tài áp dụng luật do các bên thỏa thuận. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 cũng thể hiện tinh thần này với quy định: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng. Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Nguyên tắc “luật do các bên thỏa thuận” trong lĩnh vực hợp đồng cũng có những hạn chế và ngoại lệ nhất định. Bởi vì sự tự do ý chí của các bên luôn nằm trong giới hạn của sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật do Nhà nước xây dựng ban hành. Điều này nhằm tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng luật nước ngoài. (2) Trường hợp các bên không có thỏa thuận áp dụng luật Trong thực tế nhiều doanh nghiệp không có thỏa thuận áp dụng luật giải quyết tranh chấp trong hợp đồng hoặc luật do các bên thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng, không được công nhận… Trong trường hợp đó, cơ quan tài phán sẽ xác định luật áp dụng sẽ xác định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định luật áp dụng đối với hợp đồng trong trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng là nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất. Nguyên tắc trên cũng được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng giữa các bên ký kết như sau: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. * Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng: - Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa. - Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ. - Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. - Pháp luật của nước nơi NLĐ thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân. - Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng. ** Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại (*) có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó. *** Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản. **** Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. ***** Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý. Như vậy, nếu căn cứ theo các quy định nêu trên thì trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa kiện tại Tòa án New York hoàn toàn hợp lý trường hợp thứ nhất là các bên đã thỏa thuận là sẽ áp dụng luật của Mỹ để giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận. Trường hợp thứ hai nếu cả hai doanh nghiệp không lựa chọn áp dụng luật thì sẽ dựa trên yếu tố mối quan hệ gắn bó nhất ở đây nguyên đơn sẽ là Việt Nam thì áp dụng luật Việt Nam hoặc vấn đề tranh chấp xảy ra khi có tác động tiêu cực đến người lao động và tiêu dùng Việt Nam sẽ được ưu tiên áp dụng luật Việt Nam.
Công ty nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam xuất hóa đơn VAT như thế nào?
Bên em là công ty nước ngoài mở văn phòng kinh doanh tại Việt Nam về mặt hàng thiết bị y tế, vài tháng vưa qua công ty đã xuất bán hàng được vài tháng nhưng hiện tại khách hàng yêu cầu công ty xuất hóa đơn VAT thì cho em hỏi Công ty tụi em xuất hóa đơn VAT như thế nào ?
Doanh nghiệp Việt Nam thuê lại lao động Doanh nghiệp nước ngoài?
Xin chào Luật sư Em muốn hỏi 1 doanh nghiệp nước ngoài có thể cho thuê lại nhân viên cho 1 doanh nghiệp Việt Nam được không ạ? Công ty em ở Nhật hợp tác đầu tư vào công ty Việt Nam nhưng trên giấy phép là công ty trách nhiệm hữu hạn và người đứng tên là người khác. Giờ muốn luân chuyển nội bộ nhưng vì không phải công ty mẹ con nên không theo hính thức đó được. Vậy làm cách nào để nhân viên vẫn là nhân viên công ty Nhật nhưng có thể sang Việt Nam và làm việc được ạ?
DN nước ngoài có quyền nhận chuyển nhượng đất tại Việt Nam?
Nhiều bạn thắc mắc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì liệu có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam hay không? Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cần làm rõ các căn cứ pháp lý sau. Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, để một chủ thể là tổ chức được quyền “nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua phương thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” thì phải đáp ứng 02 điều kiện: 1. Thứ nhất, về chủ thể: Tổ chức đó phải là tổ chức kinh tế, điều kiện này được ghi nhận tại điểm b khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 như sau: “Tổ chức kinh tế được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.” Trong đó: - Tổ chức kinh tế được định nghĩa tại khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013 bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm: doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. - Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” 2. Thứ hai, về đối tượng quyền sử dụng đất: Ngoài việc đáp ứng điều kiện về chủ thể như đã phân tích ở trên, đối tượng quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng phải không rơi vào trường hợp pháp luật cấm chuyển nhượng sau: “1. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt” (khoản 2 Điều 191 Luật Đất đai 2013) 2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.." Qua việc phân tích các căn cứ trên, chúng ta kết luận rằng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ KHÔNG được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định thông qua sự tồn tại của cổ đông hoặc thành viên là nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp, miễn doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì đều được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không phụ thuộc vào phần trăm cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài /phần trăm góp vốn của thành viên nhà đầu tư nước ngoài đó là bao nhiêu.
Doanh nghiệp nước ngoài cho thuê nhà xưởng
Công ty e là 100% vốn nước ngoài, thuê đất 30 năm, trả tiền thuê hàng năm, bây giờ muốn cho thuê 1 phần nhà xưởng, thì cần làm thủ tục gì ạ, thanks
Xin tư vấn giúp em trường hợp sau : Công ty em muốn bổ sung thêm ngành nghề Lắp đặt , thi công thiết kế nội thất , xây dựng . Em tìm hiểu khi nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề không cần phải nộp bằng cấp hay chứng chỉ liên quan . Nhưng nếu đi vào hoạt động ở lĩnh vực như trên thì có cần bằng cấp hay chứng chỉ liên quan và cụ thể là bằng cấp gì ? Cơ quan nào họ sẽ kiểm tra . Trường hợp các kỹ sư người nước ngoài thì bằng cấp của họ có được công nhận ở Vn không ạ ? Em cảm ơn nhiều
Xuất hóa đơn cho doanh nghiệp nước ngoài ko thuộc diện XNK
Dear Anh/chị, Công ty em ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quảng cáo cho 1 doanh nghiệp nước ngoài ko có trụ sở tại Việt Nam và dịch vụ quảng cáo đó được cung câps trên lãnh thổ Việt Nam. DN nước ngoài thanh toán cho bên em bằng Tiền USD chuyển khoản vào Tk USD của công ty em. Vậy anh/chị cho em hỏi. Hóa đơn em cần xuất cho KH như thế nào? Trên hóa đơn em cần lưu ý các vấn đề gì? Hợp đồng bên em có thể ghi giá trị hợp đồng đơn vị USD và có chú thích quy định tỷ giá theo tỷ giá ngân hàng của cty em và lấy tỷ giá là ngày ký hợp đồng => xuất hóa đơn phần tỷ giá em cần xuất như thế nào là đúng ? Em cảm ơn anh/chị đã giải đáp giúp em ạ
Khái niệm doanh nghiệp và doanh nghiệp nước ngoài theo luật nhà ở, luật đất đai, luật kdbđs. hai khái niệm này có đòng nhất với nhau hay không (doanh nghiệp có bao gồm dnnn hay không?)
Hoạt động khuyến mại của Doanh nghiệp nước ngoài
Chị là doanh nghiệp nước ngoài, không đặt chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hiện đang thông qua các tổ chức tài chính phát hành thẻ tiêu dùng đến các thành viên trong nước. Bây giờ doanh nghiệp chị muốn thực hiện hoạt động khuyến mại: (1)Đối với thành viên mới sẽ áp dụng cấp số may mắn, người may mắn sẽ được đi du lịch Nhật Bản, đối với thành viên đang sử dụng thẻ, tùy theo mức độ sử dụng sẽ được cấp số may mắn và mã giảm giá (discount) để áp dụng giảm giá khi mua hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng khác. Vậy việc thực hiện như thế nào? ---- Theo quy định tại Điều 91 Luật Thương mại 2005 có nêu: Điều 91. Quyền khuyến mại của thương nhân 1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình. 2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện. Theo đó, trường hợp của chị là doanh nghiệp ở nước ngoài, không đặt chi nhánh tại Việt Nam nên không thể thực hiện hoạt động khuyến mại tại Việt Nam. Theo đó, khi chị thông qua các tổ chức tín dụng tại Việt Nam để phát hành thẻ và muốn tổ chức khuyến mại thì phía công ty nước ngoài có thể làm theo 02 hướng: - Thông qua giao kết hợp đồng với tổ chức tín dụng tại Việt Nam, tổ chức tín dụng tại Việt Nam sẽ tiến hành đăng ký và tổ chức hoạt động khuyến mại đối với các thành viên sử dụng thẻ mà tổ chức tín dụng đó phát hành. - Ký hợp đồng đối với các đối tượng thực hiện hình thức khuyến mại đó, cụ thể là các chủ thể cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài và các chủ thể áp dụng hình thức giảm giá (disount) đối với hàng hóa, dịch vụ của mình. Các đối tượng thực hiện hình thức khuyến mại sẽ là chủ thể thực hiện đăng ký hoạt động khuyến mại của mình. Chị dựa vào hai trường hợp trên để áp dụng hình thức chính xác nhất.
Khác nhau giữa Doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp nước ngoài
Chào các anh, chị, bạn Dân Luật, cho em hỏi doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài khác nhau ở những điểm nào? Em có tìm hiểu Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nhưng chưa rõ, mong các anh, chị, bạn chỉ giáo. Em cám ơn ạ!
Những đối tượng không được làm cho tổ chức nước ngoài
Theo quy định hiện hành 06 đối tượng sau không được làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: 1. Cán bộ, công chức đương chức; 2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tại ngũ; 3. Cán bộ, công chức đương chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tại ngũ có ngành, nghề liên quan đến bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc xuất ngũ chưa hết thời hạn 5 năm; 4. Vợ hoặc chồng của người đang làm công tác liên quan đến bí mật Nhà nước; 5. Những người đã bị xử lý kỷ luật vì hành vi tiết lộ bí mật Nhà nước hoặc an ninh quốc gia; 6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hay quyết định của Tòa án về hình sự hoặc người chưa được xoá án. Tuy nhiên, kể từ ngày 15/9/2014 Nghị định 75/2014/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định 85/1998/NĐ-CP, theo đó, Nghị định mới không liệt kê cụ thể những đối tượng không được làm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như hiện hành mà quy định mang tính dẫn chiếu “…trừ người lao động Việt Nam mà luật quy định không được làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài”. Như vậy, người lao động muốn biết mình thuộc đối tượng cấm làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hay không buộc phải tìm hiểu toàn bộ hệ thống pháp luật nước nhà. Rất mong, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết nội dung “…trừ người lao động Việt Nam mà luật quy định không được làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài” để người lao động dễ dàng trong việc thực hiện pháp luật.
Doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhượng cổ phần có được miễn thuế TNDN?
Doanh nghiệp nước ngoài là đối tượng được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), vậy trường hợp doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhượng cổ phần có được miễn thuế TNDN? 1. Doanh nghiệp nước ngoài có phải nộp thuế doanh nghiệp? Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC có giải thích doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: - Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; - Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; - Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác; - Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; - Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. 2. Phạm vi áp dụng tính thuế TNDN đối với doanh nghiệp nước ngoài trong chuyển nhượng vốn Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế TNDN theo phạm vi sau: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn. 3. Căn cứ tính thuế TNDN của doanh nghiệp nước ngoài trong chuyển nhượng vốn Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì căn cứ tính thuế TNDN theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) như sau: (1) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định: Trong đó: Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng - Chi phí chuyển nhượng - Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định. Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng. - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau: + Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chế độ kế toán có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm chuyển nhượng. - Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền). Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh. Ví dụ 16: Doanh nghiệp A góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ đồng tiền mặt để thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất giấy vệ sinh sau đó doanh nghiệp A chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho doanh nghiệp B với giá là 550 tỷ đồng, vốn góp của doanh nghiệp A tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ đồng, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng vốn là 70 tỷ đồng. Thu nhập để tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong trường hợp này là 80 tỷ đồng (550 - 400 - 70). (2) Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. (3) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài. Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì nếu chuyển nhượng cổ phần thì không được miễn thuế TNDN mà phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật Việt Nam.
NLĐ làm cho doanh nghiệp nước ngoài có được nghỉ lễ 30/4, 1/5?
Năm nay ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương, lễ chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 liền kề nha, qua đó người lao động (NLĐ) sẽ có rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với NLĐ mang quốc tịch Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài hay công ty đa quốc gia thì các kỳ nghỉ lễ tại Việt Nam có được phép nghỉ hay không? 1. NLĐ được nghỉ những kỳ nghỉ lễ nào? Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định kỳ nghỉ lễ, tết tại Việt Nam danh cho NLĐ và doanh nghiệp hiện nay bao gồm các ngày sau đây: * Đối tượng là NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương khi nghỉ vào: - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); - Tết m lịch: 05 ngày; - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). * Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định như trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Qua đó, NLĐ có thể nghỉ đến 11 lễ trong năm dương lịch, tùy tình hình thực tế thì Thủ tướng Chính phủ có thể điều chỉnh ngày nghỉ lễ. 2. Những đối tượng nào sẽ được nghỉ lễ theo quy định tại Việt Nam? Căn cứ Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định các đối tượng áp dụng quy định về nghỉ lễ, chế độ nghỉ hằng năm và các quy định nghỉ khác bao gồm: - NLĐ, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động. - Người sử dụng lao động. - Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Bộ luật Lao động 2019 hiện chỉ quy định chung về đối tượng thực hiện quy định về nghỉ lễ tại Việt Nam mà chưa nói rõ doanh nghiệp nước ngoài tuân thủ quy định tại Việt Nam ra sao. 3. Trường hợp NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài được nghỉ lễ - Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam thì doanh nghiệp này đã xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam thì sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Do đó, NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng vẫn còn thuộc lãnh thổ của Việt Nam thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải cho phép NLĐ nghỉ các kỳ nghỉ được quy định trong Bộ luật Lao động 2019. - Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp trong có trụ sở và chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ không cần phải tuân theo quy định về ngày nghỉ lễ của Việt Nam. Qua đó, trường hợp trên mà NLĐ ký hợp đồng lao động làm việc từ xa cho doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ không được nghỉ lễ của Việt Nam nếu pháp luật nước của doanh nghiệp không có quy định cho phép NLĐ nghỉ lễ truyền thống. - Thứ ba, trường hợp pháp luật quốc gia của doanh nghiệp nước ngoài cho phép NLĐ Việt Nam được nghỉ lễ truyền thống thì NLĐ sẽ được nghỉ. 4. Mức phạt doanh nghiệp nước ngoài không cho NLĐ nghỉ lễ Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp là cá nhân vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì mức phạt như sau: Phạt 02 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây: - Không bảo đảm cho NLĐ nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật; - Không thông báo bằng văn bản cho Sở LĐTBXH nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Phạt 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết. Phạt 20 triệu đồng - 25 triệu đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây: - Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; -Huy động NLĐ làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 Phạt tiền đối với doanh nghiệp khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: - Từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ - Từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ - Từ 20 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ - Từ 40 triệu đồng - 60 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ. - Từ 60 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên. Lưu ý: Doanh nghiệp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, nếu NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài có trụ hoặc chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ được nghỉ lễ Giỗ tổ, 30/4, 1/5 theo quy định của Việt Nam, trường hợp vi phạm có thể bị phạt đến 40 triệu đồng.
Doanh nghiệp FDI có được quyền mua bán thương mại?
Kính thưa: Luật sư của trang Thư viện pháp luật Tôi đang công tác tại DN FDI và tôi có một vài thắc mắc cần được luật sư giải đáp. 1. DN tôi có nhập khẩu 1 lô hàng và dự kiến sẽ xuất khẩu bán cho khách hàng. Khi tôi kiểm tra lại giấy chứng nhận đầu tư thì tôi có thấy thể hiện nội dung như sau : Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu và phân phối bán buôn ( không được thành lập cơ sở bán buôn). Luật sư cho tôi hỏi vậy công ty tôi có thể thực hiện nhập khẩu, mua hàng trong nước sau đó xuất khẩu ( thương mại ) không ? 2. Công ty tôi có thực hiện gia công hàng hóa cho DN EPE, công ty chúng tôi cần phải thực hiện thủ tục gì? Rất mong nhận được phản hồi từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn !
Từ vụ kiện công ty Amazon áp dụng luật như thế nào?
Vừa qua một doanh nghiệp dệt may tại Tp. HCM Việt Nam thông báo đệ đơn kiện công ty Amazon Robotics công ty con của Amazon vì dừng đơn hàng đột ngột và đòi bồi thường đến 280 triệu USD. Từ năm 2014 đến nay Amazon là đối tác lớn đối với doanh nghiệp dệt may này với doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm triệu USD. Kể cả trong đọt dịch khi Amazon đạt doanh thu kỷ lục cũng nhờ một phần công sức của doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã không ngại khó khăn ngày đêm trong đợt dịch bệnh đã đáp ứng các đơn hàng. Công ty này cho biết có một thỏa thuận lâu dài với Amazon để có thể mua nguyên liệu, điều chỉnh công suất nhà máy và sắp xếp nhân viên nhằm đáp ứng sự tăng trưởng ngày càng mạnh của Amazon trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, vào tháng 4-5 vừa qua, Amazon đã "bất ngờ thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến" trong thời gian còn lại của năm 2022-2023. Với tình hình kinh tế thế giới đang đi xuống hầu hết các công ty trên thế giới. Đặc biệt là tại Hoa Kỳ đang bị suy thoái thì việc giảm đơn hàng đột ngột là vấn đề tất yếu xảy ra. Được biết doanh nghiệp Việt Nam thay vì lựa chọn Tòa án tại Việt nam hay trọng tài thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp thương mại thì lại gửi đơn kiện đến Tòa án thành phố New York của Mỹ. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khởi kiện công ty Amazon tại Hoa Kỳ có được áp dụng quy định Việt Nam và những bất lợi nào khi lựa chọn khởi kiện tại nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam? Xác định pháp luật áp dụng tranh chấp có yếu tố nước ngoài Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khởi kiện tại Mỹ được xem như là một thiệt thòi so với khởi kiện tại Việt Nam hay trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, tùy theo hợp đồng đã giao kết từ trước việc lựa chọn nơi khởi kiện là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Theo đó tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cách xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau: Theo đó, pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. Việc khởi kiện tại Hoa Kỳ được xem là hợp pháp bởi vì Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký với nhau về bản hiệp định thương mại. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo các quy định trên thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó. Xác định luật áp dụng giải quyết nội dung tranh chấp Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về nội dung là vấn đề pháp lý phức tạp mà Tòa án lẫn trọng tài các nước trên thế giới đều gặp những thách thức và khó khăn trong thực tiễn do nguồn luật áp dụng, tranh chấp liên quan đến nhiều bên, đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay, theo các quy tắc của tư pháp quốc tế, việc xác định luật nội dung để giải quyết các tranh chấp thương mại có tính chất quốc tế cũng dựa trên 02 nguyên tắc chính là: (i) Luật do các bên thỏa thuận; (ii) Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì luật áp dụng sẽ do cơ quan tài phán lựa chọn. (1) Trường hợp các bên có thỏa thuận áp dụng luật Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật đó là dựa trên sự đồng thuận về các thỏa thuận của bên trước đó trong hợp đồng đã từng thể hiện rõ khi xảy ra tranh chấp thì bên nào sẽ được ưu tiên áp dụng luật. Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về vấn đề quyền tự do lựa chọn luật đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trọng tài áp dụng luật do các bên thỏa thuận. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 cũng thể hiện tinh thần này với quy định: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng. Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Nguyên tắc “luật do các bên thỏa thuận” trong lĩnh vực hợp đồng cũng có những hạn chế và ngoại lệ nhất định. Bởi vì sự tự do ý chí của các bên luôn nằm trong giới hạn của sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật do Nhà nước xây dựng ban hành. Điều này nhằm tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng luật nước ngoài. (2) Trường hợp các bên không có thỏa thuận áp dụng luật Trong thực tế nhiều doanh nghiệp không có thỏa thuận áp dụng luật giải quyết tranh chấp trong hợp đồng hoặc luật do các bên thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng, không được công nhận… Trong trường hợp đó, cơ quan tài phán sẽ xác định luật áp dụng sẽ xác định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định luật áp dụng đối với hợp đồng trong trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng là nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất. Nguyên tắc trên cũng được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng giữa các bên ký kết như sau: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. * Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng: - Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa. - Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ. - Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. - Pháp luật của nước nơi NLĐ thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân. - Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng. ** Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại (*) có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó. *** Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản. **** Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. ***** Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý. Như vậy, nếu căn cứ theo các quy định nêu trên thì trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa kiện tại Tòa án New York hoàn toàn hợp lý trường hợp thứ nhất là các bên đã thỏa thuận là sẽ áp dụng luật của Mỹ để giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận. Trường hợp thứ hai nếu cả hai doanh nghiệp không lựa chọn áp dụng luật thì sẽ dựa trên yếu tố mối quan hệ gắn bó nhất ở đây nguyên đơn sẽ là Việt Nam thì áp dụng luật Việt Nam hoặc vấn đề tranh chấp xảy ra khi có tác động tiêu cực đến người lao động và tiêu dùng Việt Nam sẽ được ưu tiên áp dụng luật Việt Nam.
Công ty nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam xuất hóa đơn VAT như thế nào?
Bên em là công ty nước ngoài mở văn phòng kinh doanh tại Việt Nam về mặt hàng thiết bị y tế, vài tháng vưa qua công ty đã xuất bán hàng được vài tháng nhưng hiện tại khách hàng yêu cầu công ty xuất hóa đơn VAT thì cho em hỏi Công ty tụi em xuất hóa đơn VAT như thế nào ?
Doanh nghiệp Việt Nam thuê lại lao động Doanh nghiệp nước ngoài?
Xin chào Luật sư Em muốn hỏi 1 doanh nghiệp nước ngoài có thể cho thuê lại nhân viên cho 1 doanh nghiệp Việt Nam được không ạ? Công ty em ở Nhật hợp tác đầu tư vào công ty Việt Nam nhưng trên giấy phép là công ty trách nhiệm hữu hạn và người đứng tên là người khác. Giờ muốn luân chuyển nội bộ nhưng vì không phải công ty mẹ con nên không theo hính thức đó được. Vậy làm cách nào để nhân viên vẫn là nhân viên công ty Nhật nhưng có thể sang Việt Nam và làm việc được ạ?
DN nước ngoài có quyền nhận chuyển nhượng đất tại Việt Nam?
Nhiều bạn thắc mắc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì liệu có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam hay không? Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cần làm rõ các căn cứ pháp lý sau. Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, để một chủ thể là tổ chức được quyền “nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua phương thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” thì phải đáp ứng 02 điều kiện: 1. Thứ nhất, về chủ thể: Tổ chức đó phải là tổ chức kinh tế, điều kiện này được ghi nhận tại điểm b khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 như sau: “Tổ chức kinh tế được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.” Trong đó: - Tổ chức kinh tế được định nghĩa tại khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013 bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm: doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. - Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” 2. Thứ hai, về đối tượng quyền sử dụng đất: Ngoài việc đáp ứng điều kiện về chủ thể như đã phân tích ở trên, đối tượng quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng phải không rơi vào trường hợp pháp luật cấm chuyển nhượng sau: “1. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt” (khoản 2 Điều 191 Luật Đất đai 2013) 2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.." Qua việc phân tích các căn cứ trên, chúng ta kết luận rằng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ KHÔNG được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định thông qua sự tồn tại của cổ đông hoặc thành viên là nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp, miễn doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì đều được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không phụ thuộc vào phần trăm cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài /phần trăm góp vốn của thành viên nhà đầu tư nước ngoài đó là bao nhiêu.
Doanh nghiệp nước ngoài cho thuê nhà xưởng
Công ty e là 100% vốn nước ngoài, thuê đất 30 năm, trả tiền thuê hàng năm, bây giờ muốn cho thuê 1 phần nhà xưởng, thì cần làm thủ tục gì ạ, thanks
Xin tư vấn giúp em trường hợp sau : Công ty em muốn bổ sung thêm ngành nghề Lắp đặt , thi công thiết kế nội thất , xây dựng . Em tìm hiểu khi nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề không cần phải nộp bằng cấp hay chứng chỉ liên quan . Nhưng nếu đi vào hoạt động ở lĩnh vực như trên thì có cần bằng cấp hay chứng chỉ liên quan và cụ thể là bằng cấp gì ? Cơ quan nào họ sẽ kiểm tra . Trường hợp các kỹ sư người nước ngoài thì bằng cấp của họ có được công nhận ở Vn không ạ ? Em cảm ơn nhiều
Xuất hóa đơn cho doanh nghiệp nước ngoài ko thuộc diện XNK
Dear Anh/chị, Công ty em ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quảng cáo cho 1 doanh nghiệp nước ngoài ko có trụ sở tại Việt Nam và dịch vụ quảng cáo đó được cung câps trên lãnh thổ Việt Nam. DN nước ngoài thanh toán cho bên em bằng Tiền USD chuyển khoản vào Tk USD của công ty em. Vậy anh/chị cho em hỏi. Hóa đơn em cần xuất cho KH như thế nào? Trên hóa đơn em cần lưu ý các vấn đề gì? Hợp đồng bên em có thể ghi giá trị hợp đồng đơn vị USD và có chú thích quy định tỷ giá theo tỷ giá ngân hàng của cty em và lấy tỷ giá là ngày ký hợp đồng => xuất hóa đơn phần tỷ giá em cần xuất như thế nào là đúng ? Em cảm ơn anh/chị đã giải đáp giúp em ạ
Khái niệm doanh nghiệp và doanh nghiệp nước ngoài theo luật nhà ở, luật đất đai, luật kdbđs. hai khái niệm này có đòng nhất với nhau hay không (doanh nghiệp có bao gồm dnnn hay không?)
Hoạt động khuyến mại của Doanh nghiệp nước ngoài
Chị là doanh nghiệp nước ngoài, không đặt chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hiện đang thông qua các tổ chức tài chính phát hành thẻ tiêu dùng đến các thành viên trong nước. Bây giờ doanh nghiệp chị muốn thực hiện hoạt động khuyến mại: (1)Đối với thành viên mới sẽ áp dụng cấp số may mắn, người may mắn sẽ được đi du lịch Nhật Bản, đối với thành viên đang sử dụng thẻ, tùy theo mức độ sử dụng sẽ được cấp số may mắn và mã giảm giá (discount) để áp dụng giảm giá khi mua hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng khác. Vậy việc thực hiện như thế nào? ---- Theo quy định tại Điều 91 Luật Thương mại 2005 có nêu: Điều 91. Quyền khuyến mại của thương nhân 1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình. 2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện. Theo đó, trường hợp của chị là doanh nghiệp ở nước ngoài, không đặt chi nhánh tại Việt Nam nên không thể thực hiện hoạt động khuyến mại tại Việt Nam. Theo đó, khi chị thông qua các tổ chức tín dụng tại Việt Nam để phát hành thẻ và muốn tổ chức khuyến mại thì phía công ty nước ngoài có thể làm theo 02 hướng: - Thông qua giao kết hợp đồng với tổ chức tín dụng tại Việt Nam, tổ chức tín dụng tại Việt Nam sẽ tiến hành đăng ký và tổ chức hoạt động khuyến mại đối với các thành viên sử dụng thẻ mà tổ chức tín dụng đó phát hành. - Ký hợp đồng đối với các đối tượng thực hiện hình thức khuyến mại đó, cụ thể là các chủ thể cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài và các chủ thể áp dụng hình thức giảm giá (disount) đối với hàng hóa, dịch vụ của mình. Các đối tượng thực hiện hình thức khuyến mại sẽ là chủ thể thực hiện đăng ký hoạt động khuyến mại của mình. Chị dựa vào hai trường hợp trên để áp dụng hình thức chính xác nhất.
Khác nhau giữa Doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp nước ngoài
Chào các anh, chị, bạn Dân Luật, cho em hỏi doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài khác nhau ở những điểm nào? Em có tìm hiểu Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nhưng chưa rõ, mong các anh, chị, bạn chỉ giáo. Em cám ơn ạ!
Những đối tượng không được làm cho tổ chức nước ngoài
Theo quy định hiện hành 06 đối tượng sau không được làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: 1. Cán bộ, công chức đương chức; 2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tại ngũ; 3. Cán bộ, công chức đương chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tại ngũ có ngành, nghề liên quan đến bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc xuất ngũ chưa hết thời hạn 5 năm; 4. Vợ hoặc chồng của người đang làm công tác liên quan đến bí mật Nhà nước; 5. Những người đã bị xử lý kỷ luật vì hành vi tiết lộ bí mật Nhà nước hoặc an ninh quốc gia; 6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hay quyết định của Tòa án về hình sự hoặc người chưa được xoá án. Tuy nhiên, kể từ ngày 15/9/2014 Nghị định 75/2014/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định 85/1998/NĐ-CP, theo đó, Nghị định mới không liệt kê cụ thể những đối tượng không được làm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như hiện hành mà quy định mang tính dẫn chiếu “…trừ người lao động Việt Nam mà luật quy định không được làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài”. Như vậy, người lao động muốn biết mình thuộc đối tượng cấm làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hay không buộc phải tìm hiểu toàn bộ hệ thống pháp luật nước nhà. Rất mong, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết nội dung “…trừ người lao động Việt Nam mà luật quy định không được làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài” để người lao động dễ dàng trong việc thực hiện pháp luật.