"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nghĩa là gì? Di sản dùng vào việc thờ cúng do ai quản lý?
Khi nhắc đến tín ngưỡng, tôn giáo, người xưa có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Vậy câu thành ngữ này mang ý nghĩa gì? 1. "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nghĩa là gì? "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là một câu thành ngữ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, thể hiện niềm tin sâu sắc về sự linh thiêng và tác động của tâm linh đến cuộc sống. Câu nói này không chỉ là một lời răn dạy đơn thuần mà còn hàm chứa những giá trị văn hóa, đạo đức sâu sắc. Có thờ có thiêng: Câu này ám chỉ việc thờ cúng thần linh, tổ tiên sẽ mang lại những điều tốt lành, may mắn. Niềm tin vào sự tồn tại của thế giới tâm linh và việc thờ cúng được cho là mang lại sự bình an, may mắn và phù hộ cho con cháu. Câu "có thờ có thiêng" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành tâm thờ cúng, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự tôn kính đối với thần linh. Có kiêng có lành: Câu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiêng kỵ, tránh những điều xấu, điều rủi ro. Bên cạnh việc thờ cúng, người Việt còn rất coi trọng việc kiêng kỵ. Kiêng kỵ không chỉ là những quy tắc cứng nhắc mà còn là những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều đời, nhằm tránh những điều xui xẻo, không may mắn. Việc kiêng kỵ được xem như một cách để thể hiện sự tôn trọng đối với tự nhiên, đối với những điều huyền bí mà con người chưa thể lý giải hết. Câu "có kiêng có lành" như một lời nhắc nhở chúng ta luôn giữ thái độ cẩn trọng, tránh những điều xui xẻo, không may. 2. Di sản dùng vào việc thờ cúng do ai quản lý? Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc có các quyền sau đây: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Như vậy, có thể thấy người lập di chúc được quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Bên cạnh đó, theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Lưu ý: Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. 3. Di chúc như thế nào thì được xem là hợp pháp? Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Bên cạnh đó, để được công nhận là bản di chúc hợp pháp thì cần thỏa mãn một số tiêu chí sau: - Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. - Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. - Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Tóm lại, "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là một lời khuyên về đạo đức và lối sống. Nó khuyến khích con người sống tốt, làm việc thiện, tôn trọng người khác và các giá trị truyền thống.
Giấy ủy quyền sử dụng căn nhà có thay thế di chúc được không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy trường hợp được ủy quyền sử dụng nhà đất thì có thể thay thế di chúc hay không? Thế nào là ủy quyền? Thời hạn ủy quyền trong bao lâu? Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Hiện nay, trong quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Ngoài ủy quyền thông qua hợp đồng ủy quyền thì thực tế còn có giấy ủy quyền (trong luật không có quy định về giấy ủy quyền) và trong giấy ủy quyền này thì không có đề cập đến thù lao. Hiện việc sử dụng giấy ủy quyền rất phổ biến. Về thời hạn của giấy ủy quyền cũng như hợp đồng ủy quyền đều áp dụng theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Theo đó thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp: - Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận (quy định thời gian cụ thể hoặc có giá trị đến khi hoàn thành công việc) - Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định; - Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Giấy ủy quyền có thể thay thế di chúc hay không? Theo quy định thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung quy định trên di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, di chúc phải có các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo các điều kiện nêu trên để xác định di chúc hợp pháp. Muốn hưởng di sản thì phải có di chúc trong đó có nêu rõ người đó được hưởng di sản thừa kế. Việc ủy quyền cho sử dụng nhà đất không có căn cứ để thay thế di chúc. Đồng thời, khi người ủy quyền chết là một trong những căn cứ để hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền hết hiệu lực.
Khi lập di chúc bằng văn bản có phải ký vào từng trang ?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.” Theo quan điểm cá nhân thì quy định này phù hợp với di chúc được lập bằng văn bản với hình thức đánh máy hoặc người khác viết dùm. Việc ký hoặc điểm chỉ vào từng trang nhằm đảm bảo thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc được thể hiện trong từng trang di chúc. Đối với những trường hợp di chúc do chính tay người để lại di chúc viết thì nghĩ không cần thiết phải quy định ký từng trang. Thực tiễn, những di chúc viết tay không có công chứng, chứng thực mà viết thành nhiều trang, thì không có ai ký vào từng trang do chính tay mình viết, mà chỉ ký tên ở trang cuối cùng. Ý chí của người lập di chúc đã thể hiện trên từng chữ viết người để lại di chúc viết ra mà không cần phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ mới xác định đúng là ý chí của họ. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định của pháp luật thì những trang mặc dù do chính tay họ viết ra nhưng không có ký tên, điểm chỉ thì lại không có giá trị pháp luật. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp gây thiệt hại lớn cho những người mà đáng ra họ được nhận di sản.
Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 630. Di chúc hợp pháp 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.” Theo đó, di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện trên. Trường hợp di chúc miệng không hợp pháp thì: Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: … b) Di chúc không hợp pháp;” Căn cứ tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.” Theo đó, nếu di chúc miệng không hợp pháp thì áp dụng chia thừa kế theo pháp luật
Các hình thức và nội dung di chúc phù hợp với pháp luật?
Các hình thức và nội dung di chúc phù hợp với pháp luật
Em đang soạn thảo di chúc về thừa kế di sản, mong luật sư tư vấn cho em. 1. Nếu hàng thừa kế của di sản không còn thì di sản đó sẽ chia như thế nào ạ? 2. Di sản giao cho tất cả các con trông nom, không chỉ định người trông nom thì sẽ quyết định người trông nom như thế nào?
Di chúc cho nhiều người mà sang tên sổ đỏ chỉ cho 1 người
kính chào luật sư, chuyện là một gia đình có nhiều con, có số đất ruộng là 40 000 mét vuông, con đã lớn lập gia đình ra riêng, một số người được chia đất ruộng, số đất còn lại là 20 000 mét vuông nhưng còn 3 người con gái thì chưa cho đất nhưng cũng đã có làm di chúc. hiện tại người con trai út đã có vợ và sống chung ông bà già ruột. đất thì do ông già đứng chủ quyền. Nay ông già đã 84 tuổi, bệnh nặng nằm một chỗ hay mê sảng. Người con trai út âm thầm lên xã nhờ cán bộ thẩm quyền mang hồ sơ xuống tận nhà để cho ông già kí giấy, sang toàn bộ diện tích đất còn lại cho một người con trai út. có người con gái hây được chuyện lên phản ánh cán bộ phụ trách về quyền lợi di chúc của mình thì cán bộ xã đó nói ông còn minh mẫn đứng chủ quyền ông có quyền sang cho người khác và di chúc không còn tác dụng. vậy xin luật sư tư vấn sớm dùm cán bộ đó nói vậy đúng không và người con gái kia có làm gì được không, xin chân thành cảm ơn luật sư.
Di chúc hợp pháp là như thế nào?
Trước hết, em xin gửi lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất đến các vị luật sư.! Thưa các vị Luật sư, em có 1 chút thắc mắc mong được các Luật sư tư vấn thêm. Em xin trình bày nội dung sự việc như sau: Ngày 20/10/2009 người chồng (30 tuổi, khỏe mạnh) lập di chúc (Chữ ký, chữ viết được Cơ quan chức năng xác định là của người chồng). Di chúc được lập bằng văn bản không được công chứng, chứng thực và không có người làm chứng. Nội dung di chúc là sau khi anh chết để lại tài sản của mình cho vợ và con. Sau khi lập di chúc thì người chồng đã đưa di chúc này cho người vợ. Đến ngày 06/11/2010 thì người chồng tự tử chết. Lúc này người vợ đưa di chúc ra để được hưởng thừa kế phần di sản của người chồng để lại. Các Luật sư cho em hỏi, di chúc của người chồng như vậy có đủ điều kiện hợp pháp theo khoản 1 Điều 630 BLDS hay không? Em xin chân thành cảm ơn
Xin cảm ơn LS rất nhiều. Vậy LS cho em hỏi thêm vấn đề như sau: Mẹ tôi không biết chữ và nhờ một người hàng xóm viết hộ di chúc và bà nhờ 2 người khác ký tên làm chứng cho bà viết di chúc vậy xin hỏi 2 người đó có cần lên UBND để ký tên ko vì di chúc bà viết cũng lâu rồi ( 2010_) khi đó 2 nhân chứng chỉ ký tên thôi chứ ko có xác nhận của địa phương. Vậy xin hỏi di chúc của mẹ tôi lập như vậy có hợp pháp không? ( bà có giấy khám sức khoẻ chứng minh tại thời điểm lập di chúc bà còn minh mẫn). Mong LS tư vấn giúp tôi.
Bố mẹ mất không để lại di chúc
Lời đầu tiên cho cháu gửi lời chào đến luật sư. Cháu có 1 số thắc mắc muốn được luật sư giải đáp ☹️ Cháu xin được trình bày như sau: Vào tháng 11-2003 (ÂL) trên đường về quê để giỗ Tổ thì bố cháu bị tai nạn giao thông và mất. Mẹ cháu đã một mình nuôi cháu đến tháng 11-2006 thì mẹ cháu bị bệnh ưng thư và mất. Cháu theo ông bà nội về quê Nam Định sống. Khi mẹ cháu mất có để lại 1 căn nhà ở Thị trấn Phát Diệm - Ninh Bình, căn nhà không có sổ đỏ nhà đất, chỉ có giấy tờ mua bán và không có để lại di chúc gì. Bố mẹ cháu chỉ có một mình cháu, không có con nuôi. Ông bà ngoại cũng đã qua đời, chỉ còn các anh chị của mẹ cháu. Cháu muốn hỏi là: Bây giờ cháu có quyền sở hữu căn nhà đó hay không? Muốn làm sổ đỏ thì phải cần những giấy tờ gì? Cháu xin chân thành cảm ơn!
Điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp
Thỉnh thoảng, có bạn đặt câu hỏi với mình, làm sao để biết di chúc đó có hợp pháp hay không? Nhiều bạn hỏi, nên nhân tiện đây, mình giải đáp cho tất cả những ai đang thắc mắc. Theo Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Điểm khác biệt lớn nhất của Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp, đó chính là “…nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật…” và “…nội dung di chúc không trái pháp luật…” Về bản chất và cách áp dụng đối với quy định này là hoàn toàn khác nhau, và trên thực tế, để xem nội dung của di chúc đó có vi phạm điều cấm của luật dễ dàng hơn so với xem nội dung đó có trái pháp luật hay không. Tạm gác qua sự khác biệt nói trên, mà nói rõ về từng điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp nêu trên. Thứ nhất, về năng lực chủ thể của người lập di chúc - Phải là người thành niên (tức từ đủ 18 tuổi trở lên) - Đang trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt khi thực hiện lập di chúc (nghĩa là đây không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) Đặc biệt là khi lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép. Thứ hai, về nội dung của di chúc - Di chúc phải bao gồm các nội dung chính yếu sau: + Ngày, tháng, năm lập di chúc; + Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; + Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; + Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Lưu ý: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Thực tế, để xác định nội dung của di chúc đó có vi phạm điều cấm của luật không dễ hơn so với việc xác định nội dung di chúc đó có trái với đạo đức xã hội không, vì việc xác định trái đạo đức xã hội thiên về ý kiến chủ quan, cảm nhận của người đưa ra phán xét. Thứ ba, về hình thức của di chúc Có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng - Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. - Di chúc bằng miệng được dùng khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Lưu ý: Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Xin chào văn phòng luật sư ạ. Mình muốn hỏi một vấn đề rằng là ông bà nội mình có đẻ được 2 người con là bố mình và chú mình. Ngày xưa chú đi làm xa nên mình và bố mẹ ở vs ông bà chăm sóc ông bà. Năm mình 5t ko may bố mình mất nhà nội ko nuôi mình nên mình phải chuyển ra ngoài sống với mẹ và chú mình về ở với ông từ ngày đấy đến bây giờ. Vừa qua ông mình mất sau ngày mất chú mình có đem một tờ giấy ra bảo là di chúc do ông để lại cho chú tất cả nhà cửa đất đai và muốn mình ký tên sang tên đất cho chú. Mình không đồng ý vì thấy chưa hợp lý do khi ông mình viết di chúc ko có mặt mình, di chúc ko có người làm chứng nên mình kb di chúc có phải ông tự nguyên viết trong lúc tỉnh táo không( ông mk gần 90t tay run ko cầm được bút, có lúc không tỉnh táo) và di chúc ko có chứng nhận của chính quyền xã chỉ có côg chưng của phòng công chứng gì đó nên mình chưa đồng ý. Vậy mình muốn hỏi bố mình mất rồi và mình là con duy nhất thì mình có quyền đòi quyền lợi gì nữa không( tên mình vẫn có trong hộ khẩu từ ngày bố mất và chú bảo cần mình ký giấy xác nhận sang tên) . Mong nhận được sự tư vấn từ văn phòng ạ
ông A có hai người con là chị B và anh C. Trong lúc sáng suốt ông A viết di chúc với nội dung: 1. Anh C(con trai út đang ở với A) được hưởng mảnh đất và căn nhà trên đất nơi ông đang ở, nhứng anhC không được bán hay tặng cho ai vì là đất tổ tiên để lại. 2. Anh C được hưởng số tiền 1 tỉ mà ông A đang gởi trong ngân hàng 3. Chị B (con gái cả đã đi lấy chồng) có quyền giám sát anh C sử dụng mảnh đất, căn nhà và số tiền trong ngân hàng. Anh C phải thông báo cho chị B mục đích sử dụng mỗi lần rút tiền phải được chị B đồng ý. Chị B có quyền lấy lại căn nhà và mảnh đất nếu anh C không lo thờ cúng tổ tiên. - hỏi di chúc ông A viết như vậy có trái pháp luật hay không?
Chào bạn, Di chúc văn bản hợp pháp được quy định theo khoản 4 Điều 652 BLDS: Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. Di chúc bạn nêu không có người làm chứng nên còn phải tuân thủ Điều 655 và 653 của BLDS: Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản 1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này. Tôi tin là bây giờ bạn có thể tự xem xét vụ việc của mình. Trân trọng!
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nghĩa là gì? Di sản dùng vào việc thờ cúng do ai quản lý?
Khi nhắc đến tín ngưỡng, tôn giáo, người xưa có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Vậy câu thành ngữ này mang ý nghĩa gì? 1. "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nghĩa là gì? "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là một câu thành ngữ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, thể hiện niềm tin sâu sắc về sự linh thiêng và tác động của tâm linh đến cuộc sống. Câu nói này không chỉ là một lời răn dạy đơn thuần mà còn hàm chứa những giá trị văn hóa, đạo đức sâu sắc. Có thờ có thiêng: Câu này ám chỉ việc thờ cúng thần linh, tổ tiên sẽ mang lại những điều tốt lành, may mắn. Niềm tin vào sự tồn tại của thế giới tâm linh và việc thờ cúng được cho là mang lại sự bình an, may mắn và phù hộ cho con cháu. Câu "có thờ có thiêng" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành tâm thờ cúng, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự tôn kính đối với thần linh. Có kiêng có lành: Câu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiêng kỵ, tránh những điều xấu, điều rủi ro. Bên cạnh việc thờ cúng, người Việt còn rất coi trọng việc kiêng kỵ. Kiêng kỵ không chỉ là những quy tắc cứng nhắc mà còn là những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều đời, nhằm tránh những điều xui xẻo, không may mắn. Việc kiêng kỵ được xem như một cách để thể hiện sự tôn trọng đối với tự nhiên, đối với những điều huyền bí mà con người chưa thể lý giải hết. Câu "có kiêng có lành" như một lời nhắc nhở chúng ta luôn giữ thái độ cẩn trọng, tránh những điều xui xẻo, không may. 2. Di sản dùng vào việc thờ cúng do ai quản lý? Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc có các quyền sau đây: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Như vậy, có thể thấy người lập di chúc được quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Bên cạnh đó, theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Lưu ý: Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. 3. Di chúc như thế nào thì được xem là hợp pháp? Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Bên cạnh đó, để được công nhận là bản di chúc hợp pháp thì cần thỏa mãn một số tiêu chí sau: - Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. - Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. - Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Tóm lại, "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là một lời khuyên về đạo đức và lối sống. Nó khuyến khích con người sống tốt, làm việc thiện, tôn trọng người khác và các giá trị truyền thống.
Giấy ủy quyền sử dụng căn nhà có thay thế di chúc được không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy trường hợp được ủy quyền sử dụng nhà đất thì có thể thay thế di chúc hay không? Thế nào là ủy quyền? Thời hạn ủy quyền trong bao lâu? Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Hiện nay, trong quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Ngoài ủy quyền thông qua hợp đồng ủy quyền thì thực tế còn có giấy ủy quyền (trong luật không có quy định về giấy ủy quyền) và trong giấy ủy quyền này thì không có đề cập đến thù lao. Hiện việc sử dụng giấy ủy quyền rất phổ biến. Về thời hạn của giấy ủy quyền cũng như hợp đồng ủy quyền đều áp dụng theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Theo đó thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp: - Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận (quy định thời gian cụ thể hoặc có giá trị đến khi hoàn thành công việc) - Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định; - Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Giấy ủy quyền có thể thay thế di chúc hay không? Theo quy định thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung quy định trên di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, di chúc phải có các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo các điều kiện nêu trên để xác định di chúc hợp pháp. Muốn hưởng di sản thì phải có di chúc trong đó có nêu rõ người đó được hưởng di sản thừa kế. Việc ủy quyền cho sử dụng nhà đất không có căn cứ để thay thế di chúc. Đồng thời, khi người ủy quyền chết là một trong những căn cứ để hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền hết hiệu lực.
Khi lập di chúc bằng văn bản có phải ký vào từng trang ?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.” Theo quan điểm cá nhân thì quy định này phù hợp với di chúc được lập bằng văn bản với hình thức đánh máy hoặc người khác viết dùm. Việc ký hoặc điểm chỉ vào từng trang nhằm đảm bảo thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc được thể hiện trong từng trang di chúc. Đối với những trường hợp di chúc do chính tay người để lại di chúc viết thì nghĩ không cần thiết phải quy định ký từng trang. Thực tiễn, những di chúc viết tay không có công chứng, chứng thực mà viết thành nhiều trang, thì không có ai ký vào từng trang do chính tay mình viết, mà chỉ ký tên ở trang cuối cùng. Ý chí của người lập di chúc đã thể hiện trên từng chữ viết người để lại di chúc viết ra mà không cần phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ mới xác định đúng là ý chí của họ. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định của pháp luật thì những trang mặc dù do chính tay họ viết ra nhưng không có ký tên, điểm chỉ thì lại không có giá trị pháp luật. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp gây thiệt hại lớn cho những người mà đáng ra họ được nhận di sản.
Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 630. Di chúc hợp pháp 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.” Theo đó, di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện trên. Trường hợp di chúc miệng không hợp pháp thì: Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: … b) Di chúc không hợp pháp;” Căn cứ tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.” Theo đó, nếu di chúc miệng không hợp pháp thì áp dụng chia thừa kế theo pháp luật
Các hình thức và nội dung di chúc phù hợp với pháp luật?
Các hình thức và nội dung di chúc phù hợp với pháp luật
Em đang soạn thảo di chúc về thừa kế di sản, mong luật sư tư vấn cho em. 1. Nếu hàng thừa kế của di sản không còn thì di sản đó sẽ chia như thế nào ạ? 2. Di sản giao cho tất cả các con trông nom, không chỉ định người trông nom thì sẽ quyết định người trông nom như thế nào?
Di chúc cho nhiều người mà sang tên sổ đỏ chỉ cho 1 người
kính chào luật sư, chuyện là một gia đình có nhiều con, có số đất ruộng là 40 000 mét vuông, con đã lớn lập gia đình ra riêng, một số người được chia đất ruộng, số đất còn lại là 20 000 mét vuông nhưng còn 3 người con gái thì chưa cho đất nhưng cũng đã có làm di chúc. hiện tại người con trai út đã có vợ và sống chung ông bà già ruột. đất thì do ông già đứng chủ quyền. Nay ông già đã 84 tuổi, bệnh nặng nằm một chỗ hay mê sảng. Người con trai út âm thầm lên xã nhờ cán bộ thẩm quyền mang hồ sơ xuống tận nhà để cho ông già kí giấy, sang toàn bộ diện tích đất còn lại cho một người con trai út. có người con gái hây được chuyện lên phản ánh cán bộ phụ trách về quyền lợi di chúc của mình thì cán bộ xã đó nói ông còn minh mẫn đứng chủ quyền ông có quyền sang cho người khác và di chúc không còn tác dụng. vậy xin luật sư tư vấn sớm dùm cán bộ đó nói vậy đúng không và người con gái kia có làm gì được không, xin chân thành cảm ơn luật sư.
Di chúc hợp pháp là như thế nào?
Trước hết, em xin gửi lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất đến các vị luật sư.! Thưa các vị Luật sư, em có 1 chút thắc mắc mong được các Luật sư tư vấn thêm. Em xin trình bày nội dung sự việc như sau: Ngày 20/10/2009 người chồng (30 tuổi, khỏe mạnh) lập di chúc (Chữ ký, chữ viết được Cơ quan chức năng xác định là của người chồng). Di chúc được lập bằng văn bản không được công chứng, chứng thực và không có người làm chứng. Nội dung di chúc là sau khi anh chết để lại tài sản của mình cho vợ và con. Sau khi lập di chúc thì người chồng đã đưa di chúc này cho người vợ. Đến ngày 06/11/2010 thì người chồng tự tử chết. Lúc này người vợ đưa di chúc ra để được hưởng thừa kế phần di sản của người chồng để lại. Các Luật sư cho em hỏi, di chúc của người chồng như vậy có đủ điều kiện hợp pháp theo khoản 1 Điều 630 BLDS hay không? Em xin chân thành cảm ơn
Xin cảm ơn LS rất nhiều. Vậy LS cho em hỏi thêm vấn đề như sau: Mẹ tôi không biết chữ và nhờ một người hàng xóm viết hộ di chúc và bà nhờ 2 người khác ký tên làm chứng cho bà viết di chúc vậy xin hỏi 2 người đó có cần lên UBND để ký tên ko vì di chúc bà viết cũng lâu rồi ( 2010_) khi đó 2 nhân chứng chỉ ký tên thôi chứ ko có xác nhận của địa phương. Vậy xin hỏi di chúc của mẹ tôi lập như vậy có hợp pháp không? ( bà có giấy khám sức khoẻ chứng minh tại thời điểm lập di chúc bà còn minh mẫn). Mong LS tư vấn giúp tôi.
Bố mẹ mất không để lại di chúc
Lời đầu tiên cho cháu gửi lời chào đến luật sư. Cháu có 1 số thắc mắc muốn được luật sư giải đáp ☹️ Cháu xin được trình bày như sau: Vào tháng 11-2003 (ÂL) trên đường về quê để giỗ Tổ thì bố cháu bị tai nạn giao thông và mất. Mẹ cháu đã một mình nuôi cháu đến tháng 11-2006 thì mẹ cháu bị bệnh ưng thư và mất. Cháu theo ông bà nội về quê Nam Định sống. Khi mẹ cháu mất có để lại 1 căn nhà ở Thị trấn Phát Diệm - Ninh Bình, căn nhà không có sổ đỏ nhà đất, chỉ có giấy tờ mua bán và không có để lại di chúc gì. Bố mẹ cháu chỉ có một mình cháu, không có con nuôi. Ông bà ngoại cũng đã qua đời, chỉ còn các anh chị của mẹ cháu. Cháu muốn hỏi là: Bây giờ cháu có quyền sở hữu căn nhà đó hay không? Muốn làm sổ đỏ thì phải cần những giấy tờ gì? Cháu xin chân thành cảm ơn!
Điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp
Thỉnh thoảng, có bạn đặt câu hỏi với mình, làm sao để biết di chúc đó có hợp pháp hay không? Nhiều bạn hỏi, nên nhân tiện đây, mình giải đáp cho tất cả những ai đang thắc mắc. Theo Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Điểm khác biệt lớn nhất của Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp, đó chính là “…nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật…” và “…nội dung di chúc không trái pháp luật…” Về bản chất và cách áp dụng đối với quy định này là hoàn toàn khác nhau, và trên thực tế, để xem nội dung của di chúc đó có vi phạm điều cấm của luật dễ dàng hơn so với xem nội dung đó có trái pháp luật hay không. Tạm gác qua sự khác biệt nói trên, mà nói rõ về từng điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp nêu trên. Thứ nhất, về năng lực chủ thể của người lập di chúc - Phải là người thành niên (tức từ đủ 18 tuổi trở lên) - Đang trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt khi thực hiện lập di chúc (nghĩa là đây không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) Đặc biệt là khi lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép. Thứ hai, về nội dung của di chúc - Di chúc phải bao gồm các nội dung chính yếu sau: + Ngày, tháng, năm lập di chúc; + Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; + Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; + Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Lưu ý: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Thực tế, để xác định nội dung của di chúc đó có vi phạm điều cấm của luật không dễ hơn so với việc xác định nội dung di chúc đó có trái với đạo đức xã hội không, vì việc xác định trái đạo đức xã hội thiên về ý kiến chủ quan, cảm nhận của người đưa ra phán xét. Thứ ba, về hình thức của di chúc Có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng - Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. - Di chúc bằng miệng được dùng khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Lưu ý: Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Xin chào văn phòng luật sư ạ. Mình muốn hỏi một vấn đề rằng là ông bà nội mình có đẻ được 2 người con là bố mình và chú mình. Ngày xưa chú đi làm xa nên mình và bố mẹ ở vs ông bà chăm sóc ông bà. Năm mình 5t ko may bố mình mất nhà nội ko nuôi mình nên mình phải chuyển ra ngoài sống với mẹ và chú mình về ở với ông từ ngày đấy đến bây giờ. Vừa qua ông mình mất sau ngày mất chú mình có đem một tờ giấy ra bảo là di chúc do ông để lại cho chú tất cả nhà cửa đất đai và muốn mình ký tên sang tên đất cho chú. Mình không đồng ý vì thấy chưa hợp lý do khi ông mình viết di chúc ko có mặt mình, di chúc ko có người làm chứng nên mình kb di chúc có phải ông tự nguyên viết trong lúc tỉnh táo không( ông mk gần 90t tay run ko cầm được bút, có lúc không tỉnh táo) và di chúc ko có chứng nhận của chính quyền xã chỉ có côg chưng của phòng công chứng gì đó nên mình chưa đồng ý. Vậy mình muốn hỏi bố mình mất rồi và mình là con duy nhất thì mình có quyền đòi quyền lợi gì nữa không( tên mình vẫn có trong hộ khẩu từ ngày bố mất và chú bảo cần mình ký giấy xác nhận sang tên) . Mong nhận được sự tư vấn từ văn phòng ạ
ông A có hai người con là chị B và anh C. Trong lúc sáng suốt ông A viết di chúc với nội dung: 1. Anh C(con trai út đang ở với A) được hưởng mảnh đất và căn nhà trên đất nơi ông đang ở, nhứng anhC không được bán hay tặng cho ai vì là đất tổ tiên để lại. 2. Anh C được hưởng số tiền 1 tỉ mà ông A đang gởi trong ngân hàng 3. Chị B (con gái cả đã đi lấy chồng) có quyền giám sát anh C sử dụng mảnh đất, căn nhà và số tiền trong ngân hàng. Anh C phải thông báo cho chị B mục đích sử dụng mỗi lần rút tiền phải được chị B đồng ý. Chị B có quyền lấy lại căn nhà và mảnh đất nếu anh C không lo thờ cúng tổ tiên. - hỏi di chúc ông A viết như vậy có trái pháp luật hay không?
Chào bạn, Di chúc văn bản hợp pháp được quy định theo khoản 4 Điều 652 BLDS: Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. Di chúc bạn nêu không có người làm chứng nên còn phải tuân thủ Điều 655 và 653 của BLDS: Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản 1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này. Tôi tin là bây giờ bạn có thể tự xem xét vụ việc của mình. Trân trọng!