LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHẬN BIỆT ĐƯỢC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI DN CÓ QUI MÔ LỚN?
DNTN CÓ SỐ VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN 15 TỶ THÌ THUỘC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO?
Tổng hợp điểm mới Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính 2017 (từ ngày 01/01/2017) và bãi bỏ Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC. Thông tư 133/2016/TT-BTC gồm 6 chương bao gồm: Chương I: Quy định chung Chương II: Tài khoản kế toán Chương III: Báo cáo tài chính Chương IV: Chứng từ kế toán Chương V: Sổ kế toán và hình thức kế toán Chương VI: Tổ chức thực hiện Dân Luật sẽ sớm cập nhật Toàn bộ điểm mới Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ để gửi đến các bạn.
Gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị xử lý hình sự
Một trong những nội dung mới quan trọng tại Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ dự kiến sẽ được ban hành trong kỳ họp Quốc hội khóa XIV tới. Có thể nói Dự Luật này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chính sách hoạt động và phát triển của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể như sau: Có thể xử lý hình sự cán bộ sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh, có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, không thực thi công vụ theo quy định pháp luật thì tùy tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức tuần lễ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Đó là tuần thứ 2 của tháng 10 hàng năm, Bộ Kế họach Đầu tư có trách nhiệm phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức hoạt động vào tuần lễ này. Xác định lại tiêu chí được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ Khác với tiêu chí xác định trước đây, Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xác định lại tiêu chí này, nếu theo tiêu chí này thì có lẽ số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gia tăng trong thời gian tới. Để được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải đáp ứng 2 điều kiện sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề không quá 100 tỷ đồng. 2. Lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người. 9 ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Tạo điều kiện kinh doanh bằng việc cải cách hành chính Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức ban hành quy định phân biệt đối xử về điều kiện kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính…dựa trên quy mô kinh doanh, trừ khi Luật có quy định. Đồng thời, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian, chi phí tuân thủ, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại ngân hàng thương mại Việc hỗ trợ này được thực hiện thông qua việc các ngân hàng thương mại thiết kế quy trình cho vay phù hợp, thủ tục đơn giản, giải ngân vốn nhanh, đảm bảo an toàn tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan thuế, tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay, đảm bảo thông tin minh bạch và tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp. 3. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại quỹ và các định chế tài chính khác Doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án sản xuất kinh doanh khả thi đựơc quyền vay vốn tại Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự nguyện góp vốn thành lập quỹ tương hỗ theo quy định pháp luật hoặc thành lập các quỹ đầu tư khởi nghiệp. 4. Hỗ trợ thuế thu nhập thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên được áp dụng mức thuế suất thấp hơn 5% so với mức thuế suất phổ thông theo quy định pháp luật về thuế trong vòng 05 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đựơc hỗ trợ chi phí dịch vụ như ươm mầm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, tư vấn, đào tạo đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ, sở hữu trí tuệ… Đồng thời, được ưu tiên lựa chọn, hỗ trợ kinh phí chuyển giao, hoàn thiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… 6. Hỗ trợ đào tạo, tư vấn và thông tin Cụ thể, hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp, lập kế họach, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tư vấn pháp lý, tài chính, thuế, kế toán… 7. Hỗ trợ 70% chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động Đơn cử như hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, một phần chi phí vận hành tối đa 03 năm kể từ khi đi vào hoạt động, tối đa 70% chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động, hưởng ưu đãi cao nhất về đất đai và thuế theo quy định pháp luật. 8. Hỗ trợ tham gia mua sắm công Dành tối thiểu 20% ngân sách hoặc 20% số lượng hợp đồng hàng năm để mua sắm sản phẩm, dịch vụ doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ cung ứng. 9. Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành chuỗi phân phối sản phẩm quốc gia, đồng thời Nhà nước có chính sách và cơ chế hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thị trường. Các bạn có thể xem Toàn văn Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại file đính kèm.
Những ưu đãi dành riêng cho DN vừa và nhỏ
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nước nhà. DN vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong thị trường các doanh nghiệp hiện nay. Với mục đích hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho các DN vừa và nhỏ này, giúp các DN này có thể vươn ra biển lớn hội nhập cùng với thị trường quốc tế, Nhà nước dành những ưu đãi đặc biệt. DN nào được xem là DN vừa và nhỏ? DN vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể: Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người DN vừa và nhỏ được ưu đãi những gì so với DN thường? Xem bảng tóm lược dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những ưu đãi mà Nhà nước dành cho DN vừa và nhỏ tại thời điểm hiện nay. Lĩnh vực DN vừa và nhỏ Lao động - Được hỗ trợ thực hiện an toàn vệ sinh lao động thông qua chương trình đào tạo, huấn luyện về cải thiện điều kiện làm việc (WSE) Thuế, phí và lệ phí - Áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% với các doanh nghiệp (kể cả hợp tác xã) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng. Lưu ý, thuế suất 20% không áp dụng đối với các khoản thu nhập sau: + Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. + Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản. + Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Công nghệ thông tin - Hỗ trợ ứng dụng CNTT trong quản lý sản xuất kinh doanh. - Xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Đầu tư - Hỗ trợ phát triển, đặc biệt là các loại hình sản xuất, dịch vụ thu hút nhiều lao động. Dịch vụ pháp lý - Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ pháp luật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có từ 1 – 2 cán bộ pháp luật. Sở hữu trí tuệ Tạo điều kiện thuận lợi để thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam. Kế toán – kiểm toán Có thể áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC hoặc theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Xuất nhập khẩu - Hỗ trợ quản lý môi trường và đầu tư các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tiền tệ - ngân hàng - Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Căn cứ pháp lý: - Nghị định 56/2009/NĐ-CP. - Luật Chuyển giao công nghệ 2006. - Quyết định 2094/QĐ-BKH năm 2010. - Quyết định 568/QĐ-TTg năm 2010. - Quyết định 61/2008/QĐ-TTg - Quyết định 40/2013/QĐ-TTg - Quyết định 1577/QĐ-NHNN năm 2006.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHẬN BIỆT ĐƯỢC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI DN CÓ QUI MÔ LỚN?
DNTN CÓ SỐ VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN 15 TỶ THÌ THUỘC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO?
Tổng hợp điểm mới Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính 2017 (từ ngày 01/01/2017) và bãi bỏ Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC. Thông tư 133/2016/TT-BTC gồm 6 chương bao gồm: Chương I: Quy định chung Chương II: Tài khoản kế toán Chương III: Báo cáo tài chính Chương IV: Chứng từ kế toán Chương V: Sổ kế toán và hình thức kế toán Chương VI: Tổ chức thực hiện Dân Luật sẽ sớm cập nhật Toàn bộ điểm mới Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ để gửi đến các bạn.
Gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị xử lý hình sự
Một trong những nội dung mới quan trọng tại Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ dự kiến sẽ được ban hành trong kỳ họp Quốc hội khóa XIV tới. Có thể nói Dự Luật này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chính sách hoạt động và phát triển của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể như sau: Có thể xử lý hình sự cán bộ sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh, có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, không thực thi công vụ theo quy định pháp luật thì tùy tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức tuần lễ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Đó là tuần thứ 2 của tháng 10 hàng năm, Bộ Kế họach Đầu tư có trách nhiệm phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức hoạt động vào tuần lễ này. Xác định lại tiêu chí được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ Khác với tiêu chí xác định trước đây, Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xác định lại tiêu chí này, nếu theo tiêu chí này thì có lẽ số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gia tăng trong thời gian tới. Để được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải đáp ứng 2 điều kiện sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề không quá 100 tỷ đồng. 2. Lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người. 9 ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Tạo điều kiện kinh doanh bằng việc cải cách hành chính Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức ban hành quy định phân biệt đối xử về điều kiện kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính…dựa trên quy mô kinh doanh, trừ khi Luật có quy định. Đồng thời, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian, chi phí tuân thủ, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại ngân hàng thương mại Việc hỗ trợ này được thực hiện thông qua việc các ngân hàng thương mại thiết kế quy trình cho vay phù hợp, thủ tục đơn giản, giải ngân vốn nhanh, đảm bảo an toàn tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan thuế, tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay, đảm bảo thông tin minh bạch và tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp. 3. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại quỹ và các định chế tài chính khác Doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án sản xuất kinh doanh khả thi đựơc quyền vay vốn tại Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự nguyện góp vốn thành lập quỹ tương hỗ theo quy định pháp luật hoặc thành lập các quỹ đầu tư khởi nghiệp. 4. Hỗ trợ thuế thu nhập thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên được áp dụng mức thuế suất thấp hơn 5% so với mức thuế suất phổ thông theo quy định pháp luật về thuế trong vòng 05 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đựơc hỗ trợ chi phí dịch vụ như ươm mầm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, tư vấn, đào tạo đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ, sở hữu trí tuệ… Đồng thời, được ưu tiên lựa chọn, hỗ trợ kinh phí chuyển giao, hoàn thiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… 6. Hỗ trợ đào tạo, tư vấn và thông tin Cụ thể, hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp, lập kế họach, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tư vấn pháp lý, tài chính, thuế, kế toán… 7. Hỗ trợ 70% chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động Đơn cử như hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, một phần chi phí vận hành tối đa 03 năm kể từ khi đi vào hoạt động, tối đa 70% chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động, hưởng ưu đãi cao nhất về đất đai và thuế theo quy định pháp luật. 8. Hỗ trợ tham gia mua sắm công Dành tối thiểu 20% ngân sách hoặc 20% số lượng hợp đồng hàng năm để mua sắm sản phẩm, dịch vụ doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ cung ứng. 9. Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành chuỗi phân phối sản phẩm quốc gia, đồng thời Nhà nước có chính sách và cơ chế hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thị trường. Các bạn có thể xem Toàn văn Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại file đính kèm.
Những ưu đãi dành riêng cho DN vừa và nhỏ
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nước nhà. DN vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong thị trường các doanh nghiệp hiện nay. Với mục đích hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho các DN vừa và nhỏ này, giúp các DN này có thể vươn ra biển lớn hội nhập cùng với thị trường quốc tế, Nhà nước dành những ưu đãi đặc biệt. DN nào được xem là DN vừa và nhỏ? DN vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể: Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người DN vừa và nhỏ được ưu đãi những gì so với DN thường? Xem bảng tóm lược dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những ưu đãi mà Nhà nước dành cho DN vừa và nhỏ tại thời điểm hiện nay. Lĩnh vực DN vừa và nhỏ Lao động - Được hỗ trợ thực hiện an toàn vệ sinh lao động thông qua chương trình đào tạo, huấn luyện về cải thiện điều kiện làm việc (WSE) Thuế, phí và lệ phí - Áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% với các doanh nghiệp (kể cả hợp tác xã) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng. Lưu ý, thuế suất 20% không áp dụng đối với các khoản thu nhập sau: + Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. + Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản. + Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Công nghệ thông tin - Hỗ trợ ứng dụng CNTT trong quản lý sản xuất kinh doanh. - Xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Đầu tư - Hỗ trợ phát triển, đặc biệt là các loại hình sản xuất, dịch vụ thu hút nhiều lao động. Dịch vụ pháp lý - Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ pháp luật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có từ 1 – 2 cán bộ pháp luật. Sở hữu trí tuệ Tạo điều kiện thuận lợi để thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam. Kế toán – kiểm toán Có thể áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC hoặc theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Xuất nhập khẩu - Hỗ trợ quản lý môi trường và đầu tư các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tiền tệ - ngân hàng - Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Căn cứ pháp lý: - Nghị định 56/2009/NĐ-CP. - Luật Chuyển giao công nghệ 2006. - Quyết định 2094/QĐ-BKH năm 2010. - Quyết định 568/QĐ-TTg năm 2010. - Quyết định 61/2008/QĐ-TTg - Quyết định 40/2013/QĐ-TTg - Quyết định 1577/QĐ-NHNN năm 2006.