Cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không?
Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của mọi doanh nghiệp, và việc chia lợi nhuận cho cổ đông là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các công ty cổ phần. Tuy nhiên, có một câu hỏi thường được đặt ra liệu các cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không? Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết tất cả chi phí dùng cho sản phẩm, bao gồm thuế TNDN. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế. (1) Cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không? Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: - Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. - Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định việc trả cổ tức như sau: Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây: - Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân. - Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức. - Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận. - Thời điểm và phương thức trả cổ tức. - Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể nào giới hạn số lần chia lợi nhuận trong một năm tài chính. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận cho cổ đông nhiều lần trong năm tùy thuộc vào tình hình tài chính và lợi nhuận thực tế và nếu đại hội đồng cổ đông thông qua. - Việc chia lợi nhuận phải được quyết định bởi đại hội đồng cổ đông, nghĩa là bất kỳ quyết định nào về việc chia cổ tức đều phải có sự đồng thuận của các cổ đông thông qua bỏ phiếu trong đại hội đồng cổ đông. - Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Điều này đảm bảo quyền lợi của cổ đông và tránh tình trạng doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán lợi nhuận. (2) Thu hồi tiền thanh toán cổ phần được mua lại hoặc cổ tức Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi theo khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Đối với cổ phần phổ thông, theo khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Căn cứ theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp việc thanh toán cổ phần được mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 của Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 , cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận. Căn cứ tại khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty chỉ được thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 132, Điều 133 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. - Trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại. Như vậy, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc nếu không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tóm lại, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn số lần chia lợi nhuận cho cổ đông, doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận cho cổ đông nhiều lần trong năm tùy thuộc vào tình hình tài chính và lợi nhuận thực tế và nếu đại hội đồng cổ đông thông qua. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Bãi bỏ một số thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bãi bỏ thủ tục hành chính trong việc đăng ký thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam (mã TTHC: 2.000553) Ngày 07/5/2024 vừa qua, Thủ tướng đã ra Quyết định 381/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Quyết định 381/QĐ-TTg đã phê duyệt cắt giảm, đơn giản hóa cho 12 thủ tục hành chính thuộc liên quan đến các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Bãi bỏ thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài Bãi bỏ thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định ở Phần IV của Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngân hàng nhà nước việt nam được ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, từ ngày 07/5/2024, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình thường cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam (mã TTHC: 2.000553) sẽ được bãi bỏ. Khi thủ tục này bị bãi bỏ nó sẽ giúp cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện; đồng thời, việc bãi bỏ phù hợp với Đề án định hướng lộ trình tự do hóa các giao dịch vốn của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-TTg. Trong lộ trình thực hiện, thủ tục hành chính trên sẽ được cắt giảm vào Quý II/2024, theo đó sẽ thực thi sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 8, Điều 12; bãi bỏ Điều 11 Thông tư 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Bãi bỏ một số thủ tục Đối với thủ tục hành chính chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, nội dung cắt giảm, đơn giản hóa là bãi bỏ việc cổ đông lớn phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần. Việc bãi bỏ trên nhằm giúp cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là cổ đông lớn khi thực hiện việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần; đồng thời, nội dung cắt giảm cũng phù hợp với quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (đã bãi bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Bãi bỏ các thủ tục chuyển đổi quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và cấp giấy phép thành lập ngân hàng hợp tác xã; thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng hợp tác xã vì lý do: Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Đến nay, ngân hàng hợp tác xã đã được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và là ngân hàng duy nhất của các quỹ tín dụng nhân dân. Do vậy, chỉ có duy nhất ngân hàng hợp tác xã hiện nay và sẽ không thực hiện cấp phép thành lập mới ngân hàng hợp tác xã nữa.
Cổ tức tiền mặt là gì? Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn?
Cổ tức tiền mặt là gì? Lợi ích của cổ đông và công ty khi nhận/trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu là gì? Hai hình thức này có ưu và nhược điểm gì? Cổ tức tiền mặt là gì? Theo khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Hình thức trả cổ tức được quy định tại khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau: Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. Như vậy, cổ tức tiền mặt là hình thức doanh nghiệp chi trả lợi nhuận ròng cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt. Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn? 1) Đối với công ty Công ty Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Ưu điểm - Dòng tiền được lưu thông ra bên ngoài doanh nghiệp, trở thành dòng tiền tự do. - Tạo sự minh bạch trong hoạt động sử dụng nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Công ty giữ được nguồn vốn để mở rộng kinh doanh. - Tăng giá trị của cổ phiếu: Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng lên theo thời gian, dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu cũng sẽ tăng lên. - Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Việc ban hành thêm cổ phiếu làm giá thị trường giảm, từ đó tiếp cận thêm nhiều nhà đầu tư hơn. - Khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Nhược điểm - Làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong việc lập các quỹ dự phòng ở dự án khác. - Giảm lượng tiền mặt của doanh nghiệp. - Không khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài. - Giá cổ phiếu giảm sút sau khi được trả cổ tức. - Dùng nguồn vốn trong đầu tư sẽ không tạo lợi nhuận, từ đó giá cổ phiếu sẽ giảm. 2) Đối với cổ đông Cổ đông Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Ưu điểm - Thời gian nhận chi trả nhanh hơn - Lợi nhuận đến đâu nhận đến đó. An tâm hơn vì có thể sử dụng trực tiếp tiền mặt để chi tiêu, đầu tư hoặc tích lũy. - Cổ phiếu nhận được có thể chuyển nhượng cho cá nhân khác. - Giá cổ phiếu có thể tăng trong lúc chờ cổ phiếu vào tài khoản. Nhược điểm - Bỏ lỡ cơ hội tiềm năng cổ phiếu công ty có thể tăng, lợi nhuận nhận được từ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu có thể cao hơn so với số tiền đã được nhận. - Cổ đông sẽ phải trả thuế 2 lần gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tốn thời gian chờ cổ phiếu mới vào tài khoản, trong thời gian đó giá cổ phiếu có khả năng bị giảm. Như vậy, mỗi phương thức chi trả đều có ưu và nhược điểm riêng, tuỳ theo định hướng phát triển công ty mà công ty lựa chọn hình thức phù hợp. Điều kiện trả cổ tức của công ty Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện trả cổ tức như sau: - Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. - Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây: + Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; + Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; + Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải làm thế nào? Theo Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại. Như vậy, nếu công ty trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải hoàn trả cho công ty. Nếu cổ đông không hoàn trả được thì HĐQT phải liên đới trả lại cho công ty.
Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào?
Nếu thời kỳ hôn nhân, vợ/chồng có mua lại cổ phần của công ty thì cổ phần này có được xác định là tài sản chung không ? Nếu ly hôn thì cổ phần được chia như nào? Cổ phần có được xem là tài sản chung khi mua trong thời kỳ hôn nhân? Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Theo đó, cổ phần được mua trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ không phân biệt cổ phần đó đứng tên ai. Nếu số tiền dùng để mua số cổ phần đó là tài sản chung thì cổ phần đó hiển nhiên sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng. Trừ trường hợp, vợ/chồng có bằng chứng chứng minh rằng số cổ phần mà mình sở hữu được là tài sản riêng (được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng). Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi ly hôn nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào? Khi cổ phần được xác định là tài sản chung, hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung này. Trường hợp không thể thỏa thuận, thương lượng được với nhau, thì có thể khởi kiện ra Toà án. Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp vợ và chồng đều là cổ đông Công ty: Nếu vợ và chồng đều là cổ đông trong công ty thì sẽ được xem xét là tranh chấp các thành viên trong kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau: - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty - Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Trường hợp vợ hoặc chồng là cổ đông Công ty: Nếu là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc là cổ đông sáng lập thì không được chuyển nhượng cổ phần đó do còn ảnh hưởng đến quyền lợi và vị thế trong kinh doanh, được quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế. Khi đó việc phân chia sẽ thực hiện bằng cách quy đổi số lượng cổ phiếu thành giá trị hiện hữu. - Nếu trong trường hợp được chuyển nhượng số cổ phần kia (theo điều lệ công ty hoặc theo luật định) thì có thể chuyển và nhận số cổ phiếu tương ứng. Như vậy, khi ly hôn nếu hai vợ chồng có tài sản chung là cổ phần thì ưu tiên việc hai bên tự thỏa thuận với nhau để phân chia. Trường hợp không thống nhất được với nhau thì sẽ đưa ra Tòa để giải quyết. Theo nguyên tắc phân chia tài sản chung là cổ phần sẽ chia đôi cho hai vợ chồng nhưng sẽ tính thêm các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu cổ phần đó không thể chuyển nhượng được thì sẽ quy đổi số cổ phần đó thành giá trị hiện hữu để phân chia.
Cổ phiếu và trái phiếu là gì? Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu?
Phát hành cổ phiếu và trái phiếu đều là các phương thức để doanh nghiệp thực hiện hoạt động huy động vốn. Như vậy, cổ phiếu và trái phiếu sẽ có những điểm gì khác nhau? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu Điểm giống nhau - Phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp - Cổ phiếu và trái phiếu đều là chứng khoán (theo Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Điểm khác nhau STT Tiêu chí phân biệt Cổ phiếu Trái phiếu 1 Khái niệm Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. (Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) 2 Bản chất Là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. 3 Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần (Theo Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 ) - Công ty TNHH MTV - Công ty TNHH Hai thành viên trở lên - Công ty Cổ phần (Theo Khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020) 4 Tư cách chủ sở hữu - Cổ đông của công ty cổ phần - Thành viên của công ty TNHH Không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp. 5 Quyền chủ sở hữu - Trở thành cổ đông công ty - Được chia cổ tức (lợi nhuận của công ty) - Có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty - Có các quyền lợi khác nhau tùy theo loại cổ phần đang sở hữu (Theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020) - Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu. - Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành. - Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định. - Được yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp. (Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) Nghĩa vụ chủ sở hữu - Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. - Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. - Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty. - Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. - Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật - Nghĩa vụ khác theo quy định Điều lệ công ty. (Theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020) Trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. (Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) 6 Thời hạn Không có thời hạn xác định Được ghi trong trái phiếu 7 Hệ quả Làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Các hành vi bị cấm khi giao dịch cổ phiếu, trái phiếu Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và cũng có thể hiểu là các hành vi bị cấm khi giao dịch cổ phiếu, trái phiếu được quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm: - Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán. - Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ. - Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; Kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán. - Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận. - Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng. - Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán. - Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của pháp luật. Như vậy, trái phiếu và cổ phiếu tuy cùng là chứng khoán, là công cụ để huy động vốn cho doanh nghiệp nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau. Tuỳ theo loại hình công ty và nhu cầu mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn. Việc phát hành, giao dịch cổ phiếu và trái phiếu phải tuân theo quy định và không được trái với các điều cấm của luật.
Thủ tướng chỉ đạo báo cáo tình hình cơ cấu lại DNNN, 8 tháng đầu năm 2023
Ngày 27/10/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 1026/TTg-ĐMDN năm 2023 về việc tình hình cơ cấu lại DNNN, 8 tháng đầu năm 2023 và nguồn thu từ bán vốn nhà nước nộp về NSNN giai đoạn 2021-2025. Theo đó, thủ tướng chỉ đạo báo cáo tình hình cơ cấu lại DNNN, 8 tháng đầu năm 2023 và nguồn thu từ bán vốn nhà nước nộp về NSNN như sau: (1) Doanh nghiệp nhà nước nghiêm túc thực hiện những nhiệm vụ đã được giao Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nghiêm túc, quyết liệt thực hiện những nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao dưới đây, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ hoàn thành theo quy định: - Cơ cấu lại DNNN theo Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” (ban hành theo Quyết định 360/QĐ-TTg năm 2022). - Sắp xếp lại, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025 (ban hành theo Quyết định 1479/QĐ-TTg năm 2022). - Trình ban hành Danh mục và thực hiện chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo đúng quy định tại Quyết định 26/2021/QĐ-TTg năm 2021 và Nghị định 150/2020/NĐ-CP. (2) Trong tháng 10/2023 phải các văn bản thực hiện kế hoạch sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước - Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 1479/QĐ-TTg năm 2022, khẩn trương có văn bản trong tháng 10/2023 đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc các kế hoạch sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025 theo quy định; tổng kết tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/01/2024. - Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2023, không để chậm trễ hơn: + Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2019/NĐ-CP theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo 359/TB-VPCP năm 2023. + Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 26/2021/QĐ-TTg năm 2021 theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo 385/TB-VPCP năm 2023. + Việc hoàn thiện báo cáo về việc hướng dẫn hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định 22/2021/QĐ-TTg năm 2021 (nếu thấy cần thiết) theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo 298/TB-VPCP năm 2023. (3) Khẩn trương ban hành có văn bản sửa đổi, bổ sung quy định doanh nghiệp nhà nước - Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 360/QĐ-TTg năm 2022, khẩn trương có văn bản trong tháng 10/2023 đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về việc xây dựng, phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025; tổng kết tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/01/2024. - Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ trước ngày 10/11/2023, không để chậm trễ hơn, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung (hoặc thay thế) các Nghị định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo đúng ý kiến chỉ đạo tại Công văn 4083/VPCP-ĐMDN năm 2023. - Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Bộ KH&ĐT (tại Công văn 7656/BKHĐT-PTDN năm 2023), cập nhật đầy đủ số liệu các cơ quan, đơn vị chưa báo cáo. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ KH&ĐT để thống nhất, hoàn thiện đề xuất về phương án điều chỉnh ngân sách liên quan đến nguồn thu từ bán vốn nhà nước. Thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước 2015, các Nghị định của Chính phủ: Nghị định 45/2017/NĐ-CP, Nghị định 148/2021/NĐ-CP và pháp luật liên quan. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hồ sơ, tờ trình, bổ sung ý kiến của các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan theo quy định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2023. Xem thêm Công văn 1026/TTg-ĐMDN năm 2023 ban hành ngày 27/10/2023.
Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Cổ phiếu là một thuật ngữ được khá nhiều người biết đến trong lĩnh vực chứng khoán và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc đến trái phiếu thì nhiều người vẫn còn nhầm lẫn so với cổ phiếu. Vậy, giữa cổ phiếu và cổ phiếu có những điểm gì để phân biệt với nhau? Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu Khái niệm Có thể hiểu đơn giản cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Theo đó, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức (khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Bên cạnh đó, hiện hành tại khoản 1 Điều 121 Luật Chứng khoán 2019 quy định cổ phiếu được phát hành dưới dạng bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Trái ngược với cổ phiếu thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành với người nắm giữ trái phiếu (khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bản chất Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu với phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá thì người mua đều có hoàn toàn trách nhiệm với cổ phiếu. Là loại chứng khoán ghi nợ của doanh nghiệp phát hành, quyền sở hữu vốn vay của trái chủ. Chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu, không phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần Chính phủ và doanh nghiệp Chủ sở hữu Cổ đông Trái chủ (chủ nợ) Quyền của chủ sở hữu Cổ đông có quyền được chia cổ tức và tham gia biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Trái chủ được chi trả lãi suất theo định kỳ mà không phải phụ thuộc vào tình hình kinh doanh. Kết quả phát hành Thu mua cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu cổ phần. Làm tăng vốn vay và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Đáo hạn Vô hạn. Tùy thuộc vào doanh nghiệp phát hành ghi trên trái phiếu. Đối với “trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành (khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP) Thứ tự thanh toán khi doanh nghiệp phá sản Sau khi doanh nghiệp ưu tiên thanh toán hết các khoản nợ, bảo hiểm và lương thì các cổ đông mới được hoàn trả phần còn lại tài sản của doanh nghiệp theo Điều 54 Luật Phá sản 2014. Ngoài ra, các cổ đông có trách nhiệm chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp tương xứng với khoản nợ. Trái chủ được ưu tiên thanh toán trước trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể theo Điều 54 Luật Phá sản 2014. Trái chủ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Hướng dẫn mua lại vốn góp sau đó chuyển nhượng vốn góp doanh nghiệp
Công ty chúng tôi có nhận chuyển nhượng lại 100% phần vốn góp của cá nhân ông Nguyễn Văn An tại công ty TNHH Y với tổng giá trị trên hợp đồng là 17 tỷ đồng, lũy kế Công ty chúng tôi đã thanh toán cho chủ sở hữu cũ (ông Nguyễn Văn An) là 15 tỷ đồng và hạch toán theo từng lần thanh toán ở tài khoản “221 – Đầu tư vào công ty con” số tiền là 15 tỷ đồng (chưa thanh toán hết phần vốn góp thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 17 tỷ đồng vì đang chờ ông Nguyễn Văn An hoàn tất các nghĩa vụ như đã cam kết, đang nợ ông Nguyễn Văn An số tiền là 02 tỷ đồng). Nay, vì tình hình kinh tế khó khăn, chúng tôi muốn chuyển nhượng phần vốn góp trên cho cá nhân khác với số tiền là 17 tỷ đồng thì Công ty chúng tôi xuất hóa đơn GTGT theo giá trị nào là chính xác và hạch toán kế toán sau khi xuất hóa đơn như thế nào là phù hợp? công nợ phải trả đối với anh Nguyễn Văn An, số tiền 02 tỷ đồng chúng tôi xử lý như thế nào? Em xin cảm ơn ạ.
Nhiệm kỳ của Giám đốc, Phó giám độc công ty TNHH MTV, công ty cổ phần
Giám đốc Công ty TNHH MTV có thể nhiều hơn 2 nhiệm kỳ hay không? Trong luật không có quy định về thời hạn, nhiệm kỳ làm việc của các phó giám đốc của công ty TNHH MTV và công ty Cổ phần không? Giám đốc Công ty TNHH MTV có thể nhiều hơn 2 nhiệm kỳ hay không? Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về Giám đốc, tổng giám đốc của công ty TNHH MTV thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy, tại các quy định khác có nêu rõ số lượng nhiệm kỳ mà cá nhân có thể nắm giữ, trường hợp Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV không nhắc đến thì ta có thể hiểu rằng, 01 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại công ty TNHH MTV được bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 05 năm và chỉ có thể có 01 nhiệm kỳ. Trong luật không có quy định về thời hạn, nhiệm kỳ làm việc của các phó giám đốc của công ty TNHH MTV và công ty Cổ phần không? - Tại Công ty TNHH MTV: Theo khoản 2 Điều 82 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: + Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; + Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Tuyển dụng lao động; + Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động. Như vậy, Phó giám đốc công ty TNHH MTV do Giám đốc, Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Pháp luật không có quy định chi tiết về chức danh này, do đó, nếu điều lệ công ty có quy định thì thực hiện theo điều lệ công ty. - Tại Công ty Cổ phần: Căn cứ khoản 3 Điều 162 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: + Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; + Tuyển dụng lao động; + Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Như vậy, cũng gióng như quy định trong công ty TNHH MTV, Công ty Cổ phần thì Phó giám đốc cũng do Giám đốc, Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong pháp luật cũng không quy định về thời gian bổ nhiệm hay số lượng nhiệm kỳ, do đó, việc bổ nhiệm và giữ chức vụ Phó giám đốc sẽ do điều lệ công ty quy định.
Ban Kiểm soát theo Luật doanh nghiệp 2020
Công ty tôi là công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ 51%. Theo khoản 1, điều 103 thì nhiệm kỳ của BKS không quá 2 nhiệm kỳ liên tục. Nhưng theo khoản 1, điều 168 thì BKS được bổ nhiệm với số nhiệm kỳ không giới hạn. Hiện công ty tôi đang thắc mắc vấn đề này, mong mỏi được giải đáp.
Thông tư 16/2023/TT-BTC: Thay đổi quy định về vốn của DNNN
Ngày 17/3/2023 Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 16/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 36/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, sửa đổi quy định về đầu tư của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau: (1) Sau khi thống nhất chuyển nhượng vốn thì ban hành Quy chế đấu giá cổ phần Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế mẫu về chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trên cơ sơ Quy chế mẫu ban hành kèm theo Thông tư 36/2021/TT-BTC, tình hình cụ thể của đơn vị có vốn góp và phần vốn cần chuyển nhượng, Tổ chức đấu giá có trách nhiệm ban hành quy chế đấu giá cổ phần/phần vốn góp, mẫu giấy tờ liên quan đến tổ chức thực hiện đấu giá. Sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với chuyển nhượng phần vốn nhà nước hoặc ý kiến của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với chuyển nhượng phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác. Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trên cơ sở Quy chế mẫu tại Thông tư này và cơ chế bán vốn nhà nước quy định tại Nghị định 140/2020/NĐ-CP và cơ chế hoạt động của tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. 1 hội đồng thành viên Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng, ban hành Quy chế mẫu bán vốn của tổng công ty sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu. (So với hiện hành thì tổ chức thực hiện đấu giá ban hành Quy chế sau khi có ý kiến thống nhất đối với chuyển nhượng phần vốn nhà nước hoặc ý kiến của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ). (2) Thực hiện báo cáo định kỳ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC - Báo cáo tài chính, biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). - Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán: Khi lập báo cáo tài chính quý, năm, doanh nghiệp lập báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính quý, năm của doanh nghiệp. Thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo cùng với thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Biểu mẫu báo cáo doanh nghiệp lập theo Phụ lục số 03 “Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng” ban hành kèm theo Thông tư này. Trong dó: Mẫu số 01 - Báo cáo một số chi tiêu ngoại bang; Mau số 02 - Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng - Báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. (So với hiện hành, Thông tư 16/2023/TT-BTC đã gọp báo cáo tài chính, biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC thay vì chỉ hướng dẫn đối với biểu mẫu và thời hạn nộp). (3) Thay đổi website quản lý dữ liệu báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gửi các báo cáo đến cơ quan nhận báo cáo theo đường văn thư. Đồng thời gửi các báo cáo thông qua việc truy cập vào hệ thống thông tin quản lý tài chính doanh nghiệp trên website tại địa chỉ: http://taichinhdoanhnghiep.mof.gov.vn theo quy định tại Điều 8 và khoan 1, khoan 2 và khoản 3 Điều 9 Thông tư 36/2021/TT-BTC). Tài khoản và mật khẩu để đăng nhập của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện như sau: - Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu: Phân còng một đơn vị trực thuộc quản lý để giao cá nhân phụ trách tài khoản và mật khẩu đăng nhập do Bộ Tài chính cung cấp. - Đối với doanh nghiệp: Tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sè dược hệ thống gửi về địa chỉ thư điện tử doanh nghiệp đà đãng ký với Bộ Tài chính. - Đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sẽ được hộ thông gửi về địa chỉ thư điện tử của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Tài chính. (Thay đổi hệ thống thông tin quản lý tài chính doanh nghiệp trên website tại địa chỉ: http://soe.mof.gov.vn hoặc http://dnnn.mof.gov.vn bằng website tại địa chỉ: http://taichinhdoanhnghiep.mof.gov.vn) Xem thêm Thông tư 16/2023/TT-BTC có hiệu lực ngày 08/5/2023 sửa đổi Thông tư 36/2021/TT-BTC)
Thành viên Hội đồng quản trị có bắt buộc trong Đại hội đồng cổ đông?
Công ty cổ phần (CTCP) là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, điều đặc biệt của CTCP đó là có Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan quyền lực của CTCP, vậy trường hợp đã là thành viên của Hội đồng quản trị có bắt buộc là cổ đông trong Đại hội đồng cổ đông? 1. Hội đồng quản trị là ai? Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý công ty cổ phần, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, qua đó có quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ của công ty. Hội đồng quản trị sẽ điều hành một số vấn đề cụ thể trong công ty cổ phần như có quyền đại diện cho công ty đưa ra các quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng quản trị không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Tổ chức quản lý của CTCP là những cơ quan điều hành doanh nghiệp, đây là những cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ nhiều quyền hạn trong công ty, theo Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 cho biết cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần quy định như sau: 2.1 Mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: - Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. - Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành. 2.2 Người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. 3. Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị Để được bầu làm thành viên của Hội đồng quản trị thì người này phải đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị quy định tại Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020 như sau: 3.1 Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. - Là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Tuy nhiên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác thì thực hiện theo Điều lệ. - Điều đặc biệt là thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác. - Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 thì: Thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ. 3. 2 Thành viên độc lập Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị trong trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện của Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020 sau đây: - Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó. - Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định. - Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty. - Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty. - Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ. Trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện để bầu bổ sung thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo. Như vậy thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của Hội đồng cổ đông CTCP, chỉ cần người này đáp ứng đủ năng lực, chuyên môn để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác thì không bắt buộc.
Cá nhân chuyển nhượng cổ phần có phải đóng thuế TNCN?
Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều tỷ lệ khác nhau cho từng thành viên ở doanh nghiệp cổ phần. Việc thay đổi chủ sở hữu cổ phần đa phần là phụ thuộc vào mức giá lên xuống của cổ phiếu. Thông thường việc chuyển nhượng cổ phần cũng làm phát sinh giá trị tài sản cho người nhận, không chỉ là các tài sản hữu hình như nhà cửa, đất đai hay tiền, kim khí quý mà cổ phần doanh nghiệp cũng được xem là một loại tài sản mà người nhận cũng cần thực hiện đóng thuế TNCN. Đóng thuế từ thu nhập chuyển nhượng vốn Căn cứ Điều 13 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi khoản 5 Điều 2 Luật Thuế sửa đổi 2012) về thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được quy định như sau: Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật hiện hành thì chuyển nhượng cổ phần cũng được tính là thuế thu nhập đối với cá nhân. Xử lý cá nhân chậm nộp thuế khi nhận chuyển nhượng vốn Theo quy định trên thì người nhận chuyển nhượng cổ phần phải đóng thuế TNCN, trường hợp cá nhân cố tình nộp thuế chậm sẽ được căn cứ theo Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 và xử lý như sau: Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn, thời hạn ghi trong thông báo, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế khai bổ sung mà làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn. Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ. Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu. Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế còn quy định cụ thể mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau: - Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. - Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước. Lưu ý: Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp. Xử phạt người quá hạn nộp thuế Trường hợp quá hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện dù đã được thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP với các khung như sau: Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. Phạt 2 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày - 30 ngày. Phạt 5 triệu đồng - 8 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày - 60 ngày. Phạt 8 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày - 90 ngày. - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. - Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. - Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Phạt 15 triệu đồng - 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế. Ngoài ra, buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và buộc nộp hồ sơ khai thuế. Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần mà có phát sinh tài sản cho người nhận thì phải thực hiện nghĩa vụ khai thuế và đóng thuế TNCN cho cơ quan thuế. Trường hợp mà người nhận có nghĩa vụ phải nộp do nhận vốn mà quá hạn nộp thì có thể bị xử phạt lên đến 25 triệu đồng.
Chuyển nhượng cổ phần và những điều cần biết
Chuyển nhượng cổ phần là một trong những hoạt động nổi bật của công ty cổ phần, nhờ vào việc chuyển nhượng qua đó thu hút đầu tư, gọi vốn, góp vốn được diễn ra thuận lợi hơn nhiều loại hình doanh nghiệp khác. Hiện nay, việc nhiều nhà đầu tư mà không thuộc cổ đông sáng lập muốn tham gia vào doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý các điều kiện được phép chuyển nhượng cổ phần để việc nhận chuyển nhượng cổ phần được xem là hợp pháp. Chuyển nhượng cổ phần được hiểu như thế nào? Chuyển nhượng cổ phần là việc một bên là cổ đông doanh nghiệp và bên còn lại là các tổ chức, cá nhân và cổ đông công ty có nhu cầu góp vốn vào doanh nghiệp hoặc mua thêm cổ phần thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần theo những quy định của pháp luật mà không làm thay đổi vốn điều lệ. Việc chuyển nhượng cổ phần diễn ra thường xuyên qua lại tùy vào mục đích sử dụng cổ phần của cổ đông đó. Điều này sẽ không là thay đổi cấu trúc vốn điều lệ của công ty cổ phần mà chỉ thay đổi chủ sở hữu số cổ phần đã được chuyển nhượng. Lưu ý, việc mua bán cổ phần chỉ áp dụng với Công ty cổ phần, vì chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu, thông qua hình thức này cổ phiếu sẽ định giá cổ phần cho người được chuyển nhượng. Công ty cổ phần có thể trực tiếp bán cổ phần của mình cho người mua, người muốn mua cổ phần của công ty có thể mua trực tiếp khi công ty chào bán hoặc nhận chuyển nhượng từ cổ đông khác. Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần Hiện hành, pháp luật có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng cổ phần tại khoản 1, 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 phải được thực hiện như sau: Theo nguyên tắc cổ phần được tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên,trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác Lưu ý: Đối với người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông thì được chuyển nhượng. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. Cuối cùng là theo Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Trường hợp cổ đông qua đời thì xử lý thế nào? Trong quá trình cổ đông vẫn còn cổ phần tại công ty mà không may qua đời thì việc xử lý tài sản là cổ phần của người đó được thực hiện ra sao? Theo đó, tại khoản 3, 4 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thực hiện teo 02 trường hợp sau: (1) Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. (2) Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. Như vậy, không chỉ việc chuyển nhượng cổ phần được diễn ra theo hình thức giao dịch mua bán thông thường, đối với trường hợp người còn cổ phần nhưng đã mất thì việc chuyển nhượng thực hiện bằng hình thức thừa kế để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông đó. Ngoài ra, cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty. Qua đó, để thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần hợp pháp cá nhân là cổ đông trong công ty cần nắm rõ cổ phần của mình là của cổ đông sáng lập hay cổ đông phổ thông thì mới có thể thực hiện chuyển nhượng theo chủ thể mà mình giao dịch.
Sự khác nhau cơ bản giữa cổ phiếu và trái phiếu
Cổ phiếu và trái phiếu là hai kênh đầu tư chứng khoán phổ biến bậc nhất. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa chúng là gì? Cổ phiếu khác gì trái phiếu - Minh họa Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 (LCK), cổ phiếu (CP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Theo khoản 3 Điều này, trái phiếu (TP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Xuất phát từ định nghĩa này có thể thấy được sự khác biệt về địa vị pháp lý của chủ sở hữu CP và TP. Theo đó, người nắm giữ CP là một cổ đông của công ty phát hành theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 (LDN), do luôn có ít nhất 01 cổ phần. Còn người sở hữu TP lại là chủ nợ của doanh nghiệp. Về chủ thể phát hành, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 và khoản 4 Điều 74 LDN 2020, công ty TNHH chỉ được phát hành trái phiếu. còn Công ty Cổ phần, theo khoản 3 Điều 111 Luật này, được phát hành cả CP lẫn TP. Về quyền lợi của chủ sở hữu, căn cứ theo quy định tại Điều 115 LDN 2020, do là cổ đông của công ty nên người giữ CP sẽ được chia một phần cổ tức (lợi nhuận). Tình hình kinh doanh của Công ty càng tốt thì con số này càng lớn. Đồng thời họ cũng có thể có các quyền khác như tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết; được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần khi công ty giải thể hoặc phá sản… Đối với TP, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, chủ sở hữu sẽ được hưởng lãi suất theo quy định lúc chào bán của doanh nghiệp. Mức chi trả không phụ thuộc vào tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác, khoản 6 Điều 208 LDN 2020 quy định sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần. Khoản 2 Điều 54 Luật phá sản 2014 cũng nêu rõ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính với nhà nước của doanh nghiệp mà vẫn còn dư tài sản, thì phần dư ra đó mới được chia cho thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. Như vậy, nếu chẳng may doanh nghiệp phát hành bị phá sản thì người sở hữu TP sẽ được ưu tiên thanh toán trước chủ sở hữu CP. Về thời gian sở hữu, khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định trái phiếu có kỳ hạn ít nhất là 01 năm. Hết thời hạn này (đáo hạn) thì doanh nghiệp phải trả đủ cả gốc lẫn lãi cho đầu tư, nghĩa là trái phiếu hết giá trị và nhà đầu tư cũng không còn quyền sở hữu với những trái phiếu đó. Còn với CP thì không có giới hạn về thời gian sở hữu, trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, hoặc được nhà đầu tư chuyển giao cho người khác thông qua giao dịch dân sự hợp pháp.
Phân biệt cổ phần và cổ phiếu mới nhất
Cổ phần và cổ phiếu là hai khái niệm thường gặp trong công ty cổ khá nhiều người thường nhầm lẫn rằng hai khái niệm này không là một. Nhằm giúp Quý thành viên phân biệt được cổ phần và cổ phiếu. Cùng xem nội dung sau: Căn cứ pháp lý: - Luật Doanh nghiệp 2020; - Luật Chứng khoán 2019.
Hỏi về cách tính phần trăm cổ phần công ty?
Dạ cho em hỏi Em có một cửa hàng với vốn đầu tư hết khoảng 300 triệu Hiện tại bây giờ có người muốn mua lại 50% cổ phần tiệm thì quy đổi ra là bao nhiêu tiền vậy ạ?
NLĐ trong đơn vị sự nghiệp chuyển đổi không được bán cổ phần ưu đãi trong 3 năm
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần - Minh họa Đây là nội dung mới được quy định tại Nghị định 150/2020/NĐ-CP sắp có hiệu lực từ 15/2/2021. Khi các các đơn vị sự nghiệp được chuyển thành công ty cổ phần, công chức, viên chức, người lao động sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định trong việc mua cổ phiếu. Những nội dung này đang được quy định tại Điều 21 Quyết định 22/2015/QĐ-Ttg và được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH. Sắp tới khi có hiệu lực, chính sách bán cổ phần cho người lao động tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 150 như sau: *Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi: Viên chức, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi *Chính sách ưu đãi: Các đối tượng trên được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước (bao gồm toàn bộ thời gian đã làm việc tại các đơn vi/tổ chức thuộc khu vực nhà nước) với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần). *Lưu ý: - Khoản chênh lệch giữa giá bán cho viên chức, người lao động so với mệnh giá cổ phần được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần. - Số cổ phần bán với giá ưu đãi theo quy định ở Khoản 1 Điều 37, người lao động phải nắm giữ và không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm nộp tiền mua cổ phần ưu đãi. - Tổng giá trị của số cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động tính theo mệnh giá tối đa không vượt quá giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập. Trước đây, chưa có quy định NLĐ phải nắm giữ và không được chuyển nhượng số cố phần ưu đãi được mua. Xem chi tiết Nghị định 150/202/NĐ-CP tại file đính kèm dưới đây.
K/g TVPL. Tôi muốn hỏi vấn đề sau: - Giả sử công ty A có vốn điều lệ là: X cổ phần. - Vì nhu cầu vốn phát hành tăng vốn điều lệ thêm Y cổ phần. Việc phát hành tăng vốn điều lệ này sẽ chia cho cổ đông hiện hữu mua theo tỷ lệ phát hành. - Vốn điều lệ của Công ty A sau phát hành tăng vốn điều lệ là: (X+Y) cổ phần. Hỏi: Tỷ lệ phát hành xác định như thế nào cho phù hợp.
Rút khỏi công ty đại chúng phải giảm vốn điều lệ là cổ phiếu?
(Chinhphu.vn) - Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã đóng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Năm 2008, công ty của ông Nguyễn Phong Toàn (Hà Nội) hình thành cổ phiếu quỹ là 38.900 cổ phiếu (CP). Khi đó, trong Điều lệ và Đăng ký kinh doanh của công ty đã xác nhận và ghi: Vốn điều lệ là 20.150.000.000 đồng (chia làm 2.015.000 CP). Trong Sổ cổ đông của công ty ghi chi tiết là: Tổng số CP là 2.015.000 CP bao gồm cổ phiếu của các cổ đông là: 1.976.100 CP, cổ phiếu quỹ: 38.900. Năm 2017, công ty tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trong Điều lệ và Đăng ký kinh doanh của công ty đã xác nhận và ghi: Vốn điều lệ là 34.970.750.000 đồng (chia thành 3.497.075 CP). Còn trong Sổ cổ đông của công ty ghi chi tiết là: Tổng số CP là 3.497.075 CP bao gồm cổ phiếu của các cổ đông là: 3.458.175 CP, cổ phiếu quỹ: 38.900. Từ năm 2017 đến nay, công ty được Ủy ban chứng khoán Nhà nước đồng ý cho rút khỏi danh sách công ty đại chúng. Mới đây Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu công ty phải ghi giảm vốn điều lệ trên Đăng ký kinh doanh (nghĩa là phải trừ đi 38.900 cổ phiếu quỹ). Ông Toàn hỏi, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu như thế đúng không và cách xử lý như thế nào? Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau: Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã đóng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”. Khoản 2 Điều 131 Luật Doanh nghiệp quy định: “Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này được coi là cổ phần chưa điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác”. Luật Doanh nghiệp không có quy định về cổ phiếu quỹ. Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh là hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị ông Nguyễn Phong Toàn liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được hướng dẫn cụ thể. Chinhphu.vn
Cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không?
Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của mọi doanh nghiệp, và việc chia lợi nhuận cho cổ đông là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các công ty cổ phần. Tuy nhiên, có một câu hỏi thường được đặt ra liệu các cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không? Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết tất cả chi phí dùng cho sản phẩm, bao gồm thuế TNDN. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế. (1) Cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không? Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: - Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. - Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định việc trả cổ tức như sau: Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây: - Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân. - Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức. - Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận. - Thời điểm và phương thức trả cổ tức. - Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể nào giới hạn số lần chia lợi nhuận trong một năm tài chính. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận cho cổ đông nhiều lần trong năm tùy thuộc vào tình hình tài chính và lợi nhuận thực tế và nếu đại hội đồng cổ đông thông qua. - Việc chia lợi nhuận phải được quyết định bởi đại hội đồng cổ đông, nghĩa là bất kỳ quyết định nào về việc chia cổ tức đều phải có sự đồng thuận của các cổ đông thông qua bỏ phiếu trong đại hội đồng cổ đông. - Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Điều này đảm bảo quyền lợi của cổ đông và tránh tình trạng doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán lợi nhuận. (2) Thu hồi tiền thanh toán cổ phần được mua lại hoặc cổ tức Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi theo khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Đối với cổ phần phổ thông, theo khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Căn cứ theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp việc thanh toán cổ phần được mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 của Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 , cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận. Căn cứ tại khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty chỉ được thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 132, Điều 133 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. - Trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại. Như vậy, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc nếu không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tóm lại, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn số lần chia lợi nhuận cho cổ đông, doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận cho cổ đông nhiều lần trong năm tùy thuộc vào tình hình tài chính và lợi nhuận thực tế và nếu đại hội đồng cổ đông thông qua. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Bãi bỏ một số thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bãi bỏ thủ tục hành chính trong việc đăng ký thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam (mã TTHC: 2.000553) Ngày 07/5/2024 vừa qua, Thủ tướng đã ra Quyết định 381/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Quyết định 381/QĐ-TTg đã phê duyệt cắt giảm, đơn giản hóa cho 12 thủ tục hành chính thuộc liên quan đến các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Bãi bỏ thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài Bãi bỏ thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định ở Phần IV của Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngân hàng nhà nước việt nam được ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, từ ngày 07/5/2024, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình thường cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam (mã TTHC: 2.000553) sẽ được bãi bỏ. Khi thủ tục này bị bãi bỏ nó sẽ giúp cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện; đồng thời, việc bãi bỏ phù hợp với Đề án định hướng lộ trình tự do hóa các giao dịch vốn của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-TTg. Trong lộ trình thực hiện, thủ tục hành chính trên sẽ được cắt giảm vào Quý II/2024, theo đó sẽ thực thi sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 8, Điều 12; bãi bỏ Điều 11 Thông tư 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Bãi bỏ một số thủ tục Đối với thủ tục hành chính chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, nội dung cắt giảm, đơn giản hóa là bãi bỏ việc cổ đông lớn phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần. Việc bãi bỏ trên nhằm giúp cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là cổ đông lớn khi thực hiện việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần; đồng thời, nội dung cắt giảm cũng phù hợp với quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (đã bãi bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Bãi bỏ các thủ tục chuyển đổi quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và cấp giấy phép thành lập ngân hàng hợp tác xã; thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng hợp tác xã vì lý do: Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Đến nay, ngân hàng hợp tác xã đã được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và là ngân hàng duy nhất của các quỹ tín dụng nhân dân. Do vậy, chỉ có duy nhất ngân hàng hợp tác xã hiện nay và sẽ không thực hiện cấp phép thành lập mới ngân hàng hợp tác xã nữa.
Cổ tức tiền mặt là gì? Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn?
Cổ tức tiền mặt là gì? Lợi ích của cổ đông và công ty khi nhận/trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu là gì? Hai hình thức này có ưu và nhược điểm gì? Cổ tức tiền mặt là gì? Theo khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Hình thức trả cổ tức được quy định tại khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau: Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. Như vậy, cổ tức tiền mặt là hình thức doanh nghiệp chi trả lợi nhuận ròng cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt. Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn? 1) Đối với công ty Công ty Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Ưu điểm - Dòng tiền được lưu thông ra bên ngoài doanh nghiệp, trở thành dòng tiền tự do. - Tạo sự minh bạch trong hoạt động sử dụng nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Công ty giữ được nguồn vốn để mở rộng kinh doanh. - Tăng giá trị của cổ phiếu: Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng lên theo thời gian, dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu cũng sẽ tăng lên. - Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Việc ban hành thêm cổ phiếu làm giá thị trường giảm, từ đó tiếp cận thêm nhiều nhà đầu tư hơn. - Khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Nhược điểm - Làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong việc lập các quỹ dự phòng ở dự án khác. - Giảm lượng tiền mặt của doanh nghiệp. - Không khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài. - Giá cổ phiếu giảm sút sau khi được trả cổ tức. - Dùng nguồn vốn trong đầu tư sẽ không tạo lợi nhuận, từ đó giá cổ phiếu sẽ giảm. 2) Đối với cổ đông Cổ đông Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Ưu điểm - Thời gian nhận chi trả nhanh hơn - Lợi nhuận đến đâu nhận đến đó. An tâm hơn vì có thể sử dụng trực tiếp tiền mặt để chi tiêu, đầu tư hoặc tích lũy. - Cổ phiếu nhận được có thể chuyển nhượng cho cá nhân khác. - Giá cổ phiếu có thể tăng trong lúc chờ cổ phiếu vào tài khoản. Nhược điểm - Bỏ lỡ cơ hội tiềm năng cổ phiếu công ty có thể tăng, lợi nhuận nhận được từ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu có thể cao hơn so với số tiền đã được nhận. - Cổ đông sẽ phải trả thuế 2 lần gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tốn thời gian chờ cổ phiếu mới vào tài khoản, trong thời gian đó giá cổ phiếu có khả năng bị giảm. Như vậy, mỗi phương thức chi trả đều có ưu và nhược điểm riêng, tuỳ theo định hướng phát triển công ty mà công ty lựa chọn hình thức phù hợp. Điều kiện trả cổ tức của công ty Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện trả cổ tức như sau: - Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. - Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây: + Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; + Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; + Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải làm thế nào? Theo Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại. Như vậy, nếu công ty trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải hoàn trả cho công ty. Nếu cổ đông không hoàn trả được thì HĐQT phải liên đới trả lại cho công ty.
Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào?
Nếu thời kỳ hôn nhân, vợ/chồng có mua lại cổ phần của công ty thì cổ phần này có được xác định là tài sản chung không ? Nếu ly hôn thì cổ phần được chia như nào? Cổ phần có được xem là tài sản chung khi mua trong thời kỳ hôn nhân? Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Theo đó, cổ phần được mua trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ không phân biệt cổ phần đó đứng tên ai. Nếu số tiền dùng để mua số cổ phần đó là tài sản chung thì cổ phần đó hiển nhiên sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng. Trừ trường hợp, vợ/chồng có bằng chứng chứng minh rằng số cổ phần mà mình sở hữu được là tài sản riêng (được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng). Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi ly hôn nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào? Khi cổ phần được xác định là tài sản chung, hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung này. Trường hợp không thể thỏa thuận, thương lượng được với nhau, thì có thể khởi kiện ra Toà án. Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp vợ và chồng đều là cổ đông Công ty: Nếu vợ và chồng đều là cổ đông trong công ty thì sẽ được xem xét là tranh chấp các thành viên trong kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau: - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty - Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Trường hợp vợ hoặc chồng là cổ đông Công ty: Nếu là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc là cổ đông sáng lập thì không được chuyển nhượng cổ phần đó do còn ảnh hưởng đến quyền lợi và vị thế trong kinh doanh, được quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế. Khi đó việc phân chia sẽ thực hiện bằng cách quy đổi số lượng cổ phiếu thành giá trị hiện hữu. - Nếu trong trường hợp được chuyển nhượng số cổ phần kia (theo điều lệ công ty hoặc theo luật định) thì có thể chuyển và nhận số cổ phiếu tương ứng. Như vậy, khi ly hôn nếu hai vợ chồng có tài sản chung là cổ phần thì ưu tiên việc hai bên tự thỏa thuận với nhau để phân chia. Trường hợp không thống nhất được với nhau thì sẽ đưa ra Tòa để giải quyết. Theo nguyên tắc phân chia tài sản chung là cổ phần sẽ chia đôi cho hai vợ chồng nhưng sẽ tính thêm các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu cổ phần đó không thể chuyển nhượng được thì sẽ quy đổi số cổ phần đó thành giá trị hiện hữu để phân chia.
Cổ phiếu và trái phiếu là gì? Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu?
Phát hành cổ phiếu và trái phiếu đều là các phương thức để doanh nghiệp thực hiện hoạt động huy động vốn. Như vậy, cổ phiếu và trái phiếu sẽ có những điểm gì khác nhau? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu Điểm giống nhau - Phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp - Cổ phiếu và trái phiếu đều là chứng khoán (theo Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Điểm khác nhau STT Tiêu chí phân biệt Cổ phiếu Trái phiếu 1 Khái niệm Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. (Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) 2 Bản chất Là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. 3 Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần (Theo Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 ) - Công ty TNHH MTV - Công ty TNHH Hai thành viên trở lên - Công ty Cổ phần (Theo Khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020) 4 Tư cách chủ sở hữu - Cổ đông của công ty cổ phần - Thành viên của công ty TNHH Không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp. 5 Quyền chủ sở hữu - Trở thành cổ đông công ty - Được chia cổ tức (lợi nhuận của công ty) - Có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty - Có các quyền lợi khác nhau tùy theo loại cổ phần đang sở hữu (Theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020) - Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu. - Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành. - Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định. - Được yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp. (Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) Nghĩa vụ chủ sở hữu - Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. - Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. - Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty. - Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. - Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật - Nghĩa vụ khác theo quy định Điều lệ công ty. (Theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020) Trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. (Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) 6 Thời hạn Không có thời hạn xác định Được ghi trong trái phiếu 7 Hệ quả Làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Các hành vi bị cấm khi giao dịch cổ phiếu, trái phiếu Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và cũng có thể hiểu là các hành vi bị cấm khi giao dịch cổ phiếu, trái phiếu được quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm: - Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán. - Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ. - Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; Kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán. - Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận. - Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng. - Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán. - Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của pháp luật. Như vậy, trái phiếu và cổ phiếu tuy cùng là chứng khoán, là công cụ để huy động vốn cho doanh nghiệp nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau. Tuỳ theo loại hình công ty và nhu cầu mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn. Việc phát hành, giao dịch cổ phiếu và trái phiếu phải tuân theo quy định và không được trái với các điều cấm của luật.
Thủ tướng chỉ đạo báo cáo tình hình cơ cấu lại DNNN, 8 tháng đầu năm 2023
Ngày 27/10/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 1026/TTg-ĐMDN năm 2023 về việc tình hình cơ cấu lại DNNN, 8 tháng đầu năm 2023 và nguồn thu từ bán vốn nhà nước nộp về NSNN giai đoạn 2021-2025. Theo đó, thủ tướng chỉ đạo báo cáo tình hình cơ cấu lại DNNN, 8 tháng đầu năm 2023 và nguồn thu từ bán vốn nhà nước nộp về NSNN như sau: (1) Doanh nghiệp nhà nước nghiêm túc thực hiện những nhiệm vụ đã được giao Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nghiêm túc, quyết liệt thực hiện những nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao dưới đây, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ hoàn thành theo quy định: - Cơ cấu lại DNNN theo Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” (ban hành theo Quyết định 360/QĐ-TTg năm 2022). - Sắp xếp lại, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025 (ban hành theo Quyết định 1479/QĐ-TTg năm 2022). - Trình ban hành Danh mục và thực hiện chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo đúng quy định tại Quyết định 26/2021/QĐ-TTg năm 2021 và Nghị định 150/2020/NĐ-CP. (2) Trong tháng 10/2023 phải các văn bản thực hiện kế hoạch sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước - Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 1479/QĐ-TTg năm 2022, khẩn trương có văn bản trong tháng 10/2023 đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc các kế hoạch sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025 theo quy định; tổng kết tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/01/2024. - Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2023, không để chậm trễ hơn: + Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2019/NĐ-CP theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo 359/TB-VPCP năm 2023. + Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 26/2021/QĐ-TTg năm 2021 theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo 385/TB-VPCP năm 2023. + Việc hoàn thiện báo cáo về việc hướng dẫn hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định 22/2021/QĐ-TTg năm 2021 (nếu thấy cần thiết) theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo 298/TB-VPCP năm 2023. (3) Khẩn trương ban hành có văn bản sửa đổi, bổ sung quy định doanh nghiệp nhà nước - Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 360/QĐ-TTg năm 2022, khẩn trương có văn bản trong tháng 10/2023 đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về việc xây dựng, phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025; tổng kết tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/01/2024. - Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ trước ngày 10/11/2023, không để chậm trễ hơn, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung (hoặc thay thế) các Nghị định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo đúng ý kiến chỉ đạo tại Công văn 4083/VPCP-ĐMDN năm 2023. - Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Bộ KH&ĐT (tại Công văn 7656/BKHĐT-PTDN năm 2023), cập nhật đầy đủ số liệu các cơ quan, đơn vị chưa báo cáo. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ KH&ĐT để thống nhất, hoàn thiện đề xuất về phương án điều chỉnh ngân sách liên quan đến nguồn thu từ bán vốn nhà nước. Thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước 2015, các Nghị định của Chính phủ: Nghị định 45/2017/NĐ-CP, Nghị định 148/2021/NĐ-CP và pháp luật liên quan. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hồ sơ, tờ trình, bổ sung ý kiến của các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan theo quy định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2023. Xem thêm Công văn 1026/TTg-ĐMDN năm 2023 ban hành ngày 27/10/2023.
Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Cổ phiếu là một thuật ngữ được khá nhiều người biết đến trong lĩnh vực chứng khoán và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc đến trái phiếu thì nhiều người vẫn còn nhầm lẫn so với cổ phiếu. Vậy, giữa cổ phiếu và cổ phiếu có những điểm gì để phân biệt với nhau? Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu Khái niệm Có thể hiểu đơn giản cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Theo đó, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức (khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Bên cạnh đó, hiện hành tại khoản 1 Điều 121 Luật Chứng khoán 2019 quy định cổ phiếu được phát hành dưới dạng bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Trái ngược với cổ phiếu thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành với người nắm giữ trái phiếu (khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bản chất Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu với phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá thì người mua đều có hoàn toàn trách nhiệm với cổ phiếu. Là loại chứng khoán ghi nợ của doanh nghiệp phát hành, quyền sở hữu vốn vay của trái chủ. Chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu, không phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần Chính phủ và doanh nghiệp Chủ sở hữu Cổ đông Trái chủ (chủ nợ) Quyền của chủ sở hữu Cổ đông có quyền được chia cổ tức và tham gia biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Trái chủ được chi trả lãi suất theo định kỳ mà không phải phụ thuộc vào tình hình kinh doanh. Kết quả phát hành Thu mua cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu cổ phần. Làm tăng vốn vay và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Đáo hạn Vô hạn. Tùy thuộc vào doanh nghiệp phát hành ghi trên trái phiếu. Đối với “trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành (khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP) Thứ tự thanh toán khi doanh nghiệp phá sản Sau khi doanh nghiệp ưu tiên thanh toán hết các khoản nợ, bảo hiểm và lương thì các cổ đông mới được hoàn trả phần còn lại tài sản của doanh nghiệp theo Điều 54 Luật Phá sản 2014. Ngoài ra, các cổ đông có trách nhiệm chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp tương xứng với khoản nợ. Trái chủ được ưu tiên thanh toán trước trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể theo Điều 54 Luật Phá sản 2014. Trái chủ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Hướng dẫn mua lại vốn góp sau đó chuyển nhượng vốn góp doanh nghiệp
Công ty chúng tôi có nhận chuyển nhượng lại 100% phần vốn góp của cá nhân ông Nguyễn Văn An tại công ty TNHH Y với tổng giá trị trên hợp đồng là 17 tỷ đồng, lũy kế Công ty chúng tôi đã thanh toán cho chủ sở hữu cũ (ông Nguyễn Văn An) là 15 tỷ đồng và hạch toán theo từng lần thanh toán ở tài khoản “221 – Đầu tư vào công ty con” số tiền là 15 tỷ đồng (chưa thanh toán hết phần vốn góp thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 17 tỷ đồng vì đang chờ ông Nguyễn Văn An hoàn tất các nghĩa vụ như đã cam kết, đang nợ ông Nguyễn Văn An số tiền là 02 tỷ đồng). Nay, vì tình hình kinh tế khó khăn, chúng tôi muốn chuyển nhượng phần vốn góp trên cho cá nhân khác với số tiền là 17 tỷ đồng thì Công ty chúng tôi xuất hóa đơn GTGT theo giá trị nào là chính xác và hạch toán kế toán sau khi xuất hóa đơn như thế nào là phù hợp? công nợ phải trả đối với anh Nguyễn Văn An, số tiền 02 tỷ đồng chúng tôi xử lý như thế nào? Em xin cảm ơn ạ.
Nhiệm kỳ của Giám đốc, Phó giám độc công ty TNHH MTV, công ty cổ phần
Giám đốc Công ty TNHH MTV có thể nhiều hơn 2 nhiệm kỳ hay không? Trong luật không có quy định về thời hạn, nhiệm kỳ làm việc của các phó giám đốc của công ty TNHH MTV và công ty Cổ phần không? Giám đốc Công ty TNHH MTV có thể nhiều hơn 2 nhiệm kỳ hay không? Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về Giám đốc, tổng giám đốc của công ty TNHH MTV thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy, tại các quy định khác có nêu rõ số lượng nhiệm kỳ mà cá nhân có thể nắm giữ, trường hợp Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV không nhắc đến thì ta có thể hiểu rằng, 01 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại công ty TNHH MTV được bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 05 năm và chỉ có thể có 01 nhiệm kỳ. Trong luật không có quy định về thời hạn, nhiệm kỳ làm việc của các phó giám đốc của công ty TNHH MTV và công ty Cổ phần không? - Tại Công ty TNHH MTV: Theo khoản 2 Điều 82 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: + Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; + Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Tuyển dụng lao động; + Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động. Như vậy, Phó giám đốc công ty TNHH MTV do Giám đốc, Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Pháp luật không có quy định chi tiết về chức danh này, do đó, nếu điều lệ công ty có quy định thì thực hiện theo điều lệ công ty. - Tại Công ty Cổ phần: Căn cứ khoản 3 Điều 162 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: + Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; + Tuyển dụng lao động; + Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Như vậy, cũng gióng như quy định trong công ty TNHH MTV, Công ty Cổ phần thì Phó giám đốc cũng do Giám đốc, Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong pháp luật cũng không quy định về thời gian bổ nhiệm hay số lượng nhiệm kỳ, do đó, việc bổ nhiệm và giữ chức vụ Phó giám đốc sẽ do điều lệ công ty quy định.
Ban Kiểm soát theo Luật doanh nghiệp 2020
Công ty tôi là công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ 51%. Theo khoản 1, điều 103 thì nhiệm kỳ của BKS không quá 2 nhiệm kỳ liên tục. Nhưng theo khoản 1, điều 168 thì BKS được bổ nhiệm với số nhiệm kỳ không giới hạn. Hiện công ty tôi đang thắc mắc vấn đề này, mong mỏi được giải đáp.
Thông tư 16/2023/TT-BTC: Thay đổi quy định về vốn của DNNN
Ngày 17/3/2023 Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 16/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 36/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, sửa đổi quy định về đầu tư của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau: (1) Sau khi thống nhất chuyển nhượng vốn thì ban hành Quy chế đấu giá cổ phần Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế mẫu về chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trên cơ sơ Quy chế mẫu ban hành kèm theo Thông tư 36/2021/TT-BTC, tình hình cụ thể của đơn vị có vốn góp và phần vốn cần chuyển nhượng, Tổ chức đấu giá có trách nhiệm ban hành quy chế đấu giá cổ phần/phần vốn góp, mẫu giấy tờ liên quan đến tổ chức thực hiện đấu giá. Sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với chuyển nhượng phần vốn nhà nước hoặc ý kiến của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với chuyển nhượng phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác. Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trên cơ sở Quy chế mẫu tại Thông tư này và cơ chế bán vốn nhà nước quy định tại Nghị định 140/2020/NĐ-CP và cơ chế hoạt động của tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. 1 hội đồng thành viên Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng, ban hành Quy chế mẫu bán vốn của tổng công ty sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu. (So với hiện hành thì tổ chức thực hiện đấu giá ban hành Quy chế sau khi có ý kiến thống nhất đối với chuyển nhượng phần vốn nhà nước hoặc ý kiến của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ). (2) Thực hiện báo cáo định kỳ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC - Báo cáo tài chính, biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). - Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán: Khi lập báo cáo tài chính quý, năm, doanh nghiệp lập báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính quý, năm của doanh nghiệp. Thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo cùng với thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Biểu mẫu báo cáo doanh nghiệp lập theo Phụ lục số 03 “Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng” ban hành kèm theo Thông tư này. Trong dó: Mẫu số 01 - Báo cáo một số chi tiêu ngoại bang; Mau số 02 - Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng - Báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. (So với hiện hành, Thông tư 16/2023/TT-BTC đã gọp báo cáo tài chính, biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC thay vì chỉ hướng dẫn đối với biểu mẫu và thời hạn nộp). (3) Thay đổi website quản lý dữ liệu báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gửi các báo cáo đến cơ quan nhận báo cáo theo đường văn thư. Đồng thời gửi các báo cáo thông qua việc truy cập vào hệ thống thông tin quản lý tài chính doanh nghiệp trên website tại địa chỉ: http://taichinhdoanhnghiep.mof.gov.vn theo quy định tại Điều 8 và khoan 1, khoan 2 và khoản 3 Điều 9 Thông tư 36/2021/TT-BTC). Tài khoản và mật khẩu để đăng nhập của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện như sau: - Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu: Phân còng một đơn vị trực thuộc quản lý để giao cá nhân phụ trách tài khoản và mật khẩu đăng nhập do Bộ Tài chính cung cấp. - Đối với doanh nghiệp: Tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sè dược hệ thống gửi về địa chỉ thư điện tử doanh nghiệp đà đãng ký với Bộ Tài chính. - Đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sẽ được hộ thông gửi về địa chỉ thư điện tử của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Tài chính. (Thay đổi hệ thống thông tin quản lý tài chính doanh nghiệp trên website tại địa chỉ: http://soe.mof.gov.vn hoặc http://dnnn.mof.gov.vn bằng website tại địa chỉ: http://taichinhdoanhnghiep.mof.gov.vn) Xem thêm Thông tư 16/2023/TT-BTC có hiệu lực ngày 08/5/2023 sửa đổi Thông tư 36/2021/TT-BTC)
Thành viên Hội đồng quản trị có bắt buộc trong Đại hội đồng cổ đông?
Công ty cổ phần (CTCP) là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, điều đặc biệt của CTCP đó là có Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan quyền lực của CTCP, vậy trường hợp đã là thành viên của Hội đồng quản trị có bắt buộc là cổ đông trong Đại hội đồng cổ đông? 1. Hội đồng quản trị là ai? Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý công ty cổ phần, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, qua đó có quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ của công ty. Hội đồng quản trị sẽ điều hành một số vấn đề cụ thể trong công ty cổ phần như có quyền đại diện cho công ty đưa ra các quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng quản trị không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Tổ chức quản lý của CTCP là những cơ quan điều hành doanh nghiệp, đây là những cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ nhiều quyền hạn trong công ty, theo Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 cho biết cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần quy định như sau: 2.1 Mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: - Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. - Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành. 2.2 Người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. 3. Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị Để được bầu làm thành viên của Hội đồng quản trị thì người này phải đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị quy định tại Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020 như sau: 3.1 Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. - Là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Tuy nhiên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác thì thực hiện theo Điều lệ. - Điều đặc biệt là thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác. - Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 thì: Thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ. 3. 2 Thành viên độc lập Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị trong trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện của Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020 sau đây: - Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó. - Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định. - Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty. - Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty. - Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ. Trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện để bầu bổ sung thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo. Như vậy thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của Hội đồng cổ đông CTCP, chỉ cần người này đáp ứng đủ năng lực, chuyên môn để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác thì không bắt buộc.
Cá nhân chuyển nhượng cổ phần có phải đóng thuế TNCN?
Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều tỷ lệ khác nhau cho từng thành viên ở doanh nghiệp cổ phần. Việc thay đổi chủ sở hữu cổ phần đa phần là phụ thuộc vào mức giá lên xuống của cổ phiếu. Thông thường việc chuyển nhượng cổ phần cũng làm phát sinh giá trị tài sản cho người nhận, không chỉ là các tài sản hữu hình như nhà cửa, đất đai hay tiền, kim khí quý mà cổ phần doanh nghiệp cũng được xem là một loại tài sản mà người nhận cũng cần thực hiện đóng thuế TNCN. Đóng thuế từ thu nhập chuyển nhượng vốn Căn cứ Điều 13 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi khoản 5 Điều 2 Luật Thuế sửa đổi 2012) về thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được quy định như sau: Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật hiện hành thì chuyển nhượng cổ phần cũng được tính là thuế thu nhập đối với cá nhân. Xử lý cá nhân chậm nộp thuế khi nhận chuyển nhượng vốn Theo quy định trên thì người nhận chuyển nhượng cổ phần phải đóng thuế TNCN, trường hợp cá nhân cố tình nộp thuế chậm sẽ được căn cứ theo Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 và xử lý như sau: Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn, thời hạn ghi trong thông báo, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế khai bổ sung mà làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn. Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ. Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu. Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế còn quy định cụ thể mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau: - Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. - Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước. Lưu ý: Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp. Xử phạt người quá hạn nộp thuế Trường hợp quá hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện dù đã được thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP với các khung như sau: Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. Phạt 2 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày - 30 ngày. Phạt 5 triệu đồng - 8 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày - 60 ngày. Phạt 8 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày - 90 ngày. - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. - Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. - Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Phạt 15 triệu đồng - 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế. Ngoài ra, buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và buộc nộp hồ sơ khai thuế. Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần mà có phát sinh tài sản cho người nhận thì phải thực hiện nghĩa vụ khai thuế và đóng thuế TNCN cho cơ quan thuế. Trường hợp mà người nhận có nghĩa vụ phải nộp do nhận vốn mà quá hạn nộp thì có thể bị xử phạt lên đến 25 triệu đồng.
Chuyển nhượng cổ phần và những điều cần biết
Chuyển nhượng cổ phần là một trong những hoạt động nổi bật của công ty cổ phần, nhờ vào việc chuyển nhượng qua đó thu hút đầu tư, gọi vốn, góp vốn được diễn ra thuận lợi hơn nhiều loại hình doanh nghiệp khác. Hiện nay, việc nhiều nhà đầu tư mà không thuộc cổ đông sáng lập muốn tham gia vào doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý các điều kiện được phép chuyển nhượng cổ phần để việc nhận chuyển nhượng cổ phần được xem là hợp pháp. Chuyển nhượng cổ phần được hiểu như thế nào? Chuyển nhượng cổ phần là việc một bên là cổ đông doanh nghiệp và bên còn lại là các tổ chức, cá nhân và cổ đông công ty có nhu cầu góp vốn vào doanh nghiệp hoặc mua thêm cổ phần thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần theo những quy định của pháp luật mà không làm thay đổi vốn điều lệ. Việc chuyển nhượng cổ phần diễn ra thường xuyên qua lại tùy vào mục đích sử dụng cổ phần của cổ đông đó. Điều này sẽ không là thay đổi cấu trúc vốn điều lệ của công ty cổ phần mà chỉ thay đổi chủ sở hữu số cổ phần đã được chuyển nhượng. Lưu ý, việc mua bán cổ phần chỉ áp dụng với Công ty cổ phần, vì chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu, thông qua hình thức này cổ phiếu sẽ định giá cổ phần cho người được chuyển nhượng. Công ty cổ phần có thể trực tiếp bán cổ phần của mình cho người mua, người muốn mua cổ phần của công ty có thể mua trực tiếp khi công ty chào bán hoặc nhận chuyển nhượng từ cổ đông khác. Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần Hiện hành, pháp luật có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng cổ phần tại khoản 1, 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 phải được thực hiện như sau: Theo nguyên tắc cổ phần được tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên,trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác Lưu ý: Đối với người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông thì được chuyển nhượng. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. Cuối cùng là theo Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Trường hợp cổ đông qua đời thì xử lý thế nào? Trong quá trình cổ đông vẫn còn cổ phần tại công ty mà không may qua đời thì việc xử lý tài sản là cổ phần của người đó được thực hiện ra sao? Theo đó, tại khoản 3, 4 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thực hiện teo 02 trường hợp sau: (1) Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. (2) Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. Như vậy, không chỉ việc chuyển nhượng cổ phần được diễn ra theo hình thức giao dịch mua bán thông thường, đối với trường hợp người còn cổ phần nhưng đã mất thì việc chuyển nhượng thực hiện bằng hình thức thừa kế để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông đó. Ngoài ra, cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty. Qua đó, để thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần hợp pháp cá nhân là cổ đông trong công ty cần nắm rõ cổ phần của mình là của cổ đông sáng lập hay cổ đông phổ thông thì mới có thể thực hiện chuyển nhượng theo chủ thể mà mình giao dịch.
Sự khác nhau cơ bản giữa cổ phiếu và trái phiếu
Cổ phiếu và trái phiếu là hai kênh đầu tư chứng khoán phổ biến bậc nhất. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa chúng là gì? Cổ phiếu khác gì trái phiếu - Minh họa Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 (LCK), cổ phiếu (CP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Theo khoản 3 Điều này, trái phiếu (TP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Xuất phát từ định nghĩa này có thể thấy được sự khác biệt về địa vị pháp lý của chủ sở hữu CP và TP. Theo đó, người nắm giữ CP là một cổ đông của công ty phát hành theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 (LDN), do luôn có ít nhất 01 cổ phần. Còn người sở hữu TP lại là chủ nợ của doanh nghiệp. Về chủ thể phát hành, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 và khoản 4 Điều 74 LDN 2020, công ty TNHH chỉ được phát hành trái phiếu. còn Công ty Cổ phần, theo khoản 3 Điều 111 Luật này, được phát hành cả CP lẫn TP. Về quyền lợi của chủ sở hữu, căn cứ theo quy định tại Điều 115 LDN 2020, do là cổ đông của công ty nên người giữ CP sẽ được chia một phần cổ tức (lợi nhuận). Tình hình kinh doanh của Công ty càng tốt thì con số này càng lớn. Đồng thời họ cũng có thể có các quyền khác như tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết; được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần khi công ty giải thể hoặc phá sản… Đối với TP, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, chủ sở hữu sẽ được hưởng lãi suất theo quy định lúc chào bán của doanh nghiệp. Mức chi trả không phụ thuộc vào tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác, khoản 6 Điều 208 LDN 2020 quy định sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần. Khoản 2 Điều 54 Luật phá sản 2014 cũng nêu rõ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính với nhà nước của doanh nghiệp mà vẫn còn dư tài sản, thì phần dư ra đó mới được chia cho thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. Như vậy, nếu chẳng may doanh nghiệp phát hành bị phá sản thì người sở hữu TP sẽ được ưu tiên thanh toán trước chủ sở hữu CP. Về thời gian sở hữu, khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định trái phiếu có kỳ hạn ít nhất là 01 năm. Hết thời hạn này (đáo hạn) thì doanh nghiệp phải trả đủ cả gốc lẫn lãi cho đầu tư, nghĩa là trái phiếu hết giá trị và nhà đầu tư cũng không còn quyền sở hữu với những trái phiếu đó. Còn với CP thì không có giới hạn về thời gian sở hữu, trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, hoặc được nhà đầu tư chuyển giao cho người khác thông qua giao dịch dân sự hợp pháp.
Phân biệt cổ phần và cổ phiếu mới nhất
Cổ phần và cổ phiếu là hai khái niệm thường gặp trong công ty cổ khá nhiều người thường nhầm lẫn rằng hai khái niệm này không là một. Nhằm giúp Quý thành viên phân biệt được cổ phần và cổ phiếu. Cùng xem nội dung sau: Căn cứ pháp lý: - Luật Doanh nghiệp 2020; - Luật Chứng khoán 2019.
Hỏi về cách tính phần trăm cổ phần công ty?
Dạ cho em hỏi Em có một cửa hàng với vốn đầu tư hết khoảng 300 triệu Hiện tại bây giờ có người muốn mua lại 50% cổ phần tiệm thì quy đổi ra là bao nhiêu tiền vậy ạ?
NLĐ trong đơn vị sự nghiệp chuyển đổi không được bán cổ phần ưu đãi trong 3 năm
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần - Minh họa Đây là nội dung mới được quy định tại Nghị định 150/2020/NĐ-CP sắp có hiệu lực từ 15/2/2021. Khi các các đơn vị sự nghiệp được chuyển thành công ty cổ phần, công chức, viên chức, người lao động sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định trong việc mua cổ phiếu. Những nội dung này đang được quy định tại Điều 21 Quyết định 22/2015/QĐ-Ttg và được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH. Sắp tới khi có hiệu lực, chính sách bán cổ phần cho người lao động tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 150 như sau: *Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi: Viên chức, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi *Chính sách ưu đãi: Các đối tượng trên được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước (bao gồm toàn bộ thời gian đã làm việc tại các đơn vi/tổ chức thuộc khu vực nhà nước) với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần). *Lưu ý: - Khoản chênh lệch giữa giá bán cho viên chức, người lao động so với mệnh giá cổ phần được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần. - Số cổ phần bán với giá ưu đãi theo quy định ở Khoản 1 Điều 37, người lao động phải nắm giữ và không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm nộp tiền mua cổ phần ưu đãi. - Tổng giá trị của số cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động tính theo mệnh giá tối đa không vượt quá giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập. Trước đây, chưa có quy định NLĐ phải nắm giữ và không được chuyển nhượng số cố phần ưu đãi được mua. Xem chi tiết Nghị định 150/202/NĐ-CP tại file đính kèm dưới đây.
K/g TVPL. Tôi muốn hỏi vấn đề sau: - Giả sử công ty A có vốn điều lệ là: X cổ phần. - Vì nhu cầu vốn phát hành tăng vốn điều lệ thêm Y cổ phần. Việc phát hành tăng vốn điều lệ này sẽ chia cho cổ đông hiện hữu mua theo tỷ lệ phát hành. - Vốn điều lệ của Công ty A sau phát hành tăng vốn điều lệ là: (X+Y) cổ phần. Hỏi: Tỷ lệ phát hành xác định như thế nào cho phù hợp.
Rút khỏi công ty đại chúng phải giảm vốn điều lệ là cổ phiếu?
(Chinhphu.vn) - Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã đóng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Năm 2008, công ty của ông Nguyễn Phong Toàn (Hà Nội) hình thành cổ phiếu quỹ là 38.900 cổ phiếu (CP). Khi đó, trong Điều lệ và Đăng ký kinh doanh của công ty đã xác nhận và ghi: Vốn điều lệ là 20.150.000.000 đồng (chia làm 2.015.000 CP). Trong Sổ cổ đông của công ty ghi chi tiết là: Tổng số CP là 2.015.000 CP bao gồm cổ phiếu của các cổ đông là: 1.976.100 CP, cổ phiếu quỹ: 38.900. Năm 2017, công ty tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trong Điều lệ và Đăng ký kinh doanh của công ty đã xác nhận và ghi: Vốn điều lệ là 34.970.750.000 đồng (chia thành 3.497.075 CP). Còn trong Sổ cổ đông của công ty ghi chi tiết là: Tổng số CP là 3.497.075 CP bao gồm cổ phiếu của các cổ đông là: 3.458.175 CP, cổ phiếu quỹ: 38.900. Từ năm 2017 đến nay, công ty được Ủy ban chứng khoán Nhà nước đồng ý cho rút khỏi danh sách công ty đại chúng. Mới đây Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu công ty phải ghi giảm vốn điều lệ trên Đăng ký kinh doanh (nghĩa là phải trừ đi 38.900 cổ phiếu quỹ). Ông Toàn hỏi, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu như thế đúng không và cách xử lý như thế nào? Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau: Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã đóng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”. Khoản 2 Điều 131 Luật Doanh nghiệp quy định: “Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này được coi là cổ phần chưa điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác”. Luật Doanh nghiệp không có quy định về cổ phiếu quỹ. Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh là hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị ông Nguyễn Phong Toàn liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được hướng dẫn cụ thể. Chinhphu.vn