Cuồng tín gây ảnh hưởng xấu đến xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 10 năm tù
Tôn giáo, tín ngưỡng xuất phát từ điều tốt, mong muốn hỗ trợ con người vững chắc về mặt tinh thần, có thêm niềm tin, có thêm động lực để phấn đấu và phát triển. Bên cạnh ý nghĩa to lớn ấy, một số người vịn vào niềm tin tôn giáo mà gây ra những hành vi trái pháp luật, bất chấp việc đó có thể khiến họ vướng vào vòng lao lý của pháp luật. 1. Pháp Luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cuồng tín Cụm từ “Thiên Triều Nam Quốc" trở nên “hot” hơn bao giờ hết khi những tưởng về sự lạc hậu, cuồng tín từ những giáo phái, tín ngưỡng sai lệch đã không còn trong xã hội hiện đại nay lại xuất hiện và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Ngày 9/6/2024 vừa qua, 4 người trong vụ việc bắt giữ, đánh đập, hành hạ chị D (con dâu) trong gia đình vì lý do “trừ tà” đã bị khởi tố. Vụ việc trên vào ngày được “phanh phui” đã tạo ra một làn sóng gây hoang mang cho cả xã hội nói chung. Căn cứ Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. - Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Theo đó, việc cuồng tín hoặc lợi dụng tôn giáo để đánh đập, ép buộc người khác như tình huống trên là đi ngược với kim chỉ nam của pháp luật Việt Nam, là hành vi vi phạm pháp luật. 2. Cuồng tín gây ảnh hưởng xấu đến xã hội có thể bị truy cứu hình sự đến 10 năm tù Căn cứ Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: - Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết người; + Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như tình huống trên, cội nguồn của hành vi đó xuất phát từ những suy nghĩ lệch lạc về mê tín, dẫn đến những hành động vi phạm pháp luật. Không chỉ gây thiệt hại nặng nề cả tinh thần lẫn thể xác cho nạn nhân, tiêu tốn nguồn tài lực của các đất nước, mà còn là tiếng vang xấu tác động lên cả xã hội về một vấn nạn cuồng tín. Do đó, hành vi cuồng tín có yếu tố nặng nề, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 10 năm tù. Ngoài ra, với những trường hợp gây thiệt hại nặng nề về thể xác như vụ việc trên, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như sau: - Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; + Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; + Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; + Có tổ chức; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; + Có tính chất côn đồ; + Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Mức phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 20 năm tù hoặc chung thân. Xem đầy đủ tại: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) Chung quy lại, hành vi cuồng tín, ngược đãi, đánh đập người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nhân quyền, sức khỏe, sự tự do tín ngưỡng của người khác, thậm chí còn là sự coi thường và không tôn trọng pháp luật. Những người thực hiện hành vi đó, chắc chắn sẽ bị pháp luật xử lý, để trả lại công bằng cho nạn nhân và trả lại sự yên ổn của xã hội.
MỚI: Tạm đình chỉ lớp mẫu giáo có cô giáo ngồi lên người cháu bé
Tối 23/4/2024, trên mạng xã hội xuất hiện hai đoạn video ghi lại cảnh một cô giáo tại lớp mầm non có hành vi bạo hành trẻ em. Qua điều tra, xác minh được đây là lớp mẫu giáo Tí Bo ở địa bàn TP.Thủ Đức, TP.HCM. Chính quyền địa phương cho biết, đã làm việc với những người liên quan. Tạm đình chỉ lớp mẫu giáo có cô giáo ngồi lên người cháu bé Theo Báo Điện tử VOV đưa tin, tối 23/4, mạng xã hội xuất hiện đoạn video clip cảnh một người phụ nữ mặc bộ đồ màu xám túm tóc làm trẻ ngã ra sàn nhà, ngồi lên bụng trẻ, nhét thức ăn vào miệng dù trẻ đang khóc. Ở một video khác, cô giáo đã dồn một bé nam vào góc, đánh, tát mặc cho bé khóc, sợ hãi. Những hành động này được thực hiện trong lớp và được nhiều trẻ chứng kiến. Qua xác minh, vụ việc xảy ra tại trường mẫu giáo Tí Bo thuộc địa bàn phường Linh Đông, TP.Thủ Đức. Lớp học có 9 trẻ độ tuổi từ 3-6 tuổi. Cơ sở này do UBND phường cấp phép hoạt động. Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức cho biết, nhận được thông tin, Phòng đã phối hợp với Công an địa phương xác minh và xử lý. Lớp Mẫu giáo Tí Bo bị đình chỉ hoạt động ngay trong ngày 24/4. Phòng sẽ hỗ trợ chuyển chỗ học theo nhu cầu của phụ huynh. Giáo viên mẫu giáo bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý thế nào? Theo Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành; + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP; + Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai. Như vậy, trường hợp đánh trẻ là hành vi xâm phạm thân thể trẻ là một trong những hành vi cấm không được làm của giáo viên, nhân viên. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 10.000.000 đồng. Giáo viên mẫu giáo bạo hành học sinh có bị phạt tù không? Theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích, theo đó: Giáo viên mẫu giáo đánh học sinh mà gây thương tích dưới 11% cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích do thực hiện với người dưới 16 tuổi. Mức phạt thấp nhất với Tội cố ý gây thương tích là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ngoài ra còn các khung hình phạt tăng nặng được quy định như sau: - Phạt tù từ 2 - 6 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%. - Phạt tù từ 5 - 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạng vùng mặt) hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%. - Phạt tù từ 7 - 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết người; Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt mà tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân khi làm chết 2 người trở lên. Như vậy, cô giáo mẫu giáo bạo hành học sinh gây thương tích cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Chết não theo pháp luật có được tính là đã chết không?
Xôn xao dư luận gần đây vụ việc một nam sinh lớp 8 bị đánh đến chết não. Vậy trong trường hợp chết não này, theo pháp luật có được xem như đã chết không? Gia đình của nghi phạm trong vụ việc nêu trên có khả năng phải chịu hậu quả pháp lý gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Chết não theo pháp luật có được tính là đã chết không? Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác 2006 định nghĩa về chết não như sau: “Chết não là tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được.” Đồng thời, tại Điểm c Khoản 1 Điều 71 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về tuyên bố đã chết đối với một người như sau: “1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: … c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; …” Từ những quy định nêu trên, có thể thấy, sau khi được chẩn đoán là đã chết não, Người có quyền, lợi ích liên quan đến bệnh nhân sau 02 năm tính từ thời điểm gặp tai nạn có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết về mặt pháp lý. (2) Gia đình của nghi phạm trong vụ việc có khả năng phải chịu hậu quả pháp lý gì? Đối với nghi phạm: Theo những tình tiết hiện được cung cấp từ phía Công an, việc bước đầu xem xét trách nhiệm của nghi phạm về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 là có cơ sở. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Mà theo quy định tại Điều 9 Luật Hình sự 2015 thì tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 07 năm tới 15 năm tù còn tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có khung hình phạt cao nhất từ trên 15 năm tù tới tử hình. Kế đến theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT có đề cập đến trường hợp người bị hành hung dẫn tới chấn thương sọ não, gây di chứng sống kiểu thực vật, mức độ tổn hại sức khỏe được xác định là 99%. Theo đó, đối chiếu mức xử phạt cho hành vi cố ý gây thương tích cho người khác từ 61% trở lên hoặc làm chết người. Như vậy, trường hợp kết quả giám định của Trung tâm pháp y Hà Nội phản ánh đúng tình trạng của nạn nhân, thì nghi phạm trong trường hợp này được xếp vào nhóm tội phạm rất nghiêm trọng theo Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 với mức phạt áp dụng lần lượt là từ 05 đến 10 năm và 07 đến 14 năm tù. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, những thông tin về nghi phạm vẫn chưa chính thức được công bố. Chính vì thế, tại đây sẽ xảy ra 02 trường hợp như sau: Trường hợp 01: Nghi phạm chưa đủ 16 tuổi, căn cứ Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 về việc áp dụng mức phạt bằng ½ khung hình phạt tù của tội danh bị truy tố, mức phạt cao nhất có thể áp dụng là 05 năm (khoản 3) và 07 năm tù (khoản 4). Trường hợp 02: Nghi phạm đã đủ 16 tuổi, mức phạt tối đa áp dụng sẽ tương đương ¾ khung hình phạt của tội danh bị truy tố, có nghĩa là 07 năm 6 tháng tù và 10 năm 6 tháng tù. Đối với em trai của nghi phạm (12 tuổi): Đối với trường hợp này, Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) chia sẻ như sau: Theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015, độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi. Với trường hợp người dưới 14 tuổi thực hiện các hành vi có dấu hiệu phạm tội, việc xử lý hình sự sẽ không được nhắc tới. Tuy nhiên vẫn có thể áp dụng các biện pháp giáo dục tại địa phương. Cụ thể, Khoản 1 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015 thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Còn theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu hành vi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng. Về trách nhiệm dân sự, theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho con theo quy định của pháp luật. Theo đó, do em trai của nghi phạm hiện chưa đủ 14 tuổi cho nên trách nhiệm hình sự sẽ không được bàn tới. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn sẽ tiến hành lấy lời khai, xác minh vai trò của người em trai trong vụ án để đánh giá về tính chất, mức độ hành vi của thiếu niên này. Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy hành vi có dấu hiệu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc nặng hơn là đưa vào trường giáo dưỡng. Đối với bố của nghi phạm: Theo chia sẻ của Luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc Công ty Luật Pháp trị) qua nhìn nhận những thông tin được phía cảnh sát thì tính đến thời điểm hiện tại hoàn toàn chưa có cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự đối với bố của nghi phạm. Tuy nhiên, Luật sư cũng nhấn mạnh rằng đây mới là lời khai ban đầu, chưa thể hiện một cách toàn diện, khách quan vụ việc. Việc xem xét trách nhiệm hình sự sẽ được đề cập nếu có cơ sở cho thấy bố của nghi phạm tạo điều kiện về mặt vật chất hoặc tinh thần để nghi phạm thực hiện hành vi phạm tội hoặc biết nghi phạm thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội Giết người (nếu cơ quan điều tra chuyển tội danh sang Giết người) nhưng cố tình che giấu, không tố giác hoặc thấy nạn nhân trong trường hợp nguy hiểm về tính mạng mà không cứu giúp, dẫn tới hậu quả chết người xảy ra. Nếu như không thuộc các trường hợp như đã nêu trên thì trách nhiệm hình sự của người bố sẽ không được bàn tới. Tuy nhiên, vì là bố của nghi phạm, người này có trách nhiệm bồi thường dân sự cho gia đình phía bị hại. Việc bồi thường sẽ dựa trên tài sản hiện có của nghi phạm, đối với phần nghĩa vụ bồi thường nằm ngoài phạm vi giá trị tài sản của nghi phạm thì người bố trong trường hợp này có trách nhiệm bồi thường thay cho con trai.
Cục Trẻ em lên tiếng vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não và mức hỗ trợ
Theo báo cáo của Cục Trẻ em về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, hai nghi can đều là trẻ em nên chỉ bị tạm giam điều tra và được thả ra sau đó. Ngoài ra, còn có chính sách hỗ trợ cho nạn nhân và gia đình nạn nhân, hiện đang tiếp tục xác minh và giải quyết vụ việc. Chiều ngày 27/3, Công an quận Long Biên, Hà Nội đã khởi tố vụ án về Tội cố ý gây thương tích. (1) Chính sách hỗ trợ, trợ giúp nạn nhân và gia đình Chiều ngày 27/3/2024, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐTBXH) cho biết đã có báo cáo nhanh về vụ nam sinh bị đánh chết não ở Long Biên, Hà Nội. Theo Cục Trẻ em, Trung tâm công tác xã hội Hà Nội (TTCTXH) đã phối hợp UBND quận Long Biên và UBND phường Việt Hưng tổ chức đoàn gồm phòng GD&ĐT quận Long Biên, Trường THCS Việt Hưng, Chủ tịch UBND phường, trưởng công an phường xuống tận gia đình xác minh và hỗ trợ giải quyết vụ việc. Ngày 27/3/2024, TTCTXH Hà Nội gửi Báo cáo 92/BC-UBND của UBND quận Long Biên về vụ việc trẻ em xảy ra tại phường Việt Hưng, quận Long Biên. UBND quận Long Biên phối hợp với Sở LĐTBXH, TTCTXH Hà Nội đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Trong đó: - Chỉ đạo phòng LĐTBXH thực hiện hỗ trợ từ Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND TP Hà Nội số tiền 11 triệu đồng; - TTCTXH Hà Nội đã vận động hỗ trợ 3 triệu đồng - UBND phường Việt Hưng và Thượng Thanh đã vận động hỗ trợ 33,5 triệu đồng. Hiện UBND quận chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp các cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, tìm nguyên nhân, giải quyết vụ việc và thực hiện các quy trình trợ giúp trẻ em theo quy định. Tổng đài 111 kết nối Sở LĐTBXH tỉnh Phú Thọ trao đổi thông tin vụ việc, có phương án hỗ trợ cháu Đ. Xem bài viết liên quan: Người chưa đủ 16 tuổi đánh chết người bị xử lý thế nào? Xác định chưa đủ 16 tuổi? Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Nghi phạm có bị truy cứu tội danh giết người không? (2) Sự việc dẫn đến nam sinh lớp 8 bị chết não Cụ thể, vụ việc trên xảy ra vào ngày 17/03/2024, bắt nguồn từ mâu thuẫn trong lúc chơi bóng rổ giữa T.V.K. (lớp 6) và N.H.Đ (lớp 8). Sau khi bị đánh, T.V.K. đã nhờ anh ruột mình là T.V.M sinh năm 2008 (16 tuổi) đến giải quyết mâu thuẫn. Tại đây, T.V.M đã có hành vi hành hung nạn nhân. Sau đó, Đ. có biểu hiện choáng, tái mặt và được bố nghi phạm cùng người dân đưa đến Bệnh viện 108 để điều trị. Nguyên nhân, theo T.V.K. (12 tuổi), N.H.Đ. có ngồi lên bụng cũng như tát K. vì K. không đánh một anh đang đỗ xe đạp điện gần đó. Sau đó, K. gọi anh trai là T.V.M. (16 tuổi) đánh Đ. bất tỉnh tại chỗ. N.H.Đ trải qua hai lần phẫu thuật, song người thân cho biết bác sĩ chẩn đoán cháu bị chấn thương sọ não, tiên lượng xấu. Theo Báo cáo 43/BC-UBND của UBND phường Việt Hưng và Báo cáo 12/BC-LĐTBXH của phòng LĐTBXH quận Long Biên: Vụ việc xảy ra vào khoảng 16 giờ phút ngày 17/3/2024, cháu N.H.Đ (2010) bị cháu T.V.M (2008) thường trú tại quận Long Biên, Hà Nội dùng tay đấm vào vùng mặt bên trái tại khu vực sân Bát Giác, Đình Lệ Mật, phường Việt Hưng làm cháu Đ ngã. Cháu được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đức Giang sau đó chuyển tới Bệnh viện quân y 108 Hà Nội. Tại bệnh viện, bác sĩ chuẩn đoán cháu bị chấn thương sọ não nặng, thở oxy và rất nguy kịch về tính mạng. Hiện Sở LĐTBXH Hà Nội có chỉ đạo TTCTXH Hà Nội phối hợp địa phương thăm hỏi trẻ; Công an quận Long Biên, phối hợp Công an phường Việt Hưng tiến hành điều tra làm rõ; UBND phường Việt Hưng tới thăm hỏi, chia sẻ động viên gia đình cháu N.H.Đ tại Bệnh viện quân y 108. Cháu Đ đã được gia đình đưa về Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ để duy trì sự sống. Hiện tại gia đình rất bức xúc nên nhờ mạng xã hội gây sức ép để giải quyết vụ việc. Đối tượng T.V.M (2008) và cháu T.V.K (2012) đều là trẻ em nên lúc đầu bị tạm giam để điều tra sau đã được thả. Hiện TTCTXH Hà Nội chưa tiếp cận được hai cháu và gia đình để nắm bắt thông tin nguyện vọng và nhu cầu trợ giúp. Chiều ngày 27/3, Công an quận Long Biên, Hà Nội đã khởi tố vụ án về Tội cố ý gây thương tích để điều tra vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, tình trạng sức khỏe nguy kịch, do mâu thuẫn khi chơi bóng rổ. Xem bài viết liên quan: Người chưa đủ 16 tuổi đánh chết người bị xử lý thế nào? Xác định chưa đủ 16 tuổi? Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Nghi phạm có bị truy cứu tội danh giết người không?
Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Nghi phạm có bị truy cứu tội danh giết người không?
Tối ngày 27/03/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Long Biên (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với thiếu niên 16 tuổi đánh người gây chết não để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích. (1) Nguồn cơn sự việc Theo Báo Tuổi trẻ, vụ việc trên xảy ra vào ngày 17/03/2024, bắt nguồn từ mâu thuẫn trong lúc chơi bóng rổ giữa T.V.K. (lớp 6) và N.H.Đ (lớp 8). Sau khi bị đánh, T.V.K. đã nhờ anh ruột mình là T.V.M sinh năm 2008 (16 tuổi) đến giải quyết mâu thuẫn. Tại đây, T.V.M đã có hành vi hành hung nạn nhân. Sau đó, Đ. có biểu hiện choáng, tái mặt và được bố nghi phạm cùng người dân đưa đến Bệnh viện 108 để điều trị. Tại đây, Bệnh viện 108 xác định Đ. bị chấn thương sọ não nặng, hôn mê, tiên lượng tử vong cao. Đến ngày 26/03/2024, Đ. được gia đình chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và đang được điều trị tích cực. Chiều cùng ngày, Trung tâm pháp y Hà Nội đã kết luận tỷ lệ tổn hại sức khỏe của Đ. là 99%. (2) Nghi phạm đánh người khác gây chết não bị xử phạt như thế nào? Theo những thông tin nêu trên, có thể thấy nghi phạm T.V.M hiện đang theo học lớp 10, sinh năm 2008. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, tính đến thời điểm 2024, nghi phạm trong vụ việc nêu trên đã đủ 16 tuổi. Tức đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để xác định hành vi hành hung nêu trên cấu thành tội danh “Giết người” được quy định tại Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 hay tội danh “Cố ý gây thương tích” được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 còn phụ thuộc vào kết quả giám định pháp y của của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thương. Bởi theo lý luận định tội, 02 tội danh nêu trên đều là những tội phạm rất nguy hiểm, có cấu thành riêng biệt, khác nhau về khách thể, về tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả. Chính vì thế, tại vụ việc này có thể xảy ra 02 trường hợp như sau: Trường hợp 01: Nếu kết quả giám định xác định được nghi phạm sử dụng vũ lực đấm liên tiếp vào vùng gáy, đầu dẫn tới chấn thương sọ não nặng sẽ cấu thành tội “Giết người”. Bởi nạn nhân trong trường hợp này hiện đang theo học lớp 8 (dưới 16 tuổi) Chính vì thế, nghi phạm có thể bị truy tố theo Khoản 1 Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên và có thể tới 18 năm tù đối với các đối tượng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Trường hợp 02: Nếu xác định được nạn nhân bị chấn thương sọ não là do lực tác động làm ngã đập đầu xuống nền thì trường hợp này sẽ cấu thành tội “Cố ý gây thương tích”. Trường hợp tỷ lệ tổn hại sức khỏe của nạn nhân là 99% theo kết luận giám định của Trung tâm pháp y Hà Nội thì nghi phạm trong trường hợp này có thể bị truy cứu với mức hình phạt từ 05 đến 10 năm tù (Khoản 3) hoặc từ 07 đến 14 năm (Khoản 4) Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015. Bên cạnh đó, theo quan điểm của một số Luật sư cho rằng cần xem xét vai trò đồng phạm bởi những căn cứ như: “Biết con xảy ra mâu thuẫn nhưng do bênh con đã cùng 02 con đi xe máy đến gặp cháu bé để giải quyết. Đáng lẽ, người bố cần phải hỏi rõ cháu bé sự việc, khuyên giải nhưng đã bỏ mặc để cho 02 con xông vào đánh cháu N.H.Đ mà không can ngăn.” Còn theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Người bảo vệ quyền lợi của nạn nhân cho biết: “Nếu người bố có mặt, đứng ngay gần để mặc con xông vào đánh cháu bé, được coi là người giúp sức, ủng hộ về tinh thần. Hành vi của người bố trong trường hợp này nếu xem xét với vai trò đồng phạm là có căn cứ”.
Rút kinh nghiệm về định tội danh trong vụ án giết người và cố ý gây thương tích
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án Đặng Anh Việc (cùng các đồng phạm) bị xét xử về các tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thông báo để các Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phó nghiên cứu, rút kinh nghiệm như sau: I. Tóm tắt nội dung vụ án Xuất phát từ mâu thuẫn trong việc mua bán điện thoại giữa Trịnh Nhật Tân và Đặng Anh Tú, nên khoảng 21 giờ 30 phút ngày 25/6/2021 Trịnh Nhật Tân cùng với Phạm Hữu Nghĩa đến nhà Trần Anh Tuấn (là anh ruột của Tú) để tìm gặp Tú. Khi gặp nhau hai bên đã xảy ra xô xát, cãi vã và thách thức đánh nhau. Nghe tiếng ồn ào Đặng Anh Việc (là em ruột của Tú ở nhà sát bên) liền chạy ra phía trước nhà của Tuấn đến gần chỗ Tân và nói “Do cái điện thoại của mày mà sinh chuyện”, đồng thời Việc dùng tay đấm trúng vào mặt của Tân. Thấy vậy, Nghĩa cầm 01 con dao Thái Lan xông đến định đâm Việc thì Việc liền sử dụng 01 thanh kiếm (cán màu đen dài 20cm, lưỡi kim loại dài 80cm) giơ lên cao và la lớn “Giết chết mẹ nó luôn”. Tuấn liền cầm 01 khúc cây gỗ dài 1,3m chạy ra đánh 01 cái trúng vào người của Nghĩa thì Nghĩa bỏ chạy. Tuấn cầm khúc cây cùng với Tú cầm 01 thanh kiếm tiếp tục truy đuổi theo Nghĩa. Trong khi Nghĩa đang bỏ chạy Tuấn ném khúc cây về phía Nghĩa nhưng không trúng. Nghĩa chạy đến bãi đất trống gần trường mẫu giáo An Hoà thì bị vấp ngã. Tuấn và Tú đuổi kịp dùng tay, chân đánh nhiều cái vào người của Nghĩa làm Nghĩa bất tỉnh. Sau đó Tuấn và Tú kéo Nghĩa ra đặt gần đường bê tông. Lúc sau người nhà của Nghĩa đến đề nghị được đưa Nghĩa đi cấp cứu nhưng Việc, Tuấn, Tú ngăn cản và yêu cầu chờ Công an đến giải quyết. Khi Công an xã Ân Phong đến thì Nghĩa mới được người nhà đưa đi cấp cứu. Kết quả giám định Nghĩa bị tổn hại 17% sức khoẻ. Cùng thời điểm này Tân gọi điện cho Trần Văn Bình kể lại việc Nghĩa bị đánh. Bình đang ngồi nhậu với Lê Tiến Sỹ và Đỗ Minh Thẩm nên rủ Sỹ, Thẩm đi cùng thì Sỹ, Thẩm đồng ý. Sau đó Sỹ điều khiển xe mô tô chở Thẩm, Bình về nhà Sỹ lấy 02 cây phảng phát bờ, rồi cùng nhau đến nhà Tuấn. Khi Sỹ, Thẩm, Bình đến nơi là khoảng 22 giờ 30 phút lúc này Công an xã đang lập biên bản tại hiên nhà của Tuấn. Sỹ đến đứng trước nhà của Việc (sát nhà Tuấn) nói lớn “Tao là chó Sỹ nè, đứa nào ăn được thì ăn”. Bình, Thẩm cũng la lớn tiếng đòi sang bằng nhà này. Tiếp đó, Bình cầm theo 01 cây phảng đi vào sân nhà Việc để đánh Việc, thấy vậy Việc đi lùi lại thì bị vấp ngã ngồi bệt xuống sân. Bình cầm cây Phảng đâm 01 nhát vào đầu gối chân trái của Việc (gây thương tích 2%). Việc nhào người lên giằng co cây phảng trên tay Bình và dùng tay đấm 02 cái trúng mặt Bình làm Bình gục ngã xuống đất. Việc đoạt được cây phảng trên tay Bình thì tiếp tục dùng cây Phảng đánh 02 cái vào người Bình. Sau khi đánh Bình thì Việc nhìn thấy Sỹ đang đứng trước cổng nhà của Việc cầm 01 cây phảng la lớn “Gọi mấy thằng thị trấn vô chém chết mẹ nó”. Nghe vậy Việc cầm cây phảng (mới giật được của Bình) chạy ra chém ngang 01 phát trúng tay trái của Sỹ, Sỹ bỏ chạy được khoảng 03 mét thi bị ngã nằm nghiêng bên đường, hai chân co lại, hai tay ôm đầu. Việc đến cầm phảng bằng hai tay giơ lên chém mạnh xuống trúng vào gối cẳng chân phải làm chẻ đôi từ bờ ngoài xương chày đến đoạn 1/3 giữa cẳng chân phải, gây đứt hoàn toàn bó mạch thần kinh kheo, được đưa đi cấp cứu đến 7 giờ 30 phút ngày 26/6/2021 thì Sỹ chết. Trước đó, trong lúc Việc đuổi đánh Sỹ thì Tú lấy 01 cây gỗ dài 120cm, đường kính 3,5cm chạy đến đánh nhiều cái vào người của Bình (đang nằm bất tình tại sân nhà Việc). Kết quả giám định Bình tổn hại 20% sức khoẻ. - Bản án hình sự sơ thẩm số 40/2023/HSST, ngày 14/6/2023 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh B; tuyên bố: Bị cáo Đặng Anh Việc phạm tội “Giết người” và tội “Cố ý gây thương tích các bị cáo Đặng Anh Tú, Đặng Anh Tuấn phạm tội “Cố ý gây thương tích”. + Áp dụng khoản 2 Điều 123; điểm b khoản 2, Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 55 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Đặng Anh Việc 09 năm tù về tội “Giết người” và 03 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”, Buộc chấp hành hình phạt chung cho cả 02 tội là 12 năm tù. + Áp dụng điểm b,d khoản 2 Điều 134; khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Đặng Anh Tú 04 năm tù. + Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Đặng Anh Tuấn 02 năm tù. Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí hình sự sơ thẩm, quyền kháng cáo. Bản án sơ thẩm nêu trên đã bị VKSND cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chấp nhận toàn bộ nội dung kháng nghị về các vi phạm của bản án sơ thẩm đã được kháng nghị nêu ra và tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm 1. Đối với bị cáo Đặng Anh Việc: Thông qua hành động cầm cây kiếm giơ lên cao và hô to “Giết chết mẹ luôn” thể hiện bị cáo Việc chính là người khởi xướng để Tuấn và Tú “dùng hung khí nguy hiểm” đánh gây thương tích 17% cho Nghĩa. Ngay sau khi nghe Việc hô thì Tuấn liền sử dụng cây gỗ dài 1,3m đánh trúng vào người của Nghĩa. Bị đánh nên Nghĩa bỏ chạy thì Tuấn cầm cây và Tú cầm kiếm tiếp tục rượt đuối, đánh Nghĩa. Cấp sơ thẩm đã áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” khi xử lý hành vi phạm tội của Tuấn theo điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS. Với vai trò là người chủ mưu, khởi xướng thì bị cáo Việc cũng phải cùng bị xem xét áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” như đã áp dụng để xử lý đối với bị cáo Tuấn. Trong khi gây thương tích cho bị hại Bình thì bị cáo Việc cũng đã trực tiếp “dùng hung khí nguy hiểm” là cây phảng đánh 02 cái vào người của bị hại Bình. Tổng thương tích gây ra cho Bình là 20%. Cấp sơ thẩm chỉ điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Việc theo điểm b khoản 2 Điều 134 BLHS là không đúng khung hình phạt của tội “cố ý gây thương tích” bị cáo đã thực hiện. Vì hành vi trên của bị cáo Việc đã phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS đó là: “d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thế của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này” (dẫn chiếu điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS là “dùng hung khí nguy hiểm”). Trường hợp truy cứu bị cáo Việc về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS (là tội rất nghiêm trọng) thì đồng thời phải truy cứu TNHS với bị cáo Việc về tội “Giết người” theo điểm e khoản 1 Điều 123 BLHS đó là “e) Giết người mà liền trước đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng”, cấp sơ thẩm chỉ điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Việc theo khoản 2 Điều 123 BLHS là không đúng khung hình phạt đối với tội “Giết người” 2. Đối với bị cáo Đặng Anh Tú: Bị cáo Tú trực tiếp chứng kiến bị cáo Việc cầm cây kiếm giơ lên cao và nghe Việc hô to “Giết chết mẹ nó luôn”, đồng thời chứng kiến bị cáo Tuấn cầm cây gỗ dài l,3m đánh trúng vào người của Nghĩa. Liền sau đó bị cáo Tú đã tiếp nhận ý chí của Việc và Tuấn, cầm kiếm đuổi theo cùng với Tuấn đánh Nghĩa gây thương tích 17%, đồng thời Tú còn sử dụng cây gỗ dài 120cm có đường kính 3,5cm đánh nhiều cái vào người của Bình trong khi Bình đã bị Việc đánh đang nằm bất tỉnh (hậu quả Bình bị tổn thương 20% sức khoẻ). Hành vi của bị cáo Tú đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS. Cấp sơ thẩm chỉ điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Tú theo khoản 2 Điều 134 BLHS là không đúng khung hình phạt bị cáo Tú đã thực hiện. 3. Đối với hành vi của các đối tượng Trịnh Nhật Tân, Phạm Hữu Nghĩa, Trần Văn Bình, Đỗ Minh Thẩm: Các đối tượng Tân và Nghĩa đã chủ động đến nhà của Tú gây sự, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vụ án làm 01 người chết và 02 người bị thương trong khoảng thời gian dài từ 21 giờ 30 đến hơn 22 giờ 30 phút tại khu vực đông dân cư, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, trị an xã hội tại địa phương. Khi nhóm của mình bị đánh và bị yếu thế Tân tiếp tục gọi cho Bình, thì Bình rủ Thẩm, Sỹ cùng đi và được Thẩm, Sỹ đồng ý. Khi đến nơi Sỹ, Bình và Thẩm cùng la lối to tiếng đòi san bằng nhà của Việc, đồng thời Bình cầm cây Phảng đánh Việc nên bị Việc đánh lại làm cho Sỹ bị chết, Bình bị thương. Hành vi của nhóm: Tân, Nghĩa, Bình, Thẩm đã đủ yếu tố cấu thành tội “Gây rối trật tự công cộng” nhưng cấp sơ thẩm không truy cứu trách nhiệm hình sự với các đối tượng trên là bỏ lọt tội phạm.
Người chủ mưu chỉ muốn cố ý gây thương tích nhưng hậu quả chết người thì phạm tội gì?
Người chủ mưu thuê người đánh một người khác (với mục đích cố ý gây thương tích), nhưng hậu quả dẫn đến chết người, thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? Nội dung của vấn đề này có thể được xử lý theo Án lệ số 01/2016/AL về vụ án giết người (được ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-CA năm 2016 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: Khoảng 15 giờ ngày 21-6-2007, Công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội nhận được tin báo đã xảy ra vụ án, nạn nhân bị chết tại khu vực đúc dầm bê tông thi công cầu Thanh Trì thuộc địa phận tổ 12, phường Thạch Bàn, quận Long Biên; nạn nhân là anh Nguyễn Văn Soi (kỹ sư xây dựng thuộc Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng). Qua Điều tra, xác minh, Công an quận Long Biên đã bắt khẩn cấp Đồng Xuân Phương. Quá trình Điều tra xác định: anh Nguyễn Văn Soi và Đồng Xuân Phương cùng làm việc tại Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (được giao nhiệm vụ thi công, xây dựng cầu Thanh Trì). Khoảng tháng 02-2007, Phương uống rượu say trong giờ làm việc, bị anh Soi dùng điện thoại di động chụp ảnh, báo cáo lãnh đạo nên Phương có ý định trả thù anh Soi. Ngày 14-6-2007, Đồng Xuân Phương gọi điện thoại cho bạn là Đoàn Đức Lân sinh năm 1975 (trú tại nhà số 11 C98 Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) nói việc mâu thuẫn nêu trên và thuê Lân đánh trả thù. Lân nói sẽ giới thiệu người khác thực hiện. Tối ngày 17-6-2007, Phương từ Hà Nội về Hải Phòng gặp Lân và bạn của Lân là Hoàng Ngọc Mạnh sinh năm 1982 (còn gọi là Thắng; trú tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) kể lại việc mâu thuẫn và thuê Lân, Mạnh đánh anh Soi, bằng cách dùng dao đâm vào chân, tay nạn nhân để gây thương tích. Đồng Xuân Phương hỏi giá bao nhiêu, Mạnh và Lân nói tùy nên Phương đã đưa cho Mạnh 1.500.000 đồng. Lân và Mạnh đồng ý. Khoảng 20 giờ ngày 20-6-2007, Hoàng Ngọc Mạnh đi cùng Nam (là bạn Mạnh; không xác định được địa chỉ) lên Hà Nội gặp Đồng Xuân Phương thống nhất là sẽ đánh anh Soi vào ngày 21-6-2007; sau đó Phương đưa thêm 500.000 đồng để Mạnh thuê chỗ ngủ. Đến Khoảng 9 giờ ngày 21-6-2007, Phương dẫn Mạnh và Nam đến đoạn đường anh Soi sẽ qua để đi họp vào đầu giờ buổi chiều hôm đó; rồi quay về Công ty. Khoảng 11 giờ, Hoàng Ngọc Mạnh đến quán nước tại ngã ba quốc lộ 5 - 1B (quán của chị Phạm Thị Miến) thuê điện thoại di động của chị Miến gọi điện thoại cho Đồng Xuân Phương yêu cầu mô tả đặc Điểm nhận dạng và thông báo số điện thoại di động của anh Soi; Phương đã thực hiện theo yêu cầu của Mạnh. Đến Khoảng hơn 13 giờ chiều, Mạnh lại thuê điện thoại di động của chị Miến gọi cho Phương thông báo là đã nhận dạng được anh Soi và Mạnh sẽ thực hiện một mình vì hiện Nam đã bỏ đi đâu không thông báo lại, Đồng Xuân Phương đồng ý. Khoảng 14 giờ 16 phút cùng ngày, Mạnh đã thuê máy điện thoại di động của chị Miến gọi điện thoại hẹn gặp anh Soi tại khu vực đúc dầm bê tông. Khi anh Soi đến, Mạnh đã dùng dao nhọn chuẩn bị từ trước đâm 02 nhát vào mặt sau đùi phải, làm anh Soi chết. Tại Bản giám định pháp y số 146/PC21-PY ngày 17-7-2007, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận: nạn nhân bị 02 vết thương tại mặt sau đùi phải, vết phía trên xuyên vào cơ đùi 3cm. Vết phía dưới cắt đứt động mạch, tĩnh mạch đùi sau gây chảy mất nhiều máu. Nguyên nhân chết: sốc mất máu cấp không hồi phục do vết thương động mạch. Nội dung của Án lệ: "Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; có căn cứ xác định về mặt chủ quan, Phương chỉ muốn gây thương tích cho anh Soi mà không muốn tước đoạt tính mạng, cũng không muốn thuê Mạnh đâm bừa, đâm ẩu vào anh Soi để mặc mọi hậu quả xảy ra. Vì thế, bị cáo chỉ yêu cầu tấn công vào chân, tay mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể, là những vị trí nếu bị tấn công thì sẽ có nhiều khả năng xâm hại đến tính mạng nạn nhân. Khi thực hiện tội phạm, Mạnh đã đâm 02 nhát đều vào đùi nạn nhân theo đúng yêu cầu của Phương. Hành vi phạm tội của Hoàng Ngọc Mạnh khó thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Việc nạn nhân bị chết do sốc mất máu cấp không hồi phục là ngoài ý muốn của Đồng Xuân Phương và đồng phạm. Hành vi của Đồng Xuân Phương thuộc trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, quy định tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án Đồng Xuân Phương về tội “Giết người ” là không đúng pháp luật.” Như vậy, trong vụ án có đồng phạm, nếu Toàn án có căn cứ chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); và người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu. Việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình Tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người” chứ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người được.
Bị tổn thương do bị tấn công trong quá trình làm việc có xem là tai nạn lao động ?
Kính gởi Luật sư, Quản lý B bị công nhân A đạp vào người và dùng vật dụng chọt cổ giày đánh vào đầu gây thương tích với lý do Quản lý nhắc nhở nhiều lần về hành vi Công nhân A bỏ vị trí làm việc nhiều lần trong ca làm việc. Sự việc xảy ra, nạn nhân được công ty sơ cứu và đưa đi bệnh viện chữa trị. Công nhân A được trình báo lên công an địa phương về hành vi gây mất trật tự trong khu vực sản xuất và cố ý gây thương tích, bị xử phạt hành chính. Hơn nữa Công nhân phải chịu hình thức kỷ luật lao động theo quy định nội quy Công ty. Vậy, Tôi xin hỏi Luật sư trường hợp nạn nhân bị tổn thương nói trên có được xem là tai nạn lao động không ? Cảm ơn.
Vợ đánh ghen chồng và tình nhân có bị xử phạt không?
Đánh ghen không còn quá xa lạ đối với cộng đồng nữa, cách vài hôm lại xuất hiện một bà vợ đi đánh ghen, lúc thì tìm đến quán karaoke, lúc thì đến khách sạn, thậm chí bắt ghen trên ô tô,... Không khó để bắt gặp những đoạn clip chồng ngoại tình, còn vợ thì đi đánh ghen với sự cổ vũ nhiệt tình từ những người hóng chuyện xung quanh. Vậy đứng trên phương diện pháp luật, người đánh ghen hay đi xem người khác đánh ghen thì có bị xử lý hay không? Người đánh ghen bị xử lý thế nào? Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng, như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: - Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều 7; Bên cạnh đó, căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144 /2020/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều 7 thì việc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đồng thời, theo quy định tại điểm đ khoản 14 của Điều 7 thì người vi phạm buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh ghen Nếu hành vi đánh ghen để lại hậu quả nghiêm trọng, tùy thuộc vào tính chất mức độ mà hành vi đó gây nên thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 155 Tội làm nhục người khác và Điều 156 Tội vu khống Bộ luật Hình sự 2015 (được thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Theo đó, về hành vi vi phạm này tùy vào tính chất mức độ mà mức phạt cao nhất nếu vi phạm một trong hai điều này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 tháng và phạt tù lên đến 01 năm. Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó nếu việc đánh có hành vi cố ý gây thương tích, thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung hình phạt cao nhất có thể từ 12-20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đi xem đánh ghen (không tham gia đánh) có bị xử phạt không? Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Căn cứ tại Điều luật này, đã đưa ra các mức phạt cụ thể với từng hành vi vi phạm. Theo đó, những hành vi dưới đây được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng: + Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác + Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự + Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác. Như vậy, đánh ghen được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng. Chủ thể tham gia đánh ghen phải có những hành động, lời nói nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm của cá nhân khác cũng như trật tự công cộng thì mới được xem là vi phạm Việc đi xem đánh ghen mà không tham gia được xem là các chủ thể này chứng kiến hành vi đánh nhau xảy ra, nhưng không có bất kỳ hành động, hay lời nói xúc tác vào mâu thuẫn đó. Khi đó, người đi xem đánh ghen sẽ không thể bị quy về tội gây rối trật tự hay những tội phạm liên quan có thể xảy ra.
Gây thương tích khi đánh nhau mức bồi thường sẽ như thế nào?
Trong quá trình gây ẩu đả không may một bên gây thương tích nặng cho bên còn lại thì việc quy định mức bồi thường luôn là tranh chấp khiếu kiện dai dẳng tại tòa. Vậy mức bồi thường trong vụ án gây thương tích được quy định ra sao? Thương tích của bị đơn được giám định thế nào? 1. Trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám định? Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định thuộc các nội dung sau: - Thứ nhất: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; - Thứ hai: Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; - Thứ ba: Nguyên nhân chết người; - Thứ tư: Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; - Thứ năm: Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; - Thứ sáu: Mức độ ô nhiễm môi trường. Theo đó, đương sự trong vụ án hình sự buộc phải giám định thương tích và các nội dung khác có liên quan đến vụ án được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thực hiện để giải quyết vụ án. 2. Đương sự có được yêu cầu giám định thương tích? Trong trường hợp đương sự không thuộc các trường hợp đương nhiên phải giám định thì đương sự trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: - Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. - Trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. - Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định. 3. Bồi thường thương tích căn cứ phát sinh ra sao? Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự như sau: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Chi trả mức bồi thường trong vụ án cố ý gây thương tích ra sao? Cụ thể Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong vụ án cố ý gây thương tích được thực hiện như sau: - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Như vậy, để được bồi thường khi bị gây thương tích thì đương sự trong vụ án hình sự phải thực hiện giám định thương tích bị gây ra từ đó xác định được mức độ thương tật. Căn cứ vào đó yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường cho tổn thất về sức khỏe và tinh thần. Mức bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ giám định, tình tiết vụ án và gia cảnh của bị cáo.
Phạm nhân trong tù đánh nhau có bị truy cứu hình sự tội cố ý gây thương tích?
Khi đi tù trong quá trình chung sống và sinh hoạt chung cùng các phạm nhân với nhau đôi lúc sẽ có những mâu thuẫn phát sinh và việc đánh nhau có thể là một điều không tránh khỏi, việc bảo vệ các phạm nhân không bị đánh và chế tài nào dành cho hành vi đánh người khác ở trong tù? 1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự Theo Điều 10 Luật Thi hành án Hình sự 2019 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm và tùy vào tính chất mức độ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh nhau. - Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự; - Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp; - Kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án. 2. Phạm nhân đánh bạn tù bị xử lý như thế nào? - Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh nhau: Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ; tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Có tính chất côn đồ; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: + Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên +Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% + Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 BLHS 2015 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân trong trường hợp + Làm chết 02 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 Vậy tùy vào tính chất mức độ trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ; tạm giam, đang chấp hành án phạt tù mà phạm nhân đánh bạn tù gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.
Luật sư tư vấn giúp ạ. ngày 21/1 khi đi ăn tất niên họ hàng bố tôi bị người khác đánh, trước đó không có tranh cãi gì cả. Bố tôi bị gãy 4 xương sườn phải điều trị. Gia đình bên đánh bố tôi có thương lượng nhưng không tìm được tiếng nói chung. Bố tôi có đưa đơn ra cả công an thành phố và họ bảo rằng kiện cáo rất tốn kém nên cũng không có ý định giám định sức khỏe cho bố tôi., Vậy giờ gia đình tôi phải làm sao, nhờ luật sư tư vấn giúp ạ
Người từ đủ 14 tuổi cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào? Có áp dụng mức phạt tiền hay không?
Hành vi cố ý gây thương tích sẽ tùy vào mức độ tính chất mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên đối với người chưa thành niên thì như thế nào? Người đủ 14 tuổi trở lên có phải chịu mức xử phạt hành chính là phạt tiền hay không? Về đội tuổi chịu trách nhiệm hành chính Căn cứ tại Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. Trong đó: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích của người từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: -Cảnh cáo; - Phạt tiền; -Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); -Trục xuất. Trong đó hình thức cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Đối với hình thức xử phạt còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Người từ đủ 14 tuổi có phải chịu mức xử phạt hành chính là phạt tiền không? Theo quy định tại khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Ngoài ra, trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Như vậy, đối với hành vi cố ý gây thương tích, người từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính với hình thức xử phạt là cảnh cáo. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015. Như vậy, về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự với người từ đủ 14 tuổi về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; -Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung hình phạt cao nhất cho tội này là tù chung thân. Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Xem thêm một số bản án về bị cáo phạm tội là người chưa thành niên tại đây
Hành vi thu tiền bãi du lịch “bụi” tự phát có hợp pháp?
Thời gian gần đây, các khu du lịch tự phát nổi lên với khách du lịch “bụi” tại những nơi chưa có các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch và đặc biệt là còn hoang sơ. Trong số đó, Hồ Trị An thuộc tỉnh Đồng Nai là một trong những điểm thu hút du khách đến dã ngoại, tham quan. Sự việc sẽ không đáng nói nếu như nhiều nhóm người tự phát thu tiền “bảo kê” chiếm giữ đất công để thu tiền bãi du lịch nếu du khách đến đây. Điều này gây bức xúc trong dư luận cũng như trải nghiệm của nhiều người. Vậy hành vi này có được xem là hợp pháp? Một số du khách có quay phim chụp ảnh lại và nhóm “bảo kê” này bảo là không sợ báo chí cũng như công an vì đã xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu bãi với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đất tại Hồ Trị An thuộc về Nhà nước và mục đích dùng để tích trữ nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Do đó, không được kinh doanh du lịch xung quanh hồ để phục vụ việc phát điện. Nhiều trường hợp cho biết sợ nhóm này sử dụng vũ lực nên đã trả tiền bãi để được yên. 1. Tội cưỡng đoạt tài sản Căn cứ các trường hợp trên cho thấy hành vi của nhóm này hoạt động có mục đích kiếm tiền dựa trên việc người dân đến các bãi du lịch tự phát không chính thống. Qua đó, có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Đây là một băng nhóm có tổ chức và quy mô. - Có tính chất chuyên nghiệp. - Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ. - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Tái phạm nguy hiểm. Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị truy cứu với mức phạt tù 07 năm - 15 năm khi: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng. - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên. - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2. Trường hợp có sử dụng vũ lực đến du khách Trong trường hợp mà nhóm này có hành vi sử dụng vũ lực ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của du khách còn có thể bị truy cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm. - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình. - Có tổ chức. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê. - Có tính chất côn đồ. - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%. - Phạm tội 02 lần trở lên. - Tái phạm nguy hiểm. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp tổn hại từ 61% tại (khung 4). - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). Khung 4: Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. - Làm chết người. - Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). Khung 5: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - Làm chết 02 người trở lên. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên tại (khung 1). Bên cạnh đó, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Như vậy, trường hợp thu tiền bãi du lịch của nhóm quản lý tự phát nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trong về tội cưỡng đoạt tài sản của khách du lịch. Trường hợp có sử dụng vũ lực đến du khách còn có thể bị truy cứu tội cố ý gây thương tích.
Hỏi về tội cố ý gây thương tích - Gây rối trật tự công cộng
Kính gửi luật sư! Nhà tôi mới dọn tới ở nhưng cứ bị nhà kế bên bắt nạt. Nhiều lần họ qua kiếm chuyện, nhà tôi có báo công an phường nhưng hầu như công an không giải quyết gì. Nên càng ngày họ càng lộng hành. Sáng ngày 09/01/2022 Nhà tôi và hàng xóm lại cãi vả nhau. Đến tối ngày 11/01/2022 khi chồng tôi ở nhà 1 mình thì hàng xóm cho người mang dao qua kéo chồng tôi ra ngoài chém chồng tôi và hăm dọa sẽ giết cả nhà tôi. Chồng tôi bị vết chém vào tay đến giờ vẫn còn sẹo. Camera an ninh có ghi lại toàn bộ sự việc diễn ra. Lần đó chồng tôi ở nhà có 1 mình nên chỉ tìm cách thoát thân bảo toàn tính mạng chứ không dám báo công an. Khi tôi đi công tác về biết chuyện tôi muốn báo công an nhưng chồng tôi không cho. Anh bảo anh không sao, bảo tôi đừng làm lớn chuyện sẽ nguy hiểm đến tính mạng, có báo công an cũng như mấy lần trước thôi họ chỉ hòa giải và không giải quyết gì đâu. Và suốt 1 năm qua vợ chồng tôi đã nhịn nhưng càng ngày họ càng quá đáng như thể không ai làm gì được họ. Xin luật sư cho tôi hỏi: sự việc họ cho người mang dao qua lôi chồng tôi ra ngoài chém như thế đã xãy ra gần 1 năm rồi thì giờ tôi có báo công an thưa họ được không? Và tội này theo như pháp luật quy định là tội gì và khung hình phạt là như thế nào? Rất mong các luật sư tư vấn giùm. Xin chân thành cảm ơn.
Cản trở người thi hành công vụ mà gây thương tích bị xử phạt ra sao?
Vừa qua, trên các diễn đàn thông tin về những vụ gây thương tích đối với CSGT đang làm nhiệm vụ hay cản trợ, chống đối các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc,… Hành vi cản trở, chống đối lực lượng chức năng có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của mình, pháp luật quy định áp dụng những biện pháp cưỡng chế để giải quyết. Vậy như thế nào được xem là cản trở người thi hành công vụ và mức phạt cho hành vi vi phạm này là gì? Ai được xác định là người thi hành công vụ? Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 quy định: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Hành vi cản trở người thi hành công vụ là gì? Hành vi “cản trở ” là hành vi tác động một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình người thi hành công vụ chấp hành, thực hiện nghiệp vụ , từ đó tạo ra khó khăn, cản trở việc chấp hành pháp luật. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao. Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào? Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào? Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy đinh tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Chế tài nào dành cho các đối tượng hành hung nhân viên y tế?
Mới đây, sự việc người nhà bệnh nhân xông vào phòng cấp cứu liên tục buông lời tục tĩu, mắng chửi các y bác sĩ với lý do vì đã để người nhà họ "chờ mấy tiếng không thăm khám". Sự việc xảy ra tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, được camera phòng cấp cứu ghi lại. Sau nhiều vụ bạo lực và hành hung các nhân viên y tế tại bệnh viện, trong đó có 2 luồng ý kiến trái chiều, như sau: Thứ nhất, cho rằng việc người nhà bệnh nhân đnag trong cơn hoảng loạn vì người thân đang gặp nguy hiểm, không kiềm chế được tâm trạng nên có thể thông cảm. Ngoài ra, cũng có ý kiến nói rằng “Không có lửa làm sao có khói’, “bệnh viện cũng nên xem lại quy trình và thời gian xử lý theo quy trình đó chứ không phải vụ nào cũng là lỗi hoàn toàn do người nhà bệnh nhân”. Thứ hai, ngược lại với những ý kiến trên, ý kiến này lên tiếng bảo vệ các y bác sĩ rằng cần có Luật riêng nhằm đảm bảo an toàn cho y bác sĩ để răn đe, xử lý phù hợp các đối tượng tấn công họ. Bởi đó là hành vi nguy hiểm, không chỉ gây tổn thương thân thể cho nhân viên y tế, mà còn ảnh hưởng đến công việc và trách nhiệm điều trị, cấp cứu cho các bệnh nhân. Điển hình, một số vụ bạo hành gần đây được các y bác sĩ tham gia kíp trực kể lại Người xông vào phòng cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định liên tục buông lời tục tĩu, mắng chửi các y bác sĩ và yêu cầu phải cắt cử người trông coi, chăm sóc bệnh nhân là người thân họ 24/24. Tuy nhiên, thời gian từ lúc bệnh nhân này vào viện đến khi hoàn thành việc cho thuốc, xét nghiệm máu, chụp phim, chuyển bó bột cố định vai và mời bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình khám, chỉ 24 phút. Nhận thấy người xông vào có xu hướng hành hung, kíp trực nhấn chuông báo động Code Grey, đội bảo vệ có mặt ngay. Tuy nhiên, người này bất chấp sự can ngăn vẫn tiến đến hành hung nhân viên y tế. Khi công an vào viện làm việc, mọi người mới biết đây là em vợ bệnh nhân. Cũng có vụ việc vào cuối tháng 7, có một trường hợp tại khoa cấp cứu bệnh viện, một bác sĩ bị người nhà bệnh nhi bóp cổ vì cho rằng chậm cấp cứu con gái của anh ta. Trong khi đó, bé gái bị hóc xương cá, vào viện kiểm tra sinh hiệu bình thường, không khó thở, không la khóc, nhân viên y tế dặn bé ngồi chờ khoảng 10 phút để bác sĩ tai mũi họng đến nội soi gắp xương. Không chỉ ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Hay đầu tháng 11/2018 khi 5 y bác sỹ trong kíp trực của bệnh viện Đa khoa Hải Dương hiến máu cứu một sản phụ thì bất ngờ bị người nhà của bệnh nhân lăng mạ, hành hung. Không ít người dân đã bất bình trước hành động phi đạo đức của các đối tượng. Theo các bác sĩ, bị thân nhân người bệnh bạo hành là tình trạng nhân viên y tế khoa cấp cứu nhiều bệnh viện đang phải đối mặt hàng ngày. Đây là khoa được xem như nguy hiểm nhất bệnh viện, do đặc thù tiếp nhận bệnh nhân để xử lý ban đầu nên tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều đối tượng và rất nhiều tình huống bất ngờ. Hiện nay, pháp luật đã có khung hình phạt điều chỉnh những hành vi bạo lực này hay chưa? Chuyện không có gì để nói, nếu trong hoàn cảnh bình thường, tuy nhiên với đặc thù ngành nghề là các y bác sĩ phải chịu trách nhiệm rất lớn về tính mạng con người. Ngoài việc bị tấn công, bạo lực, họ còn bị chậm trễ trách nhiệm, công việc của họ. Điển hình trong vụ việc trên, thời điểm đó, các y bác sĩ đang gấp rút xử trí 5 ca đột quỵ cấp, một bệnh nhân ngưng tim ngưng thở. Sự náo loạn này đã khiến bệnh nhân đột quỵ bị ảnh hưởng thời gian vàng cấp cứu. Như vậyy, có thể thấy việc tấn công bạo lực, hành hung này gây nhiều hiểm họa cho các y bác sĩ và cả những bệnh nhân đang chờ được điều trị. Theo quy định của pháp luật Hình sự trong trường hợp hành vi hành hung các y bác sỹ gây thương tích với tỷ lệ từ 11% trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Trong trường hợp thương tích dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc các thủ đoạn khác cũng có thể bị xem xét với điều khoản này. Trong những trường hợp khác, nếu hành vi hành hung chưa gây thương tích hoặc gây thương tích không đạt tỷ lệ 11% cũng có thể xem xét hoặc xử lý ở tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Ngoài ra, Điều 52 Bộ Luật Hình sự năm 2015 cũng có quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo đó, đối với các tình tiết sau được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như: phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội,... Dựa theo các tình tiết kết trên, hành vi hành hung bác sĩ chưa được coi là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, với các hành vi có tính chất côn đồ hoặc phạm tội vì động cơ đê hèn cũng được coi là một trong những tình tiết tăng nặng. Ngoài ra có một số ý kiến cho rằng cần răn đe, xử lý phù hợp người tấn công các y bác sĩ. Bởi đó là hành vi chống người thi hành công vụ. Vậy các y bác sĩ có phải là người thi hành công vụ hay không? Theo Điều 3 của Nghị định 208/2013 quy định và giải thích về người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan và lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội thì bác sỹ không phải là người thi hành công vụ. Cho nên, hành vi hành hung bác sĩ không bị xử lý theo tội chống người thi hành công vụ mà được xem xét để xử lý theo tội cố ý gây thương tích thông thường như các trường hợp phạm tội bình thường.
Phóng hỏa đốt nhà thì bị xử lý như thế nào?
Phóng hỏa đốt nhà là một hành vi đặc biệt nguy hiểm vì đe dọa xâm phạm về tài sản và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người. Theo đó, căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: “Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.” => Theo đó, mức hình phạt cao nhất cho tội danh này là 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại theo Điều 584, Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015: “Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.” “Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định.” Trường hợp người có hành vi phạm tội hủy hoại tài sản nhằm mục đích khác như cố ý gây thương tích hoặc giết người, còn việc hủy hoại tài sản, làm hư hỏng tài sản chỉ là thủ đoạn để đạt được mục đích trên thì người phạm tội đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giết người (theo khoản 1 Điều 123 BLHS 2015) với hình phạt cao nhất là Tử hình hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 134 BLHS 2015) và Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS 2015).
Xin giúp đỡ về trường hợp cố ý gây thương tích những không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nếu không đủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị gì?
Tóm tắt: Việc đánh giá chứng cứ, xác định chính xác tội danh trong nhóm tội xâm phạm tính mạng sức khỏe (Giết người, Cố ý gây thương tích) và một số tội danh liên quan (Gây rối trật tự công cộng) do hành vi vượt quá của các đồng phạm gây ra trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Bài viết nêu lên một số trường hợp dễ nhầm lẫn trong quá trình định tội danh từ đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập về quy định pháp luật; đồng thời đề xuất một số định hướng pháp luật giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh chính xác, tránh tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Hành vi của các nhóm đối tượng tụ tập đông người, sử dụng dao, kiếm, vũ khí hoặc các hung khí nguy hiểm khác tấn công lẫn nhau, gây huyên náo làm mất an ninh trật tự, làm tổn hại tính mạng, sức khỏe của người khác… đã xâm phạm đến những khách thể chung của nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe được Bộ luật Hình sự (BLHS) bảo vệ thông qua các quy định tại các Điều 123 tội Giết người (GN), Điều 134 tội Cố ý gây thương tích (CYGTT) và một số tội danh khác có liên quan thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 tội Gây rối trật tự công cộng (GRTTCC). Một trong những đặc điểm chung của các tội danh trên là các đối tượng trong cùng vụ án, là đồng phạm, có những hành vi tương tự nhau, có hoặc không bàn bạc trước về hậu quả xẩy ra hoặc bỏ mặc hậu quả xảy ra... Để cá thể hóa hành vi phạm tội, cá thể hóa tội danh, hình phạt đối với từng trường hợp đồng phạm trong vụ án, đòi hỏi các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải thu thập chứng cứ, đánh giá chính xác tội danh để không bị sai sót trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Sau đây, chúng tôi nêu lên một số căn cứ phân biệt các dấu hiệu cơ bản giữa các tội danh GN, CYGTT, GRTTCC và một số chú ý trong trường hợp vượt quá của đồng phạm, dễ nhầm lẫn khi đánh giá chứng cứ xác định tội danh và đề xuất một số kiến giải hoàn thiện pháp luật, cụ thể: 1. Một số căn cứ cơ bản phân biệt các tội danh Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng có đồng phạm. Khi phân biệt những tội danh trên cần chú ý đến các dấu hiệu thuộc yếu tố cấu thành cơ bản: Căn cứ Tội Giết người (Điều 123) Tội CYGTT (Điều 134) Tội GRTTCC (Điều 318) Loại tội Đặc biệt nghiêm trọng Nghiêm trọng Ít nghiêm trọng Khách thể Tính mạng, sức khỏe của con người Tính mạng, sức khỏe của con người Tính mạng, sức khỏe của con người. Sự hoạt động bình thường cơ quan, tổ chức, xã hội... Hành vi khách quan Hành vi hành động quyết liệt. Sử dụng vũ lực để tước đoạt tính mạng của người khác. Hành vi hành động. Sử dụng vũ lực để gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Có thể là hành vi hành động và không hành động. Có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp gây thương tích cho người khác. Sử dụng vũ lực để tấn công gây huyên náo, làm mất an ninh trật tự, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người Vị trí gây thương tích Vùng trọng yếu của cơ thể quyết định sự tồn tại, tử vong của con người như: Đầu, cổ, gáy, ngực, bụng... Có thể là vùng trọng yếu của cơ thể. Chủ yếu là các vùng không phải trọng yếu của cơ thể như: Tổn thương ngoài phần thân không làm tổn thương hoặc tổn thương nhẹ các cơ quan nội tạng. Không gây thương tích hoặc gây thương tích rất nhẹ ở những vị trí không nguy hiểm. Tính chất hành vi phạm tội Mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra cao nhất. Cường độ tấn công liên tục, nhanh, quyết liệt trong việc tước đoạt tính mạng của người khác. Mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra cao. Cường độ tấn công có thể liên tục, nhanh nhưng không quyết liệt như hành vi GN. Không mong tước đoạt tính mạng của người khác. Mong muốn làm tổn thương sức khỏe của người khác. Mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra thấp nhất trong 3 tội danh. Việc tấn công gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác có thể có hoặc không có. Thông thường là những đồng phạm cùng tham gia đánh nhau nhưng thực hiện hành vi không hành động hoặc không gây tổn thương đến sức khỏe của người khác. Hậu quả - Chết người - Gây tổn hại sức khỏe của người khác - Gây tổn hại sức khỏe của người khác - Chết người - Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự - Gây tổn hại sức khỏe của người khác - Chết người Chủ thể Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên. Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên. Lỗi Cố ý trực tiếp Cố ý trực tiếp, Cố ý gián tiếp Cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp 2. Thực trạng đánh giá chứng cứ, xác định tội danh Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng 2.1 Các trường hợp dễ nhầm lẫn tội danh a) Nhầm lẫn giữa tội GN và tội CYGTT dẫn đến hậu quả chết người: Việc định tội danh trong trường hợp này thường khó, rất có thể nhầm lẫn cần chú ý việc chứng minh ý thức chủ quan, động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả chết người là một trong những điều kiện quyết định việc xác định tội danh. Nhưng có phải trường hợp nào có hậu quả chết người đều là hành vi GN không? Việc xác định tội danh GN hay CGYTT chủ yếu phải dựa vào ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội (mong muốn tước đoạt tính mạng của người khác hay mong muốn làm tổn thương sức khỏe của người khác). Hậu quả chết người có thể là mong muốn hoặc không mong muốn của người thực hiện hành vi phạm tội. Có thể nói khái quát là hậu quả chết người là một trong những căn cứ quan trọng mang tính quyết định để xác định tội danh: khi sử dụng làm yếu tố định tội thì là tội GN, khi sử dụng làm tình tiết định khung tăng nặng thì là tội CYGTT. Việc chứng minh ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội không thừa nhận có mục đích, động cơ GN. Đòi hỏi các cơ quan tố tụng phải chứng minh “ý thức chủ quan thông qua hành vi khách quan”. Dựa vào kết quả chứng minh này, cơ quan tố tụng sẽ quyết định hành vi của người phạm tội là GN hay CYGTT. Bên cạnh đó, khi định tội danh cũng cần chú ý một số yếu tố quan trọng khác góp phần quyết định việc xác định chính xác tội danh GN hay CGYTT là tư thế, vị trí, chiều hướng tác động, cường độ tấn công của hung khí lên cơ thể con người để gây ra hậu quả thương tích hoặc chết người[1]. Thực tiễn giải quyết các vụ án GN, CGYTT trong thời gian vừa qua cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định “vùng nguy hiểm”, “vùng trọng yếu của cơ thể”[2]. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về những khái niệm này nên còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tổng kết thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)[3] và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)[4] có thể hiểu vùng trọng yếu của cơ thể là những vùng quan trọng, chủ yếu của cơ thể con người nếu bị tổn thương có thể quyết định việc tồn tại hoặc tử vong của con người. Những vùng này bao gồm các vị trí đầu, cổ, gáy (các thương tích làm tổn thương sọ, não, động mạch cảnh, đốt sống cổ...); ngực, lưng, bụng (các thương tích làm tổn thương tim, phổi hoặc cơ quan nội tạng khác); vùng hông, đùi trên (các thương tích làm tổn thương động mạch chủ...). Nghiên cứu các Thông báo rút kinh nghiệm số 05/TB-VC1-HS ngày 13/02/2019 và số 06/TB-VC1-HS ngày 25/3/2019 của VKSNDTC thấy việc xác định tội danh CGYTT hay GN cần phải căn cứ vào các yếu tố: hung khí sử dụng, vị trí tấn công, tư thế, chiều hướng, cường độ tấn công, thái độ của người thực hiện tội phạm đối với hậu quả gây ra (tưởng chết bỏ đi hoặc tấn công cho đến khi không còn chống cự, bỏ mặc hậu quả). Vụ án Tạ Duy H[5] cho thấy cách chứng minh ý thức chủ quan thông qua hành vi khách quan của người thực hiện hành vi phạm tội: Bị cáo đứng trực diện, tấn công làm bị hại ngã, mất khả năng chống cự rồi lại tấn công vào vùng đầu, cổ bị hại với cường độ liên tiếp cho đến khi thấy bị hại nằm im (tưởng đã chết hoặc bỏ mặc không đưa bị hại đi cấp cứu) thì bị cáo mới dừng việc tấn công lại. Điều này cho thấy diễn biến hành vi khách quan mà bị cáo H thực hiện đã thể hiện ý thức muốn tước đoạt tính mạng của người bị hại (không phụ thuộc vào hậu quả chết người). Cả hai Thông báo rút kinh nghiệm trên đều nêu về trường hợp phạm tội GN mà không căn cứ vào hậu quả chết người, chỉ cần người phạm tội sử dụng hung khí nguy hiểm, tấn công vào vùng trọng yếu có khả năng dẫn đến chết người là có dấu hiệu của tội GN (thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt). Do đó, quá trình định tội danh cần lưu ý: Khi có hậu quả chết người xảy ra thì việc xác định tội danh GN thường chính xác. Còn đối với các trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra, chỉ có hậu quả thương tích có thể nhẹ (khoản 2) hoặc rất nhẹ (khoản 1) của tội CYGTT thì việc chứng minh ý thức chủ quan thông qua hành vi khách quan là rất quan trọng. Chúng ta phải làm rõ diễn biến khách quan của hành vi phạm tội, xem xét lời khai của người phạm tội, người bị hại, người làm chứng một cách chi tiết, rồi đối chiếu với đặc điểm thương tích, xác định cơ chế hình thành thương tích của người bị hại để chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội. Việc hiểu không chính xác tinh thần hướng dẫn của VKSND tối cao đã dẫn đến một số sai sót trong nhận thức đánh giá chứng cứ: Hành vi “sử dụng hung khí nguy hiểm tấn công vào vùng nguy hiểm là hành vi giết người” mà không cần quan tâm đến các yếu tố ý thức chủ quan của người phạm tội. Do đó, khi đánh giá chứng cứ xác định tội danh cần chú ý tránh những sai sót thường mắc phải: Một là, xác định mục đích tấn công vào vùng trọng yếu không chính xác: Trường hợp người phạm tội không mong muốn tước đoạt tính mạng của bị hại nhưng do quá trình ẩu đả hai bên cùng tấn công nhau, tư thế vị trí của các bên liên tục thay đổi do việc giằng co, vật lộn thì việc dùng hung khí nguy hiểm tấn công vào vùng trọng yếu (không nhằm vào vị trí này tấn công) dẫn đến hậu quả chết người hoặc thương tích nặng thì theo chúng tôi cần xác định đây là trường hợp phạm tội CYGTT (hậu quả chết người sẽ sử dụng là tình tiết tăng nặng định khung). Trường hợp này cần thận trọng xem xét chi tiết diễn biến hành vi tấn công, tư thế, vị trí của người phạm tội và bị hại để định tội danh chính xác. Hai là, việc xác định tội danh chỉ dựa vào hung khí nguy hiểm, vùng trọng yếu nhưng không dựa vào yếu tố khác: Trường hợp người phạm tội dùng que tre (dài khoảng 02m-03m, nhỏ dần về ngọn, dạng mềm) để tấn công bị hại trong tư thế, khoảng cách đứng xa 03m-04m gây thương tích vào cùng đầu mặt (vùng trọng yếu) của bị hại gây thương tích không lớn. Trường hợp này không nên hiểu một cách máy móc về cách xác định hung khí nguy hiểm[6] mà cần nghiên cứu kỹ diễn biến hành vi phạm tội, đối chiếu với khả năng gây nguy hiểm xảy ra trên thực tế với các văn bản pháp luật hướng dẫn để đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra. b) Nhầm lẫn giữa hành vi CYGTT với hành vi GRTTCC Tội CYGTT (Điều 134) và GRTTCC (Điều 318) là hai tội danh thuộc hai nhóm khác nhau. Tội CYGTT thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe còn tội GRTTCC thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Hai tội danh này có hai nhóm khách thể bảo vệ khác nhau nhưng lại liên quan trực tiếp đến nhau. Thông thường các nhóm thực hiện hành vi phạm tội thuộc hai tội danh trên đều thuộc các vụ án có đông người tham gia. Tùy tính chất, mức độ hành vi phạm tội, vai trò của các đối tượng trong vụ án để phân hóa, cá thể từng hành vi của các đối tượng có thuộc trường hợp vượt quá của đồng phạm hay không hoặc giữa các nhóm đối tượng với nhau (nhóm của bị can, bị cáo và nhóm của bị hại) để xác định tội danh cụ thể. Khi định tội danh đối với nhóm hành vi này thường nhầm lẫn tội danh trong trường hợp sau: Một là, xác định tội danh không chính xác trong trường hợp vượt quá của đồng phạm: Đây là trường hợp gây rối trật tự công cộng có hậu quả gây thương tích. Việc xác định tội danh trong trường hợp này đòi hỏi phải làm rõ sự bàn bạc, thỏa thuận của các đối tượng cùng nhau thực hiện hành vi gây huyên náo, mất an ninh trật tự là mục đích chính hay việc thỏa thuận cùng nhau gây thương cho người khác. Nếu có thỏa thuận việc gây thương tích cho người khác thì hành vi của các đối tượng là đồng phạm tội CYGTT. Việc các đối tượng thống nhất đi đánh nhau, có thỏa thuận chỉ gây thương tích (đánh cảnh cáo) thì trong nhóm có đối tượng gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người tùy từng trường hợp định tội danh GN hoặc CGYTT trong trường hợp vượt quá của đồng phạm (vượt quá hậu quả). Các đối tượng thỏa thuận đi đánh nhau nhưng không thực hiện được hành vi phạm tội do gặp phải sự cản trở của người khác nhưng những đối tượng còn lại không bị cản trở, vẫn gây thương tích cho người bị hại thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội CYGTT. Ngoài những đối tượn trực tiếp chuẩn bị hung khí, tham gia gây thương tích cho người bị hại còn những đối tượng khác cùng tham gia gây huyên náo trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự thì cần phải xử lý về tội GRTTCC. Hai là, phân hóa vai trò người đồng phạm giúp sức với người thực hành trong trường hợp phạm tội chưa đạt: Cũng cần chú ý phân biệt giữa vai trò của các đồng phạm trong trường hợp chuẩn bị hung khí cho các đối tượng khác đi đánh nhau (khoản 6 Điều 134)[7] với trường hợp đồng phạm với vai trò là người thực hành chưa gây thương tích cho người khác (chịu chung hậu quả với người thực hành). Đây là trường hợp đồng phạm với vai trò giúp sức nhưng hành vi chưa gây hậu quả thương tích còn trường hợp các đồng phạm khác đã gây hậu quả thương tích rồi thì không xử lý theo khoản 6 Điều 134 mà xử lý theo khung, khoản mà các đồng phạm khác cùng thực hiện. Ví dụ: A cung cấp hung khí cho cả nhóm của mình đi đánh nhau nhưng trên đường đi bị cơ quan Công an phát hiện, ngăn chặn việc thực hiện hành vi phạm tội thì A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 6 Điều 134 BLHS. Còn trường hợp đồng bọn của A đi đánh B gây thương tích cho B thì tùy theo tỷ lệ tổn thương của B thì A và đồng bọn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội CYGTT. Ba là, cá thể hóa hành vi phạm tội theo các nhóm đối tượng (nhóm bị hại, nhóm người phạm tội): Khi các đối tượng thuộc các nhóm đối tượng gây thương tích cho nhau thì tùy từng trường hợp các cơ quan tố tụng sẽ phân hóa vai trò, cá thể hóa hành vi của từng đối tượng để buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm về hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Thông thường nhóm đối tượng gây thương tích sẽ cùng chịu trách nhiệm hình sự về tội CYGTT với đồng phạm của mình trực tiếp hoặc tham gia gây thương tích cho người khác. Còn các đối tượng trong nhóm của người hại hoặc trong nhóm của đối tượng gây thương tích nhưng không phải là người giúp sức và trực tiếp hoặc tham gia gây thương tích cho người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội GRTTCC. Trường hợp này sẽ xảy ra vấn đề bất hợp lý trong việc phân hóa vai trò giữa các đối tượng CYGTT (khoản 1 Điều 134) với các đối tượng (khoản 2 Điều 318 BLHS). So sánh quy định giữa hai điều luật Điều 134, Điều 318 BLHS thì tội CYGTT nặng hơn tội GRTTCC. Nhưng khi các đối tượng cùng một nhóm tham gia đánh nhau với nhóm khác, đối tượng sử dụng hung khí gây thương tích (khoản 1) lại chịu trách hiệm hình sự nhẹ hơn đối tượng sử dụng hung khí gây rối trật tự (khoản 2). Nếu người bị hại rút đơn thì người phạm tội được đình chỉ điều tra (khoản 1 Điều 134), còn khoản 2 Điều 318 chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Như vậy, xét về khía cạnh tội phạm học và nguyên tắc có lợi cho người cho phạm tội thì khởi tố tội GRTTCC nhẹ hơn tội CYGTT, nhưng như trên đã phân tích cùng hành vi thì tội GRTTCC lại nặng hơn CYGTT. Thực tiễn còn có nhiều ý kiến trái chiều nhau trong trường hợp người phạm tội CYGTT (khoản 1 Điều 134) khi người bị hại rút đơn được đình chỉ điều tra thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội GRTTCC (khoản 2 Điều 318) nữa hay không? Chúng tôi cho rằng: theo nguyên tắc một hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần thì khi các đối tượng thực hiện một chuỗi hành vi phạm tội, đã thu hút các hành vi để xử lý theo tội danh CYGTT (nặng hơn) thì không xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội GRTTCC (nhẹ hơn). Trường hợp người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là tình tiết miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (vẫn thuộc trường hợp có tội nhưng pháp luật trao quyền xử lý cho người bị hại, khi họ không yêu cầu khởi tố thì người phạm tội được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự) thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội GRTTCC. c) Nhầm lẫn giữa hành vi can ngăn của người làm chứng với hành vi đồng phạm tham gia đánh nhau Đây là trường hợp căn cứ vào ý thức chủ quan, hành vi khách quan của người liên quan trong vụ án để xác định tư cách tham gia tố tụng. Việc xác định ý thức chủ quan của những người đi cùng trong nhóm đối tượng đánh nhau gây thương tích rất quan trọng đặc biệt là trường hợp khi họ có thực hiện một số hành động chống trả cần thiết để can ngăn các đối tượng đánh nhau. Việc xác định chính xác hành vi nào là can ngăn, là tấn công gây thương tích đòi hỏi KSV phải nghiên cứu hồ sơ chi tiết, tỉ mỉ, hệ thống hóa chứng cứ rõ ràng để tránh bị sai sót trong quá trình giải quyết vụ án. 2.2 Các trường hợp loại trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136 BLHS): Để các định chính xác người thực hiện hành vi tấn công gây thương tích cho người khác trong trường hợp này có cấu thành tội phạm hay không thì KSV cần chú ý xác định ai là người tấn công trước; mức độ tấn công, hành vi chống trả có tương xứng với hành vi tấn công hay không để từ đó xác định có thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không. Để đảm bảo việc phân loại, đánh giá chứng cứ đối với những trường hợp này KSV cần tham gia hỏi, ghi lời khai của đối tượng, người bị hại, người làm chứng ngay từ đầu để nắm bắt chính xác diễn biến hành vi, triệt tiêu các mâu thuẫn một cách kịp thời. Đồng thời phải tiến hành trưng cầu giám định thương tích sớm để xác định hậu quả thương tích có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Cần lưu ý, trường hợp thương tích nặng (từ 31% trở lên) thì dù hành vi thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vẫn cấu thành tội phạm. Trường hợp phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS): Trường hợp này KSV cần chú ý các tài liệu chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp người phạm tội bị tấn công trước, bị dồn nén, áp chế về tinh thần nên đã tấn công lại người bị hại. Khi người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần, gây thương tích cho người khác với hậu quả thương tích dưới 31% thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn với hậu quả thương tích trên 31% thì tương tự như trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc đánh giá thế nào là “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, sau khi BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể, vẫn đang áp dụng tinh thần hướng dẫn của văn bản cũ.[8] Tùy từng trường hợp, người tiến hành tố tụng sẽ đánh giá trạng thái tinh thần của người phạm tội để xem xét là yếu tố định tội hay là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 3. Những khó khăn, vướng mắc và kiến giải hoàn thiện pháp luật phục vụ cho việc đánh giá chứng cứ, xác định chính xác tội danh đối với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Quá trình giải quyết các vụ án CYGTT ở địa phương chúng tôi thấy có một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động giám định tư pháp, cụ thể: Một là, theo quy định của Luật Giám định tư pháp thì việc giám định thương tích phải có bệnh nhân, không tiến hành giám định trên hồ sơ nên một số trường hợp tiến hành giám định chậm, người bị hại từ chối giám định vì nhiều lý do khác nhau thì không thể xử lý được đối với hành vi gây thương tích cho người khác đặc biệt là những trường hợp gây thương tích nặng. Việc người bị hại từ chối giám định thương tích hoặc vì lý do khách quan mà họ vắng mặt tại địa phương nơi cư trú, chưa thể tiến hành hoạt động giám định thương tích nên không thể xác định hậu quả thương tích của người bị hại đã dẫn đến tình trạng tạm đình chỉ giải quyết tin báo hoặc không thể khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp thương tích nặng. Đối với những trường hợp đã được điều trị tại cơ sở y tế, có hồ sơ bệnh án nhưng người bị hại cố tình vắng mặt, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm thì cần sửa đổi bổ sung Luật giám định tư pháp theo hướng cho phép tiến hành giám định trên hồ sơ bệnh án trong một số trường hợp cần thiết (có thể liệt kê cụ thể từng trường hợp) để tránh việc bỏ lọt tội phạm. Hai là, theo hướng dẫn tại Thông tư 47/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế về quy trình giám định tư pháp (Thông tư 47/2013) thì bên cạnh quyết định trưng cầu giám định các cơ quan tố tụng cần phải gửi các tài liệu kèm theo gồm “Bản sao hợp pháp tất cả hồ sơ bệnh án liên quan đến thương tích cần giám định; Các hồ sơ về y tế có liên quan giám định pháp y; Biên bản lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng” và trong trường hợp cần thiết, muốn giám định thương tích cho người bị hại sớm thì cơ quan điều tra phải gửi văn bản yêu cầu đề nghị cơ quan giám định. Hiện tại, bệnh viện và các cơ sở y tế điều trị chuyên khoa chỉ cung cấp hồ sơ bệnh án khi người bệnh đã xuất viện (hồ sơ do phòng hành chính tổng hợp cung cấp). Do đó, để tiến hành giám định được thương tích của người bị hại thì phải đợi họ điều trị khỏi thương tích, xuất viện mới có thể giám định được. Như vậy, một số trường hợp thương tích nặng, phải điều trị lâu dài (không tiên lượng được thời gian xuất viện) hoặc trường hợp thương tích không nặng, nhưng không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (khoản 2, khoản 3) nhưng thời gian điều trị thương tích lâu (quá thời gian giải quyết tin báo tố giác tội phạm, vụ án) thì sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng tin báo; gây khó khăn, cản trở, kéo dài thời gian xử lý đối tượng phạm tội. Đồng thời nếu người bị hại từ chối giám định thương tích sẽ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, việc cung cấp “biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng” trong một số trường hợp là hợp lý. Cơ quan giám định là cơ quan chuyên môn tiến hành giám định độc lập trên cơ sở chuyên môn y tế mới đảm bảo tính khách quan khi thực hiện nhiệm vụ. Việc tham khảo tài liệu điều tra có các nội dung liên quan đến diễn biến hành vi phạm tội của các đối tượng chỉ trong trường hợp gặp khó khăn khi xác định cơ chế hình thành thương tích. Hiện tại tất cả các quy trình giám định ban hành kèm theo Thông tư 47/2013 đều quy định phải có những tài liệu gửi kèm như trên là bất cập, không cần thiết, làm ảnh hưởng đến bí mật điều tra vụ án - đây là những tài liệu tuyệt mật nếu lỡ bị rò rỉ thông tin sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Do đó, cần phải sửa đổi các quy định này cho phù hợp với thực tiễn. Việc cơ quan giám định yêu cầu cơ quan điều tra phải có Công văn yêu cầu giám định sớm trong một số trường hợp khi bệnh nhân chưa xuất viện là máy móc, đôi khi cản trở hoạt động điều tra. Việc điều trị bệnh nhân phải có bệnh án ghi lại quá trình điều trị hàng ngày, việc bệnh viện quy định chỉ cung cấp hồ sơ bệnh án khi bệnh nhân xuất viện là thủ tục hành chính thông thường nhưng với các cơ quan tố tụng, khi cần các cơ quan chức năng phối hợp cung cấp tài liệu để kịp thời xử lý đối tượng phạm tội mà cơ sở y tế vẫn không cung cấp tài liệu, chờ đến khi bệnh nhân xuất viện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Cần xây dựng cơ chế phối hợp để đảm bảo việc cung cấp tài liệu phục vụ hoạt động giám định là nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan điều tra giải quyết vụ án hình sự. Do đó, cần sửa đổi quy định tại Thông tư 47/2013 theo hướng: Hồ sơ giám định gồm... “biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng khi cần thiết.” Bên cạnh đó, các cơ quan tố tụng cũng cần xây dựng Quy chế phối hợp với Trung tâm pháp y thuộc Sở y tế Hải Phòng để tiến hành giám định tư pháp kịp thời đối với những trường hợp cơ quan điều tra trưng cầu giám định để đảm bảo tiến độ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải đòi hỏi văn bản yêu cầu giám định sớm. Ba là, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị quyết số 02/2003 hướng dẫn BLHS năm 1999 không còn hiệu lực pháp luật nhưng chưa có văn bản thay thế hướng dẫn cách xác định trường hợp “hậu quả nghiêm trọng” trong tội GRTTCC. BLHS hiện hành không quy định yếu tố gây “hậu quả nghiêm trọng” trong tội GRTTCC nữa mà quy định yếu tố gây “ảnh hưởng xấu” cho xã hội. Việc xác định thế nào là “ảnh hưởng xấu” tùy thuộc vào người tiến hành tố tụng. Có nhiều quan điểm về việc xác định yếu tố gây “ảnh hưởng xấu”. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Các quy định của BLHS hiện hành so với các quy định BLHS năm 1999, không chỉnh sửa lớn về cấu thành tội phạm đối với tội danh này, chỉ là sửa về câu từ nên vẫn có thể vận dụng các quy định tại Nghị quyết 02/2003 để xác định hậu quả của vụ án. Quan điểm thứ hai cho rằng: BLHS hiện hành quy định yếu tố gây “ảnh hưởng xấu” là nhẹ hơn các quy định tại Nghị quyết 02/2003 nên khi xử lý các đối tượng có hành vi gây rối chỉ cần xác định chính quyền địa phương làm rõ hậu quả phi vật chất này, xác định bằng văn bản ghi rõ “gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương” là đủ căn cứ đẻ xác định yếu tố gây “ảnh hưởng xấu”. Liên ngành Trung ương cũng cần sớm có hướng dẫn chính thức về vấn đề này để tạo điều kiện cho các cơ quan tố tụng khi thực hiện nhiệm vụ. Bốn là, cần có hướng dẫn, giải thích về nguyên tắc đánh giá chứng cứ trong một só trường hợp cụ thể đối với hậu quả chung của vụ án đã được dùng để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh độc lập (vượt quá của đồng phạm) thì có dùng để làm căn cứ để xem xét truy cứu trách nhiệm sự về tội danh khác nữa hay không hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của đồng phạm khác hay không? Ví dụ: Hậu quả thương tích đã được dùng để xử lý hành vi CYGTT thì có được dùng hậu quả này để xác định làm hậu quả chung khi xử lý hành vi GRTTCC đối với chính người bị hại có hành vi gây rối không? Hoặc tương tự trong những trường hợp đối tượng đồng phạm trong cùng nhóm bị can có dấu hiệu vượt quá. Việc phân loại, phân hóa vai trò đồng phạm trong vụ án GYGTT, GN, GRTTCC là rất khó. Tùy từng vụ án mà người tiến hành tố tụng đánh giá chứng cứ, xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, để đánh giá sự vượt quá của đồng phạm. Đòi hỏi những người tiến hành tố tụng đặc biệt là những ĐTV, KSV cần phải có kỹ năng nghiệp vụ tốt, có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều để xác định chính xác tội danh, phân hóa chính xác vai trò của các đồng phạm trong vụ án là cơ sở để đảm bảo tính đúng đắn của vụ án, tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Tài liệu tham khảo 1. Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm có nêu: trường hợp thương tích bị tổn thương ở vùng đầu, cổ, ngực... được xác định là vùng trọng yếu của cơ thể 2. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; 3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; 4. Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn BLHS năm 1985 5. Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 6. Thông tư 47/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn về quy trình giám định tư pháp 7. Thông báo rút kinh nghiệm số 05/TB-VC1-HS ngày 13/02/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao 8. Thông báo rút kinh nghiệm số 06/TB-VC1-HS ngày 25/3/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Ts. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó Viện trưởng VKSND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng https://vksndtc.gov.vn/
Cuồng tín gây ảnh hưởng xấu đến xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 10 năm tù
Tôn giáo, tín ngưỡng xuất phát từ điều tốt, mong muốn hỗ trợ con người vững chắc về mặt tinh thần, có thêm niềm tin, có thêm động lực để phấn đấu và phát triển. Bên cạnh ý nghĩa to lớn ấy, một số người vịn vào niềm tin tôn giáo mà gây ra những hành vi trái pháp luật, bất chấp việc đó có thể khiến họ vướng vào vòng lao lý của pháp luật. 1. Pháp Luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cuồng tín Cụm từ “Thiên Triều Nam Quốc" trở nên “hot” hơn bao giờ hết khi những tưởng về sự lạc hậu, cuồng tín từ những giáo phái, tín ngưỡng sai lệch đã không còn trong xã hội hiện đại nay lại xuất hiện và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Ngày 9/6/2024 vừa qua, 4 người trong vụ việc bắt giữ, đánh đập, hành hạ chị D (con dâu) trong gia đình vì lý do “trừ tà” đã bị khởi tố. Vụ việc trên vào ngày được “phanh phui” đã tạo ra một làn sóng gây hoang mang cho cả xã hội nói chung. Căn cứ Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. - Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Theo đó, việc cuồng tín hoặc lợi dụng tôn giáo để đánh đập, ép buộc người khác như tình huống trên là đi ngược với kim chỉ nam của pháp luật Việt Nam, là hành vi vi phạm pháp luật. 2. Cuồng tín gây ảnh hưởng xấu đến xã hội có thể bị truy cứu hình sự đến 10 năm tù Căn cứ Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: - Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết người; + Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như tình huống trên, cội nguồn của hành vi đó xuất phát từ những suy nghĩ lệch lạc về mê tín, dẫn đến những hành động vi phạm pháp luật. Không chỉ gây thiệt hại nặng nề cả tinh thần lẫn thể xác cho nạn nhân, tiêu tốn nguồn tài lực của các đất nước, mà còn là tiếng vang xấu tác động lên cả xã hội về một vấn nạn cuồng tín. Do đó, hành vi cuồng tín có yếu tố nặng nề, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 10 năm tù. Ngoài ra, với những trường hợp gây thiệt hại nặng nề về thể xác như vụ việc trên, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như sau: - Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; + Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; + Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; + Có tổ chức; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; + Có tính chất côn đồ; + Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Mức phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 20 năm tù hoặc chung thân. Xem đầy đủ tại: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) Chung quy lại, hành vi cuồng tín, ngược đãi, đánh đập người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nhân quyền, sức khỏe, sự tự do tín ngưỡng của người khác, thậm chí còn là sự coi thường và không tôn trọng pháp luật. Những người thực hiện hành vi đó, chắc chắn sẽ bị pháp luật xử lý, để trả lại công bằng cho nạn nhân và trả lại sự yên ổn của xã hội.
MỚI: Tạm đình chỉ lớp mẫu giáo có cô giáo ngồi lên người cháu bé
Tối 23/4/2024, trên mạng xã hội xuất hiện hai đoạn video ghi lại cảnh một cô giáo tại lớp mầm non có hành vi bạo hành trẻ em. Qua điều tra, xác minh được đây là lớp mẫu giáo Tí Bo ở địa bàn TP.Thủ Đức, TP.HCM. Chính quyền địa phương cho biết, đã làm việc với những người liên quan. Tạm đình chỉ lớp mẫu giáo có cô giáo ngồi lên người cháu bé Theo Báo Điện tử VOV đưa tin, tối 23/4, mạng xã hội xuất hiện đoạn video clip cảnh một người phụ nữ mặc bộ đồ màu xám túm tóc làm trẻ ngã ra sàn nhà, ngồi lên bụng trẻ, nhét thức ăn vào miệng dù trẻ đang khóc. Ở một video khác, cô giáo đã dồn một bé nam vào góc, đánh, tát mặc cho bé khóc, sợ hãi. Những hành động này được thực hiện trong lớp và được nhiều trẻ chứng kiến. Qua xác minh, vụ việc xảy ra tại trường mẫu giáo Tí Bo thuộc địa bàn phường Linh Đông, TP.Thủ Đức. Lớp học có 9 trẻ độ tuổi từ 3-6 tuổi. Cơ sở này do UBND phường cấp phép hoạt động. Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức cho biết, nhận được thông tin, Phòng đã phối hợp với Công an địa phương xác minh và xử lý. Lớp Mẫu giáo Tí Bo bị đình chỉ hoạt động ngay trong ngày 24/4. Phòng sẽ hỗ trợ chuyển chỗ học theo nhu cầu của phụ huynh. Giáo viên mẫu giáo bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý thế nào? Theo Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành; + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP; + Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai. Như vậy, trường hợp đánh trẻ là hành vi xâm phạm thân thể trẻ là một trong những hành vi cấm không được làm của giáo viên, nhân viên. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 10.000.000 đồng. Giáo viên mẫu giáo bạo hành học sinh có bị phạt tù không? Theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích, theo đó: Giáo viên mẫu giáo đánh học sinh mà gây thương tích dưới 11% cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích do thực hiện với người dưới 16 tuổi. Mức phạt thấp nhất với Tội cố ý gây thương tích là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ngoài ra còn các khung hình phạt tăng nặng được quy định như sau: - Phạt tù từ 2 - 6 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%. - Phạt tù từ 5 - 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạng vùng mặt) hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%. - Phạt tù từ 7 - 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết người; Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt mà tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân khi làm chết 2 người trở lên. Như vậy, cô giáo mẫu giáo bạo hành học sinh gây thương tích cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Chết não theo pháp luật có được tính là đã chết không?
Xôn xao dư luận gần đây vụ việc một nam sinh lớp 8 bị đánh đến chết não. Vậy trong trường hợp chết não này, theo pháp luật có được xem như đã chết không? Gia đình của nghi phạm trong vụ việc nêu trên có khả năng phải chịu hậu quả pháp lý gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Chết não theo pháp luật có được tính là đã chết không? Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác 2006 định nghĩa về chết não như sau: “Chết não là tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được.” Đồng thời, tại Điểm c Khoản 1 Điều 71 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về tuyên bố đã chết đối với một người như sau: “1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: … c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; …” Từ những quy định nêu trên, có thể thấy, sau khi được chẩn đoán là đã chết não, Người có quyền, lợi ích liên quan đến bệnh nhân sau 02 năm tính từ thời điểm gặp tai nạn có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết về mặt pháp lý. (2) Gia đình của nghi phạm trong vụ việc có khả năng phải chịu hậu quả pháp lý gì? Đối với nghi phạm: Theo những tình tiết hiện được cung cấp từ phía Công an, việc bước đầu xem xét trách nhiệm của nghi phạm về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 là có cơ sở. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Mà theo quy định tại Điều 9 Luật Hình sự 2015 thì tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 07 năm tới 15 năm tù còn tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có khung hình phạt cao nhất từ trên 15 năm tù tới tử hình. Kế đến theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT có đề cập đến trường hợp người bị hành hung dẫn tới chấn thương sọ não, gây di chứng sống kiểu thực vật, mức độ tổn hại sức khỏe được xác định là 99%. Theo đó, đối chiếu mức xử phạt cho hành vi cố ý gây thương tích cho người khác từ 61% trở lên hoặc làm chết người. Như vậy, trường hợp kết quả giám định của Trung tâm pháp y Hà Nội phản ánh đúng tình trạng của nạn nhân, thì nghi phạm trong trường hợp này được xếp vào nhóm tội phạm rất nghiêm trọng theo Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 với mức phạt áp dụng lần lượt là từ 05 đến 10 năm và 07 đến 14 năm tù. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, những thông tin về nghi phạm vẫn chưa chính thức được công bố. Chính vì thế, tại đây sẽ xảy ra 02 trường hợp như sau: Trường hợp 01: Nghi phạm chưa đủ 16 tuổi, căn cứ Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 về việc áp dụng mức phạt bằng ½ khung hình phạt tù của tội danh bị truy tố, mức phạt cao nhất có thể áp dụng là 05 năm (khoản 3) và 07 năm tù (khoản 4). Trường hợp 02: Nghi phạm đã đủ 16 tuổi, mức phạt tối đa áp dụng sẽ tương đương ¾ khung hình phạt của tội danh bị truy tố, có nghĩa là 07 năm 6 tháng tù và 10 năm 6 tháng tù. Đối với em trai của nghi phạm (12 tuổi): Đối với trường hợp này, Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) chia sẻ như sau: Theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015, độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi. Với trường hợp người dưới 14 tuổi thực hiện các hành vi có dấu hiệu phạm tội, việc xử lý hình sự sẽ không được nhắc tới. Tuy nhiên vẫn có thể áp dụng các biện pháp giáo dục tại địa phương. Cụ thể, Khoản 1 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015 thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Còn theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu hành vi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng. Về trách nhiệm dân sự, theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho con theo quy định của pháp luật. Theo đó, do em trai của nghi phạm hiện chưa đủ 14 tuổi cho nên trách nhiệm hình sự sẽ không được bàn tới. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn sẽ tiến hành lấy lời khai, xác minh vai trò của người em trai trong vụ án để đánh giá về tính chất, mức độ hành vi của thiếu niên này. Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy hành vi có dấu hiệu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc nặng hơn là đưa vào trường giáo dưỡng. Đối với bố của nghi phạm: Theo chia sẻ của Luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc Công ty Luật Pháp trị) qua nhìn nhận những thông tin được phía cảnh sát thì tính đến thời điểm hiện tại hoàn toàn chưa có cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự đối với bố của nghi phạm. Tuy nhiên, Luật sư cũng nhấn mạnh rằng đây mới là lời khai ban đầu, chưa thể hiện một cách toàn diện, khách quan vụ việc. Việc xem xét trách nhiệm hình sự sẽ được đề cập nếu có cơ sở cho thấy bố của nghi phạm tạo điều kiện về mặt vật chất hoặc tinh thần để nghi phạm thực hiện hành vi phạm tội hoặc biết nghi phạm thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội Giết người (nếu cơ quan điều tra chuyển tội danh sang Giết người) nhưng cố tình che giấu, không tố giác hoặc thấy nạn nhân trong trường hợp nguy hiểm về tính mạng mà không cứu giúp, dẫn tới hậu quả chết người xảy ra. Nếu như không thuộc các trường hợp như đã nêu trên thì trách nhiệm hình sự của người bố sẽ không được bàn tới. Tuy nhiên, vì là bố của nghi phạm, người này có trách nhiệm bồi thường dân sự cho gia đình phía bị hại. Việc bồi thường sẽ dựa trên tài sản hiện có của nghi phạm, đối với phần nghĩa vụ bồi thường nằm ngoài phạm vi giá trị tài sản của nghi phạm thì người bố trong trường hợp này có trách nhiệm bồi thường thay cho con trai.
Cục Trẻ em lên tiếng vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não và mức hỗ trợ
Theo báo cáo của Cục Trẻ em về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, hai nghi can đều là trẻ em nên chỉ bị tạm giam điều tra và được thả ra sau đó. Ngoài ra, còn có chính sách hỗ trợ cho nạn nhân và gia đình nạn nhân, hiện đang tiếp tục xác minh và giải quyết vụ việc. Chiều ngày 27/3, Công an quận Long Biên, Hà Nội đã khởi tố vụ án về Tội cố ý gây thương tích. (1) Chính sách hỗ trợ, trợ giúp nạn nhân và gia đình Chiều ngày 27/3/2024, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐTBXH) cho biết đã có báo cáo nhanh về vụ nam sinh bị đánh chết não ở Long Biên, Hà Nội. Theo Cục Trẻ em, Trung tâm công tác xã hội Hà Nội (TTCTXH) đã phối hợp UBND quận Long Biên và UBND phường Việt Hưng tổ chức đoàn gồm phòng GD&ĐT quận Long Biên, Trường THCS Việt Hưng, Chủ tịch UBND phường, trưởng công an phường xuống tận gia đình xác minh và hỗ trợ giải quyết vụ việc. Ngày 27/3/2024, TTCTXH Hà Nội gửi Báo cáo 92/BC-UBND của UBND quận Long Biên về vụ việc trẻ em xảy ra tại phường Việt Hưng, quận Long Biên. UBND quận Long Biên phối hợp với Sở LĐTBXH, TTCTXH Hà Nội đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Trong đó: - Chỉ đạo phòng LĐTBXH thực hiện hỗ trợ từ Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND TP Hà Nội số tiền 11 triệu đồng; - TTCTXH Hà Nội đã vận động hỗ trợ 3 triệu đồng - UBND phường Việt Hưng và Thượng Thanh đã vận động hỗ trợ 33,5 triệu đồng. Hiện UBND quận chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp các cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, tìm nguyên nhân, giải quyết vụ việc và thực hiện các quy trình trợ giúp trẻ em theo quy định. Tổng đài 111 kết nối Sở LĐTBXH tỉnh Phú Thọ trao đổi thông tin vụ việc, có phương án hỗ trợ cháu Đ. Xem bài viết liên quan: Người chưa đủ 16 tuổi đánh chết người bị xử lý thế nào? Xác định chưa đủ 16 tuổi? Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Nghi phạm có bị truy cứu tội danh giết người không? (2) Sự việc dẫn đến nam sinh lớp 8 bị chết não Cụ thể, vụ việc trên xảy ra vào ngày 17/03/2024, bắt nguồn từ mâu thuẫn trong lúc chơi bóng rổ giữa T.V.K. (lớp 6) và N.H.Đ (lớp 8). Sau khi bị đánh, T.V.K. đã nhờ anh ruột mình là T.V.M sinh năm 2008 (16 tuổi) đến giải quyết mâu thuẫn. Tại đây, T.V.M đã có hành vi hành hung nạn nhân. Sau đó, Đ. có biểu hiện choáng, tái mặt và được bố nghi phạm cùng người dân đưa đến Bệnh viện 108 để điều trị. Nguyên nhân, theo T.V.K. (12 tuổi), N.H.Đ. có ngồi lên bụng cũng như tát K. vì K. không đánh một anh đang đỗ xe đạp điện gần đó. Sau đó, K. gọi anh trai là T.V.M. (16 tuổi) đánh Đ. bất tỉnh tại chỗ. N.H.Đ trải qua hai lần phẫu thuật, song người thân cho biết bác sĩ chẩn đoán cháu bị chấn thương sọ não, tiên lượng xấu. Theo Báo cáo 43/BC-UBND của UBND phường Việt Hưng và Báo cáo 12/BC-LĐTBXH của phòng LĐTBXH quận Long Biên: Vụ việc xảy ra vào khoảng 16 giờ phút ngày 17/3/2024, cháu N.H.Đ (2010) bị cháu T.V.M (2008) thường trú tại quận Long Biên, Hà Nội dùng tay đấm vào vùng mặt bên trái tại khu vực sân Bát Giác, Đình Lệ Mật, phường Việt Hưng làm cháu Đ ngã. Cháu được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đức Giang sau đó chuyển tới Bệnh viện quân y 108 Hà Nội. Tại bệnh viện, bác sĩ chuẩn đoán cháu bị chấn thương sọ não nặng, thở oxy và rất nguy kịch về tính mạng. Hiện Sở LĐTBXH Hà Nội có chỉ đạo TTCTXH Hà Nội phối hợp địa phương thăm hỏi trẻ; Công an quận Long Biên, phối hợp Công an phường Việt Hưng tiến hành điều tra làm rõ; UBND phường Việt Hưng tới thăm hỏi, chia sẻ động viên gia đình cháu N.H.Đ tại Bệnh viện quân y 108. Cháu Đ đã được gia đình đưa về Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ để duy trì sự sống. Hiện tại gia đình rất bức xúc nên nhờ mạng xã hội gây sức ép để giải quyết vụ việc. Đối tượng T.V.M (2008) và cháu T.V.K (2012) đều là trẻ em nên lúc đầu bị tạm giam để điều tra sau đã được thả. Hiện TTCTXH Hà Nội chưa tiếp cận được hai cháu và gia đình để nắm bắt thông tin nguyện vọng và nhu cầu trợ giúp. Chiều ngày 27/3, Công an quận Long Biên, Hà Nội đã khởi tố vụ án về Tội cố ý gây thương tích để điều tra vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, tình trạng sức khỏe nguy kịch, do mâu thuẫn khi chơi bóng rổ. Xem bài viết liên quan: Người chưa đủ 16 tuổi đánh chết người bị xử lý thế nào? Xác định chưa đủ 16 tuổi? Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Nghi phạm có bị truy cứu tội danh giết người không?
Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Nghi phạm có bị truy cứu tội danh giết người không?
Tối ngày 27/03/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Long Biên (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với thiếu niên 16 tuổi đánh người gây chết não để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích. (1) Nguồn cơn sự việc Theo Báo Tuổi trẻ, vụ việc trên xảy ra vào ngày 17/03/2024, bắt nguồn từ mâu thuẫn trong lúc chơi bóng rổ giữa T.V.K. (lớp 6) và N.H.Đ (lớp 8). Sau khi bị đánh, T.V.K. đã nhờ anh ruột mình là T.V.M sinh năm 2008 (16 tuổi) đến giải quyết mâu thuẫn. Tại đây, T.V.M đã có hành vi hành hung nạn nhân. Sau đó, Đ. có biểu hiện choáng, tái mặt và được bố nghi phạm cùng người dân đưa đến Bệnh viện 108 để điều trị. Tại đây, Bệnh viện 108 xác định Đ. bị chấn thương sọ não nặng, hôn mê, tiên lượng tử vong cao. Đến ngày 26/03/2024, Đ. được gia đình chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và đang được điều trị tích cực. Chiều cùng ngày, Trung tâm pháp y Hà Nội đã kết luận tỷ lệ tổn hại sức khỏe của Đ. là 99%. (2) Nghi phạm đánh người khác gây chết não bị xử phạt như thế nào? Theo những thông tin nêu trên, có thể thấy nghi phạm T.V.M hiện đang theo học lớp 10, sinh năm 2008. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, tính đến thời điểm 2024, nghi phạm trong vụ việc nêu trên đã đủ 16 tuổi. Tức đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để xác định hành vi hành hung nêu trên cấu thành tội danh “Giết người” được quy định tại Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 hay tội danh “Cố ý gây thương tích” được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 còn phụ thuộc vào kết quả giám định pháp y của của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thương. Bởi theo lý luận định tội, 02 tội danh nêu trên đều là những tội phạm rất nguy hiểm, có cấu thành riêng biệt, khác nhau về khách thể, về tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả. Chính vì thế, tại vụ việc này có thể xảy ra 02 trường hợp như sau: Trường hợp 01: Nếu kết quả giám định xác định được nghi phạm sử dụng vũ lực đấm liên tiếp vào vùng gáy, đầu dẫn tới chấn thương sọ não nặng sẽ cấu thành tội “Giết người”. Bởi nạn nhân trong trường hợp này hiện đang theo học lớp 8 (dưới 16 tuổi) Chính vì thế, nghi phạm có thể bị truy tố theo Khoản 1 Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên và có thể tới 18 năm tù đối với các đối tượng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Trường hợp 02: Nếu xác định được nạn nhân bị chấn thương sọ não là do lực tác động làm ngã đập đầu xuống nền thì trường hợp này sẽ cấu thành tội “Cố ý gây thương tích”. Trường hợp tỷ lệ tổn hại sức khỏe của nạn nhân là 99% theo kết luận giám định của Trung tâm pháp y Hà Nội thì nghi phạm trong trường hợp này có thể bị truy cứu với mức hình phạt từ 05 đến 10 năm tù (Khoản 3) hoặc từ 07 đến 14 năm (Khoản 4) Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015. Bên cạnh đó, theo quan điểm của một số Luật sư cho rằng cần xem xét vai trò đồng phạm bởi những căn cứ như: “Biết con xảy ra mâu thuẫn nhưng do bênh con đã cùng 02 con đi xe máy đến gặp cháu bé để giải quyết. Đáng lẽ, người bố cần phải hỏi rõ cháu bé sự việc, khuyên giải nhưng đã bỏ mặc để cho 02 con xông vào đánh cháu N.H.Đ mà không can ngăn.” Còn theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Người bảo vệ quyền lợi của nạn nhân cho biết: “Nếu người bố có mặt, đứng ngay gần để mặc con xông vào đánh cháu bé, được coi là người giúp sức, ủng hộ về tinh thần. Hành vi của người bố trong trường hợp này nếu xem xét với vai trò đồng phạm là có căn cứ”.
Rút kinh nghiệm về định tội danh trong vụ án giết người và cố ý gây thương tích
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án Đặng Anh Việc (cùng các đồng phạm) bị xét xử về các tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thông báo để các Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phó nghiên cứu, rút kinh nghiệm như sau: I. Tóm tắt nội dung vụ án Xuất phát từ mâu thuẫn trong việc mua bán điện thoại giữa Trịnh Nhật Tân và Đặng Anh Tú, nên khoảng 21 giờ 30 phút ngày 25/6/2021 Trịnh Nhật Tân cùng với Phạm Hữu Nghĩa đến nhà Trần Anh Tuấn (là anh ruột của Tú) để tìm gặp Tú. Khi gặp nhau hai bên đã xảy ra xô xát, cãi vã và thách thức đánh nhau. Nghe tiếng ồn ào Đặng Anh Việc (là em ruột của Tú ở nhà sát bên) liền chạy ra phía trước nhà của Tuấn đến gần chỗ Tân và nói “Do cái điện thoại của mày mà sinh chuyện”, đồng thời Việc dùng tay đấm trúng vào mặt của Tân. Thấy vậy, Nghĩa cầm 01 con dao Thái Lan xông đến định đâm Việc thì Việc liền sử dụng 01 thanh kiếm (cán màu đen dài 20cm, lưỡi kim loại dài 80cm) giơ lên cao và la lớn “Giết chết mẹ nó luôn”. Tuấn liền cầm 01 khúc cây gỗ dài 1,3m chạy ra đánh 01 cái trúng vào người của Nghĩa thì Nghĩa bỏ chạy. Tuấn cầm khúc cây cùng với Tú cầm 01 thanh kiếm tiếp tục truy đuổi theo Nghĩa. Trong khi Nghĩa đang bỏ chạy Tuấn ném khúc cây về phía Nghĩa nhưng không trúng. Nghĩa chạy đến bãi đất trống gần trường mẫu giáo An Hoà thì bị vấp ngã. Tuấn và Tú đuổi kịp dùng tay, chân đánh nhiều cái vào người của Nghĩa làm Nghĩa bất tỉnh. Sau đó Tuấn và Tú kéo Nghĩa ra đặt gần đường bê tông. Lúc sau người nhà của Nghĩa đến đề nghị được đưa Nghĩa đi cấp cứu nhưng Việc, Tuấn, Tú ngăn cản và yêu cầu chờ Công an đến giải quyết. Khi Công an xã Ân Phong đến thì Nghĩa mới được người nhà đưa đi cấp cứu. Kết quả giám định Nghĩa bị tổn hại 17% sức khoẻ. Cùng thời điểm này Tân gọi điện cho Trần Văn Bình kể lại việc Nghĩa bị đánh. Bình đang ngồi nhậu với Lê Tiến Sỹ và Đỗ Minh Thẩm nên rủ Sỹ, Thẩm đi cùng thì Sỹ, Thẩm đồng ý. Sau đó Sỹ điều khiển xe mô tô chở Thẩm, Bình về nhà Sỹ lấy 02 cây phảng phát bờ, rồi cùng nhau đến nhà Tuấn. Khi Sỹ, Thẩm, Bình đến nơi là khoảng 22 giờ 30 phút lúc này Công an xã đang lập biên bản tại hiên nhà của Tuấn. Sỹ đến đứng trước nhà của Việc (sát nhà Tuấn) nói lớn “Tao là chó Sỹ nè, đứa nào ăn được thì ăn”. Bình, Thẩm cũng la lớn tiếng đòi sang bằng nhà này. Tiếp đó, Bình cầm theo 01 cây phảng đi vào sân nhà Việc để đánh Việc, thấy vậy Việc đi lùi lại thì bị vấp ngã ngồi bệt xuống sân. Bình cầm cây Phảng đâm 01 nhát vào đầu gối chân trái của Việc (gây thương tích 2%). Việc nhào người lên giằng co cây phảng trên tay Bình và dùng tay đấm 02 cái trúng mặt Bình làm Bình gục ngã xuống đất. Việc đoạt được cây phảng trên tay Bình thì tiếp tục dùng cây Phảng đánh 02 cái vào người Bình. Sau khi đánh Bình thì Việc nhìn thấy Sỹ đang đứng trước cổng nhà của Việc cầm 01 cây phảng la lớn “Gọi mấy thằng thị trấn vô chém chết mẹ nó”. Nghe vậy Việc cầm cây phảng (mới giật được của Bình) chạy ra chém ngang 01 phát trúng tay trái của Sỹ, Sỹ bỏ chạy được khoảng 03 mét thi bị ngã nằm nghiêng bên đường, hai chân co lại, hai tay ôm đầu. Việc đến cầm phảng bằng hai tay giơ lên chém mạnh xuống trúng vào gối cẳng chân phải làm chẻ đôi từ bờ ngoài xương chày đến đoạn 1/3 giữa cẳng chân phải, gây đứt hoàn toàn bó mạch thần kinh kheo, được đưa đi cấp cứu đến 7 giờ 30 phút ngày 26/6/2021 thì Sỹ chết. Trước đó, trong lúc Việc đuổi đánh Sỹ thì Tú lấy 01 cây gỗ dài 120cm, đường kính 3,5cm chạy đến đánh nhiều cái vào người của Bình (đang nằm bất tình tại sân nhà Việc). Kết quả giám định Bình tổn hại 20% sức khoẻ. - Bản án hình sự sơ thẩm số 40/2023/HSST, ngày 14/6/2023 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh B; tuyên bố: Bị cáo Đặng Anh Việc phạm tội “Giết người” và tội “Cố ý gây thương tích các bị cáo Đặng Anh Tú, Đặng Anh Tuấn phạm tội “Cố ý gây thương tích”. + Áp dụng khoản 2 Điều 123; điểm b khoản 2, Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 55 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Đặng Anh Việc 09 năm tù về tội “Giết người” và 03 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”, Buộc chấp hành hình phạt chung cho cả 02 tội là 12 năm tù. + Áp dụng điểm b,d khoản 2 Điều 134; khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Đặng Anh Tú 04 năm tù. + Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Đặng Anh Tuấn 02 năm tù. Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí hình sự sơ thẩm, quyền kháng cáo. Bản án sơ thẩm nêu trên đã bị VKSND cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chấp nhận toàn bộ nội dung kháng nghị về các vi phạm của bản án sơ thẩm đã được kháng nghị nêu ra và tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm 1. Đối với bị cáo Đặng Anh Việc: Thông qua hành động cầm cây kiếm giơ lên cao và hô to “Giết chết mẹ luôn” thể hiện bị cáo Việc chính là người khởi xướng để Tuấn và Tú “dùng hung khí nguy hiểm” đánh gây thương tích 17% cho Nghĩa. Ngay sau khi nghe Việc hô thì Tuấn liền sử dụng cây gỗ dài 1,3m đánh trúng vào người của Nghĩa. Bị đánh nên Nghĩa bỏ chạy thì Tuấn cầm cây và Tú cầm kiếm tiếp tục rượt đuối, đánh Nghĩa. Cấp sơ thẩm đã áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” khi xử lý hành vi phạm tội của Tuấn theo điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS. Với vai trò là người chủ mưu, khởi xướng thì bị cáo Việc cũng phải cùng bị xem xét áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” như đã áp dụng để xử lý đối với bị cáo Tuấn. Trong khi gây thương tích cho bị hại Bình thì bị cáo Việc cũng đã trực tiếp “dùng hung khí nguy hiểm” là cây phảng đánh 02 cái vào người của bị hại Bình. Tổng thương tích gây ra cho Bình là 20%. Cấp sơ thẩm chỉ điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Việc theo điểm b khoản 2 Điều 134 BLHS là không đúng khung hình phạt của tội “cố ý gây thương tích” bị cáo đã thực hiện. Vì hành vi trên của bị cáo Việc đã phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS đó là: “d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thế của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này” (dẫn chiếu điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS là “dùng hung khí nguy hiểm”). Trường hợp truy cứu bị cáo Việc về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS (là tội rất nghiêm trọng) thì đồng thời phải truy cứu TNHS với bị cáo Việc về tội “Giết người” theo điểm e khoản 1 Điều 123 BLHS đó là “e) Giết người mà liền trước đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng”, cấp sơ thẩm chỉ điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Việc theo khoản 2 Điều 123 BLHS là không đúng khung hình phạt đối với tội “Giết người” 2. Đối với bị cáo Đặng Anh Tú: Bị cáo Tú trực tiếp chứng kiến bị cáo Việc cầm cây kiếm giơ lên cao và nghe Việc hô to “Giết chết mẹ nó luôn”, đồng thời chứng kiến bị cáo Tuấn cầm cây gỗ dài l,3m đánh trúng vào người của Nghĩa. Liền sau đó bị cáo Tú đã tiếp nhận ý chí của Việc và Tuấn, cầm kiếm đuổi theo cùng với Tuấn đánh Nghĩa gây thương tích 17%, đồng thời Tú còn sử dụng cây gỗ dài 120cm có đường kính 3,5cm đánh nhiều cái vào người của Bình trong khi Bình đã bị Việc đánh đang nằm bất tỉnh (hậu quả Bình bị tổn thương 20% sức khoẻ). Hành vi của bị cáo Tú đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS. Cấp sơ thẩm chỉ điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Tú theo khoản 2 Điều 134 BLHS là không đúng khung hình phạt bị cáo Tú đã thực hiện. 3. Đối với hành vi của các đối tượng Trịnh Nhật Tân, Phạm Hữu Nghĩa, Trần Văn Bình, Đỗ Minh Thẩm: Các đối tượng Tân và Nghĩa đã chủ động đến nhà của Tú gây sự, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vụ án làm 01 người chết và 02 người bị thương trong khoảng thời gian dài từ 21 giờ 30 đến hơn 22 giờ 30 phút tại khu vực đông dân cư, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, trị an xã hội tại địa phương. Khi nhóm của mình bị đánh và bị yếu thế Tân tiếp tục gọi cho Bình, thì Bình rủ Thẩm, Sỹ cùng đi và được Thẩm, Sỹ đồng ý. Khi đến nơi Sỹ, Bình và Thẩm cùng la lối to tiếng đòi san bằng nhà của Việc, đồng thời Bình cầm cây Phảng đánh Việc nên bị Việc đánh lại làm cho Sỹ bị chết, Bình bị thương. Hành vi của nhóm: Tân, Nghĩa, Bình, Thẩm đã đủ yếu tố cấu thành tội “Gây rối trật tự công cộng” nhưng cấp sơ thẩm không truy cứu trách nhiệm hình sự với các đối tượng trên là bỏ lọt tội phạm.
Người chủ mưu chỉ muốn cố ý gây thương tích nhưng hậu quả chết người thì phạm tội gì?
Người chủ mưu thuê người đánh một người khác (với mục đích cố ý gây thương tích), nhưng hậu quả dẫn đến chết người, thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? Nội dung của vấn đề này có thể được xử lý theo Án lệ số 01/2016/AL về vụ án giết người (được ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-CA năm 2016 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: Khoảng 15 giờ ngày 21-6-2007, Công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội nhận được tin báo đã xảy ra vụ án, nạn nhân bị chết tại khu vực đúc dầm bê tông thi công cầu Thanh Trì thuộc địa phận tổ 12, phường Thạch Bàn, quận Long Biên; nạn nhân là anh Nguyễn Văn Soi (kỹ sư xây dựng thuộc Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng). Qua Điều tra, xác minh, Công an quận Long Biên đã bắt khẩn cấp Đồng Xuân Phương. Quá trình Điều tra xác định: anh Nguyễn Văn Soi và Đồng Xuân Phương cùng làm việc tại Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (được giao nhiệm vụ thi công, xây dựng cầu Thanh Trì). Khoảng tháng 02-2007, Phương uống rượu say trong giờ làm việc, bị anh Soi dùng điện thoại di động chụp ảnh, báo cáo lãnh đạo nên Phương có ý định trả thù anh Soi. Ngày 14-6-2007, Đồng Xuân Phương gọi điện thoại cho bạn là Đoàn Đức Lân sinh năm 1975 (trú tại nhà số 11 C98 Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) nói việc mâu thuẫn nêu trên và thuê Lân đánh trả thù. Lân nói sẽ giới thiệu người khác thực hiện. Tối ngày 17-6-2007, Phương từ Hà Nội về Hải Phòng gặp Lân và bạn của Lân là Hoàng Ngọc Mạnh sinh năm 1982 (còn gọi là Thắng; trú tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) kể lại việc mâu thuẫn và thuê Lân, Mạnh đánh anh Soi, bằng cách dùng dao đâm vào chân, tay nạn nhân để gây thương tích. Đồng Xuân Phương hỏi giá bao nhiêu, Mạnh và Lân nói tùy nên Phương đã đưa cho Mạnh 1.500.000 đồng. Lân và Mạnh đồng ý. Khoảng 20 giờ ngày 20-6-2007, Hoàng Ngọc Mạnh đi cùng Nam (là bạn Mạnh; không xác định được địa chỉ) lên Hà Nội gặp Đồng Xuân Phương thống nhất là sẽ đánh anh Soi vào ngày 21-6-2007; sau đó Phương đưa thêm 500.000 đồng để Mạnh thuê chỗ ngủ. Đến Khoảng 9 giờ ngày 21-6-2007, Phương dẫn Mạnh và Nam đến đoạn đường anh Soi sẽ qua để đi họp vào đầu giờ buổi chiều hôm đó; rồi quay về Công ty. Khoảng 11 giờ, Hoàng Ngọc Mạnh đến quán nước tại ngã ba quốc lộ 5 - 1B (quán của chị Phạm Thị Miến) thuê điện thoại di động của chị Miến gọi điện thoại cho Đồng Xuân Phương yêu cầu mô tả đặc Điểm nhận dạng và thông báo số điện thoại di động của anh Soi; Phương đã thực hiện theo yêu cầu của Mạnh. Đến Khoảng hơn 13 giờ chiều, Mạnh lại thuê điện thoại di động của chị Miến gọi cho Phương thông báo là đã nhận dạng được anh Soi và Mạnh sẽ thực hiện một mình vì hiện Nam đã bỏ đi đâu không thông báo lại, Đồng Xuân Phương đồng ý. Khoảng 14 giờ 16 phút cùng ngày, Mạnh đã thuê máy điện thoại di động của chị Miến gọi điện thoại hẹn gặp anh Soi tại khu vực đúc dầm bê tông. Khi anh Soi đến, Mạnh đã dùng dao nhọn chuẩn bị từ trước đâm 02 nhát vào mặt sau đùi phải, làm anh Soi chết. Tại Bản giám định pháp y số 146/PC21-PY ngày 17-7-2007, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận: nạn nhân bị 02 vết thương tại mặt sau đùi phải, vết phía trên xuyên vào cơ đùi 3cm. Vết phía dưới cắt đứt động mạch, tĩnh mạch đùi sau gây chảy mất nhiều máu. Nguyên nhân chết: sốc mất máu cấp không hồi phục do vết thương động mạch. Nội dung của Án lệ: "Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; có căn cứ xác định về mặt chủ quan, Phương chỉ muốn gây thương tích cho anh Soi mà không muốn tước đoạt tính mạng, cũng không muốn thuê Mạnh đâm bừa, đâm ẩu vào anh Soi để mặc mọi hậu quả xảy ra. Vì thế, bị cáo chỉ yêu cầu tấn công vào chân, tay mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể, là những vị trí nếu bị tấn công thì sẽ có nhiều khả năng xâm hại đến tính mạng nạn nhân. Khi thực hiện tội phạm, Mạnh đã đâm 02 nhát đều vào đùi nạn nhân theo đúng yêu cầu của Phương. Hành vi phạm tội của Hoàng Ngọc Mạnh khó thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Việc nạn nhân bị chết do sốc mất máu cấp không hồi phục là ngoài ý muốn của Đồng Xuân Phương và đồng phạm. Hành vi của Đồng Xuân Phương thuộc trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, quy định tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án Đồng Xuân Phương về tội “Giết người ” là không đúng pháp luật.” Như vậy, trong vụ án có đồng phạm, nếu Toàn án có căn cứ chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); và người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu. Việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình Tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người” chứ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người được.
Bị tổn thương do bị tấn công trong quá trình làm việc có xem là tai nạn lao động ?
Kính gởi Luật sư, Quản lý B bị công nhân A đạp vào người và dùng vật dụng chọt cổ giày đánh vào đầu gây thương tích với lý do Quản lý nhắc nhở nhiều lần về hành vi Công nhân A bỏ vị trí làm việc nhiều lần trong ca làm việc. Sự việc xảy ra, nạn nhân được công ty sơ cứu và đưa đi bệnh viện chữa trị. Công nhân A được trình báo lên công an địa phương về hành vi gây mất trật tự trong khu vực sản xuất và cố ý gây thương tích, bị xử phạt hành chính. Hơn nữa Công nhân phải chịu hình thức kỷ luật lao động theo quy định nội quy Công ty. Vậy, Tôi xin hỏi Luật sư trường hợp nạn nhân bị tổn thương nói trên có được xem là tai nạn lao động không ? Cảm ơn.
Vợ đánh ghen chồng và tình nhân có bị xử phạt không?
Đánh ghen không còn quá xa lạ đối với cộng đồng nữa, cách vài hôm lại xuất hiện một bà vợ đi đánh ghen, lúc thì tìm đến quán karaoke, lúc thì đến khách sạn, thậm chí bắt ghen trên ô tô,... Không khó để bắt gặp những đoạn clip chồng ngoại tình, còn vợ thì đi đánh ghen với sự cổ vũ nhiệt tình từ những người hóng chuyện xung quanh. Vậy đứng trên phương diện pháp luật, người đánh ghen hay đi xem người khác đánh ghen thì có bị xử lý hay không? Người đánh ghen bị xử lý thế nào? Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng, như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: - Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều 7; Bên cạnh đó, căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144 /2020/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều 7 thì việc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đồng thời, theo quy định tại điểm đ khoản 14 của Điều 7 thì người vi phạm buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh ghen Nếu hành vi đánh ghen để lại hậu quả nghiêm trọng, tùy thuộc vào tính chất mức độ mà hành vi đó gây nên thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 155 Tội làm nhục người khác và Điều 156 Tội vu khống Bộ luật Hình sự 2015 (được thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Theo đó, về hành vi vi phạm này tùy vào tính chất mức độ mà mức phạt cao nhất nếu vi phạm một trong hai điều này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 tháng và phạt tù lên đến 01 năm. Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó nếu việc đánh có hành vi cố ý gây thương tích, thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung hình phạt cao nhất có thể từ 12-20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đi xem đánh ghen (không tham gia đánh) có bị xử phạt không? Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Căn cứ tại Điều luật này, đã đưa ra các mức phạt cụ thể với từng hành vi vi phạm. Theo đó, những hành vi dưới đây được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng: + Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác + Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự + Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác. Như vậy, đánh ghen được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng. Chủ thể tham gia đánh ghen phải có những hành động, lời nói nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm của cá nhân khác cũng như trật tự công cộng thì mới được xem là vi phạm Việc đi xem đánh ghen mà không tham gia được xem là các chủ thể này chứng kiến hành vi đánh nhau xảy ra, nhưng không có bất kỳ hành động, hay lời nói xúc tác vào mâu thuẫn đó. Khi đó, người đi xem đánh ghen sẽ không thể bị quy về tội gây rối trật tự hay những tội phạm liên quan có thể xảy ra.
Gây thương tích khi đánh nhau mức bồi thường sẽ như thế nào?
Trong quá trình gây ẩu đả không may một bên gây thương tích nặng cho bên còn lại thì việc quy định mức bồi thường luôn là tranh chấp khiếu kiện dai dẳng tại tòa. Vậy mức bồi thường trong vụ án gây thương tích được quy định ra sao? Thương tích của bị đơn được giám định thế nào? 1. Trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám định? Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định thuộc các nội dung sau: - Thứ nhất: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; - Thứ hai: Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; - Thứ ba: Nguyên nhân chết người; - Thứ tư: Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; - Thứ năm: Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; - Thứ sáu: Mức độ ô nhiễm môi trường. Theo đó, đương sự trong vụ án hình sự buộc phải giám định thương tích và các nội dung khác có liên quan đến vụ án được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thực hiện để giải quyết vụ án. 2. Đương sự có được yêu cầu giám định thương tích? Trong trường hợp đương sự không thuộc các trường hợp đương nhiên phải giám định thì đương sự trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: - Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. - Trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. - Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định. 3. Bồi thường thương tích căn cứ phát sinh ra sao? Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự như sau: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Chi trả mức bồi thường trong vụ án cố ý gây thương tích ra sao? Cụ thể Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong vụ án cố ý gây thương tích được thực hiện như sau: - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Như vậy, để được bồi thường khi bị gây thương tích thì đương sự trong vụ án hình sự phải thực hiện giám định thương tích bị gây ra từ đó xác định được mức độ thương tật. Căn cứ vào đó yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường cho tổn thất về sức khỏe và tinh thần. Mức bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ giám định, tình tiết vụ án và gia cảnh của bị cáo.
Phạm nhân trong tù đánh nhau có bị truy cứu hình sự tội cố ý gây thương tích?
Khi đi tù trong quá trình chung sống và sinh hoạt chung cùng các phạm nhân với nhau đôi lúc sẽ có những mâu thuẫn phát sinh và việc đánh nhau có thể là một điều không tránh khỏi, việc bảo vệ các phạm nhân không bị đánh và chế tài nào dành cho hành vi đánh người khác ở trong tù? 1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự Theo Điều 10 Luật Thi hành án Hình sự 2019 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm và tùy vào tính chất mức độ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh nhau. - Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự; - Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp; - Kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án. 2. Phạm nhân đánh bạn tù bị xử lý như thế nào? - Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh nhau: Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ; tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Có tính chất côn đồ; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: + Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên +Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% + Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 BLHS 2015 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân trong trường hợp + Làm chết 02 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 Vậy tùy vào tính chất mức độ trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ; tạm giam, đang chấp hành án phạt tù mà phạm nhân đánh bạn tù gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.
Luật sư tư vấn giúp ạ. ngày 21/1 khi đi ăn tất niên họ hàng bố tôi bị người khác đánh, trước đó không có tranh cãi gì cả. Bố tôi bị gãy 4 xương sườn phải điều trị. Gia đình bên đánh bố tôi có thương lượng nhưng không tìm được tiếng nói chung. Bố tôi có đưa đơn ra cả công an thành phố và họ bảo rằng kiện cáo rất tốn kém nên cũng không có ý định giám định sức khỏe cho bố tôi., Vậy giờ gia đình tôi phải làm sao, nhờ luật sư tư vấn giúp ạ
Người từ đủ 14 tuổi cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào? Có áp dụng mức phạt tiền hay không?
Hành vi cố ý gây thương tích sẽ tùy vào mức độ tính chất mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên đối với người chưa thành niên thì như thế nào? Người đủ 14 tuổi trở lên có phải chịu mức xử phạt hành chính là phạt tiền hay không? Về đội tuổi chịu trách nhiệm hành chính Căn cứ tại Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. Trong đó: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích của người từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: -Cảnh cáo; - Phạt tiền; -Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); -Trục xuất. Trong đó hình thức cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Đối với hình thức xử phạt còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Người từ đủ 14 tuổi có phải chịu mức xử phạt hành chính là phạt tiền không? Theo quy định tại khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Ngoài ra, trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Như vậy, đối với hành vi cố ý gây thương tích, người từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính với hình thức xử phạt là cảnh cáo. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015. Như vậy, về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự với người từ đủ 14 tuổi về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; -Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung hình phạt cao nhất cho tội này là tù chung thân. Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Xem thêm một số bản án về bị cáo phạm tội là người chưa thành niên tại đây
Hành vi thu tiền bãi du lịch “bụi” tự phát có hợp pháp?
Thời gian gần đây, các khu du lịch tự phát nổi lên với khách du lịch “bụi” tại những nơi chưa có các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch và đặc biệt là còn hoang sơ. Trong số đó, Hồ Trị An thuộc tỉnh Đồng Nai là một trong những điểm thu hút du khách đến dã ngoại, tham quan. Sự việc sẽ không đáng nói nếu như nhiều nhóm người tự phát thu tiền “bảo kê” chiếm giữ đất công để thu tiền bãi du lịch nếu du khách đến đây. Điều này gây bức xúc trong dư luận cũng như trải nghiệm của nhiều người. Vậy hành vi này có được xem là hợp pháp? Một số du khách có quay phim chụp ảnh lại và nhóm “bảo kê” này bảo là không sợ báo chí cũng như công an vì đã xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thu bãi với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đất tại Hồ Trị An thuộc về Nhà nước và mục đích dùng để tích trữ nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Do đó, không được kinh doanh du lịch xung quanh hồ để phục vụ việc phát điện. Nhiều trường hợp cho biết sợ nhóm này sử dụng vũ lực nên đã trả tiền bãi để được yên. 1. Tội cưỡng đoạt tài sản Căn cứ các trường hợp trên cho thấy hành vi của nhóm này hoạt động có mục đích kiếm tiền dựa trên việc người dân đến các bãi du lịch tự phát không chính thống. Qua đó, có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Đây là một băng nhóm có tổ chức và quy mô. - Có tính chất chuyên nghiệp. - Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ. - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Tái phạm nguy hiểm. Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị truy cứu với mức phạt tù 07 năm - 15 năm khi: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng. - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên. - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2. Trường hợp có sử dụng vũ lực đến du khách Trong trường hợp mà nhóm này có hành vi sử dụng vũ lực ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của du khách còn có thể bị truy cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm. - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình. - Có tổ chức. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê. - Có tính chất côn đồ. - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%. - Phạm tội 02 lần trở lên. - Tái phạm nguy hiểm. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp tổn hại từ 61% tại (khung 4). - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). Khung 4: Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. - Làm chết người. - Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khung 1). Khung 5: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - Làm chết 02 người trở lên. - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên tại (khung 1). Bên cạnh đó, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Như vậy, trường hợp thu tiền bãi du lịch của nhóm quản lý tự phát nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trong về tội cưỡng đoạt tài sản của khách du lịch. Trường hợp có sử dụng vũ lực đến du khách còn có thể bị truy cứu tội cố ý gây thương tích.
Hỏi về tội cố ý gây thương tích - Gây rối trật tự công cộng
Kính gửi luật sư! Nhà tôi mới dọn tới ở nhưng cứ bị nhà kế bên bắt nạt. Nhiều lần họ qua kiếm chuyện, nhà tôi có báo công an phường nhưng hầu như công an không giải quyết gì. Nên càng ngày họ càng lộng hành. Sáng ngày 09/01/2022 Nhà tôi và hàng xóm lại cãi vả nhau. Đến tối ngày 11/01/2022 khi chồng tôi ở nhà 1 mình thì hàng xóm cho người mang dao qua kéo chồng tôi ra ngoài chém chồng tôi và hăm dọa sẽ giết cả nhà tôi. Chồng tôi bị vết chém vào tay đến giờ vẫn còn sẹo. Camera an ninh có ghi lại toàn bộ sự việc diễn ra. Lần đó chồng tôi ở nhà có 1 mình nên chỉ tìm cách thoát thân bảo toàn tính mạng chứ không dám báo công an. Khi tôi đi công tác về biết chuyện tôi muốn báo công an nhưng chồng tôi không cho. Anh bảo anh không sao, bảo tôi đừng làm lớn chuyện sẽ nguy hiểm đến tính mạng, có báo công an cũng như mấy lần trước thôi họ chỉ hòa giải và không giải quyết gì đâu. Và suốt 1 năm qua vợ chồng tôi đã nhịn nhưng càng ngày họ càng quá đáng như thể không ai làm gì được họ. Xin luật sư cho tôi hỏi: sự việc họ cho người mang dao qua lôi chồng tôi ra ngoài chém như thế đã xãy ra gần 1 năm rồi thì giờ tôi có báo công an thưa họ được không? Và tội này theo như pháp luật quy định là tội gì và khung hình phạt là như thế nào? Rất mong các luật sư tư vấn giùm. Xin chân thành cảm ơn.
Cản trở người thi hành công vụ mà gây thương tích bị xử phạt ra sao?
Vừa qua, trên các diễn đàn thông tin về những vụ gây thương tích đối với CSGT đang làm nhiệm vụ hay cản trợ, chống đối các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc,… Hành vi cản trở, chống đối lực lượng chức năng có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của mình, pháp luật quy định áp dụng những biện pháp cưỡng chế để giải quyết. Vậy như thế nào được xem là cản trở người thi hành công vụ và mức phạt cho hành vi vi phạm này là gì? Ai được xác định là người thi hành công vụ? Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 quy định: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Hành vi cản trở người thi hành công vụ là gì? Hành vi “cản trở ” là hành vi tác động một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình người thi hành công vụ chấp hành, thực hiện nghiệp vụ , từ đó tạo ra khó khăn, cản trở việc chấp hành pháp luật. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao. Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào? Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào? Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy đinh tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Chế tài nào dành cho các đối tượng hành hung nhân viên y tế?
Mới đây, sự việc người nhà bệnh nhân xông vào phòng cấp cứu liên tục buông lời tục tĩu, mắng chửi các y bác sĩ với lý do vì đã để người nhà họ "chờ mấy tiếng không thăm khám". Sự việc xảy ra tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, được camera phòng cấp cứu ghi lại. Sau nhiều vụ bạo lực và hành hung các nhân viên y tế tại bệnh viện, trong đó có 2 luồng ý kiến trái chiều, như sau: Thứ nhất, cho rằng việc người nhà bệnh nhân đnag trong cơn hoảng loạn vì người thân đang gặp nguy hiểm, không kiềm chế được tâm trạng nên có thể thông cảm. Ngoài ra, cũng có ý kiến nói rằng “Không có lửa làm sao có khói’, “bệnh viện cũng nên xem lại quy trình và thời gian xử lý theo quy trình đó chứ không phải vụ nào cũng là lỗi hoàn toàn do người nhà bệnh nhân”. Thứ hai, ngược lại với những ý kiến trên, ý kiến này lên tiếng bảo vệ các y bác sĩ rằng cần có Luật riêng nhằm đảm bảo an toàn cho y bác sĩ để răn đe, xử lý phù hợp các đối tượng tấn công họ. Bởi đó là hành vi nguy hiểm, không chỉ gây tổn thương thân thể cho nhân viên y tế, mà còn ảnh hưởng đến công việc và trách nhiệm điều trị, cấp cứu cho các bệnh nhân. Điển hình, một số vụ bạo hành gần đây được các y bác sĩ tham gia kíp trực kể lại Người xông vào phòng cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định liên tục buông lời tục tĩu, mắng chửi các y bác sĩ và yêu cầu phải cắt cử người trông coi, chăm sóc bệnh nhân là người thân họ 24/24. Tuy nhiên, thời gian từ lúc bệnh nhân này vào viện đến khi hoàn thành việc cho thuốc, xét nghiệm máu, chụp phim, chuyển bó bột cố định vai và mời bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình khám, chỉ 24 phút. Nhận thấy người xông vào có xu hướng hành hung, kíp trực nhấn chuông báo động Code Grey, đội bảo vệ có mặt ngay. Tuy nhiên, người này bất chấp sự can ngăn vẫn tiến đến hành hung nhân viên y tế. Khi công an vào viện làm việc, mọi người mới biết đây là em vợ bệnh nhân. Cũng có vụ việc vào cuối tháng 7, có một trường hợp tại khoa cấp cứu bệnh viện, một bác sĩ bị người nhà bệnh nhi bóp cổ vì cho rằng chậm cấp cứu con gái của anh ta. Trong khi đó, bé gái bị hóc xương cá, vào viện kiểm tra sinh hiệu bình thường, không khó thở, không la khóc, nhân viên y tế dặn bé ngồi chờ khoảng 10 phút để bác sĩ tai mũi họng đến nội soi gắp xương. Không chỉ ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Hay đầu tháng 11/2018 khi 5 y bác sỹ trong kíp trực của bệnh viện Đa khoa Hải Dương hiến máu cứu một sản phụ thì bất ngờ bị người nhà của bệnh nhân lăng mạ, hành hung. Không ít người dân đã bất bình trước hành động phi đạo đức của các đối tượng. Theo các bác sĩ, bị thân nhân người bệnh bạo hành là tình trạng nhân viên y tế khoa cấp cứu nhiều bệnh viện đang phải đối mặt hàng ngày. Đây là khoa được xem như nguy hiểm nhất bệnh viện, do đặc thù tiếp nhận bệnh nhân để xử lý ban đầu nên tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều đối tượng và rất nhiều tình huống bất ngờ. Hiện nay, pháp luật đã có khung hình phạt điều chỉnh những hành vi bạo lực này hay chưa? Chuyện không có gì để nói, nếu trong hoàn cảnh bình thường, tuy nhiên với đặc thù ngành nghề là các y bác sĩ phải chịu trách nhiệm rất lớn về tính mạng con người. Ngoài việc bị tấn công, bạo lực, họ còn bị chậm trễ trách nhiệm, công việc của họ. Điển hình trong vụ việc trên, thời điểm đó, các y bác sĩ đang gấp rút xử trí 5 ca đột quỵ cấp, một bệnh nhân ngưng tim ngưng thở. Sự náo loạn này đã khiến bệnh nhân đột quỵ bị ảnh hưởng thời gian vàng cấp cứu. Như vậyy, có thể thấy việc tấn công bạo lực, hành hung này gây nhiều hiểm họa cho các y bác sĩ và cả những bệnh nhân đang chờ được điều trị. Theo quy định của pháp luật Hình sự trong trường hợp hành vi hành hung các y bác sỹ gây thương tích với tỷ lệ từ 11% trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Trong trường hợp thương tích dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc các thủ đoạn khác cũng có thể bị xem xét với điều khoản này. Trong những trường hợp khác, nếu hành vi hành hung chưa gây thương tích hoặc gây thương tích không đạt tỷ lệ 11% cũng có thể xem xét hoặc xử lý ở tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Ngoài ra, Điều 52 Bộ Luật Hình sự năm 2015 cũng có quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo đó, đối với các tình tiết sau được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như: phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội,... Dựa theo các tình tiết kết trên, hành vi hành hung bác sĩ chưa được coi là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, với các hành vi có tính chất côn đồ hoặc phạm tội vì động cơ đê hèn cũng được coi là một trong những tình tiết tăng nặng. Ngoài ra có một số ý kiến cho rằng cần răn đe, xử lý phù hợp người tấn công các y bác sĩ. Bởi đó là hành vi chống người thi hành công vụ. Vậy các y bác sĩ có phải là người thi hành công vụ hay không? Theo Điều 3 của Nghị định 208/2013 quy định và giải thích về người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan và lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội thì bác sỹ không phải là người thi hành công vụ. Cho nên, hành vi hành hung bác sĩ không bị xử lý theo tội chống người thi hành công vụ mà được xem xét để xử lý theo tội cố ý gây thương tích thông thường như các trường hợp phạm tội bình thường.
Phóng hỏa đốt nhà thì bị xử lý như thế nào?
Phóng hỏa đốt nhà là một hành vi đặc biệt nguy hiểm vì đe dọa xâm phạm về tài sản và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người. Theo đó, căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: “Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.” => Theo đó, mức hình phạt cao nhất cho tội danh này là 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại theo Điều 584, Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015: “Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.” “Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định.” Trường hợp người có hành vi phạm tội hủy hoại tài sản nhằm mục đích khác như cố ý gây thương tích hoặc giết người, còn việc hủy hoại tài sản, làm hư hỏng tài sản chỉ là thủ đoạn để đạt được mục đích trên thì người phạm tội đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giết người (theo khoản 1 Điều 123 BLHS 2015) với hình phạt cao nhất là Tử hình hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 134 BLHS 2015) và Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS 2015).
Xin giúp đỡ về trường hợp cố ý gây thương tích những không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nếu không đủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị gì?
Tóm tắt: Việc đánh giá chứng cứ, xác định chính xác tội danh trong nhóm tội xâm phạm tính mạng sức khỏe (Giết người, Cố ý gây thương tích) và một số tội danh liên quan (Gây rối trật tự công cộng) do hành vi vượt quá của các đồng phạm gây ra trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Bài viết nêu lên một số trường hợp dễ nhầm lẫn trong quá trình định tội danh từ đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập về quy định pháp luật; đồng thời đề xuất một số định hướng pháp luật giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh chính xác, tránh tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Hành vi của các nhóm đối tượng tụ tập đông người, sử dụng dao, kiếm, vũ khí hoặc các hung khí nguy hiểm khác tấn công lẫn nhau, gây huyên náo làm mất an ninh trật tự, làm tổn hại tính mạng, sức khỏe của người khác… đã xâm phạm đến những khách thể chung của nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe được Bộ luật Hình sự (BLHS) bảo vệ thông qua các quy định tại các Điều 123 tội Giết người (GN), Điều 134 tội Cố ý gây thương tích (CYGTT) và một số tội danh khác có liên quan thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 tội Gây rối trật tự công cộng (GRTTCC). Một trong những đặc điểm chung của các tội danh trên là các đối tượng trong cùng vụ án, là đồng phạm, có những hành vi tương tự nhau, có hoặc không bàn bạc trước về hậu quả xẩy ra hoặc bỏ mặc hậu quả xảy ra... Để cá thể hóa hành vi phạm tội, cá thể hóa tội danh, hình phạt đối với từng trường hợp đồng phạm trong vụ án, đòi hỏi các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải thu thập chứng cứ, đánh giá chính xác tội danh để không bị sai sót trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Sau đây, chúng tôi nêu lên một số căn cứ phân biệt các dấu hiệu cơ bản giữa các tội danh GN, CYGTT, GRTTCC và một số chú ý trong trường hợp vượt quá của đồng phạm, dễ nhầm lẫn khi đánh giá chứng cứ xác định tội danh và đề xuất một số kiến giải hoàn thiện pháp luật, cụ thể: 1. Một số căn cứ cơ bản phân biệt các tội danh Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng có đồng phạm. Khi phân biệt những tội danh trên cần chú ý đến các dấu hiệu thuộc yếu tố cấu thành cơ bản: Căn cứ Tội Giết người (Điều 123) Tội CYGTT (Điều 134) Tội GRTTCC (Điều 318) Loại tội Đặc biệt nghiêm trọng Nghiêm trọng Ít nghiêm trọng Khách thể Tính mạng, sức khỏe của con người Tính mạng, sức khỏe của con người Tính mạng, sức khỏe của con người. Sự hoạt động bình thường cơ quan, tổ chức, xã hội... Hành vi khách quan Hành vi hành động quyết liệt. Sử dụng vũ lực để tước đoạt tính mạng của người khác. Hành vi hành động. Sử dụng vũ lực để gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Có thể là hành vi hành động và không hành động. Có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp gây thương tích cho người khác. Sử dụng vũ lực để tấn công gây huyên náo, làm mất an ninh trật tự, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người Vị trí gây thương tích Vùng trọng yếu của cơ thể quyết định sự tồn tại, tử vong của con người như: Đầu, cổ, gáy, ngực, bụng... Có thể là vùng trọng yếu của cơ thể. Chủ yếu là các vùng không phải trọng yếu của cơ thể như: Tổn thương ngoài phần thân không làm tổn thương hoặc tổn thương nhẹ các cơ quan nội tạng. Không gây thương tích hoặc gây thương tích rất nhẹ ở những vị trí không nguy hiểm. Tính chất hành vi phạm tội Mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra cao nhất. Cường độ tấn công liên tục, nhanh, quyết liệt trong việc tước đoạt tính mạng của người khác. Mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra cao. Cường độ tấn công có thể liên tục, nhanh nhưng không quyết liệt như hành vi GN. Không mong tước đoạt tính mạng của người khác. Mong muốn làm tổn thương sức khỏe của người khác. Mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra thấp nhất trong 3 tội danh. Việc tấn công gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác có thể có hoặc không có. Thông thường là những đồng phạm cùng tham gia đánh nhau nhưng thực hiện hành vi không hành động hoặc không gây tổn thương đến sức khỏe của người khác. Hậu quả - Chết người - Gây tổn hại sức khỏe của người khác - Gây tổn hại sức khỏe của người khác - Chết người - Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự - Gây tổn hại sức khỏe của người khác - Chết người Chủ thể Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên. Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên. Lỗi Cố ý trực tiếp Cố ý trực tiếp, Cố ý gián tiếp Cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp 2. Thực trạng đánh giá chứng cứ, xác định tội danh Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng 2.1 Các trường hợp dễ nhầm lẫn tội danh a) Nhầm lẫn giữa tội GN và tội CYGTT dẫn đến hậu quả chết người: Việc định tội danh trong trường hợp này thường khó, rất có thể nhầm lẫn cần chú ý việc chứng minh ý thức chủ quan, động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả chết người là một trong những điều kiện quyết định việc xác định tội danh. Nhưng có phải trường hợp nào có hậu quả chết người đều là hành vi GN không? Việc xác định tội danh GN hay CGYTT chủ yếu phải dựa vào ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội (mong muốn tước đoạt tính mạng của người khác hay mong muốn làm tổn thương sức khỏe của người khác). Hậu quả chết người có thể là mong muốn hoặc không mong muốn của người thực hiện hành vi phạm tội. Có thể nói khái quát là hậu quả chết người là một trong những căn cứ quan trọng mang tính quyết định để xác định tội danh: khi sử dụng làm yếu tố định tội thì là tội GN, khi sử dụng làm tình tiết định khung tăng nặng thì là tội CYGTT. Việc chứng minh ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội không thừa nhận có mục đích, động cơ GN. Đòi hỏi các cơ quan tố tụng phải chứng minh “ý thức chủ quan thông qua hành vi khách quan”. Dựa vào kết quả chứng minh này, cơ quan tố tụng sẽ quyết định hành vi của người phạm tội là GN hay CYGTT. Bên cạnh đó, khi định tội danh cũng cần chú ý một số yếu tố quan trọng khác góp phần quyết định việc xác định chính xác tội danh GN hay CGYTT là tư thế, vị trí, chiều hướng tác động, cường độ tấn công của hung khí lên cơ thể con người để gây ra hậu quả thương tích hoặc chết người[1]. Thực tiễn giải quyết các vụ án GN, CGYTT trong thời gian vừa qua cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định “vùng nguy hiểm”, “vùng trọng yếu của cơ thể”[2]. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về những khái niệm này nên còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tổng kết thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)[3] và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)[4] có thể hiểu vùng trọng yếu của cơ thể là những vùng quan trọng, chủ yếu của cơ thể con người nếu bị tổn thương có thể quyết định việc tồn tại hoặc tử vong của con người. Những vùng này bao gồm các vị trí đầu, cổ, gáy (các thương tích làm tổn thương sọ, não, động mạch cảnh, đốt sống cổ...); ngực, lưng, bụng (các thương tích làm tổn thương tim, phổi hoặc cơ quan nội tạng khác); vùng hông, đùi trên (các thương tích làm tổn thương động mạch chủ...). Nghiên cứu các Thông báo rút kinh nghiệm số 05/TB-VC1-HS ngày 13/02/2019 và số 06/TB-VC1-HS ngày 25/3/2019 của VKSNDTC thấy việc xác định tội danh CGYTT hay GN cần phải căn cứ vào các yếu tố: hung khí sử dụng, vị trí tấn công, tư thế, chiều hướng, cường độ tấn công, thái độ của người thực hiện tội phạm đối với hậu quả gây ra (tưởng chết bỏ đi hoặc tấn công cho đến khi không còn chống cự, bỏ mặc hậu quả). Vụ án Tạ Duy H[5] cho thấy cách chứng minh ý thức chủ quan thông qua hành vi khách quan của người thực hiện hành vi phạm tội: Bị cáo đứng trực diện, tấn công làm bị hại ngã, mất khả năng chống cự rồi lại tấn công vào vùng đầu, cổ bị hại với cường độ liên tiếp cho đến khi thấy bị hại nằm im (tưởng đã chết hoặc bỏ mặc không đưa bị hại đi cấp cứu) thì bị cáo mới dừng việc tấn công lại. Điều này cho thấy diễn biến hành vi khách quan mà bị cáo H thực hiện đã thể hiện ý thức muốn tước đoạt tính mạng của người bị hại (không phụ thuộc vào hậu quả chết người). Cả hai Thông báo rút kinh nghiệm trên đều nêu về trường hợp phạm tội GN mà không căn cứ vào hậu quả chết người, chỉ cần người phạm tội sử dụng hung khí nguy hiểm, tấn công vào vùng trọng yếu có khả năng dẫn đến chết người là có dấu hiệu của tội GN (thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt). Do đó, quá trình định tội danh cần lưu ý: Khi có hậu quả chết người xảy ra thì việc xác định tội danh GN thường chính xác. Còn đối với các trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra, chỉ có hậu quả thương tích có thể nhẹ (khoản 2) hoặc rất nhẹ (khoản 1) của tội CYGTT thì việc chứng minh ý thức chủ quan thông qua hành vi khách quan là rất quan trọng. Chúng ta phải làm rõ diễn biến khách quan của hành vi phạm tội, xem xét lời khai của người phạm tội, người bị hại, người làm chứng một cách chi tiết, rồi đối chiếu với đặc điểm thương tích, xác định cơ chế hình thành thương tích của người bị hại để chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội. Việc hiểu không chính xác tinh thần hướng dẫn của VKSND tối cao đã dẫn đến một số sai sót trong nhận thức đánh giá chứng cứ: Hành vi “sử dụng hung khí nguy hiểm tấn công vào vùng nguy hiểm là hành vi giết người” mà không cần quan tâm đến các yếu tố ý thức chủ quan của người phạm tội. Do đó, khi đánh giá chứng cứ xác định tội danh cần chú ý tránh những sai sót thường mắc phải: Một là, xác định mục đích tấn công vào vùng trọng yếu không chính xác: Trường hợp người phạm tội không mong muốn tước đoạt tính mạng của bị hại nhưng do quá trình ẩu đả hai bên cùng tấn công nhau, tư thế vị trí của các bên liên tục thay đổi do việc giằng co, vật lộn thì việc dùng hung khí nguy hiểm tấn công vào vùng trọng yếu (không nhằm vào vị trí này tấn công) dẫn đến hậu quả chết người hoặc thương tích nặng thì theo chúng tôi cần xác định đây là trường hợp phạm tội CYGTT (hậu quả chết người sẽ sử dụng là tình tiết tăng nặng định khung). Trường hợp này cần thận trọng xem xét chi tiết diễn biến hành vi tấn công, tư thế, vị trí của người phạm tội và bị hại để định tội danh chính xác. Hai là, việc xác định tội danh chỉ dựa vào hung khí nguy hiểm, vùng trọng yếu nhưng không dựa vào yếu tố khác: Trường hợp người phạm tội dùng que tre (dài khoảng 02m-03m, nhỏ dần về ngọn, dạng mềm) để tấn công bị hại trong tư thế, khoảng cách đứng xa 03m-04m gây thương tích vào cùng đầu mặt (vùng trọng yếu) của bị hại gây thương tích không lớn. Trường hợp này không nên hiểu một cách máy móc về cách xác định hung khí nguy hiểm[6] mà cần nghiên cứu kỹ diễn biến hành vi phạm tội, đối chiếu với khả năng gây nguy hiểm xảy ra trên thực tế với các văn bản pháp luật hướng dẫn để đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra. b) Nhầm lẫn giữa hành vi CYGTT với hành vi GRTTCC Tội CYGTT (Điều 134) và GRTTCC (Điều 318) là hai tội danh thuộc hai nhóm khác nhau. Tội CYGTT thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe còn tội GRTTCC thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Hai tội danh này có hai nhóm khách thể bảo vệ khác nhau nhưng lại liên quan trực tiếp đến nhau. Thông thường các nhóm thực hiện hành vi phạm tội thuộc hai tội danh trên đều thuộc các vụ án có đông người tham gia. Tùy tính chất, mức độ hành vi phạm tội, vai trò của các đối tượng trong vụ án để phân hóa, cá thể từng hành vi của các đối tượng có thuộc trường hợp vượt quá của đồng phạm hay không hoặc giữa các nhóm đối tượng với nhau (nhóm của bị can, bị cáo và nhóm của bị hại) để xác định tội danh cụ thể. Khi định tội danh đối với nhóm hành vi này thường nhầm lẫn tội danh trong trường hợp sau: Một là, xác định tội danh không chính xác trong trường hợp vượt quá của đồng phạm: Đây là trường hợp gây rối trật tự công cộng có hậu quả gây thương tích. Việc xác định tội danh trong trường hợp này đòi hỏi phải làm rõ sự bàn bạc, thỏa thuận của các đối tượng cùng nhau thực hiện hành vi gây huyên náo, mất an ninh trật tự là mục đích chính hay việc thỏa thuận cùng nhau gây thương cho người khác. Nếu có thỏa thuận việc gây thương tích cho người khác thì hành vi của các đối tượng là đồng phạm tội CYGTT. Việc các đối tượng thống nhất đi đánh nhau, có thỏa thuận chỉ gây thương tích (đánh cảnh cáo) thì trong nhóm có đối tượng gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người tùy từng trường hợp định tội danh GN hoặc CGYTT trong trường hợp vượt quá của đồng phạm (vượt quá hậu quả). Các đối tượng thỏa thuận đi đánh nhau nhưng không thực hiện được hành vi phạm tội do gặp phải sự cản trở của người khác nhưng những đối tượng còn lại không bị cản trở, vẫn gây thương tích cho người bị hại thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội CYGTT. Ngoài những đối tượn trực tiếp chuẩn bị hung khí, tham gia gây thương tích cho người bị hại còn những đối tượng khác cùng tham gia gây huyên náo trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự thì cần phải xử lý về tội GRTTCC. Hai là, phân hóa vai trò người đồng phạm giúp sức với người thực hành trong trường hợp phạm tội chưa đạt: Cũng cần chú ý phân biệt giữa vai trò của các đồng phạm trong trường hợp chuẩn bị hung khí cho các đối tượng khác đi đánh nhau (khoản 6 Điều 134)[7] với trường hợp đồng phạm với vai trò là người thực hành chưa gây thương tích cho người khác (chịu chung hậu quả với người thực hành). Đây là trường hợp đồng phạm với vai trò giúp sức nhưng hành vi chưa gây hậu quả thương tích còn trường hợp các đồng phạm khác đã gây hậu quả thương tích rồi thì không xử lý theo khoản 6 Điều 134 mà xử lý theo khung, khoản mà các đồng phạm khác cùng thực hiện. Ví dụ: A cung cấp hung khí cho cả nhóm của mình đi đánh nhau nhưng trên đường đi bị cơ quan Công an phát hiện, ngăn chặn việc thực hiện hành vi phạm tội thì A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 6 Điều 134 BLHS. Còn trường hợp đồng bọn của A đi đánh B gây thương tích cho B thì tùy theo tỷ lệ tổn thương của B thì A và đồng bọn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội CYGTT. Ba là, cá thể hóa hành vi phạm tội theo các nhóm đối tượng (nhóm bị hại, nhóm người phạm tội): Khi các đối tượng thuộc các nhóm đối tượng gây thương tích cho nhau thì tùy từng trường hợp các cơ quan tố tụng sẽ phân hóa vai trò, cá thể hóa hành vi của từng đối tượng để buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm về hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Thông thường nhóm đối tượng gây thương tích sẽ cùng chịu trách nhiệm hình sự về tội CYGTT với đồng phạm của mình trực tiếp hoặc tham gia gây thương tích cho người khác. Còn các đối tượng trong nhóm của người hại hoặc trong nhóm của đối tượng gây thương tích nhưng không phải là người giúp sức và trực tiếp hoặc tham gia gây thương tích cho người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội GRTTCC. Trường hợp này sẽ xảy ra vấn đề bất hợp lý trong việc phân hóa vai trò giữa các đối tượng CYGTT (khoản 1 Điều 134) với các đối tượng (khoản 2 Điều 318 BLHS). So sánh quy định giữa hai điều luật Điều 134, Điều 318 BLHS thì tội CYGTT nặng hơn tội GRTTCC. Nhưng khi các đối tượng cùng một nhóm tham gia đánh nhau với nhóm khác, đối tượng sử dụng hung khí gây thương tích (khoản 1) lại chịu trách hiệm hình sự nhẹ hơn đối tượng sử dụng hung khí gây rối trật tự (khoản 2). Nếu người bị hại rút đơn thì người phạm tội được đình chỉ điều tra (khoản 1 Điều 134), còn khoản 2 Điều 318 chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Như vậy, xét về khía cạnh tội phạm học và nguyên tắc có lợi cho người cho phạm tội thì khởi tố tội GRTTCC nhẹ hơn tội CYGTT, nhưng như trên đã phân tích cùng hành vi thì tội GRTTCC lại nặng hơn CYGTT. Thực tiễn còn có nhiều ý kiến trái chiều nhau trong trường hợp người phạm tội CYGTT (khoản 1 Điều 134) khi người bị hại rút đơn được đình chỉ điều tra thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội GRTTCC (khoản 2 Điều 318) nữa hay không? Chúng tôi cho rằng: theo nguyên tắc một hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần thì khi các đối tượng thực hiện một chuỗi hành vi phạm tội, đã thu hút các hành vi để xử lý theo tội danh CYGTT (nặng hơn) thì không xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội GRTTCC (nhẹ hơn). Trường hợp người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là tình tiết miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (vẫn thuộc trường hợp có tội nhưng pháp luật trao quyền xử lý cho người bị hại, khi họ không yêu cầu khởi tố thì người phạm tội được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự) thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội GRTTCC. c) Nhầm lẫn giữa hành vi can ngăn của người làm chứng với hành vi đồng phạm tham gia đánh nhau Đây là trường hợp căn cứ vào ý thức chủ quan, hành vi khách quan của người liên quan trong vụ án để xác định tư cách tham gia tố tụng. Việc xác định ý thức chủ quan của những người đi cùng trong nhóm đối tượng đánh nhau gây thương tích rất quan trọng đặc biệt là trường hợp khi họ có thực hiện một số hành động chống trả cần thiết để can ngăn các đối tượng đánh nhau. Việc xác định chính xác hành vi nào là can ngăn, là tấn công gây thương tích đòi hỏi KSV phải nghiên cứu hồ sơ chi tiết, tỉ mỉ, hệ thống hóa chứng cứ rõ ràng để tránh bị sai sót trong quá trình giải quyết vụ án. 2.2 Các trường hợp loại trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136 BLHS): Để các định chính xác người thực hiện hành vi tấn công gây thương tích cho người khác trong trường hợp này có cấu thành tội phạm hay không thì KSV cần chú ý xác định ai là người tấn công trước; mức độ tấn công, hành vi chống trả có tương xứng với hành vi tấn công hay không để từ đó xác định có thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không. Để đảm bảo việc phân loại, đánh giá chứng cứ đối với những trường hợp này KSV cần tham gia hỏi, ghi lời khai của đối tượng, người bị hại, người làm chứng ngay từ đầu để nắm bắt chính xác diễn biến hành vi, triệt tiêu các mâu thuẫn một cách kịp thời. Đồng thời phải tiến hành trưng cầu giám định thương tích sớm để xác định hậu quả thương tích có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Cần lưu ý, trường hợp thương tích nặng (từ 31% trở lên) thì dù hành vi thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vẫn cấu thành tội phạm. Trường hợp phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS): Trường hợp này KSV cần chú ý các tài liệu chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp người phạm tội bị tấn công trước, bị dồn nén, áp chế về tinh thần nên đã tấn công lại người bị hại. Khi người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần, gây thương tích cho người khác với hậu quả thương tích dưới 31% thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn với hậu quả thương tích trên 31% thì tương tự như trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc đánh giá thế nào là “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, sau khi BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể, vẫn đang áp dụng tinh thần hướng dẫn của văn bản cũ.[8] Tùy từng trường hợp, người tiến hành tố tụng sẽ đánh giá trạng thái tinh thần của người phạm tội để xem xét là yếu tố định tội hay là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 3. Những khó khăn, vướng mắc và kiến giải hoàn thiện pháp luật phục vụ cho việc đánh giá chứng cứ, xác định chính xác tội danh đối với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Quá trình giải quyết các vụ án CYGTT ở địa phương chúng tôi thấy có một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động giám định tư pháp, cụ thể: Một là, theo quy định của Luật Giám định tư pháp thì việc giám định thương tích phải có bệnh nhân, không tiến hành giám định trên hồ sơ nên một số trường hợp tiến hành giám định chậm, người bị hại từ chối giám định vì nhiều lý do khác nhau thì không thể xử lý được đối với hành vi gây thương tích cho người khác đặc biệt là những trường hợp gây thương tích nặng. Việc người bị hại từ chối giám định thương tích hoặc vì lý do khách quan mà họ vắng mặt tại địa phương nơi cư trú, chưa thể tiến hành hoạt động giám định thương tích nên không thể xác định hậu quả thương tích của người bị hại đã dẫn đến tình trạng tạm đình chỉ giải quyết tin báo hoặc không thể khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp thương tích nặng. Đối với những trường hợp đã được điều trị tại cơ sở y tế, có hồ sơ bệnh án nhưng người bị hại cố tình vắng mặt, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm thì cần sửa đổi bổ sung Luật giám định tư pháp theo hướng cho phép tiến hành giám định trên hồ sơ bệnh án trong một số trường hợp cần thiết (có thể liệt kê cụ thể từng trường hợp) để tránh việc bỏ lọt tội phạm. Hai là, theo hướng dẫn tại Thông tư 47/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế về quy trình giám định tư pháp (Thông tư 47/2013) thì bên cạnh quyết định trưng cầu giám định các cơ quan tố tụng cần phải gửi các tài liệu kèm theo gồm “Bản sao hợp pháp tất cả hồ sơ bệnh án liên quan đến thương tích cần giám định; Các hồ sơ về y tế có liên quan giám định pháp y; Biên bản lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng” và trong trường hợp cần thiết, muốn giám định thương tích cho người bị hại sớm thì cơ quan điều tra phải gửi văn bản yêu cầu đề nghị cơ quan giám định. Hiện tại, bệnh viện và các cơ sở y tế điều trị chuyên khoa chỉ cung cấp hồ sơ bệnh án khi người bệnh đã xuất viện (hồ sơ do phòng hành chính tổng hợp cung cấp). Do đó, để tiến hành giám định được thương tích của người bị hại thì phải đợi họ điều trị khỏi thương tích, xuất viện mới có thể giám định được. Như vậy, một số trường hợp thương tích nặng, phải điều trị lâu dài (không tiên lượng được thời gian xuất viện) hoặc trường hợp thương tích không nặng, nhưng không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (khoản 2, khoản 3) nhưng thời gian điều trị thương tích lâu (quá thời gian giải quyết tin báo tố giác tội phạm, vụ án) thì sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng tin báo; gây khó khăn, cản trở, kéo dài thời gian xử lý đối tượng phạm tội. Đồng thời nếu người bị hại từ chối giám định thương tích sẽ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, việc cung cấp “biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng” trong một số trường hợp là hợp lý. Cơ quan giám định là cơ quan chuyên môn tiến hành giám định độc lập trên cơ sở chuyên môn y tế mới đảm bảo tính khách quan khi thực hiện nhiệm vụ. Việc tham khảo tài liệu điều tra có các nội dung liên quan đến diễn biến hành vi phạm tội của các đối tượng chỉ trong trường hợp gặp khó khăn khi xác định cơ chế hình thành thương tích. Hiện tại tất cả các quy trình giám định ban hành kèm theo Thông tư 47/2013 đều quy định phải có những tài liệu gửi kèm như trên là bất cập, không cần thiết, làm ảnh hưởng đến bí mật điều tra vụ án - đây là những tài liệu tuyệt mật nếu lỡ bị rò rỉ thông tin sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Do đó, cần phải sửa đổi các quy định này cho phù hợp với thực tiễn. Việc cơ quan giám định yêu cầu cơ quan điều tra phải có Công văn yêu cầu giám định sớm trong một số trường hợp khi bệnh nhân chưa xuất viện là máy móc, đôi khi cản trở hoạt động điều tra. Việc điều trị bệnh nhân phải có bệnh án ghi lại quá trình điều trị hàng ngày, việc bệnh viện quy định chỉ cung cấp hồ sơ bệnh án khi bệnh nhân xuất viện là thủ tục hành chính thông thường nhưng với các cơ quan tố tụng, khi cần các cơ quan chức năng phối hợp cung cấp tài liệu để kịp thời xử lý đối tượng phạm tội mà cơ sở y tế vẫn không cung cấp tài liệu, chờ đến khi bệnh nhân xuất viện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Cần xây dựng cơ chế phối hợp để đảm bảo việc cung cấp tài liệu phục vụ hoạt động giám định là nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan điều tra giải quyết vụ án hình sự. Do đó, cần sửa đổi quy định tại Thông tư 47/2013 theo hướng: Hồ sơ giám định gồm... “biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng khi cần thiết.” Bên cạnh đó, các cơ quan tố tụng cũng cần xây dựng Quy chế phối hợp với Trung tâm pháp y thuộc Sở y tế Hải Phòng để tiến hành giám định tư pháp kịp thời đối với những trường hợp cơ quan điều tra trưng cầu giám định để đảm bảo tiến độ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải đòi hỏi văn bản yêu cầu giám định sớm. Ba là, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị quyết số 02/2003 hướng dẫn BLHS năm 1999 không còn hiệu lực pháp luật nhưng chưa có văn bản thay thế hướng dẫn cách xác định trường hợp “hậu quả nghiêm trọng” trong tội GRTTCC. BLHS hiện hành không quy định yếu tố gây “hậu quả nghiêm trọng” trong tội GRTTCC nữa mà quy định yếu tố gây “ảnh hưởng xấu” cho xã hội. Việc xác định thế nào là “ảnh hưởng xấu” tùy thuộc vào người tiến hành tố tụng. Có nhiều quan điểm về việc xác định yếu tố gây “ảnh hưởng xấu”. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Các quy định của BLHS hiện hành so với các quy định BLHS năm 1999, không chỉnh sửa lớn về cấu thành tội phạm đối với tội danh này, chỉ là sửa về câu từ nên vẫn có thể vận dụng các quy định tại Nghị quyết 02/2003 để xác định hậu quả của vụ án. Quan điểm thứ hai cho rằng: BLHS hiện hành quy định yếu tố gây “ảnh hưởng xấu” là nhẹ hơn các quy định tại Nghị quyết 02/2003 nên khi xử lý các đối tượng có hành vi gây rối chỉ cần xác định chính quyền địa phương làm rõ hậu quả phi vật chất này, xác định bằng văn bản ghi rõ “gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương” là đủ căn cứ đẻ xác định yếu tố gây “ảnh hưởng xấu”. Liên ngành Trung ương cũng cần sớm có hướng dẫn chính thức về vấn đề này để tạo điều kiện cho các cơ quan tố tụng khi thực hiện nhiệm vụ. Bốn là, cần có hướng dẫn, giải thích về nguyên tắc đánh giá chứng cứ trong một só trường hợp cụ thể đối với hậu quả chung của vụ án đã được dùng để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh độc lập (vượt quá của đồng phạm) thì có dùng để làm căn cứ để xem xét truy cứu trách nhiệm sự về tội danh khác nữa hay không hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của đồng phạm khác hay không? Ví dụ: Hậu quả thương tích đã được dùng để xử lý hành vi CYGTT thì có được dùng hậu quả này để xác định làm hậu quả chung khi xử lý hành vi GRTTCC đối với chính người bị hại có hành vi gây rối không? Hoặc tương tự trong những trường hợp đối tượng đồng phạm trong cùng nhóm bị can có dấu hiệu vượt quá. Việc phân loại, phân hóa vai trò đồng phạm trong vụ án GYGTT, GN, GRTTCC là rất khó. Tùy từng vụ án mà người tiến hành tố tụng đánh giá chứng cứ, xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, để đánh giá sự vượt quá của đồng phạm. Đòi hỏi những người tiến hành tố tụng đặc biệt là những ĐTV, KSV cần phải có kỹ năng nghiệp vụ tốt, có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều để xác định chính xác tội danh, phân hóa chính xác vai trò của các đồng phạm trong vụ án là cơ sở để đảm bảo tính đúng đắn của vụ án, tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Tài liệu tham khảo 1. Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm có nêu: trường hợp thương tích bị tổn thương ở vùng đầu, cổ, ngực... được xác định là vùng trọng yếu của cơ thể 2. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; 3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; 4. Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn BLHS năm 1985 5. Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 6. Thông tư 47/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn về quy trình giám định tư pháp 7. Thông báo rút kinh nghiệm số 05/TB-VC1-HS ngày 13/02/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao 8. Thông báo rút kinh nghiệm số 06/TB-VC1-HS ngày 25/3/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Ts. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó Viện trưởng VKSND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng https://vksndtc.gov.vn/