Bàn luận hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “cướp giật tài sản”?
Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát thì bị cáo sẽ phạm vào tội gì? Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 57/2023/AL về hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “cướp giật tài sản” (Được ban hành kèm theo Quyết định 39/QĐ-CA năm 2023 về công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Do không có tiền tiêu xài nên Nguyễn Thành Quốc B nảy sinh ý định cướp giật tài sản. B mua số sim điện thoại khuyến mãi rồi tạo tài khoản trên ứng dụng bán hàng trực tuyến qua mạng, đặt mua loại điện thoại Iphone 11. Để thực hiện hành vi phạm tội, B còn chuẩn bị một số xấp tiền (mỗi xấp tiền B để một tờ tiền thật phía trên, một tờ tiền thật phía dưới (mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng, ở giữa xấp tiền thì B để tiền âm phủ và được cột lại bằng dây thun). Khi đến gặp người giao hàng để nhận hàng, B sẽ lấy những xấp tiền được chuẩn bị từ trong túi sách đeo chéo ra để cho người giao hàng thấy, tạo lòng tin cho người giao hàng rồi cất lại vào trong túi. Sau khi kiểm tra hàng xong, B sẽ để gói hàng xuống ba ga xe của xe gắn máy Lead BS: 59L1-88433, rồi lấy xấp tiền do B chuẩn bị từ trong túi ra đưa cho người giao hàng. Lợi dụng sơ hở khi người giao hàng tháo dây thun kiểm tiền thì B tăng ga điều khiển xe bỏ chạy để chiếm đoạt điện thoại di động. Kết quả điều tra xác định Nguyễn Thành Quốc B thực hiện 05 vụ chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau: Vụ 1: Đầu tháng 01/2020, Nguyễn Thành Quốc B sử dụng thuê bao số 0563667801 để đăng ký một tài khoản mua hàng trên trang thương mại điện tử L với tên là Trần Thanh T1 và đặt mua một điện thoại di động Apple Iphone 11, màu tím, dung lượng 128GB với giá 22.017.700 đồng (Hai mươi hai triệu không trăm mười bảy nghìn bảy trăm đồng) địa chỉ giao nhận hàng là tại số 158/A49 đường P, phường H, quận T, Tp. Hồ Chí Minh. Khoảng 16 giờ ngày 11/01/2020, B nhận được điện thoại của anh Phạm Ngọc T (là nhân viên giao hàng của Công ty S) có nhiệm vụ đi giao đơn hàng mã số S60RT0000206084VN bên trong là 01 (một) điện thoại di động Apple Iphone 11, 128GB, màu tím, IMEI: 356571101877587. B điều khiển xe máy Honda Lead BS: 59L1-88433 chạy đến địa chỉ trên để chờ anh T. Sau khi anh T đến, B yêu cầu anh T cho kiểm tra gói hàng trước nhưng anh T không đồng ý. Sau đó, B nói với anh T đứng đợi một lát để đi đón xe tải chở hàng cho gia đình rồi quay lại. Khoảng 03 phút sau, B quay lại và đồng ý nhận gói hàng, anh T đưa gói hàng cho B đồng thời B đưa một bọc nylon chứa tiền bên trong (B sắp xếp 02 tờ tiền thật có mệnh giá 200.000 đồng đặt ở mặt trên và mặt dưới, ở giữa là tiền âm phủ) đã chuẩn bị từ trước cho anh T để kiểm tra. Xấp tiền này B đã mua từ trước. B dùng dây thun buộc xấp tiền, dùng túi nylon cuộn xung quanh và dùng băng keo trắng quấn nhiều lớp phía ngoài xấp tiền. Khi anh T đang mở túi nylon để lấy tiền ra kiểm tra thì B mở khóa xe rồi giả vờ nói chạy ra đầu hẻm xem xe tải chở hàng đã đến chưa. Anh T chưa kịp phản ứng gì thì B nhanh chóng điều khiển xe gắn máy tẩu thoát. Vào tối cùng ngày, B rao bán điện thoại di động vừa chiếm đoạt được trên mạng Internet và để lại số điện thoại 0938355534 để người mua liên lạc. Khoảng 02 ngày sau có một nam thanh niên (chưa rõ lai lịch) hỏi mua điện thoại trên với giá 18.000.000 đồng, B đồng ý và hẹn gặp người này tại trước cổng Công viên Đ, phường A, quận M để giao điện thoại. Đối với sim thuê bao 0563667801, B đã vứt bỏ trên đường (không rõ địa chỉ), số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết. Theo bản kết luận định giá tài sản số 941/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 27/05/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Apple Iphone 11, 128GB, màu tím, IMEI: 356571101877587 trị giá 22.310.000 đồng. Vụ 2: Ngày 20/01/2020, Nguyễn Thành Quốc B sử dụng điện thoại Redmi lên trang mạng của T.com đặt mua 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu Gold, giá tiền 37.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người mua hàng tên Hoàng Anh T2, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T. Đến khoảng 13h30 ngày 21/01/2020, anh Nguyễn Lê Thanh D (là nhân viên giao hàng công ty cổ phần T) mang theo 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu Gold, IMEI: 353923106182211 lấy từ cửa hàng đến giao hàng cho B tại số 04 đường L, phường N, quận T và thu tiền 37.990.000 đồng. Khi đến địa điểm giao hàng, anh D gặp B điều khiển xe Lead BS: 59L1-88433 tại trước số 4 đường L, phường N, quận T thì B nói anh D đẩy xe qua địa chỉ số 07 đường L, phường N, quận T để giao nhận hàng, B lấy lý do tránh đường cho xe tải vào nhà. Tại trước nhà số 07 đường L, phường N, quận T, D đưa cho B 01 (một) hộp điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB , Gold, IMEI: 353923106182211, còn nguyên seal đồng thời B đưa cho D 01 (một) xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam (gồm 150 tờ) nói D đếm lại. Lúc này, B để hộp điện thoại xuống dưới sàn để chân phía trước của xe Lead, đồng thời mở khóa xe. Lợi dụng lúc D đang đếm tiền không để ý, B nhanh chóng tăng ga xe điều khiển xe bỏ chạy thoát. D chạy bộ đuổi theo nhưng không kịp nên đã lên Công an phường Phú Thạnh trình báo sự việc. B mang điện thoại bán lại cho anh Lưu Thành N (là chủ cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T) được số tiền 31.500.000 đồng. Do không có tiền mặt nên N dùng tài khoản ngân hàng V số: 0721000616605 chuyển số tiền này vào tài khoản ngân hàng C của B số 10236697. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết. Theo bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định: 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 37.990.000 đồng. Vụ 3: Ngày 28/01/2020, B sử dụng điện thoại Redmi lên trang mạng C.com.vn để đặt mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB, giá tiền 34.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người nhận hàng tên Hoàng Anh T2, số điện thoại liên hệ: 0563667873, địa chỉ giao hàng tại trước nhà số 04 đường L, phường N, quận T. Khoảng 14 giờ 40 phút ngày 29/01/2020, anh Trần Anh T3 (là nhân viên cửa hàng điện thoại C) đến địa điểm giao hàng số 04 đường L, phường N, quận T gặp B và đưa cho B kiểm tra 01 (một) hộp điện thoại Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu xanh, số IMEI: 353923106193341, còn nguyên seal. B kiểm tra hộp điện thoại và có hỏi T3 cách sử dụng điện thoại, tình trạng của điện thoại. Sau đó, B lấy lý do là tránh đường cho xe tải vào nhà nên nói T3 cùng di chuyển sang bên đường để giao dịch. B để hộp điện thoại xuống dưới sàn để chân phía trước của xe Lead, mở khóa xe, ngồi trên xe dùng chân đẩy xe còn T3 dắt bộ xe đến trước địa chỉ số 07 đường L, phường N, quận T để giao dịch. Tại đây, B lấy trong túi xách đeo chéo ra 01 (một) xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam (gồm 50 tờ do B chuẩn bị từ trước) đưa cho T3 nói T3 kiểm tra lại tiền. Khi T3 đang đếm tiền thì B lấy trong túi xách ra xấp tiền do B chuẩn bị trước đó (phía trên để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng Việt Nam, ở giữa để 100 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng tiền âm phủ, phía dưới để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng Việt Nam) ném về phía của T3 rồi nhanh chóng nổ máy xe tăng ga bỏ chạy. T3 đuổi theo nhưng không kịp nên đã đến Công an phường Phú Thạnh trình báo sự việc. Sau đó, B mang điện thoại chiếm đoạt được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T bán lại cho anh Lưu Thành N với giá 31.000.000 đồng. Do không có tiền mặt nên N dùng tài khoản ngân hàng V số: 0721000616605 chuyển số tiền này vào tài khoản ngân hàng C của B số 10236697. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết. Tại bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 34.990.000 đồng. Vụ 4: Ngày 29/01/2020, B sử dụng điện thoại Redmi đăng nhập vào ứng dụng mua bán hàng qua mạng K để đặt mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB, giá tiền 35.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người nhận hàng tên To Hoang G, số điện thoại liên hệ: 0563667801, địa chỉ giao hàng 46 đường T, phường E, quận T. Khoảng 14 giờ ngày 30/01/2020, anh Trần Huệ C đến kho hàng của công ty K nhận đơn hàng 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, Gold, số IMEI: 353909101879836 giao cho khách tên To Hoang G thu tiền theo đơn hàng 35.990.000 đồng. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày thì anh C đến địa chỉ giao hàng số 46 đường T, phường E, quận T. Anh C điện thoại vào số 0563667801 thì gặp B, thông báo giao hàng theo đơn đặt hàng tên To Hoang G. Lúc này, B nói anh C thay đổi địa điểm giao hàng đến số 86 đường M, phường E, quận T (do B thấy tại số 46 đường T, phường E, quận T đường đông người). Sau đó anh C đến trước số 86 đường M, phường E, quận T thì B điều khiển xe gắn máy Lead BS: 59L1-88433 đến. Tại đây, anh C đưa cho B kiểm tra gói hàng mà B đặt trước đó của công ty K. B tháo gói hàng ra thì thấy bên trong có 01 (một) hộp điện thoại Iphone nguyên seal, đúng với thông tin B đặt hàng. Sau khi kiểm tra xong B xác nhận với anh C đúng là sản phẩm B đặt, nhưng B nói là không đủ tiền và kêu anh C đứng đợi để B đi rút thêm tiền đồng thời B đưa hộp điện thoại lại cho anh C. B điều khiển xe đi được 5 phút thì quay trở lại. B ngồi trên xe Lead, dừng phía trước đầu xe của anh C nên anh C mang gói hàng đến cho B kiểm tra thêm lần nữa xác nhận đúng sản phẩm. B bỏ hộp điện thoại vào trong túi nylon màu vàng được treo ở móc treo phía trước xe. B mở túi xách đeo chéo vai lấy ra 02 (hai) xấp tiền mà B chuẩn bị từ trước 01 xấp tiền gồm 27 tờ mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam; 01 xấp tiền gồm: 01 tờ mệnh giá 500.000 đồng Việt Nam phía trên, ở giữa là tiền âm phủ, ở dưới cùng để tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng. B đưa cho anh C xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng nói anh C đếm lại. Trong lúc anh C đang đếm tiền không để ý, B nhanh chóng mở khóa xe nổ máy điều khiển xe bỏ chạy ra hướng đường H tẩu thoát. Anh C đuổi theo nhưng không kịp nên đã đến Công an phường Hiệp Tân trình báo. Sau đó, B mang điện thoại vừa cướp giật được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T bán cho chị Lê Hoàng L, (là nhân viên của cửa hàng) với giá là 31.000.000 đồng. Do không đủ tiền mặt nên chị L sử dụng tài khoản ngân hàng T số 19021002760019 chuyển số tiền 26.000.000 đồng vào tài khoản ngân hàng T của B số 19033815560015 và đưa cho B thêm 5.000.000 đồng tiền mặt. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết. Tại bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 30/01/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 35.990.000 đồng. Vụ 5: Khoảng 16 giờ 00 ngày 04/02/2020, B sử dụng điện thoại Redmi đăng nhập vào ứng dụng bán hàng qua mạng L và đăng ký mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro max, màu xanh, dung lượng 512Gb với giá tiền là 44.001.000 đồng. B cung cấp thông tin người mua hàng tên Tô Hoàng G, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T. Đến khoảng 8 giờ ngày 05/02/2020, anh Trần Thế V (nhân viên giao hàng) đến công ty X nhận 01 (một) gói hàng (số đơn hàng LRT0002895925, tên hàng hóa Apple Iphone 11 Pro Max, kèm sạc nhanh 18W), tiền thu hộ là 44.001.000 đồng giao cho khách hàng Tô Hoàng G, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T. Anh V điện thoại liên lạc số 0563667873 thì gặp B và thông báo cho B biết sẽ giao hàng trong buổi sáng, B đồng ý. Đến khoảng 10 giờ 50 phút cùng ngày, V điện thoại cho B nói đã đến địa điểm giao hàng, B nói anh V đứng đợi. B điều khiển xe gắn máy hiệu Honda Lead biển số 59L1-88433 đến trước số 07 đường L, phường N, quận T thì gặp V đang đứng đợi. Lúc này, B lấy trong túi xách ra 02 (hai) xấp tiền chuẩn bị từ trước (trong đó 01 (một) xấp tiền để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng phía trên, ở giữa để tiền âm phủ, ở dưới cùng để 01 (một) tờ mệnh giá 100.000 đồng; xấp tiền còn lại là tiền thật có nhiều mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng) B lấy từ trong túi xách đeo chéo vai ra cầm trên tay rồi bỏ lại vào trong túi xách mục đích cho anh V thấy, tạo lòng tin cho anh V. Sau đó, anh V lấy 01 (một) gói hàng (số đơn hàng LRT0002895925, tên hàng hóa Apple Iphone 11 Pro Max, kèm sạc nhanh 18 W) đưa cho B và đề nghị phải thanh toán tiền trước khi kiểm tra hàng. B không đồng ý và yêu cầu phải được kiểm tra hàng trước mới đưa tiền nên anh V điện thoại về công ty xin ý kiến. Lợi dụng lúc V không để ý, B để gói hàng xuống dưới sàn để chân phía trước của xe gắn máy Lead đồng thời mở khóa xe và nói với anh V để đẩy xe vào lề rồi tiếp tục giao dịch. B ngồi trên xe đẩy xe lên phía trước rồi bất ngờ tăng ga điều khiển xe tẩu thoát. Anh V tri hô và chạy bộ đuổi theo nhưng không kịp. B điều khiển xe qua nhiều tuyến đường, khi đến đối diện số nhà 1446 đường S, phường A, quận T thì B dừng xe lại xé bỏ bao bì giao hàng của công ty L. B thấy bên trong là 01 (một) hộp điện thoại Iphone 11 Pro Max trên hộp điện thoại có ghi thông tin MWHR2VN/A; Iphone 11 Pro Max, Midnight Green, 512 Gb, seri No: FK1ZJ1G5N715; IMEI: 35392525102781896 con nguyên seal niêm phong FPT. B mang điện thoại vừa cướp giật được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T để bán. Chị Lê Hoàng L, (là nhân viên của cửa hàng) đồng ý mua điện thoại với giá tiền là 33.500.000 đồng. Do không đủ tiền mặt nên L sử dụng tài khoản ngân hàng T số 19021002760019 chuyển số tiền 33.500.000 đồng vào tài khoản ngân hàng T của B số 19033815560015. B đã giao nộp số tiền này cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Phú. Theo bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro max, màu xanh, dung lượng 512Gb trị giá 43.990.000 đồng. [....] Nhận định của Tòa án: [3] Căn cứ lời khai của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B tại phiên tòa phúc thẩm, cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định: Từ khoảng đầu tháng 01/2020 đến ngày 04/02/2020, Nguyễn Thành Quốc B đã có hành vi sử dụng sim khuyến mãi tạo tài khoản trên các ứng dụng bán hàng trực tuyến, đặt mua các sản phẩm điện thoại có giá trị cao nhằm chiếm đoạt bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Để tiếp cận được tài sản, bị cáo chuẩn bị các xấp tiền mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng nhưng mỗi xấp chỉ để 02 tờ tiền thật ở mặt trên và mặt dưới, còn ở giữa là tiền âm phủ và dùng dây thun cột lại để khi giao nhận hàng, B sẽ lấy những xấp tiền được chuẩn bị trước cho người giao hàng thấy nhằm tạo niềm tin. Sau khi nhận và kiểm tra hàng, B lấy xấp tiền đã chuẩn bị trước đó đưa cho các bị hại, lợi dụng sơ hở khi bị hại tháo dây thun kiểm, đếm tiền thì B tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Bằng thủ đoạn nêu trên bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của 05 bị hại, trị giá tài sản chiếm đoạt qua định giá là 175.270.000 đồng. [4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật. [5] Tuy nhiên, xét bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là người không có nghề nghiệp, thực hiện liên tiếp 05 vụ “Cướp giật tài sản”, số tiền hưởng lợi từ hành vi phạm tội được bị cáo sử dụng làm nguồn sống chính nên thuộc trường hợp “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, việc Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết này khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B là thiếu sót. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận một phần nội dung Kháng nghị 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc áp dụng tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với bị cáo B. Về tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, xét tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt, bị hại đã tạm giao tài sản cho bị cáo quản lý, sau đó bị cáo mới tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát nên không thuộc trường hợp “dùng thủ đoạn nguy hiểm” để cướp giật tài sản. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không áp dụng điểm d khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B. [...] Nội dung của Án lệ: “[4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật.” Như vậy, nếu bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát. Trong trường hợp này, theo nội dung của Án lệ số 57/2023/AL, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cướp giật tài sản”.
Án lệ 57/2023/AL về hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “cướp giật tài sản”
Đây là một trong 07 những án lệ được Tòa án nhân dân tối cao công bố tại Quyết định 39/QĐ-CA năm 2023 Cụ thể, Án lệ số 57/2023/AL đưa ra hướng dẫn để xác định tội danh cho trường hợp bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát. NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN [1] Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau: [2] Kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm trong thời hạn luật định là hợp lệ nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm. [3] Căn cứ lời khai của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B tại phiên tòa phúc thẩm, cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định: Từ khoảng đầu tháng 01/2020 đến ngày 04/02/2020, Nguyễn Thành Quốc B đã có hành vi sử dụng sim khuyến mãi tạo tài khoản trên các ứng dụng bán hàng trực tuyến, đặt mua các sản phẩm điện thoại có giá trị cao nhằm chiếm đoạt bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Để tiếp cận được tài sản, bị cáo chuẩn bị các xấp tiền mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng nhưng mỗi xấp chỉ để 02 tờ tiền thật ở mặt trên và mặt dưới, còn ở giữa là tiền âm phủ và dùng dây thun cột lại để khi giao nhận hàng, B sẽ lấy những xấp tiền được chuẩn bị trước cho người giao hàng thấy nhằm tạo niềm tin. Sau khi nhận và kiểm tra hàng, B lấy xấp tiền đã chuẩn bị trước đó đưa cho các bị hại, lợi dụng sơ hở khi bị hại tháo dây thun kiểm, đếm tiền thì B tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Bằng thủ đoạn nêu trên bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của 05 bị hại, trị giá tài sản chiếm đoạt qua định giá là 175.270.000 đồng. [4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật. [5] Tuy nhiên, xét bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là người không có nghề nghiệp, thực hiện liên tiếp 05 vụ “Cướp giật tài sản”, số tiền hưởng lợi từ hành vi phạm tội được bị cáo sử dụng làm nguồn sống chính nên thuộc trường hợp “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, việc Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết này khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B là thiếu sót. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận một phần nội dung Kháng nghị 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc áp dụng tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với bị cáo B. Về tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, xét tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt, bị hại đã tạm giao tài sản cho bị cáo quản lý, sau đó bị cáo mới tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát nên không thuộc trường hợp “dùng thủ đoạn nguy hiểm” để cướp giật tài sản. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không áp dụng điểm d khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B. [6] Về mức hình phạt 06 (năm) tù về tội “Cướp giật tài sản” mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt là phù hợp với tính chất, mức độ hành vi và hậu quả tội phạm mà bị cáo đã thực hiện nên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xét giữ nguyên mức hình phạt đã tuyên. [7] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. [8] Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH Căn cứ Điều 345; điểm b khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và sửa bản án sơ thẩm. Căn cứ điểm b, c khoản 2 Điều 171; điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, Xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B 06 (sáu) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Thời hạn tù tính từ ngày 06/02/2020. Căn cứ Điều 135, Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. NỘI DUNG ÁN LỆ 57/2023/AL “[4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật.” Quyết định 39/QĐ-CA có hiệu lực ngày 24/02/2023.
Phân biệt Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản là 03 tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nhằm giúp cho bạn đọc phân biệt được sự khác nhau giữa 03 tội này, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây. Các tiêu chí phân biệt Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tiêu chí Trộm cắp tài sản Cướp tài sản Cướp giật tài sản Căn cứ pháp lý Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 Điều 168 BLHS 2015 Điều 171 BLHS 2015 Hành vi Hành vi được thực hiện lén lút,kín đáo, che giấu nạn nhân và những người xung quanh Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang sau đó nhanh chóng tẩu thoát. (Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự.) Tính chất Chỉ nhắm vào tài sản, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe nạn nhân Nhắm vào tài sản, nhưng xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Nhắm vào tài sản, có thể xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Giá trị tài sản để bị xử lý hình sự Tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên Hoặc dưới 2 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp sau: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Không có giá trị tối thiểu Không có giá trị tối thiểu Khung hình phạt Từ cải tạo không giam giữ đến 20 năm tù Từ 3 năm tù đến chung thân Từ 1 năm tù đến chung thân Tải bảng tiêu chí https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/27/Ph%C3%A2n%20bi%E1%BB%87t.docx Tội trộm cắp tài sản Căn cứ tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội trộm cắp tài sản lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tội cướp tài sản Căn cứ tại Điều 168 BLHS 2015 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội cướp tài sản lên đến 20 năm tù hoặc chung thân. Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội cướp giật tài sản Căn cứ tại Điều 171 BLHS 2015 quy định người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm. Khung hình phạt cao nhất cho Tội cướp giật tài sản lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng. Trường hợp người phạm hành hung chỉ nhằm tẩu thoát thì phạm tội cướp giật tài sản hay cướp tài sản? Tội cướp giật tài sản trong một số trường hợp có thể chuyển hóa thành Tội cướp tài sản, cụ thể cần phân biệt: - Nếu người phạm tội có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát, thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng: Hành hung để tẩu thoát. - Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị nạn nhân hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Như vậy, đối với trường hợp người cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chiếm bằng được tài sản thì phạm tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015.
Giả vờ mua xe, chạy thử rồi chạy mất, lừa đảo hay cướp giật tài sản?
Khi xem thông tin qua mạng Internet, Nguyễn Đình S (SN 1990) biết được anh Trần Thế H đang có nhu cầu bán chiếc xe máy Honda SH với giá 60 triệu đồng nên nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe này. S gọi điện cho anh H vờ thỏa thuận giá cả và đề nghị được xem xe nhằm tìm cơ hội chiếm đoạt. Do tin tưởng S mua xe thật nên anh H hẹn gặp trực tiếp để trao đổi. S đi xe buýt đến điểm hẹn gặp anh H. Sau khi kiểm tra xe, S đề nghị được chạy thử với ý định sẽ lấy xe chạy đi luôn. Tuy nhiên, khi đi thử, anh H vẫn ngồi trên xe nên S không thực hiện được ý định. S tiếp tục đề nghị chở anh H đến ngân hàng rút tiền nhằm tìm cơ hội khác để chiếm đoạt. Trên đường đi, anh H bảo S ghé vào phòng công chứng để công chứng Giấy chứng minh nhân dân thì S đồng ý. Đến trước cửa phòng công chứng, S điều khiển xe lên vỉa hè thì xe bị trượt bánh do dốc vỉa hè cao. S bảo anh H đứng xuống đường để lái xe lên vỉa hè dễ dàng hơn. Sau đó, Nguyễn Đình S lập tức tăng ga phóng xe của anh H tẩu thoát. Như vậy, theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 thì S đã phạm tội gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Công nhiên chiếm đoạt tài sản? Cướp giật tài sản?
Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản
>>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới >>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS >>> Phân biệt tội "Che giấu tội phạm" và tội "Không tố giác tội phạm" >>> Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và tội Giao cấu với trẻ em Cùng một mục đích là chiếm đoạt tài sản của nạn nhân, nhưng tùy thuộc vào hành vi của người phạm tội là gì mà sẽ bị truy tố về các tội khác nhau. Mình lập bảng so sánh để mọi người dễ dàng hơn trong việc phân biệt các tội này. Cướp tài sản Cướp giật tài sản Cưỡng đoạt tài sản Giống nhau - Nhằm chiếm đoạt tài sản, xâm phạm quyền sở hữu của người khác - Lỗi cố ý - Chủ thể phạm tội: Người đủ 14 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 thì phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi. Khác nhau Căn cứ pháp luật Điều 168, Bộ luật Hình sự 2015 Điều 171, Bộ luật Hình sự 2015 Điều 170, Bộ luật Hình sự 2015 Hành vi - Dùng vũ lực: Người phạm tội tác động vào thân thể của người chủ sở hữu tài sản, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. - Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi cụ thể của người phạm tội nhằm biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. + Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản: Được hiểu là những hành vi được thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc những thủ đoạn khác (cho uống thuốc mê. Dùng vũ khí giả để uy hiếp…). Những hành vi này thường không phải là những hành vi tác động bằng sức mạnh vật chất. - Cướp giật tài sản của người khác Người phạm tội thường thực hiện hành vi một cách nhanh chóng Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát Điểm quan trọng ở đây là tính công khai của hành vi và không sử dụng vũ lực với nạn nhân Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản Hành vi của người phạm tội là đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần của người khác, tức là có thể sử dụng lời nói để uy hiếp nạn nhận trước, nếu người phạm tội có dùng vũ lực thì nó sẽ diễn ra sau một thời gian chứ không diễn ra ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể chống cự được, chứ không mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản. Khách thể bị xâm phạm - Xâm phạm quyền sở hữu - Xâm phạm quyền nhân thân - Xâm phạm quyền sở hữu - Xâm phạm quyền sở hữu - Xâm phạm quyền nhân thân Hình phạt 03 năm đến 10 năm tù 01 năm đến 05 năm tù 01 năm đến 05 năm tù Tình tiết tăng nặng + Hình phạt - 07 năm đến 15 năm tù + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; + Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tái phạm nguy hiểm. - 03 năm đến 10 năm tù + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Dùng thủ đoạn nguy hiểm; + Hành hung để tẩu thoát; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tái phạm nguy hiểm. - 03 năm đến 10 năm tù + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tái phạm nguy hiểm. 12 năm đến 20 năm tù + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 07 năm đến 15 năm tù + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 07 năm đến 15 năm tù + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; + Làm chết người; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; + Làm chết người; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 12 năm đến 20 năm tù + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hình phạt bổ sung + Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, + Phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm + Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng + Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc + Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản Hình phạt cho hành vi chuẩn bị phạm tội Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Đây là một quy định mới trong Bộ luật Hình sự 2015 Không có Không có
Cướp giật tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản
A quen B và đến nhà B chơi. B để xe máy ở ngoài sân có sẵn chìa khóa ở cổ xe. Vì B bận việc trong nhà nên A lấy xe nổ máy, khi nghe tiếng máy nổ thì B vừa chạy ra vừa bảo "đừng lấy xe của tao" và chạy lại cầm tay vào được phía sau xe. A ga mạnh làm xe vọt về trước, B ngã ra sân (thương tích nhẹ). Sau đó A mang xe đi bán được 20tr đồng. Mong ý kiến từ các bạn.
Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
Hai tội danh “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản” là hai tội danh mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn, kể cả những sinh viên học luật. Nay mình làm cái bảng so sánh này để mọi người phân biệt dễ dàng hơn. Tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự 1999) Tội cướp giật tài sản (Điều 134 Bộ luật hình sự 1999) Khung hình phạt Phạt tù từ 3 đến 10 năm Phạt tù từ 1 đến 5 năm Hành vi Dùng vũ lực, đe dọa làm nạn nhân không thể chống cự. Lợi dụng sơ hở, dùng thủ đoạn tinh vi để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản Trạng thái của nạn nhân Có thời gian để chống cự Không kịp trở tay Tình tiết tăng nặng Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù: - Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp - Phạm tội có tổ chức. - Tái phạm nguy hiểm. - Giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng. - Dùng hung khí hoặc có thủ đoạn nguy hiểm. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 11% đến 30%. - Gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù: - Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. - Hành hung nạn nhân để tẩu thoát. - Phạm tội có tổ chức. - Tái phạm nguy hiểm. - Giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng. - Dùng thủ đoạn nguy hiểm. - Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 11% đến 30%. - Gây hậu quả nghiêm trọng Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 12 đến 20 năm tù: - Gây hậu quả rất nghiêm trọng. - Giá trị tài sản từ 200 triệu đến dưới 500 triệu. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 31% đến 60%. Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 7 đến 15 năm tù: - Gây hậu quả rất nghiêm trọng. - Giá trị tài sản từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 31% đến 60%. Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 18-20 năm tù, chung thân hoặc tử hình: - Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. - Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc làm chết người. Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 12 đến 20 năm tù: - Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. - Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc làm chết người. Hình phạt bổ sung - Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng. - Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 đến 05 năm. Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng.
Bàn luận hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “cướp giật tài sản”?
Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát thì bị cáo sẽ phạm vào tội gì? Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 57/2023/AL về hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “cướp giật tài sản” (Được ban hành kèm theo Quyết định 39/QĐ-CA năm 2023 về công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Do không có tiền tiêu xài nên Nguyễn Thành Quốc B nảy sinh ý định cướp giật tài sản. B mua số sim điện thoại khuyến mãi rồi tạo tài khoản trên ứng dụng bán hàng trực tuyến qua mạng, đặt mua loại điện thoại Iphone 11. Để thực hiện hành vi phạm tội, B còn chuẩn bị một số xấp tiền (mỗi xấp tiền B để một tờ tiền thật phía trên, một tờ tiền thật phía dưới (mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng, ở giữa xấp tiền thì B để tiền âm phủ và được cột lại bằng dây thun). Khi đến gặp người giao hàng để nhận hàng, B sẽ lấy những xấp tiền được chuẩn bị từ trong túi sách đeo chéo ra để cho người giao hàng thấy, tạo lòng tin cho người giao hàng rồi cất lại vào trong túi. Sau khi kiểm tra hàng xong, B sẽ để gói hàng xuống ba ga xe của xe gắn máy Lead BS: 59L1-88433, rồi lấy xấp tiền do B chuẩn bị từ trong túi ra đưa cho người giao hàng. Lợi dụng sơ hở khi người giao hàng tháo dây thun kiểm tiền thì B tăng ga điều khiển xe bỏ chạy để chiếm đoạt điện thoại di động. Kết quả điều tra xác định Nguyễn Thành Quốc B thực hiện 05 vụ chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau: Vụ 1: Đầu tháng 01/2020, Nguyễn Thành Quốc B sử dụng thuê bao số 0563667801 để đăng ký một tài khoản mua hàng trên trang thương mại điện tử L với tên là Trần Thanh T1 và đặt mua một điện thoại di động Apple Iphone 11, màu tím, dung lượng 128GB với giá 22.017.700 đồng (Hai mươi hai triệu không trăm mười bảy nghìn bảy trăm đồng) địa chỉ giao nhận hàng là tại số 158/A49 đường P, phường H, quận T, Tp. Hồ Chí Minh. Khoảng 16 giờ ngày 11/01/2020, B nhận được điện thoại của anh Phạm Ngọc T (là nhân viên giao hàng của Công ty S) có nhiệm vụ đi giao đơn hàng mã số S60RT0000206084VN bên trong là 01 (một) điện thoại di động Apple Iphone 11, 128GB, màu tím, IMEI: 356571101877587. B điều khiển xe máy Honda Lead BS: 59L1-88433 chạy đến địa chỉ trên để chờ anh T. Sau khi anh T đến, B yêu cầu anh T cho kiểm tra gói hàng trước nhưng anh T không đồng ý. Sau đó, B nói với anh T đứng đợi một lát để đi đón xe tải chở hàng cho gia đình rồi quay lại. Khoảng 03 phút sau, B quay lại và đồng ý nhận gói hàng, anh T đưa gói hàng cho B đồng thời B đưa một bọc nylon chứa tiền bên trong (B sắp xếp 02 tờ tiền thật có mệnh giá 200.000 đồng đặt ở mặt trên và mặt dưới, ở giữa là tiền âm phủ) đã chuẩn bị từ trước cho anh T để kiểm tra. Xấp tiền này B đã mua từ trước. B dùng dây thun buộc xấp tiền, dùng túi nylon cuộn xung quanh và dùng băng keo trắng quấn nhiều lớp phía ngoài xấp tiền. Khi anh T đang mở túi nylon để lấy tiền ra kiểm tra thì B mở khóa xe rồi giả vờ nói chạy ra đầu hẻm xem xe tải chở hàng đã đến chưa. Anh T chưa kịp phản ứng gì thì B nhanh chóng điều khiển xe gắn máy tẩu thoát. Vào tối cùng ngày, B rao bán điện thoại di động vừa chiếm đoạt được trên mạng Internet và để lại số điện thoại 0938355534 để người mua liên lạc. Khoảng 02 ngày sau có một nam thanh niên (chưa rõ lai lịch) hỏi mua điện thoại trên với giá 18.000.000 đồng, B đồng ý và hẹn gặp người này tại trước cổng Công viên Đ, phường A, quận M để giao điện thoại. Đối với sim thuê bao 0563667801, B đã vứt bỏ trên đường (không rõ địa chỉ), số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết. Theo bản kết luận định giá tài sản số 941/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 27/05/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Apple Iphone 11, 128GB, màu tím, IMEI: 356571101877587 trị giá 22.310.000 đồng. Vụ 2: Ngày 20/01/2020, Nguyễn Thành Quốc B sử dụng điện thoại Redmi lên trang mạng của T.com đặt mua 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu Gold, giá tiền 37.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người mua hàng tên Hoàng Anh T2, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T. Đến khoảng 13h30 ngày 21/01/2020, anh Nguyễn Lê Thanh D (là nhân viên giao hàng công ty cổ phần T) mang theo 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu Gold, IMEI: 353923106182211 lấy từ cửa hàng đến giao hàng cho B tại số 04 đường L, phường N, quận T và thu tiền 37.990.000 đồng. Khi đến địa điểm giao hàng, anh D gặp B điều khiển xe Lead BS: 59L1-88433 tại trước số 4 đường L, phường N, quận T thì B nói anh D đẩy xe qua địa chỉ số 07 đường L, phường N, quận T để giao nhận hàng, B lấy lý do tránh đường cho xe tải vào nhà. Tại trước nhà số 07 đường L, phường N, quận T, D đưa cho B 01 (một) hộp điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB , Gold, IMEI: 353923106182211, còn nguyên seal đồng thời B đưa cho D 01 (một) xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam (gồm 150 tờ) nói D đếm lại. Lúc này, B để hộp điện thoại xuống dưới sàn để chân phía trước của xe Lead, đồng thời mở khóa xe. Lợi dụng lúc D đang đếm tiền không để ý, B nhanh chóng tăng ga xe điều khiển xe bỏ chạy thoát. D chạy bộ đuổi theo nhưng không kịp nên đã lên Công an phường Phú Thạnh trình báo sự việc. B mang điện thoại bán lại cho anh Lưu Thành N (là chủ cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T) được số tiền 31.500.000 đồng. Do không có tiền mặt nên N dùng tài khoản ngân hàng V số: 0721000616605 chuyển số tiền này vào tài khoản ngân hàng C của B số 10236697. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết. Theo bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định: 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 37.990.000 đồng. Vụ 3: Ngày 28/01/2020, B sử dụng điện thoại Redmi lên trang mạng C.com.vn để đặt mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB, giá tiền 34.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người nhận hàng tên Hoàng Anh T2, số điện thoại liên hệ: 0563667873, địa chỉ giao hàng tại trước nhà số 04 đường L, phường N, quận T. Khoảng 14 giờ 40 phút ngày 29/01/2020, anh Trần Anh T3 (là nhân viên cửa hàng điện thoại C) đến địa điểm giao hàng số 04 đường L, phường N, quận T gặp B và đưa cho B kiểm tra 01 (một) hộp điện thoại Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu xanh, số IMEI: 353923106193341, còn nguyên seal. B kiểm tra hộp điện thoại và có hỏi T3 cách sử dụng điện thoại, tình trạng của điện thoại. Sau đó, B lấy lý do là tránh đường cho xe tải vào nhà nên nói T3 cùng di chuyển sang bên đường để giao dịch. B để hộp điện thoại xuống dưới sàn để chân phía trước của xe Lead, mở khóa xe, ngồi trên xe dùng chân đẩy xe còn T3 dắt bộ xe đến trước địa chỉ số 07 đường L, phường N, quận T để giao dịch. Tại đây, B lấy trong túi xách đeo chéo ra 01 (một) xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam (gồm 50 tờ do B chuẩn bị từ trước) đưa cho T3 nói T3 kiểm tra lại tiền. Khi T3 đang đếm tiền thì B lấy trong túi xách ra xấp tiền do B chuẩn bị trước đó (phía trên để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng Việt Nam, ở giữa để 100 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng tiền âm phủ, phía dưới để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng Việt Nam) ném về phía của T3 rồi nhanh chóng nổ máy xe tăng ga bỏ chạy. T3 đuổi theo nhưng không kịp nên đã đến Công an phường Phú Thạnh trình báo sự việc. Sau đó, B mang điện thoại chiếm đoạt được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T bán lại cho anh Lưu Thành N với giá 31.000.000 đồng. Do không có tiền mặt nên N dùng tài khoản ngân hàng V số: 0721000616605 chuyển số tiền này vào tài khoản ngân hàng C của B số 10236697. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết. Tại bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 34.990.000 đồng. Vụ 4: Ngày 29/01/2020, B sử dụng điện thoại Redmi đăng nhập vào ứng dụng mua bán hàng qua mạng K để đặt mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB, giá tiền 35.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người nhận hàng tên To Hoang G, số điện thoại liên hệ: 0563667801, địa chỉ giao hàng 46 đường T, phường E, quận T. Khoảng 14 giờ ngày 30/01/2020, anh Trần Huệ C đến kho hàng của công ty K nhận đơn hàng 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, Gold, số IMEI: 353909101879836 giao cho khách tên To Hoang G thu tiền theo đơn hàng 35.990.000 đồng. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày thì anh C đến địa chỉ giao hàng số 46 đường T, phường E, quận T. Anh C điện thoại vào số 0563667801 thì gặp B, thông báo giao hàng theo đơn đặt hàng tên To Hoang G. Lúc này, B nói anh C thay đổi địa điểm giao hàng đến số 86 đường M, phường E, quận T (do B thấy tại số 46 đường T, phường E, quận T đường đông người). Sau đó anh C đến trước số 86 đường M, phường E, quận T thì B điều khiển xe gắn máy Lead BS: 59L1-88433 đến. Tại đây, anh C đưa cho B kiểm tra gói hàng mà B đặt trước đó của công ty K. B tháo gói hàng ra thì thấy bên trong có 01 (một) hộp điện thoại Iphone nguyên seal, đúng với thông tin B đặt hàng. Sau khi kiểm tra xong B xác nhận với anh C đúng là sản phẩm B đặt, nhưng B nói là không đủ tiền và kêu anh C đứng đợi để B đi rút thêm tiền đồng thời B đưa hộp điện thoại lại cho anh C. B điều khiển xe đi được 5 phút thì quay trở lại. B ngồi trên xe Lead, dừng phía trước đầu xe của anh C nên anh C mang gói hàng đến cho B kiểm tra thêm lần nữa xác nhận đúng sản phẩm. B bỏ hộp điện thoại vào trong túi nylon màu vàng được treo ở móc treo phía trước xe. B mở túi xách đeo chéo vai lấy ra 02 (hai) xấp tiền mà B chuẩn bị từ trước 01 xấp tiền gồm 27 tờ mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam; 01 xấp tiền gồm: 01 tờ mệnh giá 500.000 đồng Việt Nam phía trên, ở giữa là tiền âm phủ, ở dưới cùng để tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng. B đưa cho anh C xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng nói anh C đếm lại. Trong lúc anh C đang đếm tiền không để ý, B nhanh chóng mở khóa xe nổ máy điều khiển xe bỏ chạy ra hướng đường H tẩu thoát. Anh C đuổi theo nhưng không kịp nên đã đến Công an phường Hiệp Tân trình báo. Sau đó, B mang điện thoại vừa cướp giật được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T bán cho chị Lê Hoàng L, (là nhân viên của cửa hàng) với giá là 31.000.000 đồng. Do không đủ tiền mặt nên chị L sử dụng tài khoản ngân hàng T số 19021002760019 chuyển số tiền 26.000.000 đồng vào tài khoản ngân hàng T của B số 19033815560015 và đưa cho B thêm 5.000.000 đồng tiền mặt. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết. Tại bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 30/01/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 35.990.000 đồng. Vụ 5: Khoảng 16 giờ 00 ngày 04/02/2020, B sử dụng điện thoại Redmi đăng nhập vào ứng dụng bán hàng qua mạng L và đăng ký mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro max, màu xanh, dung lượng 512Gb với giá tiền là 44.001.000 đồng. B cung cấp thông tin người mua hàng tên Tô Hoàng G, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T. Đến khoảng 8 giờ ngày 05/02/2020, anh Trần Thế V (nhân viên giao hàng) đến công ty X nhận 01 (một) gói hàng (số đơn hàng LRT0002895925, tên hàng hóa Apple Iphone 11 Pro Max, kèm sạc nhanh 18W), tiền thu hộ là 44.001.000 đồng giao cho khách hàng Tô Hoàng G, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T. Anh V điện thoại liên lạc số 0563667873 thì gặp B và thông báo cho B biết sẽ giao hàng trong buổi sáng, B đồng ý. Đến khoảng 10 giờ 50 phút cùng ngày, V điện thoại cho B nói đã đến địa điểm giao hàng, B nói anh V đứng đợi. B điều khiển xe gắn máy hiệu Honda Lead biển số 59L1-88433 đến trước số 07 đường L, phường N, quận T thì gặp V đang đứng đợi. Lúc này, B lấy trong túi xách ra 02 (hai) xấp tiền chuẩn bị từ trước (trong đó 01 (một) xấp tiền để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng phía trên, ở giữa để tiền âm phủ, ở dưới cùng để 01 (một) tờ mệnh giá 100.000 đồng; xấp tiền còn lại là tiền thật có nhiều mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng) B lấy từ trong túi xách đeo chéo vai ra cầm trên tay rồi bỏ lại vào trong túi xách mục đích cho anh V thấy, tạo lòng tin cho anh V. Sau đó, anh V lấy 01 (một) gói hàng (số đơn hàng LRT0002895925, tên hàng hóa Apple Iphone 11 Pro Max, kèm sạc nhanh 18 W) đưa cho B và đề nghị phải thanh toán tiền trước khi kiểm tra hàng. B không đồng ý và yêu cầu phải được kiểm tra hàng trước mới đưa tiền nên anh V điện thoại về công ty xin ý kiến. Lợi dụng lúc V không để ý, B để gói hàng xuống dưới sàn để chân phía trước của xe gắn máy Lead đồng thời mở khóa xe và nói với anh V để đẩy xe vào lề rồi tiếp tục giao dịch. B ngồi trên xe đẩy xe lên phía trước rồi bất ngờ tăng ga điều khiển xe tẩu thoát. Anh V tri hô và chạy bộ đuổi theo nhưng không kịp. B điều khiển xe qua nhiều tuyến đường, khi đến đối diện số nhà 1446 đường S, phường A, quận T thì B dừng xe lại xé bỏ bao bì giao hàng của công ty L. B thấy bên trong là 01 (một) hộp điện thoại Iphone 11 Pro Max trên hộp điện thoại có ghi thông tin MWHR2VN/A; Iphone 11 Pro Max, Midnight Green, 512 Gb, seri No: FK1ZJ1G5N715; IMEI: 35392525102781896 con nguyên seal niêm phong FPT. B mang điện thoại vừa cướp giật được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T để bán. Chị Lê Hoàng L, (là nhân viên của cửa hàng) đồng ý mua điện thoại với giá tiền là 33.500.000 đồng. Do không đủ tiền mặt nên L sử dụng tài khoản ngân hàng T số 19021002760019 chuyển số tiền 33.500.000 đồng vào tài khoản ngân hàng T của B số 19033815560015. B đã giao nộp số tiền này cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Phú. Theo bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro max, màu xanh, dung lượng 512Gb trị giá 43.990.000 đồng. [....] Nhận định của Tòa án: [3] Căn cứ lời khai của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B tại phiên tòa phúc thẩm, cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định: Từ khoảng đầu tháng 01/2020 đến ngày 04/02/2020, Nguyễn Thành Quốc B đã có hành vi sử dụng sim khuyến mãi tạo tài khoản trên các ứng dụng bán hàng trực tuyến, đặt mua các sản phẩm điện thoại có giá trị cao nhằm chiếm đoạt bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Để tiếp cận được tài sản, bị cáo chuẩn bị các xấp tiền mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng nhưng mỗi xấp chỉ để 02 tờ tiền thật ở mặt trên và mặt dưới, còn ở giữa là tiền âm phủ và dùng dây thun cột lại để khi giao nhận hàng, B sẽ lấy những xấp tiền được chuẩn bị trước cho người giao hàng thấy nhằm tạo niềm tin. Sau khi nhận và kiểm tra hàng, B lấy xấp tiền đã chuẩn bị trước đó đưa cho các bị hại, lợi dụng sơ hở khi bị hại tháo dây thun kiểm, đếm tiền thì B tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Bằng thủ đoạn nêu trên bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của 05 bị hại, trị giá tài sản chiếm đoạt qua định giá là 175.270.000 đồng. [4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật. [5] Tuy nhiên, xét bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là người không có nghề nghiệp, thực hiện liên tiếp 05 vụ “Cướp giật tài sản”, số tiền hưởng lợi từ hành vi phạm tội được bị cáo sử dụng làm nguồn sống chính nên thuộc trường hợp “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, việc Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết này khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B là thiếu sót. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận một phần nội dung Kháng nghị 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc áp dụng tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với bị cáo B. Về tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, xét tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt, bị hại đã tạm giao tài sản cho bị cáo quản lý, sau đó bị cáo mới tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát nên không thuộc trường hợp “dùng thủ đoạn nguy hiểm” để cướp giật tài sản. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không áp dụng điểm d khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B. [...] Nội dung của Án lệ: “[4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật.” Như vậy, nếu bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát. Trong trường hợp này, theo nội dung của Án lệ số 57/2023/AL, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cướp giật tài sản”.
Án lệ 57/2023/AL về hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “cướp giật tài sản”
Đây là một trong 07 những án lệ được Tòa án nhân dân tối cao công bố tại Quyết định 39/QĐ-CA năm 2023 Cụ thể, Án lệ số 57/2023/AL đưa ra hướng dẫn để xác định tội danh cho trường hợp bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát. NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN [1] Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau: [2] Kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm trong thời hạn luật định là hợp lệ nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm. [3] Căn cứ lời khai của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B tại phiên tòa phúc thẩm, cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định: Từ khoảng đầu tháng 01/2020 đến ngày 04/02/2020, Nguyễn Thành Quốc B đã có hành vi sử dụng sim khuyến mãi tạo tài khoản trên các ứng dụng bán hàng trực tuyến, đặt mua các sản phẩm điện thoại có giá trị cao nhằm chiếm đoạt bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Để tiếp cận được tài sản, bị cáo chuẩn bị các xấp tiền mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng nhưng mỗi xấp chỉ để 02 tờ tiền thật ở mặt trên và mặt dưới, còn ở giữa là tiền âm phủ và dùng dây thun cột lại để khi giao nhận hàng, B sẽ lấy những xấp tiền được chuẩn bị trước cho người giao hàng thấy nhằm tạo niềm tin. Sau khi nhận và kiểm tra hàng, B lấy xấp tiền đã chuẩn bị trước đó đưa cho các bị hại, lợi dụng sơ hở khi bị hại tháo dây thun kiểm, đếm tiền thì B tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Bằng thủ đoạn nêu trên bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của 05 bị hại, trị giá tài sản chiếm đoạt qua định giá là 175.270.000 đồng. [4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật. [5] Tuy nhiên, xét bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là người không có nghề nghiệp, thực hiện liên tiếp 05 vụ “Cướp giật tài sản”, số tiền hưởng lợi từ hành vi phạm tội được bị cáo sử dụng làm nguồn sống chính nên thuộc trường hợp “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, việc Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết này khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B là thiếu sót. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận một phần nội dung Kháng nghị 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc áp dụng tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với bị cáo B. Về tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, xét tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt, bị hại đã tạm giao tài sản cho bị cáo quản lý, sau đó bị cáo mới tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát nên không thuộc trường hợp “dùng thủ đoạn nguy hiểm” để cướp giật tài sản. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không áp dụng điểm d khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B. [6] Về mức hình phạt 06 (năm) tù về tội “Cướp giật tài sản” mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt là phù hợp với tính chất, mức độ hành vi và hậu quả tội phạm mà bị cáo đã thực hiện nên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xét giữ nguyên mức hình phạt đã tuyên. [7] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. [8] Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH Căn cứ Điều 345; điểm b khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và sửa bản án sơ thẩm. Căn cứ điểm b, c khoản 2 Điều 171; điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, Xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B 06 (sáu) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Thời hạn tù tính từ ngày 06/02/2020. Căn cứ Điều 135, Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. NỘI DUNG ÁN LỆ 57/2023/AL “[4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật.” Quyết định 39/QĐ-CA có hiệu lực ngày 24/02/2023.
Phân biệt Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản là 03 tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nhằm giúp cho bạn đọc phân biệt được sự khác nhau giữa 03 tội này, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây. Các tiêu chí phân biệt Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tiêu chí Trộm cắp tài sản Cướp tài sản Cướp giật tài sản Căn cứ pháp lý Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 Điều 168 BLHS 2015 Điều 171 BLHS 2015 Hành vi Hành vi được thực hiện lén lút,kín đáo, che giấu nạn nhân và những người xung quanh Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang sau đó nhanh chóng tẩu thoát. (Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự.) Tính chất Chỉ nhắm vào tài sản, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe nạn nhân Nhắm vào tài sản, nhưng xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Nhắm vào tài sản, có thể xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Giá trị tài sản để bị xử lý hình sự Tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên Hoặc dưới 2 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp sau: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Không có giá trị tối thiểu Không có giá trị tối thiểu Khung hình phạt Từ cải tạo không giam giữ đến 20 năm tù Từ 3 năm tù đến chung thân Từ 1 năm tù đến chung thân Tải bảng tiêu chí https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/27/Ph%C3%A2n%20bi%E1%BB%87t.docx Tội trộm cắp tài sản Căn cứ tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội trộm cắp tài sản lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tội cướp tài sản Căn cứ tại Điều 168 BLHS 2015 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội cướp tài sản lên đến 20 năm tù hoặc chung thân. Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội cướp giật tài sản Căn cứ tại Điều 171 BLHS 2015 quy định người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm. Khung hình phạt cao nhất cho Tội cướp giật tài sản lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng. Trường hợp người phạm hành hung chỉ nhằm tẩu thoát thì phạm tội cướp giật tài sản hay cướp tài sản? Tội cướp giật tài sản trong một số trường hợp có thể chuyển hóa thành Tội cướp tài sản, cụ thể cần phân biệt: - Nếu người phạm tội có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát, thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng: Hành hung để tẩu thoát. - Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị nạn nhân hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Như vậy, đối với trường hợp người cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chiếm bằng được tài sản thì phạm tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015.
Giả vờ mua xe, chạy thử rồi chạy mất, lừa đảo hay cướp giật tài sản?
Khi xem thông tin qua mạng Internet, Nguyễn Đình S (SN 1990) biết được anh Trần Thế H đang có nhu cầu bán chiếc xe máy Honda SH với giá 60 triệu đồng nên nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe này. S gọi điện cho anh H vờ thỏa thuận giá cả và đề nghị được xem xe nhằm tìm cơ hội chiếm đoạt. Do tin tưởng S mua xe thật nên anh H hẹn gặp trực tiếp để trao đổi. S đi xe buýt đến điểm hẹn gặp anh H. Sau khi kiểm tra xe, S đề nghị được chạy thử với ý định sẽ lấy xe chạy đi luôn. Tuy nhiên, khi đi thử, anh H vẫn ngồi trên xe nên S không thực hiện được ý định. S tiếp tục đề nghị chở anh H đến ngân hàng rút tiền nhằm tìm cơ hội khác để chiếm đoạt. Trên đường đi, anh H bảo S ghé vào phòng công chứng để công chứng Giấy chứng minh nhân dân thì S đồng ý. Đến trước cửa phòng công chứng, S điều khiển xe lên vỉa hè thì xe bị trượt bánh do dốc vỉa hè cao. S bảo anh H đứng xuống đường để lái xe lên vỉa hè dễ dàng hơn. Sau đó, Nguyễn Đình S lập tức tăng ga phóng xe của anh H tẩu thoát. Như vậy, theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 thì S đã phạm tội gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Công nhiên chiếm đoạt tài sản? Cướp giật tài sản?
Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản
>>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới >>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS >>> Phân biệt tội "Che giấu tội phạm" và tội "Không tố giác tội phạm" >>> Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và tội Giao cấu với trẻ em Cùng một mục đích là chiếm đoạt tài sản của nạn nhân, nhưng tùy thuộc vào hành vi của người phạm tội là gì mà sẽ bị truy tố về các tội khác nhau. Mình lập bảng so sánh để mọi người dễ dàng hơn trong việc phân biệt các tội này. Cướp tài sản Cướp giật tài sản Cưỡng đoạt tài sản Giống nhau - Nhằm chiếm đoạt tài sản, xâm phạm quyền sở hữu của người khác - Lỗi cố ý - Chủ thể phạm tội: Người đủ 14 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 thì phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi. Khác nhau Căn cứ pháp luật Điều 168, Bộ luật Hình sự 2015 Điều 171, Bộ luật Hình sự 2015 Điều 170, Bộ luật Hình sự 2015 Hành vi - Dùng vũ lực: Người phạm tội tác động vào thân thể của người chủ sở hữu tài sản, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. - Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi cụ thể của người phạm tội nhằm biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. + Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản: Được hiểu là những hành vi được thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc những thủ đoạn khác (cho uống thuốc mê. Dùng vũ khí giả để uy hiếp…). Những hành vi này thường không phải là những hành vi tác động bằng sức mạnh vật chất. - Cướp giật tài sản của người khác Người phạm tội thường thực hiện hành vi một cách nhanh chóng Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát Điểm quan trọng ở đây là tính công khai của hành vi và không sử dụng vũ lực với nạn nhân Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản Hành vi của người phạm tội là đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần của người khác, tức là có thể sử dụng lời nói để uy hiếp nạn nhận trước, nếu người phạm tội có dùng vũ lực thì nó sẽ diễn ra sau một thời gian chứ không diễn ra ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể chống cự được, chứ không mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản. Khách thể bị xâm phạm - Xâm phạm quyền sở hữu - Xâm phạm quyền nhân thân - Xâm phạm quyền sở hữu - Xâm phạm quyền sở hữu - Xâm phạm quyền nhân thân Hình phạt 03 năm đến 10 năm tù 01 năm đến 05 năm tù 01 năm đến 05 năm tù Tình tiết tăng nặng + Hình phạt - 07 năm đến 15 năm tù + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; + Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tái phạm nguy hiểm. - 03 năm đến 10 năm tù + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Dùng thủ đoạn nguy hiểm; + Hành hung để tẩu thoát; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tái phạm nguy hiểm. - 03 năm đến 10 năm tù + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tái phạm nguy hiểm. 12 năm đến 20 năm tù + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 07 năm đến 15 năm tù + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 07 năm đến 15 năm tù + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; + Làm chết người; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; + Làm chết người; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 12 năm đến 20 năm tù + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hình phạt bổ sung + Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, + Phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm + Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng + Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc + Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản Hình phạt cho hành vi chuẩn bị phạm tội Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Đây là một quy định mới trong Bộ luật Hình sự 2015 Không có Không có
Cướp giật tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản
A quen B và đến nhà B chơi. B để xe máy ở ngoài sân có sẵn chìa khóa ở cổ xe. Vì B bận việc trong nhà nên A lấy xe nổ máy, khi nghe tiếng máy nổ thì B vừa chạy ra vừa bảo "đừng lấy xe của tao" và chạy lại cầm tay vào được phía sau xe. A ga mạnh làm xe vọt về trước, B ngã ra sân (thương tích nhẹ). Sau đó A mang xe đi bán được 20tr đồng. Mong ý kiến từ các bạn.
Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
Hai tội danh “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản” là hai tội danh mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn, kể cả những sinh viên học luật. Nay mình làm cái bảng so sánh này để mọi người phân biệt dễ dàng hơn. Tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự 1999) Tội cướp giật tài sản (Điều 134 Bộ luật hình sự 1999) Khung hình phạt Phạt tù từ 3 đến 10 năm Phạt tù từ 1 đến 5 năm Hành vi Dùng vũ lực, đe dọa làm nạn nhân không thể chống cự. Lợi dụng sơ hở, dùng thủ đoạn tinh vi để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản Trạng thái của nạn nhân Có thời gian để chống cự Không kịp trở tay Tình tiết tăng nặng Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù: - Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp - Phạm tội có tổ chức. - Tái phạm nguy hiểm. - Giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng. - Dùng hung khí hoặc có thủ đoạn nguy hiểm. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 11% đến 30%. - Gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù: - Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. - Hành hung nạn nhân để tẩu thoát. - Phạm tội có tổ chức. - Tái phạm nguy hiểm. - Giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng. - Dùng thủ đoạn nguy hiểm. - Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 11% đến 30%. - Gây hậu quả nghiêm trọng Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 12 đến 20 năm tù: - Gây hậu quả rất nghiêm trọng. - Giá trị tài sản từ 200 triệu đến dưới 500 triệu. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 31% đến 60%. Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 7 đến 15 năm tù: - Gây hậu quả rất nghiêm trọng. - Giá trị tài sản từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 31% đến 60%. Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 18-20 năm tù, chung thân hoặc tử hình: - Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. - Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc làm chết người. Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 12 đến 20 năm tù: - Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. - Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên. - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc làm chết người. Hình phạt bổ sung - Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng. - Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 đến 05 năm. Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng.