Sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú
Trong cuộc sống hàng ngày, các khái niệm tạm trú, lưu trú và thường trú thường được sử dụng, nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các khái niệm này. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú Tạm trú, lưu trú và thường trú là các trạng thái cư trú được quy định trong pháp luật Việt Nam. Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật cư trú 2020 quy định cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Tạm trú, lưu trú và thường trú, mỗi khái niệm có những đặc điểm riêng và được áp dụng trong các hoàn cảnh khác nhau. Việc hiểu rõ các khái niệm này là rất quan trọng để tuân thủ đúng quy định pháp luật và thực hiện đúng các thủ tục hành chính khi cần thiết. (1) Sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú Tạm trú Lưu trú Thường trú Khái niệm Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020 Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 Thời gian cư trú Có thời hạn, có thể gia hạn tùy vào nhu cầu và quy định của địa phương. Thường ngắn hạn, từ vài ngày đến dưới 30 ngày. Dài hạn, không giới hạn thời gian. Quyền lợi Được hưởng một số quyền lợi cơ bản như người dân địa phương. Hạn chế, chủ yếu phục vụ cho mục đích ngắn hạn. Được hưởng đầy đủ quyền lợi của cư dân địa phương, bao gồm cả quyền lợi về y tế, giáo dục, và các dịch vụ công cộng khác. Nơi đăng ký Theo khoản 2 Điều 28 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Theo khoản 1 Điều 30 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Theo khoản 1 Điều 22 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Điều kiện đăng ký Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Theo khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020, Thông báo lưu trú: Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Thuộc một trong các trường hợp theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý t - công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ - Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở - Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý. - Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó. Thời hạn thực hiện Theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Theo khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2020 Trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020 Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Kết quả đăng ký Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú theo khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020 Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú theo khoản 5 Điều 30 Luật Cư trú năm 2020 Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú theo khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020 Xem và tải bảng sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/3/su-khac-nhau-giua-tam-tru-luu-tru-va-thuong-tru.docx (2) Xử phạt hành chính khi không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, lưu trú và thường trú Các cá nhân không thực hiện đúng việc đăng ký tạm trú, lưu trú và thường trú sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Phạt tiền từ 500 nghìn - 01 triệu đồng đối với một trong những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trường hợp đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng Như vậy, đối với việc không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú hoặc thông báo lưu trú sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng. Đối với trường hợp đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng. Tóm lại, trên đây là các điểm giống và khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa tạm trú, lưu trú và thường trú giúp mọi người thực hiện đúng các quy định pháp luật và tránh những rắc rối pháp lý. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người thường xuyên di chuyển hoặc có nhu cầu thay đổi nơi ở. Bên cạnh đó, nếu không thực hiện việc làm đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính.
Thủ tục sửa thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai
Tình huống: Cho tôi hỏi thông báo định danh cá nhân của con tôi (năm nay 14 tuổi) bị sai tên mẹ thì phải làm sao để sửa thông báo lại ạ? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân Theo Luật căn cước công dân 2014: Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA - Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. - Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai cần làm gì? Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân không có quy định riêng cho thủ tục sửa thông báo này nếu thông báo cấp sai, trường hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu sai thì chị yêu cầu cơ quan quản lý dữ liệu kiểm tra điều chỉnh, cấp lại văn bản thông báo số định danh cá nhân cho chị theo các quy định sau: Căn cứ Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP Về Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân ... - Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư”. Về Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu. - Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân. - Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó. Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA về Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. ==>> Chị liên hệ Công an cấp xã để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin và cấp lại văn bản Thông báo số định danh cá nhân cho con chị.
Ý nghĩa của thành ngữ "Quê cha đất tổ" là gì? Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không?
Khi nhắc về quê hương của mình thì mọi người thường sử dụng thành ngữ "Quê cha đất tổ". Vậy ý nghĩa khái quát nhất của "Quê cha đất tổ" là gì? Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không? Ý nghĩa của thành ngữ "Quê cha đất tổ" là gì? "Quê cha đất tổ" là thành ngữ quen thuộc mang ý nghĩa chỉ về quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên với cội nguồn gốc gác của tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời của mỗi con người trong cuộc sống. Thành ngữ quê cha đất tổ có ý nghĩa gắn bó tình cảm sâu sắc, thân thuộc với mỗi con người chúng ta. Nói cách khác, quê cha đất tổ là nơi mà gia đình, dòng họ đã nhiều đời sinh sống và làm ăn, có tình cảm sâu sắc ở nơi đó. Lễ hội Đền Hùng (mùng mười tháng ba) vào mỗi năm đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân cả nước. Hàng triệu người dân đất Việt hướng về quê cha đất tổ với những xúc cảm, nỗi niềm hạnh phúc vô hạn. Dù đường xá xa xôi cách trở, dù đi lại còn gặp nhiều vất vả nhưng ai ai cũng háo hức trẩy hội để nhớ về cội nguồn của mình. Đặc biệt vào ngày này, trên khắp thế giới, kiều bào ta ở nước ngoài cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về quê cha đất tổ, tri ân công đức Tổ tiên. Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không? Căn cứ tại Điều 11 Luật cư trú 2020 có quy định về nơi cư trú của công dân như sau: - Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. - Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này. Dẫn chiếu khoản 1 Điều 19 Luật cư trú 2020 có quy định về nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. Theo đó, nơi cư trú của công dân được xác định như sau: (1) Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trong đó: + Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú (theo khoản 8 Điều 2 Luật cư trú 2020). + Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú (theo khoản 9 Điều 2 Luật cư trú 2020). (2) Đối với người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nơi cư trú được xác đinh là nơi ở hiện tại của người đó. Trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Như đã phân tích ở trên thì quê cha đất tổ là nơi sinh ra và lớn lên với cội nguồn gốc gác của tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời của mỗi người. Khi đối chiếu với quy định về nơi cư trú trên thì có thể thấy quê cha đất tổ không mặc nhiên là nơi cư trú của cá nhân. Quê cha đất tổ chỉ được xem là nơi cư trú của cá nhân nếu cá nhân đã đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại đây. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại quê cha đất tổ của mình thì quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú của cá nhân nếu cá nhân đang sinh sống tại đây. Tóm lại, quê cha đất tổ có được xem là nơi cư trú hay không thì sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nêu trên.
Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020
Thư viện pháp luật cho hỏi: Tôi có HKTT tại địa phương, có nhà ở hợp pháp diện tích 88,8m2. Tôi muốn cho một người quen đăng ký thường trú vào hộ của tôi. Sau khi nghiên cứu Khoản 3, Điều 20 Luật cư trú 2020 và Khoản 3, Điều 21 Luật cư trú 2020 thì hồ sơ gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Trên cơ sở đó tôi vận dụng điểm b, điểm c vào một văn bản để ra UBND xã xác nhận cùng một lúc 2 nội dung theo Khoản 1, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP (Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở) và Khoản 2, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP (............xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Tuy nhiên hồ sơ đã bị trả lại và đề nghị công dân bổ sung giấy tờ chứng minh chổ ở hợp pháp và văn bản đồng ý cho thuê mượn, ở nhờ có công chức, chứng thực. Tôi đến trụ sở CA để hỏi thêm và được hướng dẫn phải có các loại giấy tờ sau: 1. CT01 2. Giấy xác nhận chổ ở hợp pháp 3. Hợp đồng hoặc văn bản đồng ý cho ở nhờ, hai bên cùng ký và có xác nhận của UBND xã. 4. Xác nhận đủ diện tích như nhà bao nhiêu m2, có bao nhiêu người đang cư trú và có xác nhận của UBND xã. Xin cho hỏi việc CA xã hướng dẫn hồ sơ như vậy có đúng không? và tôi nhận thấy Giấy xác nhận chổ ở hợp pháp là điểm h của Khoản 1, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP trùng với điểm k của Khoản 1, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP trong khi quy định chỉ cần một trong các loại giấy tờ từ điểm a đến điểm l của Khoản 1, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP. Trân trọng!!
Người nước ngoài về nước tại thời điểm về nước cư trú chưa đủ 183 ngày thì khấu trừ thuế ntn?
Tại Việt Nam không thiếu những cá nhân người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Những cá nhân người nước ngoài ấy, nếu về nước tại thời điểm về nước cư trú chưa đủ 183 ngày thì khấu trừ thuế như thế nào? I. Xác định cá nhân người nước ngoài có phải là cá nhân cư trú hay không? Đầu tiên, ta cần phải xem xét trường hợp cá nhân người nước ngoài đó có phải là cá nhân cư trú không? Căn cứ công văn 9170/CT-TTHT năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân : Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam. (2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: - Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú: + Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú. + Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ công an cấp. - Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam. - Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú. Dựa vào phần căn cứ pháp lý trên, trường hợp cá nhân người nước ngoài về nước tại thời điểm về nước cư trú chưa đủ 183 ngày là cá nhân cư trú nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên. II. Khấu trừ thuế của cá nhân người nước ngoài Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Để xác định nghĩa vụ thuế đối với cá nhân người nước ngoài thì trước tiên cần xác định người đó là cá nhân cư trú hay là cá nhân không cư trú. Căn cứ Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nếu: (1) Trường hợp là cá nhân cư trú thì thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Lúc này, việc khấu trừ thuế đối với cá nhân này giống như những người lao động Việt Nam bình thường khác. Phương pháp khấu trừ thuế được quy định như sau: - Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba 3 tháng trở lên tại nhiều nơi. - Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. - Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế). Bậc thuế Phần TNTT/tháng Thuế suất (%) Cách tính thuế phải nộp 1 Đến 5 5 5% x TNTT 2 Trên 5 đến 10 10 10% x TNTT – 0.25 3 Trên 10 đến 18 15 15% x TNTT – 0.75 4 Trên 18 đến 32 20 20% x TNTT – 1.65 5 Trên 32 đến 52 25 25% x TNTT – 3.25 6 Trên 52 đến 80 30 30% x TNTT – 5.85 7 Trên 80 35 35% x TNTT – 9.85 Biểu thuế suất lũy tiến từng phần - Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. (2) Trường hợp là cá nhân không cư trú thì tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư 111/2013/TT-BTC. Ví dụ, việc tính thuế từ tiền lương, tiền công được hướng dẫn chi tiết tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%. Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau: + Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam: Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam Tổng số ngày làm việc trong năm Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động 2019. + Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam: Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt ở Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam 365 ngày
Người tập sự thay đổi nơi cư trú sang nơi khác có cần phải thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng?
Người tập sự thay đổi nơi cư trú sang nơi khác có cần phải thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng? Chào luật sư, em ở Vĩnh Phúc, Xin hỏi liên quan đến quy định pháp luật về công chứng thì trường hợp nếu người tập sự được 3 tháng tại Văn phòng công chứng nhưng có thay đổi nơi cư trú sang nơi khác thì có cần phải thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng không ạ? Xin chân thành cảm ơn. Căn cứ Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng như sau: 1. Người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng trong các trường hợp sau đây: - Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, giải thể theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; - Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự không còn đủ các điều kiện nhận tập sự theo quy định của Luật Công chứng; - Công chứng viên hướng dẫn tập sự thuộc trường hợp phải thay đổi theo quy định của Thông tư này và tổ chức hành nghề công chứng không còn công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự; - Là viên chức của Phòng công chứng được điều động đến Phòng công chứng khác; - Thay đổi nơi cư trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác và có nguyện vọng thay đổi nơi tập sự hoặc thuộc trường hợp phải thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự theo quy định tại điểm a, b và c khoản này mà địa phương không còn tổ chức hành nghề công chứng khác đủ điều kiện nhận tập sự. 2. Trong trường hợp thay đổi nơi tập sự trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người tập sự tự liên hệ nơi tập sự mới hoặc đề nghị Sở Tư pháp bố trí nơi tập sự mới theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được nhận tập sự tại tổ chức hành nghề công chứng mới, người tập sự gửi giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-03) đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự và tổ chức hành nghề công chứng mà người tập sự xin chuyển đến về việc thay đổi nơi tập sự; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người đề nghị. - Trường hợp người tập sự không tự liên hệ được nơi tập sự mới và đề nghị Sở Tư pháp bố trí nơi tập sự mới thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy đề nghị bố trí nơi tập sự mới, Sở Tư pháp xem xét, chỉ định tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự, thông báo bằng văn bản cho người tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người đề nghị. 3. Trường hợp thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, người tập sự gửi giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký tập sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị của người tập sự, Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-04), gửi cho người tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự. Người tập sự tự liên hệ tập sự hoặc đề nghị bố trí tập sự và đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng mà mình chuyển đến theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này để tiếp tục việc tập sự; hồ sơ đăng ký tập sự phải kèm theo quyết định xóa đăng ký tập sự theo quy định tại khoản này. Người tập sự nghề công chứng được tạm ngừng tập sự trong các trường hợp nào? Căn cứ Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định tạm ngừng tập sự hành nghề công chứng như sau: 1. Người tập sự được tạm ngừng tập sự trong các trường hợp sau đây: - Người tập sự nghỉ chế độ thai sản, vì lý do sức khỏe hoặc có lý do chính đáng khác; - Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà người tập sự không đề nghị thay đổi nơi tập sự. 2. Trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người tập sự phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức hành nghề công chứng nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự, kèm theo giấy tờ chứng minh lý do cần tạm ngừng tập sự. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người tập sự tạm ngừng tập sự trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng tập sự. 3. Người có thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng thì được tạm ngừng tập sự tối đa là 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng; người có thời gian tập sự hành nghề công chứng là 06 tháng thì được tạm ngừng tập sự tối đa là 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. 4. Thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng tập sự được tính vào thời gian tập sự, trừ trường hợp phải đăng ký tập sự lại theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Thông tư này. Quy định mới về hoàn thành tập sự hành nghề công chứng? Căn cứ Điều 12 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định hoàn thành tập sự hành nghề công chứng như sau: 1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự, người tập sự có văn bản đề nghị công nhận hoàn thành tập sự, kèm theo Báo cáo kết quả tập sự, Sổ nhật ký tập sự (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu) gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Tư pháp ra quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-08); trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do. 2. Người tập sự được công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Người tập sự có đủ điều kiện tập sự và không thuộc các trường hợp không được đăng ký tập sự; - Công chứng viên hướng dẫn tập sự đủ điều kiện hướng dẫn tập sự và không thuộc các trường hợp phải thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự trong quá trình hướng dẫn tập sự; - Người tập sự hoàn thành thời gian tập sự; có Báo cáo kết quả tập sự, Sổ nhật ký tập sự nộp đúng thời hạn, đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và biểu mẫu kèm theo; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác của người tập sự. 3. Người đã được công nhận hoàn thành tập sự mà bị phát hiện không đáp ứng các điều kiện để được công nhận hoàn thành tập sự thì Sở Tư pháp ra quyết định hủy bỏ kết quả tập sự đã được công nhận. Người bị hủy bỏ kết quả tập sự được đăng ký tập sự lại nếu đáp ứng các điều kiện tập sự quy định tại Thông tư này. Do đó, cần phải xét đến yếu tố nơi cư trú vi dú như thay đổi nơi cư trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác và có nguyện vọng thay đổi nơi tập sự hoặc thuộc trường hợp phải thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự theo quy định tại điểm a, b và c nêu trên mà địa phương không còn tổ chức hành nghề công chứng khác đủ điều kiện nhận tập sự.
Cho phép xác nhận thông tin cư trú qua ứng dụng VNeID từ ngày 01/01/2024
Ngày 17/11/2023 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú 2020; Thông tư 56/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư 57/2021/TT-BCA quy định về quy trình đăng ký cư trú. Theo đó, công dân có thể phản ánh về cư trú và xác nhận thông tin cư trú qua ứng dụng VNeID như sau: Phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức qua ứng dụng VNeID Căn cứ Điều 4 Thông tư 55/2021/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 66/2023/TT-BCA) quy định tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức như sau: - Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú và xử lý thông tin đó theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định trong giải quyết công việc của công dân, cơ quan, tổ chức. - Thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức được tiếp nhận thông qua các hình thức dưới đây: + Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú; + Điện thoại, đường dây nóng do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; + Hòm thư góp ý, hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; + Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, trang thông tin điện tử của Công an các đơn vị, địa phương; + Qua ứng dụng VNeID và các phương tiện thông tin đại chúng. - Các thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú phải được cơ quan đăng ký cư trú ghi lại, trong đó thể hiện rõ thời gian, địa điểm xảy ra, nội dung, diễn biến liên quan đến tổ chức, cá nhân. Khi công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức phản ánh thông tin trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú, qua điện thoại, đường dây nóng thì yêu cầu công dân cung cấp họ, chữ đệm và tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ để cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có văn bản trả lời khi cần thiết. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm giữ bí mật đối với thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trong trường hợp được yêu cầu giữ bí mật. Có được xác nhận thông tin về cư trú qua ứng dụng VNeID? Theo Điều 17 Thông tư Thông tư 55/2021/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 66/2023/TT-BCA) quy định xác nhận thông tin về cư trú được thực hiện như sau: - Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật. - Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh. - Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân. Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc. Trình tự tiếp nhận hồ sơ từ cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác - Hồ sơ của công dân gửi từ Cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác sẽ được chuyển tới phần mềm quản lý cư trú thuộc hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Ngay sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân đã khai báo trên Cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để kiểm tra tính chính xác các thông tin, xác định các trường hợp tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú (nếu có). 3. Kiểm tra hồ sơ, thực hiện khai thác, sử dụng, ghi nhận, lưu trữ thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại thời điểm làm thủ tục theo quy định của pháp luật, đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện như sau: + Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận và thông báo hẹn ngày trả kết quả. + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu giấy tờ, tài liệu hoặc biểu mẫu kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ hướng dẫn đầy đủ, cụ thể một lần để công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ lý do không tiếp nhận. Xem thêm Thông tư 66/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Có được triệu tập tại nên cư trú hiện tại không ạ?
Kính chào quý luật sư, gần đây em có dính líu đến vụ án hình sự vì có liên quan đến vụ án Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Cụ thể vụ án, chị gái em đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác thông qua tài khoản ngân hàng đứng tên em mà em không hề biết. Toàn bộ tài khoản ngân hàng này đều do chị em cầm thẻ và thực hiện banking. Do đó, khi chị gái em bị bắt, đồn công an ở Nghệ An đã triệu tập em đến Vinh để lấy lời khai. Tuy nhiên, hiện tại em đang sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng, hoàn toàn không có ngày nghỉ cũng như thời gian để có thể ra Vinh. Em có ngỏ lời có thể được triệu tập ở công an địa phương Đà Nẵng để em thuận tiện đi lại không thì bị từ chối và đe dọa là nếu triệu tập lần 3 không được thì sẽ đến Đà Nẵng và áp giải em đi. Em không có ý định chống đối nhưng em tìm hiểu trên mạng thì được biết là mình có thể được triệu tập ở Đà Nẵng nếu có lý do bất khả kháng. Các luật sư cho em hỏi trường hợp của em có được triệu tập ở Đà Nẵng lấy lời khai không và thái độ của phía bên cảnh sát rất đanh thép và khăng khăng đòi áp giải dù em đã cung cấp địa chỉ nơi ở hiện tại và mong muốn triệu tập ở Đà Nẵng ạ. Em nên trả lời triệu tập như thế nào trong quá trình điều tra ạ.
Có biểu hiện tâm thần thì được làm chủ hộ gia đình không?
Tình huống đặt ra là ở địa phương một gia đình có một bà bị khuyết tật chân tay, mất khả năng lao động, có biểu hiện tâm thần nhưng chưa có giấy xác nhận và hiện gia đình đang muốn cử là chủ hộ. Vậy thì giờ bà ấy có được làm chủ hộ gia đình hay không? Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Theo quy định tại Điều 20 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp sau: (1) Mất năng lực hành vi dân sự: - Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. - Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. (2) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: - Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. - Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. (3) Hạn chế năng lực hành vi dân sự: - Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. - Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. - Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Căn cứ các trường hợp nêu trên thì tựu chung đều phải cần thông qua Tòa án quyết định tuyên bố để xác định không đầy đủ năng lực hành vi dân sự chứ không phải là tự nhận định từ những chủ thể khác. Chủ nhà có dấu hiệu tâm thần có được làm chủ hộ Liên quan vấn đề này, theo quy định tại Điều 10 Luật Cư trú 2020 có nêu các quyền và nghĩa vụ của chủ hộ như sau: - Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình. - Người không thuộc trường hợp trên nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình. - Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp. - Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định. Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ. - Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật và thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định. - Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Theo gạch đầu dòng thứ tư nêu trên thì có thể thấy Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử. Vì vậy, về nguyên tắc khi Tòa chưa tuyên bố gì về bà này thì bà vẫn là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đáp ứng điều kiện làm chủ hộ. Gia đình lúc này có quyền đề cử bà này, đăng ký làm chủ hộ gia đình.
05 loại giấy tờ cho phép công dân Việt Nam xuất cảnh từ ngày 15/8/2023
Ngày 24/6/2023 Quốc hội khóa XV, tại kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. (1) Từ ngày 15/8/2023 sẽ có thêm một loại giấy tờ xuất cảnh Cụ thể, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định giấy tờ xuất cảnh hiện nay của công dân bao gồm: - Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (điểm mới). - Hộ chiếu ngoại giao. - Hộ chiếu công vụ. - Hộ chiếu phổ thông. - Giấy thông hành. (2) Bổ sung thêm thông tin trên giấy tờ xuất cảnh Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: - Ảnh chân dung. - Họ, chữ đệm và tên. - Giới tính. - Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh. - Quốc tịch. - Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn. - Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân. - Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại. - Thông tin khác do Chính phủ quy định (điểm mới). Theo đó, thông tin khác do Chính phủ quy định thêm hoặc cắt giảm đi theo từng thời kỳ để phù hợp với quy định của các nước mà công dân Việt Nam nhập cảnh hoặc theo Điều ước, thông lệ quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (3) Hướng dẫn khai báo tạm trú đối với đồn biên phòng khi có người nước ngoài Sửa đổi Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài như sau: - Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai báo tạm trú trước khi đồng ý cho người nước ngoài tạm trú. Trường hợp đồn, trạm Biên phòng tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đồn, trạm Biên phòng có trách nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi người nước ngoài tạm trú. - Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài thực hiện qua môi trường điện tử hoặc phiếu khai báo tạm trú. Trường hợp khai báo qua phiếu khai báo tạm trú, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào phiếu khai báo tạm trú và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú. - Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú hoặc khi có sự thay đổi thông tin trong hộ chiếu phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Xem thêm Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi 2023 có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Không thông báo lưu trú thì chủ trọ hay khách đến ở sẽ bị phạt tiền?
Tình trạng không thông báo lưu trú, tạm trú hiện nay xảy ra khá nhiều đối với trường hợp người dân đến nơi khác sinh sống trong thời gian ngắn ở trọ mà không thực hiện thông báo lưu trú. Trường hợp nêu trên đã vi phạm quy định về yêu cầu thông báo lưu trú của công dân đến tạm trú. Vậy không thực hiện thông báo lưu trú thù chủ trọ hay khách hàng bị phạt? 1. Thông báo lưu trú là gì? Hiện chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ thông báo lưu trú, nhưng có thể hiểu thông báo lưu trú là việc thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú khi có người ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày để cơ quan Nhà nước có thể kịp thời theo dõi và quản lý. 2. Thông báo lưu trú được thực hiện ra sao? Căn cứ Điều 30 Luật Cư trú 2020 thông báo lưu trú được thực hiện trong những trường hợp sau đây: - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau. - Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. 3. Có thể thông báo lưu trú đến cơ quan bằng mấy hình thức? Người dân có thể thực hiện thông báo lưu trú đến cơ quan Công an bằng một trong 03 hình thức được quy định tại Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA bao gồm: - Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định; - Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; - Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú 4. Không thông báo cư trú thì ai sẽ bị phạt? Cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, theo đó phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối cá nhân có những hành vi sau đây: - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; - Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; - Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; - Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật; - Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú; - Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú; - Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú; - Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú. Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cơ quan có hành vi tương tự thì mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, trách nhiệm bị thông báo lưu trú đầu tiên phải thuộc về thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác. Trường hợp các đối tượng trên vắng mặt thì người đến lưu trú phải tự mình thực hiện thông báo lưu trú. Theo đó việc xử phạt vi phạm sẽ dựa trên các quy định trên.
BCA đề xuất 10 mẫu giấy tờ sửa đổi về xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 25/5/2023, Bộ Công an lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau: Xem và tải Dự thảo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20b%E1%BB%95%20sung%20th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20v%E1%BB%81%20bi%E1%BB%83u%20m%E1%BA%ABu.doc - Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu NA1a quy định về mẫu Thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử. Xem và tải biểu mẫu NA1a https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA1a.docx - Sửa đổi biểu mẫu NA3 quy định về Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh. Xem và tải biểu mẫu NA3 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA3.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA5 quy định về Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú. Xem và tải biểu mẫu NA5 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA5.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA7 quy định về Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú. Xem và tải biểu mẫu NA7 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA7.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA11 quy định về Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Xem và tải biểu mẫu NA11 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA11.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA13 quy định Tờ khai cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú. Xem và tải biểu mẫu NA13 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA13.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA15 quy định về Đơn xin phép cho thân nhân vào khu vực cấm, khu vực biên giới. Xem và tải biểu mẫu NA15 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA15.doc - Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu NB8 quy định về mẫu Công văn trả lời đề nghị cấp tài khoản điện tử. Xem và tải biểu mẫu NB8 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NB8.doc - Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu NC2 quy định về thị thực rời. Lưu ý: Thị thực rời được cấp trước khi Dự thảo Thông tư này có hiệu lực được sử dụng nhập xuất cảnh Việt Nam đến khi hết thời hạn của thị thực. Xem và tải biểu mẫu NC2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NC2.docx - Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu NC2a quy định về thị thực điện tử. Lưu ý: Thị thực điện tử được cấp trước khi Dự thảo Thông tư có hiệu lực được sử dụng nhập xuất cảnh Việt Nam đến khi hết thời hạn của thị thực. Xem và tải biểu mẫu NC2a https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NC2a.doc Dự thảo Thông tư lấy ý kiến từ 25/5 - 25/7/2023. Xem và tải Dự thảo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20b%E1%BB%95%20sung%20th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20v%E1%BB%81%20bi%E1%BB%83u%20m%E1%BA%ABu.doc
Tất tần tật các quy định về thời gian khi xin giấy xác nhận cư trú
Giấy xác nhận thông tin về cư trú gọi tắc là (xác nhận cư trú) hiện đang là giấy tờ được quan tâm nhiều nhất khi được dùng để giải quyết các giao dịch hợp đồng như đất đai, nhà qua đó thay thế sổ hộ khẩu. Vậy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú được sử dụng ra sao và thời hạn xin cấp xác nhận bao lâu, đồng thời khi nào Giấy xác nhận cư trú sẽ hết thời hạn sử dụng? 1. Giấy xác nhận cư trú dùng cho việc gì? Giấy xác nhận thông tin về cư trú là một trong những giấy tờ dùng để thay thế sổ hộ khẩu, qua đó người dân có thể dùng giấy xác nhận cư trú để thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính. Ngoài ra, người chưa thực hiện đăng ký về cư trú mà cần giấy tờ chứng minh nơi cư trú thì cũng cần phải có giấy xác nhận cư trú. Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP thì người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh thông tin cư trú thay vì sử dụng sổ hộ khẩu: - Thẻ Căn cước công dân. - Chứng minh nhân dân. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú. - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, do hệ thống dữ liệu thông tin về công dân chưa được hoàn thiện nên nhiều nơi cơ quan có thẩm quyền vẫn yêu cầu xin Giấy xác nhận thông tin cư trú để thực hiện được các thủ tục hành chính. 2. Thời gian cấp giấy xác nhận cư trú Hiện nay, khi người dân có yêu cầu xin Giấy xác nhận cư trú thì cần lưu ý thời gian cấp giấy xác nhận cư trú được hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau: - 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ với trường hợp thông tin của công dân có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ với trường hợp cần xác minh thông tin. Sau khoảng thời gian này cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Qua đó, thời gian cấp giấy xác nhận cư trú tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Về phương thức nộp hồ sơ thì người dân có thể thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an xã nơi cư trú hoặc thông qua hình thức trực tuyến Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. 3. Thời hạn sử dụng Giấy xác nhận cư trú là bao lâu? Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp. - Đối với xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020. Như vậy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ được cấp cho người dân kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ ít nhất là 4 ngày trở lên tùy vào phương thức gửi hồ sơ của người dân có thể thời gian sẽ thay đổi, trung bình xác nhận cư trú có thời hạn 6 tháng sử dụng.
Chung sống như vợ chồng với người đã kết hôn thì có đăng ký tạm trú với người đó được không?
Theo Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau: "Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này." Công dân không được đăng ký tạm trú chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 như sau: "Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới 1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. 2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. 3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. 4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền." => Theo đó, công dân đến sinh sống tại nơi khác ngoài phạm vi cấp xã đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì có trách nhiệm đăng ký tạm trú. Luật không có hạn chế trường hợp chung sống như vợ chồng với người đã kết hôn đăng ký tạm trú.
Các bước xác minh cư trú khi chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy
Từ ngày 01/01/2023 sổ hộ khẩu giấy chính thức bị khai tử theo Luật Cư trú 2020 kéo theo đó là hàng loạt các thủ tục cần thiết phải thực hiện từ người dân để đảm bảo quyền lợi. Một trong những việc cần lưu ý là xác minh cư trú nhằm thực hiện các thủ tục hành chính khác. Theo đó, hướng dẫn việc giải quyết các thủ tục hành chính của công dân liên quan đến xác minh thông tin về cư trú như sau: 04 cách khai thác dữ liệu dân cư Hiện nay, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú công dân được thực hiện dựa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua một trong các phương thức sau: (1) Đầu tiên người thực hiện sử dụng thiết bị đọc mã QRCode, thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân có gắn chíp để khai thác thông tin. (Lưu ý: Người dân cần hoàn thành việc cấp thẻ CCCD sớm nhất có thể, để thực hiện các thủ tục hành chính trong năm sau). (2) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua cổng dịch vụ công. - Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú > Chọn Đăng nhập. - Bước 2: Đăng nhập bằng tài tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia của bạn. - Bước 3: Tại đây các bạn chọn vào mục Thông tin công dân. - Bước 4: nhập tất cả các mục mà trang đang yêu cầu và chọn vào Tìm kiếm. - Bước 5: Sau đó bạn chỉ cần kéo xuống bên dưới là đã có thể xem được thông tin cá nhân như: Dân tộc, Tôn giáo, Nhóm máu, Nơi đăng ký khai sinh, Nơi ở thường trú, Quê quán, Nơi ở hiện tại, Thông tin gia đình, Thông tin chủ hộ,... (3) Sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập, khai thác, sử dụng thông tin hiển thị trong ứng dụng VNEID. - Bước 1: Người dân tải ứng dụng VNeID dành cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và iOS. - Bước 2: Đăng ký tài khoản. - Bước 3: Đăng nhập tài khoản VNeID. - Bước 4: Đăng ký tài khoản mức 1. - Bước 5: Kích hoạt tài khoản. - Bước 6: Kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt. (4) Ngoài ra, còn có các phương thức khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Cung cấp dịch vụ công chỉ được phép yêu cầu công dân nộp, xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin về cư trú khi không khai thác được thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc chưa được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 05 cách khai thác thông tin về cư trú Đồng thời cũng nêu rõ 05 cách thức để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau: Cụ thể, sử dụng thẻ CCCD gắn chip như giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân gắn chip. Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân. Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua cổng dịch công để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự. Sử dụng ứng dụng VNEID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú và sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các đơn vị liên quan sẽ giúp ích trong việc tra cứu thông tin công dân. Cụ thể: - Kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia, Văn phòng Chính phủ để xác thực số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực thông tin chủ hộ, tra cứu thông tin công dân. - Kết nối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để kết nối thông tin công dân. - Kết nối với Bộ Tư pháp để thực hiện cấp, hủy số định danh cá nhân cho trẻ em khai sinh. - Kết nối với Bộ Y tế để phục vụ rà soát thông tin tiêm chủng của công dân. - Kết nối, xác thực với Tập đoàn Điện lực Việt Nam phục vụ nghiệp vụ ngành điện. - Kết nối, xác thực với Ban cơ yếu Chính phủ phục vụ rà soát thông tin cán bộ cơ yếu. - Kết nối với Tổng cục thuế, Bộ Tài chính để xác thực thông tin công dân, xác thực thông tin chủ hộ, tra cứu thông tin công dân làm sạch dữ liệu ngành thuế, nghiệp vụ ngành thuế. - Dịch vụ xác thực thông tin công dân tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân thông qua trục tích hợp quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông. Như vậy, người dân có thể thực hiện xác minh cư trú theo các bước nêu trên nhằm được sử dụng để xác nhận thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú và các nội dung khác của cá nhân, hộ gia đình khi có yêu cầu.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP: Người dân không còn xuất trình sổ hộ khẩu
Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp,xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Theo đó, nhằm thực hiện việc thay thế sổ hộ khẩu giấy, Chính phủ sửa đổi một số quy định về sổ hộ khẩu liên quan đến lĩnh vực đất đai như sau: Sửa đổi quy định sổ hộ khẩu về nhà ở xã hội Theo đó, Điều 7 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội: Hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú 2020. (Hiện hành chỉ quy định hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được cấp theo quy định của Luật Cư trú). Sửa đổi quy định sổ hộ khẩu về đất đai Căn cứ Điều 11 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú 2020. (Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy CMND hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký). Xem thêm: Thay đổi hồ sơ vay vốn khi sổ hộ khẩu bị khai tử cho NLĐ Sử dụng thông tin cư trú để giải quyết thủ tục hành chính Bên cạnh việc sửa đổi các quy định về việc sử dụng sổ hộ khẩu theo lĩnh vực. Thì Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. (1) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. (2) Khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu: Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: - Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở' dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua cống dịch vụ công quốc gia. - Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNelD. - Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia: về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ CCCD gắn chip. - Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. (3) Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú: Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại mục (2), cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú. Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. (4) Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: - Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú. - Giấy thông báo số định danh cá nhân. - Thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chi tiết Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2023
Vắng mặt nơi sinh sống bao lâu thì phải khai báo tạm vắng?
Khai báo tạm trú, tạm vắng là trách nhiệm của công dân. Không tuân thủ đúng việc khai báo, công dân có thể bị phạt nặng theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, thông qua việc khai báo này giúp các cơ quan chức năng quản lý dân cư, đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội. Vậy, công dân vắng mặt tại nơi sinh sống (nơi cư trú) bao lâu thì phải khai báo tạm vắng và thủ tục khai báo ra sao? Khai báo tạm vắng là gì? Tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích “Tạm vắng” là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, khai báo tạm vắng là việc công dân khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp nào phải khai báo tạm vắng? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về các trường hợp phải khai báo tạm vắng bao gồm: (1) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với: - Bị can, bị cáo đang tại ngoại; - Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án - Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; - Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; - Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; - Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; - Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; - Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; (2) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (3) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài. Ngoài ra, trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó. Đồng thời, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc. Bên cạnh đó, người quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ. Như vậy, ngoại trừ trường hợp công dân đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc xuất cảnh ra nước ngoài và các trường hợp đã nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020, thì công dân phải khai báo tạm vắng khi rời khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên. Xử lý hành vi không đăng ký tạm vắng Người vắng mặt liên tục tại nơi thường trú mà không thực hiện khai báo cũng như đăng ký tạm vắng với cơ quan có thẩm quyền sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý dân cư tại địa phương. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: Phạt tiền 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Ngoài ra, trường hợp người vắng mặt liên tục 12 tháng mà không đăng ký tạm vắng sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Hướng dẫn đăng ký tạm vắng online Để thực hiện đăng ký tạm vắng online, bạn cần thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Đăng nhập Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ Tại đây, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp tục thực hiện, nếu chưa có tài khoản thì bạn phải đăng ký để tạo tài khoản. Bước 2: Chọn thủ tục Đăng ký tạm trú Bước 3: Khai báo đầy đủ thông tin theo yêu cầu Bước 4: Lưu và gửi hồ sơ Cần phải lưu ý: các trường hợp thông tin có dấu (*) bắt buộc phải nhập và điền đầy đủ thông tin.
Xin giấy xác nhận nơi cư trú ở đâu?
Theo Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định: Chương IV THÔNG BÁO LƯU TRÚ, KHAI BÁO TẠM VẮNG VÀ XÁC NHẬN THÔNG TIN VỀ CƯ TRÚ ... “Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú 1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. 2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân. 4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 .” Như vậy, Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân.
Trình tự, thủ tục đăng ký tạm trú
Trong trường hợp người dân rời nơi ở thường trú được ghi trên sổ hộ khẩu để tạm trú trong khoản thời gian nhất định tại các tỉnh thành khác có thể là đi học, làm việc,... Thì bắt buộc phải đăng ký tạm trú. Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Vậy, đăng ký tạm phải thực hiện khi nào? Thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện ra sai? Tạm trú là gì? Hiện nay, hiện hành cũng có quy định về tạm trú được giải thích là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Điều này quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020. Để giải thích rõ hơn thì tạm trú là việc công dân tạm sinh sống để lao động, học tập trong một khoản thời gian nhất định ở một nơi khác ngoài phạm vi nơi đăng ký thường trú. Khi nào công dân phải đăng ký tạm trú? Khi tạm trú sinh sống tại nơi khác công dân cần lưu ý các thời điểm cần thực đăng ký theo đúng thời gian quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020. Theo đó, quy định thực hiện việc đăng ký tạm trú như sau: Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Tức là công dân phải xác định được khoảng thời gian tạm trú của mình, nếu thời gian công tác, học tập hay mục đích khác có thời gian dưới 01 tháng thì không cần phải đăng ký tạm trú. Mỗi sổ tạm trú được cấp có thời hạn tối đa là 02 năm, sau thời gian này nếu muốn tiếp tục tạm trú có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 như đất đã có trong quy hoạch, đất bị thu hồi, chỗ ở là nhà ở sắp bị dỡ bỏ, đất lấn chiếm,... Theo quy định của pháp luật không được tạm trú tại các khu vực này. Thủ tục đăng ký tạm trú Sau khi xác định được thời gian tạm trú, công dân cần thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại nơi ở mới. Cụ thể, theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định công dân chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú như sau: Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: (1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. (2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Sau đó, người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lệ phí đăng ký tạm trú Hiện nay, mức đóng lệ phí đăng ký tạm trú chưa được quy định cụ thể mà sẽ được cơ quan chính quyền địa phương nơi tạm trú quy định. Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC) quy định thẩm quyền quyết định lệ phí đăng ký cư trú thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người, gia hạn tạm trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú. Việc đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách thì lệ phí đăng ký được tính với từng cá nhân như đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho một người. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại cơ quan đăng ký cư trú thuộc thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn mức thu đối với các khu vực khác. Như vậy, theo quy định trên thì phí đăng ký tạm trú sẽ tùy thuộc vào Hội đồng nhân dân các tỉnh thành quy định. Hiện nay đăng ký tạm trú mới tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh tại các quận là 15.000 đồng, tại khu vực khác là 8.000 đồng. Trên đây, tổng hợp các thông tin về tạm trú, thủ tục và lệ phí đăng ký tạm trú dành cho công dân trong trường hợp di chuyển đến nơi địa phương khác nhằm học tập, công tác trong khoảng thời gian dài.
Đủ điều kiện đăng ký thường trú mà không đăng ký có được không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký thường trú, theo đó: 2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 về thủ tục đăng ký thường trú như sau: 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. 2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Như vậy, khi đủ điều kiện đăng ký thường trú thì việc đăng ký thường trú là trách nhiệm của mọi người và trong vòng 12 tháng thì phải thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu.
Sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú
Trong cuộc sống hàng ngày, các khái niệm tạm trú, lưu trú và thường trú thường được sử dụng, nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các khái niệm này. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú Tạm trú, lưu trú và thường trú là các trạng thái cư trú được quy định trong pháp luật Việt Nam. Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật cư trú 2020 quy định cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Tạm trú, lưu trú và thường trú, mỗi khái niệm có những đặc điểm riêng và được áp dụng trong các hoàn cảnh khác nhau. Việc hiểu rõ các khái niệm này là rất quan trọng để tuân thủ đúng quy định pháp luật và thực hiện đúng các thủ tục hành chính khi cần thiết. (1) Sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú Tạm trú Lưu trú Thường trú Khái niệm Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020 Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 Thời gian cư trú Có thời hạn, có thể gia hạn tùy vào nhu cầu và quy định của địa phương. Thường ngắn hạn, từ vài ngày đến dưới 30 ngày. Dài hạn, không giới hạn thời gian. Quyền lợi Được hưởng một số quyền lợi cơ bản như người dân địa phương. Hạn chế, chủ yếu phục vụ cho mục đích ngắn hạn. Được hưởng đầy đủ quyền lợi của cư dân địa phương, bao gồm cả quyền lợi về y tế, giáo dục, và các dịch vụ công cộng khác. Nơi đăng ký Theo khoản 2 Điều 28 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Theo khoản 1 Điều 30 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Theo khoản 1 Điều 22 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Điều kiện đăng ký Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Theo khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020, Thông báo lưu trú: Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Thuộc một trong các trường hợp theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý t - công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ - Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở - Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý. - Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó. Thời hạn thực hiện Theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Theo khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2020 Trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020 Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Kết quả đăng ký Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú theo khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020 Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú theo khoản 5 Điều 30 Luật Cư trú năm 2020 Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú theo khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020 Xem và tải bảng sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/3/su-khac-nhau-giua-tam-tru-luu-tru-va-thuong-tru.docx (2) Xử phạt hành chính khi không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, lưu trú và thường trú Các cá nhân không thực hiện đúng việc đăng ký tạm trú, lưu trú và thường trú sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Phạt tiền từ 500 nghìn - 01 triệu đồng đối với một trong những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trường hợp đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng Như vậy, đối với việc không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú hoặc thông báo lưu trú sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng. Đối với trường hợp đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng. Tóm lại, trên đây là các điểm giống và khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa tạm trú, lưu trú và thường trú giúp mọi người thực hiện đúng các quy định pháp luật và tránh những rắc rối pháp lý. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người thường xuyên di chuyển hoặc có nhu cầu thay đổi nơi ở. Bên cạnh đó, nếu không thực hiện việc làm đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính.
Thủ tục sửa thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai
Tình huống: Cho tôi hỏi thông báo định danh cá nhân của con tôi (năm nay 14 tuổi) bị sai tên mẹ thì phải làm sao để sửa thông báo lại ạ? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân Theo Luật căn cước công dân 2014: Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA - Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. - Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai cần làm gì? Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân không có quy định riêng cho thủ tục sửa thông báo này nếu thông báo cấp sai, trường hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu sai thì chị yêu cầu cơ quan quản lý dữ liệu kiểm tra điều chỉnh, cấp lại văn bản thông báo số định danh cá nhân cho chị theo các quy định sau: Căn cứ Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP Về Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân ... - Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư”. Về Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu. - Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân. - Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó. Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA về Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. ==>> Chị liên hệ Công an cấp xã để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin và cấp lại văn bản Thông báo số định danh cá nhân cho con chị.
Ý nghĩa của thành ngữ "Quê cha đất tổ" là gì? Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không?
Khi nhắc về quê hương của mình thì mọi người thường sử dụng thành ngữ "Quê cha đất tổ". Vậy ý nghĩa khái quát nhất của "Quê cha đất tổ" là gì? Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không? Ý nghĩa của thành ngữ "Quê cha đất tổ" là gì? "Quê cha đất tổ" là thành ngữ quen thuộc mang ý nghĩa chỉ về quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên với cội nguồn gốc gác của tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời của mỗi con người trong cuộc sống. Thành ngữ quê cha đất tổ có ý nghĩa gắn bó tình cảm sâu sắc, thân thuộc với mỗi con người chúng ta. Nói cách khác, quê cha đất tổ là nơi mà gia đình, dòng họ đã nhiều đời sinh sống và làm ăn, có tình cảm sâu sắc ở nơi đó. Lễ hội Đền Hùng (mùng mười tháng ba) vào mỗi năm đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân cả nước. Hàng triệu người dân đất Việt hướng về quê cha đất tổ với những xúc cảm, nỗi niềm hạnh phúc vô hạn. Dù đường xá xa xôi cách trở, dù đi lại còn gặp nhiều vất vả nhưng ai ai cũng háo hức trẩy hội để nhớ về cội nguồn của mình. Đặc biệt vào ngày này, trên khắp thế giới, kiều bào ta ở nước ngoài cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về quê cha đất tổ, tri ân công đức Tổ tiên. Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không? Căn cứ tại Điều 11 Luật cư trú 2020 có quy định về nơi cư trú của công dân như sau: - Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. - Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này. Dẫn chiếu khoản 1 Điều 19 Luật cư trú 2020 có quy định về nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. Theo đó, nơi cư trú của công dân được xác định như sau: (1) Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trong đó: + Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú (theo khoản 8 Điều 2 Luật cư trú 2020). + Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú (theo khoản 9 Điều 2 Luật cư trú 2020). (2) Đối với người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nơi cư trú được xác đinh là nơi ở hiện tại của người đó. Trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Như đã phân tích ở trên thì quê cha đất tổ là nơi sinh ra và lớn lên với cội nguồn gốc gác của tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời của mỗi người. Khi đối chiếu với quy định về nơi cư trú trên thì có thể thấy quê cha đất tổ không mặc nhiên là nơi cư trú của cá nhân. Quê cha đất tổ chỉ được xem là nơi cư trú của cá nhân nếu cá nhân đã đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại đây. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại quê cha đất tổ của mình thì quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú của cá nhân nếu cá nhân đang sinh sống tại đây. Tóm lại, quê cha đất tổ có được xem là nơi cư trú hay không thì sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nêu trên.
Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020
Thư viện pháp luật cho hỏi: Tôi có HKTT tại địa phương, có nhà ở hợp pháp diện tích 88,8m2. Tôi muốn cho một người quen đăng ký thường trú vào hộ của tôi. Sau khi nghiên cứu Khoản 3, Điều 20 Luật cư trú 2020 và Khoản 3, Điều 21 Luật cư trú 2020 thì hồ sơ gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Trên cơ sở đó tôi vận dụng điểm b, điểm c vào một văn bản để ra UBND xã xác nhận cùng một lúc 2 nội dung theo Khoản 1, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP (Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở) và Khoản 2, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP (............xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Tuy nhiên hồ sơ đã bị trả lại và đề nghị công dân bổ sung giấy tờ chứng minh chổ ở hợp pháp và văn bản đồng ý cho thuê mượn, ở nhờ có công chức, chứng thực. Tôi đến trụ sở CA để hỏi thêm và được hướng dẫn phải có các loại giấy tờ sau: 1. CT01 2. Giấy xác nhận chổ ở hợp pháp 3. Hợp đồng hoặc văn bản đồng ý cho ở nhờ, hai bên cùng ký và có xác nhận của UBND xã. 4. Xác nhận đủ diện tích như nhà bao nhiêu m2, có bao nhiêu người đang cư trú và có xác nhận của UBND xã. Xin cho hỏi việc CA xã hướng dẫn hồ sơ như vậy có đúng không? và tôi nhận thấy Giấy xác nhận chổ ở hợp pháp là điểm h của Khoản 1, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP trùng với điểm k của Khoản 1, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP trong khi quy định chỉ cần một trong các loại giấy tờ từ điểm a đến điểm l của Khoản 1, Điều 5, Nghị định 62/2021/NĐ-CP. Trân trọng!!
Người nước ngoài về nước tại thời điểm về nước cư trú chưa đủ 183 ngày thì khấu trừ thuế ntn?
Tại Việt Nam không thiếu những cá nhân người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Những cá nhân người nước ngoài ấy, nếu về nước tại thời điểm về nước cư trú chưa đủ 183 ngày thì khấu trừ thuế như thế nào? I. Xác định cá nhân người nước ngoài có phải là cá nhân cư trú hay không? Đầu tiên, ta cần phải xem xét trường hợp cá nhân người nước ngoài đó có phải là cá nhân cư trú không? Căn cứ công văn 9170/CT-TTHT năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân : Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam. (2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: - Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú: + Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú. + Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ công an cấp. - Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam. - Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú. Dựa vào phần căn cứ pháp lý trên, trường hợp cá nhân người nước ngoài về nước tại thời điểm về nước cư trú chưa đủ 183 ngày là cá nhân cư trú nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên. II. Khấu trừ thuế của cá nhân người nước ngoài Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Để xác định nghĩa vụ thuế đối với cá nhân người nước ngoài thì trước tiên cần xác định người đó là cá nhân cư trú hay là cá nhân không cư trú. Căn cứ Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nếu: (1) Trường hợp là cá nhân cư trú thì thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Lúc này, việc khấu trừ thuế đối với cá nhân này giống như những người lao động Việt Nam bình thường khác. Phương pháp khấu trừ thuế được quy định như sau: - Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba 3 tháng trở lên tại nhiều nơi. - Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. - Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế). Bậc thuế Phần TNTT/tháng Thuế suất (%) Cách tính thuế phải nộp 1 Đến 5 5 5% x TNTT 2 Trên 5 đến 10 10 10% x TNTT – 0.25 3 Trên 10 đến 18 15 15% x TNTT – 0.75 4 Trên 18 đến 32 20 20% x TNTT – 1.65 5 Trên 32 đến 52 25 25% x TNTT – 3.25 6 Trên 52 đến 80 30 30% x TNTT – 5.85 7 Trên 80 35 35% x TNTT – 9.85 Biểu thuế suất lũy tiến từng phần - Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. (2) Trường hợp là cá nhân không cư trú thì tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư 111/2013/TT-BTC. Ví dụ, việc tính thuế từ tiền lương, tiền công được hướng dẫn chi tiết tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%. Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau: + Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam: Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam Tổng số ngày làm việc trong năm Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động 2019. + Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam: Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt ở Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam 365 ngày
Người tập sự thay đổi nơi cư trú sang nơi khác có cần phải thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng?
Người tập sự thay đổi nơi cư trú sang nơi khác có cần phải thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng? Chào luật sư, em ở Vĩnh Phúc, Xin hỏi liên quan đến quy định pháp luật về công chứng thì trường hợp nếu người tập sự được 3 tháng tại Văn phòng công chứng nhưng có thay đổi nơi cư trú sang nơi khác thì có cần phải thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng không ạ? Xin chân thành cảm ơn. Căn cứ Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng như sau: 1. Người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng trong các trường hợp sau đây: - Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, giải thể theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; - Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự không còn đủ các điều kiện nhận tập sự theo quy định của Luật Công chứng; - Công chứng viên hướng dẫn tập sự thuộc trường hợp phải thay đổi theo quy định của Thông tư này và tổ chức hành nghề công chứng không còn công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự; - Là viên chức của Phòng công chứng được điều động đến Phòng công chứng khác; - Thay đổi nơi cư trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác và có nguyện vọng thay đổi nơi tập sự hoặc thuộc trường hợp phải thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự theo quy định tại điểm a, b và c khoản này mà địa phương không còn tổ chức hành nghề công chứng khác đủ điều kiện nhận tập sự. 2. Trong trường hợp thay đổi nơi tập sự trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người tập sự tự liên hệ nơi tập sự mới hoặc đề nghị Sở Tư pháp bố trí nơi tập sự mới theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được nhận tập sự tại tổ chức hành nghề công chứng mới, người tập sự gửi giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-03) đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự và tổ chức hành nghề công chứng mà người tập sự xin chuyển đến về việc thay đổi nơi tập sự; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người đề nghị. - Trường hợp người tập sự không tự liên hệ được nơi tập sự mới và đề nghị Sở Tư pháp bố trí nơi tập sự mới thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy đề nghị bố trí nơi tập sự mới, Sở Tư pháp xem xét, chỉ định tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự, thông báo bằng văn bản cho người tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người đề nghị. 3. Trường hợp thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, người tập sự gửi giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký tập sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị của người tập sự, Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-04), gửi cho người tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự. Người tập sự tự liên hệ tập sự hoặc đề nghị bố trí tập sự và đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng mà mình chuyển đến theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này để tiếp tục việc tập sự; hồ sơ đăng ký tập sự phải kèm theo quyết định xóa đăng ký tập sự theo quy định tại khoản này. Người tập sự nghề công chứng được tạm ngừng tập sự trong các trường hợp nào? Căn cứ Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định tạm ngừng tập sự hành nghề công chứng như sau: 1. Người tập sự được tạm ngừng tập sự trong các trường hợp sau đây: - Người tập sự nghỉ chế độ thai sản, vì lý do sức khỏe hoặc có lý do chính đáng khác; - Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà người tập sự không đề nghị thay đổi nơi tập sự. 2. Trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người tập sự phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức hành nghề công chứng nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự, kèm theo giấy tờ chứng minh lý do cần tạm ngừng tập sự. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người tập sự tạm ngừng tập sự trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng tập sự. 3. Người có thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng thì được tạm ngừng tập sự tối đa là 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng; người có thời gian tập sự hành nghề công chứng là 06 tháng thì được tạm ngừng tập sự tối đa là 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. 4. Thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng tập sự được tính vào thời gian tập sự, trừ trường hợp phải đăng ký tập sự lại theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Thông tư này. Quy định mới về hoàn thành tập sự hành nghề công chứng? Căn cứ Điều 12 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định hoàn thành tập sự hành nghề công chứng như sau: 1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự, người tập sự có văn bản đề nghị công nhận hoàn thành tập sự, kèm theo Báo cáo kết quả tập sự, Sổ nhật ký tập sự (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu) gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Tư pháp ra quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-08); trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do. 2. Người tập sự được công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Người tập sự có đủ điều kiện tập sự và không thuộc các trường hợp không được đăng ký tập sự; - Công chứng viên hướng dẫn tập sự đủ điều kiện hướng dẫn tập sự và không thuộc các trường hợp phải thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự trong quá trình hướng dẫn tập sự; - Người tập sự hoàn thành thời gian tập sự; có Báo cáo kết quả tập sự, Sổ nhật ký tập sự nộp đúng thời hạn, đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và biểu mẫu kèm theo; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác của người tập sự. 3. Người đã được công nhận hoàn thành tập sự mà bị phát hiện không đáp ứng các điều kiện để được công nhận hoàn thành tập sự thì Sở Tư pháp ra quyết định hủy bỏ kết quả tập sự đã được công nhận. Người bị hủy bỏ kết quả tập sự được đăng ký tập sự lại nếu đáp ứng các điều kiện tập sự quy định tại Thông tư này. Do đó, cần phải xét đến yếu tố nơi cư trú vi dú như thay đổi nơi cư trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác và có nguyện vọng thay đổi nơi tập sự hoặc thuộc trường hợp phải thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự theo quy định tại điểm a, b và c nêu trên mà địa phương không còn tổ chức hành nghề công chứng khác đủ điều kiện nhận tập sự.
Cho phép xác nhận thông tin cư trú qua ứng dụng VNeID từ ngày 01/01/2024
Ngày 17/11/2023 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú 2020; Thông tư 56/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư 57/2021/TT-BCA quy định về quy trình đăng ký cư trú. Theo đó, công dân có thể phản ánh về cư trú và xác nhận thông tin cư trú qua ứng dụng VNeID như sau: Phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức qua ứng dụng VNeID Căn cứ Điều 4 Thông tư 55/2021/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 66/2023/TT-BCA) quy định tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức như sau: - Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú và xử lý thông tin đó theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định trong giải quyết công việc của công dân, cơ quan, tổ chức. - Thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức được tiếp nhận thông qua các hình thức dưới đây: + Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú; + Điện thoại, đường dây nóng do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; + Hòm thư góp ý, hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; + Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, trang thông tin điện tử của Công an các đơn vị, địa phương; + Qua ứng dụng VNeID và các phương tiện thông tin đại chúng. - Các thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú phải được cơ quan đăng ký cư trú ghi lại, trong đó thể hiện rõ thời gian, địa điểm xảy ra, nội dung, diễn biến liên quan đến tổ chức, cá nhân. Khi công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức phản ánh thông tin trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú, qua điện thoại, đường dây nóng thì yêu cầu công dân cung cấp họ, chữ đệm và tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ để cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có văn bản trả lời khi cần thiết. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm giữ bí mật đối với thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trong trường hợp được yêu cầu giữ bí mật. Có được xác nhận thông tin về cư trú qua ứng dụng VNeID? Theo Điều 17 Thông tư Thông tư 55/2021/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 66/2023/TT-BCA) quy định xác nhận thông tin về cư trú được thực hiện như sau: - Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật. - Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh. - Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân. Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc. Trình tự tiếp nhận hồ sơ từ cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác - Hồ sơ của công dân gửi từ Cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác sẽ được chuyển tới phần mềm quản lý cư trú thuộc hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Ngay sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân đã khai báo trên Cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để kiểm tra tính chính xác các thông tin, xác định các trường hợp tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú (nếu có). 3. Kiểm tra hồ sơ, thực hiện khai thác, sử dụng, ghi nhận, lưu trữ thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại thời điểm làm thủ tục theo quy định của pháp luật, đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện như sau: + Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận và thông báo hẹn ngày trả kết quả. + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu giấy tờ, tài liệu hoặc biểu mẫu kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ hướng dẫn đầy đủ, cụ thể một lần để công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ lý do không tiếp nhận. Xem thêm Thông tư 66/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Có được triệu tập tại nên cư trú hiện tại không ạ?
Kính chào quý luật sư, gần đây em có dính líu đến vụ án hình sự vì có liên quan đến vụ án Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Cụ thể vụ án, chị gái em đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác thông qua tài khoản ngân hàng đứng tên em mà em không hề biết. Toàn bộ tài khoản ngân hàng này đều do chị em cầm thẻ và thực hiện banking. Do đó, khi chị gái em bị bắt, đồn công an ở Nghệ An đã triệu tập em đến Vinh để lấy lời khai. Tuy nhiên, hiện tại em đang sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng, hoàn toàn không có ngày nghỉ cũng như thời gian để có thể ra Vinh. Em có ngỏ lời có thể được triệu tập ở công an địa phương Đà Nẵng để em thuận tiện đi lại không thì bị từ chối và đe dọa là nếu triệu tập lần 3 không được thì sẽ đến Đà Nẵng và áp giải em đi. Em không có ý định chống đối nhưng em tìm hiểu trên mạng thì được biết là mình có thể được triệu tập ở Đà Nẵng nếu có lý do bất khả kháng. Các luật sư cho em hỏi trường hợp của em có được triệu tập ở Đà Nẵng lấy lời khai không và thái độ của phía bên cảnh sát rất đanh thép và khăng khăng đòi áp giải dù em đã cung cấp địa chỉ nơi ở hiện tại và mong muốn triệu tập ở Đà Nẵng ạ. Em nên trả lời triệu tập như thế nào trong quá trình điều tra ạ.
Có biểu hiện tâm thần thì được làm chủ hộ gia đình không?
Tình huống đặt ra là ở địa phương một gia đình có một bà bị khuyết tật chân tay, mất khả năng lao động, có biểu hiện tâm thần nhưng chưa có giấy xác nhận và hiện gia đình đang muốn cử là chủ hộ. Vậy thì giờ bà ấy có được làm chủ hộ gia đình hay không? Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Theo quy định tại Điều 20 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp sau: (1) Mất năng lực hành vi dân sự: - Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. - Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. (2) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: - Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. - Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. (3) Hạn chế năng lực hành vi dân sự: - Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. - Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. - Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Căn cứ các trường hợp nêu trên thì tựu chung đều phải cần thông qua Tòa án quyết định tuyên bố để xác định không đầy đủ năng lực hành vi dân sự chứ không phải là tự nhận định từ những chủ thể khác. Chủ nhà có dấu hiệu tâm thần có được làm chủ hộ Liên quan vấn đề này, theo quy định tại Điều 10 Luật Cư trú 2020 có nêu các quyền và nghĩa vụ của chủ hộ như sau: - Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình. - Người không thuộc trường hợp trên nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình. - Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp. - Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định. Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ. - Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật và thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định. - Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Theo gạch đầu dòng thứ tư nêu trên thì có thể thấy Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử. Vì vậy, về nguyên tắc khi Tòa chưa tuyên bố gì về bà này thì bà vẫn là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đáp ứng điều kiện làm chủ hộ. Gia đình lúc này có quyền đề cử bà này, đăng ký làm chủ hộ gia đình.
05 loại giấy tờ cho phép công dân Việt Nam xuất cảnh từ ngày 15/8/2023
Ngày 24/6/2023 Quốc hội khóa XV, tại kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. (1) Từ ngày 15/8/2023 sẽ có thêm một loại giấy tờ xuất cảnh Cụ thể, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định giấy tờ xuất cảnh hiện nay của công dân bao gồm: - Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (điểm mới). - Hộ chiếu ngoại giao. - Hộ chiếu công vụ. - Hộ chiếu phổ thông. - Giấy thông hành. (2) Bổ sung thêm thông tin trên giấy tờ xuất cảnh Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: - Ảnh chân dung. - Họ, chữ đệm và tên. - Giới tính. - Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh. - Quốc tịch. - Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn. - Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân. - Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại. - Thông tin khác do Chính phủ quy định (điểm mới). Theo đó, thông tin khác do Chính phủ quy định thêm hoặc cắt giảm đi theo từng thời kỳ để phù hợp với quy định của các nước mà công dân Việt Nam nhập cảnh hoặc theo Điều ước, thông lệ quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (3) Hướng dẫn khai báo tạm trú đối với đồn biên phòng khi có người nước ngoài Sửa đổi Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài như sau: - Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai báo tạm trú trước khi đồng ý cho người nước ngoài tạm trú. Trường hợp đồn, trạm Biên phòng tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đồn, trạm Biên phòng có trách nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi người nước ngoài tạm trú. - Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài thực hiện qua môi trường điện tử hoặc phiếu khai báo tạm trú. Trường hợp khai báo qua phiếu khai báo tạm trú, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào phiếu khai báo tạm trú và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú. - Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú hoặc khi có sự thay đổi thông tin trong hộ chiếu phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Xem thêm Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi 2023 có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Không thông báo lưu trú thì chủ trọ hay khách đến ở sẽ bị phạt tiền?
Tình trạng không thông báo lưu trú, tạm trú hiện nay xảy ra khá nhiều đối với trường hợp người dân đến nơi khác sinh sống trong thời gian ngắn ở trọ mà không thực hiện thông báo lưu trú. Trường hợp nêu trên đã vi phạm quy định về yêu cầu thông báo lưu trú của công dân đến tạm trú. Vậy không thực hiện thông báo lưu trú thù chủ trọ hay khách hàng bị phạt? 1. Thông báo lưu trú là gì? Hiện chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ thông báo lưu trú, nhưng có thể hiểu thông báo lưu trú là việc thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú khi có người ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày để cơ quan Nhà nước có thể kịp thời theo dõi và quản lý. 2. Thông báo lưu trú được thực hiện ra sao? Căn cứ Điều 30 Luật Cư trú 2020 thông báo lưu trú được thực hiện trong những trường hợp sau đây: - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau. - Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. 3. Có thể thông báo lưu trú đến cơ quan bằng mấy hình thức? Người dân có thể thực hiện thông báo lưu trú đến cơ quan Công an bằng một trong 03 hình thức được quy định tại Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA bao gồm: - Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định; - Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; - Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú 4. Không thông báo cư trú thì ai sẽ bị phạt? Cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, theo đó phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối cá nhân có những hành vi sau đây: - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; - Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; - Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; - Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật; - Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú; - Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú; - Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú; - Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú. Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cơ quan có hành vi tương tự thì mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, trách nhiệm bị thông báo lưu trú đầu tiên phải thuộc về thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác. Trường hợp các đối tượng trên vắng mặt thì người đến lưu trú phải tự mình thực hiện thông báo lưu trú. Theo đó việc xử phạt vi phạm sẽ dựa trên các quy định trên.
BCA đề xuất 10 mẫu giấy tờ sửa đổi về xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 25/5/2023, Bộ Công an lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau: Xem và tải Dự thảo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20b%E1%BB%95%20sung%20th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20v%E1%BB%81%20bi%E1%BB%83u%20m%E1%BA%ABu.doc - Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu NA1a quy định về mẫu Thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử. Xem và tải biểu mẫu NA1a https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA1a.docx - Sửa đổi biểu mẫu NA3 quy định về Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh. Xem và tải biểu mẫu NA3 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA3.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA5 quy định về Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú. Xem và tải biểu mẫu NA5 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA5.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA7 quy định về Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú. Xem và tải biểu mẫu NA7 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA7.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA11 quy định về Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Xem và tải biểu mẫu NA11 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA11.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA13 quy định Tờ khai cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú. Xem và tải biểu mẫu NA13 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA13.doc - Sửa đổi biểu mẫu NA15 quy định về Đơn xin phép cho thân nhân vào khu vực cấm, khu vực biên giới. Xem và tải biểu mẫu NA15 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NA15.doc - Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu NB8 quy định về mẫu Công văn trả lời đề nghị cấp tài khoản điện tử. Xem và tải biểu mẫu NB8 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NB8.doc - Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu NC2 quy định về thị thực rời. Lưu ý: Thị thực rời được cấp trước khi Dự thảo Thông tư này có hiệu lực được sử dụng nhập xuất cảnh Việt Nam đến khi hết thời hạn của thị thực. Xem và tải biểu mẫu NC2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NC2.docx - Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu NC2a quy định về thị thực điện tử. Lưu ý: Thị thực điện tử được cấp trước khi Dự thảo Thông tư có hiệu lực được sử dụng nhập xuất cảnh Việt Nam đến khi hết thời hạn của thị thực. Xem và tải biểu mẫu NC2a https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/NC2a.doc Dự thảo Thông tư lấy ý kiến từ 25/5 - 25/7/2023. Xem và tải Dự thảo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/05/26/D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20b%E1%BB%95%20sung%20th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20v%E1%BB%81%20bi%E1%BB%83u%20m%E1%BA%ABu.doc
Tất tần tật các quy định về thời gian khi xin giấy xác nhận cư trú
Giấy xác nhận thông tin về cư trú gọi tắc là (xác nhận cư trú) hiện đang là giấy tờ được quan tâm nhiều nhất khi được dùng để giải quyết các giao dịch hợp đồng như đất đai, nhà qua đó thay thế sổ hộ khẩu. Vậy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú được sử dụng ra sao và thời hạn xin cấp xác nhận bao lâu, đồng thời khi nào Giấy xác nhận cư trú sẽ hết thời hạn sử dụng? 1. Giấy xác nhận cư trú dùng cho việc gì? Giấy xác nhận thông tin về cư trú là một trong những giấy tờ dùng để thay thế sổ hộ khẩu, qua đó người dân có thể dùng giấy xác nhận cư trú để thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính. Ngoài ra, người chưa thực hiện đăng ký về cư trú mà cần giấy tờ chứng minh nơi cư trú thì cũng cần phải có giấy xác nhận cư trú. Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP thì người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh thông tin cư trú thay vì sử dụng sổ hộ khẩu: - Thẻ Căn cước công dân. - Chứng minh nhân dân. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú. - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, do hệ thống dữ liệu thông tin về công dân chưa được hoàn thiện nên nhiều nơi cơ quan có thẩm quyền vẫn yêu cầu xin Giấy xác nhận thông tin cư trú để thực hiện được các thủ tục hành chính. 2. Thời gian cấp giấy xác nhận cư trú Hiện nay, khi người dân có yêu cầu xin Giấy xác nhận cư trú thì cần lưu ý thời gian cấp giấy xác nhận cư trú được hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau: - 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ với trường hợp thông tin của công dân có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ với trường hợp cần xác minh thông tin. Sau khoảng thời gian này cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Qua đó, thời gian cấp giấy xác nhận cư trú tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Về phương thức nộp hồ sơ thì người dân có thể thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an xã nơi cư trú hoặc thông qua hình thức trực tuyến Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. 3. Thời hạn sử dụng Giấy xác nhận cư trú là bao lâu? Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp. - Đối với xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020. Như vậy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ được cấp cho người dân kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ ít nhất là 4 ngày trở lên tùy vào phương thức gửi hồ sơ của người dân có thể thời gian sẽ thay đổi, trung bình xác nhận cư trú có thời hạn 6 tháng sử dụng.
Chung sống như vợ chồng với người đã kết hôn thì có đăng ký tạm trú với người đó được không?
Theo Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau: "Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này." Công dân không được đăng ký tạm trú chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 như sau: "Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới 1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. 2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. 3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. 4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền." => Theo đó, công dân đến sinh sống tại nơi khác ngoài phạm vi cấp xã đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì có trách nhiệm đăng ký tạm trú. Luật không có hạn chế trường hợp chung sống như vợ chồng với người đã kết hôn đăng ký tạm trú.
Các bước xác minh cư trú khi chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy
Từ ngày 01/01/2023 sổ hộ khẩu giấy chính thức bị khai tử theo Luật Cư trú 2020 kéo theo đó là hàng loạt các thủ tục cần thiết phải thực hiện từ người dân để đảm bảo quyền lợi. Một trong những việc cần lưu ý là xác minh cư trú nhằm thực hiện các thủ tục hành chính khác. Theo đó, hướng dẫn việc giải quyết các thủ tục hành chính của công dân liên quan đến xác minh thông tin về cư trú như sau: 04 cách khai thác dữ liệu dân cư Hiện nay, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú công dân được thực hiện dựa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua một trong các phương thức sau: (1) Đầu tiên người thực hiện sử dụng thiết bị đọc mã QRCode, thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân có gắn chíp để khai thác thông tin. (Lưu ý: Người dân cần hoàn thành việc cấp thẻ CCCD sớm nhất có thể, để thực hiện các thủ tục hành chính trong năm sau). (2) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua cổng dịch vụ công. - Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú > Chọn Đăng nhập. - Bước 2: Đăng nhập bằng tài tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia của bạn. - Bước 3: Tại đây các bạn chọn vào mục Thông tin công dân. - Bước 4: nhập tất cả các mục mà trang đang yêu cầu và chọn vào Tìm kiếm. - Bước 5: Sau đó bạn chỉ cần kéo xuống bên dưới là đã có thể xem được thông tin cá nhân như: Dân tộc, Tôn giáo, Nhóm máu, Nơi đăng ký khai sinh, Nơi ở thường trú, Quê quán, Nơi ở hiện tại, Thông tin gia đình, Thông tin chủ hộ,... (3) Sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập, khai thác, sử dụng thông tin hiển thị trong ứng dụng VNEID. - Bước 1: Người dân tải ứng dụng VNeID dành cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và iOS. - Bước 2: Đăng ký tài khoản. - Bước 3: Đăng nhập tài khoản VNeID. - Bước 4: Đăng ký tài khoản mức 1. - Bước 5: Kích hoạt tài khoản. - Bước 6: Kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt. (4) Ngoài ra, còn có các phương thức khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Cung cấp dịch vụ công chỉ được phép yêu cầu công dân nộp, xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin về cư trú khi không khai thác được thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc chưa được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 05 cách khai thác thông tin về cư trú Đồng thời cũng nêu rõ 05 cách thức để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau: Cụ thể, sử dụng thẻ CCCD gắn chip như giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân gắn chip. Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân. Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua cổng dịch công để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự. Sử dụng ứng dụng VNEID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú và sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các đơn vị liên quan sẽ giúp ích trong việc tra cứu thông tin công dân. Cụ thể: - Kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia, Văn phòng Chính phủ để xác thực số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực thông tin chủ hộ, tra cứu thông tin công dân. - Kết nối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để kết nối thông tin công dân. - Kết nối với Bộ Tư pháp để thực hiện cấp, hủy số định danh cá nhân cho trẻ em khai sinh. - Kết nối với Bộ Y tế để phục vụ rà soát thông tin tiêm chủng của công dân. - Kết nối, xác thực với Tập đoàn Điện lực Việt Nam phục vụ nghiệp vụ ngành điện. - Kết nối, xác thực với Ban cơ yếu Chính phủ phục vụ rà soát thông tin cán bộ cơ yếu. - Kết nối với Tổng cục thuế, Bộ Tài chính để xác thực thông tin công dân, xác thực thông tin chủ hộ, tra cứu thông tin công dân làm sạch dữ liệu ngành thuế, nghiệp vụ ngành thuế. - Dịch vụ xác thực thông tin công dân tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân thông qua trục tích hợp quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông. Như vậy, người dân có thể thực hiện xác minh cư trú theo các bước nêu trên nhằm được sử dụng để xác nhận thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú và các nội dung khác của cá nhân, hộ gia đình khi có yêu cầu.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP: Người dân không còn xuất trình sổ hộ khẩu
Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp,xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Theo đó, nhằm thực hiện việc thay thế sổ hộ khẩu giấy, Chính phủ sửa đổi một số quy định về sổ hộ khẩu liên quan đến lĩnh vực đất đai như sau: Sửa đổi quy định sổ hộ khẩu về nhà ở xã hội Theo đó, Điều 7 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội: Hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú 2020. (Hiện hành chỉ quy định hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được cấp theo quy định của Luật Cư trú). Sửa đổi quy định sổ hộ khẩu về đất đai Căn cứ Điều 11 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú 2020. (Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy CMND hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký). Xem thêm: Thay đổi hồ sơ vay vốn khi sổ hộ khẩu bị khai tử cho NLĐ Sử dụng thông tin cư trú để giải quyết thủ tục hành chính Bên cạnh việc sửa đổi các quy định về việc sử dụng sổ hộ khẩu theo lĩnh vực. Thì Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. (1) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. (2) Khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu: Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: - Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở' dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua cống dịch vụ công quốc gia. - Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNelD. - Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia: về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ CCCD gắn chip. - Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. (3) Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú: Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại mục (2), cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú. Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. (4) Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: - Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú. - Giấy thông báo số định danh cá nhân. - Thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chi tiết Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2023
Vắng mặt nơi sinh sống bao lâu thì phải khai báo tạm vắng?
Khai báo tạm trú, tạm vắng là trách nhiệm của công dân. Không tuân thủ đúng việc khai báo, công dân có thể bị phạt nặng theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, thông qua việc khai báo này giúp các cơ quan chức năng quản lý dân cư, đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội. Vậy, công dân vắng mặt tại nơi sinh sống (nơi cư trú) bao lâu thì phải khai báo tạm vắng và thủ tục khai báo ra sao? Khai báo tạm vắng là gì? Tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích “Tạm vắng” là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, khai báo tạm vắng là việc công dân khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp nào phải khai báo tạm vắng? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về các trường hợp phải khai báo tạm vắng bao gồm: (1) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với: - Bị can, bị cáo đang tại ngoại; - Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án - Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; - Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; - Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; - Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; - Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; - Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; (2) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (3) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài. Ngoài ra, trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó. Đồng thời, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc. Bên cạnh đó, người quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ. Như vậy, ngoại trừ trường hợp công dân đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc xuất cảnh ra nước ngoài và các trường hợp đã nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020, thì công dân phải khai báo tạm vắng khi rời khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên. Xử lý hành vi không đăng ký tạm vắng Người vắng mặt liên tục tại nơi thường trú mà không thực hiện khai báo cũng như đăng ký tạm vắng với cơ quan có thẩm quyền sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý dân cư tại địa phương. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: Phạt tiền 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Ngoài ra, trường hợp người vắng mặt liên tục 12 tháng mà không đăng ký tạm vắng sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Hướng dẫn đăng ký tạm vắng online Để thực hiện đăng ký tạm vắng online, bạn cần thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Đăng nhập Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ Tại đây, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp tục thực hiện, nếu chưa có tài khoản thì bạn phải đăng ký để tạo tài khoản. Bước 2: Chọn thủ tục Đăng ký tạm trú Bước 3: Khai báo đầy đủ thông tin theo yêu cầu Bước 4: Lưu và gửi hồ sơ Cần phải lưu ý: các trường hợp thông tin có dấu (*) bắt buộc phải nhập và điền đầy đủ thông tin.
Xin giấy xác nhận nơi cư trú ở đâu?
Theo Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định: Chương IV THÔNG BÁO LƯU TRÚ, KHAI BÁO TẠM VẮNG VÀ XÁC NHẬN THÔNG TIN VỀ CƯ TRÚ ... “Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú 1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. 2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân. 4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 .” Như vậy, Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân.
Trình tự, thủ tục đăng ký tạm trú
Trong trường hợp người dân rời nơi ở thường trú được ghi trên sổ hộ khẩu để tạm trú trong khoản thời gian nhất định tại các tỉnh thành khác có thể là đi học, làm việc,... Thì bắt buộc phải đăng ký tạm trú. Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Vậy, đăng ký tạm phải thực hiện khi nào? Thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện ra sai? Tạm trú là gì? Hiện nay, hiện hành cũng có quy định về tạm trú được giải thích là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Điều này quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020. Để giải thích rõ hơn thì tạm trú là việc công dân tạm sinh sống để lao động, học tập trong một khoản thời gian nhất định ở một nơi khác ngoài phạm vi nơi đăng ký thường trú. Khi nào công dân phải đăng ký tạm trú? Khi tạm trú sinh sống tại nơi khác công dân cần lưu ý các thời điểm cần thực đăng ký theo đúng thời gian quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020. Theo đó, quy định thực hiện việc đăng ký tạm trú như sau: Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Tức là công dân phải xác định được khoảng thời gian tạm trú của mình, nếu thời gian công tác, học tập hay mục đích khác có thời gian dưới 01 tháng thì không cần phải đăng ký tạm trú. Mỗi sổ tạm trú được cấp có thời hạn tối đa là 02 năm, sau thời gian này nếu muốn tiếp tục tạm trú có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 như đất đã có trong quy hoạch, đất bị thu hồi, chỗ ở là nhà ở sắp bị dỡ bỏ, đất lấn chiếm,... Theo quy định của pháp luật không được tạm trú tại các khu vực này. Thủ tục đăng ký tạm trú Sau khi xác định được thời gian tạm trú, công dân cần thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại nơi ở mới. Cụ thể, theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định công dân chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú như sau: Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: (1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. (2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Sau đó, người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lệ phí đăng ký tạm trú Hiện nay, mức đóng lệ phí đăng ký tạm trú chưa được quy định cụ thể mà sẽ được cơ quan chính quyền địa phương nơi tạm trú quy định. Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC) quy định thẩm quyền quyết định lệ phí đăng ký cư trú thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người, gia hạn tạm trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú. Việc đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách thì lệ phí đăng ký được tính với từng cá nhân như đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho một người. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại cơ quan đăng ký cư trú thuộc thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn mức thu đối với các khu vực khác. Như vậy, theo quy định trên thì phí đăng ký tạm trú sẽ tùy thuộc vào Hội đồng nhân dân các tỉnh thành quy định. Hiện nay đăng ký tạm trú mới tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh tại các quận là 15.000 đồng, tại khu vực khác là 8.000 đồng. Trên đây, tổng hợp các thông tin về tạm trú, thủ tục và lệ phí đăng ký tạm trú dành cho công dân trong trường hợp di chuyển đến nơi địa phương khác nhằm học tập, công tác trong khoảng thời gian dài.
Đủ điều kiện đăng ký thường trú mà không đăng ký có được không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký thường trú, theo đó: 2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 về thủ tục đăng ký thường trú như sau: 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. 2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Như vậy, khi đủ điều kiện đăng ký thường trú thì việc đăng ký thường trú là trách nhiệm của mọi người và trong vòng 12 tháng thì phải thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu.