Không thông báo lưu trú thì chủ trọ hay khách đến ở sẽ bị phạt tiền?
Tình trạng không thông báo lưu trú, tạm trú hiện nay xảy ra khá nhiều đối với trường hợp người dân đến nơi khác sinh sống trong thời gian ngắn ở trọ mà không thực hiện thông báo lưu trú. Trường hợp nêu trên đã vi phạm quy định về yêu cầu thông báo lưu trú của công dân đến tạm trú. Vậy không thực hiện thông báo lưu trú thù chủ trọ hay khách hàng bị phạt? 1. Thông báo lưu trú là gì? Hiện chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ thông báo lưu trú, nhưng có thể hiểu thông báo lưu trú là việc thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú khi có người ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày để cơ quan Nhà nước có thể kịp thời theo dõi và quản lý. 2. Thông báo lưu trú được thực hiện ra sao? Căn cứ Điều 30 Luật Cư trú 2020 thông báo lưu trú được thực hiện trong những trường hợp sau đây: - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau. - Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. 3. Có thể thông báo lưu trú đến cơ quan bằng mấy hình thức? Người dân có thể thực hiện thông báo lưu trú đến cơ quan Công an bằng một trong 03 hình thức được quy định tại Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA bao gồm: - Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định; - Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; - Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú 4. Không thông báo cư trú thì ai sẽ bị phạt? Cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, theo đó phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối cá nhân có những hành vi sau đây: - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; - Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; - Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; - Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật; - Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú; - Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú; - Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú; - Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú. Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cơ quan có hành vi tương tự thì mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, trách nhiệm bị thông báo lưu trú đầu tiên phải thuộc về thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác. Trường hợp các đối tượng trên vắng mặt thì người đến lưu trú phải tự mình thực hiện thông báo lưu trú. Theo đó việc xử phạt vi phạm sẽ dựa trên các quy định trên.
Chưa có CCCD được đăng ký tài khoản định danh điện tử không?
Hiện nay cả nước đang thực hiện đẩy mạnh cài đặt tài khoản định danh điện tử (VNeID) cho toàn thể công dân Việt Nam. Theo đó, trong tài khoản định danh cập nhật các thông tin tương tự như thẻ CCCD. Vậy trường hợp công dân chưa được cấp thẻ CCCD thì có được đăng ký tài khoản định danh? 1. Tài khoản định định danh điện tử là gì? Cụ thể tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có giải thích tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử. Theo đó, công dân có thể đăng ký tài khoản định danh trên ứng dụng “VNelD” là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển. Qua đó, nhằm phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Có mấy loại mức độ tài khoản định danh điện tử? Căn cứ Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định việc phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử bao gồm các mức độ sau: (1) Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của cá nhân * Công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP bao gồm các nội dung: - Thông tin cá nhân: + Số định danh cá nhân; + Họ, chữ đệm và tên; + Ngày, tháng, năm sinh; + Giới tính. - Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung * Công dân là người nước ngoài gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP bao gồm các nội dung: - Thông tin cá nhân: + Số định danh của người nước ngoài; + Họ, chữ đệm và tên; + Ngày, tháng, năm sinh; + Giới tính; + Quốc tịch; + Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. - Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung. (2) Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông được liệt kê tại mục (1) nhưng bổ sung thêm thông tin sinh trắc học về vân tay của người tạo. Ở mức độ 2 này, công dân có thể sử dụng tất cả tiện ích được cung cấp như tích hợp các loại giấy tờ (giấy phép lái xe (GPLX), đăng ký xe, bảo hiểm y tế (BHYT), thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, đóng BHXH, BHYT, chuyển tiền). Việc sử dụng tài khoản mức độ 2 có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ CCCD trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD. Vì thế được xem như CCCD online. 3. Không có thẻ CCCD có được đăng ký tài khoản định danh điện tử? Căn cứ Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam như sau: - Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử + Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD. + Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD. + Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử. - Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 + Đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ CCCD gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu CCCD và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử. Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử. + Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ CCCD với trường hợp công dân chưa được cấp CCCD gắn chíp điện tử. Như vậy, để đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp độ 2 thì bắt buộc công dân đó đã được cấp thẻ CCCD và đã bổ sung đầy đủ các thông tin cá nhân mới nhất tại cơ quan công an. Trường hợp người chưa được cấp thẻ CCCD thì cơ quan công an sẽ cấp thẻ cùng với việc tạo tài khoản định danh cấp độ 2 cho công dân.
Cập nhật thông tin cho nhà mạng di động
Anh , chị cho em hỏi đợt vừa rồi em đã CCCD gắn chip lên ngày cấp CCCD bị thay đổi so với thông tin nhà mạng đang lưu, như vậy thì em có cần đi khai báo lại không ạ
Nóng: Công an TP.HCM khám xét trụ sở Công ty F88 nổi tiếng
Vào ngày 06/3/2023 vừa qua, Công an TP.HCM đã bất ngờ đột kích khám xét trụ sở của Công ty F88 trên có trụ sở đặt tại tầng 7 và 8 của 1 tòa nhà nằm trên đường Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Được biết Công ty F88 nổi tiếng chủ yếu kinh doanh dịch vụ vay tiền nhanh chỉ với một vài thông tin cá nhân và là kênh “nhà cái” cá độ bóng đá lớn trên khắp các trang web lậu. Theo nhiều trang báo đưa tin thì thời điểm khám xét khu khu vực làm việc của doanh nghiệp này có tới gần 200 nhân viên đang làm việc, cho thấy quy mô của công ty này cũng rất lớn và nhanh chóng phát triển từ đầu năm 2022 đến nay. Không chỉ riêng trụ sở tại Quận Gò Vấp mà cơ quan Công an còn mở rộng điều tra ra nhiều chi nhánh trên các địa bàn quận, huyện khác tại TP.HCM. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều khách hàng, "núp" dưới vỏ bọc hoành tráng bề ngoài, thực chất hoạt động bên trong của hệ thống này chính là cho vay cầm đồ theo kiểu “tín dụng đen”. Hiện Công ty F88 đang cho vay với lãi suất dao động từ 1.500 đến 2.000 đồng/1 triệu/ngày (tương đương 4,5 - 7,5%/tháng hay 54 - 90%/năm). Vậy trường hợp Công ty này cho vay với lãi suất cao như vậy sẽ bị xử lý ra sao? Kinh doanh dịch vụ cho vay có bị nghiêm cấm? Hiện nay, khi căn cứ Điều 8 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về quyền hoạt động ngân hàng được phép thực hiện các hoạt động liên quan đến vay vốn phải đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, tổ chức này phải có đủ điều kiện theo Luật định và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. Do đó, nếu muốn kinh doanh dịch vụ cho vay thì phải là tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước và đặc biệt nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ cho vay. Đồng thời, dịch vụ cho vay cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2020. Lãi suất cho vay hiện nay tối đa là bao nhiêu? Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất vay sẽ do các bên thỏa thuận, tuy nhiên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định không được vượt quá 20%/năm tại thời điểm trả nợ. Tuy nhiên, Công ty F88 đã cho vay với lãi suất vượt 20%/năm thậm chí gấp nhiều lần so với quy định của pháp luật đã ban hành. Đây được xem là cho vay nặng lãi, rồi dùng nhiều hình thức đe dọa đến người vay. Cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý ra sao? (1) Xử lý hành chính Trường hợp mà doanh nghiệp là cá nhân không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng do vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Bên cạnh đó, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định (điểm đ khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Lưu ý: Tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt gấp 02 so với cá nhân. (2) Truy cứu hình sự Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự với mức xử lý như sau: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự 2015, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, đối với người điều hành Công ty F88 có thể đối mặt với mức án hình sự cao nhất lên đến 05 năm tù cùng nhiều tội danh khác. Hiện cơ quan Công an vẫn đang tiếp tục rà soát, mở rộng điều tra ra hơn và đợi kết luận cuối cùng mới có thể biết được đầy đủ tội danh của Công ty này.
Yêu cầu xử lý thông tin phản ánh báo chí về việc bỏ sổ hộ khẩu
Thời gian qua nhiều đầu báo, tạp chí có đưa tin về việc bỏ sổ hộ khẩu nhưng cơ quan làm thủ tục hành chính lại yêu cầu bổ sung thêm giấy xác nhận thông tin về cư trú. Theo như nội dung những trang báo này nhắc đến là làm khó người dân bằng việc xin thêm giấy xác nhận cư trú. Cụ thể, Báo điện tử VOV có đưa tin như sau: Đa số người dân đều cho rằng, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy để chuyển sang quản lý dân cư bằng mã định danh cá nhân theo Luật Cư trú 2020 là chủ trương đúng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả Nhà nước và công dân. Đây là bước tiến vượt bậc, giảm nhiều gánh nặng phiền hà liên quan đến các thủ tục hành chính cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính trong thời gian vừa qua phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Phổ biến là các thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn và địa chính đều phải cung cấp sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ, tài liệu xác nhận về nơi cư trú trong quá trình thực hiện mà không thể thay thế bằng các phương thức điện tử như trong quy định. Trong VOV có nêu lên một trong những nguyên nhân chính khiến các cơ quan hành chính nhà nước vẫn yêu cầu giấy xác nhận nơi cư trú là do hầu hết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ngành đều quy định như vậy. Đồng thời, một số thủ tục khi giải quyết còn gặp vướng do cơ sở dữ liệu chưa có sự liên thông, kết nối, các cán bộ chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị đầu độc hoặc chưa thể sử dụng thành thạo công cụ dữ liệu. Qua các bài viết trên, đã có nhiều phản ứng trái chiều đến từ người dân về vấn đề xin Giấy xác nhận thông tin cư trú như thời điểm hiện tại. Nhằm xử lý kịp thời vấn đề trên Văn phòng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo. Ngày 25/02/2023 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 1182/VPCP-KSTT về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh đến Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc với nội dung sau: Báo điện tử VOV ngày 19/2/2023 đăng bài “Bỏ sổ hộ khẩu: Đừng đẩy cái khó về phía dân”, trong đó có thông tin: Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, cho rằng bây giờ người dân có thể không phải đem căn cước công dân, chỉ với điện thoại có cài đặt ứng dụng VneID đưa ra quẹt là lên hết thông tin công dân. Nhưng cán bộ chúng ta chưa quen với việc ấy, chưa cập nhật được, chưa có đủ thiết bị quẹt để hiển thị các thông tin, vì vậy tốt nhất là để an toàn cho mình bằng cách yêu cầu công dân đến công an phường/xã xin xác nhận cư trú bằng giấy. Luật sư cho rằng cách làm này là “đẩy cái khó về phía dân” (bài báo kèm theo). Về nội dung nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Đồng chí kiểm tra lại việc này, đề xuất các giải pháp xử lý, tháo gỡ. Chi tiết Công văn 1182/VPCP-KSTT ban hành ngày 25/02/2023.
Những đối tượng nào có quyền kiểm tra về PCCC?
Hiện nay, tại các cơ sở kinh doanh, khu dân cư đang bắt đầu vào mùa cao điểm của các tháng hè với thời tiết nắng nóng dễ xảy ra cháy nổ nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn về PCCC. Do đó, các cơ sở kinh doanh sẽ được các cơ quan chuyên ngành kiểm tra để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn PCCC, vậy những đối tượng nào được quyền kiểm tra về PCCC? 1. Đối tượng kiểm tra an toàn PCCC Cụ thể tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định những đối tượng sau đây sẽ được kiểm tra an toàn về PCCC: - Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC. - Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. - Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự. - Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC. Theo đó, có 04 đối tượng được kiểm tra PCCC là cơ sở đại diện quản lý PCCC, cơ sở dịch vụ PCCC, công trình xây dựng cần kiểm tra PCCC và khu vực, phương tiện của người dân nhằm đảm bảo an toàn cháy nổ. 2. Những ai được quyền kiểm tra PCCC? Những đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP kiểm tra an toàn về PCCC được tiến hành theo 03 hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể: Thứ nhất, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình. Thứ hai, người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC thường xuyên. Định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra. Thứ ba, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Thứ tư, Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quản lý của mình. Thứ năm, cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC và các cơ sở còn lại. Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng. 3. Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC Một đối tượng đặc biệt cần được kiểm tra thường xuyên trong công tác PCCC đó là kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC. Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được tiến hành theo hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, cụ thể: Sau khi cơ sở được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần để xác định việc duy trì, bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của cơ sở. Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc lợi dụng hoạt động PCCC để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý. Khi phát hiện vi phạm, lập biên bản (Mẫu số PC 10) và đề xuất cấp có thẩm quyền ký quyết định thu hồi (Mẫu PC35). Như vậy, về thẩm quyền kiểm tra, xử phạt về công tác PCCC sẽ do Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và cơ quan công an có thẩm quyền xử phạt thuộc phạm vi. Ngoài ra, chủ phương tiện xe cơ giới và người đứng đầu các cơ sở công trình tự thực hiện theo kiểm định PCCC đúng quy định.
Tất tần tật các quy định về thời gian khi xin giấy xác nhận cư trú
Giấy xác nhận thông tin về cư trú gọi tắc là (xác nhận cư trú) hiện đang là giấy tờ được quan tâm nhiều nhất khi được dùng để giải quyết các giao dịch hợp đồng như đất đai, nhà qua đó thay thế sổ hộ khẩu. Vậy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú được sử dụng ra sao và thời hạn xin cấp xác nhận bao lâu, đồng thời khi nào Giấy xác nhận cư trú sẽ hết thời hạn sử dụng? 1. Giấy xác nhận cư trú dùng cho việc gì? Giấy xác nhận thông tin về cư trú là một trong những giấy tờ dùng để thay thế sổ hộ khẩu, qua đó người dân có thể dùng giấy xác nhận cư trú để thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính. Ngoài ra, người chưa thực hiện đăng ký về cư trú mà cần giấy tờ chứng minh nơi cư trú thì cũng cần phải có giấy xác nhận cư trú. Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP thì người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh thông tin cư trú thay vì sử dụng sổ hộ khẩu: - Thẻ Căn cước công dân. - Chứng minh nhân dân. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú. - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, do hệ thống dữ liệu thông tin về công dân chưa được hoàn thiện nên nhiều nơi cơ quan có thẩm quyền vẫn yêu cầu xin Giấy xác nhận thông tin cư trú để thực hiện được các thủ tục hành chính. 2. Thời gian cấp giấy xác nhận cư trú Hiện nay, khi người dân có yêu cầu xin Giấy xác nhận cư trú thì cần lưu ý thời gian cấp giấy xác nhận cư trú được hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau: - 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ với trường hợp thông tin của công dân có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ với trường hợp cần xác minh thông tin. Sau khoảng thời gian này cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Qua đó, thời gian cấp giấy xác nhận cư trú tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Về phương thức nộp hồ sơ thì người dân có thể thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an xã nơi cư trú hoặc thông qua hình thức trực tuyến Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. 3. Thời hạn sử dụng Giấy xác nhận cư trú là bao lâu? Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp. - Đối với xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020. Như vậy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ được cấp cho người dân kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ ít nhất là 4 ngày trở lên tùy vào phương thức gửi hồ sơ của người dân có thể thời gian sẽ thay đổi, trung bình xác nhận cư trú có thời hạn 6 tháng sử dụng.
Cơ quan công an bao che cho kẻ dâm ô trẻ em thì nên làm như thế nào
Trong thời gian vừa qua trên địa bàn Huyện Hiệp Hòa Bắc Giang đã xảy ra vụ dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi của ông Nghiêm Đình Hệ sinh năm 1964 thường trú tại Nghiêm Xá, Yên Phong Bắc Ninh. Vụ việc đã được công an Huyện Hiệp Hòa BG điều tra và trả lời không có dấu hiệu tội phạm sau được chuyển đến công an Huyên Phú Bình Thái Nguyên thụ lý giản quyết. Đến nay đã hơn 1 năm điều tra chưa có kq trả lời về kế quả vụ việc mặc dù hành vi ông Hệ đã đc chính cháu bé cung cấp gồm video ghi nhận hành vi và nội dung chát Zalo có nói về hành vi đó. Về sau là các đoạn ghi âm cung do cháu bé ghi nhận lại chính ông Hệ nói công an Hiệp Hòa đứng ra đàn xếp để giúp ông Hệ thoát tội. Công an Phú Bình cũng điều tra và bỏ qua các chứng cứ có được để đưa vụ việc chỉ là trêu đùa với cháu bé. Nay cho tôi hỏi mình cần làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cháu bé cũng như đưa kẻ đồi bại ra ánh sáng? Mong được có cơ quan bảo vệ trẻ em đứng ra để kẻ đồi bại không thể chạy tiền để thoát tội? Theo tôi đc biết có 8 cơ quan bảo vệ trẻ em trong đó có công an, nhưng hội phụ nữ huyện HH k bảo vệ đc quyền của trẻ em, công an thì bao che cho tội phạm. Cho tôi hỏi: mình cần phải làm tìm đến cơ quan nào cần hỗ trợ? Xin chân thành cảm ơn!
Không thông báo lưu trú thì chủ trọ hay khách đến ở sẽ bị phạt tiền?
Tình trạng không thông báo lưu trú, tạm trú hiện nay xảy ra khá nhiều đối với trường hợp người dân đến nơi khác sinh sống trong thời gian ngắn ở trọ mà không thực hiện thông báo lưu trú. Trường hợp nêu trên đã vi phạm quy định về yêu cầu thông báo lưu trú của công dân đến tạm trú. Vậy không thực hiện thông báo lưu trú thù chủ trọ hay khách hàng bị phạt? 1. Thông báo lưu trú là gì? Hiện chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ thông báo lưu trú, nhưng có thể hiểu thông báo lưu trú là việc thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú khi có người ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày để cơ quan Nhà nước có thể kịp thời theo dõi và quản lý. 2. Thông báo lưu trú được thực hiện ra sao? Căn cứ Điều 30 Luật Cư trú 2020 thông báo lưu trú được thực hiện trong những trường hợp sau đây: - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau. - Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. 3. Có thể thông báo lưu trú đến cơ quan bằng mấy hình thức? Người dân có thể thực hiện thông báo lưu trú đến cơ quan Công an bằng một trong 03 hình thức được quy định tại Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA bao gồm: - Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định; - Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; - Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú 4. Không thông báo cư trú thì ai sẽ bị phạt? Cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, theo đó phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối cá nhân có những hành vi sau đây: - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; - Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; - Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; - Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật; - Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú; - Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú; - Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú; - Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú. Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cơ quan có hành vi tương tự thì mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, trách nhiệm bị thông báo lưu trú đầu tiên phải thuộc về thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác. Trường hợp các đối tượng trên vắng mặt thì người đến lưu trú phải tự mình thực hiện thông báo lưu trú. Theo đó việc xử phạt vi phạm sẽ dựa trên các quy định trên.
Chưa có CCCD được đăng ký tài khoản định danh điện tử không?
Hiện nay cả nước đang thực hiện đẩy mạnh cài đặt tài khoản định danh điện tử (VNeID) cho toàn thể công dân Việt Nam. Theo đó, trong tài khoản định danh cập nhật các thông tin tương tự như thẻ CCCD. Vậy trường hợp công dân chưa được cấp thẻ CCCD thì có được đăng ký tài khoản định danh? 1. Tài khoản định định danh điện tử là gì? Cụ thể tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có giải thích tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử. Theo đó, công dân có thể đăng ký tài khoản định danh trên ứng dụng “VNelD” là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển. Qua đó, nhằm phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Có mấy loại mức độ tài khoản định danh điện tử? Căn cứ Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định việc phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử bao gồm các mức độ sau: (1) Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của cá nhân * Công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP bao gồm các nội dung: - Thông tin cá nhân: + Số định danh cá nhân; + Họ, chữ đệm và tên; + Ngày, tháng, năm sinh; + Giới tính. - Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung * Công dân là người nước ngoài gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP bao gồm các nội dung: - Thông tin cá nhân: + Số định danh của người nước ngoài; + Họ, chữ đệm và tên; + Ngày, tháng, năm sinh; + Giới tính; + Quốc tịch; + Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. - Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung. (2) Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông được liệt kê tại mục (1) nhưng bổ sung thêm thông tin sinh trắc học về vân tay của người tạo. Ở mức độ 2 này, công dân có thể sử dụng tất cả tiện ích được cung cấp như tích hợp các loại giấy tờ (giấy phép lái xe (GPLX), đăng ký xe, bảo hiểm y tế (BHYT), thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, đóng BHXH, BHYT, chuyển tiền). Việc sử dụng tài khoản mức độ 2 có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ CCCD trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD. Vì thế được xem như CCCD online. 3. Không có thẻ CCCD có được đăng ký tài khoản định danh điện tử? Căn cứ Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam như sau: - Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử + Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD. + Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD. + Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử. - Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 + Đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ CCCD gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu CCCD và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử. Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử. + Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ CCCD với trường hợp công dân chưa được cấp CCCD gắn chíp điện tử. Như vậy, để đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp độ 2 thì bắt buộc công dân đó đã được cấp thẻ CCCD và đã bổ sung đầy đủ các thông tin cá nhân mới nhất tại cơ quan công an. Trường hợp người chưa được cấp thẻ CCCD thì cơ quan công an sẽ cấp thẻ cùng với việc tạo tài khoản định danh cấp độ 2 cho công dân.
Cập nhật thông tin cho nhà mạng di động
Anh , chị cho em hỏi đợt vừa rồi em đã CCCD gắn chip lên ngày cấp CCCD bị thay đổi so với thông tin nhà mạng đang lưu, như vậy thì em có cần đi khai báo lại không ạ
Nóng: Công an TP.HCM khám xét trụ sở Công ty F88 nổi tiếng
Vào ngày 06/3/2023 vừa qua, Công an TP.HCM đã bất ngờ đột kích khám xét trụ sở của Công ty F88 trên có trụ sở đặt tại tầng 7 và 8 của 1 tòa nhà nằm trên đường Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Được biết Công ty F88 nổi tiếng chủ yếu kinh doanh dịch vụ vay tiền nhanh chỉ với một vài thông tin cá nhân và là kênh “nhà cái” cá độ bóng đá lớn trên khắp các trang web lậu. Theo nhiều trang báo đưa tin thì thời điểm khám xét khu khu vực làm việc của doanh nghiệp này có tới gần 200 nhân viên đang làm việc, cho thấy quy mô của công ty này cũng rất lớn và nhanh chóng phát triển từ đầu năm 2022 đến nay. Không chỉ riêng trụ sở tại Quận Gò Vấp mà cơ quan Công an còn mở rộng điều tra ra nhiều chi nhánh trên các địa bàn quận, huyện khác tại TP.HCM. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều khách hàng, "núp" dưới vỏ bọc hoành tráng bề ngoài, thực chất hoạt động bên trong của hệ thống này chính là cho vay cầm đồ theo kiểu “tín dụng đen”. Hiện Công ty F88 đang cho vay với lãi suất dao động từ 1.500 đến 2.000 đồng/1 triệu/ngày (tương đương 4,5 - 7,5%/tháng hay 54 - 90%/năm). Vậy trường hợp Công ty này cho vay với lãi suất cao như vậy sẽ bị xử lý ra sao? Kinh doanh dịch vụ cho vay có bị nghiêm cấm? Hiện nay, khi căn cứ Điều 8 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về quyền hoạt động ngân hàng được phép thực hiện các hoạt động liên quan đến vay vốn phải đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, tổ chức này phải có đủ điều kiện theo Luật định và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. Do đó, nếu muốn kinh doanh dịch vụ cho vay thì phải là tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước và đặc biệt nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ cho vay. Đồng thời, dịch vụ cho vay cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2020. Lãi suất cho vay hiện nay tối đa là bao nhiêu? Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất vay sẽ do các bên thỏa thuận, tuy nhiên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định không được vượt quá 20%/năm tại thời điểm trả nợ. Tuy nhiên, Công ty F88 đã cho vay với lãi suất vượt 20%/năm thậm chí gấp nhiều lần so với quy định của pháp luật đã ban hành. Đây được xem là cho vay nặng lãi, rồi dùng nhiều hình thức đe dọa đến người vay. Cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý ra sao? (1) Xử lý hành chính Trường hợp mà doanh nghiệp là cá nhân không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng do vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Bên cạnh đó, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định (điểm đ khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Lưu ý: Tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt gấp 02 so với cá nhân. (2) Truy cứu hình sự Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự với mức xử lý như sau: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự 2015, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, đối với người điều hành Công ty F88 có thể đối mặt với mức án hình sự cao nhất lên đến 05 năm tù cùng nhiều tội danh khác. Hiện cơ quan Công an vẫn đang tiếp tục rà soát, mở rộng điều tra ra hơn và đợi kết luận cuối cùng mới có thể biết được đầy đủ tội danh của Công ty này.
Yêu cầu xử lý thông tin phản ánh báo chí về việc bỏ sổ hộ khẩu
Thời gian qua nhiều đầu báo, tạp chí có đưa tin về việc bỏ sổ hộ khẩu nhưng cơ quan làm thủ tục hành chính lại yêu cầu bổ sung thêm giấy xác nhận thông tin về cư trú. Theo như nội dung những trang báo này nhắc đến là làm khó người dân bằng việc xin thêm giấy xác nhận cư trú. Cụ thể, Báo điện tử VOV có đưa tin như sau: Đa số người dân đều cho rằng, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy để chuyển sang quản lý dân cư bằng mã định danh cá nhân theo Luật Cư trú 2020 là chủ trương đúng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả Nhà nước và công dân. Đây là bước tiến vượt bậc, giảm nhiều gánh nặng phiền hà liên quan đến các thủ tục hành chính cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính trong thời gian vừa qua phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Phổ biến là các thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn và địa chính đều phải cung cấp sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ, tài liệu xác nhận về nơi cư trú trong quá trình thực hiện mà không thể thay thế bằng các phương thức điện tử như trong quy định. Trong VOV có nêu lên một trong những nguyên nhân chính khiến các cơ quan hành chính nhà nước vẫn yêu cầu giấy xác nhận nơi cư trú là do hầu hết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ngành đều quy định như vậy. Đồng thời, một số thủ tục khi giải quyết còn gặp vướng do cơ sở dữ liệu chưa có sự liên thông, kết nối, các cán bộ chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị đầu độc hoặc chưa thể sử dụng thành thạo công cụ dữ liệu. Qua các bài viết trên, đã có nhiều phản ứng trái chiều đến từ người dân về vấn đề xin Giấy xác nhận thông tin cư trú như thời điểm hiện tại. Nhằm xử lý kịp thời vấn đề trên Văn phòng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo. Ngày 25/02/2023 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 1182/VPCP-KSTT về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh đến Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc với nội dung sau: Báo điện tử VOV ngày 19/2/2023 đăng bài “Bỏ sổ hộ khẩu: Đừng đẩy cái khó về phía dân”, trong đó có thông tin: Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, cho rằng bây giờ người dân có thể không phải đem căn cước công dân, chỉ với điện thoại có cài đặt ứng dụng VneID đưa ra quẹt là lên hết thông tin công dân. Nhưng cán bộ chúng ta chưa quen với việc ấy, chưa cập nhật được, chưa có đủ thiết bị quẹt để hiển thị các thông tin, vì vậy tốt nhất là để an toàn cho mình bằng cách yêu cầu công dân đến công an phường/xã xin xác nhận cư trú bằng giấy. Luật sư cho rằng cách làm này là “đẩy cái khó về phía dân” (bài báo kèm theo). Về nội dung nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Đồng chí kiểm tra lại việc này, đề xuất các giải pháp xử lý, tháo gỡ. Chi tiết Công văn 1182/VPCP-KSTT ban hành ngày 25/02/2023.
Những đối tượng nào có quyền kiểm tra về PCCC?
Hiện nay, tại các cơ sở kinh doanh, khu dân cư đang bắt đầu vào mùa cao điểm của các tháng hè với thời tiết nắng nóng dễ xảy ra cháy nổ nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn về PCCC. Do đó, các cơ sở kinh doanh sẽ được các cơ quan chuyên ngành kiểm tra để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn PCCC, vậy những đối tượng nào được quyền kiểm tra về PCCC? 1. Đối tượng kiểm tra an toàn PCCC Cụ thể tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định những đối tượng sau đây sẽ được kiểm tra an toàn về PCCC: - Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC. - Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. - Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự. - Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC. Theo đó, có 04 đối tượng được kiểm tra PCCC là cơ sở đại diện quản lý PCCC, cơ sở dịch vụ PCCC, công trình xây dựng cần kiểm tra PCCC và khu vực, phương tiện của người dân nhằm đảm bảo an toàn cháy nổ. 2. Những ai được quyền kiểm tra PCCC? Những đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP kiểm tra an toàn về PCCC được tiến hành theo 03 hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể: Thứ nhất, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình. Thứ hai, người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC thường xuyên. Định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra. Thứ ba, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Thứ tư, Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quản lý của mình. Thứ năm, cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC và các cơ sở còn lại. Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng. 3. Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC Một đối tượng đặc biệt cần được kiểm tra thường xuyên trong công tác PCCC đó là kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC. Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được tiến hành theo hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, cụ thể: Sau khi cơ sở được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần để xác định việc duy trì, bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của cơ sở. Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc lợi dụng hoạt động PCCC để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý. Khi phát hiện vi phạm, lập biên bản (Mẫu số PC 10) và đề xuất cấp có thẩm quyền ký quyết định thu hồi (Mẫu PC35). Như vậy, về thẩm quyền kiểm tra, xử phạt về công tác PCCC sẽ do Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và cơ quan công an có thẩm quyền xử phạt thuộc phạm vi. Ngoài ra, chủ phương tiện xe cơ giới và người đứng đầu các cơ sở công trình tự thực hiện theo kiểm định PCCC đúng quy định.
Tất tần tật các quy định về thời gian khi xin giấy xác nhận cư trú
Giấy xác nhận thông tin về cư trú gọi tắc là (xác nhận cư trú) hiện đang là giấy tờ được quan tâm nhiều nhất khi được dùng để giải quyết các giao dịch hợp đồng như đất đai, nhà qua đó thay thế sổ hộ khẩu. Vậy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú được sử dụng ra sao và thời hạn xin cấp xác nhận bao lâu, đồng thời khi nào Giấy xác nhận cư trú sẽ hết thời hạn sử dụng? 1. Giấy xác nhận cư trú dùng cho việc gì? Giấy xác nhận thông tin về cư trú là một trong những giấy tờ dùng để thay thế sổ hộ khẩu, qua đó người dân có thể dùng giấy xác nhận cư trú để thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính. Ngoài ra, người chưa thực hiện đăng ký về cư trú mà cần giấy tờ chứng minh nơi cư trú thì cũng cần phải có giấy xác nhận cư trú. Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP thì người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh thông tin cư trú thay vì sử dụng sổ hộ khẩu: - Thẻ Căn cước công dân. - Chứng minh nhân dân. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú. - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, do hệ thống dữ liệu thông tin về công dân chưa được hoàn thiện nên nhiều nơi cơ quan có thẩm quyền vẫn yêu cầu xin Giấy xác nhận thông tin cư trú để thực hiện được các thủ tục hành chính. 2. Thời gian cấp giấy xác nhận cư trú Hiện nay, khi người dân có yêu cầu xin Giấy xác nhận cư trú thì cần lưu ý thời gian cấp giấy xác nhận cư trú được hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau: - 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ với trường hợp thông tin của công dân có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ với trường hợp cần xác minh thông tin. Sau khoảng thời gian này cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Qua đó, thời gian cấp giấy xác nhận cư trú tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Về phương thức nộp hồ sơ thì người dân có thể thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an xã nơi cư trú hoặc thông qua hình thức trực tuyến Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. 3. Thời hạn sử dụng Giấy xác nhận cư trú là bao lâu? Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. - Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp. - Đối với xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020. Như vậy, Giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ được cấp cho người dân kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ ít nhất là 4 ngày trở lên tùy vào phương thức gửi hồ sơ của người dân có thể thời gian sẽ thay đổi, trung bình xác nhận cư trú có thời hạn 6 tháng sử dụng.
Cơ quan công an bao che cho kẻ dâm ô trẻ em thì nên làm như thế nào
Trong thời gian vừa qua trên địa bàn Huyện Hiệp Hòa Bắc Giang đã xảy ra vụ dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi của ông Nghiêm Đình Hệ sinh năm 1964 thường trú tại Nghiêm Xá, Yên Phong Bắc Ninh. Vụ việc đã được công an Huyện Hiệp Hòa BG điều tra và trả lời không có dấu hiệu tội phạm sau được chuyển đến công an Huyên Phú Bình Thái Nguyên thụ lý giản quyết. Đến nay đã hơn 1 năm điều tra chưa có kq trả lời về kế quả vụ việc mặc dù hành vi ông Hệ đã đc chính cháu bé cung cấp gồm video ghi nhận hành vi và nội dung chát Zalo có nói về hành vi đó. Về sau là các đoạn ghi âm cung do cháu bé ghi nhận lại chính ông Hệ nói công an Hiệp Hòa đứng ra đàn xếp để giúp ông Hệ thoát tội. Công an Phú Bình cũng điều tra và bỏ qua các chứng cứ có được để đưa vụ việc chỉ là trêu đùa với cháu bé. Nay cho tôi hỏi mình cần làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cháu bé cũng như đưa kẻ đồi bại ra ánh sáng? Mong được có cơ quan bảo vệ trẻ em đứng ra để kẻ đồi bại không thể chạy tiền để thoát tội? Theo tôi đc biết có 8 cơ quan bảo vệ trẻ em trong đó có công an, nhưng hội phụ nữ huyện HH k bảo vệ đc quyền của trẻ em, công an thì bao che cho tội phạm. Cho tôi hỏi: mình cần phải làm tìm đến cơ quan nào cần hỗ trợ? Xin chân thành cảm ơn!