Nếu đủ hạnh phúc, nhân viên sẽ không nhảy việc
Mang đến trải nghiệm làm việc toàn diện là cách tốt nhất để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Tháng 3 hàng năm, thị trường lao động Việt Nam bước vào giai đoạn biến động quen thuộc: cuộc chảy máu nhân sự tập thể với tên gọi “Mùa nhảy việc”. Trong khi nhân viên có hàng ngàn lý do khác nhau để quyết định thay đổi công việc, các doanh nghiệp đau đầu với một bài toán duy nhất: tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Theo phân tích của Decision Lab về môi trường làm việc lý tưởng của GenZ, điều các công ty cần để thu hút và khiến nhân viên gắn bó không chỉ là một văn phòng đẹp hay một mức lương đủ tốt, đó còn cần là nơi thúc đẩy năng suất, sự kết nối, sáng tạo và cảm hứng, khiến cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn tiếp tục cống hiến. Vậy “Làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc hạnh phúc?”, Vietcetera có cuộc trò chuyện với chị Sakshi Jawa - Tổng Giám đốc nhân sự Tiki, doanh nghiệp hai lần được vinh danh có “Môi trường làm việc tốt nhất châu Á”, và chị Zoee Nguyễn - Giám đốc Trải nghiệm thành viên tại Dreamplex. Một chỗ làm việc lý tưởng đối với chị là gì? Sakshi Jawa: Tôi cho rằng đó là nơi nhân viên cảm thấy hạnh phúc bởi họ được quan tâm một cách toàn diện nhất. Ở Tiki, chúng tôi đang trong quá trình xây dựng môi trường như vậy. Nó bao gồm nhiều yếu tố: họ có nhìn thấy sự phát triển của bản thân khi gắn bó với Tiki hay không, có thấy tương lai và tầm nhìn của công ty không, họ có bị làm phiền bởi những việc nhỏ hơn như trời mưa thì phải đỗ xe ở đâu, ăn trưa ở đâu... Chúng tôi muốn nhân viên cảm thấy yên tâm và thoải mái ở nơi họ dành 8 tiếng mỗi ngày để làm việc. Zoee Nguyễn: Mỗi người là một cá thể khác nhau với nhu cầu khác nhau về không gian, sự linh hoạt hay hiện đại trong cơ sở vật chất, hoặc chú trọng sự giao tiếp và mở rộng network tại nơi làm việc. Đối với Dreamplex, môi trường làm việc lý tưởng là nơi đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dùng. Thêm nữa, sau thời gian mọi thứ bị ngưng trệ vì COVID-19, mọi người nhận ra nhu cầu về một văn phòng linh hoạt hơn, có thêm nhiều giải pháp để thu nhỏ hoặc mở rộng quy mô nhanh chóng. Đó là lý do Dreamplex có nhiều địa điểm khác nhau với những thiết kế riêng biệt, sự đa dạng về concept giữa các địa điểm sẽ giúp các thành viên của Dreamplex được trải nghiệm tối đa và có nhiều lựa chọn. Được biết, Tiki chọn Dreamplex là “nhà” khi mở rộng tại Hà Nội. Lý do nào để cả hai chọn nhau làm đối tác? Sakshi Jawa: Khi tìm kiếm địa điểm mới cho văn phòng ở Hà Nội, chúng tôi rất chú trọng việc tìm được một nơi khiến cho nhân viên của mình được thoải mái và yên tâm tập trung vào công việc. Văn phòng mới tại Dreamplex cho chúng tôi mọi thứ mình cần: vị trí trung tâm, phòng họp lớn, một không gian cực kỳ sáng tạo, văn phòng được thiết kế đẹp với các mảng xanh, khu vực uống cafe thư giãn và tối giản vừa đủ cho một công ty công nghệ. Tôi rất ấn tượng về cách văn phòng được thiết kế khiến cho mọi người đều cảm thấy năng lượng tích cực. Những dịch vụ và hoạt động kết nối ở Dreamplex cũng khiến cho một ngày đi làm ở đây thú vị, gắn kết và hiệu quả hơn. Đây chính là mô hình trải nghiệm toàn diện mà tôi muốn dành cho nhân viên của mình. Zoee Nguyễn: Đội ngũ Dreamplexhiểu rằng điều Tiki cần là xây dựng văn hóa doanh nghiệp như một thương hiệu của mình, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là giúp nhân viên phát triển và gắn kết. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà Dreamplex theo đuổi. Chúng tôi không chỉ cung cấp văn phòng vật lý mà hướng tới mang lại trải nghiệm, giải pháp giúp doanh nghiệp giữ được nhân tài, làm cho họ cảm thấy có sự gắn bó và tương tác. Khi cùng có tiếng nói và tầm nhìn chung, cả Tiki và Dreamplex cùng lên ý tưởng và thiết kế các trải nghiệm dành riêng cho Tiki. Với đội ngũ có tới gần 80% nhân viên thuộc thế hệ Gen Z như Tiki, việc xây dựng môi trường làm việc có điểm gì khác biệt so với các thế hệ khác? Sakshi Jawa: GenZ là những người luôn sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ, rất táo bạo, họ cởi mở hơn với suy nghĩ “Ở Việt Nam chưa ai làm điều này, nhưng ok, cứ thử thôi”. GenZ chấp nhận rủi ro, họ cũng luôn sẵn sàng làm những điều chưa từng có tiền lệ. Họ sáng tạo hơn, thích phá bỏ những giới hạn và rào cản thông thường hơn. Trong một tập thể, bạn luôn phải tìm cách cân bằng hai xu hướng này. Nếu tập thể chỉ có Millennials, chắc chắn sẽ khó đổi mới nhanh đến thế, nhưng ngược lại, Gen Z cũng cần phải học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm được đúc kết sau rất nhiều năm đi làm của những đồng nghiệp Millennials. Lý tưởng nhất là bạn có một người lãnh đạo Millennials đủ tin tưởng vào những điều GenZ làm, hiểu được cách vận hành của họ mà không quản lý vi mô, dám để cho họ thử nghiệm những điều mới mẻ nhưng cũng đủ tỉnh táo để biết điều chỉnh và kiểm soát khi nào nên dừng lại. Zoee Nguyễn: Điểm tích cực đầu tiên là do đặc điểm của thế hệ, họ rất sẵn sàng chia sẻ, nói lên nhu cầu và nguyện vọng của mình. Các bài khảo sát của chúng tôi nhận được những phản hồi rất cụ thể, từ đó chúng tôi thuận lợi hơn trong việc xây dựng các sự kiện, hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng Gen Tuy nhiên, cũng chính vì GenZ là một thế hệ vận động nhanh, bắt trend tốt, thử thách của chúng tôi là luôn phải cập nhật, bắt kịp xu hướng, thậm chí là đi trước xu hướng, để khiến khách hàng GenZ không cảm thấy nhàm chán. GenZmong muốn chỗ làm được cá nhân hóa, không gian linh hoạt, hiện đại, thoải mái. Văn phòng cần sự tiện lợi, hi-tech, hiện đại hóa, giúp họ thư giãn và được sáng tạo. Khi thiết kế trải nghiệm nào chúng tôi cũng cần nhắc những yếu tố này để đạt được sự hài lòng cao nhất. Quá trình thiết kế “Trải nghiệm hạnh phúc” này diễn ra như thế nào? Zoee Nguyễn: Với Tiki, chúng tôi xây dựng giải pháp doanh nghiệp chứ không đơn thuần là thiết kế bố cục hay không gian văn phòng. Cả hai team cùng ngồi lại để chia sẻ định hướng theo quý và theo năm, cùng thống nhất về các hoạt động sẽ triển khai dành riêng cho Tiki. Rất nhiều khảo sát đã được thực hiện để tìm hiểu mong muốn cụ thể của mỗi nhân viên tại Tiki. Từ những kết quả khảo sát này, chúng tôi nhận ra mỗi người đều có những sở thích, sự quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ là IT hay thương mại điện tử. Từ đó chúng tôi xây dựng 4 hoạt động khác nhau: - Play@Dreamplex: Dành cho những khoảng nghỉ cần thư giãn và kết nối tại văn phòng thông qua các trò chơi đơn giản - WorkWell: Hướng tới những hoạt động tăng cường sức khỏe | tinh thần như yoga, thiền, khám sức khỏe - Future.Co: Những hoạt động hỗ trợ nhân sự và lấy trải nghiệm của nhân viên làm trung tâm - Dreamplex Academy: Những khóa học xây dựng các kỹ năng giúp tăng hiệu quả làm việc như networking, quản lý thời gian, giá trị thương hiệu cá nhân... Văn phòng mới này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của Tiki và Dreamplex? Sakshi Jawa: Theo lộ trình, đây là bước đi đầu tiên để chúng tôi tạo ra một môi trường đủ hấp dẫn để thu hút nhân tài. Hiện nay, Hà Nội chúng tôi có khoảng 70 người. Chúng tôi tìm kiếm những người muốn gia nhập đội ngũ Tiki để cùng tăng tốc, chính vì vậy chúng tôi chuyển đến một văn phòng rộng hơn, để mở rộng quy mô nhân sự của Tiki tại Hà Nội. Chúng tôi đã có văn phòng tại Hà Nội một thời gian rồi và đây là thời điểm thích hợp để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Điều quan trọng nhất khi vận hành một văn phòng ở xa chính là việc duy trì sự trao đổi thông tin, giao tiếp để đảm bảo công việc được trôi chảy, đồng thời đội ngũ ở Hà Nội cũng có thử thách lớn hơn khi hầu hết các lãnh đạo cấp cao đều ở Thành phố Hồ Chí Minh. Zoee Nguyễn: Khách hàng ở mỗi nơi có một đặc điểm riêng, vì thế chiến lược của Dreamplex cho thị trường Hà Nội cũng sẽ khác. Chúng tôi mang đến một concept mới và hy vọng sẽ thuyết phục được khách hàng Hà Nội bởi chất lượng và trở thành những người gắn bó và cam kết lâu dài. Đây sẽ là mục tiêu trong tương lai của Dreamplex cùng với 6 văn phòng của Dreamplex tại TP. Hồ Chí Minh từ nay đến cuối năm 2021. Trà My Nguồn: Vietcetera
Quy định về trang phục công sở
Mình xin chia sẻ với mọi người thông tin mà mình cập nhật được về quy định trang phục công sở: Đối với cán bộ, công chức, viên chức thì hiện không có văn bản cụ thể đề cập đến cách ăn mặc chung cụ thể mà được quy định sơ lược tại Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau: Điều 5. Trang phục 1. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự. 2. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 6. Lễ phục Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài. 1. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat. 2. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ. 3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Ngoài nguyên tắc chung nêu trên, mỗi ngành, địa phương lại có quy định riêng về việc các chủ thể phải ăn mặc thế nào khi đi làm, tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể từng công chức. Ví dụ như với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, phải mặc áo sơ mi màu trắng, quần xanh đen, đi giày da màu đen, dép quai hậu đối với nam; nữ giới phải mặc sơ mi trắng, váy juýp dáng ôm, đi giày da màu đen… (theo Thông tư 03/2016/TT-TTCP). - Với cán bộ, công chức, viên chức tại TP. Hồ Chí Minh, theo Điều 5 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND có nêu: Điều 5. Trang phục làm việc 1. Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau: a) Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi; b) Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo sơmi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống. Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành. 2. Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể. a) Đối với nam: quần tây, áo sơmi, cà vạt hoặc bộ comple. b) Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. c) Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Cụ thể, khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc quần tây, áo sơ mi với nam; mặc quần tây, váy dài (chiều dài tối thiểu ngang đầu gối), áo sơ mi (có tay), comple, áo dài truyền thống đối với nữ. Ngoài ra, đầu tóc phải gọn gàng, đi giày hoặc dép có quay hậu. - Với công chức tại Hà Nội, theo Điều 4 Quyết định 522/QĐ-UBND có nêu: Điều 4. Trang phục, tác phong 1. Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng. 2. Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục. 3. Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định. 4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc. 5. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc. 6. Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. 7. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước. Theo đó, quy định phải mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng. Ngoài ra, phải đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh. Đối với nhưng đơn vị không phải cơ quan hành chính nhà nước thì không có quy định bắt buộc mà sẽ phụ thuộc vào quy định nội bộ của đơn vị. Các bạn nào có quy định cụ thể hơn thì có thể chia sẻ lên đây để mọi người cùng cập nhật.
05 nhóm người bị ghét nhất chốn công sở
Mỗi ngày có 24 tiếng, trung bình mỗi ngày một người có khoảng 6 tiếng để ngủ, mất khoảng 3 tiếng để ăn uống, vệ sinh, mất khoảng 1 tiếng để đi lại, khoảng 2 tiếng để nói chuyện với bạn bè, gia đình. trong khi đó chúng ta lại dành thời gian ở công sở khoảng 10 tiếng mỗi ngày, người nào ít lắm cũng phải 8 tiếng. Thời gian ở công sở nhiều nhất, và mình nghĩ ở đó cũng có nhiều chuyện để bàn nhất. Nay mình dành chút thời gian viết về một chuyện mà gần như chốn công sở nào cũng có. Đó là chuyện “mẫu những người bị ghét ở chốn công sở”. Họ là ai? Họ có đặc điểm gì? Và những mẫu người đó ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? Dựa trên một chút xíu kinh nghiệm thực tiễn, mình xin đúc kết những gì mình đã gặp và sắp xếp theo thứ tự mức độ bị ghét từ nhẹ đến nặng như sau. 1. Mẫu người đi làm chỉ biết làm, mọi chuyện khác “dont care” Từ lúc ra trường đến giờ mình đã đi làm ở 2 công ty. Và hai chỗ mình đều gặp mẫu người như vậy. Đến giờ làm là ngồi vào làm, hết giờ rồi về, ai hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, không hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp, cộng sự, không tham gia “đàn đúm” cùng mọi người mỗi khi có dịp. Mẫu người này thuộc dạng mẫu người bị ghét, nhưng mức độ bị ghét không lớn bởi vì họ “don’t care anything”. Nhưng xét về lâu về dài mẫu nhân viên này thường không có lợi cho các doanh nghiệp bởi bản tính “ù lì” luôn là kẻ thù số 1 của mỗi cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Doanh nghiệp là tập thể gắn kết, và đoàn kết chính là sức mạnh. Một người có chuyên môn giỏi đến đâu đi chăng nữa nhưng lại có tính “don’t care anything” thì không hề có lợi cho doanh nghiệp chút nào. 2. Mẫu người không có năng lực hoặc có năng lực nhưng lười biếng Có thể cái tiêu đề sẽ khiến nhiều bạn bất ngờ nhưng điều đó là sự thật. Mình từng biết có người chuyên môn gần như là tiệm cận số 0 luôn ấy, nhưng họ vấn đến công ty và “làm việc” như thường. Giả sử như chuyên môn bạn không tốt nhưng bù lại bạn có sự cần cù, chịu khó học hỏi thì không nói làm gì, nhưng lạ kì là có những người chuyên môn tệ nhưng lại lười nhác học hỏi, cộng thêm cái thói bảo thủ nữa thì thôi rồi… Và oái oăm thay những người này là những người luôn muốn được phúc lợi tốt mới ghê chứ. Làm thì lười nhưng lúc nào cũng đòi hỏi, thấy người khác được thưởng là tị nạnh so đo trong khi có việc là đùn đẩy trách nhiệm. Mẫu người này cũng bị khó ưa chút chút, chưa đến mức phải bị ghét bởi vì cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới những người xung quanh. Khó ưa ở đây có thể là những lúc bạn nói người ta không nghe, mặc dù người ta sai rành rành :v Và nói đến tập thể doanh nghiệp thì đương nhiên là không có lợi một chút nào. 3. Mẫu người có năng lực nhưng nói nhiều Trường hợp này ở công ty mình đi làm lúc mới ra trường có gặp. Đó là một anh hơn mình 2 tuổi, rất giỏi về mảng luật đầu tư – doanh nghiệp. Làm việc rất tốt, được sếp cưng. Tuy nhiên đồng nghiệp thì lại không mấy ai ưa (trong đó có cả mình) vì nói rất nhiều, và rất thích lên mặt với người khác. Một người có chuyên môn giỏi thì đương nhiên có lợi cho doanh nghiệp tuy nhiên vì tính “hống hách” mà nhiều người không ưa rất dễ bị cô lập. Điều đó khiến nội bộ doanh nghiệp có thể bị chia rẻ và nếu điều đó xảy ra thì không hề ổn một chút nào cả. 4. Mẫu người năng lực có hạn, nhưng ảo tưởng vô biên Có những người năng lực có hạn nhưng lúc nào cũng nghĩ mình hay, mình giỏi. Bản tính này trực tiếp có hại cho chính người đó, vì không sớm thì muộn cuộc đờicũng sẽ cho họ những bài học nhớ đời thôi. Hê hê, và đương nhiên là họ bị ghét. Thử tưởng tượng một đứa dở hơn mình nhưng mồm lúc nào cũng oang oang tưởng mình là nhất, bạn có khó chịu không? Chắc chắn là có, mình xin cam đoan, cho dù bạn có là người thuộc mẫu số 1 – don’t care anything thì bạn cũng sẽ rất khó chịu với người này. Và đương nhiên, những người này mang lại cho doanh nghiệp những nguy cơ và rủi ro cực cao. Ngoài những vấn đề về chuyên môn, những việc liên quan đến chuyện “ngoài lề” công việc cũng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp bởi ai cũng có chút “tư thù cá nhân trong mình, và không phải ai cũng tiết chế được nó khi làm việc cùng nhau. Bạn ghét thằng kia ở ngoài đời, rất khó để bạn làm việc chung với nó một cách hiệu quả. Và doanh nghiệp chính là người gánh hậu quả nặng nề nhất. 5. Mẫu người “Bà Tám” Bỏ qua những vấn đề về chuyên môn, năng lực. Mình tin rằng đây là mẫu người bị ghét nhất trong bất kì doanh nghiệp nào. Đó là nhiều chuyện, nhiều chuyện và nhiều chuyện. Đến công ty để làm việc chứ không phải là để “bà tám”. Đi làm nhưng chuyện nhà ông A, ông B mua được cái xe nào là biết hết, mới sắm được đôi giày cũng soi luôn. Và cũng chính nhóm người này là nhóm người dễ gây chia rẻ nội bộ nhất. Ngồi với ông này, nói xấu bà kia, ngồi với bà kia nói xấu ông nọ để ông nọ với bà kia nghi ngờ và thù ghét lẫn nhau. Điều này là có, mình đã cảm nhận, cũng đã từng là nạn nhân. Rồi đi đồn thổi, tiêm nhiễm vào đầu óc những nhân viên mới những suy nghĩ sai lệnh, thậm chí là những chuyện KHÔNG HỀ CÓ cũng bơm vào đầu những nhân viên mới. Nào là “bà đó ghê gớm lắm đó blah blah…” “ông đó ghê gớm lắm đó thế này thế nọ, thế lọ thế chai” “phòng đó làm việc nguy hiểm lắm đó, khó lắm đó, áp lực lắm đó…blah blah…” Haizaaa, đến công ty là để làm, nhiều chuyện như vậy thì thời gian đâu mà làm không biết nữa. Mà không lo làm thì đương nhiên kế hoạch công việc không đạt, chỉ tiêu không đạt, doanh nghiệp bị đình trệ, ù lì… doanh nghiệp bị đình trệ, thất bát thì thu nhập chắc chắc sẽ bị ảnh hưởng. Sao những người này họ không biết điều đó nhỉ? Cuối cùng doanh nghiệp là người gánh hậu quả nặng nhất mới đau chứ. Mấy nay đang bức xúc chuyện liên quan đến nhân sự, nguyên nhân trực tiếp cũng từ cái hội bà tám ở chỗ mình làm, lên đây xả xì chét một tí. Ở chỗ các bác làm không biết có vậy không, và có những trường hợp nào khác không mời các bác bổ sung...
Nếu đủ hạnh phúc, nhân viên sẽ không nhảy việc
Mang đến trải nghiệm làm việc toàn diện là cách tốt nhất để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Tháng 3 hàng năm, thị trường lao động Việt Nam bước vào giai đoạn biến động quen thuộc: cuộc chảy máu nhân sự tập thể với tên gọi “Mùa nhảy việc”. Trong khi nhân viên có hàng ngàn lý do khác nhau để quyết định thay đổi công việc, các doanh nghiệp đau đầu với một bài toán duy nhất: tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Theo phân tích của Decision Lab về môi trường làm việc lý tưởng của GenZ, điều các công ty cần để thu hút và khiến nhân viên gắn bó không chỉ là một văn phòng đẹp hay một mức lương đủ tốt, đó còn cần là nơi thúc đẩy năng suất, sự kết nối, sáng tạo và cảm hứng, khiến cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn tiếp tục cống hiến. Vậy “Làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc hạnh phúc?”, Vietcetera có cuộc trò chuyện với chị Sakshi Jawa - Tổng Giám đốc nhân sự Tiki, doanh nghiệp hai lần được vinh danh có “Môi trường làm việc tốt nhất châu Á”, và chị Zoee Nguyễn - Giám đốc Trải nghiệm thành viên tại Dreamplex. Một chỗ làm việc lý tưởng đối với chị là gì? Sakshi Jawa: Tôi cho rằng đó là nơi nhân viên cảm thấy hạnh phúc bởi họ được quan tâm một cách toàn diện nhất. Ở Tiki, chúng tôi đang trong quá trình xây dựng môi trường như vậy. Nó bao gồm nhiều yếu tố: họ có nhìn thấy sự phát triển của bản thân khi gắn bó với Tiki hay không, có thấy tương lai và tầm nhìn của công ty không, họ có bị làm phiền bởi những việc nhỏ hơn như trời mưa thì phải đỗ xe ở đâu, ăn trưa ở đâu... Chúng tôi muốn nhân viên cảm thấy yên tâm và thoải mái ở nơi họ dành 8 tiếng mỗi ngày để làm việc. Zoee Nguyễn: Mỗi người là một cá thể khác nhau với nhu cầu khác nhau về không gian, sự linh hoạt hay hiện đại trong cơ sở vật chất, hoặc chú trọng sự giao tiếp và mở rộng network tại nơi làm việc. Đối với Dreamplex, môi trường làm việc lý tưởng là nơi đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dùng. Thêm nữa, sau thời gian mọi thứ bị ngưng trệ vì COVID-19, mọi người nhận ra nhu cầu về một văn phòng linh hoạt hơn, có thêm nhiều giải pháp để thu nhỏ hoặc mở rộng quy mô nhanh chóng. Đó là lý do Dreamplex có nhiều địa điểm khác nhau với những thiết kế riêng biệt, sự đa dạng về concept giữa các địa điểm sẽ giúp các thành viên của Dreamplex được trải nghiệm tối đa và có nhiều lựa chọn. Được biết, Tiki chọn Dreamplex là “nhà” khi mở rộng tại Hà Nội. Lý do nào để cả hai chọn nhau làm đối tác? Sakshi Jawa: Khi tìm kiếm địa điểm mới cho văn phòng ở Hà Nội, chúng tôi rất chú trọng việc tìm được một nơi khiến cho nhân viên của mình được thoải mái và yên tâm tập trung vào công việc. Văn phòng mới tại Dreamplex cho chúng tôi mọi thứ mình cần: vị trí trung tâm, phòng họp lớn, một không gian cực kỳ sáng tạo, văn phòng được thiết kế đẹp với các mảng xanh, khu vực uống cafe thư giãn và tối giản vừa đủ cho một công ty công nghệ. Tôi rất ấn tượng về cách văn phòng được thiết kế khiến cho mọi người đều cảm thấy năng lượng tích cực. Những dịch vụ và hoạt động kết nối ở Dreamplex cũng khiến cho một ngày đi làm ở đây thú vị, gắn kết và hiệu quả hơn. Đây chính là mô hình trải nghiệm toàn diện mà tôi muốn dành cho nhân viên của mình. Zoee Nguyễn: Đội ngũ Dreamplexhiểu rằng điều Tiki cần là xây dựng văn hóa doanh nghiệp như một thương hiệu của mình, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là giúp nhân viên phát triển và gắn kết. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà Dreamplex theo đuổi. Chúng tôi không chỉ cung cấp văn phòng vật lý mà hướng tới mang lại trải nghiệm, giải pháp giúp doanh nghiệp giữ được nhân tài, làm cho họ cảm thấy có sự gắn bó và tương tác. Khi cùng có tiếng nói và tầm nhìn chung, cả Tiki và Dreamplex cùng lên ý tưởng và thiết kế các trải nghiệm dành riêng cho Tiki. Với đội ngũ có tới gần 80% nhân viên thuộc thế hệ Gen Z như Tiki, việc xây dựng môi trường làm việc có điểm gì khác biệt so với các thế hệ khác? Sakshi Jawa: GenZ là những người luôn sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ, rất táo bạo, họ cởi mở hơn với suy nghĩ “Ở Việt Nam chưa ai làm điều này, nhưng ok, cứ thử thôi”. GenZ chấp nhận rủi ro, họ cũng luôn sẵn sàng làm những điều chưa từng có tiền lệ. Họ sáng tạo hơn, thích phá bỏ những giới hạn và rào cản thông thường hơn. Trong một tập thể, bạn luôn phải tìm cách cân bằng hai xu hướng này. Nếu tập thể chỉ có Millennials, chắc chắn sẽ khó đổi mới nhanh đến thế, nhưng ngược lại, Gen Z cũng cần phải học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm được đúc kết sau rất nhiều năm đi làm của những đồng nghiệp Millennials. Lý tưởng nhất là bạn có một người lãnh đạo Millennials đủ tin tưởng vào những điều GenZ làm, hiểu được cách vận hành của họ mà không quản lý vi mô, dám để cho họ thử nghiệm những điều mới mẻ nhưng cũng đủ tỉnh táo để biết điều chỉnh và kiểm soát khi nào nên dừng lại. Zoee Nguyễn: Điểm tích cực đầu tiên là do đặc điểm của thế hệ, họ rất sẵn sàng chia sẻ, nói lên nhu cầu và nguyện vọng của mình. Các bài khảo sát của chúng tôi nhận được những phản hồi rất cụ thể, từ đó chúng tôi thuận lợi hơn trong việc xây dựng các sự kiện, hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng Gen Tuy nhiên, cũng chính vì GenZ là một thế hệ vận động nhanh, bắt trend tốt, thử thách của chúng tôi là luôn phải cập nhật, bắt kịp xu hướng, thậm chí là đi trước xu hướng, để khiến khách hàng GenZ không cảm thấy nhàm chán. GenZmong muốn chỗ làm được cá nhân hóa, không gian linh hoạt, hiện đại, thoải mái. Văn phòng cần sự tiện lợi, hi-tech, hiện đại hóa, giúp họ thư giãn và được sáng tạo. Khi thiết kế trải nghiệm nào chúng tôi cũng cần nhắc những yếu tố này để đạt được sự hài lòng cao nhất. Quá trình thiết kế “Trải nghiệm hạnh phúc” này diễn ra như thế nào? Zoee Nguyễn: Với Tiki, chúng tôi xây dựng giải pháp doanh nghiệp chứ không đơn thuần là thiết kế bố cục hay không gian văn phòng. Cả hai team cùng ngồi lại để chia sẻ định hướng theo quý và theo năm, cùng thống nhất về các hoạt động sẽ triển khai dành riêng cho Tiki. Rất nhiều khảo sát đã được thực hiện để tìm hiểu mong muốn cụ thể của mỗi nhân viên tại Tiki. Từ những kết quả khảo sát này, chúng tôi nhận ra mỗi người đều có những sở thích, sự quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ là IT hay thương mại điện tử. Từ đó chúng tôi xây dựng 4 hoạt động khác nhau: - Play@Dreamplex: Dành cho những khoảng nghỉ cần thư giãn và kết nối tại văn phòng thông qua các trò chơi đơn giản - WorkWell: Hướng tới những hoạt động tăng cường sức khỏe | tinh thần như yoga, thiền, khám sức khỏe - Future.Co: Những hoạt động hỗ trợ nhân sự và lấy trải nghiệm của nhân viên làm trung tâm - Dreamplex Academy: Những khóa học xây dựng các kỹ năng giúp tăng hiệu quả làm việc như networking, quản lý thời gian, giá trị thương hiệu cá nhân... Văn phòng mới này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của Tiki và Dreamplex? Sakshi Jawa: Theo lộ trình, đây là bước đi đầu tiên để chúng tôi tạo ra một môi trường đủ hấp dẫn để thu hút nhân tài. Hiện nay, Hà Nội chúng tôi có khoảng 70 người. Chúng tôi tìm kiếm những người muốn gia nhập đội ngũ Tiki để cùng tăng tốc, chính vì vậy chúng tôi chuyển đến một văn phòng rộng hơn, để mở rộng quy mô nhân sự của Tiki tại Hà Nội. Chúng tôi đã có văn phòng tại Hà Nội một thời gian rồi và đây là thời điểm thích hợp để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Điều quan trọng nhất khi vận hành một văn phòng ở xa chính là việc duy trì sự trao đổi thông tin, giao tiếp để đảm bảo công việc được trôi chảy, đồng thời đội ngũ ở Hà Nội cũng có thử thách lớn hơn khi hầu hết các lãnh đạo cấp cao đều ở Thành phố Hồ Chí Minh. Zoee Nguyễn: Khách hàng ở mỗi nơi có một đặc điểm riêng, vì thế chiến lược của Dreamplex cho thị trường Hà Nội cũng sẽ khác. Chúng tôi mang đến một concept mới và hy vọng sẽ thuyết phục được khách hàng Hà Nội bởi chất lượng và trở thành những người gắn bó và cam kết lâu dài. Đây sẽ là mục tiêu trong tương lai của Dreamplex cùng với 6 văn phòng của Dreamplex tại TP. Hồ Chí Minh từ nay đến cuối năm 2021. Trà My Nguồn: Vietcetera
Quy định về trang phục công sở
Mình xin chia sẻ với mọi người thông tin mà mình cập nhật được về quy định trang phục công sở: Đối với cán bộ, công chức, viên chức thì hiện không có văn bản cụ thể đề cập đến cách ăn mặc chung cụ thể mà được quy định sơ lược tại Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau: Điều 5. Trang phục 1. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự. 2. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 6. Lễ phục Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài. 1. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat. 2. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ. 3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Ngoài nguyên tắc chung nêu trên, mỗi ngành, địa phương lại có quy định riêng về việc các chủ thể phải ăn mặc thế nào khi đi làm, tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể từng công chức. Ví dụ như với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, phải mặc áo sơ mi màu trắng, quần xanh đen, đi giày da màu đen, dép quai hậu đối với nam; nữ giới phải mặc sơ mi trắng, váy juýp dáng ôm, đi giày da màu đen… (theo Thông tư 03/2016/TT-TTCP). - Với cán bộ, công chức, viên chức tại TP. Hồ Chí Minh, theo Điều 5 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND có nêu: Điều 5. Trang phục làm việc 1. Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau: a) Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi; b) Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo sơmi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống. Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành. 2. Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể. a) Đối với nam: quần tây, áo sơmi, cà vạt hoặc bộ comple. b) Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. c) Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Cụ thể, khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc quần tây, áo sơ mi với nam; mặc quần tây, váy dài (chiều dài tối thiểu ngang đầu gối), áo sơ mi (có tay), comple, áo dài truyền thống đối với nữ. Ngoài ra, đầu tóc phải gọn gàng, đi giày hoặc dép có quay hậu. - Với công chức tại Hà Nội, theo Điều 4 Quyết định 522/QĐ-UBND có nêu: Điều 4. Trang phục, tác phong 1. Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng. 2. Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục. 3. Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định. 4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc. 5. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc. 6. Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. 7. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước. Theo đó, quy định phải mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng. Ngoài ra, phải đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh. Đối với nhưng đơn vị không phải cơ quan hành chính nhà nước thì không có quy định bắt buộc mà sẽ phụ thuộc vào quy định nội bộ của đơn vị. Các bạn nào có quy định cụ thể hơn thì có thể chia sẻ lên đây để mọi người cùng cập nhật.
05 nhóm người bị ghét nhất chốn công sở
Mỗi ngày có 24 tiếng, trung bình mỗi ngày một người có khoảng 6 tiếng để ngủ, mất khoảng 3 tiếng để ăn uống, vệ sinh, mất khoảng 1 tiếng để đi lại, khoảng 2 tiếng để nói chuyện với bạn bè, gia đình. trong khi đó chúng ta lại dành thời gian ở công sở khoảng 10 tiếng mỗi ngày, người nào ít lắm cũng phải 8 tiếng. Thời gian ở công sở nhiều nhất, và mình nghĩ ở đó cũng có nhiều chuyện để bàn nhất. Nay mình dành chút thời gian viết về một chuyện mà gần như chốn công sở nào cũng có. Đó là chuyện “mẫu những người bị ghét ở chốn công sở”. Họ là ai? Họ có đặc điểm gì? Và những mẫu người đó ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? Dựa trên một chút xíu kinh nghiệm thực tiễn, mình xin đúc kết những gì mình đã gặp và sắp xếp theo thứ tự mức độ bị ghét từ nhẹ đến nặng như sau. 1. Mẫu người đi làm chỉ biết làm, mọi chuyện khác “dont care” Từ lúc ra trường đến giờ mình đã đi làm ở 2 công ty. Và hai chỗ mình đều gặp mẫu người như vậy. Đến giờ làm là ngồi vào làm, hết giờ rồi về, ai hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, không hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp, cộng sự, không tham gia “đàn đúm” cùng mọi người mỗi khi có dịp. Mẫu người này thuộc dạng mẫu người bị ghét, nhưng mức độ bị ghét không lớn bởi vì họ “don’t care anything”. Nhưng xét về lâu về dài mẫu nhân viên này thường không có lợi cho các doanh nghiệp bởi bản tính “ù lì” luôn là kẻ thù số 1 của mỗi cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Doanh nghiệp là tập thể gắn kết, và đoàn kết chính là sức mạnh. Một người có chuyên môn giỏi đến đâu đi chăng nữa nhưng lại có tính “don’t care anything” thì không hề có lợi cho doanh nghiệp chút nào. 2. Mẫu người không có năng lực hoặc có năng lực nhưng lười biếng Có thể cái tiêu đề sẽ khiến nhiều bạn bất ngờ nhưng điều đó là sự thật. Mình từng biết có người chuyên môn gần như là tiệm cận số 0 luôn ấy, nhưng họ vấn đến công ty và “làm việc” như thường. Giả sử như chuyên môn bạn không tốt nhưng bù lại bạn có sự cần cù, chịu khó học hỏi thì không nói làm gì, nhưng lạ kì là có những người chuyên môn tệ nhưng lại lười nhác học hỏi, cộng thêm cái thói bảo thủ nữa thì thôi rồi… Và oái oăm thay những người này là những người luôn muốn được phúc lợi tốt mới ghê chứ. Làm thì lười nhưng lúc nào cũng đòi hỏi, thấy người khác được thưởng là tị nạnh so đo trong khi có việc là đùn đẩy trách nhiệm. Mẫu người này cũng bị khó ưa chút chút, chưa đến mức phải bị ghét bởi vì cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới những người xung quanh. Khó ưa ở đây có thể là những lúc bạn nói người ta không nghe, mặc dù người ta sai rành rành :v Và nói đến tập thể doanh nghiệp thì đương nhiên là không có lợi một chút nào. 3. Mẫu người có năng lực nhưng nói nhiều Trường hợp này ở công ty mình đi làm lúc mới ra trường có gặp. Đó là một anh hơn mình 2 tuổi, rất giỏi về mảng luật đầu tư – doanh nghiệp. Làm việc rất tốt, được sếp cưng. Tuy nhiên đồng nghiệp thì lại không mấy ai ưa (trong đó có cả mình) vì nói rất nhiều, và rất thích lên mặt với người khác. Một người có chuyên môn giỏi thì đương nhiên có lợi cho doanh nghiệp tuy nhiên vì tính “hống hách” mà nhiều người không ưa rất dễ bị cô lập. Điều đó khiến nội bộ doanh nghiệp có thể bị chia rẻ và nếu điều đó xảy ra thì không hề ổn một chút nào cả. 4. Mẫu người năng lực có hạn, nhưng ảo tưởng vô biên Có những người năng lực có hạn nhưng lúc nào cũng nghĩ mình hay, mình giỏi. Bản tính này trực tiếp có hại cho chính người đó, vì không sớm thì muộn cuộc đờicũng sẽ cho họ những bài học nhớ đời thôi. Hê hê, và đương nhiên là họ bị ghét. Thử tưởng tượng một đứa dở hơn mình nhưng mồm lúc nào cũng oang oang tưởng mình là nhất, bạn có khó chịu không? Chắc chắn là có, mình xin cam đoan, cho dù bạn có là người thuộc mẫu số 1 – don’t care anything thì bạn cũng sẽ rất khó chịu với người này. Và đương nhiên, những người này mang lại cho doanh nghiệp những nguy cơ và rủi ro cực cao. Ngoài những vấn đề về chuyên môn, những việc liên quan đến chuyện “ngoài lề” công việc cũng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp bởi ai cũng có chút “tư thù cá nhân trong mình, và không phải ai cũng tiết chế được nó khi làm việc cùng nhau. Bạn ghét thằng kia ở ngoài đời, rất khó để bạn làm việc chung với nó một cách hiệu quả. Và doanh nghiệp chính là người gánh hậu quả nặng nề nhất. 5. Mẫu người “Bà Tám” Bỏ qua những vấn đề về chuyên môn, năng lực. Mình tin rằng đây là mẫu người bị ghét nhất trong bất kì doanh nghiệp nào. Đó là nhiều chuyện, nhiều chuyện và nhiều chuyện. Đến công ty để làm việc chứ không phải là để “bà tám”. Đi làm nhưng chuyện nhà ông A, ông B mua được cái xe nào là biết hết, mới sắm được đôi giày cũng soi luôn. Và cũng chính nhóm người này là nhóm người dễ gây chia rẻ nội bộ nhất. Ngồi với ông này, nói xấu bà kia, ngồi với bà kia nói xấu ông nọ để ông nọ với bà kia nghi ngờ và thù ghét lẫn nhau. Điều này là có, mình đã cảm nhận, cũng đã từng là nạn nhân. Rồi đi đồn thổi, tiêm nhiễm vào đầu óc những nhân viên mới những suy nghĩ sai lệnh, thậm chí là những chuyện KHÔNG HỀ CÓ cũng bơm vào đầu những nhân viên mới. Nào là “bà đó ghê gớm lắm đó blah blah…” “ông đó ghê gớm lắm đó thế này thế nọ, thế lọ thế chai” “phòng đó làm việc nguy hiểm lắm đó, khó lắm đó, áp lực lắm đó…blah blah…” Haizaaa, đến công ty là để làm, nhiều chuyện như vậy thì thời gian đâu mà làm không biết nữa. Mà không lo làm thì đương nhiên kế hoạch công việc không đạt, chỉ tiêu không đạt, doanh nghiệp bị đình trệ, ù lì… doanh nghiệp bị đình trệ, thất bát thì thu nhập chắc chắc sẽ bị ảnh hưởng. Sao những người này họ không biết điều đó nhỉ? Cuối cùng doanh nghiệp là người gánh hậu quả nặng nhất mới đau chứ. Mấy nay đang bức xúc chuyện liên quan đến nhân sự, nguyên nhân trực tiếp cũng từ cái hội bà tám ở chỗ mình làm, lên đây xả xì chét một tí. Ở chỗ các bác làm không biết có vậy không, và có những trường hợp nào khác không mời các bác bổ sung...