Nghị định 75/2013/NĐ-CP: “Gây rối” giữa lý luận và thực tiễn?
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2013/NĐ-CP về việc điều chỉnh hiệu lực của Nghị định 27/2011/NĐ-CP. Theo đó, Quy định về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không sẽ dời hiệu lực về 15/4/2014. Tuy nhiên, Nghị định 27 đã có hiệu lực từ 01/6/2011 còn Nghị định 75 thì mãi đến 01/9/2013 mới có hiệu lực. Vậy Nghị định 27 sẽ tạm ngừng hiệu lực ngay thời điểm Nghị định 75 ra đời hay phải chờ tới ngày 01/9/2013 nó mới ngừng hiệu lực? Rõ ràng, ở góc nhìn lý luận thì Nghị định 27 vẫn còn hiệu lực cho đến 31/8/2013, 01/9/2013 – 14/4/2014 nó tạm thời ngừng hiệu lực, 15/4/2014 sẽ bắt đầu có hiệu lực lại. Tuy nhiên, ở góc nhìn thực tiễn thì khó lòng hiểu được. Đáng lẽ ra, Nghị định 75 nên quy định: “Tạm thời ngừng hiệu lực Nghị định 27 từ ngày … đến ngày 14/4/2014” thì sẽ phù hợp hơn.
Ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Chiều ngày 6/5, thủ tướng đã ban hành quyết định25/QĐ-TTg về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Quy chế mới có một số thay đổi đáng chú ý như sau: >Phân biệt người đứng đầu cơ quan nhà nước, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn. Điều 2 của quy chế phân định rõ người phát ngôn là : người đứng đầu cơ quan nhà nước; người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (Người phát ngôn); và người được người đứng đầu cơ quan nhà nước ủy quyền phát ngôn >Tăng mật độ họp báo và cung cấp thông tin nhanh hơn Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương tổ chức họp báo ít nhất 3 tháng một lần để cung cấp thông tin định kì cho báo chí ( theo quy chế cũ là 6 tháng). Trong trường hợp đột xuất bất thường, Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí trong vòng 1 ngày, kể từ khi sự việc xảy ra(theo quy chế cũ là 2 ngày). >Buộc công khai chức vụ, số điện thoại và email của người phát ngôn Khoản b điều 2 của quy chế quy định: “Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của Người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước” >Một số vấn đề về từ ngữ “Người phát ngôn” được hiểu là Người được người đứng đầu cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên. “Quyền từ chối cung cấp thông tin” theo quy chế cũ được sửa thành “ Trách nhiệm từ chối cung cấp thông tin” “Trong trường hợp cần thiết” là một từ khá mơ hồ chủ quan nhưng được lặp lại ít nhất 2 lần. Tại điểm c khoản 2 điều 3 của quy chế quy định như sau: “Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban hàng tuần…”. Ở đây có lẽ nên làm rõ những trường hợp như thế nào là cần thiết. Xem toàn văn quyết định tại đây : http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-25-2013-QD-TTg-Quy-che-phat-ngon-va-cung-cap-thong-tin-cho-bao-chi-184541.aspx Hươ
Nghị định 75/2013/NĐ-CP: “Gây rối” giữa lý luận và thực tiễn?
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2013/NĐ-CP về việc điều chỉnh hiệu lực của Nghị định 27/2011/NĐ-CP. Theo đó, Quy định về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không sẽ dời hiệu lực về 15/4/2014. Tuy nhiên, Nghị định 27 đã có hiệu lực từ 01/6/2011 còn Nghị định 75 thì mãi đến 01/9/2013 mới có hiệu lực. Vậy Nghị định 27 sẽ tạm ngừng hiệu lực ngay thời điểm Nghị định 75 ra đời hay phải chờ tới ngày 01/9/2013 nó mới ngừng hiệu lực? Rõ ràng, ở góc nhìn lý luận thì Nghị định 27 vẫn còn hiệu lực cho đến 31/8/2013, 01/9/2013 – 14/4/2014 nó tạm thời ngừng hiệu lực, 15/4/2014 sẽ bắt đầu có hiệu lực lại. Tuy nhiên, ở góc nhìn thực tiễn thì khó lòng hiểu được. Đáng lẽ ra, Nghị định 75 nên quy định: “Tạm thời ngừng hiệu lực Nghị định 27 từ ngày … đến ngày 14/4/2014” thì sẽ phù hợp hơn.
Ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Chiều ngày 6/5, thủ tướng đã ban hành quyết định25/QĐ-TTg về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Quy chế mới có một số thay đổi đáng chú ý như sau: >Phân biệt người đứng đầu cơ quan nhà nước, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn. Điều 2 của quy chế phân định rõ người phát ngôn là : người đứng đầu cơ quan nhà nước; người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (Người phát ngôn); và người được người đứng đầu cơ quan nhà nước ủy quyền phát ngôn >Tăng mật độ họp báo và cung cấp thông tin nhanh hơn Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương tổ chức họp báo ít nhất 3 tháng một lần để cung cấp thông tin định kì cho báo chí ( theo quy chế cũ là 6 tháng). Trong trường hợp đột xuất bất thường, Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí trong vòng 1 ngày, kể từ khi sự việc xảy ra(theo quy chế cũ là 2 ngày). >Buộc công khai chức vụ, số điện thoại và email của người phát ngôn Khoản b điều 2 của quy chế quy định: “Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của Người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước” >Một số vấn đề về từ ngữ “Người phát ngôn” được hiểu là Người được người đứng đầu cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên. “Quyền từ chối cung cấp thông tin” theo quy chế cũ được sửa thành “ Trách nhiệm từ chối cung cấp thông tin” “Trong trường hợp cần thiết” là một từ khá mơ hồ chủ quan nhưng được lặp lại ít nhất 2 lần. Tại điểm c khoản 2 điều 3 của quy chế quy định như sau: “Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban hàng tuần…”. Ở đây có lẽ nên làm rõ những trường hợp như thế nào là cần thiết. Xem toàn văn quyết định tại đây : http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-25-2013-QD-TTg-Quy-che-phat-ngon-va-cung-cap-thong-tin-cho-bao-chi-184541.aspx Hươ