Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng BHTN thấp hơn quy định là hành vi trốn đóng BHTN
Hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN là hành vi bị nghiêm cấm, cần xác định rõ các trường hợp thế nào là chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN để xử lý cho đúng. Các trường hợp chậm đóng BHXH, BHTN Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp: - Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng BHTN thấp hơn quy định là hành vi trốn đóng BHTN Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHXH, BHTN cho người lao động theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Cụ thể như sau: - Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; - Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp; - Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHXH theo quy định của Chính phủ. Nếu thuộc các trường hợp trên nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN. Hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm những hành vi nào?
Ngày 29/06/2024 Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay thế Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13. Theo đó Luật Bảo hiểm xã hội 2024 xác định cụ thể hành vi và đối tượng chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm xã hội là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm. Bảo hiểm xã hội có các loại hình và chế độ như sau: 1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây: Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; Hỗ trợ chi phí mai táng; Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. 2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Trợ cấp thai sản; Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm. 5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung. Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm những hành vi nào? Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng, ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. 2. Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. 3. Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; 4. Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị áp dụng biện pháp xử lý gì? Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị áp dụng biện pháp xử lý sau: 1. Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 3. Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Công ty nợ tiền BHXH, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi
Công ty nợ tiền, chậm đóng BHXH, chưa đóng BHXH thì người lao động có được hưởng các chế độ của BHXH không? (1) Công ty nợ tiền BHXH, người lao động có được hưởng các chế độ của BHXH không? Thông thường, khi người lao động đi làm tại một công ty, người sử dụng lao động sẽ là người đứng ra đóng tiền BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, nếu công ty chậm đóng tiền BHXH, hoặc có dấu hiệu nợ tiền BHXH, chưa đóng đủ BHXH cho người lao động của công ty thì quyền lợi của người lao động làm việc trong công ty đó có được thụ hưởng các chế độ của BHXH không? Theo Công văn 1880/BHXH-CSXH của cơ quan BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ BHXH, các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH là các đơn vị: - Đơn vị đang làm thủ tục phá sản; - Đơn vị đã có Quyết định phá sản của Tòa án; - Đơn vị không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; - Đơn vị không có người đại diện theo pháp luật. Theo đó, nếu người lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH đang trong tình trạng như trên thì việc xác nhận thời gian tham gia BHXH đối với người lao động được thực hiện như sau: Thực hiện theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH: Xác nhận sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nếu vì lí do đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH cho người lao động, dẫn đến tình trạng người lao động không đủ điều kiện (không đủ thời gian tham gia BHXH) nhận lương hưu thì giải quyết như sau: Thu BHXH tự nguyện một lần cho thời gian còn thiếu - Đối tượng: Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, có thời gian thực đóng BHXH từ đủ 10 năm đến dưới 20 năm (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) mà có nguyện vọng thì được đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. - Mức đóng: Theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP; trong đó, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện do người lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật. Như vậy, dù công ty chưa đóng đủ BHXH, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ của BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm nghề nghiệp với mức hưởng tính đến thời gian đã đóng BHXH. Trường hợp thu hồi được số tiền mà công ty còn nợ BHXH thì sẽ xác nhận bổ sung trên sổ BHXH cho người lao động để tăng mức hưởng. (2) Công ty chưa đóng đủ BHXH bị xử lý thế nào? Theo khoản 9 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH sửa đổi Điều 36 Quyết định 595/QĐ-BHXH, việc quản lý đơn vị và người đang tham gia BHXH được thực hiện như sau: - Trường hợp đơn vị chậm đóng trên 02 tháng đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng, cán bộ Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ thực hiện: + Gửi Thông báo đôn đốc 10 ngày một lần. Sau 02 lần gửi văn bản đôn đốc, đối với các đơn vị đã gửi thông báo nhưng không thực hiện đóng tiền lập Danh sách đề nghị thanh tra đột xuất (Mẫu D04m-TS) chuyển Phòng Thanh tra - Kiểm tra. + Cập nhật kết quả thanh tra vào phần mềm quản lý theo Báo cáo tình hình thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN đột xuất (Mẫu số 01-TTTĐ). + Lập danh sách đơn vị đã thanh tra nhưng cố tình không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Trường hợp phát hiện đơn vị có dấu hiệu hoặc cố tình vi phạm như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; đóng không đúng tiền lương của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ thì báo cáo đề xuất Giám đốc để tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, theo khoản 10 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung điểm 1.1 khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau: - Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016; - Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng. Như vậy, ngoài việc bị thanh tra, đăng thông báo lên các phương tiện đại chúng, công ty nợ tiền BHXH (không đóng, chưa đóng đủ BHXH) mà có dấu hiệu trốn đóng BHXH thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, bị truy thu số tiền chưa đóng BHXH và phải trả thêm lãi suất chậm đóng theo quy định trên.
Đề xuất không khen thưởng, vinh danh đối với các đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
Ngày 13/12/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 4208/BHXH-TST về việc tăng cường đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN. Nhằm giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN xuống mức thấp nhất, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc BHXH Việt Nam triển khai hiệu quả một số nội dung sau: Đối với BHXH tỉnh (1) Bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam, cấp ủy chính quyền địa phương triển khai hiệu quả kịch bản phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Thường xuyên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT của tỉnh tình hình thực hiện đóng BHXH của các đơn vị trên địa bàn; chủ động đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ thu nợ liên ngành và xử lý đơn vị vi phạm việc đóng BHXH theo quy định của pháp luật. (2) Triển khai linh hoạt làm việc với các đơn vị chậm đóng BHXH như gửi thông báo đôn đốc, trực tiếp làm việc tập trung hoặc tổ chức theo hội nghị khách hàng, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra...; công khai thông tin dự kiến kiểm tra, thanh tra, chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố đến cơ quan điều tra đối với các đơn vị chậm đóng. (3) Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí, biểu dương đơn vị chấp hành tốt nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN đồng thời công khai danh sách các doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng. (4) Đề xuất các cấp có thẩm quyền không khen thưởng, vinh danh đối với các đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN. (5) Phân công lãnh đạo, trưng tập công chức, viên chức đôn đốc, theo dõi các đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng BHXH, BHYT, BHTN. Từ ngày 15/12/2023, trước 18h30 hàng ngày đánh giá kết quả việc thực hiện và báo cáo kết quả về BHXH Việt Nam. Xem và tải Mẫu báo cáo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/16/mau-bao-cao.docx Đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1) Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của BHXH các tỉnh, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Thi đua - Khen thưởng báo cáo Tổng Giám đốc biểu dương, khen thưởng hoặc phê bình đối với những địa phương không thực hiện tốt về giảm số tiền chậm đóng BHXH. (2) Vụ Thanh tra - Kiểm tra: Tiếp tục đôn đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các giải pháp theo chỉ đạo tại Công văn số 2279/BHXH-TTKT ngày 26/7/2023 của BHXH Việt Nam về tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất và xử lý vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHTN, BHYT, tổng hợp báo cáo Tổng Giám đốc; gắn việc đôn đốc thu hồi, thanh tra đột xuất với kết quả giảm nợ của BHXH tỉnh trong công tác bình xét, xếp loại thi đua cuối năm trong lĩnh vực TTKT. (3) Trung tâm Truyền thông - Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí Trung ương đăng tải thông tin chỉ đạo của Lãnh đạo Ngành về giải pháp giảm số tiền chậm đóng tại các doanh nghiệp. Công khai danh tính các đơn vị chậm đóng, trốn đóng, cố tình vi phạm pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Hướng dẫn BHXH các tỉnh phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí công khai danh tính các đơn vị chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. - Theo dõi, tổng hợp phản ánh của các địa phương, đơn vị báo cáo BHXH Việt Nam. Xem bài viết chi tiết Công văn 4208/BHXH-TST ngày 13/12/2023.
Khi nào doanh nghiệp bị tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội?
Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg quy định về việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như sau: - Trường hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng; - Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;… Bên cạnh đó, chậm đóng tiền bảo hiểm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cùng với đó, khoản 3 Điều 122 Luật này đã quy định về việc xử lý vi phạm đối với hành vi này như sau: Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;… Theo đó, doanh nghiệp có thể chậm đóng BHXH dưới 30 ngày. Nếu chậm đóng trên 30 ngày, sẽ phải nộp thêm số tiền lãi cho Quỹ BHXH. Ví dụ: Doanh nghiệp X chọn đóng BHXH hằng tháng. Theo đó, thời hạn chậm nhất phải nộp BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tháng 01/2022 là ngày cuối cùng của tháng 01 (31/01/2022). - Nếu từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 01/03/2021, doanh nghiệp X nộp tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng 01 thì không bị tính lãi lãi chậm đóng. - Từ ngày 02/03/2022 mới nộp các loại bảo hiểm trên cho tháng 01/2022 thì phải đóng số tiền lãi chậm đóng.
Hướng dẫn tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội
Hiện nay, với phương thức tính lãi chậm đóng BHXH là ngày đầu hằng tháng. Theo đó, lãi chậm nộp BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN sẽ được tính theo công thức được quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau: Lcđi = Pcđi x k (đồng) Trong đó: * Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng). * Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau: Pcđi = Plki - Spsi (đồng) Trong đó: Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có). Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau: + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi; + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng. * k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau: - Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố. - Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng. Trong năm 2022, căn cứ Thông báo 89/TB-BHXH của BHXH Việt Nam, mức lãi suất từ quỹ đầu tư từ quỹ BHXH năm 2021 là 4,39%/năm, lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 09 tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 31/12/2021 là 3,26%/năm. Đồng thời, tại Thông báo 230/TB-BHXH, BHXH TP. HCM thông báo đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố mức lãi suất áp dụng kể từ ngày 01/01/2022 như sau: - Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 0.7316%/tháng. - Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT là 0.5434%/tháng. Ví dụ: Doanh nghiệp X đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2022, doanh nghiệp X còn nợ số tiền đóng BHXH như sau: + BHXH, BHTN là: 50 triệu đồng; + BHYT là 10 triệu đồng; Trong đó: số tiền phải đóng bảo hiểm của tháng 02/2022 là: + BHXH, BHTN: 25 triệu đồng + BHYT: 5 triệu đồng Nếu đến ngày 02/3/2022, doanh nghiệp X mới đóng BHXH, BHTN, BHYT thì số tiền lãi chậm đóng được tính như sau: - Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là: (50 triệu đồng - 25 triệu đồng) x 0,7316% = 182.900 đồng - Tiền lãi chậm đóng BHYT là: (10 triệu đồng - 05 triệu đồng) x 0,5434% = 27.170 đồng Như vậy, tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN thu thêm đối với doanh nghiệp X tại thời điểm nộp ngày 02/3/2022: 182.900 + 27.170 = 210.070 đồng.
Cho mình hỏi vấn đề này với ạ Công ty mình có chậm đóng BHXH và cả bảo hiểm y tế cho nhân viên, giờ bị phạt lãi chậm đóng? Vậy mức lãi chậm trả là bao nhiêu? Và tính chung hay riêng hai loại bảo hiểm này? Mong mọi người hỗ trợ giúp ạ.
Làm gì khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH?
Chào mọi người! Em có một thắc mắc mong mọi gười giải đáp dùm ạ! Hiện tại em đang làm việc tại một Công ty Xây dựng nhưng do công ty mới thành lập, tài chính còn khó khăn chưa thể đóng đúng thời hạn BHXH cho người lao động. Tuần trước em có đi khám thì bên bệnh viện bảo là BHYT của em không có tác dụng vì công ty còn nợ tiền bhxh, mọi chi phí khám chữa bệnh và thuốc thang , em phải tự chi trả. Mọi người cho em hỏi, sau khi công ty đóng đủ tiền bhxh thì số tiền em bỏ ra khi đi khám chữa bệnh có được bên bhyt trả lại không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!
Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng BHTN thấp hơn quy định là hành vi trốn đóng BHTN
Hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN là hành vi bị nghiêm cấm, cần xác định rõ các trường hợp thế nào là chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN để xử lý cho đúng. Các trường hợp chậm đóng BHXH, BHTN Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp: - Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng BHTN thấp hơn quy định là hành vi trốn đóng BHTN Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHXH, BHTN cho người lao động theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Cụ thể như sau: - Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; - Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp; - Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHXH theo quy định của Chính phủ. Nếu thuộc các trường hợp trên nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN. Hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm những hành vi nào?
Ngày 29/06/2024 Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay thế Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13. Theo đó Luật Bảo hiểm xã hội 2024 xác định cụ thể hành vi và đối tượng chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm xã hội là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm. Bảo hiểm xã hội có các loại hình và chế độ như sau: 1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây: Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; Hỗ trợ chi phí mai táng; Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. 2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Trợ cấp thai sản; Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm. 5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung. Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm những hành vi nào? Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng, ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. 2. Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. 3. Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; 4. Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị áp dụng biện pháp xử lý gì? Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị áp dụng biện pháp xử lý sau: 1. Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 3. Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Công ty nợ tiền BHXH, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi
Công ty nợ tiền, chậm đóng BHXH, chưa đóng BHXH thì người lao động có được hưởng các chế độ của BHXH không? (1) Công ty nợ tiền BHXH, người lao động có được hưởng các chế độ của BHXH không? Thông thường, khi người lao động đi làm tại một công ty, người sử dụng lao động sẽ là người đứng ra đóng tiền BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, nếu công ty chậm đóng tiền BHXH, hoặc có dấu hiệu nợ tiền BHXH, chưa đóng đủ BHXH cho người lao động của công ty thì quyền lợi của người lao động làm việc trong công ty đó có được thụ hưởng các chế độ của BHXH không? Theo Công văn 1880/BHXH-CSXH của cơ quan BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ BHXH, các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH là các đơn vị: - Đơn vị đang làm thủ tục phá sản; - Đơn vị đã có Quyết định phá sản của Tòa án; - Đơn vị không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; - Đơn vị không có người đại diện theo pháp luật. Theo đó, nếu người lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH đang trong tình trạng như trên thì việc xác nhận thời gian tham gia BHXH đối với người lao động được thực hiện như sau: Thực hiện theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH: Xác nhận sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nếu vì lí do đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH cho người lao động, dẫn đến tình trạng người lao động không đủ điều kiện (không đủ thời gian tham gia BHXH) nhận lương hưu thì giải quyết như sau: Thu BHXH tự nguyện một lần cho thời gian còn thiếu - Đối tượng: Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, có thời gian thực đóng BHXH từ đủ 10 năm đến dưới 20 năm (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) mà có nguyện vọng thì được đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. - Mức đóng: Theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP; trong đó, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện do người lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật. Như vậy, dù công ty chưa đóng đủ BHXH, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ của BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm nghề nghiệp với mức hưởng tính đến thời gian đã đóng BHXH. Trường hợp thu hồi được số tiền mà công ty còn nợ BHXH thì sẽ xác nhận bổ sung trên sổ BHXH cho người lao động để tăng mức hưởng. (2) Công ty chưa đóng đủ BHXH bị xử lý thế nào? Theo khoản 9 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH sửa đổi Điều 36 Quyết định 595/QĐ-BHXH, việc quản lý đơn vị và người đang tham gia BHXH được thực hiện như sau: - Trường hợp đơn vị chậm đóng trên 02 tháng đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng, cán bộ Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ thực hiện: + Gửi Thông báo đôn đốc 10 ngày một lần. Sau 02 lần gửi văn bản đôn đốc, đối với các đơn vị đã gửi thông báo nhưng không thực hiện đóng tiền lập Danh sách đề nghị thanh tra đột xuất (Mẫu D04m-TS) chuyển Phòng Thanh tra - Kiểm tra. + Cập nhật kết quả thanh tra vào phần mềm quản lý theo Báo cáo tình hình thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN đột xuất (Mẫu số 01-TTTĐ). + Lập danh sách đơn vị đã thanh tra nhưng cố tình không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Trường hợp phát hiện đơn vị có dấu hiệu hoặc cố tình vi phạm như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; đóng không đúng tiền lương của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ thì báo cáo đề xuất Giám đốc để tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, theo khoản 10 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung điểm 1.1 khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau: - Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016; - Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng. Như vậy, ngoài việc bị thanh tra, đăng thông báo lên các phương tiện đại chúng, công ty nợ tiền BHXH (không đóng, chưa đóng đủ BHXH) mà có dấu hiệu trốn đóng BHXH thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, bị truy thu số tiền chưa đóng BHXH và phải trả thêm lãi suất chậm đóng theo quy định trên.
Đề xuất không khen thưởng, vinh danh đối với các đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
Ngày 13/12/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 4208/BHXH-TST về việc tăng cường đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN. Nhằm giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN xuống mức thấp nhất, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc BHXH Việt Nam triển khai hiệu quả một số nội dung sau: Đối với BHXH tỉnh (1) Bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam, cấp ủy chính quyền địa phương triển khai hiệu quả kịch bản phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Thường xuyên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT của tỉnh tình hình thực hiện đóng BHXH của các đơn vị trên địa bàn; chủ động đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ thu nợ liên ngành và xử lý đơn vị vi phạm việc đóng BHXH theo quy định của pháp luật. (2) Triển khai linh hoạt làm việc với các đơn vị chậm đóng BHXH như gửi thông báo đôn đốc, trực tiếp làm việc tập trung hoặc tổ chức theo hội nghị khách hàng, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra...; công khai thông tin dự kiến kiểm tra, thanh tra, chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố đến cơ quan điều tra đối với các đơn vị chậm đóng. (3) Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí, biểu dương đơn vị chấp hành tốt nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN đồng thời công khai danh sách các doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng. (4) Đề xuất các cấp có thẩm quyền không khen thưởng, vinh danh đối với các đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN. (5) Phân công lãnh đạo, trưng tập công chức, viên chức đôn đốc, theo dõi các đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng BHXH, BHYT, BHTN. Từ ngày 15/12/2023, trước 18h30 hàng ngày đánh giá kết quả việc thực hiện và báo cáo kết quả về BHXH Việt Nam. Xem và tải Mẫu báo cáo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/16/mau-bao-cao.docx Đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1) Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của BHXH các tỉnh, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Thi đua - Khen thưởng báo cáo Tổng Giám đốc biểu dương, khen thưởng hoặc phê bình đối với những địa phương không thực hiện tốt về giảm số tiền chậm đóng BHXH. (2) Vụ Thanh tra - Kiểm tra: Tiếp tục đôn đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các giải pháp theo chỉ đạo tại Công văn số 2279/BHXH-TTKT ngày 26/7/2023 của BHXH Việt Nam về tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất và xử lý vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHTN, BHYT, tổng hợp báo cáo Tổng Giám đốc; gắn việc đôn đốc thu hồi, thanh tra đột xuất với kết quả giảm nợ của BHXH tỉnh trong công tác bình xét, xếp loại thi đua cuối năm trong lĩnh vực TTKT. (3) Trung tâm Truyền thông - Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí Trung ương đăng tải thông tin chỉ đạo của Lãnh đạo Ngành về giải pháp giảm số tiền chậm đóng tại các doanh nghiệp. Công khai danh tính các đơn vị chậm đóng, trốn đóng, cố tình vi phạm pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Hướng dẫn BHXH các tỉnh phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí công khai danh tính các đơn vị chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. - Theo dõi, tổng hợp phản ánh của các địa phương, đơn vị báo cáo BHXH Việt Nam. Xem bài viết chi tiết Công văn 4208/BHXH-TST ngày 13/12/2023.
Khi nào doanh nghiệp bị tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội?
Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg quy định về việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như sau: - Trường hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng; - Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;… Bên cạnh đó, chậm đóng tiền bảo hiểm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cùng với đó, khoản 3 Điều 122 Luật này đã quy định về việc xử lý vi phạm đối với hành vi này như sau: Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;… Theo đó, doanh nghiệp có thể chậm đóng BHXH dưới 30 ngày. Nếu chậm đóng trên 30 ngày, sẽ phải nộp thêm số tiền lãi cho Quỹ BHXH. Ví dụ: Doanh nghiệp X chọn đóng BHXH hằng tháng. Theo đó, thời hạn chậm nhất phải nộp BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tháng 01/2022 là ngày cuối cùng của tháng 01 (31/01/2022). - Nếu từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 01/03/2021, doanh nghiệp X nộp tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng 01 thì không bị tính lãi lãi chậm đóng. - Từ ngày 02/03/2022 mới nộp các loại bảo hiểm trên cho tháng 01/2022 thì phải đóng số tiền lãi chậm đóng.
Hướng dẫn tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội
Hiện nay, với phương thức tính lãi chậm đóng BHXH là ngày đầu hằng tháng. Theo đó, lãi chậm nộp BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN sẽ được tính theo công thức được quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau: Lcđi = Pcđi x k (đồng) Trong đó: * Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng). * Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau: Pcđi = Plki - Spsi (đồng) Trong đó: Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có). Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau: + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi; + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng. * k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau: - Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố. - Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng. Trong năm 2022, căn cứ Thông báo 89/TB-BHXH của BHXH Việt Nam, mức lãi suất từ quỹ đầu tư từ quỹ BHXH năm 2021 là 4,39%/năm, lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 09 tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 31/12/2021 là 3,26%/năm. Đồng thời, tại Thông báo 230/TB-BHXH, BHXH TP. HCM thông báo đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố mức lãi suất áp dụng kể từ ngày 01/01/2022 như sau: - Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 0.7316%/tháng. - Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT là 0.5434%/tháng. Ví dụ: Doanh nghiệp X đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2022, doanh nghiệp X còn nợ số tiền đóng BHXH như sau: + BHXH, BHTN là: 50 triệu đồng; + BHYT là 10 triệu đồng; Trong đó: số tiền phải đóng bảo hiểm của tháng 02/2022 là: + BHXH, BHTN: 25 triệu đồng + BHYT: 5 triệu đồng Nếu đến ngày 02/3/2022, doanh nghiệp X mới đóng BHXH, BHTN, BHYT thì số tiền lãi chậm đóng được tính như sau: - Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là: (50 triệu đồng - 25 triệu đồng) x 0,7316% = 182.900 đồng - Tiền lãi chậm đóng BHYT là: (10 triệu đồng - 05 triệu đồng) x 0,5434% = 27.170 đồng Như vậy, tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN thu thêm đối với doanh nghiệp X tại thời điểm nộp ngày 02/3/2022: 182.900 + 27.170 = 210.070 đồng.
Cho mình hỏi vấn đề này với ạ Công ty mình có chậm đóng BHXH và cả bảo hiểm y tế cho nhân viên, giờ bị phạt lãi chậm đóng? Vậy mức lãi chậm trả là bao nhiêu? Và tính chung hay riêng hai loại bảo hiểm này? Mong mọi người hỗ trợ giúp ạ.
Làm gì khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH?
Chào mọi người! Em có một thắc mắc mong mọi gười giải đáp dùm ạ! Hiện tại em đang làm việc tại một Công ty Xây dựng nhưng do công ty mới thành lập, tài chính còn khó khăn chưa thể đóng đúng thời hạn BHXH cho người lao động. Tuần trước em có đi khám thì bên bệnh viện bảo là BHYT của em không có tác dụng vì công ty còn nợ tiền bhxh, mọi chi phí khám chữa bệnh và thuốc thang , em phải tự chi trả. Mọi người cho em hỏi, sau khi công ty đóng đủ tiền bhxh thì số tiền em bỏ ra khi đi khám chữa bệnh có được bên bhyt trả lại không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!