Trả nợ quá hạn Ngân hàng bằng hình thức trả góp được không?
Chào quý anh chị! Tôi có 1 khoản nợ 20,000,000đ với ngân hàng trong năm 2019. Do thời điểm đó không có đủ tiền để trả nợ nên không để ý tới bên ngân hàng nữa. Gần đây có 1 công ty Luật gửi bưu phẩm về gia đình với yêu cầu trả lại số nợ đó. Tôi có kiểm tra về khoản nợ thì thấy đã quá hạn từ tháng 5/2020. Giờ tôi đã có đủ năng lực để thanh toán số nợ trên. Vậy quý anh chị cho tôi hỏi rằng, tôi có thể xin ngân hàng trả góp nợ quá hạn trên hay không? Hay bắt buộc phải trả gộp 1 lần số tiền 20,000,000đ đó. Trong trường hợp phải trả gộp, tôi có thể xin gia hạn khoản nợ với ngân hàng được không? Cảm ơn quý anh chị!
Không có tiền trả nợ có được khởi kiện không?
Em có vay nợ 3 lần đầu, mỗi lần 20 tr, 2 lần sau 60 tr, tổng em nợ là 120 triệu, bắt đầu vay từ 2014 và trả lãi đến 02/2017, nhưng số tiền lãi càng ngày càng nhiều, cứ mỗi lần ko có tiền đóng thì nó bắt ghi giấy nợ, lần 360tr, lần 420tr, lần 550tr, giấy tờ ghi nợ thì mình ko được giữ mà nó giữ, lãi vay cao mỗi tháng tới 50tr tiền lãi, em có ghi âm lại những lần họ bắt viết giấy và họ có nói cách tính lại như thế nào đều có ghi âm lại hết. Em muốn hỏi giờ trường hợp này em có thể kiện ra toàn án dân sự được ko để số tiền nợ được giảm bớt lại chứ giờ nhiều tiền quá?
Có được gia hạn trả nợ Ngân hàng khi gặp khó khăn vì Covid-19?
Khi lệnh cách ly toàn xã hội được ban bố; đồng nghĩa với việc các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp sẽ gặp tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn, đặc biệt là hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ khi nguồn vốn của họ xuất phát từ việc vay tốn để đầu tư sinh lợi. Câu hỏi được đặt ra trong nhiều ngày qua là có được gia hạn trả nợ Ngân hàng khi gặp khó khăn vì Covid-19 hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/NHNN cụ thể như sau: Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau: 1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi. 2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. 3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận. Như vậy, có thể thấy pháp luật có quy định cho phép việc cơ cấu lại thời gian trả nợ trên đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó có nghĩa là không phải tất cả các đề nghị xin gia hạn thời gian trả nợ của khách hàng đều được Ngân hàng đồng ý. Việc có được duyệt yêu cầu gia hạn thời gian trả nợ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố tại thời điểm yêu cầu gia hạn, ví dụ: mục đích vay vốn ban đầu, việc kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến việc xin gia hạn trả nợ có thực sự xuất phát từ dịch bệnh Covid-19, lịch sử trả nợ của bản thân có tốt hay không, có nợ xấu hay không hoặc khả năng tài chính của Ngân hàng vào thời điểm đó. Về thủ tục xin gia hạn trả nợ Ngân hàng thì tùy thuộc vào từng tổ chức tín dụng sẽ có những quy định riêng; khi bạn có nhu cầu xin cơ cấu lại thời gian trả nợ thì hãy đến trực tiếp Ngân hàng để được hỗ trợ tốt nhất. Trên đây là bài viết dựa trên nghiên cứu của bản thân và thực tiễn, nếu bạn có thêm thông tin gì thì bình luận bên dưới để bài viết thêm hoàn chỉnh nhé!
Re: Trả chậm hợp đồng vay tín chấp
Theo nội dung bạn cung cấp thì bạn đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ 7 tháng đúng theo hợp đồng, đến tháng thứ 8 thì bạn không có đủ tiền nên trễ hạn 4 ngày và bên cho vay đã gọi điện, nhắn tin đưa bạn vào nợ xấu trên hệ thống CIC thời gian là 5 năm, đồng thời phạt thêm 300 nghàn. Theo thắc mắc của bạn thì hành vi của ngân hàng có đúng quy định không? và việc trễ hạn vay như vậy có bị đưa ra pháp luật không? thì mình đưa ra nội dung tư vấn cho bạn như sau: Theo quy định tại 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vay như sau: "Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Do đó, bên vay phải trả nợ đúng hạn nếu quá hạn trả nợ thì người vay phải bồi thường theo quy định. Bên cạnh đó, căn cứ theo thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng thì nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì bên cho vay có quyền xử lý theo hợp đồng, quy định pháp luật liên quan. >>> Hệ thống CIC là gì? Khi nào người vay bị rơi vào trường hợp nợ xấu trên nợ xấu trên hệ thống CIC tại ngân hàng? Hệ thống CIC (là tên viết tắc của cum từ “Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”) là một tổ chức thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam (Căn cứ: khoản 22 Điều 3 Nghị định 16/2017/NĐ-CP) Theo đó, tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Theo đó, hệ thống CIC đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng, được chia thành năm mức (Căn Điều 3 Phụ lục đính kèm tại Nghị quyết 42/2017/QH14): Nhóm 1 Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn Vẫn còn khả năng thu hồi nợ, nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, thì bị phạt lãi quá hạn. Có thể xem xét vay ngay Nhóm 2 Nhóm nợ cần chú ý Từ dưới 10 tới dưới 30 ngày Sau 12 tháng Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 30 tới dưới 90 ngày 5 năm Nhóm 4 Nợ nghi ngờ bị mất vốn Từ 90 tới dưới 180 ngày 5 năm Nhóm 5 Nhóm nợ có khả năng mất vốn Nợ từ 180 ngày trở lên 5 năm Việc xác định nợ xấu được quy định tại Phụ lục đính kèm tại Nghị quyết 42/2017/QH14, nợ xấu được xác định là những khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả. Như vậy trường hợp của bạn trễ hạn từ 1 - 10 ngày chưa rơi vào nợ xấu nêu trên, tuy nhiên cũng khuyến khích bạn nhanh chóng trả nợ đúng hạn, nếu quá hạn (căn cứ hợp đồng vay) trả thêm phần lãi theo thỏa thuận. Để tránh trường ngân hàng nghi ngờ bạn mất khả năng thanh toán nợ sẽ dùng các biện pháp nghiệp vụ đòi nợ để de dọa bạn. >>> quá hạn vay tiêu dụng tín chấp có bị đưa ra pháp luật không? Việc ngân hàng liên hệ hệ đưa bạn vào trường hợp nợ xấu 5 năm trên CIC là chưa hợp lý và đồng thời phạt bạn 300 ngày thì việc phạt tiền này bạn cần căn cứ quy định thỏa thuận trên hợp đồng có quy định hay không? vì thực tế việc bạn trả chậm phải trả lãi quá hạn theo thỏa thuận. Thêm đó, bên ngân hàng đe dọa kiện bạn và gửi giấy về địa phương thì cũng chỉ là xác minh nơi cư trú của bạn mà thôi chứ họ không có quyền đòi nợ cho ngân hàng. Vì bạn chỉ bị pháp luật xử lý nếu có dấu hiệu gian dối, chiếm đoạt tài sản hoặc trốn nợ...Còn hiện tại bạn chỉ yêu cầu trễ hạn 10 ngày nên bạn yên tâm. Tranh thủ trả tiền đúng hạn. Bạn có thể tự kiểm tra bạn có rơi vào nợ xấu tài CIC không tại đây; Xem thêm: >>> Các công ty tài chính cho vay với lãi suất cao tại sao không bị xử lý? >>> Mức lãi suất cho vay tiêu dùng
Trả nợ quá hạn Ngân hàng bằng hình thức trả góp được không?
Chào quý anh chị! Tôi có 1 khoản nợ 20,000,000đ với ngân hàng trong năm 2019. Do thời điểm đó không có đủ tiền để trả nợ nên không để ý tới bên ngân hàng nữa. Gần đây có 1 công ty Luật gửi bưu phẩm về gia đình với yêu cầu trả lại số nợ đó. Tôi có kiểm tra về khoản nợ thì thấy đã quá hạn từ tháng 5/2020. Giờ tôi đã có đủ năng lực để thanh toán số nợ trên. Vậy quý anh chị cho tôi hỏi rằng, tôi có thể xin ngân hàng trả góp nợ quá hạn trên hay không? Hay bắt buộc phải trả gộp 1 lần số tiền 20,000,000đ đó. Trong trường hợp phải trả gộp, tôi có thể xin gia hạn khoản nợ với ngân hàng được không? Cảm ơn quý anh chị!
Không có tiền trả nợ có được khởi kiện không?
Em có vay nợ 3 lần đầu, mỗi lần 20 tr, 2 lần sau 60 tr, tổng em nợ là 120 triệu, bắt đầu vay từ 2014 và trả lãi đến 02/2017, nhưng số tiền lãi càng ngày càng nhiều, cứ mỗi lần ko có tiền đóng thì nó bắt ghi giấy nợ, lần 360tr, lần 420tr, lần 550tr, giấy tờ ghi nợ thì mình ko được giữ mà nó giữ, lãi vay cao mỗi tháng tới 50tr tiền lãi, em có ghi âm lại những lần họ bắt viết giấy và họ có nói cách tính lại như thế nào đều có ghi âm lại hết. Em muốn hỏi giờ trường hợp này em có thể kiện ra toàn án dân sự được ko để số tiền nợ được giảm bớt lại chứ giờ nhiều tiền quá?
Có được gia hạn trả nợ Ngân hàng khi gặp khó khăn vì Covid-19?
Khi lệnh cách ly toàn xã hội được ban bố; đồng nghĩa với việc các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp sẽ gặp tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn, đặc biệt là hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ khi nguồn vốn của họ xuất phát từ việc vay tốn để đầu tư sinh lợi. Câu hỏi được đặt ra trong nhiều ngày qua là có được gia hạn trả nợ Ngân hàng khi gặp khó khăn vì Covid-19 hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/NHNN cụ thể như sau: Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau: 1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi. 2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. 3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận. Như vậy, có thể thấy pháp luật có quy định cho phép việc cơ cấu lại thời gian trả nợ trên đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó có nghĩa là không phải tất cả các đề nghị xin gia hạn thời gian trả nợ của khách hàng đều được Ngân hàng đồng ý. Việc có được duyệt yêu cầu gia hạn thời gian trả nợ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố tại thời điểm yêu cầu gia hạn, ví dụ: mục đích vay vốn ban đầu, việc kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến việc xin gia hạn trả nợ có thực sự xuất phát từ dịch bệnh Covid-19, lịch sử trả nợ của bản thân có tốt hay không, có nợ xấu hay không hoặc khả năng tài chính của Ngân hàng vào thời điểm đó. Về thủ tục xin gia hạn trả nợ Ngân hàng thì tùy thuộc vào từng tổ chức tín dụng sẽ có những quy định riêng; khi bạn có nhu cầu xin cơ cấu lại thời gian trả nợ thì hãy đến trực tiếp Ngân hàng để được hỗ trợ tốt nhất. Trên đây là bài viết dựa trên nghiên cứu của bản thân và thực tiễn, nếu bạn có thêm thông tin gì thì bình luận bên dưới để bài viết thêm hoàn chỉnh nhé!
Re: Trả chậm hợp đồng vay tín chấp
Theo nội dung bạn cung cấp thì bạn đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ 7 tháng đúng theo hợp đồng, đến tháng thứ 8 thì bạn không có đủ tiền nên trễ hạn 4 ngày và bên cho vay đã gọi điện, nhắn tin đưa bạn vào nợ xấu trên hệ thống CIC thời gian là 5 năm, đồng thời phạt thêm 300 nghàn. Theo thắc mắc của bạn thì hành vi của ngân hàng có đúng quy định không? và việc trễ hạn vay như vậy có bị đưa ra pháp luật không? thì mình đưa ra nội dung tư vấn cho bạn như sau: Theo quy định tại 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vay như sau: "Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Do đó, bên vay phải trả nợ đúng hạn nếu quá hạn trả nợ thì người vay phải bồi thường theo quy định. Bên cạnh đó, căn cứ theo thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng thì nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì bên cho vay có quyền xử lý theo hợp đồng, quy định pháp luật liên quan. >>> Hệ thống CIC là gì? Khi nào người vay bị rơi vào trường hợp nợ xấu trên nợ xấu trên hệ thống CIC tại ngân hàng? Hệ thống CIC (là tên viết tắc của cum từ “Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”) là một tổ chức thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam (Căn cứ: khoản 22 Điều 3 Nghị định 16/2017/NĐ-CP) Theo đó, tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Theo đó, hệ thống CIC đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng, được chia thành năm mức (Căn Điều 3 Phụ lục đính kèm tại Nghị quyết 42/2017/QH14): Nhóm 1 Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn Vẫn còn khả năng thu hồi nợ, nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, thì bị phạt lãi quá hạn. Có thể xem xét vay ngay Nhóm 2 Nhóm nợ cần chú ý Từ dưới 10 tới dưới 30 ngày Sau 12 tháng Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 30 tới dưới 90 ngày 5 năm Nhóm 4 Nợ nghi ngờ bị mất vốn Từ 90 tới dưới 180 ngày 5 năm Nhóm 5 Nhóm nợ có khả năng mất vốn Nợ từ 180 ngày trở lên 5 năm Việc xác định nợ xấu được quy định tại Phụ lục đính kèm tại Nghị quyết 42/2017/QH14, nợ xấu được xác định là những khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả. Như vậy trường hợp của bạn trễ hạn từ 1 - 10 ngày chưa rơi vào nợ xấu nêu trên, tuy nhiên cũng khuyến khích bạn nhanh chóng trả nợ đúng hạn, nếu quá hạn (căn cứ hợp đồng vay) trả thêm phần lãi theo thỏa thuận. Để tránh trường ngân hàng nghi ngờ bạn mất khả năng thanh toán nợ sẽ dùng các biện pháp nghiệp vụ đòi nợ để de dọa bạn. >>> quá hạn vay tiêu dụng tín chấp có bị đưa ra pháp luật không? Việc ngân hàng liên hệ hệ đưa bạn vào trường hợp nợ xấu 5 năm trên CIC là chưa hợp lý và đồng thời phạt bạn 300 ngày thì việc phạt tiền này bạn cần căn cứ quy định thỏa thuận trên hợp đồng có quy định hay không? vì thực tế việc bạn trả chậm phải trả lãi quá hạn theo thỏa thuận. Thêm đó, bên ngân hàng đe dọa kiện bạn và gửi giấy về địa phương thì cũng chỉ là xác minh nơi cư trú của bạn mà thôi chứ họ không có quyền đòi nợ cho ngân hàng. Vì bạn chỉ bị pháp luật xử lý nếu có dấu hiệu gian dối, chiếm đoạt tài sản hoặc trốn nợ...Còn hiện tại bạn chỉ yêu cầu trễ hạn 10 ngày nên bạn yên tâm. Tranh thủ trả tiền đúng hạn. Bạn có thể tự kiểm tra bạn có rơi vào nợ xấu tài CIC không tại đây; Xem thêm: >>> Các công ty tài chính cho vay với lãi suất cao tại sao không bị xử lý? >>> Mức lãi suất cho vay tiêu dùng