Phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có được bán cho bên thu gom phế liệu?
Công ty trong quá trình sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường thì có phát sinh chất thải, vậy công ty có thể bán chất thải này cho bên thu gom phế liệu (ve chai thu mua lưu động) hay không? Có quy định cụ thể nào về điều kiện để công ty tiến hành? Yêu cầu về quản lý chất thải trong quá trình hoạt động Liên quan nội dung này, tại Khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau: - Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy; - Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý; - Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật; - Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất; - Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp; - Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường Đối với vấn đề xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, tại Khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây: - Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật; - Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp; - Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp; - Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng được nêu ở trên. Theo đó, đơn vị muốn bán cho bên thu gom chất thải thì đơn vị thu gom đó phải thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên. Việc đơn vị bán cho các bên thu gom thông thường (ve chai) thì không đủ điều kiện. Sau khi mua, tiếp nhận chất thải nêu trên, chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây: - Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định; - Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định; - Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
Hướng dẫn về việc thu gom, xử lý chất thải rắn hữu có trong chăn nuôi trang trại
Xử lý chất thải chăn nuôi là việc áp dụng giải pháp công nghệ, biện pháp kỹ thuật phù hợp xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón, nước tưới cho cây trồng, làm thức ăn cho thủy sản hoặc tái sử dụng cho mục đích khác Vậy vấn đề xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như thế nào? Quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại Căn cứ Điều 59 Luật chăn nuôi 2018 về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại thì chất thải được xử lý như sau: - Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác. - Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau: + Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản; + Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng; + Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. - Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau: + Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; + Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng; + Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng. - Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi. - Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. Như vậy, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ phải được xử lý theo phương pháp đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Các phương pháp xử lý chất thải rắn hữu cơ theo Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT: Căn cứ điều 5 Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT về xử lý chất thải chăn nuôi: - Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ + Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng; + Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành; + Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Xử lý nước thải chăn nuôi + Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh; + Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh. - Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi. Như vậy, chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Bộ TNMT yêu cầu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương chậm nhất là ngày 31/12/2024
Ngày 02/11/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn 9368/BTNMT-KSONMT về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn 9368/BTNMT-KSONMT gửi các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân. Triển khai quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương chậm nhất là ngày 31/12/2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nội dung sau: Nghiên cứu, áp dụng Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (ban hành kèm theo Văn bản này) để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; trong đó lưu ý một số nội dung sau: - Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu; khuyến khích cơ quan, to chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia chương trình tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý. - Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phù hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phươ ng. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31/12/2024. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị quý Ủy ban phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) để được hướng dẫn kịp thời hoặc xem xét, điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Xem chi tiết tại Công văn 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023. Xem và tải Công văn 9368/BTNMT-KSONMT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/cong-van-9368-btnmt-kson-2023-ve-phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat.pdf
Chất thải rắn tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được xử lý thế nào?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có những quy chuẩn nào để quản lý chất thải hay không? Bởi lẽ, đối với các cơ sở này việc quản lý chất thải lại cực kì quan trọng, đặc biệt là đối với chất thải rắn. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Về vấn đề quản lý chất thải rắn trong cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-25:2010/BNNPTNT, như sau: (1) Thu gom, lưu trữ chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ - Phải lắp đặt các lưới chắn hoặc dụng cụ tương tự trên sàn nhà để thu gom chất thải rắn trong quá trình sản xuất. - Tại mỗi bộ phận sản xuất phải bố trí vị trí đặt dụng cụ phân loại chất thải rắn. Nơi phát sinh chất thải phải có đủ loại bao bì thu gom tương ứng. - Phải sử dụng bao bì đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày. - Những dụng cụ thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa…phải được bố trí ở ngay những nơi phát sinh chất thải. - Bao bì sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho bao bì cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ chất thải. - Phân gia súc trong chuồng lưu giữ gia súc phải được quét dọn và xử lý hàng ngày. - Chất thải rắn thông thường phải được thu gom thường xuyên và định kỳ mang đi xử lý như rác thải sinh hoạt. Thời gian lưu giữ chất thải thông thường trong cơ sở giết mổ không quá 24 giờ. (2) Xử lý chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ - Sau khi phân loại, thu gom, chất thải rắn thông thường phải được ủ composting với thiết bị ủ compost kiểu kín, đứng, được thiết kế theo nguyên lý hoạt động liên tục. Chất thải sau khi ủ theo thời gian quy định sẽ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. - Đối với lông, da gia súc, gia cầm sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp phải được thu gom, phun thuốc sát trùng trước khi mang đi sử dụng. - Cơ sở không có điều kiện ủ composting, phải chuyển giao chất thải rắn thông thường cho tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải mang đi xử lý theo quy định. (3) Thu gom, lưu giữ chất thải rắn nguy hại - Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích phải được thu gom vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại. Ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền, chủ cơ sở phải lập tức mang đi xử lý theo quy định. - Không được lưu trữ chất thải rắn nguy hại tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ. (4) Xử lý chất thải rắn nguy hại - Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh truyền nhiễm hay nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Phải báo ngay với cơ quan thú y có thẩm quyền và tiến hành xử lý tại cơ sở hoặc chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải xử lý theo quy định. - Các chất thải rắn có mang bệnh tích phải xử lý theo quy định đối với chất thải rắn nguy hại, lây nhiễm sinh học. - Các loại bao bì đựng hóa chất sát trùng, nhựa thông, parafin dùng nhổ lông vịt phải được chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải mang đi xử lý theo quy định. (5) Nơi lưu giữ chất thải - Mỗi loại chất thải phải có nơi lưu giữ riêng biệt. - Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải ở cuối hướng gió chính; cách xa nhà ăn, lối đi công cộng và khu vực sản xuất, nơi lưu giữ gia súc sống; có đường riêng để thuận tiện cho xe chuyên chở chất thải ra vào. - Khu vực lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào cách biệt với các khu vực khác trong cơ sở. Không để súc vật, các loài gậm nhấm xâm nhập khu vực lưu giữ chất thải. - Diện tích khu vực lưu giữ chất thải phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. - Phải có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. - Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. (6) Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở giết mổ - Phương tiện vận chuyển chất thải phải kín bảo đảm không làm rơi vãi chất thải nước thải trong quá trình vận chuyển. - Chất thải nguy hại không được vận chuyển chung với chất thải thông thường. Nếu phải vận chuyển chung thì toàn bộ chất thải vận chuyển chung phải được xử lý như chất thải nguy hại. - Cơ sở phải quy định giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực sạch trong lò mổ. - Bao bì đựng chất thải phải buộc kín miệng. Không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. (7) Quy định về chuyển giao chất thải - Trường hợp cơ sở giết mổ không có điều kiện xử lý chất thải tại chỗ thì chủ cơ sở phải chuyển giao chất thải cho các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải. - Việc chuyển giao chất thải phải thực hiện đúng quy định hiện hành, có hợp đồng chuyển giao cụ thể giữa cơ sở với chủ thu gom, vận chuyển chất thải. Ngoài ra, tại QCVN 01-25:2010/BNNPTNT còn quy định về quy chuẩn quản lý chất thải lỏng tại cở sở giết mổ gia súc, gia cầm. Xem chi tiết tại QCVN 01-25:2010/BNNPTNT.
Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Chất thải rắn là gì? Yêu cầu về quản lý chất thải được quy định chung ra sao? Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn trong hoạt động bảo vệ môi trường được ghi nhận như thế nào? Chất thải rắn là gì? Theo quy định tại khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì: - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải. Yêu cầu về quản lý chất thải? Yêu cầu chung trong hoạt động quản lý chất thải được ghi nhận tại Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nội dung sau đây: - Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như sau: +) Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy; +) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý; +) Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật; +) Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất; +) Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp; +) Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử. - Yêu cầu chung về quản lý nước thải được quy định như sau: +) Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; +) Nước thải được khuyến khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước; +) Nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; +) Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận. - Khí thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. - Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải; cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp. - Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế. - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại. (Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 24,27,34,37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành) - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải trên địa bàn; ban hành quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn? Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn trong hoạt động bảo vệ môi trường được ghi nhận tại Điều 56 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là “Nghị định 08/2022/NĐ-CP”). Cụ thể, việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và một số quy định cụ thể sau: - Sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phải được quản lý để giảm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo tiêu chí của kinh tế tuần hoàn quy định tại Điều 138 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. - Giảm thiểu chất thải rắn phát sinh thông qua việc áp dụng các giải pháp tăng hiệu quả sản xuất hoặc hiệu quả sử dụng sản phẩm. - Việc sử dụng sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng phải theo nguyên tắc tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn thông qua việc áp dụng các giải pháp theo thứ tự ưu tiên sau: +) Tái sử dụng sản phẩm thải bỏ; +) Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc nâng cấp sản phẩm bị lỗi, sản phẩm cũ để kéo dài thời gian sử dụng; +) Tận dụng thành phần, linh kiện của sản phẩm thải bỏ; +) Tái chế chất thải rắn để thu hồi nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất theo quy định của pháp luật; +) Xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật; +) Chôn lấp chất thải rắn theo quy định của pháp luật. - Khuyến khích áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm thiểu phát sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn. - Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện theo quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP về thu gom, vận chuyển chất thải ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
Hợp đồng dịch vụ thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt?
Xin tư vấn mẫu hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt không phân loại, không sử dụng đúng bao bì có thể bị từ chối thu gom
Phân loại chất thải rắn - Ảnh minh họa Đây là một trong những nội dung nổi bật tại dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi của Chính phủ trình Quốc hội ngày 23 tháng 5 năm 2020 Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 81 Dự thảo quy định: “2. Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại và không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật; trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 79 Luật này.” Theo đó, trường hợp chất thải rắn của hộ gia đình, cá nhân không được phân loại và không sử dụng bao bì đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom lượng rác thải không phù hợp đó. "Chất thải" được định nghĩa tại Khoản 25 Điều 3 của Dự thảo: "Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí và các dạng khác được loại bỏ từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác." Quy cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Khoản 1 điều 79 Dự thảo: “1. Khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân như sau: a) Chất thải rắn có khả năng tái chế; b) Chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy; c) Chất thải nguy hại; d) Chất thải cồng kềnh; đ) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.” Như vậy, nếu dự thảo đi vào hiệu lực, những trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện sai nguyên tắc phân loại chất thải rắn có thể bị từ chối thu gom bởi đơn vị thu gom, vận chuyển. Hiện nay Dự thảo vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, mời bạn đọc tham khảo Dự thảo lần 3 được đính kèm dưới đây.
Có bị xử phạt vi phạm về chất thải rắn
Hiện tại, Thanh tra Môi trường yêu cầu bên đơn vị em cung cấp hồ sơ, giấy tờ về việc thu gom, xử lý chất thải. Đơn vị em đã ký kết hợp đồng và chuyển giao chất thải theo đúng quy định và cũng đã cung cấp đủ giấy tờ, hồ sơ năng lực của đơn vị thu gom, xử lý (đơn vị thu gom chất thải cho đơn vị em ký hợp đồng với bên thứ 3 để xử lý). Nhưng bên Thanh tra vẫn yêu cầu phía em phải cung cấp đủ chứng từ, giấy tờ (phiếu cân, phiếu xe ra vào cổng...) chứng minh rằng đơn vị thu gom đã chuyển giao chất thải cho bên thứ 3 xử lý. Trong khi đó, chất thải nguy hại thì đã có liên thứ 5 (chứng minh đơn vị thu gom giao cho bên thứ 3 xử lý), còn chất thải công nghiệp và sinh hoạt đã có biên bản giao nhận. Và nếu đơn vị em không cung cấp đủ thì sẽ bị xử phạt. Mong anh, chị giải đáp giùm em: Nếu đơn vị em không cung cấp đủ những giấy tờ chứng minh như Thanh tra yêu cầu thì có bị xử phạt hay không? Nếu có thì được quy định tại điều luật nào? Xin chân thành cám ơn.
Phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có được bán cho bên thu gom phế liệu?
Công ty trong quá trình sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường thì có phát sinh chất thải, vậy công ty có thể bán chất thải này cho bên thu gom phế liệu (ve chai thu mua lưu động) hay không? Có quy định cụ thể nào về điều kiện để công ty tiến hành? Yêu cầu về quản lý chất thải trong quá trình hoạt động Liên quan nội dung này, tại Khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau: - Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy; - Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý; - Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật; - Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất; - Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp; - Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường Đối với vấn đề xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, tại Khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây: - Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật; - Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp; - Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp; - Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng được nêu ở trên. Theo đó, đơn vị muốn bán cho bên thu gom chất thải thì đơn vị thu gom đó phải thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên. Việc đơn vị bán cho các bên thu gom thông thường (ve chai) thì không đủ điều kiện. Sau khi mua, tiếp nhận chất thải nêu trên, chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây: - Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định; - Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định; - Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
Hướng dẫn về việc thu gom, xử lý chất thải rắn hữu có trong chăn nuôi trang trại
Xử lý chất thải chăn nuôi là việc áp dụng giải pháp công nghệ, biện pháp kỹ thuật phù hợp xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón, nước tưới cho cây trồng, làm thức ăn cho thủy sản hoặc tái sử dụng cho mục đích khác Vậy vấn đề xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như thế nào? Quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại Căn cứ Điều 59 Luật chăn nuôi 2018 về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại thì chất thải được xử lý như sau: - Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác. - Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau: + Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản; + Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng; + Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. - Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau: + Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; + Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng; + Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng. - Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi. - Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. Như vậy, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ phải được xử lý theo phương pháp đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Các phương pháp xử lý chất thải rắn hữu cơ theo Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT: Căn cứ điều 5 Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT về xử lý chất thải chăn nuôi: - Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ + Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng; + Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành; + Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Xử lý nước thải chăn nuôi + Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh; + Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh. - Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi. Như vậy, chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Bộ TNMT yêu cầu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương chậm nhất là ngày 31/12/2024
Ngày 02/11/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn 9368/BTNMT-KSONMT về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn 9368/BTNMT-KSONMT gửi các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân. Triển khai quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương chậm nhất là ngày 31/12/2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nội dung sau: Nghiên cứu, áp dụng Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (ban hành kèm theo Văn bản này) để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; trong đó lưu ý một số nội dung sau: - Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu; khuyến khích cơ quan, to chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia chương trình tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý. - Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phù hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phươ ng. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31/12/2024. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị quý Ủy ban phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) để được hướng dẫn kịp thời hoặc xem xét, điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Xem chi tiết tại Công văn 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023. Xem và tải Công văn 9368/BTNMT-KSONMT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/cong-van-9368-btnmt-kson-2023-ve-phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat.pdf
Chất thải rắn tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được xử lý thế nào?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có những quy chuẩn nào để quản lý chất thải hay không? Bởi lẽ, đối với các cơ sở này việc quản lý chất thải lại cực kì quan trọng, đặc biệt là đối với chất thải rắn. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Về vấn đề quản lý chất thải rắn trong cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-25:2010/BNNPTNT, như sau: (1) Thu gom, lưu trữ chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ - Phải lắp đặt các lưới chắn hoặc dụng cụ tương tự trên sàn nhà để thu gom chất thải rắn trong quá trình sản xuất. - Tại mỗi bộ phận sản xuất phải bố trí vị trí đặt dụng cụ phân loại chất thải rắn. Nơi phát sinh chất thải phải có đủ loại bao bì thu gom tương ứng. - Phải sử dụng bao bì đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày. - Những dụng cụ thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa…phải được bố trí ở ngay những nơi phát sinh chất thải. - Bao bì sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho bao bì cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ chất thải. - Phân gia súc trong chuồng lưu giữ gia súc phải được quét dọn và xử lý hàng ngày. - Chất thải rắn thông thường phải được thu gom thường xuyên và định kỳ mang đi xử lý như rác thải sinh hoạt. Thời gian lưu giữ chất thải thông thường trong cơ sở giết mổ không quá 24 giờ. (2) Xử lý chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ - Sau khi phân loại, thu gom, chất thải rắn thông thường phải được ủ composting với thiết bị ủ compost kiểu kín, đứng, được thiết kế theo nguyên lý hoạt động liên tục. Chất thải sau khi ủ theo thời gian quy định sẽ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. - Đối với lông, da gia súc, gia cầm sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp phải được thu gom, phun thuốc sát trùng trước khi mang đi sử dụng. - Cơ sở không có điều kiện ủ composting, phải chuyển giao chất thải rắn thông thường cho tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải mang đi xử lý theo quy định. (3) Thu gom, lưu giữ chất thải rắn nguy hại - Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích phải được thu gom vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại. Ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền, chủ cơ sở phải lập tức mang đi xử lý theo quy định. - Không được lưu trữ chất thải rắn nguy hại tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ. (4) Xử lý chất thải rắn nguy hại - Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh truyền nhiễm hay nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Phải báo ngay với cơ quan thú y có thẩm quyền và tiến hành xử lý tại cơ sở hoặc chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải xử lý theo quy định. - Các chất thải rắn có mang bệnh tích phải xử lý theo quy định đối với chất thải rắn nguy hại, lây nhiễm sinh học. - Các loại bao bì đựng hóa chất sát trùng, nhựa thông, parafin dùng nhổ lông vịt phải được chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải mang đi xử lý theo quy định. (5) Nơi lưu giữ chất thải - Mỗi loại chất thải phải có nơi lưu giữ riêng biệt. - Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải ở cuối hướng gió chính; cách xa nhà ăn, lối đi công cộng và khu vực sản xuất, nơi lưu giữ gia súc sống; có đường riêng để thuận tiện cho xe chuyên chở chất thải ra vào. - Khu vực lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào cách biệt với các khu vực khác trong cơ sở. Không để súc vật, các loài gậm nhấm xâm nhập khu vực lưu giữ chất thải. - Diện tích khu vực lưu giữ chất thải phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. - Phải có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. - Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. (6) Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở giết mổ - Phương tiện vận chuyển chất thải phải kín bảo đảm không làm rơi vãi chất thải nước thải trong quá trình vận chuyển. - Chất thải nguy hại không được vận chuyển chung với chất thải thông thường. Nếu phải vận chuyển chung thì toàn bộ chất thải vận chuyển chung phải được xử lý như chất thải nguy hại. - Cơ sở phải quy định giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực sạch trong lò mổ. - Bao bì đựng chất thải phải buộc kín miệng. Không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. (7) Quy định về chuyển giao chất thải - Trường hợp cơ sở giết mổ không có điều kiện xử lý chất thải tại chỗ thì chủ cơ sở phải chuyển giao chất thải cho các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải. - Việc chuyển giao chất thải phải thực hiện đúng quy định hiện hành, có hợp đồng chuyển giao cụ thể giữa cơ sở với chủ thu gom, vận chuyển chất thải. Ngoài ra, tại QCVN 01-25:2010/BNNPTNT còn quy định về quy chuẩn quản lý chất thải lỏng tại cở sở giết mổ gia súc, gia cầm. Xem chi tiết tại QCVN 01-25:2010/BNNPTNT.
Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Chất thải rắn là gì? Yêu cầu về quản lý chất thải được quy định chung ra sao? Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn trong hoạt động bảo vệ môi trường được ghi nhận như thế nào? Chất thải rắn là gì? Theo quy định tại khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì: - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải. Yêu cầu về quản lý chất thải? Yêu cầu chung trong hoạt động quản lý chất thải được ghi nhận tại Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nội dung sau đây: - Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như sau: +) Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy; +) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý; +) Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật; +) Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất; +) Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp; +) Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử. - Yêu cầu chung về quản lý nước thải được quy định như sau: +) Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; +) Nước thải được khuyến khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước; +) Nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; +) Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận. - Khí thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. - Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải; cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp. - Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế. - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại. (Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 24,27,34,37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành) - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải trên địa bàn; ban hành quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn? Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn trong hoạt động bảo vệ môi trường được ghi nhận tại Điều 56 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là “Nghị định 08/2022/NĐ-CP”). Cụ thể, việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và một số quy định cụ thể sau: - Sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phải được quản lý để giảm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo tiêu chí của kinh tế tuần hoàn quy định tại Điều 138 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. - Giảm thiểu chất thải rắn phát sinh thông qua việc áp dụng các giải pháp tăng hiệu quả sản xuất hoặc hiệu quả sử dụng sản phẩm. - Việc sử dụng sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng phải theo nguyên tắc tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn thông qua việc áp dụng các giải pháp theo thứ tự ưu tiên sau: +) Tái sử dụng sản phẩm thải bỏ; +) Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc nâng cấp sản phẩm bị lỗi, sản phẩm cũ để kéo dài thời gian sử dụng; +) Tận dụng thành phần, linh kiện của sản phẩm thải bỏ; +) Tái chế chất thải rắn để thu hồi nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất theo quy định của pháp luật; +) Xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật; +) Chôn lấp chất thải rắn theo quy định của pháp luật. - Khuyến khích áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm thiểu phát sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn. - Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện theo quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP về thu gom, vận chuyển chất thải ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
Hợp đồng dịch vụ thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt?
Xin tư vấn mẫu hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt không phân loại, không sử dụng đúng bao bì có thể bị từ chối thu gom
Phân loại chất thải rắn - Ảnh minh họa Đây là một trong những nội dung nổi bật tại dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi của Chính phủ trình Quốc hội ngày 23 tháng 5 năm 2020 Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 81 Dự thảo quy định: “2. Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại và không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật; trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 79 Luật này.” Theo đó, trường hợp chất thải rắn của hộ gia đình, cá nhân không được phân loại và không sử dụng bao bì đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom lượng rác thải không phù hợp đó. "Chất thải" được định nghĩa tại Khoản 25 Điều 3 của Dự thảo: "Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí và các dạng khác được loại bỏ từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác." Quy cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Khoản 1 điều 79 Dự thảo: “1. Khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân như sau: a) Chất thải rắn có khả năng tái chế; b) Chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy; c) Chất thải nguy hại; d) Chất thải cồng kềnh; đ) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.” Như vậy, nếu dự thảo đi vào hiệu lực, những trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện sai nguyên tắc phân loại chất thải rắn có thể bị từ chối thu gom bởi đơn vị thu gom, vận chuyển. Hiện nay Dự thảo vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, mời bạn đọc tham khảo Dự thảo lần 3 được đính kèm dưới đây.
Có bị xử phạt vi phạm về chất thải rắn
Hiện tại, Thanh tra Môi trường yêu cầu bên đơn vị em cung cấp hồ sơ, giấy tờ về việc thu gom, xử lý chất thải. Đơn vị em đã ký kết hợp đồng và chuyển giao chất thải theo đúng quy định và cũng đã cung cấp đủ giấy tờ, hồ sơ năng lực của đơn vị thu gom, xử lý (đơn vị thu gom chất thải cho đơn vị em ký hợp đồng với bên thứ 3 để xử lý). Nhưng bên Thanh tra vẫn yêu cầu phía em phải cung cấp đủ chứng từ, giấy tờ (phiếu cân, phiếu xe ra vào cổng...) chứng minh rằng đơn vị thu gom đã chuyển giao chất thải cho bên thứ 3 xử lý. Trong khi đó, chất thải nguy hại thì đã có liên thứ 5 (chứng minh đơn vị thu gom giao cho bên thứ 3 xử lý), còn chất thải công nghiệp và sinh hoạt đã có biên bản giao nhận. Và nếu đơn vị em không cung cấp đủ thì sẽ bị xử phạt. Mong anh, chị giải đáp giùm em: Nếu đơn vị em không cung cấp đủ những giấy tờ chứng minh như Thanh tra yêu cầu thì có bị xử phạt hay không? Nếu có thì được quy định tại điều luật nào? Xin chân thành cám ơn.