Cơ sở kinh doanh rượu bia có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi?
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông nhiều trong xã hội và mang đến bệnh tật cho người sử dụng vì vậy các cơ sở kinh doanh rượu bia liệu có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi hay không? Độ tuổi chuẩn để có thể sử dụng rượu bia theo quy định Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia như sau: - Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. - Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. - Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. - Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia. - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. - Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. - Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe. - Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. - Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. - Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động. - Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định. Như vậy, theo quy định trên người từ đủ 18 tuổi mới được phép uống rượu bia. Ngược lại nếu, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia sẽ là hành vi bị nghiêm cấm nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP Cơ sở kinh doanh rượu bia có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu bia theo Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau: - Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học. - Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia. - Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. - Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh. - Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia. - Kể từ ngày 01/01/2020, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy, theo quy định đã nói rõ trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. 4 nội dung về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia Căn cứ theo Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì 4 nội dung về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia gồm: - Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. - Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. - Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông. - Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thì người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Ngoài ra, còn các nội dung khác nêu trên để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia.
Xử lý trường hợp bán xe máy cho người chưa đủ 18 tuổi như thế nào?
Xe máy được xếp vào loại động sản có giá trị tương đối lớn, vì thế việc mua bán xe máy cần phải đảm bảo đúng quy định pháp luật. Vậy nếu có trường hợp người bán giao dịch xe máy với người chưa đủ 18 tuổi thì sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Pháp luật quy định như thế nào về cá nhân chưa đủ 18 tuổi? Căn cứ khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, quy định về người chưa đủ 18 tuổi: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 2. Xử lý trường hợp bán xe máy cho người chưa đủ 18 tuổi như thế nào? Xem xét quy định trên, đồng thời tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định về việc người từ đủ 15 tuổi đăng ký xe như sau: Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe. Như vậy, theo quy định nêu trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc đối tượng được đăng ký xe. Tuy nhiên, xe máy là động sản phải đăng ký, do đó đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đăng ký xe phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì mới được đứng tên xe máy. Vì thế, nếu người mua xe được sự đồng ý của người giám hộ thì giao dịch dân sự này được pháp luật công nhận. Nhưng, nếu trong trường hợp người mua xe không được sự đồng ý của người giám hộ, lúc này họ sẽ không đủ điều kiện để tự mình mua xe. Do đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, có quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như đã nói, người mua xe không đủ điều kiện tham gia giao dịch dân sự, do đó, giao dịch mua xe này sẽ bị vô hiệu. Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015: khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Người mua xe phải trả xe còn người bán phải trả lại tiền. 3. Người chưa đủ 18 tuổi có thể chạy được loại xe máy nào? Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008, quy định độ tuổi của người lái xe như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Xét theo quy định trên, người chưa đủ 18 tuổi chỉ có thể lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Tổng kết lại, trường hợp bán xe cho người dưới 18 tuổi, cụ thể là từ đủ 15-18 tuổi đúng pháp luật nếu được người giám hộ đồng ý. Những trường hợp còn lại là vi phạm pháp luật và giao dịch ấy sẽ vô hiệu.
Cho tôi hỏi: Tôi chưa đủ 18 tuổi thì có thể mua bảo hiểm nhân thọ được không? Phí bảo hiểm nhân thọ được đóng thành nhiều lần hay chỉ tối đa 1 lần? Chưa đủ 18 tuổi mua bảo hiểm nhân thọ được không? Tại Điều 9 Thông tư 67/2023/TT-BTC có quy định về độ tuổi được mua bảo hiểm nhân thọ như sau: Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (1) Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng quy định sau: - Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm; - Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm. (2) Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người có tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. (3) Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. (4) Người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cá nhân hoặc người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhóm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nhóm. + Việc chỉ định thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải phù hợp với quy định tại Điều 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Theo đó, người được mua bảo hiểm nhân thọ phải là người Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó, người chưa đủ 18 tuổi không được mua bảo hiểm nhân thọ. Có được đóng phí bảo hiểm nhân thọ thành nhiều lần không? Theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ như sau: - Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. - Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu. - Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm. Theo quy định nêu trên thì bên mua bảo hiểm nhân thọ có thể đóng phí bảo hiểm nhân thọ thành nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Lưu ý: Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. Trân trọng!
Chưa đủ 18 tuổi có được vay ngân hàng không? Lãi vay vốn là bao nhiêu?
Vay vốn ngân hàng là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ngày càng nhiều người quan tâm hơn các chính sách vay vốn để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bản thân và gia đình. Theo đó, vay vốn ngân hàng dành cho lứa tuổi nào? Chưa đủ 18 tuổi có được vay không? Lãi vay bao nhiêu? (1) Quy định về độ tuổi vay vốn ngân hàng Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định về điều kiện vay vốn như sau: - Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Có quy định như vậy bởi theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc động sản phỉa đăng ký hoặc các giao dịch phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, cá nhân là khách hàng vay vốn có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhu cầu vay vốn, phương án sử dụng vốn và khả năng tài chính để trả nợ thì vẫn sẽ được vay vốn của ngân hàng. (2) Lãi vay vốn là bao nhiêu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, lãi suất cho vay sẽ do công ty tài chính và khách hàng tự thoả thuận với nhau theo thị cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Do đó, khi vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, người vay cần phải xem xét cụ thể lãi suất cho vay được ghi cụ thể trong hợp đồng và phương pháp tính lãi với khoản vay trước khi quyết định có vay vốn tại công ty tài chính không. Khi vay vốn ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng. Có 2 cách tính lãi suất phổ biến hiện nay, cụ thể: Tính trên dư nợ gốc: Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau: Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/Thời gian vay + tiền lãi trả hàng tháng Tính trên dư nợ giảm dần: Theo cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng đến vay sản xuất kinh doanh với hình thức thế chấp tài sản. Trong nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính theo công thức: Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng Công cụ tính lãi vay: Để ước tính số tiền lãi vay và vốn phải trả hàng tháng, có thể sử dụng công cụ tính lãi vay trên website ngân hàng hoặc các website về tài chính khác. Các công cụ này khá đơn giản, chỉ cần nhập số tiền vay, thời gian vay và lựa chọn hình thức vay tương ứng. Hệ thống sẽ trả về kết quả ước tính chi tiết số lãi phải trả cho ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn. (3) Những nhu cầu vốn không được cho vay Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về những trường hợp có nhu cầu vốn nhưng không được cho vay. Cụ thể như sau: - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tôi và người yêu trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi bỏ trốn liệu có bị dính líu tới pháp luật?
Tôi sinh năm 2003 và người yêu sinh năm 2004 tôi và người yêu yêu nhau nhưng bị gia đình cấm cản. Tôi và cô ấy có ý định bỏ trốn liệu có bị dính líu tới pháp luật và có bị bên nhà gái kiện không ạ
Chưa đủ 18 tuổi có ký vào Hợp đồng thế chấp?
Tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau: “2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.” GCNQSDĐ cấp cho hộ gia đình chứ không phải cấp cho cá nhân hoặc một số cá nhân. Do vậy, khi đem thế chấp mảnh đất cần phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu tài sản. Tuy nhiên Căn cứ khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với tài sản là bất động sản thì phải có sự thỏa thuận đồng ý của tất cả các thành viên có NLHVDS đầy đủ. Do đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới được tham gia thỏa thuận ký kết vào hợp đồng thế chấp liên quan đến bất động sản của gia đình.
Đất đai được thừa kế khi chưa đủ 18 tuổi
Tôi năm nay 18 tuổi, bố tôi mất năm tôi 10 tuổi để lại cho tôi một mảnh đất. Do chưa đủ 18 tuổi mẹ tôi đứng ra giám hộ. Năm nay mẹ tôi cưới một người đàn ông khác vậy bây giờ miếng đất đất có còn thuộc quyền sở hữu của tôi không?
Quan hệ tự nguyện khi chưa đủ 18 tuổi
Cháu và người yêu cháu có quan hệ với nhau và tự nguyện lúc cả 2 15 tuổi, và lúc đấy người yêu cháu có dính thai và tự ý đi bỏ. Giờ cháu thì nếu bên gia đình người yêu cháu kiện thì sẽ bị như nào ạ
Có đi tù vì quan hệ trước hôn nhân không?
Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình yêu cũng gắn liền với vô vàn rủi ro. Điều này không chỉ đơn thuần là yêu nhau rồi chia tay, mà còn là việc chịu trách nhiệm như thế nào nếu quan hệ tình dục trước hôn nhân; đặc biệt là khi đối phương chưa đủ tuổi thành niên? Một tài khoản đã gửi thắc mắc đến danluat với nội dung: “Em và bạn gái em yêu nhau được hơn 1 năm. Chúng em đã quan hệ tự nguyện với nhau. Thời điểm quan hệ, em đủ 18 tuổi và bạn gái em mới được 17 tuổi 10 ngày. Vậy nếu chúng em chia tay, em có phải chịu tội không?” Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 và khoản 23 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về hành vi hiếp dâm tại là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Như vậy nếu hai người quan hệ tình dục thuận tình với nhau thì cách giả quyết những tình huống này sẽ căn cứ vào độ tuổi của đối phương tại thời điểm xảy ra quan hệ tình dục. Có thế thấy tại thời điểm quan hệ tình dục, nạn nhân đã đủ 16 tuổi. Qua nghiên cứu quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, có thể nhận định rằng nếu tại thời điểm quan hệ, nạn nhân đã đủ 16 tuổi, tham gia vào việc quan hệ một cách tự nguyện - thuận tình, không bị dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được để thực hiện hành vi, thì người giao cấu với nạn nhân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự kể cả khi có đơn tố cáo. Trường hợp được nêu là trường hợp mà người thực hiện hành vi đủ 18 tuổi và người bị giao cấu đủ 16. Như vậy, đối với tình huống thắc mắc ở trên, người gửi thắc mắc sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì tại thời điểm hai bạn quan hệ tình dục, người bạn gái đã đủ 16 tuổi (17 tuổi 10 ngày) và hai bạn quan hệ tình dục tự nguyện, không cưỡng ép, không có yếu tố dùng vũ lực. Thông tin cung cấp thêm là nếu trong trường hợp, tại thời điểm quan hệ tình dục, người thực hiện hành vị đủ 18 tuổi nhưng đối tượng bị giao cấu chưa đủ 16 tuổi thì vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự dù quan hệ tự nguyện theo quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau: 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. ...
Cơ sở kinh doanh rượu bia có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi?
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông nhiều trong xã hội và mang đến bệnh tật cho người sử dụng vì vậy các cơ sở kinh doanh rượu bia liệu có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi hay không? Độ tuổi chuẩn để có thể sử dụng rượu bia theo quy định Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia như sau: - Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. - Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. - Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. - Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia. - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. - Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. - Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe. - Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. - Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. - Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động. - Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định. Như vậy, theo quy định trên người từ đủ 18 tuổi mới được phép uống rượu bia. Ngược lại nếu, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia sẽ là hành vi bị nghiêm cấm nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP Cơ sở kinh doanh rượu bia có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu bia theo Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau: - Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học. - Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia. - Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. - Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh. - Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia. - Kể từ ngày 01/01/2020, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy, theo quy định đã nói rõ trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. 4 nội dung về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia Căn cứ theo Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì 4 nội dung về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia gồm: - Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. - Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. - Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông. - Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thì người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Ngoài ra, còn các nội dung khác nêu trên để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia.
Xử lý trường hợp bán xe máy cho người chưa đủ 18 tuổi như thế nào?
Xe máy được xếp vào loại động sản có giá trị tương đối lớn, vì thế việc mua bán xe máy cần phải đảm bảo đúng quy định pháp luật. Vậy nếu có trường hợp người bán giao dịch xe máy với người chưa đủ 18 tuổi thì sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Pháp luật quy định như thế nào về cá nhân chưa đủ 18 tuổi? Căn cứ khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, quy định về người chưa đủ 18 tuổi: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 2. Xử lý trường hợp bán xe máy cho người chưa đủ 18 tuổi như thế nào? Xem xét quy định trên, đồng thời tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định về việc người từ đủ 15 tuổi đăng ký xe như sau: Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe. Như vậy, theo quy định nêu trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc đối tượng được đăng ký xe. Tuy nhiên, xe máy là động sản phải đăng ký, do đó đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đăng ký xe phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì mới được đứng tên xe máy. Vì thế, nếu người mua xe được sự đồng ý của người giám hộ thì giao dịch dân sự này được pháp luật công nhận. Nhưng, nếu trong trường hợp người mua xe không được sự đồng ý của người giám hộ, lúc này họ sẽ không đủ điều kiện để tự mình mua xe. Do đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, có quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như đã nói, người mua xe không đủ điều kiện tham gia giao dịch dân sự, do đó, giao dịch mua xe này sẽ bị vô hiệu. Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015: khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Người mua xe phải trả xe còn người bán phải trả lại tiền. 3. Người chưa đủ 18 tuổi có thể chạy được loại xe máy nào? Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008, quy định độ tuổi của người lái xe như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Xét theo quy định trên, người chưa đủ 18 tuổi chỉ có thể lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Tổng kết lại, trường hợp bán xe cho người dưới 18 tuổi, cụ thể là từ đủ 15-18 tuổi đúng pháp luật nếu được người giám hộ đồng ý. Những trường hợp còn lại là vi phạm pháp luật và giao dịch ấy sẽ vô hiệu.
Cho tôi hỏi: Tôi chưa đủ 18 tuổi thì có thể mua bảo hiểm nhân thọ được không? Phí bảo hiểm nhân thọ được đóng thành nhiều lần hay chỉ tối đa 1 lần? Chưa đủ 18 tuổi mua bảo hiểm nhân thọ được không? Tại Điều 9 Thông tư 67/2023/TT-BTC có quy định về độ tuổi được mua bảo hiểm nhân thọ như sau: Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (1) Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng quy định sau: - Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm; - Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm. (2) Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người có tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. (3) Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. (4) Người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cá nhân hoặc người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhóm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nhóm. + Việc chỉ định thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải phù hợp với quy định tại Điều 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Theo đó, người được mua bảo hiểm nhân thọ phải là người Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó, người chưa đủ 18 tuổi không được mua bảo hiểm nhân thọ. Có được đóng phí bảo hiểm nhân thọ thành nhiều lần không? Theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ như sau: - Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. - Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu. - Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm. Theo quy định nêu trên thì bên mua bảo hiểm nhân thọ có thể đóng phí bảo hiểm nhân thọ thành nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Lưu ý: Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. Trân trọng!
Chưa đủ 18 tuổi có được vay ngân hàng không? Lãi vay vốn là bao nhiêu?
Vay vốn ngân hàng là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ngày càng nhiều người quan tâm hơn các chính sách vay vốn để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bản thân và gia đình. Theo đó, vay vốn ngân hàng dành cho lứa tuổi nào? Chưa đủ 18 tuổi có được vay không? Lãi vay bao nhiêu? (1) Quy định về độ tuổi vay vốn ngân hàng Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định về điều kiện vay vốn như sau: - Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Có quy định như vậy bởi theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc động sản phỉa đăng ký hoặc các giao dịch phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, cá nhân là khách hàng vay vốn có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhu cầu vay vốn, phương án sử dụng vốn và khả năng tài chính để trả nợ thì vẫn sẽ được vay vốn của ngân hàng. (2) Lãi vay vốn là bao nhiêu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, lãi suất cho vay sẽ do công ty tài chính và khách hàng tự thoả thuận với nhau theo thị cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Do đó, khi vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, người vay cần phải xem xét cụ thể lãi suất cho vay được ghi cụ thể trong hợp đồng và phương pháp tính lãi với khoản vay trước khi quyết định có vay vốn tại công ty tài chính không. Khi vay vốn ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng. Có 2 cách tính lãi suất phổ biến hiện nay, cụ thể: Tính trên dư nợ gốc: Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau: Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/Thời gian vay + tiền lãi trả hàng tháng Tính trên dư nợ giảm dần: Theo cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng đến vay sản xuất kinh doanh với hình thức thế chấp tài sản. Trong nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính theo công thức: Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng Công cụ tính lãi vay: Để ước tính số tiền lãi vay và vốn phải trả hàng tháng, có thể sử dụng công cụ tính lãi vay trên website ngân hàng hoặc các website về tài chính khác. Các công cụ này khá đơn giản, chỉ cần nhập số tiền vay, thời gian vay và lựa chọn hình thức vay tương ứng. Hệ thống sẽ trả về kết quả ước tính chi tiết số lãi phải trả cho ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn. (3) Những nhu cầu vốn không được cho vay Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về những trường hợp có nhu cầu vốn nhưng không được cho vay. Cụ thể như sau: - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tôi và người yêu trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi bỏ trốn liệu có bị dính líu tới pháp luật?
Tôi sinh năm 2003 và người yêu sinh năm 2004 tôi và người yêu yêu nhau nhưng bị gia đình cấm cản. Tôi và cô ấy có ý định bỏ trốn liệu có bị dính líu tới pháp luật và có bị bên nhà gái kiện không ạ
Chưa đủ 18 tuổi có ký vào Hợp đồng thế chấp?
Tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau: “2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.” GCNQSDĐ cấp cho hộ gia đình chứ không phải cấp cho cá nhân hoặc một số cá nhân. Do vậy, khi đem thế chấp mảnh đất cần phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu tài sản. Tuy nhiên Căn cứ khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với tài sản là bất động sản thì phải có sự thỏa thuận đồng ý của tất cả các thành viên có NLHVDS đầy đủ. Do đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới được tham gia thỏa thuận ký kết vào hợp đồng thế chấp liên quan đến bất động sản của gia đình.
Đất đai được thừa kế khi chưa đủ 18 tuổi
Tôi năm nay 18 tuổi, bố tôi mất năm tôi 10 tuổi để lại cho tôi một mảnh đất. Do chưa đủ 18 tuổi mẹ tôi đứng ra giám hộ. Năm nay mẹ tôi cưới một người đàn ông khác vậy bây giờ miếng đất đất có còn thuộc quyền sở hữu của tôi không?
Quan hệ tự nguyện khi chưa đủ 18 tuổi
Cháu và người yêu cháu có quan hệ với nhau và tự nguyện lúc cả 2 15 tuổi, và lúc đấy người yêu cháu có dính thai và tự ý đi bỏ. Giờ cháu thì nếu bên gia đình người yêu cháu kiện thì sẽ bị như nào ạ
Có đi tù vì quan hệ trước hôn nhân không?
Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình yêu cũng gắn liền với vô vàn rủi ro. Điều này không chỉ đơn thuần là yêu nhau rồi chia tay, mà còn là việc chịu trách nhiệm như thế nào nếu quan hệ tình dục trước hôn nhân; đặc biệt là khi đối phương chưa đủ tuổi thành niên? Một tài khoản đã gửi thắc mắc đến danluat với nội dung: “Em và bạn gái em yêu nhau được hơn 1 năm. Chúng em đã quan hệ tự nguyện với nhau. Thời điểm quan hệ, em đủ 18 tuổi và bạn gái em mới được 17 tuổi 10 ngày. Vậy nếu chúng em chia tay, em có phải chịu tội không?” Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 và khoản 23 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về hành vi hiếp dâm tại là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Như vậy nếu hai người quan hệ tình dục thuận tình với nhau thì cách giả quyết những tình huống này sẽ căn cứ vào độ tuổi của đối phương tại thời điểm xảy ra quan hệ tình dục. Có thế thấy tại thời điểm quan hệ tình dục, nạn nhân đã đủ 16 tuổi. Qua nghiên cứu quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, có thể nhận định rằng nếu tại thời điểm quan hệ, nạn nhân đã đủ 16 tuổi, tham gia vào việc quan hệ một cách tự nguyện - thuận tình, không bị dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được để thực hiện hành vi, thì người giao cấu với nạn nhân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự kể cả khi có đơn tố cáo. Trường hợp được nêu là trường hợp mà người thực hiện hành vi đủ 18 tuổi và người bị giao cấu đủ 16. Như vậy, đối với tình huống thắc mắc ở trên, người gửi thắc mắc sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì tại thời điểm hai bạn quan hệ tình dục, người bạn gái đã đủ 16 tuổi (17 tuổi 10 ngày) và hai bạn quan hệ tình dục tự nguyện, không cưỡng ép, không có yếu tố dùng vũ lực. Thông tin cung cấp thêm là nếu trong trường hợp, tại thời điểm quan hệ tình dục, người thực hiện hành vị đủ 18 tuổi nhưng đối tượng bị giao cấu chưa đủ 16 tuổi thì vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự dù quan hệ tự nguyện theo quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau: 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. ...