Hướng dẫn thực hiện chuyển trường đối với học sinh Tiểu học TP.HCM
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 5432/SGDĐT-GDTH hướng dẫn một số hoạt động đầu năm và chuẩn bị vào năm học mới 2024-2025 cấp tiểu học. Trong đó hướng dẫn thực hiện chuyển trường đối với học sinh tiểu học. Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3, Điều 36, Thông tư 28/2020/TT- BGDĐT ngày 04/9/2020 về Ban hành Điều lệ trường Tiểu học. (1) Hồ sơ học sinh chuyển trường Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Hồ sơ gồm: - Đơn xin chuyển trường của Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh; - Học bạ; - Thông tin về tài liệu học tập, tiến độ thực hiện chương trình, bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định. - Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có). (2) Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong nước - Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp Đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến; - Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường, sĩ số lớp, sĩ số học sinh, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. - Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh. - Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ, sắp xếp lớp học cho học sinh. (3) Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước hoặc từ các trường Quốc tế trên địa bàn chuyển sang trường công lập - Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp Đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến; - Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. - Trong trường hợp đồng ý tiếp nhận học sinh, trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường tiểu học thành lập Hội đồng, tổ chức khảo sát trình độ của học sinh, xếp vào lớp phù hợp, cấp học bạ, tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh theo quy định. Xem chi tiết tại Công văn 5432/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2024.
Sở GD&ĐT Hà Nội: Hiệu trưởng trường THPT được quyết định chuyển trường cho học sinh
Ngày 25/7/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT về việc phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội. Trước đây, việc chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Tuy nhiên theo Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiệu trưởng đã được giao quyền quyết định việc chuyển trường đối với học sinh THPT. Cụ thể: Phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính cho Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các thủ tục hành chính sau: - Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông (thủ tục số 1 phần A mục I Phụ lục tại Quyết định 1543/QĐ-UBND); - Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học phổ thông (thủ tục số 8 mục I phần A Phụ lục 2 tại Quyết định 492/QĐ-UBND). Ngoài ra, Sở GDĐT giao phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông thực hiện các thủ tục đã phân cấp trên. Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông có trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính đã được phân cấp theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham khảo: Hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT Hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT bao gồm: - Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký; - Học bạ (bản chính). - Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển. - Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp. (Khoản 1 Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) Xem chi tiết Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/7/2023.
Giáo viên chuyển trường có phải ký lại hợp đồng?
Chuyển công tác giảng dạy giữa các trường hợp với nhau cũng là một phần công việc đối với giáo viên tại đơn vị sự nghiệp công lập. Một phần có thể là do tính chất công việc yêu cầu phần khác có thể do nguyện vọng cá nhân. Vậy trường hợp giáo viên chuyển công tác giảng dạy tại một đơn vị khác thì có phải ký lại hợp đồng? Hình thức hợp đồng lao động đối với giáo viên Căn cứ Điều 25 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức 2019) quy định giáo viên làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được thiết lập bởi các loại hợp đồng sau đây: (1) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020, có hiệu lực từ đủ 12 tháng - 60 tháng. (2) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Áp dụng với viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020, hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Trừ các đối tượng sau đây: - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức 2010. - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Giải quyết hợp đồng trong trường hợp chuyển công tác Về vấn đề hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển công tác thì căn cứ theo Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau: - Chuyển công tác đối với hợp đồng xác định thời hạn: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác. Sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Chuyển công tác theo thẩm quyền yêu cầu: Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc. Tuy nhiên, phải ký kết hợp đồng làm việc mới với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Xếp lương của giáo viên khi chuyển công tác Bên cạnh việc chuyển công tác phải thực hiện hợp đồng mới thì mức lương cũ của viên chức giáo dục cũng rất được quan tâm. Trong trường hợp chuyển công tác thì xếp lương của giáo viên được thực hiện như sau: Thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức phù hợp trên cơ sở căn cứ vào loại hình hợp đồng làm việc của viên chức đang được ký kết tại đơn vị sự nghiệp công lập trước. Khi chuyển công tác, năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng BHXH bắt buộc của viên chức. Đồng thời, khi giáo viên chuyển công tác thì không được kết hợp nâng bậc lương. Công việc mới phù hợp với chức danh đang giữ thì tiếp tục trả lương theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ. Như vậy, giáo viên muốn chuyển công tác mà ký hợp đồng có thời hạn trước ngày 01/7/2020 thì tiếp tục thực hiện hợp đồng cho tới khi tái ký. Đối với trường hợp chuyển theo yêu cầu thì phải thực hiện hợp đồng mới nhưng giữ nguyên các quyền lợi tại trường cũ.
Giáo viên muốn chuyển sang trường khác để dạy
Cho tôi hỏi: Giáo viên mới trúng tuyển, đang ký hợp đồng làm việc lần đầu 12 tháng, nhưng chưa thực hiện hết thời hạn hợp đồng mà xin chuyển trường. Như vậy đơn vị đang ký kết hợp đồng lần đầu có giải quyết thuyên chuyển được hay không ạ? xin nhờ các chuyên gia tư vần giúp. xin cảm ơn
Hồ sơ xin chuyển trường cho học sinh
Về vấn đề chuyển trường, nguyên tắc chung thì học sinh được phép chuyển đến trường học phù hợp với nơi cư trú. Do đó, nếu gia đình chuyển đi nơi khác ở thì có thể làm thủ tục chuyển trường cho con theo các quy định sau. - Đối với học sinh tiểu học quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT. Trước tiên anh cần liên hệ trường nơi dự định chuyển tới để nộp đơn xin học chuyển trường. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng sẽ xác nhận đồng ý hoặc không. Nếu đồng ý thì anh cần gửi đơn này cho trường nơi chuyển đi để nhận lại hồ sơ và nộp đến trường mới. - Đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thì được quy định tại Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT. Theo đó, việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định. Hiện tại đang trong thời gian hè nên anh có thể thực hiện việc chuyển trường mà không cần sự xem xét của Phòng giáo dục và đào tạo hay Sở giáo dục và đào tạo. Thông thường một bộ hồ sơ để làm thủ tục chuyển trường như sau: - Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký. - Học bạ (bản chính). - Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng). - Bản sao giấy khai sinh. - Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập). - Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp. - Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác). - Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).
Học sinh tiểu học chuyển trường
Mẹ làm đơn xin chuyển trường cho con. Bố không đồng ý. Bố mẹ hs là vợ chồng hợp pháp. Nhà trường xử lý như thế nào? Căn cứ pháp lý ?
Có thế chuyển trường từ tư thục sang ĐH Mở không?
Em người Đà Nẵng, vì theo nghề của gia đình nên e thi ĐH luật nhưng trượt mà hồi đấy chỉ tìm thấy nghành luật kinh tế của trường ĐH KInh doanh công nghệ Hà Nội (tư thục) là đủ điểm nên ra HN học. E bây h đang là sinh viên năm 2 rồi nhưng bây giờ muốn chuyển vào trường Đh Mở HN (cũng nghành luật) chi nhánh tại Đà Nẵng để học vì học ở HN xa xôi quá, với nhiều lý do nữa. Thỳ A/c cho e biết có thể chuyển đc không và thủ tục như thế nào ạ???? Em đang rất rất gấp ạ...Cảm ơn mọi người
Hướng dẫn thực hiện chuyển trường đối với học sinh Tiểu học TP.HCM
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 5432/SGDĐT-GDTH hướng dẫn một số hoạt động đầu năm và chuẩn bị vào năm học mới 2024-2025 cấp tiểu học. Trong đó hướng dẫn thực hiện chuyển trường đối với học sinh tiểu học. Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3, Điều 36, Thông tư 28/2020/TT- BGDĐT ngày 04/9/2020 về Ban hành Điều lệ trường Tiểu học. (1) Hồ sơ học sinh chuyển trường Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Hồ sơ gồm: - Đơn xin chuyển trường của Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh; - Học bạ; - Thông tin về tài liệu học tập, tiến độ thực hiện chương trình, bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định. - Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có). (2) Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong nước - Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp Đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến; - Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường, sĩ số lớp, sĩ số học sinh, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. - Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh. - Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ, sắp xếp lớp học cho học sinh. (3) Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước hoặc từ các trường Quốc tế trên địa bàn chuyển sang trường công lập - Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp Đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến; - Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. - Trong trường hợp đồng ý tiếp nhận học sinh, trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường tiểu học thành lập Hội đồng, tổ chức khảo sát trình độ của học sinh, xếp vào lớp phù hợp, cấp học bạ, tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh theo quy định. Xem chi tiết tại Công văn 5432/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2024.
Sở GD&ĐT Hà Nội: Hiệu trưởng trường THPT được quyết định chuyển trường cho học sinh
Ngày 25/7/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT về việc phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội. Trước đây, việc chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Tuy nhiên theo Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiệu trưởng đã được giao quyền quyết định việc chuyển trường đối với học sinh THPT. Cụ thể: Phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính cho Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các thủ tục hành chính sau: - Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông (thủ tục số 1 phần A mục I Phụ lục tại Quyết định 1543/QĐ-UBND); - Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học phổ thông (thủ tục số 8 mục I phần A Phụ lục 2 tại Quyết định 492/QĐ-UBND). Ngoài ra, Sở GDĐT giao phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông thực hiện các thủ tục đã phân cấp trên. Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông có trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính đã được phân cấp theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham khảo: Hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT Hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT bao gồm: - Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký; - Học bạ (bản chính). - Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển. - Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp. (Khoản 1 Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) Xem chi tiết Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/7/2023.
Giáo viên chuyển trường có phải ký lại hợp đồng?
Chuyển công tác giảng dạy giữa các trường hợp với nhau cũng là một phần công việc đối với giáo viên tại đơn vị sự nghiệp công lập. Một phần có thể là do tính chất công việc yêu cầu phần khác có thể do nguyện vọng cá nhân. Vậy trường hợp giáo viên chuyển công tác giảng dạy tại một đơn vị khác thì có phải ký lại hợp đồng? Hình thức hợp đồng lao động đối với giáo viên Căn cứ Điều 25 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức 2019) quy định giáo viên làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được thiết lập bởi các loại hợp đồng sau đây: (1) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020, có hiệu lực từ đủ 12 tháng - 60 tháng. (2) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Áp dụng với viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020, hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Trừ các đối tượng sau đây: - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức 2010. - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Giải quyết hợp đồng trong trường hợp chuyển công tác Về vấn đề hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển công tác thì căn cứ theo Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau: - Chuyển công tác đối với hợp đồng xác định thời hạn: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác. Sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Chuyển công tác theo thẩm quyền yêu cầu: Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc. Tuy nhiên, phải ký kết hợp đồng làm việc mới với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Xếp lương của giáo viên khi chuyển công tác Bên cạnh việc chuyển công tác phải thực hiện hợp đồng mới thì mức lương cũ của viên chức giáo dục cũng rất được quan tâm. Trong trường hợp chuyển công tác thì xếp lương của giáo viên được thực hiện như sau: Thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức phù hợp trên cơ sở căn cứ vào loại hình hợp đồng làm việc của viên chức đang được ký kết tại đơn vị sự nghiệp công lập trước. Khi chuyển công tác, năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng BHXH bắt buộc của viên chức. Đồng thời, khi giáo viên chuyển công tác thì không được kết hợp nâng bậc lương. Công việc mới phù hợp với chức danh đang giữ thì tiếp tục trả lương theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ. Như vậy, giáo viên muốn chuyển công tác mà ký hợp đồng có thời hạn trước ngày 01/7/2020 thì tiếp tục thực hiện hợp đồng cho tới khi tái ký. Đối với trường hợp chuyển theo yêu cầu thì phải thực hiện hợp đồng mới nhưng giữ nguyên các quyền lợi tại trường cũ.
Giáo viên muốn chuyển sang trường khác để dạy
Cho tôi hỏi: Giáo viên mới trúng tuyển, đang ký hợp đồng làm việc lần đầu 12 tháng, nhưng chưa thực hiện hết thời hạn hợp đồng mà xin chuyển trường. Như vậy đơn vị đang ký kết hợp đồng lần đầu có giải quyết thuyên chuyển được hay không ạ? xin nhờ các chuyên gia tư vần giúp. xin cảm ơn
Hồ sơ xin chuyển trường cho học sinh
Về vấn đề chuyển trường, nguyên tắc chung thì học sinh được phép chuyển đến trường học phù hợp với nơi cư trú. Do đó, nếu gia đình chuyển đi nơi khác ở thì có thể làm thủ tục chuyển trường cho con theo các quy định sau. - Đối với học sinh tiểu học quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT. Trước tiên anh cần liên hệ trường nơi dự định chuyển tới để nộp đơn xin học chuyển trường. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng sẽ xác nhận đồng ý hoặc không. Nếu đồng ý thì anh cần gửi đơn này cho trường nơi chuyển đi để nhận lại hồ sơ và nộp đến trường mới. - Đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thì được quy định tại Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT. Theo đó, việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định. Hiện tại đang trong thời gian hè nên anh có thể thực hiện việc chuyển trường mà không cần sự xem xét của Phòng giáo dục và đào tạo hay Sở giáo dục và đào tạo. Thông thường một bộ hồ sơ để làm thủ tục chuyển trường như sau: - Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký. - Học bạ (bản chính). - Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng). - Bản sao giấy khai sinh. - Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập). - Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp. - Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác). - Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).
Học sinh tiểu học chuyển trường
Mẹ làm đơn xin chuyển trường cho con. Bố không đồng ý. Bố mẹ hs là vợ chồng hợp pháp. Nhà trường xử lý như thế nào? Căn cứ pháp lý ?
Có thế chuyển trường từ tư thục sang ĐH Mở không?
Em người Đà Nẵng, vì theo nghề của gia đình nên e thi ĐH luật nhưng trượt mà hồi đấy chỉ tìm thấy nghành luật kinh tế của trường ĐH KInh doanh công nghệ Hà Nội (tư thục) là đủ điểm nên ra HN học. E bây h đang là sinh viên năm 2 rồi nhưng bây giờ muốn chuyển vào trường Đh Mở HN (cũng nghành luật) chi nhánh tại Đà Nẵng để học vì học ở HN xa xôi quá, với nhiều lý do nữa. Thỳ A/c cho e biết có thể chuyển đc không và thủ tục như thế nào ạ???? Em đang rất rất gấp ạ...Cảm ơn mọi người