CCCD bị sai nơi đăng ký khai sinh thì xử lý như thế nào?
Căn cước công dân sai nơi sinh nhưng đã sử dụng để thi lấy chứng chỉ tiếng anh ielse khi làm thủ tục hủy, cấp mới thì hiệu lực của các văn bằng chứng chỉ nêu trên sẽ xử lý như thế nào, thưa luật sư?
Khi nào CCCD mã vạch chính thức bị “khai tử” ?
CCCD mã vạch có giá trị sử dụng đến khi nào? Đây là vướng mắc của người dân, theo đó, người dân cần biết được mốc thời gian mà CCCD mã vạch hết giá trị sử dụng để thực hiện cấp, đổi CCCD gắn chip mới tuân thủ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, kể đến một số trường hợp CCCD còn hạn nhưng buộc phải đổi sang CCCD gắn chip. Theo Bộ Công an, Căn cước công dân (CCCD) gắn chip là mẫu giấy tờ chứng minh nhân thân được triển khai cấp từ ngày 22/01/2021. Trước đó, người dân cả nước được cấp Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CCCD mã vạch. Cho đến hiện tại, hai loại giấy tờ này vẫn được rất nhiều người sử dụng do chưa bị hỏng, rách hay hết hạn. Phân biệt CCCD mã vạch và CCCD gắn chip Đặc điểm Căn cước công dân không gắn chip Căn cước công dân có gắn chip Nội dung mặt trước của thẻ Không được dịch ra tiếng Anh Có phần dịch tiếng Anh Nội dung mặt sau của thẻ Có mã vạch hai chiều Có con chíp điện tử và có dãy ký tự và số được gọi là dòng MRZ Thời gian cấp Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2020 (hiện đã dừng cấp) Được cấp từ tháng 01/01/2021 đến nay. Giá trị sử dụng của CMND và CCCD mã vạch? - Giấy CMND Thời hạn hay giá trị sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp theo Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn bởi Nghị định 05/1999/NĐ-CP. - Thẻ CCCD mã vạch Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ CCCD mã vạch phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước được cấp, đổi, cấp lại trong 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo Như vậy, những người cuối cùng được cấp CMND trong khoảng tháng 01/2021 sẽ phải làm CCCD gắn chip mới vào khoảng tháng 01/2036. Đối với những người năm 40 tuổi được cấp Căn cước công dân mã vạch trong khoảng tháng 01/2021 thì đến năm 2041 (khi đủ 60 tuổi) bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước gắn chip mới. Tuy nhiên đối với người được cấp CCCD mã vạch năm 38 tuổi trong khoảng tháng 01/2021 thì đến năm 2043 (khi đủ 60 tuổi) họ mới phải đổi thẻ. Tóm lại, đến cuối tháng 01/2036, giấy CMND sẽ không còn giá trị sử dụng Theo đó, những người cuối cùng được sử dụng Căn cước mã vạch phải đổi sang Căn cước gắn chip mới trong năm 2043, thẻ Căn cước công dân mã vạch bị khai tử từ năm 2044. Các trường hợp CCCD mã vạch còn hạn nhưng phải đổi sang CCCD gắn chip Căn cứ tại Điều 21 và Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ có 08 trường hợp người dân sử dụng CCCD mã vạch phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip bao gồm: (1) Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (2) Khi thẻ căn cước mã vạch bị hư hỏng và không còn sử dụng được (3) Khi công dân có thay đổi họ, chữ đệm, tên (4) Khi công dân đã thay đổi đặc điểm nhận dạng (5) Khi công dân xác định lại giới tính, quê quán (6) Khi căn cước công dân có sai sót về thông tin (7) Khi công dân bị mất thẻ căn cước (8) Khi công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam. Nếu có nhu cầu đổi CCCD gắn chip cần cần đến cơ quan Công an có thẩm quyền để được tiếp nhận thông tin làm thủ tục cấp CCCD (theo điểm e Khoản 1 Điều 23 Mục 2 Chương III Luật Căn cước công dân 2014).
Giá trị sử dụng thẻ Căn cước công dân
Hiện nay, Bộ Công an khuyến khích người dân đi đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước công dân gắn gắn chip. Nhưng có nhiều người dân vừa đổi từ chứng minh thư sang thẻ Căn cước công dân mà lúc đó Nhà nước chưa ban hành khuyến khích làm thẻ gắn chịp. Chính vì vậy, nhiều người có những thắc mắc về thời hạn của thẻ căn cước công dân là bao lâu Căn cước công dân là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau: - Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.” Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân. Căn cước công dân gắn chíp điện tử là gì? Có thể hiểu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử (thẻ căn cước điện tử) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Thẻ căn CCCD có gắn chip điện tử có giá trị chứng minh về căn cước công dân, và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Trước khi thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời, nước ta đã từng phát hành và sử dụng 02 loại giấy tờ nhân thân là Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân mã vạch. Căn cước công dân bao lâu hết hạn? Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam được cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu khi đủ 14 tuổi trở lên. Thẻ Căn cước công dân này chỉ có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và người dân phải đi đổi thẻ Căn cước mới. “Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân 1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.” Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau: “Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.” Theo quy định trên, hạn sử dụng của Căn cước công dân sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Có ba mốc thời gian hết hạn của thẻ Căn cước công dân là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, nếu người dân đi làm thẻ Căn cước công dân mới thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo. Chính vì vậy, ta có thể chia thời hạn sử dụng căn cước công dân theo các mốc tuổi như sau: - Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 14 đến trước 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi. - Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 23 đến trước 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi. - Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 38 đến trước 58 tuổi sẽ hết hạn vào năm 60 tuổi. - Căn cước công dân từ khi đủ 58 tuổi trở đi sẽ được sử dụng cho đến khi người đó chết (trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng).
Có được sử dụng CMND còn hạn song song với CCCD hay không?
Hiện nay, nhiều người dân đã đổi sang Căn cước công dân gắn chíp nhưng vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân còn hạn. Vì thế, nhiều thắc mắc được đặt ra liệu có được dùng song song CCCD gắn chíp và CMND còn hạn hay không? CMND còn hạn có phải đổi CCCD gắn chip không? Với nhiều tiện ích mà CCCD gắn chíp mang lại, nên nhiều người dân mặc dù CMND vẫn còn thời hạn sử dụng nhưng đã đi đổi sang CCCD gắn chíp. Hiện nay, người dân vẫn đang sử dụng cả CCCD mã vạch, CCCD gắn chip, CMND 9 số, CMND 12 số làm giấy tờ tuỳ thân chứng minh những đặc điểm riêng của mỗi công dân về lai lịch, nhân dạng gồm những nội dung: - Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có). - Ngày tháng năm sinh. - Đặc điểm nhân dạng, giới tính. - Dân tộc, quê quán, nơi thường trú. Trên cả nước đã thống nhất chỉ cấp CCCD gắn chip cho công dân nếu người dân yêu cầu đổi, cấp lại loại giấy tờ tuỳ thân này. Đối với người đang sử dụng CMND, Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ CMND sang CCCD gắn chip là: - CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA) - CMND hư hỏng không sử dụng được; - Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Thay đổi đặc điểm nhận dạng; - Bị mất CMND. Thế nhưng, pháp luật không bắt buộc công dân đang sử dụng CMND còn thời hạn sử dụng phải đổi sang CCCD gắn chíp. Hay nói cách khác, người dân có thể tiếp tục sử dụng CMND của mình cho hết khi hết hạn mới cần đi đổi hoặc nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Theo Nghị định 170/2007/NĐ-CP thì CMND có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp. Đồng thời, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014 cũng khẳng định, CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn còn hạn thì được sử dụng cho đến hết 15 năm kể từ ngày cấp. Vậy nên, nếu CMND còn thời hạn sử dụng và không thuộc trường hợp bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp thì người dân vẫn dùng được đến khi CMND hết hạn. Có được sử dụng CMND còn hạn song song với CCCD hay không? Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, cán bộ Công an sẽ thu lại CMND, thẻ CCCD đang sử dụng khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD hoặc đổi thẻ CCCD. Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định Thu hồi CMND, CCCD cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD. Thông tư 59/2021/TT-BCA và Thông tư 60/2021/TT-BCA được áp dụng từ ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, trước đó, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD gắn chip cho công dân. Do đó, thời điểm trước, vẫn rất nhiều người khi đổi sang CCCD gắn chip thì chỉ bị cắt góc CMND cũ mà không bị thu hồi lại hoặc thậm chí còn bị “bỏ sót” không cắt góc. Ngoài ra, một số trường hợp, sau khi làm thẻ Căn cước mới, không ít người dân vẫn còn giữ CMND cũ do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục quên thu lại. Điều này khiến một số người đã làm CCCD mới lại có cùng lúc hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân là CCCD gắn chip mới làm và CMND cũ. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất ở trên, sau khi cấp CCCD sẽ phải thu hồi CMND. Khi đó, CMND sẽ không còn giá trị sử dụng dù còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng. Đồng nghĩa với việc sẽ không thể sử dụng song song cả CMND và CCCD gắn chip mới. Sử dụng CMND cũ song song với CCCD được cấp mới bị xử lý như thế nào? Theo quy định trên, việc thu lại Chứng minh nhân dân cũ sau khi làm Căn cước công dân mới là quy định bắt buộc. Theo đó, căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Cụ thể là hành vi sử dụng CMND cũ song song với CCCD được cấp mới. Ngoài ra, dựa vào các căn cứ trên, nếu sử dụng CMND cũ để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau. Bởi lẽ, CMND lúc này đã không còn giá trị sử dụng. Vì vậy, người dân chỉ nên dùng duy nhất CCCD mới làm trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này.
Vì sao người dân cần đổi từ CMND/CCCD qua CCCD gắn chíp càng sớm càng tốt?
Theo lộ trình và yêu cầu của Chính phủ, thẻ CCCD gắn chíp sẽ được Bộ Công an tích hợp nhiều thông tin dữ liệu của công dân. Việc tích hợp nhiều thông tin dữ liệu không chỉ giúp việc giao dịch của người dân thuận lợi mà còn giảm bớt các giấy tờ liên quan không cần thiết. Vì thế ngay từ bây giờ người dân cần đổi từ CMND 9 số, 12 số hoặc CCCD cũ qua CCCD gắn chíp để được những quyền lợi sau: 1. Giảm 50% lệ phí làm CCCD đến hết 30-6-2022 Theo quy định tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ ngày 1-1-2022 đến hết ngày 30-6-2022, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau: - Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ CCCD. Sau ngày 30-6 là 30.000 đồng/thẻ CCCD. - Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ CCCD. Sau ngày 30-6 là 50.000 đồng/thẻ CCCD. - Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ CCCD. Sau ngày 30-6 là 70.000 đồng/thẻ CCCD. Như vậy, nếu người dân là thẻ CCCD trước 30-6-2022 sẽ được giảm 50% lệ phí khi làm thẻ. 2. Được tích hợp nhiều giấy tờ khi quét mã QR Theo Quyết định 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện trong năm 2022 đó là bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID). Trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức... Bằng chứng của việc tích hợp thêm nhiều dữ liệu vào thẻ CCCD đó là mới đây, Bộ Công an đã phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng bộ 36 triệu dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và CCCD. Như vậy trong năm 2022 và thời gian tới thẻ CCCD sẽ được tích hợp thêm nhiều loại giấy tờ khác như giấy phép lái xe, bằng lái xe…Việc này về lâu dài rất thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Điều kiện để được dùng Căn cước công dân gắn chip khi thay thẻ BHYT
Để thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức KCB cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau: 1. Cơ sở KCB thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi KCB BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp). 2. Đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp: - Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở KCB thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi KCB BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID; - Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh). 3. Đối với người bệnh chưa được cấp CCCD có gắn chíp: Thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh). >>> Xem toàn văn Công văn 931/BYT-BH 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm KCB bằng CCCD gắn chíp tai link bên dưới
CCCD bị sai nơi đăng ký khai sinh thì xử lý như thế nào?
Căn cước công dân sai nơi sinh nhưng đã sử dụng để thi lấy chứng chỉ tiếng anh ielse khi làm thủ tục hủy, cấp mới thì hiệu lực của các văn bằng chứng chỉ nêu trên sẽ xử lý như thế nào, thưa luật sư?
Khi nào CCCD mã vạch chính thức bị “khai tử” ?
CCCD mã vạch có giá trị sử dụng đến khi nào? Đây là vướng mắc của người dân, theo đó, người dân cần biết được mốc thời gian mà CCCD mã vạch hết giá trị sử dụng để thực hiện cấp, đổi CCCD gắn chip mới tuân thủ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, kể đến một số trường hợp CCCD còn hạn nhưng buộc phải đổi sang CCCD gắn chip. Theo Bộ Công an, Căn cước công dân (CCCD) gắn chip là mẫu giấy tờ chứng minh nhân thân được triển khai cấp từ ngày 22/01/2021. Trước đó, người dân cả nước được cấp Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CCCD mã vạch. Cho đến hiện tại, hai loại giấy tờ này vẫn được rất nhiều người sử dụng do chưa bị hỏng, rách hay hết hạn. Phân biệt CCCD mã vạch và CCCD gắn chip Đặc điểm Căn cước công dân không gắn chip Căn cước công dân có gắn chip Nội dung mặt trước của thẻ Không được dịch ra tiếng Anh Có phần dịch tiếng Anh Nội dung mặt sau của thẻ Có mã vạch hai chiều Có con chíp điện tử và có dãy ký tự và số được gọi là dòng MRZ Thời gian cấp Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2020 (hiện đã dừng cấp) Được cấp từ tháng 01/01/2021 đến nay. Giá trị sử dụng của CMND và CCCD mã vạch? - Giấy CMND Thời hạn hay giá trị sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp theo Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn bởi Nghị định 05/1999/NĐ-CP. - Thẻ CCCD mã vạch Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ CCCD mã vạch phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước được cấp, đổi, cấp lại trong 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo Như vậy, những người cuối cùng được cấp CMND trong khoảng tháng 01/2021 sẽ phải làm CCCD gắn chip mới vào khoảng tháng 01/2036. Đối với những người năm 40 tuổi được cấp Căn cước công dân mã vạch trong khoảng tháng 01/2021 thì đến năm 2041 (khi đủ 60 tuổi) bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước gắn chip mới. Tuy nhiên đối với người được cấp CCCD mã vạch năm 38 tuổi trong khoảng tháng 01/2021 thì đến năm 2043 (khi đủ 60 tuổi) họ mới phải đổi thẻ. Tóm lại, đến cuối tháng 01/2036, giấy CMND sẽ không còn giá trị sử dụng Theo đó, những người cuối cùng được sử dụng Căn cước mã vạch phải đổi sang Căn cước gắn chip mới trong năm 2043, thẻ Căn cước công dân mã vạch bị khai tử từ năm 2044. Các trường hợp CCCD mã vạch còn hạn nhưng phải đổi sang CCCD gắn chip Căn cứ tại Điều 21 và Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ có 08 trường hợp người dân sử dụng CCCD mã vạch phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip bao gồm: (1) Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (2) Khi thẻ căn cước mã vạch bị hư hỏng và không còn sử dụng được (3) Khi công dân có thay đổi họ, chữ đệm, tên (4) Khi công dân đã thay đổi đặc điểm nhận dạng (5) Khi công dân xác định lại giới tính, quê quán (6) Khi căn cước công dân có sai sót về thông tin (7) Khi công dân bị mất thẻ căn cước (8) Khi công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam. Nếu có nhu cầu đổi CCCD gắn chip cần cần đến cơ quan Công an có thẩm quyền để được tiếp nhận thông tin làm thủ tục cấp CCCD (theo điểm e Khoản 1 Điều 23 Mục 2 Chương III Luật Căn cước công dân 2014).
Giá trị sử dụng thẻ Căn cước công dân
Hiện nay, Bộ Công an khuyến khích người dân đi đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước công dân gắn gắn chip. Nhưng có nhiều người dân vừa đổi từ chứng minh thư sang thẻ Căn cước công dân mà lúc đó Nhà nước chưa ban hành khuyến khích làm thẻ gắn chịp. Chính vì vậy, nhiều người có những thắc mắc về thời hạn của thẻ căn cước công dân là bao lâu Căn cước công dân là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau: - Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.” Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân. Căn cước công dân gắn chíp điện tử là gì? Có thể hiểu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử (thẻ căn cước điện tử) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Thẻ căn CCCD có gắn chip điện tử có giá trị chứng minh về căn cước công dân, và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Trước khi thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời, nước ta đã từng phát hành và sử dụng 02 loại giấy tờ nhân thân là Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân mã vạch. Căn cước công dân bao lâu hết hạn? Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam được cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu khi đủ 14 tuổi trở lên. Thẻ Căn cước công dân này chỉ có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và người dân phải đi đổi thẻ Căn cước mới. “Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân 1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.” Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau: “Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.” Theo quy định trên, hạn sử dụng của Căn cước công dân sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Có ba mốc thời gian hết hạn của thẻ Căn cước công dân là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, nếu người dân đi làm thẻ Căn cước công dân mới thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo. Chính vì vậy, ta có thể chia thời hạn sử dụng căn cước công dân theo các mốc tuổi như sau: - Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 14 đến trước 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi. - Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 23 đến trước 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi. - Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 38 đến trước 58 tuổi sẽ hết hạn vào năm 60 tuổi. - Căn cước công dân từ khi đủ 58 tuổi trở đi sẽ được sử dụng cho đến khi người đó chết (trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng).
Có được sử dụng CMND còn hạn song song với CCCD hay không?
Hiện nay, nhiều người dân đã đổi sang Căn cước công dân gắn chíp nhưng vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân còn hạn. Vì thế, nhiều thắc mắc được đặt ra liệu có được dùng song song CCCD gắn chíp và CMND còn hạn hay không? CMND còn hạn có phải đổi CCCD gắn chip không? Với nhiều tiện ích mà CCCD gắn chíp mang lại, nên nhiều người dân mặc dù CMND vẫn còn thời hạn sử dụng nhưng đã đi đổi sang CCCD gắn chíp. Hiện nay, người dân vẫn đang sử dụng cả CCCD mã vạch, CCCD gắn chip, CMND 9 số, CMND 12 số làm giấy tờ tuỳ thân chứng minh những đặc điểm riêng của mỗi công dân về lai lịch, nhân dạng gồm những nội dung: - Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có). - Ngày tháng năm sinh. - Đặc điểm nhân dạng, giới tính. - Dân tộc, quê quán, nơi thường trú. Trên cả nước đã thống nhất chỉ cấp CCCD gắn chip cho công dân nếu người dân yêu cầu đổi, cấp lại loại giấy tờ tuỳ thân này. Đối với người đang sử dụng CMND, Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ CMND sang CCCD gắn chip là: - CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA) - CMND hư hỏng không sử dụng được; - Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Thay đổi đặc điểm nhận dạng; - Bị mất CMND. Thế nhưng, pháp luật không bắt buộc công dân đang sử dụng CMND còn thời hạn sử dụng phải đổi sang CCCD gắn chíp. Hay nói cách khác, người dân có thể tiếp tục sử dụng CMND của mình cho hết khi hết hạn mới cần đi đổi hoặc nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Theo Nghị định 170/2007/NĐ-CP thì CMND có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp. Đồng thời, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014 cũng khẳng định, CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn còn hạn thì được sử dụng cho đến hết 15 năm kể từ ngày cấp. Vậy nên, nếu CMND còn thời hạn sử dụng và không thuộc trường hợp bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp thì người dân vẫn dùng được đến khi CMND hết hạn. Có được sử dụng CMND còn hạn song song với CCCD hay không? Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, cán bộ Công an sẽ thu lại CMND, thẻ CCCD đang sử dụng khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD hoặc đổi thẻ CCCD. Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định Thu hồi CMND, CCCD cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD. Thông tư 59/2021/TT-BCA và Thông tư 60/2021/TT-BCA được áp dụng từ ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, trước đó, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD gắn chip cho công dân. Do đó, thời điểm trước, vẫn rất nhiều người khi đổi sang CCCD gắn chip thì chỉ bị cắt góc CMND cũ mà không bị thu hồi lại hoặc thậm chí còn bị “bỏ sót” không cắt góc. Ngoài ra, một số trường hợp, sau khi làm thẻ Căn cước mới, không ít người dân vẫn còn giữ CMND cũ do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục quên thu lại. Điều này khiến một số người đã làm CCCD mới lại có cùng lúc hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân là CCCD gắn chip mới làm và CMND cũ. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất ở trên, sau khi cấp CCCD sẽ phải thu hồi CMND. Khi đó, CMND sẽ không còn giá trị sử dụng dù còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng. Đồng nghĩa với việc sẽ không thể sử dụng song song cả CMND và CCCD gắn chip mới. Sử dụng CMND cũ song song với CCCD được cấp mới bị xử lý như thế nào? Theo quy định trên, việc thu lại Chứng minh nhân dân cũ sau khi làm Căn cước công dân mới là quy định bắt buộc. Theo đó, căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Cụ thể là hành vi sử dụng CMND cũ song song với CCCD được cấp mới. Ngoài ra, dựa vào các căn cứ trên, nếu sử dụng CMND cũ để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau. Bởi lẽ, CMND lúc này đã không còn giá trị sử dụng. Vì vậy, người dân chỉ nên dùng duy nhất CCCD mới làm trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này.
Vì sao người dân cần đổi từ CMND/CCCD qua CCCD gắn chíp càng sớm càng tốt?
Theo lộ trình và yêu cầu của Chính phủ, thẻ CCCD gắn chíp sẽ được Bộ Công an tích hợp nhiều thông tin dữ liệu của công dân. Việc tích hợp nhiều thông tin dữ liệu không chỉ giúp việc giao dịch của người dân thuận lợi mà còn giảm bớt các giấy tờ liên quan không cần thiết. Vì thế ngay từ bây giờ người dân cần đổi từ CMND 9 số, 12 số hoặc CCCD cũ qua CCCD gắn chíp để được những quyền lợi sau: 1. Giảm 50% lệ phí làm CCCD đến hết 30-6-2022 Theo quy định tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ ngày 1-1-2022 đến hết ngày 30-6-2022, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau: - Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ CCCD. Sau ngày 30-6 là 30.000 đồng/thẻ CCCD. - Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ CCCD. Sau ngày 30-6 là 50.000 đồng/thẻ CCCD. - Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ CCCD. Sau ngày 30-6 là 70.000 đồng/thẻ CCCD. Như vậy, nếu người dân là thẻ CCCD trước 30-6-2022 sẽ được giảm 50% lệ phí khi làm thẻ. 2. Được tích hợp nhiều giấy tờ khi quét mã QR Theo Quyết định 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện trong năm 2022 đó là bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID). Trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức... Bằng chứng của việc tích hợp thêm nhiều dữ liệu vào thẻ CCCD đó là mới đây, Bộ Công an đã phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng bộ 36 triệu dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và CCCD. Như vậy trong năm 2022 và thời gian tới thẻ CCCD sẽ được tích hợp thêm nhiều loại giấy tờ khác như giấy phép lái xe, bằng lái xe…Việc này về lâu dài rất thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Điều kiện để được dùng Căn cước công dân gắn chip khi thay thẻ BHYT
Để thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức KCB cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau: 1. Cơ sở KCB thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi KCB BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp). 2. Đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp: - Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở KCB thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi KCB BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID; - Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh). 3. Đối với người bệnh chưa được cấp CCCD có gắn chíp: Thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh). >>> Xem toàn văn Công văn 931/BYT-BH 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm KCB bằng CCCD gắn chíp tai link bên dưới