Đến năm 2030 VN trở thành 1 nền điện ảnh mạnh ở Châu Á
Đây là nội dung tại Dự thảo QUYẾT ĐỊNH “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” Mục tiêu cơ bản của Việt Nam là đến năm 2020, phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam thành một trong nền điện ảnh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, trở thành một trong những nền điện ảnh mạnh ở châu Á. Để thực hiện được việc này, ta cần đặt ra các mục tiêu chụ thể như: - Khuyến khích môi trường tự do sáng tạo cho các nghệ sĩ thông qua các cuộc thi kịch bản, các trại sáng tác; phấn đấu có những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, phản ánh đất nước và con người Việt Nam, về công cuộc Đổi mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng tăng của người dân; - Đẩy mạnh công tác giáo dục nghệ thuật thông qua điện ảnh cho thiếu nhi và giới trẻ tạo nền tảng cho sự sáng tạo chuyên nghiệp; ứng dụng các phương pháp và công nghệ sáng tạo nghệ thuật mới của điện ảnh thế giới. - Chuyển đổi quy trình tổ chức sản xuất phim theo chuẩn quốc tế, phù hợp với từng loại hình và dòng phim, trong đó chú trọng vai trò quan trọng của nhà sản xuất phim; nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận thị trường của các cơ sở sản xuất phim; tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực tổ chức sản xuất phim cho các cơ sở sản xuất, phân phối phim. - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngành ở trung ương và địa phương; hoàn thiện tiêu chí phân loại phim để áp dụng trong quy trình thẩm định và cấp phép phổ biến phim... Cánh đồng bất tận ghi dấu với vai diễn của Ninh Dương Lan Ngọc Để thực hiện được những mục tiêu trên, nhà nước sẽ chi ra dự kiến theo tỉ lệ ngân sách nhà nước chiếm 60,2%, các nguồn huy động khác chiếm 39,8% cho giai đoạn 2013 - 2020. Tổng số rạp chiếu phim cần nâng cấp và xây dựng mới là 106 rạp (trong đó xây dựng mới 57 rạp, nâng cấp 49 rạp), bao gồm: - Xây mới 2 trung tâm điện ảnh đa năng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 1.500 ghế, mỗi cụm rạp có từ 8 đến 10 phòng chiếu và có thể bố trí một số rạp chiếu phim công nghệ 3D, 4D và các dịch vụ văn hóa tổng hợp khác, đảm bảo có thể tổ chức liên hoan phim quốc tế và trong nước; - Xây mới 55 rạp quy mô từ 500 đến 1.000 ghế có từ 2 đến 6 phòng chiếu; nâng cấp cải tạo, đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật 49 công trình rạp chiếu phim đã bị xuống cấp, hư hỏng.
“Bụi đời chợ Lớn” chữ “nghi” khá rõ
> Bụi đời không thể thắng...Chân dài > Bi, đừng sợ...bụi đời Bộ phim “Bụi đời chợ Lớn” bị cấm chiếu vĩnh viễn vì đã phản ánh sai lạc hiện thực vừa bị tung lên Internet và sau đó dù bị gỡ bỏ một số đường link để tải nhưng người nhanh tay vẫn có nó. Theo thông tin ban đầu thi đây là bản nháp đã sửa lần thứ ba nhưng chưa hoàn chỉnh, trước khi trình Hội đồng duyệt. Đạo diễn Charlie Nguyễn cho đến diễn viên Johny Trí Nguyễn đều phản đối dữ dội, vì đây là bản chưa hoàn chỉnh, sẽ làm khán giả hiểu sai lạc về phim và gây tổn thất cho nhà đẩu tư, nhà sản xuất, những người làm phim. Họ đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để tìm ra kẻ đã tung bộ phim này lên mạng, và đưa ra pháp luật. Tuy nhiên, chữ “nghi” rất ư là lớn được đặt ra: - Một là, nếu người trong cuộc không tung phim lên mạng thì ai là người tung lên? - Hai là, nếu người ngoài tung phim lên mạng vậy nguồn đó ở đâu mà họ có? - Ba là, việc người ngoài copy một đoạn phim dài như trên không phải là dễ, vậy tại sao họ làm được? - Bốn là, người ngoài tung phim lên mạng sẽ được lợi ích gì, chúng ta hoàn toàn không thấy được lợi ích gì? - Năm là, có khi nào người trong cuộc tung phim lên mạng hay không? - Sáu là, phim tung lên mạng ai là kẻ có lợi? Tất nhiên là “người trong cuộc” có lợi. Bởi “Bụi đời chợ Lớn” làm ra nhưng cấm chiếu vĩnh viễn thì chẳng khác gì bỏ vào sọt rác, nhưng một khi đưa lên mạng sẽ có thành phần ủng hộ, tạo nên tiếng nói tích cực từ dư luận để Cục điện ảnh xem xét lại. - Bảy là, Người trong cuộc không phản đối dữ dội mới là chuyện lạ. Họ tung họ phải phản đối, chứ không phản đối thì họ là kẻ vi phạm pháp luật. Rất mong cơ quan chức năng vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc này! CÒN THEO THÀNH VIÊN DÂN LUẬT THÌ NHƯ THẾ NÀO?
Bụi đời không thể thắng...Chân dài
Thẳng tay "tuýt còi" Bụi đời Bụi đời Chợ Lớn chưa công chiếu đã bị "tuýt còi" bởi những lý do: - Khi tiến hành sản xuất mà không trình thẩm định lại kịch bản theo yêu cầu của cơ quan quản lý. - Bộ phim này vẫn tiến hành sản xuất mà không tuân thủ những yêu cầu của Hội đồng thẩm định phim cũng như thông báo ngày ra rạp khi còn chưa được cấp phép phổ biến. - Không được sự chấp nhận của trên 50% thành viên Hội đồng kiểm duyệt thông qua. Vì những lý do đó mà Bụi đời không thể ở "Chinatown" cái tên tiếng Anh mà nhà sản xuất dành cho phim mà phải lấy tên là "ChoLon" để mang bản chất tiếng Việt. Xem qua thì ta thấy có lẽ hội đồng kiểm duyệt đang thực hiện rất nghiêm túc và đúng quyền hành, trách nhiệm của mình, tuy nhiên nhìn lại thì có vẻ như, các nhà thẩm định không phân biệt được khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống khi cứ lặp lại kiểu lý luận “không phản ánh đúng thực trạng xã hội Việt Nam”. Đúng là Hội đồng thực hiện công việc dựa theo Nghị định54/2010/NĐ-CP đối những phim có nội dung vi phạm đặc biệt là đối với những phim có cảnh bạo lực. Một khi quyền “sinh sát” được giao cho một nhóm người mà không có những tiêu chí cụ thể thì rất dễ phát sinh tiêu cực. Nhất là khi việc thẩm định phim có đặc thù là phụ thuộc vào cảm tính. Ngại ngùng khi thấy "Chân dài" Ngay từ khi công bố thiệp mời, Đêm hội chân dài đã bị phản ánh vì những hình ảnh phản cảm. Và may thay Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP HCM đã phát hiện kịp thời và "yêu cầu ban tổ chức chương trình dùng biện pháp chỉnh sửa những chi tiết phản cảm trên thiệp mời. Ngoài ra chúng tôi cũng nhắc nhở thêm rằng, họ phải chú ý đến nội dung của Đêm hội chân dài 7 để tránh vi phạm thuần phong mỹ tục" - Phó giám đốc Sở Võ Trọng Nam. Và sau ngày 20/5, Sở mới tá hỏa vì phát hiện ra lời nhắc nhở của mình đã không có tác dụng khi mà nội dung trong "Đêm hội" đã vi phạm về việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép, tự tiện thay đổi nội dung chương trình trình diễn thời trang sau khi đã được cấp giấy phép. Trên cơ sở đó, Sở đã xem xét và phạt vi phạm hành chính với Đơn vị tổ chức sự kiện tổng số tiền là 35 triệu đồng theo quy định tại Điều 16 và Điều 30 Nghị định 75/2010/NĐ-CP xử phạt, vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Nhưng so với những gì thu được trong đêm diễn thì mức tiền phạt này có lẽ chỉ đáng để phủi bụi, khi mà chỉ cần thay đổi nội dung đã được kiểm duyệt là có thể tha hồ biểu diễn mà trong tay vẫn cầm giấy tờ hợp pháp. Nếu đoàn thanh tra Sở cũng "nghiêm túc" như Hội đồng thẩm định bên trên tha yvì chỉ là "nhác nhở" thì đã không xảy ra sự cố. Vậy mới nói nếu chàng "Bụi Đời" có tầm nhìn sâu hơn một chút thì đã không thua nàng "Chân dài" mưu mô. Nguồn: tham khảo từ Vnexpress và VNN
(TVPL) - Theo kế hoạch, “Bụi đời chợ lớn” sẽ được công chiếu vào ngày 19/4. Nhưng vì chưa được cục điện ảnh duyệt qua nên ngày công chiếu đang bị dời lại. Giấy phép phổ biến, số phận của một “hợp đ���ng vàng” bán bản quyền phân phối cho đối tác nước ngoài, cùng cơ hội xuất hiện tại liên hoan film Cannes cũng đang chờ cục định đoạt. Từ “Bi, đừng sợ”đến “Bụi đời chợ lớn” Với một nền điện ảnh non trẻ như Việt Nam, việc có phim đạt những giải thưởng quốc tế danh giá như “Bi, đừng sợ”hoặc lọt vào “mắt xanh” của đối tác quốc tế như “Bụi đời chợ lớn”là rất đáng khích lệ. Nhưng những phim này đều bị các nhà quản lý “gây khó dễ” trong khâu cấp phép. Khác với những ngành nghề khác, điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung không thể “cân đo” bằng những công thức định lượng. Chính vì vậy mà khâu thẩm định đòi hỏi các nhà quản lý phải có đủ tâm và tầm để đưa nền điện ảnh đi lên, những “hạt giống” mới gieo trồng khi được chăm bón cẩn thận mới có thể đâm hoa kết trái. “Bi, đừng sợ” dù bị cắt xén nhiều cảnh nóng khi công chiếu ở Việt Nam nhưng vẫn xuất hiện “đàng hoàng” ở Cannes và ẵm về 2 giải thưởng. Đến lượt “Bụi đời chợ lớn”, dù được các đối tác nước ngoài dòm ngó,công sức của bao nhiêu người trong đoàn làm phim bị “đổ sông, đổ bể” vì…cảnh bạo lực. Phải chăng, các nhà điện ảnh thế giới không biết hướng đến “chân,thiện,mỹ” khi trao giải thưởng và nhận đỡ đầu cho những bộ phim như vậy. Hay khâu thẩm định phim đang có vấn đề? Một cảnh trong phim “Bi đừng sợ” Nhìn sang các nền điện ảnh lớn. Nhìn sang Ấn Độ, nơi được xem là kinh đô điện ảnh thứ 2 thế giới sau Hollywood, giấy phép phổ biến phim được phân loại tùy theo độ tuổi. Rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng áp dụng giấy phép phát hành phim theo kiểu “age rating” này như Mỹ, Anh, Thái Lan,Hàn Quốc… Phim ảnh có tác động rất lớn đến nhận thức con người và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà những phim có “cảnh nóng” hay “bạo lực” bị cấm đối với trẻ em. Nhưng theo bậc tăng dần của thang tuổi, con người càng có sự độc lập tương đối về nhận thức để nhìn nhận về nó một cách tỉnh táo. Đối với một người trưởng thành, không thể cho rằng anh ta sẽ thực hiện hành vi bạo lực chỉ vì anh ta thích xem phim hành động. Cũng như, không thể đánh giá nhân cách một con người khi người đó xem phim có “cảnh nóng”. Phân loại giấy phép phát hành phim theo độ tuổi cũng là cách phân luồng cho các nhà làm phim. Họ được quyền lựa chọn cho phim của mình theo dòng nào, kể cả những đề tài “nhạy cảm” chứ không phải làm trong tư thế sẵn sang bị cắt xén như các nhà làm phim Việt Nam. Không thể nói cách làm này đã giải quyết được tất cả các vấn đề trong quản lý điện ảnh. Nhưng qua đó cho thấy, các nhà quản lý điện ảnh thật sự hiểu rõ sứ mệnh thẩm định của họ là đưa nền điện ảnh đi lên chứ không giới hạn những sáng tạo của nó. Trong khi những chuẩn mực vẫn không bị phá vỡ. Cần một cơ chế phù hợp hơn. Theo quy định của luật điện ảnh, giấy phép phổ biến phim do Bộ văn hóa-thông tin cấp phép trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim. Một khi quyền “sinh sát” được giao cho một nhóm người mà không có những tiêu chí cụ thể thì rất dễ phát sinh tiêu cực. Nhất là khi việc thẩm định phim có đặc thù là phụ thuộc vào cảm tính. Johny Trí Nguyễn trong “Bụi đời chợ lớn” Có vẻ như, các nhà thẩm định không phân biệt được khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống khi cứ lặp lại kiểu lý luận “không phản ánh đúng thực trạng xã hội Việt Nam”.Với kiểu lý luận đó thì không có thể loại phim hành động hay viễn tưởng nào có thể được sản xuất. Rất dễ để quy các phim phạm vào những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh theo nghị định54/2010/NĐ-CP đặc biệt là đối với những phim có cảnh bạo lực. Trên thực tế, kiểm thẩm định phim như vậy đã làm cho không ít phim phải tốn chi phí dàn dựng lại ngoài dự kiến. Nền điện ảnh Việt Nam đang có những nhân tố mới trong quá trình hội nhập với điện ảnh thế giới. Các nhà sản xuất không thể “đơn thương độc mã” ra biển lớn khi gặp những khó khăn không đáng có trong khâu kiểm duyệt. Với một nền kinh tế thiên về xuất khẩu nguyên liệu thô, việc có những sản phẩm văn hóa được ghi nhận, có thể xuất khẩu là một bước chuyển rất lớn. Hơn nữa, quảng bá điện ảnh không chỉ là vấn đề doanh thu của phim, mà còn thể hiện sức ảnh hưởng của nền văn hóa đó. Các nhà quản lý cần có cơ chế kiểm duyệt phù hợp và thông thoáng hơn cho các nhà sản xuất điện ảnh. Không thể bám mãi vào những định kiến mà không đón nhận những luồng gió mới phù hợp với xu hướng hội nhập điện ảnh thế giới. Nguồn http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/4460/bi-dung-so%E2%80%A6-bui-doi
Đến năm 2030 VN trở thành 1 nền điện ảnh mạnh ở Châu Á
Đây là nội dung tại Dự thảo QUYẾT ĐỊNH “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” Mục tiêu cơ bản của Việt Nam là đến năm 2020, phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam thành một trong nền điện ảnh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, trở thành một trong những nền điện ảnh mạnh ở châu Á. Để thực hiện được việc này, ta cần đặt ra các mục tiêu chụ thể như: - Khuyến khích môi trường tự do sáng tạo cho các nghệ sĩ thông qua các cuộc thi kịch bản, các trại sáng tác; phấn đấu có những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, phản ánh đất nước và con người Việt Nam, về công cuộc Đổi mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng tăng của người dân; - Đẩy mạnh công tác giáo dục nghệ thuật thông qua điện ảnh cho thiếu nhi và giới trẻ tạo nền tảng cho sự sáng tạo chuyên nghiệp; ứng dụng các phương pháp và công nghệ sáng tạo nghệ thuật mới của điện ảnh thế giới. - Chuyển đổi quy trình tổ chức sản xuất phim theo chuẩn quốc tế, phù hợp với từng loại hình và dòng phim, trong đó chú trọng vai trò quan trọng của nhà sản xuất phim; nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận thị trường của các cơ sở sản xuất phim; tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực tổ chức sản xuất phim cho các cơ sở sản xuất, phân phối phim. - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngành ở trung ương và địa phương; hoàn thiện tiêu chí phân loại phim để áp dụng trong quy trình thẩm định và cấp phép phổ biến phim... Cánh đồng bất tận ghi dấu với vai diễn của Ninh Dương Lan Ngọc Để thực hiện được những mục tiêu trên, nhà nước sẽ chi ra dự kiến theo tỉ lệ ngân sách nhà nước chiếm 60,2%, các nguồn huy động khác chiếm 39,8% cho giai đoạn 2013 - 2020. Tổng số rạp chiếu phim cần nâng cấp và xây dựng mới là 106 rạp (trong đó xây dựng mới 57 rạp, nâng cấp 49 rạp), bao gồm: - Xây mới 2 trung tâm điện ảnh đa năng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 1.500 ghế, mỗi cụm rạp có từ 8 đến 10 phòng chiếu và có thể bố trí một số rạp chiếu phim công nghệ 3D, 4D và các dịch vụ văn hóa tổng hợp khác, đảm bảo có thể tổ chức liên hoan phim quốc tế và trong nước; - Xây mới 55 rạp quy mô từ 500 đến 1.000 ghế có từ 2 đến 6 phòng chiếu; nâng cấp cải tạo, đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật 49 công trình rạp chiếu phim đã bị xuống cấp, hư hỏng.
“Bụi đời chợ Lớn” chữ “nghi” khá rõ
> Bụi đời không thể thắng...Chân dài > Bi, đừng sợ...bụi đời Bộ phim “Bụi đời chợ Lớn” bị cấm chiếu vĩnh viễn vì đã phản ánh sai lạc hiện thực vừa bị tung lên Internet và sau đó dù bị gỡ bỏ một số đường link để tải nhưng người nhanh tay vẫn có nó. Theo thông tin ban đầu thi đây là bản nháp đã sửa lần thứ ba nhưng chưa hoàn chỉnh, trước khi trình Hội đồng duyệt. Đạo diễn Charlie Nguyễn cho đến diễn viên Johny Trí Nguyễn đều phản đối dữ dội, vì đây là bản chưa hoàn chỉnh, sẽ làm khán giả hiểu sai lạc về phim và gây tổn thất cho nhà đẩu tư, nhà sản xuất, những người làm phim. Họ đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để tìm ra kẻ đã tung bộ phim này lên mạng, và đưa ra pháp luật. Tuy nhiên, chữ “nghi” rất ư là lớn được đặt ra: - Một là, nếu người trong cuộc không tung phim lên mạng thì ai là người tung lên? - Hai là, nếu người ngoài tung phim lên mạng vậy nguồn đó ở đâu mà họ có? - Ba là, việc người ngoài copy một đoạn phim dài như trên không phải là dễ, vậy tại sao họ làm được? - Bốn là, người ngoài tung phim lên mạng sẽ được lợi ích gì, chúng ta hoàn toàn không thấy được lợi ích gì? - Năm là, có khi nào người trong cuộc tung phim lên mạng hay không? - Sáu là, phim tung lên mạng ai là kẻ có lợi? Tất nhiên là “người trong cuộc” có lợi. Bởi “Bụi đời chợ Lớn” làm ra nhưng cấm chiếu vĩnh viễn thì chẳng khác gì bỏ vào sọt rác, nhưng một khi đưa lên mạng sẽ có thành phần ủng hộ, tạo nên tiếng nói tích cực từ dư luận để Cục điện ảnh xem xét lại. - Bảy là, Người trong cuộc không phản đối dữ dội mới là chuyện lạ. Họ tung họ phải phản đối, chứ không phản đối thì họ là kẻ vi phạm pháp luật. Rất mong cơ quan chức năng vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc này! CÒN THEO THÀNH VIÊN DÂN LUẬT THÌ NHƯ THẾ NÀO?
Bụi đời không thể thắng...Chân dài
Thẳng tay "tuýt còi" Bụi đời Bụi đời Chợ Lớn chưa công chiếu đã bị "tuýt còi" bởi những lý do: - Khi tiến hành sản xuất mà không trình thẩm định lại kịch bản theo yêu cầu của cơ quan quản lý. - Bộ phim này vẫn tiến hành sản xuất mà không tuân thủ những yêu cầu của Hội đồng thẩm định phim cũng như thông báo ngày ra rạp khi còn chưa được cấp phép phổ biến. - Không được sự chấp nhận của trên 50% thành viên Hội đồng kiểm duyệt thông qua. Vì những lý do đó mà Bụi đời không thể ở "Chinatown" cái tên tiếng Anh mà nhà sản xuất dành cho phim mà phải lấy tên là "ChoLon" để mang bản chất tiếng Việt. Xem qua thì ta thấy có lẽ hội đồng kiểm duyệt đang thực hiện rất nghiêm túc và đúng quyền hành, trách nhiệm của mình, tuy nhiên nhìn lại thì có vẻ như, các nhà thẩm định không phân biệt được khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống khi cứ lặp lại kiểu lý luận “không phản ánh đúng thực trạng xã hội Việt Nam”. Đúng là Hội đồng thực hiện công việc dựa theo Nghị định54/2010/NĐ-CP đối những phim có nội dung vi phạm đặc biệt là đối với những phim có cảnh bạo lực. Một khi quyền “sinh sát” được giao cho một nhóm người mà không có những tiêu chí cụ thể thì rất dễ phát sinh tiêu cực. Nhất là khi việc thẩm định phim có đặc thù là phụ thuộc vào cảm tính. Ngại ngùng khi thấy "Chân dài" Ngay từ khi công bố thiệp mời, Đêm hội chân dài đã bị phản ánh vì những hình ảnh phản cảm. Và may thay Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP HCM đã phát hiện kịp thời và "yêu cầu ban tổ chức chương trình dùng biện pháp chỉnh sửa những chi tiết phản cảm trên thiệp mời. Ngoài ra chúng tôi cũng nhắc nhở thêm rằng, họ phải chú ý đến nội dung của Đêm hội chân dài 7 để tránh vi phạm thuần phong mỹ tục" - Phó giám đốc Sở Võ Trọng Nam. Và sau ngày 20/5, Sở mới tá hỏa vì phát hiện ra lời nhắc nhở của mình đã không có tác dụng khi mà nội dung trong "Đêm hội" đã vi phạm về việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép, tự tiện thay đổi nội dung chương trình trình diễn thời trang sau khi đã được cấp giấy phép. Trên cơ sở đó, Sở đã xem xét và phạt vi phạm hành chính với Đơn vị tổ chức sự kiện tổng số tiền là 35 triệu đồng theo quy định tại Điều 16 và Điều 30 Nghị định 75/2010/NĐ-CP xử phạt, vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Nhưng so với những gì thu được trong đêm diễn thì mức tiền phạt này có lẽ chỉ đáng để phủi bụi, khi mà chỉ cần thay đổi nội dung đã được kiểm duyệt là có thể tha hồ biểu diễn mà trong tay vẫn cầm giấy tờ hợp pháp. Nếu đoàn thanh tra Sở cũng "nghiêm túc" như Hội đồng thẩm định bên trên tha yvì chỉ là "nhác nhở" thì đã không xảy ra sự cố. Vậy mới nói nếu chàng "Bụi Đời" có tầm nhìn sâu hơn một chút thì đã không thua nàng "Chân dài" mưu mô. Nguồn: tham khảo từ Vnexpress và VNN
(TVPL) - Theo kế hoạch, “Bụi đời chợ lớn” sẽ được công chiếu vào ngày 19/4. Nhưng vì chưa được cục điện ảnh duyệt qua nên ngày công chiếu đang bị dời lại. Giấy phép phổ biến, số phận của một “hợp đ���ng vàng” bán bản quyền phân phối cho đối tác nước ngoài, cùng cơ hội xuất hiện tại liên hoan film Cannes cũng đang chờ cục định đoạt. Từ “Bi, đừng sợ”đến “Bụi đời chợ lớn” Với một nền điện ảnh non trẻ như Việt Nam, việc có phim đạt những giải thưởng quốc tế danh giá như “Bi, đừng sợ”hoặc lọt vào “mắt xanh” của đối tác quốc tế như “Bụi đời chợ lớn”là rất đáng khích lệ. Nhưng những phim này đều bị các nhà quản lý “gây khó dễ” trong khâu cấp phép. Khác với những ngành nghề khác, điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung không thể “cân đo” bằng những công thức định lượng. Chính vì vậy mà khâu thẩm định đòi hỏi các nhà quản lý phải có đủ tâm và tầm để đưa nền điện ảnh đi lên, những “hạt giống” mới gieo trồng khi được chăm bón cẩn thận mới có thể đâm hoa kết trái. “Bi, đừng sợ” dù bị cắt xén nhiều cảnh nóng khi công chiếu ở Việt Nam nhưng vẫn xuất hiện “đàng hoàng” ở Cannes và ẵm về 2 giải thưởng. Đến lượt “Bụi đời chợ lớn”, dù được các đối tác nước ngoài dòm ngó,công sức của bao nhiêu người trong đoàn làm phim bị “đổ sông, đổ bể” vì…cảnh bạo lực. Phải chăng, các nhà điện ảnh thế giới không biết hướng đến “chân,thiện,mỹ” khi trao giải thưởng và nhận đỡ đầu cho những bộ phim như vậy. Hay khâu thẩm định phim đang có vấn đề? Một cảnh trong phim “Bi đừng sợ” Nhìn sang các nền điện ảnh lớn. Nhìn sang Ấn Độ, nơi được xem là kinh đô điện ảnh thứ 2 thế giới sau Hollywood, giấy phép phổ biến phim được phân loại tùy theo độ tuổi. Rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng áp dụng giấy phép phát hành phim theo kiểu “age rating” này như Mỹ, Anh, Thái Lan,Hàn Quốc… Phim ảnh có tác động rất lớn đến nhận thức con người và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà những phim có “cảnh nóng” hay “bạo lực” bị cấm đối với trẻ em. Nhưng theo bậc tăng dần của thang tuổi, con người càng có sự độc lập tương đối về nhận thức để nhìn nhận về nó một cách tỉnh táo. Đối với một người trưởng thành, không thể cho rằng anh ta sẽ thực hiện hành vi bạo lực chỉ vì anh ta thích xem phim hành động. Cũng như, không thể đánh giá nhân cách một con người khi người đó xem phim có “cảnh nóng”. Phân loại giấy phép phát hành phim theo độ tuổi cũng là cách phân luồng cho các nhà làm phim. Họ được quyền lựa chọn cho phim của mình theo dòng nào, kể cả những đề tài “nhạy cảm” chứ không phải làm trong tư thế sẵn sang bị cắt xén như các nhà làm phim Việt Nam. Không thể nói cách làm này đã giải quyết được tất cả các vấn đề trong quản lý điện ảnh. Nhưng qua đó cho thấy, các nhà quản lý điện ảnh thật sự hiểu rõ sứ mệnh thẩm định của họ là đưa nền điện ảnh đi lên chứ không giới hạn những sáng tạo của nó. Trong khi những chuẩn mực vẫn không bị phá vỡ. Cần một cơ chế phù hợp hơn. Theo quy định của luật điện ảnh, giấy phép phổ biến phim do Bộ văn hóa-thông tin cấp phép trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim. Một khi quyền “sinh sát” được giao cho một nhóm người mà không có những tiêu chí cụ thể thì rất dễ phát sinh tiêu cực. Nhất là khi việc thẩm định phim có đặc thù là phụ thuộc vào cảm tính. Johny Trí Nguyễn trong “Bụi đời chợ lớn” Có vẻ như, các nhà thẩm định không phân biệt được khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống khi cứ lặp lại kiểu lý luận “không phản ánh đúng thực trạng xã hội Việt Nam”.Với kiểu lý luận đó thì không có thể loại phim hành động hay viễn tưởng nào có thể được sản xuất. Rất dễ để quy các phim phạm vào những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh theo nghị định54/2010/NĐ-CP đặc biệt là đối với những phim có cảnh bạo lực. Trên thực tế, kiểm thẩm định phim như vậy đã làm cho không ít phim phải tốn chi phí dàn dựng lại ngoài dự kiến. Nền điện ảnh Việt Nam đang có những nhân tố mới trong quá trình hội nhập với điện ảnh thế giới. Các nhà sản xuất không thể “đơn thương độc mã” ra biển lớn khi gặp những khó khăn không đáng có trong khâu kiểm duyệt. Với một nền kinh tế thiên về xuất khẩu nguyên liệu thô, việc có những sản phẩm văn hóa được ghi nhận, có thể xuất khẩu là một bước chuyển rất lớn. Hơn nữa, quảng bá điện ảnh không chỉ là vấn đề doanh thu của phim, mà còn thể hiện sức ảnh hưởng của nền văn hóa đó. Các nhà quản lý cần có cơ chế kiểm duyệt phù hợp và thông thoáng hơn cho các nhà sản xuất điện ảnh. Không thể bám mãi vào những định kiến mà không đón nhận những luồng gió mới phù hợp với xu hướng hội nhập điện ảnh thế giới. Nguồn http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/4460/bi-dung-so%E2%80%A6-bui-doi