Gửi xe miễn phí ở quán ăn bị mất thì ai là người đền?
Trường hợp gửi xe tại quán ăn (miễn phí) có bảo vệ trông coi thì khi xảy ra mất trộm ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Gửi xe miễn phí ở quán ăn bị mất thì ai là người đền? Đối với trường hợp gửi xe tại quán ăn mà có bố trí nhân viên giữ xe (dù là nhân viên của quán hay nhân viên của công ty dịch vụ, công ty bảo vệ) thì về mặt pháp luật, giữa cửa hàng và khách hàng cũng đang tồn tại một hợp đồng gửi giữ tài sản. Theo đó, tại Điều 554 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp bên gửi thực hiện chuyển giao tài sản, đồng thời chuyển quyền chiếm hữu, quản lý tài sản cho bên nhận gửi giữ tài sản thì bên nhận trong trường hợp này có nghĩa vụ phải bảo quản và trông giữ trong suốt thời hạn do các bên thỏa thuận. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có nêu rõ, giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Như vậy, trường hợp khách hàng đến các quán ăn mà có vé gửi xe hoặc có nhân viên, chủ cửa hàng, nhân viên bảo vệ trông giữ xe cho khách thì đều có thể xem là giao kết hợp đồng gửi giữ dưới hình thức là giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 556 Bộ Luật Dân sự 2015 thì bên gửi xe nếu bị mất xe có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, bên phía cửa hàng hay người nhân viên giữ xe cũng phải có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại khoản 4 Điều 557 Bộ Luật Dân sự 2015. Tóm lại, việc gửi xe giữa khách hàng và chủ quán ăn về bản chất được xem là một giao dịch dân sự, việc xác lập giao dịch gửi xe có thể được thực hiện thông qua hành động hoặc lời nói cụ thể. Ví dụ như khi nhân viên hướng dẫn đậu đỗ xe, ghi vé xe đưa cho khách hàng được xem là hành vi giao kết hợp đồng gửi giữ xe giữa khách hàng và quán ăn và cũng lưu ý vé xe được dùng để chứng minh tồn tại quan hệ gửi giữ giữa các bên mà không phải là hợp đồng gửi giữ tài sản. Thế nên, trường hợp xảy ra mất trộm thì phía quán ăn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. (2) Mức bồi thường khi bên trông giữ xe làm mất xe là bao nhiêu? Thông thường, việc xác định mức bồi thường sẽ đo các bên tự thỏa thuận với nhau. Việc xác định mức bồi thường trong trường hợp này dựa vào giá trị của chiếc xe bị mất. Theo đó, có thể tham khảo theo một số cách xác định giá trị như sau: - Thuê tổ chức thẩm định giá. - Tham khảo giá tại một số hãng bán xe cũ. - Tính giá trị xe còn lại như cách tính lệ phí trước bạ xe cũ Theo đó, hiện nay, các bên trong trường hợp này có thể tham khảo những cách xác định mức bồi thường đối với chiếc xe bị mất theo những cách như đã nêu trên.
Người đi đường bị cây xanh đè bị thương, chết thì ai chịu trách nhiệm?
Trường hợp người đi đường bị cây đè dẫn đến bị thương, chết thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Việc nuôi trồng cây xanh trong đô thị phải tuân thủ những quy định gì? Căn cứ Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP có quy định về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị như sau: - Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. - Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. - Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình. Như vậy, hiện nay, việc nuôi trồng cây xanh trong đô thị phải tuân thủ theo những quy định chung như đã nêu trên. (2) Người đi đường bị cây xanh đè bị thương, chết thì ai chịu trách nhiệm? Như đã có nêu tại mục (1), cây xanh phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình. Đồng thời, tại Điều 604 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có nêu rõ, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, không phải mọi trường hợp người bị thiệt hại cũng có thể được bồi thường, bởi theo quy định tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại vì sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Từ đây, dẫn đến Điều 156 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện được xảy ra một cách khách quan, không lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Theo đó, nếu đơn vị quản lý cây xanh đã làm mọi biện pháp như cắt tỉa, mé nhánh,… nhằm hạn chế tai nạn xảy ra nhưng vì dông gió, sét đánh hoặc yếu tố khác khiến cây vẫn đổ gãy gây thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường đối với trường hợp này. Có nghĩa là để có thể xác định được trách nhiệm bồi thường trong trường hợp cây xanh ngã đổ gây chết, bị thương đến người đi đường hay tài sản thì cần phải xem xét đơn vị quản lý cây xanh trong trường hợp này đã thực hiện hết trách nhiệm của mình hay chưa và người bị hại có lỗi hay không. (3) Mức bồi trường trong trường hợp cây đè chết người được quy định như thế nào? Đối với trường hợp cây đổ làm chết người thì để xác định mức bồi thường, có thể căn cứ theo Điều 591 Bộ Luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết. Theo đó, có thể kể đến như chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, chi phí khám chữa bệnh, thuê xe chở hai chiều đi khám và về nơi ở, chi phí bồi dưỡng sức khoẻ xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng/ngày khám bệnh theo địa bàn nơi có cơ sở khám chữa bệnh theo số ngày trong bệnh án,… - Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền như: Mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Lưu ý: Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ. - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau: + Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng. + Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe. + Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, hiện nay, việc bồi thường trong trường hợp cây đè chết người hiện nay được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Lưỡi sắc hơn gươm nghĩa là gì? Bôi nhọ danh dự người khác có chịu TNHS không?
Ý nghĩa câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” là gì? Pháp luật quy định đối với hành vi bôi nhọ danh dự của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Lưỡi sắc hơn gươm mang ý nghĩa như thế nào? Câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” đã mượn hình ảnh của một thanh gươm sắc, bén để chỉ mức độ sát thương mà những lời nói cay nghiệt con người dùng để tổn thương nhau qua phép so sánh giữa “lưỡi” và “thanh gươm”. Sự sắc, bén của thanh gươm có thể làm rách da thịt con người nhưng cũng không bằng lời nói độc địa, cay đắng thốt ra từ lưỡi con người. Lời nói ra tuy vô hình nhưng tính sát thương mà nó gây ra cho người nghe có thể mang đến hậu quả nặng nề. Không thể đo được sự cay đắng, tổn thương và tác động nặng nề đến tâm lý mà người nghe phải nhận lấy nó kinh khủng đến nhường nào. Những điều này không hiếm thấy trên thực tiễn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay, nhiều người dùng lời nói của mình để bôi nhọ danh dự người khác và thậm chí họ còn chẳng màng đến cảm xúc của người nghe hay hậu quả từ việc làm đó. Đó là lý do vì sao hình ảnh thanh gươm lại được sử dụng để so sánh trong câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm”. Pháp luật bảo vệ danh dự một người như thế nào? Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ danh dự. Biểu hiện cụ thể qua 05 nội dung dưới đây: (i) Danh dự của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. (ii) Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự của mình. Việc bảo vệ danh dự có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. (iii) Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. (iv) Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. (v) Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, khi một cá nhân bị xâm phạm đến danh dự được xem là thiệt hại về tinh thần (khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015). Người nào có hành vi xâm phạm danh dự của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan quy định khác (khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015). Bôi nhọ danh dự người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hành vi bôi nhọ danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp Tội làm nhục người khác và Tội vu khống quy định tại Điều 155 và Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Trường hợp phạm tội làm nhục người khác (i) Người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người khác, sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (ii) Phạm tội thuộc 01 trong 07 trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Phạm tội 02 lần trở lên. - Đối với 02 người trở lên. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Đối với người đang thi hành công vụ. - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. (iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Làm nạn nhân tự sát. (iv) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 02 trường hợp phạm tội vu khống (i) Hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự của người khác nếu thuộc 02 trường hợp dưới đây sẽ phạm tội vu khống và phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Cụ thể là: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. (ii) Nếu phạm tội thuộc 01 trong 07 trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Phạm tội 02 lần trở lên. - Đối với 02 người trở lên. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Đối với người đang thi hành công vụ. - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. (iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Làm nạn nhân tự sát. (iv) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bôi nhọ danh dự người khác là gì? Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi bôi nhọ danh dự người khác hoặc xâm phạm danh dự người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Như vậy, những lời nói cay nghiệt thốt ra có thể làm tổn hại đến danh dự người khác như ý nghĩa câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” đã phản ánh rõ rệt hiện thực đó bằng phép so sánh “lưỡi” và “thanh gươm” để lột tả sự sắc bén có thể làm tổn thương người nghe. Đối với người có hành vi bôi nhọ danh dự người khác mà thuộc các trường hợp nêu trên ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính nặng hơn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những ai thuộc hàng thứ kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba?
Hàng thừa kế được pháp luật quy định như thế nào? Những ai thuộc các hàng thứ kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba? Thừa kế là gì? Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Theo đó, có hai hình thức thừa kế như sau: - Thừa kế theo di chúc: Là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). - Thừa kế theo pháp luật: Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015). Những ai thuộc hàng thứ kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba? Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó thì: - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, có ba hàng thừa kế theo quy định của pháp luật, việc xác định hàng thừa kế chủ yếu dựa vào sự gần gũi trong mối quan hệ huyết thống của gia đình từ vợ chồng, con cái, anh chị em đến ông bà, cô, dì chú bác. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào? Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật hay còn gọi là hàng thừa kế được áp dụng trong những trường hợp sau đây: - Không có di chúc. - Di chúc không hợp pháp. - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Lưu ý: Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc. - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật. - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, không phải mọi trường hợp đều áp dụng chia di sản theo hàng thừa kế mà chỉ áp dụng nếu thuộc một trong những trường hợp được liệt kê nêu trên. Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào? Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị được áp dụng đối với: - Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. - Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp người được thừa kế di sản mất thì con của người đó sẽ là người thừa kế phần di sản đó.
Có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không?
Theo quan niệm của nhiều người thì việc đặt tên cho con theo các vị vua chúa ngày xưa sẽ mang nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Vậy, có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không? Có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không? Căn cứ Luật Hộ tịch 2014 và Điều 4 Nghị định 123/2015 NĐ-CP thì tên của con sẽ do cha mẹ thỏa thuận, không thống nhất được sẽ xác định theo tập quán. Trong đó, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì việc đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. Đồng thời, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Như vậy, từ những quy định nêu trên cho thấy pháp luật chỉ quy định việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm quyền, lợi ích người khác hoặc vi phạm nguyên tắc "không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng” chứ không có quy định nào cấm việc lấy tên nhân vật lịch sử, vua chúa để đặt cho con. Do đó, cha, mẹ có thể đặt tên cho con của mình theo tên của vua chúa ngày xưa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên xem xét để lựa chọn cho con mình những cái tên hay và phù hợp cho trẻ. Trường hợp nào thì cá nhân có quyền thay đổi tên? Căn cứ Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; - Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; - Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; - Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; - Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; - Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. Lưu ý: - Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. - Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì cá nhân có quyền thay đổi tên của mình theo quy định nhưng cần lưu ý rằng việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đã xác lập. Trường hợp nào thì cá nhân có quyền thay đổi họ? Căn cứ Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: - Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. - Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi. - Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ. - Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con. - Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình. - Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi. - Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ. - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. Lưu ý: - Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. - Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp liệt kê nêu trên thì cá nhân có quyền thay đổi họ của mình hoặc thay đổi họ cho con và những người khác theo quy định.
Có thể đặt họ cho con khác với họ của cha, mẹ không?
Trường hợp cha mẹ muốn lấy họ của người khác đặt cho con của mình thì có hợp pháp không? Thời điểm phải đặt họ cho con là khi nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Có thể đặt họ cho con khác với họ của cha, mẹ không? Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về quyền có họ, tên như sau: - Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ. Trường hợp không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Còn chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và đã được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Nếu chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ sẽ được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015 là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ, người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2020/TT-BTP cũng quy định họ của con được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh, đồng thời việc xác định họ này phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được về họ của con khi đăng ký khai sinh thì thì họ của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ của cha hoặc mẹ. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành chỉ cho phép cha mẹ được thỏa thuận đặt họ cho con theo họ của một trong hai người chứ không được thỏa thuận lấy họ cho con theo họ của người khác mà không phải họ của cha hoặc mẹ. (2) Khi nào thì phải đặt họ cho con? Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về nội dung đăng ký khai sinh bao gồm: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú. - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Cạnh đó, tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 cũng có nêu rõ về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau: -Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định. Trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, việc đặt họ tên cho con là một trong các nội dung thực hiện đăng ký khai sinh. Theo đó, có thể hiểu, thời hạn đăng ký khai sinh cho con cũng chính là thời hạn thực hiện đặt họ tên cho con, tức 60 ngày kể từ ngày sinh con.
Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế?
Con riêng là gì? Theo quy định của pháp luật về thừa kế, con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế khi chồng mất hay không? 1. Con riêng là gì? Hiện nay, chưa có văn bản hay quy định của pháp luật nào định nghĩa về con riêng, tuy nhiên trên thực tế ta có thể hiểu con riêng là con của vợ hoặc chồng mà người còn lại không phải là cha hoặc mẹ ruột của đứa trẻ đó. Con riêng có thể thuộc các trường hợp sau: - Con riêng của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn. - Con riêng của vợ hoặc chồng có từ cuộc hôn nhân trước. - Con riêng của vợ nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, nhưng Tòa án đã xác định người chồng không phải là cha của đứa trẻ đó (do người vợ mang thai với người khác trong thời kỳ hôn nhân). - Con riêng của người chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu Tòa án xác định người chồng là cha của đứa trẻ do một phụ nữ khác sinh ra. Như vậy, con riêng có thể là con ngoài thời kỳ hôn nhân hoặc là con riêng trong thời kỳ hôn nhân. Con của chồng và tiểu tam được xác định là con riêng của chồng. Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) 2. Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế?. Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan. Theo đó, dù con riêng hay con chung thì vẫn có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Pháp luật Việt Nam không phân biệt giữa con chung và con riêng, do đó, quyền thừa kế di sản của cha mẹ để lại cũng không có sự phân biệt. Vì vậy, khi có đủ các căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đối với con riêng, thì con đó sẽ được hưởng di sản thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015. Quyền thừa kế của con riêng cũng được áp dụng trong trường hợp chia di sản thừa kế theo di chúc và chia di sản thừa kế theo pháp luật giống như con chung trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể như sau: (i) Trường hợp chia di sản theo di chúc: Căn cứ Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015, người để lại di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di chúc, phân định phần di sản cho từng người thừa kế theo di chúc. Do đó, nếu con riêng được chỉ định là người hưởng di sản trong di chúc hợp pháp thì có quyền hưởng di sản thừa kế. Ngoài ra căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp con không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất đó nếu là con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động. (ii) Trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật Căn cứ khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất không phân biệt con riêng hay con chung. Các con đều được hưởng di sản thừa kế khi chứng minh được quan hệ huyết thống với người để lại di sản thừa kế. Như vậy, con của chồng và tiểu tam là con riêng của chồng. Pháp luật về thừa kế không phân biệt con riêng hay con chung, con có trước hay trong quan hệ hôn nhân. Nếu chứng minh được quan hệ huyết thống, con riêng của chồng và tiểu tam vẫn được hưởng di sản thừa kế theo Bộ Luật Dân sự 2015.
Có thể cầm giấy tờ xe máy không đứng tên mình được không?
Có thể cầm giấy tờ xe máy không đứng tên mình không? Khi cầm giấy tờ xe máy, chủ tiệm cần kiểm tra những gì? Cầm giấy tờ không chính chủ bị xử phạt thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Khi cầm giấy tờ xe máy, chủ tiệm cầm đồ cần kiểm tra những gì? Căn cứ Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có quy định bên cạnh những trách nhiệm chung được quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ còn có trách nhiệm như sau: - Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh. - Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật. - Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản. - Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu. - Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có. - Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự. - Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố. Theo đó, khi thực hiện cầm giấy tờ xe máy thì cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần phải kiểm tra giấy tờ tùy thân của đó như Giấy CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh. (2) Có thể cầm giấy tờ xe máy không đứng tên mình được không? Như đã có nêu tại mục (1) thì những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu. Trường hợp giấy tờ xe không rõ nguồn gốc hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật mà có thì cơ sở kinh doanh dịch vụ không được nhận cầm cố đối với tài sản đó. Đồng thời, tại Điều 309 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, khi cầm cố tài sản hay ở đây là giấy tờ xe máy thì phải thuộc sở hữu của bên cầm cố, đồng nghĩa với việc sẽ không thể cầm giấy tờ xe máy nếu như trên đó không đứng tên mình hoặc không được sự ủy quyền của người chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản. (3) Cầm giấy tờ xe máy không chính chủ bị xử phạt như thế nào? Trường hợp cầm giấy tờ xe máy không chính chủ thì sẽ xử phạt cả người cầm cố lẫn cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố, cụ thể: Đối với người cầm cố: Tại Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng đối với người nào có hành vi sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác. Đồng thời, người vi phạm tại đây còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi mà có được. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố: Căn cứ Điểm l khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố thì sẽ bị xử phạt từ 05 đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp. Trường hợp tài sản nhận cầm cố là do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do phạm tội mà có được nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ sở kinh doanh dịch vụ còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Trường hợp không phải là giấy tờ xe máy mà là những giấy tờ khác như CMND/CCCD thì có thể bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng theo Điểm c Khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Trường hợp giấy tờ là hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC thì còn có thể bị phạt từ 03 đến 05 triệu đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp cầm giấy tờ xe máy không chính chủ thì sẽ bị xử phạt theo quy định như đã nêu trên.
Nộp đơn khởi kiện người vay không trả tiền ở đâu?
Trường hợp người vay không trả tiền thì có thể làm đơn khởi kiện nộp tại đâu? Người vay tiền không trả này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Bị quỵt tiền thì nộp đơn khởi kiện ở đâu? Căn cứ Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 có nêu rõ Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả lại tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Về thời hiệu khởi kiện: theo quy định tại Điều 429 Bộ Luật Dân sự 2015 thì để yêu cầu Tòa án giải quyết sẽ là 03 năm tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo đó, trước khi tiến hành khởi kiện thì cũng cần lưu ý vụ việc còn thời hiệu khởi kiện hay không. Trường hợp không còn thời hiệu khởi kiện thì vụ việc sẽ không được Tòa giải quyết về tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, tại đây cũng loại trừ trường hợp là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ Luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan quy định thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. (Khoản 2 Điều 155 Bộ Luật Dân sự 2015). Về thẩm quyền của Tòa án: Như đã có nêu trên, Hợp đồng cho vay tài sản là sự thỏa thuận của bên vay và bên cho vay. Theo đó, căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định tranh chấp về hợp đồng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Đồng thời, tại Điều 35 và 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 cũng phân định rõ thẩm quyền theo cấp của Tòa án. Trong đó bao gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh, cụ thể: - Tòa án nhân dân cấp huyện: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự. - Tòa án nhân dân cấp tỉnh: + Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. + Những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. + Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo đó, trường hợp khởi kiện liên quan đến đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay đang cư trú hoặc làm việc. Nơi cư trú ở đây theo Luật Cư trú 2020 bao gồm là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. (2) Quỵt tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trước tiên, căn cứ Điều 280 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau: - Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. - Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 có quy định người nào thực hiện một trong những hành vi dưới đây để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này, cụ thể: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản nợ bao nhiêu bị khởi kiện Hoặc về một trong các tội quy định tại lần lượt các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ Luật Hình sự 2015 mà chưa được xóa án tích nhưng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Cạnh đó, đối với những trường hợp phạm tội: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, Dùng thủ đoạn xảo quyệt, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng. Đồng thời, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Theo đó, trường hợp quỵt tiền thuộc các trường hợp như đã kể trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đã được chia di sản theo di chúc thì có tiếp tục được hưởng theo hàng thừa kế không?
Đặt trường hợp trong di chúc chỉ để lại một phần tài sản thì người đã được hưởng thừa kế tại đây có tiếp được hưởng phần tài sản còn lại theo hàng thừa kế không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Đã được chia di sản theo di chúc thì có tiếp tục được hưởng theo hàng thừa kế không? Trước tiên, tại Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Cạnh đó, tại Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có nêu rõ di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Còn thừa kế theo Điều 649 Bộ Luật Dân sự 2015 là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Đối với trường hợp thừa kế, Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định thừa kế được áp dụng trong những trường hợp như sau: - Không có di chúc. - Di chúc không hợp pháp. - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Đồng thời, thừa kế cũng được áp dụng đối với các phần di sản bao gồm: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc. - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật. - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó, trong trường hợp này, tài sản của người đã chết để lại là chỉ có một phần đã được định đoạt theo di chúc (nếu di chúc hợp pháp thì sẽ có hiệu lực pháp luật) còn phần tài sản còn lại chưa được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Những người được thừa kế theo pháp luật hiện nay gồm những ai? Căn cứ Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về những người thừa kế theo pháp luật sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó, những người thừa kế nêu trên nằm cùng hàng với nhau thì được hưởng phần di sản tương đương nhau. Tuy nhiên, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được quyền hưởng thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước đó (chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận). Tổng kết lại, trường hợp một người dù đã được hưởng một phần di sản theo di chúc thì vẫn có quyền được hưởng phần thừa kế còn lại theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
Ra khỏi xe quên kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào?
Khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần làm gì? Ra khỏi xe nhưng quên không kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào? Gây chết người thì bị xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần làm gì? Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về những việc mà phải điều khiển phương tiện cần thực hiện hiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ như sau: - Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy. Trường hợp nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình. - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó. - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn. Trường hợp xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. - Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn. - Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái. - Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. Theo đó, khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần phải tuân thủ theo những quy định nêu trên. (2) Ra khỏi xe nhưng quên không kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào? Căn cứ theo nội dung đã nêu tại mục (1), khi dừng, đỗ xe trên đường bộ người lái xe chỉ được phép dừng, đỗ xe khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, trong đó bao gồm cả việc đã kéo phanh tay. Đồng thời, tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ Luật Dân sự 2015 hay luật khác có liên quan quy định khác. - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không bao gồm yếu tố lỗi. Nghĩa là trong trường hợp này, chiếc xe tự di chuyển do lỗi của tài xế là quên kéo/chưa kéo hết phanh tay khi đỗ xe hay kể cả do lỗi kỹ thuật của xe thì vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường trong vụ việc. (3) Trường hợp không kéo phanh tay làm xe trôi gây chết người thì bị xử phạt như thế nào? Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông như sau: “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; …” Như vậy, trường hợp người lái xe không thực hiện kéo thắng tay dẫn đến xe trôi tự do là hành vi thực hiện không đúng các thao tác để tạo nên sự an toàn khi tham gia giao thông dẫn đến tai nạn chết người. Theo đó, trường hợp này có thể bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất 2024 là mẫu nào?
Để từ chối nhận di sản thừa kế thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất 2024 là mẫu nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Điều kiện để từ chối nhận di sản thừa kế là gì? Trước tiên, tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo đó, tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có đề cập từ chối nhận di sản như sau: - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. - Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. - Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Theo đó, cá nhân thỏa mãn được những điều kiện nêu trên có thể thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế. (2) Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất 2024 Năm 2024, cá nhân có nhu cầu có thể sử dụng mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế dưới đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/29/van-ban-tu-choi-nhan-di-san-thua-ke.docx Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế 2024 (3) Hướng dẫn cách điền mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế Đối với mẫu Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như đã có nêu tại mục (2), cá nhân sử dụng có thể tham khảo theo cách điền như sau: Mục [1] “Tại”: Điền đầy đủ địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng. Mục [2] “chúng tôi gồm”: Nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là 01 người thì chỉ cần ghi là “tôi là…” kèm theo họ và tên, năm sinh, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu kèm với ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú… Trường hợp nếu có từ 02 người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ và tên, địa chỉ, số điện thoại… Mục [3] “Là…”: Ghi rõ mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế. Ví dụ: Con đẻ, cháu ngoại, cháu nội… Mục [4]: Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên. Mục [5]: Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Lưu ý: Tài sản ở đây phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở,… Cũng lưu ý nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào. Ví dụ: Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Số nhà (...), phố (...), phường (...), thành phố (...), tỉnh (...) theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM xxxxx, số vào sổ cấp GCN: xxxxx do UBND thành phố C, tỉnh D cấp ngày …/…/20… Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau: - Thửa đất số: 22. - Tờ bản đồ số: 2. - Địa chỉ: Số nhà (...), phố (...), phường (...), thành phố (...), tỉnh (...) - Diện tích: 222 m2 (Bằng chữ: Hai trăm hai mươi hai mét vuông). - Hình thức sử dụng: riêng: 222 m2; chung: không m2. - Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị. - Thời hạn sử dụng: Lâu dài. - Nguồn gốc sử dụng: Đất nhà nước giao. Như vậy, cá nhân khi thực hiện điền văn bản từ chối nhận di sản thừa kế năm 2024 có thể tham khảo theo cách điền như đã nêu trên.
Trêu người khác béo bị xử phạt như thế nào?
Trêu người khác béo có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người vi phạm trong trường hợp này bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Trêu người khác béo là hành vi vi phạm pháp luật? Trước tiên, theo Hiến pháp 2013 có quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Đồng thời, tại Điều 34 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Từ những quy định nêu trên, có thể thấy danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người là bất khả xâm phạm và được bảo vệ bởi pháp luật. Theo đó, trong trường hợp một người có những hành vi như sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ nhằm chế giễu, chê bai ngoại hình của người khác khiến cho họ cảm thấy bị xúc phạm, khó chịu thì là một trong số những biểu hiện của hành vi miệt thị ngoại hình người khác. Vậy chê người khác béo thì bị xử phạt như thế nào? Việc sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ hay bất kỳ hình thức nào khác để miệt thị ngoại hình của người khác là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Và tùy theo từng mức độ mà người chê bai người khác trong trường hợp này có thể bị xử phạt khác nhau, cụ thể như sau: Xử phạt hành chính: Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định người nào có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị xử phạt từ 02 đến 03 triệu đồng. Trường hợp nếu người bị lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ở đây là người thì hành công vụ thì mức xử phạt sẽ là từ 04 đến 06 triệu đồng. Còn nếu là thành viên trong gia đình thì có thể bị xử phạt từ 05 đến 10 triệu đồng. Đồng thời, người này sẽ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm. - Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm. Trường hợp nếu hành vi chê người khác béo được thực hiện trên mạng xã hội thì người vi phạm có thể bị áp dụng mức xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 25/2020/NĐ-CP là phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng và buộc phải gỡ bỏ những thông tin này. Bồi thường thiệt hại: Bên cạnh mức xử phạt nêu trên, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị xúc phạm, bôi nhọ, chế giễu theo quy định tại Điều 592 Bộ Luật Dân sự 2015 với những mức bồi thường như sau: - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. - Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do hình vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác gây ra. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần so với mức lương cơ sở. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Trường hợp nếu hành vi nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau: - Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, cụ thể: + Phạm tội với 02 người trở lên. + Với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. + Với người đang thi hành công vụ. + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử. - Trường hợp gây rối loạn tâm thần, hành vi của nạn nhân với mức tổn thương từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ 02 cho đến 05 năm. Như vậy, chê bai ngoại hình của người khác như béo, lùn, gầy hay những khiếm khuyết của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt tùy theo mức độ của hành vi như đã nêu trên.
Trường hợp có 02 bản di chúc thì bản nào hợp lệ? Nội dung di chúc không rõ ràng thì xử lý thế nào?
Đặt trường hợp người để lại di sản có 02 bản di chúc thì bản nào mới hợp lệ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây? (1) Trường hợp có 02 bản di chúc thì bản nào hợp lệ? Căn cứ theo Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hiệu lực của di chúc như sau: - Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. - Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc 01 phần trong trường hợp như sau: + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. - Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn 01 phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. - Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. - Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp nếu như có hai di chúc thì bản di chúc được lập sau sẽ có giá trị pháp lý và nội dung di chúc đầu tiên lập sẽ được hủy bỏ. (2) Có thể sửa đổi di chúc đã công chứng không? Tại Điều 640 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định những trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau: - Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. - Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. - Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Đồng thời, theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014 thì khi một di chúc được công chứng, chứng thực sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào thực hiện. Như vậy, trường hợp di chúc đã được công chứng mà người lập di chúc có nguyện vọng muốn sửa đổi thì vẫn có thể tiến hành sửa đổi. (3) Trường hợp nội dung di chúc không thống nhất thì xử lý như thế nào? Tại Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giải thích cho nội dung di chúc như sau: - Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. - Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được, nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực. Theo đó, khi một bản di chúc có những điểm không rõ ràng,không thống nhất được thì sẽ được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã, người không cùng huyết thống thì không được hưởng di sản?
Nếu người Mỹ có câu "Blood is thicker than water" để tôn vinh giá trị tình thân ruột thịt thì Việt Nam ta cũng có câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Người thân ruột thịt luôn quan trọng cả. Vậy những người không cùng huyết thống thì có được hưởng di sản gia đình không? 1. Một giọt máu đào hơn ao nước lã - bài học về tình thân gia đình Xung quanh ta có rất nhiều mối quan hệ, trong đó có những quan hệ vô cùng quan trọng và một số khác có phần ít quan trọng hơn. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã" là câu tục ngữ của cha ông ta so sánh tầm quan trọng của tình cảm người thân so với người dưng nước lã, người ngoài. Máu là hình ảnh tượng trưng cho huyết thống, là dòng chảy nuôi sống cơ thể. Hình ảnh "giọt máu đào" tượng trưng cho những thành viên trong gia đình cùng chung một dòng máu. Còn "ao nước lã" tượng trưng cho những người không có cùng quan hệ huyết thống, người ngoài… Ở đây, “máu đào” dù chỉ một giọt nhưng cũng quý hơn cả một “ao nước lã”. Sở dĩ ông cha ta ví như vậy vì nước lã ở đâu cũng có, không có ao này thì có ao khác nhưng chung dòng máu, ruột thịt thì lại vô cùng quý giá, không thể trộn lẫn hay thay thế được. Câu tục ngữ "Một giọt máu đào hơn ao nước lã" của ông cha ta muốn nói lên tầm quan trọng của người thân, gia đình. Gia đình là nơi luôn che chở, bao bọc cho ta, là bến đỗ quay về những khi ta gặp khó khăn, trắc trở. Người thân trong gia đình sẽ luôn bên cạnh và giúp đỡ bạn, hy sinh, lo lắng cho bạn vô điều kiện. Không chỉ vì chảy chung một dòng máu mà mọi người trong gia đình gắn kết với nhau. Đó còn là vì sự gần gũi, tiếp xúc mỗi ngày, tiếp thu nền giáo dục, dạy dỗ giống nhau từ cha mẹ, ông bà... Người “chung dòng máu” khác với những người xa lạ, hay những "ao nước lã" mà chúng ta sẽ gặp vô số lần trong đời. Sẽ có những người tốt, những người xấu, nhưng không ai hy sinh vô điều kiện cho bạn cả. Đôi khi, những cám dỗ và lợi ích làm họ sẵn sàng đánh đổi tình cảm dành cho bạn. 2. Người không cùng huyết thống thì không được hưởng di sản? Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản như sau: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Ngoài ra, căn cứ Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Xét các quy định trên, người lập di chúc hoàn toàn có thể lập di chúc và chỉ định người thừa kế. Người thừa kế là bất kì ai miễn là đủ các năng lực thừa kế theo quy định của pháp luật. 3. Quy định về nội dung của di chúc Căn cứ Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: - Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: + Ngày, tháng, năm lập di chúc; + Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; + Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; + Di sản để lại và nơi có di sản. - Ngoài các nội dung quy định trên, di chúc có thể có các nội dung khác. - Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. - Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Tổng kết lại, dẫu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, người thân có thể quý hơn người ngoài, nhưng pháp luật thừa kế thì không phân biệt người ngoài hay người cùng huyết thống. Do đó, người không cùng huyết thống thì vẫn được hưởng di sản nếu được người lập di chúc chỉ định làm người thừa kế.
Vụ shipper bị cướp cả xe và hàng: Trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
Ngày 21/4/2024, một nam shipper đã bị trộm xe máy kèm theo hàng chục đơn hàng để trên xe. Vậy trong trường hợp này, ai sẽ là người đền số đơn hàng nói trên? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Theo Báo tuổi trẻ có đưa tin, trưa ngày 21/4/2024, một nam shipper giao hàng tên S. (34 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) chạy xe máy chở theo hàng đi trên khu vực phường Long Thạnh Mỹ, Thành phố Thủ Đức. Người này tấp xe máy vào một quán cơm tấm thì chủ quán báo "hết chả" nên anh đi qua quán phở bên cạnh ăn mà không chạy xe máy theo và cũng để chìa khóa trên xe. Trong lúc anh S. đang ăn thì có hai nam thanh niên đi cùng xe máy, người ngồi sau bước xuống xe, tiến tới tiếp cận xe anh S. Chỉ trong tích tắc 12 giây, kẻ gian tiếp cận xe anh S. rồi lấy xe bỏ chạy cùng hàng chục đơn hàng trên xe, tổng những đơn hàng này trị giá khoảng 11 triệu đồng. Người dân thấy xe bị trộm thì đuổi theo nhưng không được vì kẻ trộm hành động quá nhanh. Vụ việc sau đó được anh S. trình báo cho công an và công ty giao hàng. Hiện vụ việc đang được công an điều tra. (1) Trách nhiệm bồi thường của Công ty Theo quy định tại Điều 597 Bộ Luật Dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên, nguyên tắc bồi thường thiệt hại nêu trên còn phải căn cứ dựa trên nhiều yếu tố. Đồng thời, phải đảm bảo được nguyên tắc bồi thường kịp thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Theo đó, trường hợp người shipper gây ra thiệt hại trong khi đang thực hiện công việc được công ty giao thì dù người shipper có lỗi hay không, pháp nhân vẫn có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị hại (khách hàng đặt đơn). Vì lẽ đó, để đảm bảo kịp thời cho quyền lợi của khách hàng, công ty mà nam shipper bị mất cả xe lẫn hàng trong trường hợp này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với 80 đơn hàng bị mất. (2) Trách nhiệm bồi thường của shipper Người shipper trong trường hợp này có trách nhiệm phải đảm bảo giữ gìn số hàng hóa mà công ty bàn giao và đưa nó đến tay của khách hàng. Theo đó, việc mất hàng hóa trong quá trình vận chuyển là 01 trong những rủi ro mà nam shipper phải nhận biết được nên sẽ không được xem việc mất cắp này là 01 sự kiện khách quan không thể lường trước. Như vậy, trong trường hợp này, người shipper có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với số hàng hóa được phía công ty bàn giao theo quy định tại Điều 597 Bộ Luật Dân sự 2015 như đã nêu tại mục (1) và Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật Lao động 2019 như sau: “2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy người shipper trong trường hợp này có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động của công ty. Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Tuy nhiên, mức bồi thường nêu trên phải được căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế cũng như hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của người shipper để đưa mức hợp lý (Điều 130 Bộ Luật Lao động 2019).
Có được sử dụng một tài sản bảo đảm cho hai khoản vay khác nhau không?
Các biện pháp đảm bảo tài sản như cầm cố, thế chấp, ký quỹ,...đều cần một tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu giá trị tài sản lớn hơn mức tiền vay cần bảo đảm, thì tài sản đó có được tiếp tục dùng để bảo đảm cho một biện pháp bảo đảm khác không? (1) Tài sản bảo đảm là gì? Theo Điều 295 Bộ Luật Dân sự 2015, tài sản bảo đảm được quy định như sau: - Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu - Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. - Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. - Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Hay trong Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau: - Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm; - Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu; - Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ; - Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định. Có thể hiểu, tài sản đảm bảo là tài sản dùng để thực hiện hay đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Tài sản có thể là động sản, bất động sản, vật, giấy tờ có giá,... (2) Đăng ký biện pháp đảm bảo là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. - Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật; - Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp các thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký. (Khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP) (3) Có được sử dụng một tài sản đảm bảo để bảo đảm cho hai khoản vay không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 296 Bộ Luật Dân sự 2015, tài sản đảm bảo được quyền đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ khi: - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên việc này có các nguyên tắc sau: - Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản. - Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. - Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. (khoản 2 và 3 Điều 296 Bộ Luật Dân sự 2015) (4) Kết luận. Như vậy, pháp luật cho phép một tài sản đảm bảo cho hai khoản vay khác nhau với điều kiện: - Tài sản đảm bảo phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị các khoản vay được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận. - Bên đảm bảo phải báo cho bên nhận đảm bảo sau biết tài sản đảm bảo cũng đang được bảo đảm các khoản vay khác, mỗi lần đảm bảo phải lập thành văn bản.
Xử lý trường hợp bán xe máy cho người chưa đủ 18 tuổi như thế nào?
Xe máy được xếp vào loại động sản có giá trị tương đối lớn, vì thế việc mua bán xe máy cần phải đảm bảo đúng quy định pháp luật. Vậy nếu có trường hợp người bán giao dịch xe máy với người chưa đủ 18 tuổi thì sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Pháp luật quy định như thế nào về cá nhân chưa đủ 18 tuổi? Căn cứ khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, quy định về người chưa đủ 18 tuổi: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 2. Xử lý trường hợp bán xe máy cho người chưa đủ 18 tuổi như thế nào? Xem xét quy định trên, đồng thời tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định về việc người từ đủ 15 tuổi đăng ký xe như sau: Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe. Như vậy, theo quy định nêu trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc đối tượng được đăng ký xe. Tuy nhiên, xe máy là động sản phải đăng ký, do đó đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đăng ký xe phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì mới được đứng tên xe máy. Vì thế, nếu người mua xe được sự đồng ý của người giám hộ thì giao dịch dân sự này được pháp luật công nhận. Nhưng, nếu trong trường hợp người mua xe không được sự đồng ý của người giám hộ, lúc này họ sẽ không đủ điều kiện để tự mình mua xe. Do đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, có quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như đã nói, người mua xe không đủ điều kiện tham gia giao dịch dân sự, do đó, giao dịch mua xe này sẽ bị vô hiệu. Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015: khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Người mua xe phải trả xe còn người bán phải trả lại tiền. 3. Người chưa đủ 18 tuổi có thể chạy được loại xe máy nào? Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008, quy định độ tuổi của người lái xe như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Xét theo quy định trên, người chưa đủ 18 tuổi chỉ có thể lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Tổng kết lại, trường hợp bán xe cho người dưới 18 tuổi, cụ thể là từ đủ 15-18 tuổi đúng pháp luật nếu được người giám hộ đồng ý. Những trường hợp còn lại là vi phạm pháp luật và giao dịch ấy sẽ vô hiệu.
Cha mẹ nuôi có được hưởng thừa kế nếu con nuôi mất?
“Công sinh thành không bằng công dưỡng dục”. Vậy nếu con nuôi mất, cha mẹ nuôi có được hưởng thừa kế? 1. Mối quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi Từ lâu, việc nhận con nuôi tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi tiến triển hơn để phù hợp với đời sống văn minh hiện tại. Việc xác lập quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, tùy theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhưng để quan hệ nuôi con nuôi được đảm bảo bởi pháp luật thì người nhận con nuôi phải làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, để nhận con nuôi, cha mẹ nuôi cần đạt những điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. - Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện cuối; - Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì ngoài các điều kiện nêu trên, người đó còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú. Căn cứ Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010, bản thân người được nhận làm con nuôi cũng phải đáp ứng những quy định sau: - Trẻ em dưới 16 tuổi - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; - Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. - Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. - Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của cha, mẹ nuôi và con nuôi theo đúng quy định pháp luật, thì cha, mẹ phải làm đăng kí thủ tục nhận con nuôi tại các cơ quan có thẩm quyền. 2. Cha mẹ nuôi có được hưởng thừa kế nếu con nuôi mất? Căn cứ Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, đã nêu rõ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. Theo quy định này, con nuôi và cha mẹ nuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế của nhau. Nếu ta căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành, một người được nhận thừa kế thông qua hai hình thức là theo di chúc và theo thừa kế. Đối với trường hợp: hưởng di sản thừa kế theo pháp luật Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật gồm các hàng thừa kế sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết… - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết... Có thể thấy, nếu di sản được chia theo pháp luật thì cha nuôi, mẹ nuôi là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người có di sản. Do đó, nếu không thuộc các trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật như bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế, người không được quyền hưởng di sản… thì cha, mẹ nuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế con nuôi. Đối với trường hợp: hưởng thừa kế theo di chúc Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: - Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Do đó, người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế… Đồng thời, căn cứ vào điều 630 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc đảm bảo được tính hợp pháp của di chúc như trong khi lập di chúc, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Từ đó, ta có thể khẳng định, trong trường hợp con nuôi để lại di sản của mình cho cha, mẹ nuôi trong di chúc hợp pháp thì cha, mẹ nuôi hoàn toàn được toàn quyền hưởng thừa kế.
“Hợp đồng tình ái” tại Việt Nam có giá trị pháp lý hay không?
Xã hội ngày nay phát triển, kéo theo tư duy cởi mở của các cặp đôi trong vấn đề yêu đương. Từ đó, “hợp đồng tình ái” xuất hiện như một công cụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân các bên tham gia. Nhưng pháp luật có công nhận điều đó, và nó có thể mang lại hậu quả gì? 1. “Hợp đồng tình ái” là gì? Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, không hề có bất cứ khái niệm nào đề cập tới “hợp đồng tình ái”. Đây là một “thuật ngữ” mới xuất hiện và gây ra không ít sự tranh cãi về tính chất pháp lý của nó. Nếu xem “hợp đồng tình ái” là một giao dịch giữa các bên thì căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, nếu cả hai bên đáp ứng được những điều kiện trên, thì “hợp đồng tình ái” được tồn tại như là một giao dịch dân sự (hợp đồng dân sự) và hoàn toàn đầy đủ các giá trị pháp lý. 2. Trường hợp nào làm cho “hợp đồng tình ái” không có hiệu lực pháp luật? Như đã nói, tên gọi không ảnh hưởng đến bản chất pháp lý của hợp đồng, nhưng nội dung thì lại là câu chuyện khác. Việc xác định bản chất pháp lý hợp đồng căn cứ vào nội dung các bên đã thỏa thuận. Căn cứ Điều 122, 124, 127 của Bộ luật dân sự 2015, nếu nội dung thỏa thuận của "hợp đồng tình ái" vi phạm một trong những trường hợp sau thì hợp đồng ngay lập tức sẽ vô hiệu: + Sự tự nguyện của các bên tham gia không được đảm bảo + Chủ thể tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi, năng lực pháp luật dân sự, người chưa thành niên hoặc người có khó khăn trong việc nhận thức khi giao kết hợp đồng. + Nội dung và điều khoản của hợp đồng trái với những quy định của pháp luật và đạo đức của xã hội. + Hợp đồng có yếu tố giả tạo, cưỡng ép, đe dọa. Ví dụ, một “hợp đồng tình ái” mang tính chất trao đổi lợi ích vật chất để quan hệ tình dục (giao cấu) thì đó có thể là hành vi bán dâm, mua dâm. Căn cứ khoản 1, 2 Điều 3 pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 có nêu rõ: + Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. + Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Theo Nghị định 144/2021/ NĐ-CP và pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì hành vi mua dâm, bán dâm được xem là những hành vi bị nghiêm cấm. Khi đó, thỏa thuận này vi phạm điều cấm của pháp luật và có thể được coi là trái đạo đức xã hội nên sẽ bị vô hiệu theo quy định điều 122 Bộ luật Dân sự 2015. Từ đó dẫn đến “hợp đồng tình ái” trong trường hợp này là không có hiệu lực pháp lý và không được pháp luật công nhận. Tham khảo: Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì tùy theo tính chất và mức độ người mua dâm sẽ bị xử phạt như sau: - Người mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. - Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi mua dâm bị xử phạt hành chính như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc. Như vậy, có thể thấy, “Hợp đồng tình ái” về bản chất, tuy không trái pháp luật nhưng tiềm ẩn rất nhiều hậu quả khó lường. Nếu bạn là người tham gia “hợp đồng tình ái” mà hai bên trao đổi không đảm bảo những quy định đã nêu thì hợp đồng của bạn có thể vô hiệu và chính bạn cũng phải đối diện với những mức xử phạt của pháp luật.
Gửi xe miễn phí ở quán ăn bị mất thì ai là người đền?
Trường hợp gửi xe tại quán ăn (miễn phí) có bảo vệ trông coi thì khi xảy ra mất trộm ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Gửi xe miễn phí ở quán ăn bị mất thì ai là người đền? Đối với trường hợp gửi xe tại quán ăn mà có bố trí nhân viên giữ xe (dù là nhân viên của quán hay nhân viên của công ty dịch vụ, công ty bảo vệ) thì về mặt pháp luật, giữa cửa hàng và khách hàng cũng đang tồn tại một hợp đồng gửi giữ tài sản. Theo đó, tại Điều 554 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp bên gửi thực hiện chuyển giao tài sản, đồng thời chuyển quyền chiếm hữu, quản lý tài sản cho bên nhận gửi giữ tài sản thì bên nhận trong trường hợp này có nghĩa vụ phải bảo quản và trông giữ trong suốt thời hạn do các bên thỏa thuận. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có nêu rõ, giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Như vậy, trường hợp khách hàng đến các quán ăn mà có vé gửi xe hoặc có nhân viên, chủ cửa hàng, nhân viên bảo vệ trông giữ xe cho khách thì đều có thể xem là giao kết hợp đồng gửi giữ dưới hình thức là giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 556 Bộ Luật Dân sự 2015 thì bên gửi xe nếu bị mất xe có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, bên phía cửa hàng hay người nhân viên giữ xe cũng phải có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại khoản 4 Điều 557 Bộ Luật Dân sự 2015. Tóm lại, việc gửi xe giữa khách hàng và chủ quán ăn về bản chất được xem là một giao dịch dân sự, việc xác lập giao dịch gửi xe có thể được thực hiện thông qua hành động hoặc lời nói cụ thể. Ví dụ như khi nhân viên hướng dẫn đậu đỗ xe, ghi vé xe đưa cho khách hàng được xem là hành vi giao kết hợp đồng gửi giữ xe giữa khách hàng và quán ăn và cũng lưu ý vé xe được dùng để chứng minh tồn tại quan hệ gửi giữ giữa các bên mà không phải là hợp đồng gửi giữ tài sản. Thế nên, trường hợp xảy ra mất trộm thì phía quán ăn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. (2) Mức bồi thường khi bên trông giữ xe làm mất xe là bao nhiêu? Thông thường, việc xác định mức bồi thường sẽ đo các bên tự thỏa thuận với nhau. Việc xác định mức bồi thường trong trường hợp này dựa vào giá trị của chiếc xe bị mất. Theo đó, có thể tham khảo theo một số cách xác định giá trị như sau: - Thuê tổ chức thẩm định giá. - Tham khảo giá tại một số hãng bán xe cũ. - Tính giá trị xe còn lại như cách tính lệ phí trước bạ xe cũ Theo đó, hiện nay, các bên trong trường hợp này có thể tham khảo những cách xác định mức bồi thường đối với chiếc xe bị mất theo những cách như đã nêu trên.
Người đi đường bị cây xanh đè bị thương, chết thì ai chịu trách nhiệm?
Trường hợp người đi đường bị cây đè dẫn đến bị thương, chết thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Việc nuôi trồng cây xanh trong đô thị phải tuân thủ những quy định gì? Căn cứ Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP có quy định về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị như sau: - Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. - Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. - Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình. Như vậy, hiện nay, việc nuôi trồng cây xanh trong đô thị phải tuân thủ theo những quy định chung như đã nêu trên. (2) Người đi đường bị cây xanh đè bị thương, chết thì ai chịu trách nhiệm? Như đã có nêu tại mục (1), cây xanh phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình. Đồng thời, tại Điều 604 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có nêu rõ, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, không phải mọi trường hợp người bị thiệt hại cũng có thể được bồi thường, bởi theo quy định tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại vì sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Từ đây, dẫn đến Điều 156 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện được xảy ra một cách khách quan, không lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Theo đó, nếu đơn vị quản lý cây xanh đã làm mọi biện pháp như cắt tỉa, mé nhánh,… nhằm hạn chế tai nạn xảy ra nhưng vì dông gió, sét đánh hoặc yếu tố khác khiến cây vẫn đổ gãy gây thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường đối với trường hợp này. Có nghĩa là để có thể xác định được trách nhiệm bồi thường trong trường hợp cây xanh ngã đổ gây chết, bị thương đến người đi đường hay tài sản thì cần phải xem xét đơn vị quản lý cây xanh trong trường hợp này đã thực hiện hết trách nhiệm của mình hay chưa và người bị hại có lỗi hay không. (3) Mức bồi trường trong trường hợp cây đè chết người được quy định như thế nào? Đối với trường hợp cây đổ làm chết người thì để xác định mức bồi thường, có thể căn cứ theo Điều 591 Bộ Luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết. Theo đó, có thể kể đến như chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, chi phí khám chữa bệnh, thuê xe chở hai chiều đi khám và về nơi ở, chi phí bồi dưỡng sức khoẻ xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng/ngày khám bệnh theo địa bàn nơi có cơ sở khám chữa bệnh theo số ngày trong bệnh án,… - Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền như: Mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Lưu ý: Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ. - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau: + Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng. + Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe. + Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, hiện nay, việc bồi thường trong trường hợp cây đè chết người hiện nay được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Lưỡi sắc hơn gươm nghĩa là gì? Bôi nhọ danh dự người khác có chịu TNHS không?
Ý nghĩa câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” là gì? Pháp luật quy định đối với hành vi bôi nhọ danh dự của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Lưỡi sắc hơn gươm mang ý nghĩa như thế nào? Câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” đã mượn hình ảnh của một thanh gươm sắc, bén để chỉ mức độ sát thương mà những lời nói cay nghiệt con người dùng để tổn thương nhau qua phép so sánh giữa “lưỡi” và “thanh gươm”. Sự sắc, bén của thanh gươm có thể làm rách da thịt con người nhưng cũng không bằng lời nói độc địa, cay đắng thốt ra từ lưỡi con người. Lời nói ra tuy vô hình nhưng tính sát thương mà nó gây ra cho người nghe có thể mang đến hậu quả nặng nề. Không thể đo được sự cay đắng, tổn thương và tác động nặng nề đến tâm lý mà người nghe phải nhận lấy nó kinh khủng đến nhường nào. Những điều này không hiếm thấy trên thực tiễn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay, nhiều người dùng lời nói của mình để bôi nhọ danh dự người khác và thậm chí họ còn chẳng màng đến cảm xúc của người nghe hay hậu quả từ việc làm đó. Đó là lý do vì sao hình ảnh thanh gươm lại được sử dụng để so sánh trong câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm”. Pháp luật bảo vệ danh dự một người như thế nào? Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ danh dự. Biểu hiện cụ thể qua 05 nội dung dưới đây: (i) Danh dự của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. (ii) Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự của mình. Việc bảo vệ danh dự có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. (iii) Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. (iv) Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. (v) Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, khi một cá nhân bị xâm phạm đến danh dự được xem là thiệt hại về tinh thần (khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015). Người nào có hành vi xâm phạm danh dự của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan quy định khác (khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015). Bôi nhọ danh dự người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hành vi bôi nhọ danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp Tội làm nhục người khác và Tội vu khống quy định tại Điều 155 và Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Trường hợp phạm tội làm nhục người khác (i) Người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người khác, sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (ii) Phạm tội thuộc 01 trong 07 trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Phạm tội 02 lần trở lên. - Đối với 02 người trở lên. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Đối với người đang thi hành công vụ. - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. (iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Làm nạn nhân tự sát. (iv) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 02 trường hợp phạm tội vu khống (i) Hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự của người khác nếu thuộc 02 trường hợp dưới đây sẽ phạm tội vu khống và phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Cụ thể là: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. (ii) Nếu phạm tội thuộc 01 trong 07 trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Phạm tội 02 lần trở lên. - Đối với 02 người trở lên. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Đối với người đang thi hành công vụ. - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. (iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Làm nạn nhân tự sát. (iv) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bôi nhọ danh dự người khác là gì? Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi bôi nhọ danh dự người khác hoặc xâm phạm danh dự người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Như vậy, những lời nói cay nghiệt thốt ra có thể làm tổn hại đến danh dự người khác như ý nghĩa câu nói “Lưỡi sắc hơn gươm” đã phản ánh rõ rệt hiện thực đó bằng phép so sánh “lưỡi” và “thanh gươm” để lột tả sự sắc bén có thể làm tổn thương người nghe. Đối với người có hành vi bôi nhọ danh dự người khác mà thuộc các trường hợp nêu trên ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính nặng hơn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những ai thuộc hàng thứ kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba?
Hàng thừa kế được pháp luật quy định như thế nào? Những ai thuộc các hàng thứ kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba? Thừa kế là gì? Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Theo đó, có hai hình thức thừa kế như sau: - Thừa kế theo di chúc: Là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). - Thừa kế theo pháp luật: Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015). Những ai thuộc hàng thứ kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba? Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó thì: - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, có ba hàng thừa kế theo quy định của pháp luật, việc xác định hàng thừa kế chủ yếu dựa vào sự gần gũi trong mối quan hệ huyết thống của gia đình từ vợ chồng, con cái, anh chị em đến ông bà, cô, dì chú bác. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào? Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật hay còn gọi là hàng thừa kế được áp dụng trong những trường hợp sau đây: - Không có di chúc. - Di chúc không hợp pháp. - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Lưu ý: Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc. - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật. - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, không phải mọi trường hợp đều áp dụng chia di sản theo hàng thừa kế mà chỉ áp dụng nếu thuộc một trong những trường hợp được liệt kê nêu trên. Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào? Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị được áp dụng đối với: - Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. - Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp người được thừa kế di sản mất thì con của người đó sẽ là người thừa kế phần di sản đó.
Có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không?
Theo quan niệm của nhiều người thì việc đặt tên cho con theo các vị vua chúa ngày xưa sẽ mang nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Vậy, có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không? Có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không? Căn cứ Luật Hộ tịch 2014 và Điều 4 Nghị định 123/2015 NĐ-CP thì tên của con sẽ do cha mẹ thỏa thuận, không thống nhất được sẽ xác định theo tập quán. Trong đó, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì việc đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. Đồng thời, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Như vậy, từ những quy định nêu trên cho thấy pháp luật chỉ quy định việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm quyền, lợi ích người khác hoặc vi phạm nguyên tắc "không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng” chứ không có quy định nào cấm việc lấy tên nhân vật lịch sử, vua chúa để đặt cho con. Do đó, cha, mẹ có thể đặt tên cho con của mình theo tên của vua chúa ngày xưa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên xem xét để lựa chọn cho con mình những cái tên hay và phù hợp cho trẻ. Trường hợp nào thì cá nhân có quyền thay đổi tên? Căn cứ Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; - Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; - Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; - Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; - Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; - Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. Lưu ý: - Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. - Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì cá nhân có quyền thay đổi tên của mình theo quy định nhưng cần lưu ý rằng việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đã xác lập. Trường hợp nào thì cá nhân có quyền thay đổi họ? Căn cứ Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: - Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. - Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi. - Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ. - Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con. - Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình. - Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi. - Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ. - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. Lưu ý: - Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. - Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp liệt kê nêu trên thì cá nhân có quyền thay đổi họ của mình hoặc thay đổi họ cho con và những người khác theo quy định.
Có thể đặt họ cho con khác với họ của cha, mẹ không?
Trường hợp cha mẹ muốn lấy họ của người khác đặt cho con của mình thì có hợp pháp không? Thời điểm phải đặt họ cho con là khi nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Có thể đặt họ cho con khác với họ của cha, mẹ không? Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về quyền có họ, tên như sau: - Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ. Trường hợp không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Còn chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và đã được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Nếu chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ sẽ được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015 là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ, người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2020/TT-BTP cũng quy định họ của con được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh, đồng thời việc xác định họ này phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được về họ của con khi đăng ký khai sinh thì thì họ của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ của cha hoặc mẹ. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành chỉ cho phép cha mẹ được thỏa thuận đặt họ cho con theo họ của một trong hai người chứ không được thỏa thuận lấy họ cho con theo họ của người khác mà không phải họ của cha hoặc mẹ. (2) Khi nào thì phải đặt họ cho con? Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về nội dung đăng ký khai sinh bao gồm: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú. - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Cạnh đó, tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 cũng có nêu rõ về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau: -Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định. Trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, việc đặt họ tên cho con là một trong các nội dung thực hiện đăng ký khai sinh. Theo đó, có thể hiểu, thời hạn đăng ký khai sinh cho con cũng chính là thời hạn thực hiện đặt họ tên cho con, tức 60 ngày kể từ ngày sinh con.
Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế?
Con riêng là gì? Theo quy định của pháp luật về thừa kế, con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế khi chồng mất hay không? 1. Con riêng là gì? Hiện nay, chưa có văn bản hay quy định của pháp luật nào định nghĩa về con riêng, tuy nhiên trên thực tế ta có thể hiểu con riêng là con của vợ hoặc chồng mà người còn lại không phải là cha hoặc mẹ ruột của đứa trẻ đó. Con riêng có thể thuộc các trường hợp sau: - Con riêng của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn. - Con riêng của vợ hoặc chồng có từ cuộc hôn nhân trước. - Con riêng của vợ nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, nhưng Tòa án đã xác định người chồng không phải là cha của đứa trẻ đó (do người vợ mang thai với người khác trong thời kỳ hôn nhân). - Con riêng của người chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu Tòa án xác định người chồng là cha của đứa trẻ do một phụ nữ khác sinh ra. Như vậy, con riêng có thể là con ngoài thời kỳ hôn nhân hoặc là con riêng trong thời kỳ hôn nhân. Con của chồng và tiểu tam được xác định là con riêng của chồng. Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) 2. Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế?. Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan. Theo đó, dù con riêng hay con chung thì vẫn có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Pháp luật Việt Nam không phân biệt giữa con chung và con riêng, do đó, quyền thừa kế di sản của cha mẹ để lại cũng không có sự phân biệt. Vì vậy, khi có đủ các căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đối với con riêng, thì con đó sẽ được hưởng di sản thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015. Quyền thừa kế của con riêng cũng được áp dụng trong trường hợp chia di sản thừa kế theo di chúc và chia di sản thừa kế theo pháp luật giống như con chung trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể như sau: (i) Trường hợp chia di sản theo di chúc: Căn cứ Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015, người để lại di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di chúc, phân định phần di sản cho từng người thừa kế theo di chúc. Do đó, nếu con riêng được chỉ định là người hưởng di sản trong di chúc hợp pháp thì có quyền hưởng di sản thừa kế. Ngoài ra căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp con không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất đó nếu là con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động. (ii) Trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật Căn cứ khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất không phân biệt con riêng hay con chung. Các con đều được hưởng di sản thừa kế khi chứng minh được quan hệ huyết thống với người để lại di sản thừa kế. Như vậy, con của chồng và tiểu tam là con riêng của chồng. Pháp luật về thừa kế không phân biệt con riêng hay con chung, con có trước hay trong quan hệ hôn nhân. Nếu chứng minh được quan hệ huyết thống, con riêng của chồng và tiểu tam vẫn được hưởng di sản thừa kế theo Bộ Luật Dân sự 2015.
Có thể cầm giấy tờ xe máy không đứng tên mình được không?
Có thể cầm giấy tờ xe máy không đứng tên mình không? Khi cầm giấy tờ xe máy, chủ tiệm cần kiểm tra những gì? Cầm giấy tờ không chính chủ bị xử phạt thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Khi cầm giấy tờ xe máy, chủ tiệm cầm đồ cần kiểm tra những gì? Căn cứ Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có quy định bên cạnh những trách nhiệm chung được quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ còn có trách nhiệm như sau: - Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh. - Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật. - Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản. - Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu. - Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có. - Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự. - Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố. Theo đó, khi thực hiện cầm giấy tờ xe máy thì cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần phải kiểm tra giấy tờ tùy thân của đó như Giấy CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh. (2) Có thể cầm giấy tờ xe máy không đứng tên mình được không? Như đã có nêu tại mục (1) thì những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu. Trường hợp giấy tờ xe không rõ nguồn gốc hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật mà có thì cơ sở kinh doanh dịch vụ không được nhận cầm cố đối với tài sản đó. Đồng thời, tại Điều 309 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, khi cầm cố tài sản hay ở đây là giấy tờ xe máy thì phải thuộc sở hữu của bên cầm cố, đồng nghĩa với việc sẽ không thể cầm giấy tờ xe máy nếu như trên đó không đứng tên mình hoặc không được sự ủy quyền của người chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản. (3) Cầm giấy tờ xe máy không chính chủ bị xử phạt như thế nào? Trường hợp cầm giấy tờ xe máy không chính chủ thì sẽ xử phạt cả người cầm cố lẫn cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố, cụ thể: Đối với người cầm cố: Tại Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng đối với người nào có hành vi sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác. Đồng thời, người vi phạm tại đây còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi mà có được. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố: Căn cứ Điểm l khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố thì sẽ bị xử phạt từ 05 đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp. Trường hợp tài sản nhận cầm cố là do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do phạm tội mà có được nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ sở kinh doanh dịch vụ còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Trường hợp không phải là giấy tờ xe máy mà là những giấy tờ khác như CMND/CCCD thì có thể bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng theo Điểm c Khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Trường hợp giấy tờ là hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC thì còn có thể bị phạt từ 03 đến 05 triệu đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp cầm giấy tờ xe máy không chính chủ thì sẽ bị xử phạt theo quy định như đã nêu trên.
Nộp đơn khởi kiện người vay không trả tiền ở đâu?
Trường hợp người vay không trả tiền thì có thể làm đơn khởi kiện nộp tại đâu? Người vay tiền không trả này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Bị quỵt tiền thì nộp đơn khởi kiện ở đâu? Căn cứ Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 có nêu rõ Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả lại tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Về thời hiệu khởi kiện: theo quy định tại Điều 429 Bộ Luật Dân sự 2015 thì để yêu cầu Tòa án giải quyết sẽ là 03 năm tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo đó, trước khi tiến hành khởi kiện thì cũng cần lưu ý vụ việc còn thời hiệu khởi kiện hay không. Trường hợp không còn thời hiệu khởi kiện thì vụ việc sẽ không được Tòa giải quyết về tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, tại đây cũng loại trừ trường hợp là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ Luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan quy định thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. (Khoản 2 Điều 155 Bộ Luật Dân sự 2015). Về thẩm quyền của Tòa án: Như đã có nêu trên, Hợp đồng cho vay tài sản là sự thỏa thuận của bên vay và bên cho vay. Theo đó, căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định tranh chấp về hợp đồng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Đồng thời, tại Điều 35 và 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 cũng phân định rõ thẩm quyền theo cấp của Tòa án. Trong đó bao gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh, cụ thể: - Tòa án nhân dân cấp huyện: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự. - Tòa án nhân dân cấp tỉnh: + Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. + Những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. + Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo đó, trường hợp khởi kiện liên quan đến đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay đang cư trú hoặc làm việc. Nơi cư trú ở đây theo Luật Cư trú 2020 bao gồm là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. (2) Quỵt tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trước tiên, căn cứ Điều 280 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau: - Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. - Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 có quy định người nào thực hiện một trong những hành vi dưới đây để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này, cụ thể: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản nợ bao nhiêu bị khởi kiện Hoặc về một trong các tội quy định tại lần lượt các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ Luật Hình sự 2015 mà chưa được xóa án tích nhưng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Cạnh đó, đối với những trường hợp phạm tội: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, Dùng thủ đoạn xảo quyệt, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng. Đồng thời, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Theo đó, trường hợp quỵt tiền thuộc các trường hợp như đã kể trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đã được chia di sản theo di chúc thì có tiếp tục được hưởng theo hàng thừa kế không?
Đặt trường hợp trong di chúc chỉ để lại một phần tài sản thì người đã được hưởng thừa kế tại đây có tiếp được hưởng phần tài sản còn lại theo hàng thừa kế không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Đã được chia di sản theo di chúc thì có tiếp tục được hưởng theo hàng thừa kế không? Trước tiên, tại Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Cạnh đó, tại Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có nêu rõ di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Còn thừa kế theo Điều 649 Bộ Luật Dân sự 2015 là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Đối với trường hợp thừa kế, Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định thừa kế được áp dụng trong những trường hợp như sau: - Không có di chúc. - Di chúc không hợp pháp. - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Đồng thời, thừa kế cũng được áp dụng đối với các phần di sản bao gồm: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc. - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật. - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó, trong trường hợp này, tài sản của người đã chết để lại là chỉ có một phần đã được định đoạt theo di chúc (nếu di chúc hợp pháp thì sẽ có hiệu lực pháp luật) còn phần tài sản còn lại chưa được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Những người được thừa kế theo pháp luật hiện nay gồm những ai? Căn cứ Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về những người thừa kế theo pháp luật sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó, những người thừa kế nêu trên nằm cùng hàng với nhau thì được hưởng phần di sản tương đương nhau. Tuy nhiên, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được quyền hưởng thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước đó (chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận). Tổng kết lại, trường hợp một người dù đã được hưởng một phần di sản theo di chúc thì vẫn có quyền được hưởng phần thừa kế còn lại theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
Ra khỏi xe quên kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào?
Khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần làm gì? Ra khỏi xe nhưng quên không kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào? Gây chết người thì bị xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần làm gì? Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về những việc mà phải điều khiển phương tiện cần thực hiện hiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ như sau: - Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy. Trường hợp nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình. - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó. - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn. Trường hợp xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. - Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn. - Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái. - Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. Theo đó, khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần phải tuân thủ theo những quy định nêu trên. (2) Ra khỏi xe nhưng quên không kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào? Căn cứ theo nội dung đã nêu tại mục (1), khi dừng, đỗ xe trên đường bộ người lái xe chỉ được phép dừng, đỗ xe khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, trong đó bao gồm cả việc đã kéo phanh tay. Đồng thời, tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ Luật Dân sự 2015 hay luật khác có liên quan quy định khác. - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không bao gồm yếu tố lỗi. Nghĩa là trong trường hợp này, chiếc xe tự di chuyển do lỗi của tài xế là quên kéo/chưa kéo hết phanh tay khi đỗ xe hay kể cả do lỗi kỹ thuật của xe thì vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường trong vụ việc. (3) Trường hợp không kéo phanh tay làm xe trôi gây chết người thì bị xử phạt như thế nào? Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông như sau: “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; …” Như vậy, trường hợp người lái xe không thực hiện kéo thắng tay dẫn đến xe trôi tự do là hành vi thực hiện không đúng các thao tác để tạo nên sự an toàn khi tham gia giao thông dẫn đến tai nạn chết người. Theo đó, trường hợp này có thể bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất 2024 là mẫu nào?
Để từ chối nhận di sản thừa kế thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất 2024 là mẫu nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Điều kiện để từ chối nhận di sản thừa kế là gì? Trước tiên, tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo đó, tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có đề cập từ chối nhận di sản như sau: - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. - Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. - Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Theo đó, cá nhân thỏa mãn được những điều kiện nêu trên có thể thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế. (2) Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất 2024 Năm 2024, cá nhân có nhu cầu có thể sử dụng mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế dưới đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/29/van-ban-tu-choi-nhan-di-san-thua-ke.docx Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế 2024 (3) Hướng dẫn cách điền mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế Đối với mẫu Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như đã có nêu tại mục (2), cá nhân sử dụng có thể tham khảo theo cách điền như sau: Mục [1] “Tại”: Điền đầy đủ địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng. Mục [2] “chúng tôi gồm”: Nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là 01 người thì chỉ cần ghi là “tôi là…” kèm theo họ và tên, năm sinh, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu kèm với ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú… Trường hợp nếu có từ 02 người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ và tên, địa chỉ, số điện thoại… Mục [3] “Là…”: Ghi rõ mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế. Ví dụ: Con đẻ, cháu ngoại, cháu nội… Mục [4]: Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên. Mục [5]: Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Lưu ý: Tài sản ở đây phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở,… Cũng lưu ý nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào. Ví dụ: Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Số nhà (...), phố (...), phường (...), thành phố (...), tỉnh (...) theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM xxxxx, số vào sổ cấp GCN: xxxxx do UBND thành phố C, tỉnh D cấp ngày …/…/20… Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau: - Thửa đất số: 22. - Tờ bản đồ số: 2. - Địa chỉ: Số nhà (...), phố (...), phường (...), thành phố (...), tỉnh (...) - Diện tích: 222 m2 (Bằng chữ: Hai trăm hai mươi hai mét vuông). - Hình thức sử dụng: riêng: 222 m2; chung: không m2. - Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị. - Thời hạn sử dụng: Lâu dài. - Nguồn gốc sử dụng: Đất nhà nước giao. Như vậy, cá nhân khi thực hiện điền văn bản từ chối nhận di sản thừa kế năm 2024 có thể tham khảo theo cách điền như đã nêu trên.
Trêu người khác béo bị xử phạt như thế nào?
Trêu người khác béo có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người vi phạm trong trường hợp này bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Trêu người khác béo là hành vi vi phạm pháp luật? Trước tiên, theo Hiến pháp 2013 có quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Đồng thời, tại Điều 34 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Từ những quy định nêu trên, có thể thấy danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người là bất khả xâm phạm và được bảo vệ bởi pháp luật. Theo đó, trong trường hợp một người có những hành vi như sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ nhằm chế giễu, chê bai ngoại hình của người khác khiến cho họ cảm thấy bị xúc phạm, khó chịu thì là một trong số những biểu hiện của hành vi miệt thị ngoại hình người khác. Vậy chê người khác béo thì bị xử phạt như thế nào? Việc sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ hay bất kỳ hình thức nào khác để miệt thị ngoại hình của người khác là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Và tùy theo từng mức độ mà người chê bai người khác trong trường hợp này có thể bị xử phạt khác nhau, cụ thể như sau: Xử phạt hành chính: Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định người nào có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị xử phạt từ 02 đến 03 triệu đồng. Trường hợp nếu người bị lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ở đây là người thì hành công vụ thì mức xử phạt sẽ là từ 04 đến 06 triệu đồng. Còn nếu là thành viên trong gia đình thì có thể bị xử phạt từ 05 đến 10 triệu đồng. Đồng thời, người này sẽ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm. - Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm. Trường hợp nếu hành vi chê người khác béo được thực hiện trên mạng xã hội thì người vi phạm có thể bị áp dụng mức xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 25/2020/NĐ-CP là phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng và buộc phải gỡ bỏ những thông tin này. Bồi thường thiệt hại: Bên cạnh mức xử phạt nêu trên, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị xúc phạm, bôi nhọ, chế giễu theo quy định tại Điều 592 Bộ Luật Dân sự 2015 với những mức bồi thường như sau: - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. - Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do hình vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác gây ra. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần so với mức lương cơ sở. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Trường hợp nếu hành vi nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau: - Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, cụ thể: + Phạm tội với 02 người trở lên. + Với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. + Với người đang thi hành công vụ. + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử. - Trường hợp gây rối loạn tâm thần, hành vi của nạn nhân với mức tổn thương từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ 02 cho đến 05 năm. Như vậy, chê bai ngoại hình của người khác như béo, lùn, gầy hay những khiếm khuyết của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt tùy theo mức độ của hành vi như đã nêu trên.
Trường hợp có 02 bản di chúc thì bản nào hợp lệ? Nội dung di chúc không rõ ràng thì xử lý thế nào?
Đặt trường hợp người để lại di sản có 02 bản di chúc thì bản nào mới hợp lệ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây? (1) Trường hợp có 02 bản di chúc thì bản nào hợp lệ? Căn cứ theo Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hiệu lực của di chúc như sau: - Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. - Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc 01 phần trong trường hợp như sau: + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. - Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn 01 phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. - Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. - Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp nếu như có hai di chúc thì bản di chúc được lập sau sẽ có giá trị pháp lý và nội dung di chúc đầu tiên lập sẽ được hủy bỏ. (2) Có thể sửa đổi di chúc đã công chứng không? Tại Điều 640 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định những trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau: - Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. - Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. - Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Đồng thời, theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014 thì khi một di chúc được công chứng, chứng thực sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào thực hiện. Như vậy, trường hợp di chúc đã được công chứng mà người lập di chúc có nguyện vọng muốn sửa đổi thì vẫn có thể tiến hành sửa đổi. (3) Trường hợp nội dung di chúc không thống nhất thì xử lý như thế nào? Tại Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giải thích cho nội dung di chúc như sau: - Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. - Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được, nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực. Theo đó, khi một bản di chúc có những điểm không rõ ràng,không thống nhất được thì sẽ được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã, người không cùng huyết thống thì không được hưởng di sản?
Nếu người Mỹ có câu "Blood is thicker than water" để tôn vinh giá trị tình thân ruột thịt thì Việt Nam ta cũng có câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Người thân ruột thịt luôn quan trọng cả. Vậy những người không cùng huyết thống thì có được hưởng di sản gia đình không? 1. Một giọt máu đào hơn ao nước lã - bài học về tình thân gia đình Xung quanh ta có rất nhiều mối quan hệ, trong đó có những quan hệ vô cùng quan trọng và một số khác có phần ít quan trọng hơn. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã" là câu tục ngữ của cha ông ta so sánh tầm quan trọng của tình cảm người thân so với người dưng nước lã, người ngoài. Máu là hình ảnh tượng trưng cho huyết thống, là dòng chảy nuôi sống cơ thể. Hình ảnh "giọt máu đào" tượng trưng cho những thành viên trong gia đình cùng chung một dòng máu. Còn "ao nước lã" tượng trưng cho những người không có cùng quan hệ huyết thống, người ngoài… Ở đây, “máu đào” dù chỉ một giọt nhưng cũng quý hơn cả một “ao nước lã”. Sở dĩ ông cha ta ví như vậy vì nước lã ở đâu cũng có, không có ao này thì có ao khác nhưng chung dòng máu, ruột thịt thì lại vô cùng quý giá, không thể trộn lẫn hay thay thế được. Câu tục ngữ "Một giọt máu đào hơn ao nước lã" của ông cha ta muốn nói lên tầm quan trọng của người thân, gia đình. Gia đình là nơi luôn che chở, bao bọc cho ta, là bến đỗ quay về những khi ta gặp khó khăn, trắc trở. Người thân trong gia đình sẽ luôn bên cạnh và giúp đỡ bạn, hy sinh, lo lắng cho bạn vô điều kiện. Không chỉ vì chảy chung một dòng máu mà mọi người trong gia đình gắn kết với nhau. Đó còn là vì sự gần gũi, tiếp xúc mỗi ngày, tiếp thu nền giáo dục, dạy dỗ giống nhau từ cha mẹ, ông bà... Người “chung dòng máu” khác với những người xa lạ, hay những "ao nước lã" mà chúng ta sẽ gặp vô số lần trong đời. Sẽ có những người tốt, những người xấu, nhưng không ai hy sinh vô điều kiện cho bạn cả. Đôi khi, những cám dỗ và lợi ích làm họ sẵn sàng đánh đổi tình cảm dành cho bạn. 2. Người không cùng huyết thống thì không được hưởng di sản? Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản như sau: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Ngoài ra, căn cứ Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Xét các quy định trên, người lập di chúc hoàn toàn có thể lập di chúc và chỉ định người thừa kế. Người thừa kế là bất kì ai miễn là đủ các năng lực thừa kế theo quy định của pháp luật. 3. Quy định về nội dung của di chúc Căn cứ Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: - Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: + Ngày, tháng, năm lập di chúc; + Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; + Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; + Di sản để lại và nơi có di sản. - Ngoài các nội dung quy định trên, di chúc có thể có các nội dung khác. - Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. - Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Tổng kết lại, dẫu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, người thân có thể quý hơn người ngoài, nhưng pháp luật thừa kế thì không phân biệt người ngoài hay người cùng huyết thống. Do đó, người không cùng huyết thống thì vẫn được hưởng di sản nếu được người lập di chúc chỉ định làm người thừa kế.
Vụ shipper bị cướp cả xe và hàng: Trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
Ngày 21/4/2024, một nam shipper đã bị trộm xe máy kèm theo hàng chục đơn hàng để trên xe. Vậy trong trường hợp này, ai sẽ là người đền số đơn hàng nói trên? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Theo Báo tuổi trẻ có đưa tin, trưa ngày 21/4/2024, một nam shipper giao hàng tên S. (34 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) chạy xe máy chở theo hàng đi trên khu vực phường Long Thạnh Mỹ, Thành phố Thủ Đức. Người này tấp xe máy vào một quán cơm tấm thì chủ quán báo "hết chả" nên anh đi qua quán phở bên cạnh ăn mà không chạy xe máy theo và cũng để chìa khóa trên xe. Trong lúc anh S. đang ăn thì có hai nam thanh niên đi cùng xe máy, người ngồi sau bước xuống xe, tiến tới tiếp cận xe anh S. Chỉ trong tích tắc 12 giây, kẻ gian tiếp cận xe anh S. rồi lấy xe bỏ chạy cùng hàng chục đơn hàng trên xe, tổng những đơn hàng này trị giá khoảng 11 triệu đồng. Người dân thấy xe bị trộm thì đuổi theo nhưng không được vì kẻ trộm hành động quá nhanh. Vụ việc sau đó được anh S. trình báo cho công an và công ty giao hàng. Hiện vụ việc đang được công an điều tra. (1) Trách nhiệm bồi thường của Công ty Theo quy định tại Điều 597 Bộ Luật Dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên, nguyên tắc bồi thường thiệt hại nêu trên còn phải căn cứ dựa trên nhiều yếu tố. Đồng thời, phải đảm bảo được nguyên tắc bồi thường kịp thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Theo đó, trường hợp người shipper gây ra thiệt hại trong khi đang thực hiện công việc được công ty giao thì dù người shipper có lỗi hay không, pháp nhân vẫn có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị hại (khách hàng đặt đơn). Vì lẽ đó, để đảm bảo kịp thời cho quyền lợi của khách hàng, công ty mà nam shipper bị mất cả xe lẫn hàng trong trường hợp này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với 80 đơn hàng bị mất. (2) Trách nhiệm bồi thường của shipper Người shipper trong trường hợp này có trách nhiệm phải đảm bảo giữ gìn số hàng hóa mà công ty bàn giao và đưa nó đến tay của khách hàng. Theo đó, việc mất hàng hóa trong quá trình vận chuyển là 01 trong những rủi ro mà nam shipper phải nhận biết được nên sẽ không được xem việc mất cắp này là 01 sự kiện khách quan không thể lường trước. Như vậy, trong trường hợp này, người shipper có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với số hàng hóa được phía công ty bàn giao theo quy định tại Điều 597 Bộ Luật Dân sự 2015 như đã nêu tại mục (1) và Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật Lao động 2019 như sau: “2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy người shipper trong trường hợp này có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động của công ty. Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Tuy nhiên, mức bồi thường nêu trên phải được căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế cũng như hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của người shipper để đưa mức hợp lý (Điều 130 Bộ Luật Lao động 2019).
Có được sử dụng một tài sản bảo đảm cho hai khoản vay khác nhau không?
Các biện pháp đảm bảo tài sản như cầm cố, thế chấp, ký quỹ,...đều cần một tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu giá trị tài sản lớn hơn mức tiền vay cần bảo đảm, thì tài sản đó có được tiếp tục dùng để bảo đảm cho một biện pháp bảo đảm khác không? (1) Tài sản bảo đảm là gì? Theo Điều 295 Bộ Luật Dân sự 2015, tài sản bảo đảm được quy định như sau: - Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu - Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. - Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. - Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Hay trong Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau: - Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm; - Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu; - Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ; - Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định. Có thể hiểu, tài sản đảm bảo là tài sản dùng để thực hiện hay đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Tài sản có thể là động sản, bất động sản, vật, giấy tờ có giá,... (2) Đăng ký biện pháp đảm bảo là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. - Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật; - Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp các thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký. (Khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP) (3) Có được sử dụng một tài sản đảm bảo để bảo đảm cho hai khoản vay không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 296 Bộ Luật Dân sự 2015, tài sản đảm bảo được quyền đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ khi: - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên việc này có các nguyên tắc sau: - Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản. - Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. - Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. (khoản 2 và 3 Điều 296 Bộ Luật Dân sự 2015) (4) Kết luận. Như vậy, pháp luật cho phép một tài sản đảm bảo cho hai khoản vay khác nhau với điều kiện: - Tài sản đảm bảo phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị các khoản vay được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận. - Bên đảm bảo phải báo cho bên nhận đảm bảo sau biết tài sản đảm bảo cũng đang được bảo đảm các khoản vay khác, mỗi lần đảm bảo phải lập thành văn bản.
Xử lý trường hợp bán xe máy cho người chưa đủ 18 tuổi như thế nào?
Xe máy được xếp vào loại động sản có giá trị tương đối lớn, vì thế việc mua bán xe máy cần phải đảm bảo đúng quy định pháp luật. Vậy nếu có trường hợp người bán giao dịch xe máy với người chưa đủ 18 tuổi thì sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Pháp luật quy định như thế nào về cá nhân chưa đủ 18 tuổi? Căn cứ khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, quy định về người chưa đủ 18 tuổi: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 2. Xử lý trường hợp bán xe máy cho người chưa đủ 18 tuổi như thế nào? Xem xét quy định trên, đồng thời tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định về việc người từ đủ 15 tuổi đăng ký xe như sau: Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe. Như vậy, theo quy định nêu trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc đối tượng được đăng ký xe. Tuy nhiên, xe máy là động sản phải đăng ký, do đó đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đăng ký xe phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì mới được đứng tên xe máy. Vì thế, nếu người mua xe được sự đồng ý của người giám hộ thì giao dịch dân sự này được pháp luật công nhận. Nhưng, nếu trong trường hợp người mua xe không được sự đồng ý của người giám hộ, lúc này họ sẽ không đủ điều kiện để tự mình mua xe. Do đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, có quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như đã nói, người mua xe không đủ điều kiện tham gia giao dịch dân sự, do đó, giao dịch mua xe này sẽ bị vô hiệu. Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015: khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Người mua xe phải trả xe còn người bán phải trả lại tiền. 3. Người chưa đủ 18 tuổi có thể chạy được loại xe máy nào? Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008, quy định độ tuổi của người lái xe như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Xét theo quy định trên, người chưa đủ 18 tuổi chỉ có thể lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Tổng kết lại, trường hợp bán xe cho người dưới 18 tuổi, cụ thể là từ đủ 15-18 tuổi đúng pháp luật nếu được người giám hộ đồng ý. Những trường hợp còn lại là vi phạm pháp luật và giao dịch ấy sẽ vô hiệu.
Cha mẹ nuôi có được hưởng thừa kế nếu con nuôi mất?
“Công sinh thành không bằng công dưỡng dục”. Vậy nếu con nuôi mất, cha mẹ nuôi có được hưởng thừa kế? 1. Mối quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi Từ lâu, việc nhận con nuôi tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi tiến triển hơn để phù hợp với đời sống văn minh hiện tại. Việc xác lập quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, tùy theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhưng để quan hệ nuôi con nuôi được đảm bảo bởi pháp luật thì người nhận con nuôi phải làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, để nhận con nuôi, cha mẹ nuôi cần đạt những điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. - Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện cuối; - Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì ngoài các điều kiện nêu trên, người đó còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú. Căn cứ Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010, bản thân người được nhận làm con nuôi cũng phải đáp ứng những quy định sau: - Trẻ em dưới 16 tuổi - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; - Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. - Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. - Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của cha, mẹ nuôi và con nuôi theo đúng quy định pháp luật, thì cha, mẹ phải làm đăng kí thủ tục nhận con nuôi tại các cơ quan có thẩm quyền. 2. Cha mẹ nuôi có được hưởng thừa kế nếu con nuôi mất? Căn cứ Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, đã nêu rõ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. Theo quy định này, con nuôi và cha mẹ nuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế của nhau. Nếu ta căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành, một người được nhận thừa kế thông qua hai hình thức là theo di chúc và theo thừa kế. Đối với trường hợp: hưởng di sản thừa kế theo pháp luật Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật gồm các hàng thừa kế sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết… - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết... Có thể thấy, nếu di sản được chia theo pháp luật thì cha nuôi, mẹ nuôi là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người có di sản. Do đó, nếu không thuộc các trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật như bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế, người không được quyền hưởng di sản… thì cha, mẹ nuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế con nuôi. Đối với trường hợp: hưởng thừa kế theo di chúc Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: - Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Do đó, người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế… Đồng thời, căn cứ vào điều 630 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc đảm bảo được tính hợp pháp của di chúc như trong khi lập di chúc, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Từ đó, ta có thể khẳng định, trong trường hợp con nuôi để lại di sản của mình cho cha, mẹ nuôi trong di chúc hợp pháp thì cha, mẹ nuôi hoàn toàn được toàn quyền hưởng thừa kế.
“Hợp đồng tình ái” tại Việt Nam có giá trị pháp lý hay không?
Xã hội ngày nay phát triển, kéo theo tư duy cởi mở của các cặp đôi trong vấn đề yêu đương. Từ đó, “hợp đồng tình ái” xuất hiện như một công cụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân các bên tham gia. Nhưng pháp luật có công nhận điều đó, và nó có thể mang lại hậu quả gì? 1. “Hợp đồng tình ái” là gì? Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, không hề có bất cứ khái niệm nào đề cập tới “hợp đồng tình ái”. Đây là một “thuật ngữ” mới xuất hiện và gây ra không ít sự tranh cãi về tính chất pháp lý của nó. Nếu xem “hợp đồng tình ái” là một giao dịch giữa các bên thì căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, nếu cả hai bên đáp ứng được những điều kiện trên, thì “hợp đồng tình ái” được tồn tại như là một giao dịch dân sự (hợp đồng dân sự) và hoàn toàn đầy đủ các giá trị pháp lý. 2. Trường hợp nào làm cho “hợp đồng tình ái” không có hiệu lực pháp luật? Như đã nói, tên gọi không ảnh hưởng đến bản chất pháp lý của hợp đồng, nhưng nội dung thì lại là câu chuyện khác. Việc xác định bản chất pháp lý hợp đồng căn cứ vào nội dung các bên đã thỏa thuận. Căn cứ Điều 122, 124, 127 của Bộ luật dân sự 2015, nếu nội dung thỏa thuận của "hợp đồng tình ái" vi phạm một trong những trường hợp sau thì hợp đồng ngay lập tức sẽ vô hiệu: + Sự tự nguyện của các bên tham gia không được đảm bảo + Chủ thể tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi, năng lực pháp luật dân sự, người chưa thành niên hoặc người có khó khăn trong việc nhận thức khi giao kết hợp đồng. + Nội dung và điều khoản của hợp đồng trái với những quy định của pháp luật và đạo đức của xã hội. + Hợp đồng có yếu tố giả tạo, cưỡng ép, đe dọa. Ví dụ, một “hợp đồng tình ái” mang tính chất trao đổi lợi ích vật chất để quan hệ tình dục (giao cấu) thì đó có thể là hành vi bán dâm, mua dâm. Căn cứ khoản 1, 2 Điều 3 pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 có nêu rõ: + Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. + Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Theo Nghị định 144/2021/ NĐ-CP và pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì hành vi mua dâm, bán dâm được xem là những hành vi bị nghiêm cấm. Khi đó, thỏa thuận này vi phạm điều cấm của pháp luật và có thể được coi là trái đạo đức xã hội nên sẽ bị vô hiệu theo quy định điều 122 Bộ luật Dân sự 2015. Từ đó dẫn đến “hợp đồng tình ái” trong trường hợp này là không có hiệu lực pháp lý và không được pháp luật công nhận. Tham khảo: Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì tùy theo tính chất và mức độ người mua dâm sẽ bị xử phạt như sau: - Người mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. - Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi mua dâm bị xử phạt hành chính như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc. Như vậy, có thể thấy, “Hợp đồng tình ái” về bản chất, tuy không trái pháp luật nhưng tiềm ẩn rất nhiều hậu quả khó lường. Nếu bạn là người tham gia “hợp đồng tình ái” mà hai bên trao đổi không đảm bảo những quy định đã nêu thì hợp đồng của bạn có thể vô hiệu và chính bạn cũng phải đối diện với những mức xử phạt của pháp luật.