Bênh lý không bênh thân là gì? Bênh lý không bênh thân trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?
Câu tục ngữ "Bênh lý không bênh thân" được hiểu như thế nào? Theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự thì các những trường hợp nào được xem là Bênh lý không bênh thân? Bênh lý không bênh thân là gì? “Bênh lý không bênh thân” hiểu một cách đơn giản là chúng ta coi trọng lý lẽ, đặt nó là trên hết chứ không vì tình thân mà chối bỏ đạo lý. Thông thường, những người thân thiết với nhau đều có tình cảm bền chặt, hay giúp đỡ và chở che nhau. Vì vậy, nếu đối phương có phạm sai lầm thì người còn lại cũng dễ dàng tha thứ. Câu thành ngữ nói lên sự chính nghĩa trong mỗi người lớn hơn sức mạnh tình thân, thể hiện lẽ phải là điều hoàn toàn đúng và mang đến 1 trách nhiệm kỉ cương luật pháp do nhà nước ban hành, người làm sai lí lẽ – lẽ phải thì ắt hẳn sẽ phải đền tội. Bênh lý không bênh thân trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: - Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. - Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. - Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Căn cứ Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: - Thuộc một trong những trường hợp sau: + Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. + Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. + Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. - Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng. Căn cứ Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: - Thuộc một trong những trường hợp: + Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. + Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. + Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. - Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. - Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó. Như vậy, những trường hợp xem là bênh lý không bênh thân trong tố tụng dân sự bao gồm: - Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp là người thân thích của đương sự. Người tiến hành tố tụng gồm: + Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; + Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; + Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên. - Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường là người thân thích của đương sự. - Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng. - Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp là người thân thích của đương sự. - Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào?
Phụ nữ đang mang thai là một chủ thể đặc biệt trong việc tố tụng hình sự, pháp luật có những chính sách khoan hồng đối với phụ nữ đang mang thai mà phạm tội. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ có nhiều người lợi dụng điều này để trốn tránh thực hiện thi hành án phạt, tiếp tục phạm tội khi đang được hoãn thi hành án. Vậy người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì có bị xử lý không? (1) Phụ nữ mang thai được hưởng những chế độ khoan hồng nào của pháp luật? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ Luật Hình sự 2015, người bị phạt tù mà là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định cải tạo không giam giữ, người phụ nữ mang thai cũng được pháp luật cho hưởng khoan hồng: “Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.” Người bị kết án cải tạo không giam giữ vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự. Hay tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tử hình: ”Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.” Phụ nữ đang mang thai còn được xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: “1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: … n) Người phạm tội là phụ nữ có thai” Như vậy, đối với phụ nữ mang thai, pháp luật có các sự khoan hồng sau: - Được hoãn chấp hành hình phạt tù tới khi con đủ 36 tháng tuổi - Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ mang thai. - Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai. - Người phạm tội là phụ nữ có thai được xem là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. (2) Người phạm tội cố tình mang thai để trốn thực hiện nghĩa vụ thì xử lí ra sao? Pháp luật có nhiều điều khoản khoan hồng dành cho tội phạm là phụ nữ đang mang thai, do đó, nhiều phạm nhân nữ lợi dụng những Điều luật này, mang thai liên tục nhằm tránh né việc chấp hành án thì sao? Theo Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC của TAND tối cao đã trả lời vấn đề này như sau: Nếu phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi bị kết án tù thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không. Do đó, phụ nữ đang mang thai sẽ được hoãn thi hành án, bất kể người đó cố tình mang thai để trốn tránh nghĩa vụ. (3) Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào? Ta có thể thấy, trong các điều khoản kết tội đều giảm nhẹ cho phụ nữ mang thai, nhưng nếu người này đang được hoãn chấp hành án phạt mà tiếp tục phạm tội thì sao? Tại khoản 2 Điều 67 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về việc tiếp tục phạm tội khi đang được hoãn thi hành án như sau: “Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ Luật Hình sự 2015” Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn Tạm giam theo khoản 4 Điều 119 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: - Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; - Tiếp tục phạm tội; - Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; - Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. (4) Kết luận Có thể thấy, pháp luật Việt Nam khá ưu ái cho đối tượng là phụ nữ đang mang thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi có nhiều các tình tiết giảm nhẹ, hoãn các hình phạt cho phụ nữ phạm tội trong lúc đang mang thai, bất kể người đó mang thai là do cố tình hay không. Chính sách này của pháp luật không chỉ thể hiện sự khoan hồng mà còn bảo đảm quyền được sinh con của phụ nữ, quyền được chăm sóc của trẻ em. Tuy nhiên, nếu người phạm tội tiếp tục phạm tội khi đang được hoãn chấp hành án thì pháp luật vẫn có các Điều khoản để điều chỉnh như buộc phải chấp hành hình phạt, hay sử dụng biện pháp tạm giam nhằm không bỏ lọt tội phạm gây hại cho xã hội.
Thủ tục nhận lại tang vật là tài sản bị mất trộm
Khi bắt được đối tượng trộm cắp tài sản thì cơ quan công an sẽ thu giữ toàn bộ tang vật, lúc này nạn nhân muốn nhận lại tài sản đi mất của mình thì làm như thế nào? Mất bao lâu và thủ tục là gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này. Theo đó, có một người dân gửi câu hỏi này đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, cụ thể như sau: Như lời trình bày của người dân, gia đình họ bị một người lạ đột nhập vào nhà lấy trộm điện thoại, laptop và hơn 3 triệu đồng, khi đang chạy trốn thì bị bắt giữ. Khi đó, gia đình nạn nhân đã báo Công an tới lập biên bản, thu giữ toàn bộ tang vật và giải tên trộm về trụ sở để tiếp tục giải quyết. Khoảng 2 tuần sau đó, người dân này đã lên trụ sở Công an huyện để xin lại đồ bị lấy trộm nhưng vẫn chưa được giải quyết. Trong trường hợp này, câu hỏi được đặt ra là: Thời gian tạm giữ tang vật vụ án là bao lâu? Khi lên nhận lại đồ bị mất trộm, gia đình nạn nhân phải làm những thủ tục gì và có phải đóng khoản phí nào không? Dựa vào câu hỏi trên, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Theo thông tin người dân cung cấp về hành vi của đối tượng, trị giá tài sản bị chiếm đoạt và Cơ quan Công an đã bắt giữ được đối tượng, thu giữ toàn bộ tang vật gồm điện thoại, laptop và hơn 3 triệu đồng. Bộ Công an nhận định vụ việc có dấu hiệu hình sự của tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự. Căn cứ Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” thì điện thoại, laptop và số tiền 3 triệu đồng bị Cơ quan Công an thu giữ ở trên được xác định là vật chứng trong vụ án hình sự trộm cắp tài sản (vật là đối tượng của tội phạm). Về việc xử lý vật chứng, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: (1) Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. (2) Vật chứng được xử lý như sau: - Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; - Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; - Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. (3) Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền: - Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; - Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án; - Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy; - Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. (4) Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định thời gian bao lâu phải trả lại vật chứng. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo thời gian luật định và vật chứng có thể được trả cho người bị hại trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử. Hiện tại, trường hợp này, Công an huyện đang thụ lý, giải quyết. Nếu muốn nhận lại ngay tài sản bị trộm cắp trên, nạn nhân cần có đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện trình bày nguyện vọng và chứng minh là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Nếu xét thấy việc trả lại vật chứng (điện thoại, laptop, tiền) không làm ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì sẽ được Cơ quan điều tra trả lại. Khi nhận lại tài sản này, gia đình nạn nhân là người bị hại nên không phải thanh toán khoản phí nào, nhưng phải hoàn thiện các thủ tục với Cơ quan điều tra liên quan đến việc bàn giao tài sản trộm cắp. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Chào bạn, Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn (bao gồm tạm giữ, tạm giam) để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Như vậy, việc tạm giữ, tạm giam không mặc nhiên xảy ra, mà tùy theo sự đánh giá tình huống và quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp bạn có cơ sở để cho rằng B có khả năng bỏ trốn, hoặc hành vi khác gây khó khăn cho quá trình điều tra, gia đình bạn có thể khiếu nại, với tư cách người bị hại hoặc đại diện người bị hại, việc cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Bênh lý không bênh thân là gì? Bênh lý không bênh thân trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?
Câu tục ngữ "Bênh lý không bênh thân" được hiểu như thế nào? Theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự thì các những trường hợp nào được xem là Bênh lý không bênh thân? Bênh lý không bênh thân là gì? “Bênh lý không bênh thân” hiểu một cách đơn giản là chúng ta coi trọng lý lẽ, đặt nó là trên hết chứ không vì tình thân mà chối bỏ đạo lý. Thông thường, những người thân thiết với nhau đều có tình cảm bền chặt, hay giúp đỡ và chở che nhau. Vì vậy, nếu đối phương có phạm sai lầm thì người còn lại cũng dễ dàng tha thứ. Câu thành ngữ nói lên sự chính nghĩa trong mỗi người lớn hơn sức mạnh tình thân, thể hiện lẽ phải là điều hoàn toàn đúng và mang đến 1 trách nhiệm kỉ cương luật pháp do nhà nước ban hành, người làm sai lí lẽ – lẽ phải thì ắt hẳn sẽ phải đền tội. Bênh lý không bênh thân trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: - Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. - Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. - Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Căn cứ Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: - Thuộc một trong những trường hợp sau: + Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. + Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. + Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. - Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng. Căn cứ Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: - Thuộc một trong những trường hợp: + Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. + Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. + Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. - Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. - Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó. Như vậy, những trường hợp xem là bênh lý không bênh thân trong tố tụng dân sự bao gồm: - Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp là người thân thích của đương sự. Người tiến hành tố tụng gồm: + Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; + Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; + Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên. - Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường là người thân thích của đương sự. - Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng. - Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp là người thân thích của đương sự. - Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào?
Phụ nữ đang mang thai là một chủ thể đặc biệt trong việc tố tụng hình sự, pháp luật có những chính sách khoan hồng đối với phụ nữ đang mang thai mà phạm tội. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ có nhiều người lợi dụng điều này để trốn tránh thực hiện thi hành án phạt, tiếp tục phạm tội khi đang được hoãn thi hành án. Vậy người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì có bị xử lý không? (1) Phụ nữ mang thai được hưởng những chế độ khoan hồng nào của pháp luật? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ Luật Hình sự 2015, người bị phạt tù mà là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định cải tạo không giam giữ, người phụ nữ mang thai cũng được pháp luật cho hưởng khoan hồng: “Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.” Người bị kết án cải tạo không giam giữ vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự. Hay tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tử hình: ”Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.” Phụ nữ đang mang thai còn được xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: “1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: … n) Người phạm tội là phụ nữ có thai” Như vậy, đối với phụ nữ mang thai, pháp luật có các sự khoan hồng sau: - Được hoãn chấp hành hình phạt tù tới khi con đủ 36 tháng tuổi - Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ mang thai. - Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai. - Người phạm tội là phụ nữ có thai được xem là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. (2) Người phạm tội cố tình mang thai để trốn thực hiện nghĩa vụ thì xử lí ra sao? Pháp luật có nhiều điều khoản khoan hồng dành cho tội phạm là phụ nữ đang mang thai, do đó, nhiều phạm nhân nữ lợi dụng những Điều luật này, mang thai liên tục nhằm tránh né việc chấp hành án thì sao? Theo Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC của TAND tối cao đã trả lời vấn đề này như sau: Nếu phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi bị kết án tù thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không. Do đó, phụ nữ đang mang thai sẽ được hoãn thi hành án, bất kể người đó cố tình mang thai để trốn tránh nghĩa vụ. (3) Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào? Ta có thể thấy, trong các điều khoản kết tội đều giảm nhẹ cho phụ nữ mang thai, nhưng nếu người này đang được hoãn chấp hành án phạt mà tiếp tục phạm tội thì sao? Tại khoản 2 Điều 67 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về việc tiếp tục phạm tội khi đang được hoãn thi hành án như sau: “Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ Luật Hình sự 2015” Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn Tạm giam theo khoản 4 Điều 119 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: - Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; - Tiếp tục phạm tội; - Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; - Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. (4) Kết luận Có thể thấy, pháp luật Việt Nam khá ưu ái cho đối tượng là phụ nữ đang mang thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi có nhiều các tình tiết giảm nhẹ, hoãn các hình phạt cho phụ nữ phạm tội trong lúc đang mang thai, bất kể người đó mang thai là do cố tình hay không. Chính sách này của pháp luật không chỉ thể hiện sự khoan hồng mà còn bảo đảm quyền được sinh con của phụ nữ, quyền được chăm sóc của trẻ em. Tuy nhiên, nếu người phạm tội tiếp tục phạm tội khi đang được hoãn chấp hành án thì pháp luật vẫn có các Điều khoản để điều chỉnh như buộc phải chấp hành hình phạt, hay sử dụng biện pháp tạm giam nhằm không bỏ lọt tội phạm gây hại cho xã hội.
Thủ tục nhận lại tang vật là tài sản bị mất trộm
Khi bắt được đối tượng trộm cắp tài sản thì cơ quan công an sẽ thu giữ toàn bộ tang vật, lúc này nạn nhân muốn nhận lại tài sản đi mất của mình thì làm như thế nào? Mất bao lâu và thủ tục là gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này. Theo đó, có một người dân gửi câu hỏi này đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, cụ thể như sau: Như lời trình bày của người dân, gia đình họ bị một người lạ đột nhập vào nhà lấy trộm điện thoại, laptop và hơn 3 triệu đồng, khi đang chạy trốn thì bị bắt giữ. Khi đó, gia đình nạn nhân đã báo Công an tới lập biên bản, thu giữ toàn bộ tang vật và giải tên trộm về trụ sở để tiếp tục giải quyết. Khoảng 2 tuần sau đó, người dân này đã lên trụ sở Công an huyện để xin lại đồ bị lấy trộm nhưng vẫn chưa được giải quyết. Trong trường hợp này, câu hỏi được đặt ra là: Thời gian tạm giữ tang vật vụ án là bao lâu? Khi lên nhận lại đồ bị mất trộm, gia đình nạn nhân phải làm những thủ tục gì và có phải đóng khoản phí nào không? Dựa vào câu hỏi trên, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Theo thông tin người dân cung cấp về hành vi của đối tượng, trị giá tài sản bị chiếm đoạt và Cơ quan Công an đã bắt giữ được đối tượng, thu giữ toàn bộ tang vật gồm điện thoại, laptop và hơn 3 triệu đồng. Bộ Công an nhận định vụ việc có dấu hiệu hình sự của tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự. Căn cứ Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” thì điện thoại, laptop và số tiền 3 triệu đồng bị Cơ quan Công an thu giữ ở trên được xác định là vật chứng trong vụ án hình sự trộm cắp tài sản (vật là đối tượng của tội phạm). Về việc xử lý vật chứng, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: (1) Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. (2) Vật chứng được xử lý như sau: - Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; - Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; - Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. (3) Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền: - Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; - Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án; - Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy; - Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. (4) Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định thời gian bao lâu phải trả lại vật chứng. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo thời gian luật định và vật chứng có thể được trả cho người bị hại trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử. Hiện tại, trường hợp này, Công an huyện đang thụ lý, giải quyết. Nếu muốn nhận lại ngay tài sản bị trộm cắp trên, nạn nhân cần có đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện trình bày nguyện vọng và chứng minh là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Nếu xét thấy việc trả lại vật chứng (điện thoại, laptop, tiền) không làm ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì sẽ được Cơ quan điều tra trả lại. Khi nhận lại tài sản này, gia đình nạn nhân là người bị hại nên không phải thanh toán khoản phí nào, nhưng phải hoàn thiện các thủ tục với Cơ quan điều tra liên quan đến việc bàn giao tài sản trộm cắp. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Chào bạn, Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn (bao gồm tạm giữ, tạm giam) để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Như vậy, việc tạm giữ, tạm giam không mặc nhiên xảy ra, mà tùy theo sự đánh giá tình huống và quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp bạn có cơ sở để cho rằng B có khả năng bỏ trốn, hoặc hành vi khác gây khó khăn cho quá trình điều tra, gia đình bạn có thể khiếu nại, với tư cách người bị hại hoặc đại diện người bị hại, việc cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp.