Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”
Đó là phát biểu của Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (Nguồn Dân trí). Nếu đây đúng là phát biểu của ông thì đó là “điều đáng buồn cho khoảng 90 triệu dân Việt Nam”. Cầu mong, có “sự nhầm” ở đây! Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương 1. Quyền im lặng Trích nguyên từ báo: “Quyền im lặng khi có luật sư, luật pháp và công ước quốc tế quy định như thế. Còn quyền im lặng không là không đúng. Quy định đó rất hay nhưng chưa thể áp dụng được ở Việt Nam. Trong thực tế có người bị bắt nhầm, bắt oan phải để cho họ đươc nói là họ bị oan để cơ quan xác minh kịp thời trả tự do”. Có lẽ, đại biểu Đương chưa hiểu rõ về ba chữ “Quyền im lặng”. Quyền im lặng ở đây phải được hiểu là “Quyền”, nghĩa là được sử dụng nó hoặc không (được im lặng hoặc được nói). Còn cách phát biểu của nghị Đương thì không phải là “Quyền” mà là “sự bắt buộc” (trong mọi trường hợp đều im lặng). Ảnh chụp trên Dân trí 2. Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền Trích nguyên từ báo: “Không phải cơ quan điều tra ngại chuyện này, mà đây là chuyện kiểu như “vẽ đường cho hươu chạy” để bọn tội phạm lộng hành. Hơn nữa, thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền. Tôi nói là đúng như thế, vì thực tế những vụ việc Nguyễn Đức Kiên, Huyền Như… mà lại nói không có tội là rất một chiều”. Phải chăng nghị Đương đã quên hay chưa từng đọc điều 3 Luật luật sư 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012). Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Quốc hội đã ghi nhận hoạt động nghề nghiệp của luật sư và quy định vào Luật như thế, vậy mà nghị Đương “phủ công” của luật sư. Thật đáng buồn! Tôi chẳng dám bình luận gì thêm về vấn đề này (đơn giản vì tôi không phải là Luật sư). Xin nhường lại những bình luận, đánh giá… cho quý bạn đọc (trong đó có các Luật sư).
- Theo tớ thì Bầu Kiên vô tội. - Nói bậy nói bạ gì thế? Tòa chưa tuyên án mà cứ phán y như thần. - Cậu này hay nhỉ? Khoản 1 điều 31 Hiến pháp 2013 quy định “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” vậy thì tớ được quyền nói Bầu Kiên vô tội khi tòa chưa tuyên án chứ! - Nói như cậu thì khỏi nói sướng hơn. Ý ở đây là dự đoán tòa sẽ tuyên như thế nào đó? - Vụ này hơi căng đấy! Hàng loạt báo đưa tin có ý chỉ rằng “Bầu Kiên vô tội” nhưng cũng có một số bài mới đây khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột “Viện Kiểm sát truy tố đúng người đúng tội” nên không biết đâu mà lần. - Mà sao lại có ý kiến trái chiều nhau thế cậu? - Tớ cũng không rõ. Nhưng nghe phong phanh thì có một số người bảo báo chí đưa tin phiến diện, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật của Bầu Kiên. - Có lẽ vậy. - Có lẽ gì mà có lẽ. Tòa chưa tuyên án thì làm sao biết có tội hay không mà bảo báo chí tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật. Nghe mà nực cười. - Vậy cậu dự đoán là Bầu Kiên không có tội hả? - Cậu đi mà hỏi Tòa đó chứ mắc công nói ra lại bảo tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật. - Nóng rồi hả? Đang vui sao mà tỏ ra căng thẳng thế? - Vui gì mà vui, cùng một sự việc thì mỗi người có một quan điểm riêng, ý anh khác ý tôi thì chuyện của anh chứ cơn cớ gì quy kết tôi tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật, càng nghĩ càng thấy tức. - À! Chuyện là thế! Mà thôi bình tĩnh đi cậu. - Tớ thề danh dự là từ nay đến khi Tòa tuyên án tớ không dự với đoán gì về vụ này nữa cho nó an toàn. (Khoai mỡ) Nguồn Thư Viện Pháp Luật
Bầu Kiên bị bắt không phải vì vi phạm pháp luật?
> Bầu Kiên không có tội > Từ vụ Bầu Kiên: Lộ nhiều sai lầm trong cách hiểu pháp luật "Lý do tôi bị bắt không đơn giản. Tôi hiểu rất rõ vì sao tôi bị bắt. Tôi khẳng định tôi không làm điều gì trái pháp luật, nếu VKS đưa ra được bằng chứng, tôi nhận tội ngay lập tức, nhưng nếu không đưa ra được thì không được kết tội tôi!" bầu Kiên phát biểu kết thúc phần tự bào chữa cho mình chiều 29/5/2014. Với câu nói trên và những gì đang diễn ra tại phiên tòa có thể thấy Bầu Kiên cho rằng mình không vi phạm pháp luật, mình vô tội và cố gắng bào chữa cho mình. Ông khẳng định lý do mình bị bắt không hề đơn giản nhưng ông hiểu rất rõ là vì sao. Vậy đó là lý do gì? Chiếu theo luật pháp hiện hành thì không một ai bị bắt nếu họ không có dấu hiệu phạm tội, vậy câu nói của Bầu Kiên đang ám chỉ điều gì? ám chỉ đến những ai? Tại sao HĐXX không hỏi Bầu Kiên điều này để làm rõ vấn đề! Phải chăng có điều gì “bí ẩn” mà dư luận chưa biết?
Từ vụ Bầu Kiên: Lộ nhiều sai lầm trong cách hiểu pháp luật
> Bầu Kiên không có tội Những ngày qua, dư luận dành sự quan tâm đặc biệt với vụ án Bầu Kiên và một lần nữa ông trở thành “người hùng” đối với những ai đang chờ đợi sự kịch tính chưa có tiền lệ trong thực tiễn xét xử của Việt Nam. Từ vụ án này, thật bất ngờ khi lộ ra nhiều sai lầm trong cách hiểu pháp luật – trong đó có những người am hiểu chuyên sâu về pháp luật. 1. Lách luật là phạm pháp Thật sai lầm khi có quan điểm cho rằng: Bầu Kiên “lách luật” đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB gây thiệt hại hơn 687 tỷ đồng là phạm pháp. Chắc chắn trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các quốc gia trên thế giới sẽ không có một điều khoản nào quy định “lách luật” là phạm pháp. Thật đúng vậy, công dân được quyền làm bất kỳ việc gì trừ điều pháp luật cấm. Bầu Kiên chỉ bị kết tội khi có cơ sở chứng minh cấu thành một tội danh trong Bộ luật Hình sự, còn việc chứng minh ông lách luật có nghĩa đang khẳng định ông vô tội. Bản chất vấn đề: Lách luật là không trái luật mà là đi qua kẻ hở của pháp luật, nhà làm luật phải có trách nhiệm lấp kẻ hở này. 2. Khởi tố Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật Với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã chậm ban hành hướng dẫn luật, Thanh tra Ngân hàng nhà nước đã không can thiệp, không ngăn chặn xử lý kịp thời các cá nhân có hành vi ủy thác gửi tiền dẫn dến việc Bầu Kiên và một số lãnh đạo ACB bị truy tố về hành vi cố ý làm trái. Có luật sư kiến nghị HĐXX xem xét khởi tố hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tại Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, chẳng có quy định nào xử lý cơ quan có thẩm quyền chậm ban hành văn bản hướng dẫn; thậm chí ban hành sai thì cũng chỉ bị xử lý đối với nội dung văn bản còn cơ quan ban hành đứng ngoài vòng pháp lý. Bởi vậy, việc đòi khởi tố Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật là không có cơ sở.
Sau bao lần trì hoãn thì phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) cũng được bắt đầu và đang tiếp diễn. Cho đến nay, Bầu Kiên không có tội – Đó là khẳng định đúng trên góc độ pháp lý lẫn thực tiễn diễn biến tại phiên tòa. 1. Góc độ pháp lý Căn cứ khoản 1 điều 31 Hiến pháp 2013, điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì hiện tại Bầu Kiên không có tội. Điều 31. Hiến pháp 2013 1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật – Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Góc độ tại phiên tòa Dưới góc nhìn thực tiễn những gì đang diễn ra tại phiên tòa mấy ngày qua càng thể hiện rõ ông không có tội. Các cơ quan quản lý kinh doanh lúng túng khi Bầu Kiên viện dẫn luật. Tại tòa, bầu Kiên khẳng định có gần một triệu doanh nghiệp được thành lập thì một nửa trong số này có hoạt động góp vốn vào các doanh nghiệp khác. “Luật không yêu cầu đây là ngành nghề kinh doanh. Theo điều 13 Luật DN 2005, các doanh nghiệp được quyền góp vốn vào các doanh nghiệp khác”- bầu Kiên nói. Với cùng một câu hỏi “việc đầu tư góp vốn kinh doanh, mua cổ phần, cổ phiếu của công ty khác có phải đăng ký kinh doanh không”, đại diện các cơ quan chức năng có mặt tại tòa đều lúng túng không trả lời được và… đùn đẩy cho nhau. Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM cho biết, Sở chưa thể khẳng định việc này. Sở đã hỏi Bộ KHĐT và Bộ KHĐT đã hướng dẫn Sở phải hỏi… Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể. Sở sau đó đã có văn bản hỏi Bộ Tài chính nhưng đến nay cũng chưa có phản hồi. Phát biểu quan điểm cá nhân, vị này cho rằng DN chỉ được phép hoạt động trong những ngành nghề đã đăng ký. Việc góp vốn vào DN khác đã có quy định tại Luật DN, đây là hoạt động bình thường của DN. Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cho rằng để trả lời câu hỏi việc góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu có phải đăng ký kinh doanh hay không thuộc nhiều cơ quan, đề nghị Quý tòa hỏi Bộ KHĐT, Bộ Tài chính… Với cùng câu hỏi này, đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước ấp úng nói: Để trả lời câu hỏi này phải là người có thẩm quyền. HĐXX đề nghị vị này về nghiên cứu, mai trả lời tòa vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến việc có cấu thành hành vi vi phạm của bị cáo Kiên. Đại diện Cục quản lý kinh doanh (Bộ KHĐT) cho biết, Tổng cục thống kê có xếp mã đối với hoạt động góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu, tuy nhiên, việc xếp mã chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê. “Việc xác định hoạt động này có phải ngành nghề kinh doanh hay không từ đó xác định DN có phải đăng ký kinh doanh hay không? Trả lời câu hỏi này thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính”- vị này cho biết. 3. Góc nhìn từ báo chí Khác với thông lệ, hầu như các đại án khác báo chí có “ánh mắt” không tốt đối với bị cáo và dùng những từ đại loại như: bị cáo ngoan cố, bị cáo chối tội, bị cáo cãi cùn…để chỉ cho người đứng trước vành móng ngưa. Còn lần này, báo chí có “ánh mắt thiện cảm” đối với Bầu Kiên, hàng loạt bài báo đăng tải về phiên xử này chỉ rõ phong thái bình tĩnh của Nguyễn Đức Kiên, ông viện dẫn luật một cách sắc bắn, bác mọi cáo trạng buộc tội… và cơ quan quản lý lúng túng trước sự viện dẫn luật của ông. Và chưa có một bài báo nào dùng từ chối tội, cãi cùn, ngoan cố đối với Bầu Kiên – điều này thể hiện báo chí và dư luận đang rất tôn trọng ông. Cầu mong chân lý sẽ sáng tỏ! Không đủ cơ sở buộc tội thì tuyên vô tội ngay lập tức.
Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố
Bầu Kiên bị bắt vì tội kinh doanh trái phép, nay bị can Nguyễn Đức Kiên vừa bị cơ quan điều tra khởi tố thêm 2 tội danh khác là "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ngày 18/9, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, lãnh đạo 3 ngành Tư pháp Trung ương đã họp nghe Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an báo cáo tiến độ, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Điều 139 viết: 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: Điều 165 viết: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Bị bắt bởi một tội và bị khởi tố bởi những tội khác, điều này thấy rất phổ biến trong thời gian qua.
BẦU KIÊN VÀ ÔNG HẢI LIÊN QUAN HAI VỤ ÁN KHÁC NHAU
'Bầu Kiên và ông Hải liên quan hai vụ án khác nhau' Theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh, việc phạm tội của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải liên quan tới hai vụ án khác nhau. Cơ quan điều tra đang tiếp tục nhận được nhiều đơn khiếu nại, tố cáo về vi phạm của 2 bị can này. - Với cương vị là Tổng cục trưởng Cảnh sát phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chuyên án , ông cho biết một số thông tin về vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải? - Vụ án trên là một việc làm bình thường của lực lượng cảnh sát kinh tế trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm. Vụ án đang trong quá trình điều tra, nội dung cụ thể thuộc phạm vi bí mật Nhà nước nên lúc này chưa thể cung cấp. Tuy nhiên, trong phạm vi những vấn đề có thể cho phép, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản thông báo khẳng định rõ đối với Nguyễn Đức Kiên là do vi phạm liên quan đến hoạt động của 3 doanh nghiệp do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội). Tiếp đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, và Lý Xuân Hải có liên quan ở hai vụ án khác nhau. - Trong quá trình chỉ đạo điều tra hai vụ án trên, cá nhân Trung tướng và cơ quan điều tra đã gặp thuận lợi và khó khăn gì? - Trong quá trình thu thập tài liệu để điều tra về 2 vụ án này, cơ quan điều tra đã thường xuyên nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và sự phối hợp chặt chẽ của 3 ngành Tư pháp Trung ương. Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo lực lượng công an cần khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi , gây mất ổn định hoạt động ngân hàng. Khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật tất cả những người liên quan, bất cứ ai vi phạm pháp luật. Trong 2 vụ án trên, chúng tôi đã và đang tiếp tục nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh vi phạm của bị can Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải. Tuy nhiên, xung quanh vụ án này, đã xuất hiện nhiều dư luận trái chiều, trong đó có cả việc một số người xấu lợi dụng để gây tác động, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bình thường của ngành Tài chính, Ngân hàng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã và đang tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hoạt động bình thường của hệ thống, nhất là hoạt động của Ngân hàng ACB và những ngân hàng mà Nguyễn Đức Kiên có cổ phần. Riêng đối với 2 vụ án này, chúng tôi đề nghị cán bộ và nhân dân yên tâm và tin tưởng vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương, của Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an. Với tư cách Trưởng ban chuyên án, tôi khẳng định không chịu bất kỳ sức ép nào trong điều tra vụ án. Sai phạm của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải sẽ được điều tra, kết luận sớm, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, sai phạm đến đâu, xử lý đến đó, nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. - Xin ông cho biết kết quả của đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm vừa triển khai ? - Qua tháng đầu thực hiện đã thu được những kết quả rất tích cực, kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự 1,91% so với thời gian trước cao điểm, số vụ án kinh tế, tham nhũng phát hiện được nhiều hơn 1,33%, các vi phạm pháp luật về môi trường phát hiện tăng 4,42%, án ma túy phát hiện nhiều hơn... Trên lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm hình sự, toàn lực lượng đã điều tra, khám phá trên 3.200 vụ phạm pháp hình sự; bắt, xử lý gần 6.200 người; triệt phá gần 290 băng, ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm; bắt hơn 900 đối tượng truy nã, trong đó có 189 là nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm... Các vụ trọng án xảy ra trong đợt cao điểm đều được tập trung lực lượng điều tra làm rõ trong thời gian sớm nhất. Có thể kể đến như: vụ đặt chất nổ gây nổ tại cổng nhà Giám đốc Công an Khánh Hòa; vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng tại Long Biên, Hà Nội; vụ giết người tại Hà Nam, Thanh Hóa... - Đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao luôn là vấn đề rất khó khăn, nan giải. Xin Tổng cục trưởng cho biết kết quả đấu tranh với loại tội phạm phi truyền thống này trong đợt cao điểm? - Trong đợt cao điểm này, cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng là một lực lượng chủ công, với những trang thiết bị tương đối hiện đại cùng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ cơ bản được tập huấn tốt. Lực lượng này đang phát huy tác dụng tích cực trong phát hiện các vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao. Điển hình như vụ với thủ đoạn như kinh doanh đa cấp, lôi kéo người dân trở thành thành viên, đóng tiền mua gian hàng điện tử... Trong khoảng thời gian một năm, công ty này đã có hơn 50 chi nhánh tại 32 tỉnh, thành phố và trên 120.000 gian hàng ảo trên mạng với tổng số tiền nộp vào hệ thống lên tới hơn 700 tỷ đồng. Đến ngày 10/8, Cơ quan CSĐT Công an 8 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Kạn, Hưng Yên, Đắk Lắk, Hà Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 15 bị can của công ty và các chi nhánh để điều tra... Và gần đây nhất, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự phát hiện, triệt phá đường dây tổ chức với các sòng bạc ở Campuchia như đã nêu ở trên. - Còn trên lĩnh vực kinh tế, thưa ông? - Thiệt hại do tội phạm kinh tế gây ra là rất lớn. Chỉ tính riêng vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trong lĩnh vực Ngân hàng đã gây thiệt hại đến 4.600 tỷ đồng, ngoài ra còn nhiều vụ án lừa đảo khác gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng… Đây là những con số rất đau xót trong điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, đặc biệt số doanh nghiệp phải giải thể, dừng hoạt động ngày càng gia tăng…. Thực hiện đợt cao điểm, lực lượng Cảnh sát kinh tế cũng đã ra quân với nhiều kế hoạch, phương án được triển khai. Kết quả đã điều tra, khám phá 1.140 vụ án kinh tế, tham nhũng, thu hồi cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Điển hình như vụ Cục Cảnh sát kinh tế khởi tố bị can đối với 3 người nguyên là giám đốc của 3 Công ty TNHH ở Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 750 tỷ đồng và 530.000 USD của 15 tổ chức tín dụng; khởi tố vụ án lừa đảo, chiếm đoạt gần 550 tỷ đồng xảy ra tại Tổng công ty Petec thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong việc mua bán xăng dầu với một số doanh nghiệp tư nhân. Công an nhân dân
Ngân hàng ACB 'phá sản' sau vụ 'bầu' Kiên bị bắt ?
Kể từ vụ tin đồn thất thiệt “ Tổng giám đốc ACB bỏ trốn tháng 10/2003, tới nay, một lần nữa, ACB lại đối diện với một khủng hoảng sau khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20/8. Tổng hợp một số thông tin liên quan đến ngân hàng ACB: Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế. Việc tạm giam ông Kiên có phù hợp quy định của pháp luật nếu dựa vào Điều 159 Bộ luật hình sự và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành? Ngay trong tối ngày 20/8 khi có tin bầu Kiên bị bắt giữ, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã họp để thống nhất những kịch bản cụ thể để kiểm soát tình hình. Theo đó, ban lãnh đạo đề ra 5 kịch bản, gồm các mức độ bình thường, hơi đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng, đồng thời đưa ra 5 phương án để giải quyết. Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác nhận Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan tới ACB và các ngân hàng khác. Từ phía ngân hàng ACB cũng đã xác nhận nguyên phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đang là sở hữu dưới 5% cổ phần, không phải cổ đông lớn, thuộc diện không phải công bố thông tin. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã có ngay động thái lên phương án dự phòng để xử lý thanh khoản khi cần thiết. Trong hai ngày 21 và 22/8, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB. Tiếp đó, chiều 22-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngân hàng Á Châu trong ngày 22/8 đã tạm thời cử Phó tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn điều hành thay cho Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đang phải hợp tác với cơ quan điều tra sau vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên. Tuy nhiên, trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Xuân Giá đang ở nước ngoài và nói rằng "không nắm rõ tình hình ở nhà". Sự kiện Bầu Kiên bị bắt đã làm cho cổ phiếu của ngân hàng tụt dốc thê thảm. Theo ghi nhận của Vietstock: Sau 2 ngày bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán vẫn đứng trước áp lực bán dữ dội, đặc biệt tại sàn HNX với việc ACB giảm kịch sàn. Thậm chí, ngay cả các mã ngân hàng không liên quan đến ACB cũng quay đầu giảm trở lại như MBB, VCB và CTG. Sáng ngày 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Số lượng người đến rút tiền tại hội sở ACB khá đông, có người không thực hiện được giao dịch đã phải đợi đến đầu giờ mở cửa giao dịch buổi chiều. Thông tin tập hợp từ Internet.
Tổng giám đốc ACB - ông Lý Xuân Hải bị bắt
Chiều 22-8, theo một nguồn có thẩm quyền, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều khả năng "hiệu ứng bắt" để điều tra sai phạm sẽ bùng phát trong thời gian sắp tới.
Từ vụ bầu Kiên bị bắt: Một người có thể làm Chủ tịch Hội đồng quản trị 3 Công ty khác nhau?
Ông Kiên làm chủ tịch hội đồng quản trị đến cả 3 công ty thì có vi phạm điều cẩm nào của pháp luật hay không? Theo khoản 4, Điều 15 Nghị định102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2005 thì nếu điều lệ công ty không quy định khác thì chủ tịch hội đồng quản trị của công ty này có thể đồng thời làm chủ tịch hội đồng quản trị của công ty khác. Pháp luật hoàn toàn không cấm. Như thế, nếu điều lệ của công ty không cấm ông Kiên làm chủ tịch hội đồng quản trị ở công ty khác thì ông ấy có quyền làm. Quy định trên của pháp luật đã hợp lý?
Việc tạm giam bầu Kiên có phù hợp quy định của pháp luật theo Điều 159 Bộ luật hình sự?
Vụ bầu kiên bị bắt, ông ấy phạm tội theo Điều 159, mức cao nhất là 2 năm tù, vì sao ông ấy bị tạm giam? Có phải ông ấy có liên quan đến những vấn đề khác, sợ bỏ trốn, sợ cản trở điều tra? .... Việc tạm giam ông Kiên có phù hợp quy định của pháp luật nếu dựa vào Điều 159 Bộ luật hình sự và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành? Mong cả nhà thảo luận và trao đổi. "Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì biện pháp ngăn chặn tạm giam cũng có thể được sử dụng trong trường hợp có căn cứ cho rằng bị can có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội."
Biệt thự hoành tráng của bầu Kiên bên hồ Tây
Biệt thự hoành tráng của bầu Kiên bên hồ Tây Diện tích 500m2, ngôi biệt thự của bầu Kiên có 3 mặt tiền, hồ bơi, xây dựng cầu kỳ và có 3-4 bảo vệ luôn túc trực. Biệt thự nằm trên khu đất đắt giá ven hồ Tây, nhìn từ trên cao giống như lâu đài. Biệt thự của bầu Kiên nằm trên phố Xuân Diệu, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tối 20/8, cơ quan điều tra đã khám xét biệt thự, thu giữ CPU và một số tài liệu phục vụ quá trình điều tra. Ngôi biệt thự diện tích khoảng 500m2, có 3 mặt tiền, tường rào cao 3 mét. Biệt thự luôn có 3-4 bảo vệ túc trực. Chiều 21/8, cổng chính đã khóa, khách đến nhà phải đi vòng ra cửa sau. Theo người dân xung quanh, ngôi biệt thự được xây cách đây vài năm. Vợ chồng ông Kiên ít khi quan hệ với hàng xóm. Đường đi lát đá. Từng góc nhỏ của khuôn viên đều có cây xanh. Bể bơi khoảng 100 m2 khiến biệt thự như một khách sạn cao cấp. Biệt thự uy nghi bề thế...thông tin về bầu Kiên lại tiếp tục được cập nhật
Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt?
Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế. Tin Bầu Kiên bị bắt là có thật, theo xác nhân của Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công An. Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tối 20-8 để phục vụ công tác điều tra sai phạm trong kinh doanh. Hình ảnh bầu Kiên:
Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”
Đó là phát biểu của Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (Nguồn Dân trí). Nếu đây đúng là phát biểu của ông thì đó là “điều đáng buồn cho khoảng 90 triệu dân Việt Nam”. Cầu mong, có “sự nhầm” ở đây! Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương 1. Quyền im lặng Trích nguyên từ báo: “Quyền im lặng khi có luật sư, luật pháp và công ước quốc tế quy định như thế. Còn quyền im lặng không là không đúng. Quy định đó rất hay nhưng chưa thể áp dụng được ở Việt Nam. Trong thực tế có người bị bắt nhầm, bắt oan phải để cho họ đươc nói là họ bị oan để cơ quan xác minh kịp thời trả tự do”. Có lẽ, đại biểu Đương chưa hiểu rõ về ba chữ “Quyền im lặng”. Quyền im lặng ở đây phải được hiểu là “Quyền”, nghĩa là được sử dụng nó hoặc không (được im lặng hoặc được nói). Còn cách phát biểu của nghị Đương thì không phải là “Quyền” mà là “sự bắt buộc” (trong mọi trường hợp đều im lặng). Ảnh chụp trên Dân trí 2. Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền Trích nguyên từ báo: “Không phải cơ quan điều tra ngại chuyện này, mà đây là chuyện kiểu như “vẽ đường cho hươu chạy” để bọn tội phạm lộng hành. Hơn nữa, thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền. Tôi nói là đúng như thế, vì thực tế những vụ việc Nguyễn Đức Kiên, Huyền Như… mà lại nói không có tội là rất một chiều”. Phải chăng nghị Đương đã quên hay chưa từng đọc điều 3 Luật luật sư 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012). Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Quốc hội đã ghi nhận hoạt động nghề nghiệp của luật sư và quy định vào Luật như thế, vậy mà nghị Đương “phủ công” của luật sư. Thật đáng buồn! Tôi chẳng dám bình luận gì thêm về vấn đề này (đơn giản vì tôi không phải là Luật sư). Xin nhường lại những bình luận, đánh giá… cho quý bạn đọc (trong đó có các Luật sư).
- Theo tớ thì Bầu Kiên vô tội. - Nói bậy nói bạ gì thế? Tòa chưa tuyên án mà cứ phán y như thần. - Cậu này hay nhỉ? Khoản 1 điều 31 Hiến pháp 2013 quy định “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” vậy thì tớ được quyền nói Bầu Kiên vô tội khi tòa chưa tuyên án chứ! - Nói như cậu thì khỏi nói sướng hơn. Ý ở đây là dự đoán tòa sẽ tuyên như thế nào đó? - Vụ này hơi căng đấy! Hàng loạt báo đưa tin có ý chỉ rằng “Bầu Kiên vô tội” nhưng cũng có một số bài mới đây khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột “Viện Kiểm sát truy tố đúng người đúng tội” nên không biết đâu mà lần. - Mà sao lại có ý kiến trái chiều nhau thế cậu? - Tớ cũng không rõ. Nhưng nghe phong phanh thì có một số người bảo báo chí đưa tin phiến diện, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật của Bầu Kiên. - Có lẽ vậy. - Có lẽ gì mà có lẽ. Tòa chưa tuyên án thì làm sao biết có tội hay không mà bảo báo chí tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật. Nghe mà nực cười. - Vậy cậu dự đoán là Bầu Kiên không có tội hả? - Cậu đi mà hỏi Tòa đó chứ mắc công nói ra lại bảo tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật. - Nóng rồi hả? Đang vui sao mà tỏ ra căng thẳng thế? - Vui gì mà vui, cùng một sự việc thì mỗi người có một quan điểm riêng, ý anh khác ý tôi thì chuyện của anh chứ cơn cớ gì quy kết tôi tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật, càng nghĩ càng thấy tức. - À! Chuyện là thế! Mà thôi bình tĩnh đi cậu. - Tớ thề danh dự là từ nay đến khi Tòa tuyên án tớ không dự với đoán gì về vụ này nữa cho nó an toàn. (Khoai mỡ) Nguồn Thư Viện Pháp Luật
Bầu Kiên bị bắt không phải vì vi phạm pháp luật?
> Bầu Kiên không có tội > Từ vụ Bầu Kiên: Lộ nhiều sai lầm trong cách hiểu pháp luật "Lý do tôi bị bắt không đơn giản. Tôi hiểu rất rõ vì sao tôi bị bắt. Tôi khẳng định tôi không làm điều gì trái pháp luật, nếu VKS đưa ra được bằng chứng, tôi nhận tội ngay lập tức, nhưng nếu không đưa ra được thì không được kết tội tôi!" bầu Kiên phát biểu kết thúc phần tự bào chữa cho mình chiều 29/5/2014. Với câu nói trên và những gì đang diễn ra tại phiên tòa có thể thấy Bầu Kiên cho rằng mình không vi phạm pháp luật, mình vô tội và cố gắng bào chữa cho mình. Ông khẳng định lý do mình bị bắt không hề đơn giản nhưng ông hiểu rất rõ là vì sao. Vậy đó là lý do gì? Chiếu theo luật pháp hiện hành thì không một ai bị bắt nếu họ không có dấu hiệu phạm tội, vậy câu nói của Bầu Kiên đang ám chỉ điều gì? ám chỉ đến những ai? Tại sao HĐXX không hỏi Bầu Kiên điều này để làm rõ vấn đề! Phải chăng có điều gì “bí ẩn” mà dư luận chưa biết?
Từ vụ Bầu Kiên: Lộ nhiều sai lầm trong cách hiểu pháp luật
> Bầu Kiên không có tội Những ngày qua, dư luận dành sự quan tâm đặc biệt với vụ án Bầu Kiên và một lần nữa ông trở thành “người hùng” đối với những ai đang chờ đợi sự kịch tính chưa có tiền lệ trong thực tiễn xét xử của Việt Nam. Từ vụ án này, thật bất ngờ khi lộ ra nhiều sai lầm trong cách hiểu pháp luật – trong đó có những người am hiểu chuyên sâu về pháp luật. 1. Lách luật là phạm pháp Thật sai lầm khi có quan điểm cho rằng: Bầu Kiên “lách luật” đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB gây thiệt hại hơn 687 tỷ đồng là phạm pháp. Chắc chắn trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các quốc gia trên thế giới sẽ không có một điều khoản nào quy định “lách luật” là phạm pháp. Thật đúng vậy, công dân được quyền làm bất kỳ việc gì trừ điều pháp luật cấm. Bầu Kiên chỉ bị kết tội khi có cơ sở chứng minh cấu thành một tội danh trong Bộ luật Hình sự, còn việc chứng minh ông lách luật có nghĩa đang khẳng định ông vô tội. Bản chất vấn đề: Lách luật là không trái luật mà là đi qua kẻ hở của pháp luật, nhà làm luật phải có trách nhiệm lấp kẻ hở này. 2. Khởi tố Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật Với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã chậm ban hành hướng dẫn luật, Thanh tra Ngân hàng nhà nước đã không can thiệp, không ngăn chặn xử lý kịp thời các cá nhân có hành vi ủy thác gửi tiền dẫn dến việc Bầu Kiên và một số lãnh đạo ACB bị truy tố về hành vi cố ý làm trái. Có luật sư kiến nghị HĐXX xem xét khởi tố hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tại Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, chẳng có quy định nào xử lý cơ quan có thẩm quyền chậm ban hành văn bản hướng dẫn; thậm chí ban hành sai thì cũng chỉ bị xử lý đối với nội dung văn bản còn cơ quan ban hành đứng ngoài vòng pháp lý. Bởi vậy, việc đòi khởi tố Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật là không có cơ sở.
Sau bao lần trì hoãn thì phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) cũng được bắt đầu và đang tiếp diễn. Cho đến nay, Bầu Kiên không có tội – Đó là khẳng định đúng trên góc độ pháp lý lẫn thực tiễn diễn biến tại phiên tòa. 1. Góc độ pháp lý Căn cứ khoản 1 điều 31 Hiến pháp 2013, điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì hiện tại Bầu Kiên không có tội. Điều 31. Hiến pháp 2013 1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật – Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Góc độ tại phiên tòa Dưới góc nhìn thực tiễn những gì đang diễn ra tại phiên tòa mấy ngày qua càng thể hiện rõ ông không có tội. Các cơ quan quản lý kinh doanh lúng túng khi Bầu Kiên viện dẫn luật. Tại tòa, bầu Kiên khẳng định có gần một triệu doanh nghiệp được thành lập thì một nửa trong số này có hoạt động góp vốn vào các doanh nghiệp khác. “Luật không yêu cầu đây là ngành nghề kinh doanh. Theo điều 13 Luật DN 2005, các doanh nghiệp được quyền góp vốn vào các doanh nghiệp khác”- bầu Kiên nói. Với cùng một câu hỏi “việc đầu tư góp vốn kinh doanh, mua cổ phần, cổ phiếu của công ty khác có phải đăng ký kinh doanh không”, đại diện các cơ quan chức năng có mặt tại tòa đều lúng túng không trả lời được và… đùn đẩy cho nhau. Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM cho biết, Sở chưa thể khẳng định việc này. Sở đã hỏi Bộ KHĐT và Bộ KHĐT đã hướng dẫn Sở phải hỏi… Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể. Sở sau đó đã có văn bản hỏi Bộ Tài chính nhưng đến nay cũng chưa có phản hồi. Phát biểu quan điểm cá nhân, vị này cho rằng DN chỉ được phép hoạt động trong những ngành nghề đã đăng ký. Việc góp vốn vào DN khác đã có quy định tại Luật DN, đây là hoạt động bình thường của DN. Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cho rằng để trả lời câu hỏi việc góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu có phải đăng ký kinh doanh hay không thuộc nhiều cơ quan, đề nghị Quý tòa hỏi Bộ KHĐT, Bộ Tài chính… Với cùng câu hỏi này, đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước ấp úng nói: Để trả lời câu hỏi này phải là người có thẩm quyền. HĐXX đề nghị vị này về nghiên cứu, mai trả lời tòa vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến việc có cấu thành hành vi vi phạm của bị cáo Kiên. Đại diện Cục quản lý kinh doanh (Bộ KHĐT) cho biết, Tổng cục thống kê có xếp mã đối với hoạt động góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu, tuy nhiên, việc xếp mã chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê. “Việc xác định hoạt động này có phải ngành nghề kinh doanh hay không từ đó xác định DN có phải đăng ký kinh doanh hay không? Trả lời câu hỏi này thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính”- vị này cho biết. 3. Góc nhìn từ báo chí Khác với thông lệ, hầu như các đại án khác báo chí có “ánh mắt” không tốt đối với bị cáo và dùng những từ đại loại như: bị cáo ngoan cố, bị cáo chối tội, bị cáo cãi cùn…để chỉ cho người đứng trước vành móng ngưa. Còn lần này, báo chí có “ánh mắt thiện cảm” đối với Bầu Kiên, hàng loạt bài báo đăng tải về phiên xử này chỉ rõ phong thái bình tĩnh của Nguyễn Đức Kiên, ông viện dẫn luật một cách sắc bắn, bác mọi cáo trạng buộc tội… và cơ quan quản lý lúng túng trước sự viện dẫn luật của ông. Và chưa có một bài báo nào dùng từ chối tội, cãi cùn, ngoan cố đối với Bầu Kiên – điều này thể hiện báo chí và dư luận đang rất tôn trọng ông. Cầu mong chân lý sẽ sáng tỏ! Không đủ cơ sở buộc tội thì tuyên vô tội ngay lập tức.
Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố
Bầu Kiên bị bắt vì tội kinh doanh trái phép, nay bị can Nguyễn Đức Kiên vừa bị cơ quan điều tra khởi tố thêm 2 tội danh khác là "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ngày 18/9, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, lãnh đạo 3 ngành Tư pháp Trung ương đã họp nghe Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an báo cáo tiến độ, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Điều 139 viết: 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: Điều 165 viết: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Bị bắt bởi một tội và bị khởi tố bởi những tội khác, điều này thấy rất phổ biến trong thời gian qua.
BẦU KIÊN VÀ ÔNG HẢI LIÊN QUAN HAI VỤ ÁN KHÁC NHAU
'Bầu Kiên và ông Hải liên quan hai vụ án khác nhau' Theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh, việc phạm tội của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải liên quan tới hai vụ án khác nhau. Cơ quan điều tra đang tiếp tục nhận được nhiều đơn khiếu nại, tố cáo về vi phạm của 2 bị can này. - Với cương vị là Tổng cục trưởng Cảnh sát phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chuyên án , ông cho biết một số thông tin về vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải? - Vụ án trên là một việc làm bình thường của lực lượng cảnh sát kinh tế trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm. Vụ án đang trong quá trình điều tra, nội dung cụ thể thuộc phạm vi bí mật Nhà nước nên lúc này chưa thể cung cấp. Tuy nhiên, trong phạm vi những vấn đề có thể cho phép, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản thông báo khẳng định rõ đối với Nguyễn Đức Kiên là do vi phạm liên quan đến hoạt động của 3 doanh nghiệp do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội). Tiếp đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, và Lý Xuân Hải có liên quan ở hai vụ án khác nhau. - Trong quá trình chỉ đạo điều tra hai vụ án trên, cá nhân Trung tướng và cơ quan điều tra đã gặp thuận lợi và khó khăn gì? - Trong quá trình thu thập tài liệu để điều tra về 2 vụ án này, cơ quan điều tra đã thường xuyên nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và sự phối hợp chặt chẽ của 3 ngành Tư pháp Trung ương. Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo lực lượng công an cần khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi , gây mất ổn định hoạt động ngân hàng. Khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật tất cả những người liên quan, bất cứ ai vi phạm pháp luật. Trong 2 vụ án trên, chúng tôi đã và đang tiếp tục nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh vi phạm của bị can Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải. Tuy nhiên, xung quanh vụ án này, đã xuất hiện nhiều dư luận trái chiều, trong đó có cả việc một số người xấu lợi dụng để gây tác động, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bình thường của ngành Tài chính, Ngân hàng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã và đang tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hoạt động bình thường của hệ thống, nhất là hoạt động của Ngân hàng ACB và những ngân hàng mà Nguyễn Đức Kiên có cổ phần. Riêng đối với 2 vụ án này, chúng tôi đề nghị cán bộ và nhân dân yên tâm và tin tưởng vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương, của Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an. Với tư cách Trưởng ban chuyên án, tôi khẳng định không chịu bất kỳ sức ép nào trong điều tra vụ án. Sai phạm của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải sẽ được điều tra, kết luận sớm, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, sai phạm đến đâu, xử lý đến đó, nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. - Xin ông cho biết kết quả của đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm vừa triển khai ? - Qua tháng đầu thực hiện đã thu được những kết quả rất tích cực, kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự 1,91% so với thời gian trước cao điểm, số vụ án kinh tế, tham nhũng phát hiện được nhiều hơn 1,33%, các vi phạm pháp luật về môi trường phát hiện tăng 4,42%, án ma túy phát hiện nhiều hơn... Trên lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm hình sự, toàn lực lượng đã điều tra, khám phá trên 3.200 vụ phạm pháp hình sự; bắt, xử lý gần 6.200 người; triệt phá gần 290 băng, ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm; bắt hơn 900 đối tượng truy nã, trong đó có 189 là nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm... Các vụ trọng án xảy ra trong đợt cao điểm đều được tập trung lực lượng điều tra làm rõ trong thời gian sớm nhất. Có thể kể đến như: vụ đặt chất nổ gây nổ tại cổng nhà Giám đốc Công an Khánh Hòa; vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng tại Long Biên, Hà Nội; vụ giết người tại Hà Nam, Thanh Hóa... - Đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao luôn là vấn đề rất khó khăn, nan giải. Xin Tổng cục trưởng cho biết kết quả đấu tranh với loại tội phạm phi truyền thống này trong đợt cao điểm? - Trong đợt cao điểm này, cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng là một lực lượng chủ công, với những trang thiết bị tương đối hiện đại cùng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ cơ bản được tập huấn tốt. Lực lượng này đang phát huy tác dụng tích cực trong phát hiện các vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao. Điển hình như vụ với thủ đoạn như kinh doanh đa cấp, lôi kéo người dân trở thành thành viên, đóng tiền mua gian hàng điện tử... Trong khoảng thời gian một năm, công ty này đã có hơn 50 chi nhánh tại 32 tỉnh, thành phố và trên 120.000 gian hàng ảo trên mạng với tổng số tiền nộp vào hệ thống lên tới hơn 700 tỷ đồng. Đến ngày 10/8, Cơ quan CSĐT Công an 8 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Kạn, Hưng Yên, Đắk Lắk, Hà Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 15 bị can của công ty và các chi nhánh để điều tra... Và gần đây nhất, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự phát hiện, triệt phá đường dây tổ chức với các sòng bạc ở Campuchia như đã nêu ở trên. - Còn trên lĩnh vực kinh tế, thưa ông? - Thiệt hại do tội phạm kinh tế gây ra là rất lớn. Chỉ tính riêng vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trong lĩnh vực Ngân hàng đã gây thiệt hại đến 4.600 tỷ đồng, ngoài ra còn nhiều vụ án lừa đảo khác gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng… Đây là những con số rất đau xót trong điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, đặc biệt số doanh nghiệp phải giải thể, dừng hoạt động ngày càng gia tăng…. Thực hiện đợt cao điểm, lực lượng Cảnh sát kinh tế cũng đã ra quân với nhiều kế hoạch, phương án được triển khai. Kết quả đã điều tra, khám phá 1.140 vụ án kinh tế, tham nhũng, thu hồi cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Điển hình như vụ Cục Cảnh sát kinh tế khởi tố bị can đối với 3 người nguyên là giám đốc của 3 Công ty TNHH ở Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 750 tỷ đồng và 530.000 USD của 15 tổ chức tín dụng; khởi tố vụ án lừa đảo, chiếm đoạt gần 550 tỷ đồng xảy ra tại Tổng công ty Petec thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong việc mua bán xăng dầu với một số doanh nghiệp tư nhân. Công an nhân dân
Ngân hàng ACB 'phá sản' sau vụ 'bầu' Kiên bị bắt ?
Kể từ vụ tin đồn thất thiệt “ Tổng giám đốc ACB bỏ trốn tháng 10/2003, tới nay, một lần nữa, ACB lại đối diện với một khủng hoảng sau khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20/8. Tổng hợp một số thông tin liên quan đến ngân hàng ACB: Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế. Việc tạm giam ông Kiên có phù hợp quy định của pháp luật nếu dựa vào Điều 159 Bộ luật hình sự và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành? Ngay trong tối ngày 20/8 khi có tin bầu Kiên bị bắt giữ, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã họp để thống nhất những kịch bản cụ thể để kiểm soát tình hình. Theo đó, ban lãnh đạo đề ra 5 kịch bản, gồm các mức độ bình thường, hơi đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng, đồng thời đưa ra 5 phương án để giải quyết. Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác nhận Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan tới ACB và các ngân hàng khác. Từ phía ngân hàng ACB cũng đã xác nhận nguyên phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đang là sở hữu dưới 5% cổ phần, không phải cổ đông lớn, thuộc diện không phải công bố thông tin. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã có ngay động thái lên phương án dự phòng để xử lý thanh khoản khi cần thiết. Trong hai ngày 21 và 22/8, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB. Tiếp đó, chiều 22-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngân hàng Á Châu trong ngày 22/8 đã tạm thời cử Phó tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn điều hành thay cho Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đang phải hợp tác với cơ quan điều tra sau vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên. Tuy nhiên, trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Xuân Giá đang ở nước ngoài và nói rằng "không nắm rõ tình hình ở nhà". Sự kiện Bầu Kiên bị bắt đã làm cho cổ phiếu của ngân hàng tụt dốc thê thảm. Theo ghi nhận của Vietstock: Sau 2 ngày bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán vẫn đứng trước áp lực bán dữ dội, đặc biệt tại sàn HNX với việc ACB giảm kịch sàn. Thậm chí, ngay cả các mã ngân hàng không liên quan đến ACB cũng quay đầu giảm trở lại như MBB, VCB và CTG. Sáng ngày 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Số lượng người đến rút tiền tại hội sở ACB khá đông, có người không thực hiện được giao dịch đã phải đợi đến đầu giờ mở cửa giao dịch buổi chiều. Thông tin tập hợp từ Internet.
Tổng giám đốc ACB - ông Lý Xuân Hải bị bắt
Chiều 22-8, theo một nguồn có thẩm quyền, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều khả năng "hiệu ứng bắt" để điều tra sai phạm sẽ bùng phát trong thời gian sắp tới.
Từ vụ bầu Kiên bị bắt: Một người có thể làm Chủ tịch Hội đồng quản trị 3 Công ty khác nhau?
Ông Kiên làm chủ tịch hội đồng quản trị đến cả 3 công ty thì có vi phạm điều cẩm nào của pháp luật hay không? Theo khoản 4, Điều 15 Nghị định102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2005 thì nếu điều lệ công ty không quy định khác thì chủ tịch hội đồng quản trị của công ty này có thể đồng thời làm chủ tịch hội đồng quản trị của công ty khác. Pháp luật hoàn toàn không cấm. Như thế, nếu điều lệ của công ty không cấm ông Kiên làm chủ tịch hội đồng quản trị ở công ty khác thì ông ấy có quyền làm. Quy định trên của pháp luật đã hợp lý?
Việc tạm giam bầu Kiên có phù hợp quy định của pháp luật theo Điều 159 Bộ luật hình sự?
Vụ bầu kiên bị bắt, ông ấy phạm tội theo Điều 159, mức cao nhất là 2 năm tù, vì sao ông ấy bị tạm giam? Có phải ông ấy có liên quan đến những vấn đề khác, sợ bỏ trốn, sợ cản trở điều tra? .... Việc tạm giam ông Kiên có phù hợp quy định của pháp luật nếu dựa vào Điều 159 Bộ luật hình sự và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành? Mong cả nhà thảo luận và trao đổi. "Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì biện pháp ngăn chặn tạm giam cũng có thể được sử dụng trong trường hợp có căn cứ cho rằng bị can có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội."
Biệt thự hoành tráng của bầu Kiên bên hồ Tây
Biệt thự hoành tráng của bầu Kiên bên hồ Tây Diện tích 500m2, ngôi biệt thự của bầu Kiên có 3 mặt tiền, hồ bơi, xây dựng cầu kỳ và có 3-4 bảo vệ luôn túc trực. Biệt thự nằm trên khu đất đắt giá ven hồ Tây, nhìn từ trên cao giống như lâu đài. Biệt thự của bầu Kiên nằm trên phố Xuân Diệu, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tối 20/8, cơ quan điều tra đã khám xét biệt thự, thu giữ CPU và một số tài liệu phục vụ quá trình điều tra. Ngôi biệt thự diện tích khoảng 500m2, có 3 mặt tiền, tường rào cao 3 mét. Biệt thự luôn có 3-4 bảo vệ túc trực. Chiều 21/8, cổng chính đã khóa, khách đến nhà phải đi vòng ra cửa sau. Theo người dân xung quanh, ngôi biệt thự được xây cách đây vài năm. Vợ chồng ông Kiên ít khi quan hệ với hàng xóm. Đường đi lát đá. Từng góc nhỏ của khuôn viên đều có cây xanh. Bể bơi khoảng 100 m2 khiến biệt thự như một khách sạn cao cấp. Biệt thự uy nghi bề thế...thông tin về bầu Kiên lại tiếp tục được cập nhật
Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt?
Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế. Tin Bầu Kiên bị bắt là có thật, theo xác nhân của Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công An. Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tối 20-8 để phục vụ công tác điều tra sai phạm trong kinh doanh. Hình ảnh bầu Kiên: